Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.03 KB, 2 trang )
Thương hiệu từ đâu mà có
Tôi được tham dự rất nhiều cuộc tranh luận về việc đi tìm nghĩa của từ thương hiệu nhưng chỉ dừng lại ở đó thì quả là sai lầm lớn,
biết ý nghĩa của nó là vậy mà không biết tìm cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu thì cũng chỉ là “Đầu voi, đuôi chuột”.
Trong bài viết này, tôi xin trình bày một số quy luật bất biến trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu xem như một món quà để
tặng Tạp chí Nhà quản lý tròn một năm tuổi cùng các bạn yêu Tạp chí.
Một số quy luật bất biến trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu.
Nguyên tắc 1: Quy luật cho những người thích đủ thứ
“Sức mạnh của thương hiệu tỷ lệ nghịch với sự bành trướng của nó”.
Trước khi quyết định mở rộng một thương hiệu, bạn hãy nhớ là thương hiệu của bạn sẽ bị yếu đi do bạn có xu hướng “bách hóa
tổng hợp”. Thời gian không lâu sau đó, thương hiệu của bạn sẽ bị ‘tứ mã phanh thây”. Bạn phải nhớ rằng bạn là người đang trên con
đường để xây dựng thương hiệu. Vì thế mà bạn làm theo cách của người giàu có (các đại gia) là rất sai lầm. Bạn hãy làm theo cách
của người giàu có trước khi họ giàu có.
Nguyên tắc 2: Quy luật của sự tập trung sắc lại
“Sức mạnh của thương hiệu tỷ lệ thuận với sự tập trung sắc lại của nó”. Bạn đã có mục tiêu theo đuổi một thương hiệu, nó khác biệt
với tất cả các thương hiệu khác thì đừng quên tập trung mọi nguồn lực vào để làm kỳ được điều mà bạn mong đợi.
Ví dụ: Suzuki là sành điệu.
Nguyên tắc 3: Quy luật của quan hệ công chúng
Một thương hiệu sinh ra từ việc loan tin chứ không sinh ra do quảng cáo, nó là sự phù họp với thời đại, với nhu cầu của người tiêu
dùng về một sự khẳng định riêng có của sản phẩm thì thương hiệu sẽ đâm hoa kết trái.
Nguyên tắc 4: Quy luật của quảng cáo
Mặc dù quan hệ công chúng quan trọng để khai sinh ra thương hiệu nhưng việc bảo vệ và nuôi nấng nó thì chủ yếu là do quảng cáo,
đầu tư cho quảng cáo để gợi mở nhu cầu, kích thích tiêu dùng và bảo vệ thị phần. Nếu bạn khẳng định không có ngân sách cho
quảng cáo thì sớm muộn thương hiệu của bạn cũng bị xói mòn, thị phần của bạn bị “gặm nhấm” một cách tệ hại.
Ví dụ: Bột giặt Tide và bột giặt Omo liên tục quảng cáo mỗi lần 30 giây vèo một cái đã “đi tong" hơn 20 triệu mà ta đâu có mua thêm
gói nào. Vậy quảng cáo đã góp phần lớn vào việc bảo vệ thị phần và nhắc nhở, mọi người hãy nhớ tới mình.
Nguyên tắc 5: Quy luật của sự bảo chứng
Một sản phẩm phải thể hiện được cái đặc trưng riêng có của nó song tâm trí người tiêu dùng và điều đó để khẳng định cái tôi của sản
phẩm với người tiêu dùng, chỉ có điều đó mới đảm bảo rằng, thương hiệu của bạn là duy nhất.
Nguyên tắc 6: Quy luật của chất lượng
Chất lượng là vô cùng quan trọng nhưng không phải là tất cả vì cho có chất lượng không thôi thì chưa đủ thực tế cho thấy, chất
lượng phải do người tiêu dùng đánh giá, nó còn là sự phù họp về giá cả, mấu mã, dịch vụ sau bán và tổng hợp các yếu tố khác đối