Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quản lý doanh nghiệp dưới góc nhìn Phật giáo: Thành công nếu ''''đủ duyên'''' doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.24 KB, 4 trang )

Quản lý doanh nghiệp dưới góc nhìn Phật giáo: Thành
công nếu 'đủ duyên'
Một người làm vườn có thể loại bỏ những hạt giống xấu và gieo trồng những hạt
mầm tốt trên mảnh vườn của mình. Tương tự, trong nghiệp kinh doanh, bất kể ai
trong chúng ta, từ nhân viên đến nhà quản lý đều có thể gieo vào tâm thức những
hạt giống tốt để có thể thu lượm thành công và sự mãn nguyện trong sự nghiệp.
Đó là một trong những điểm cốt lõi của luật nhân quả, nguyên lý căn bản của đạo
phật. Đó không phải là sự sáng tạo của đức phật, mà là nguyên lý tự nhiên của vũ
trụ. Tuy nhiên, áp dụng điều này vào cuộc sống, nhất là trong công việc kinh
doanh không phải là điều dễ dàng, mà đòi hỏi mọi người phải thấu hiểu cách thức
vận hành của nhân quả.
Tại buổi chia sẻ sách “Quản lý nghiệp” do Câu lạc bộ Millionaire House tổ chức
hôm 02/6, vị khách mời của chương trình, ông Vương Vũ Thắng – Phó Tổng
Giám đốc Tập đoàn Vietnam Communications Corporation, doanh nhân đã ứng
dụng thành công triết lý đạo phật vào kinh doanh đã có những kiến giải rõ hơn về
vấn đề này.
Làm điều đúng đắn giúp thị trường lành mạnh
Trong cuốn “Quản lý nghiệp” của Geshe Micheal Roach, tác giả viết: thay vì tìm
mọi cách làm cho mình thành công, hãy làm cho đối tác của mình thành công.
Dường như điều này là quá khó với đa số chủ doanh nghiệp. Ông Thắng cho rằng:
“Thực ra điều đó cũng đúng nhưng quá lý thuyết. Việc ngồi nghĩ làm thế nào để
đối thủ thành công là điều quá khó”. Là người kinh doanh rất thực tiễn, ông Thắng
muốn bất cứ vấn đề gì cũng cần phải được giải thích rõ ràng và có những bước đi
cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh của doanh nghiệp nhất.
Theo quan điểm của ông Thắng, mỗi người chỉ cần làm điều đúng cho thị trường
lành mạnh. “Mình không cần phải ngồi cầu nguyện để đối thủ thành công nhưng
hãy luôn nghĩ phải làm điều gì đó để thị trường lành mạnh hơn. Thị trường là nơi
mọi người vốn quen làm một số điều không lành mạnh rồi, mình sẽ không bỏ thêm
điều gì xấu vào đó nữa. Mình cho rằng, đó cũng là điều giúp đối thủ, giúp toàn thị
trường rồi”. Ông Thắng cho biết, trong vòng 6 năm qua ông không lên báo chí nói
gì về doanh nghiệp của mình. Vì đơn giản, nhiều đối thủ đều nói quá về mình, ông


không muốn bỏ thêm một hạt giống như vậy vào thị trường.
Doanh nghiệp sẽ thành công nếu 'đủ duyên'
Từ xưa đến nay, mọi người đều nghĩ thành công là do nỗ lực bản thân, nhưng ông
Thắng không nghĩ như vậy. Ông Thắng từng phá sản 3 lần khác nhau, trung bình
khoảng 2 năm phá sản một lần. Trong những năm đầu khởi nghiệp, ông đã gặt hái
được những thành công tương đối lớn, nhưng rồi ông lại lâm vào cảnh thất bại, nợ
lần; đánh mất nhiều mối quan hệ bạn bè, họ hàng; mất hết uy tín,… Trải qua tất cả
các loại cảm xúc buồn vui, cay đắng đó, ông nghĩ rằng chắc hẳn bên trong mình
phải có một vấn đề gì đấy. Ông bắt đầu hiểu ra một mối liên hệ vật lý giữa tất cả
những điều mình nghĩ, mình làm với sự vật, hiện tượng xung quanh. Rồi ông đi
đến khẳng định: “Thành công hay không chỉ đơn giản là đủ duyên”.
Duyên là tất cả những gì chúng ta đã gieo trong quá khứ và hiện tại. Duyên (tiếng
Anh: condition) nghĩa là “điều kiện”. Thành công của doanh nghiệp không do
mình lãnh đạo quyết định. Nhà lãnh đạo chỉ là một trong hàng ngàn người, thậm
chí hàng triệu người góp phần làm nên sự thành công của công ty. Khi các điều
kiện bên ngoài cộng với tất cả những nhân chúng ta gieo hội tụ đủ, doanh nghiệp
sẽ thành công, còn nếu không đủ dù nỗ lực đến mấy cũng không thành công.
Đôi khi, doanh nghiệp đang làm ăn bình thường bỗng nhiên một khách hàng lớn
phá hợp đồng. Điều đó có nghĩa một đống tiền “đội nón ra đi”, công ty từ làm ăn
có lãi thành thua lỗ. Bởi vậy, đơn thân nhà lãnh đạo không thể kiểm soát được thế
giới. Cho nên, hãy từ bỏ suy nghĩ “Tôi sẽ làm được mọi thứ”.
“Khi hiểu thành công là đủ duyên, mỗi người sẽ quan tâm tạo ra những duyên phù
hợp. Mình sẽ quan tâm đến tất cả những duyên xung quanh mình và tất cả những
nhân mình giã gieo. Bởi mình hiểu rằng mọi việc đều vận hành theo luật nhân quả.
Thành công cũng là do nhân quả. Không hẳn thành công là do cố gắng mặc dù sự
cố gắng của mình cũng là một duyên trong hàng nghìn duyên ấy”, ông Thắng chia
sẻ.
“Nếu suy nghĩ bản thân là nguyên nhân đưa đến thành công của công ty và chỉ
quan tâm đến những thứ của cá nhân mình, nhà lãnh đạo sẽ để mất nhiều nhân
quan trọng. Nhiều khi, một nhân viên kế toán buồn bã hay một khách hàng nổi

giận cũng ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp mình”, ông Thắng lưu ý.
Do vậy, mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực hết sức, phải gieo những nhân lành, chuẩn
bị tất cả các duyên tốt nhưng để thành công phải đủ duyên.
'Quản lý nghiệp' thế nào cho đúng?
Khi có công ty, chủ doanh nghiệp có thể chia sẻ nghiệp cho tất cả những người
trong công ty mình. Tùy mối quan hệ nhân quả giữa mình và những người xung
quanh mà chia sẻ nhiều hay ít. Làm điều tốt cho những người xung quanh cũng là
điều có lợi cho mình vì mình được “cộng nghiệp”. Những người càng thân với
mình thì sự cộng nghiệp càng mạnh mẽ.
Cho nên, ông Thắng khẳng định, điều đầu tiên, nhà lãnh đạo không phải đi giúp
đối thủ của mình mà hãy giúp những người xung quanh mình trước. “Đừng nghĩ
điều gì hoành tráng vội, mà hãy kiểm tra các mối quan hệ xung quanh mình, xem
mình có thể giúp được gì không. Trong doanh nghiệp, những người thân cận nhất:
giám đốc, cổ đông, đối tác, những người có mối quan hệ chặt chẽ với mình sẽ chia
sẻ nghiệp cùng mình. Lãnh đạo phải đặt ra câu hỏi: “Nếu tôi khổ thì bao nhiêu
người khổ theo” hoặc những người xung quanh khổ thì người nào làm tôi khổ
nhất. Đấy là những người chia sẻ nghiệp với mình nhiều nhất”, ông Thắng lý giải.

×