Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
LỜI NÓI ĐẦU
Sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa diễn ra ở nước ta
đã gần hai thập kỷ, từ khi chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường bộ
mặt đất nước ta có những biến đổi cơ chế thị trường bộ mặt đất nước ta có
những biến đổi sâu sắc.
Bên cạnh những thành tựu to lớn của đường lối đổi mới về kinh tế mà
chủ yếu về mặt tích cực của cơ chế thị trường tác động, thì xã hội cũng chịu
sự tác động của những mặt trái của nó mà rõ nhất là sự phân hóa giàu nghèo.
Trước những biến động của xã hội thì người nghèo là nhóm xã hội chịu
ảnh hưởng lớn. Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp nhằm xóa
đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho toàn dân, đưa nền kinh tế của đất
nước ngày một đi lên, đem lại sự cân bằng và tiến bộ xã hội. Đã có một số
công trình nghiên cứu về người nghèo, hộ nghèo của một số bộ và các cơ
quan trức năng chủ yếu là khảo sát về thực trạng phân hóa qua tác động của
cơ chế thị trường và sác định chính sách hỗ trợ. Còn vấn đề trên thực tế các
chính sách xã hội tác động như thế nào, thậm chí sự tác động đã "thấm" đến
người nghèo hay chưa…thì mới được đề cập ở tầm lý luận khái quát mà ít có
công trình nào khảo sát cụ thể, trên một địa bàn cụ thể với những đối tượng
cụ thể, trong tình hình đó đã thôi thúc em chọn đề tài: “Sự tác động của
chính sách xã hội tới hộ nghèo ở tỉnh Lai Châu”. §Ó tiến hành nghiên cứu
về người nghèo, các hộ gia đình nghèo tại địa bàn miền núi của tỉnh Lai
Châu. đề tài chỉ ra một cách cụ thÓ chân dung của nhóm hộ nghèo của tỉnh
từ đó phân tích sự tác động của chính sách xã hội đối với họ như thế nào.
Kết quả đạt được trong nghiên cứu này cũng chỉ góp một cách nhìn xã
hội học về nhóm hộ nghèo trong tỉnh trong nÒn kinh tÕ thị trường với sự tác
động, hỗ trợ của chính sách xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
Chuyên đề này là bước đi ban đầu trên con đường nghiên cứu khoa học
và mặc dù đã tập dượt cho bản thân em về phương pháp luận, phương pháp
nghiên cứu và tích lũy, chau đòi thêm vốn kiến thức hiểu biết nhưng không
thể trách khỏi sự bỡ ngỡ và thiếu sót. Tất cả những cái được và chưa được
trong quá trình hoàn thành chuyên đề này sẽ là những kinh nghiệm quý báu
cho bản thân em trên những chặng đường sắp tới.
Hoàn thành chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô
giáo khoa xã hội học và công tác xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Nguyễn Thị Huyền Trang
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo là một vấn đề mang tính kinh tế xã hội sâu sắc, đồng thời cũng
là hiện tượng không thể tránh khỏi trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế
như ở nước ta hiện nay.
Chủ trương ‘phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước’.
Một bộ phận dân cư nhờ có vốn kiến thức và kinh nghiệm, năng động,
sáng tạo đã tiếp cận được thị trường đã trở nên khá giả. Một bộ phận khác
của dân cư do nhiều nguyên nhân (họ thiếu vốn, thiếu kiến thức và kinh
nghiệm, ốm đau bệnh tật, tai nạn….) đã gặp phải khó khăn trong cuộc sống
và họ trở thành người nghèo khó.
Vào thời kỳ trước đổi mới, tức là dưới cơ chế bao cấp, khoảng cách
giữa người nghèo và người giầu không lớn lắm về thu nhập và mức sống,
nhưng bứơc sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế càng phát triển thì mức
độ phân hoá giầu nghèo càng có nguy cơ tăng …. đó cũng là khuyết tật của
cơ chế thị trường mà chúng ta cần nhận rõ để chủ động có biện pháp khắc
phục hạn chế làm cho phân hoá giàu nghèo không vượt quá giới hạn dẫn tới
phân hoá giai cấp.
Xoá đói, giảm nghèo là nhiệm vụ cấp bách và cơ bản hiện nay của đảng
vànhà nước ta.
Lai châu là một tỉnh miền núi còn găp nhiều khó khăn, vì vậy sự tồn tại
hiện tuợng “nghèo” ở đây đã ảnh hưởng lớn đến chiếm lược phát triển kinh
tế – xã hội của các tỉnh miền núi và cả nước, do vậy việc giải quyết tình
trạng nghèo là hết sức cấp thiết.
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
Để phục vụ trương trình phát triển kinh tế – xã hội, xoá đói, giảm
nghèo, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho dân nghèo ở địa phương. đã có
nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều cuộc điều tra khảo sát về người
nghèo, các cuộc khảo sát đã đưa ra những giải pháp, khuyến nghị để các nhà
làm chính sách có hướng khắc phục vấn đề nghèo một cách tốt nhất.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
2.1- Ý nghĩa khoa học của đề tài.
Nghiên cứu sự tác động của chính sách xã hội tới hộ nghèo trong quá
trình đổi mới hiện nay, giúp cho chúng ta hình thành quan niệm đúng đắn và
khoa học về vấn đề nghèo đói, có giải pháp khắc phục những vấn đề nghèo
đói, đưa ra những biện pháp hữu hiệu hơn mà đảng và nhà nước ta đã thể
hiện trong văn kiện đại hội của đảng về việc vận dụng một cách khoa học
vào nghiên cứu đời sống hiện đòi hỏi.
Thông qua nghiên cứu đề tài, phần nào em làm sáng tỏ hệ thống các
khái niệm, lý thuyết, phạm trù, phương pháp nghiên cứu xã hội học: đặc biệt
là phạm trù chính sách xã hội và việc vận dụng một cách khoa học vào
nghiên cứu đời sống thực tiễn.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Đề tài phác thảo bức tranh về sự phát triển kinh tế- xã hội của các hộ
nghèo trong quá trình đổi mới, mà thông qua đó còn giúp các nhà hoạch định
chính sách nói chung và cơ quan địa phương nói riêng, có một cách nhìn
tổng thể về các biện pháp xoá đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cao cho hộ
dân.
3. Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu.
3.1- Mục đích nghiên cứu
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
Chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo và làm việc và vận hành
theo cợ chế liên ngành. Phân công trách nhiệm các Bộ, nghành có liên quan
như sau:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì quản lí
Chương trình, thường trực giúp Chính phủ tổ chức , quản lí, điều hành phối
hợp hoạt động với các Bộ, ngành, địa phương và tổng hợp tình hình thực
hiện chương trình: nghiên cứu xây dựng chính sách an ninh xã hội, trợ giúp
đối tượng nghèo về nhà ở, chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiêp và Phát
triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh , thành phố
trực thuôc Trung ương quản lí, tổ chức thực hiện các dự án.
Chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo giai doạn 2001-2005 là một
chương trình tổng hợp có tính chất liên nghành trong chiếm lược phát triển
kinh tế -xã hội của đất nước, nhằm tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp để
hỗ trợ người nghèo hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập,
tiếo cận các dịch vụ xã hội, xoá đói giảm nghèo : giảm tỷ lệ thấp nghiệp ở
khu thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gain lao động ở nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc làm
cho người có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân.
- Mục tiêu cụ thể
Tỷ lệ hộ nghèo ( theo tiêu chí mới) xuống dưới 10%, bình quâ mỗi năm
giảm 1,5-2%( khoảng 28 vạn dến 30 vạn hộ / năm) không để nạn đói kinh
niên.
Các xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu( thủy lợi nhỏ, truờng học,
trạm y tế, đường dân sinh, điện, nước sinh hoạt. chợ).
- Lĩnh vực xoá đói giảm nghèo.
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
Bao gồm các chính sách và dự án sau:
3.1.1. Các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, bao gồm:
hỗ trợ về y tế, về giáo dục, chínhc sách an ninh xã hội, miễn thuế sử dụng
đất nông nghiệp trợ giúp đối tượng nghèo về nhà ở, công cụ lao động và đất
sản xuất.
3.1.2. các dự án hỗ trợ trực tiếp xoá đói giảm nghèo gồm:
- Nhóm các dự án xoá đói giảm nghèo chung.
Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, kinh
doanh
Dự án hướng dãn người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyếnlâm,
khuyến ngư.Dự án xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo ở các vùng đặc
thù( bãi ngang ven biển, vùng cao biên giới , hải đảo, vùng ATK, vùng sâu,
đồng bằng sông Cửu Long).
- Nhóm các dự án xoá đói giảm nghèo cho các xã nghèo (có 25% hộ
nghèo trở lên và chưa đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu) không thuộc Chương trình
135
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở xã nghèo " thủy lới nhỏ,
trường học, trạm y tế, đường dân sinh, điện, nước sinh hoạt, chợ"
Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển nghành nghề các xã nghèo
Dự án đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo và
cán bộ các xã nghèo
Dự án ổn định dân di cư và xây dựng kinh tế mới ở các xã nghèo
Dự án định canh định cư ở các xã nghèo.
Dự kiến nguồn vốn huy động của Chương trình khoảng 22.580 tỷ đồng
bao gồm các nguồn sau.
- Lĩnh vực xoá đói giảm nghèo
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
Dự kiến huy động khoảng 16.245 tỷ đồng( chưa tính nguồn vốn hợp tác
quốc tế về xoá đói giảm nghèo), bao gồm các nguồn vốn sau:
Ngân sách Trung uơng.
Ngân sách địa phương.
Huy động cộng đồng.
Vốn tín dụng (khoảng 10.000 tỷ đồng).
Vốn lồng ghép.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự tác động của chính sách xã hội đối với hộ nghèo ở Tỉnh
Lai Châu.
3.3 khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu người nghèo ở Tỉnh Lai Châu.
3.4 Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1 phương pháp luận.
Khi nghiên cứu về hộ nghèo ta phải đặt nhóm xã hội này trong tổng thể
xã hội cụ thể tách họ ra khỏi xã hội, tiến hành nghiên cứu về hộ nghèo cũng
như các tầng lớp xã hội khác trong xã hội thì việc vận dụng những lý thuyết
về sự phân tầng xã hội là cần thiết.
Chỉ trên cơ sở đó mới có khái niệm cụ thể, đúng đắn về hộ nghèo và
tiến hành khảo sát nghiên cứu về họ
Trong thời kỳ xã hội nèo đều có sự phân tầng. Như vậy phân tầng xã
hội là hiện tượng xã hội.Trông xã hội tư sản , phân tầng xã hội dẫn đến hiện
tượng phân hoá giai cấp. Còn trong chủ nghĩa xã hội nhất là ở nước ta hiện
nay phân tầng xã hội có dẫn đến phân hoá giai cấp không thì còn nhiều ý
kiến khác nhau. Chính vì thế nó được sự quan tâm nghiên cứu không chỉ
giới khoa học xã hội mà còn là của các nhà quản lý và hoạt động xã hội.
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
Trong nền kinh tế thị trường sự phân tầng xã hội thể hiện rõ tính hai
mặt của nó. Một mặt đó là sự phân hoá xã hội, phân hoá giàu nghèo, bất bình
đẳng xã hội. Mặt khác nó cũng là sự phân công lao động xã hội hợp lý và
tính năng động của xã hội được phát huy . Ở nước ta phân tầng xã hội được
phản ánh kết quả phát triển của một nền kinh tế đa sở hữu, nhiều thành phần,
một nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị truờng có sự quản lý của Nhà
nước.
Để nghiên cứu thực trạng về người nghèo và ranh giới giữa các tầng
lớp trong xã hội là một vấn đề khó và phức tạp. Những yếu tố nào có thể
được dùng làm cơ sở để phân biệt thực trạng và đánh giá mức độ khác nhau
giữa các tầng ; thế nào là vật chất tinh thần uy tín chất lượng hay quyền
lực… đó là những gì sẽ giúp chúng ta tìm những tiêu chí đo lường khi
nghiên cứu về người nghèo.
4.2 Phương pháp nghiên cứu.
Trước hết là khảo sát thực tế tại địa bàn Tỉnh Lai Châu, khảo sát được
tiến hành vào tháng 4 năm 2006 tại địa bàn Tỉnh Lai Châu, nhằm thu nhập
những thông tin chung nhất thông qua sự giới thiệu của các cán bộ của Tỉnh
và các xã và cán bộ uỷ ban nhân dân các xã , tiến hành phỏng vấn 10 hộ gia
đình , đó là những hộ gia đình nghèo . ngoài ra còn sử dụng phương pháp
quan sát để thu thập thông tin bổ sung qua các cuộc khảo sát và nghiên cứu
về người nghèo trên cơ sở tổng hợp và phân tích các thông tin thu được để
xác định được tác động của chính sách xã hội tới hộ nghèo.
5. Giải thích và nghiên cứu .
5.1 Giải thuyết nghiên cứu
Do điều kiện địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế của Tỉnh còn gặp nhiều
khó khăn nên tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn toàn Tỉnh chiếm tỷ lệ cao.
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
Số hộ nghèo đói ở Tỉnh chủ yếu là gia đình thuần nông không có
nghành nghề nào khác, trình độ dân chí thấp, chậm chuyền đổi cơ chế cây
trồng và việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất còn rất hạn chế.
Vấn đề đặt ra trước mẳt là phải đi sâu tìm hiểu quan niệm về nghèo mà
chủ thể của nó là con người găn liền với một cộng đồng dân cư xác định.
Tuy nhiên ngoài sự nỗ lực của người dân. Nhà nước có sự đầu tư và
quan tâm hơn nữa tới hộ nghèo thì họ có thể khắc phục và vượt khỏi tình
trạng nghèo của mình.
5.2 Khung lý thuyết.
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang
Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh
Lai Châu
Tình hình thực hiện chính
sách xoá đói giảm nghèo dối
với hộ nghèo ở tỉnh Lai châu
Chương trình
135
Dự án định
canh, định
cư
Khuyến nghị
Chính sách
hỗ trợ các
gia đình đặc
biệt khó
khăn
Chính sách
cứu trợ, hỗ
trợ các mặt
hàng thiết
yếu
Sự tác động của
chính sách xã
hội đi đôi với
công tác xã hội
của tỉnh Lai
Châu
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
1. Chương trình định canh, định cư và sử dụng chính
sách
2. Tín dụng cho người nghèo
3. Chính sách thực hiện công tác dân số
4. Chăm sóc sức khoẻ
5. Hoạt động công tác xã hội
6. Phân tầng xã hội (người giàu, người nghèo)
PHẦN 2: NỘI DUNG
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
CHƯƠNG 1 :
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Xoá đói giảm nghèo là một trong những trọng điểm phát triển kinh tế
xã hội, là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài là một trong những chính sách xã hội
cơ bản là hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách xã hôi ở nước ta.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai
đoạn 2001-2005 là triển khai thực hiện chiếm lược xoá đói giảm nghèo
chiếm lược đó thưc hiện từ năm 2001-2010 góp phần thực hiện thắng lợi
chiếm lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước .
Đối tác toàn cầu và phát triển ở nứơc ta thực sự có những công trình, đề
tài nghiên cứu mang tính khả thi đã đóng góp những phương án cũng như
dự báo su hướng vận động và phát triển, về su hướng nay chẳng hạn như
công trình nâng cao về hoạt động và điều hành của ban chỉ đạo văn phòng
chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm 2002 của
Vụ trưởng Trần Hữu Trung.
Chương trình tập chung đầu tư vào một số vấn đề như sau: Cơ sở hạ
tầng các xã nghèo tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hỗ trợ người nghèo về y tế giáo
dục, hỗ trợ sản xuất phát triển nghành nghề …Đã thực sự thu hút kết quả khả
quan góp phân vào xoá đói giảm nghèo ở Đông Nam á nói chung và Việt
Nam nói riêng.
2. Các lý thuyết liên quan.
Vận đụng theo quan điểm của Karl Marx: " con người là tổng quan của
các mối quan hệ xã hội ", mối quan hệ giữa người với người thông qua cộng
đồng được hình thành trong quá trình phát triển và phân hoá xã hội sự bất
bình đẳng xã hội, phân chia giai cấp theo Karl Marx là kết quả của sự phát
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
triển nền kinh tế dựa trên quan hệ về sở hữu về tư liệu sản xuất. Karl Marx
cho rằng " Những người có các phương tiện kinh tế có cả quyền lực và ưu
thế "Karl Marx nhìn nhận giai cấp như các cấu trúc chứa đựng những sự
phân phối khác biệt với các lợi ích thường là tách rời nhau . Qua những quan
điểm của các Marl Marx về quan hệ sản xuất, các hình thức kinh tế - xã
hội ,người ta tìm thấy các ý tưởng về các tầng lớp xã hội.
Nhà xã hội người Đức Max weber(1864-1920) Khi nghiên cứu cơ cấu
xã hội mà vấn đề giai cấp đã đưa ra những nguyên tắc về sự tiếp cận ba
chiều đối với vấn đề phân tầng xã hội Ông cung coi phân tầng xã hội bao
hàm cả vịêc phân chia xã hội thành các giai cấp. Theo Ông, sự phân chia giai
cấp dựa tren ba yếu tố là ? địa vị kinh tế hay là tài sản , địa vị chính trin hay
là quyền lực , địa vị xã hội hay là uy tín. Ba yếu tố này có thể độc lập song
song có quan hệ mật thiết với nhau. Đối với Max weber tầm quan trọng của
nhân tố kinh tế nằm trong mối quan hệ với tư liệu sản xuất . Marx weber
nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các lơị ích đấu tranh giành quyền lực
trong xã hội :"Nói chung chúng ta hiểu quyền lực là cơ may của một con
người hay là một số người thục hiện ý chí của họ trong một hành động
chung thậm chí chống lại sự phản kháng của những người khác không tham
gia vào hành động. Quyền lực do kinh tế quýêt định cố nhiên không đồng
nhất với quyền lực như nó tồn tại. Trái lại sự xuất hiện của quyền lực kinh
tế, có thể là hậu quả của quyền lực như nó tồn tại. Trái lại sự xuất hiện của
quyền lực kinh tế, có thể là hậu quả của quyền lực tồn tại trên cơ sở khác.
con người đấu tranh vì quyền lực không phải chỉ làm giàu cho bản thân về
mặt kinh tế. Quyền lục bao gồm cả quyền lực kinh tế có thể đánh gía là " vì
lợi ích mà thôi" điều rất thường xảy ra đó là sự đấu tranh vì quyền lực cũng
còn được quy định bởi "danh dự" Xã hội mà nó kéo theo nữa Ông chứng
minh rằng sự phân tẫng xã hội là do sự quy định của yếu tố như, tài sản,uy
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
tín, tính hợp pháp, tôn giáo, cơ may….Những yếu tố nãy tồn tại độc lập với
nhau. việc tìm hiểu lý thuyết về phân tầng xã hội là rất cần thiết đối với quá
trình nghiên cứu về vấn đề người nghèo trong xã hội, để chỉ ra thực trạng
cũng như tính năng động xã hội của nhóm người nghèo và tác động của
chính sách xã đối với họ.
3. Các khái niệm công cụ.
3.1 Khái niệm về người nghèo và hộ nghèo
Tại hội nghị bàn về nghèo đói trong khu vực Châu á Thái Bình Dương
do ESCAP tổ chức ở Bang Kok (Thái Lan) tháng 9 năm 1993 đưa ra khái
niệm :" Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không đựơc hưởng và
thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã đựơc thừa nhận tuỳ theo
trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa
phương".
Định nghĩa có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá đã đưa ra
nét chính yếu , phổ quát về nghèo đói. Các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá
còn để ngỏ về mặt lượng bởi nó cần phải tính đến những khác biệt về trình
độ phát triển chênh lệch giữa các vùng, các điều kiện lịch sử cụ thể ở mỗi
quốc gia.
Liên Hợp Quốc đưa ra hai khái niệm về tình trạng nghèo đói:
- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng
thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Những nhu cầu tối
thiểu là những đảm bảo ở mức độ tối thiểu, những nhu cầu thiết yếu về ăn,
măc, ở và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày bao gồm văn hóa, y tế, giáo dục, đi
lại, giao tiếp.
- Nghèo tương đối: Là tình trạng một số bộ phận dân cư nghèo có mức
sống dưới mức trung bình trong một cộng đồng tại một địa phương đang xét.
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
Chỉ tiêu chính để đánh giá Nước giàu,Nước nghèo của các quốc gia vẫn
căn cứ vào chỉ tiêu chính là thu nhập quốc dân bình quân dầu người kết hợp
với chỉ tiêu chính là thu nhập quốc dân bình quân dầu người kết hợp với chỉ
tiêu số PQLT( chỉ số chất lượng vật chất của cuộc sống) hoặc chỉ số HDI
( chỉ số phát triển con người).Đối với nhóm người nghèo ở nước ta được
đánh giá theo chỉ tiêu sau:
• Chỉ tiêu chính: thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng.
• Chỉ tiêu phụ:Dinh dương, bữa ăn, nhà ở, mặc và các điều kiện học
tập, chữa bệnh, đi lại….
Thu nhập chỉ tiêu cơ bản để phản ánh mức sống biểu hiện bằng tiền.
tuy nhiên trong điều không ổn định như nước ta thì cần thiết sử dụng hình
thức hiện vật quy ước để loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố giá cả và tư đó có thể
so sánh mức thu nhập của người nghèo theo thời gian và không gian.
Một hộ thu nhập cao thì nhất thiết không phải là nghèo và ngược
lại.còn mức độ chi tiêu và cơ cấu chi tiêu không thể thay thế thu nhập vì chi
tiêu còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: Sở hữu, phong tục tập quán ….
Vấn đề nhà ở phương tiện đi lại cũng là môt trong những chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá mức độ nghèo đói.
Bảng (1.1) Sau đây phân loại mức độ nghèo đói theo thu nhập bình
quân đầu người bằng hiện vật là gạo được quy đổi thành tiền Việt Nam
( tính từ năm)
Loại hộ Hiện vật (kg gạo/người/tháng Gía trị (đồng)
Đói 13kg 45000
Nghèo Dưới 15 kg 50000
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
Như vậy hộ nghèo là hộ có thu nhập dưới 1/3 mức thu nhập trung bình
của xã hội (hay các hộ có thu nhập bình quân đầu người nằm dưới giới hạn
nghèo đói gọi là hộ nghèo).
3.2 Khái niệm về chính sách xã hội.
Khái niệm chính sách xã hội, nội dung và tính chất đặc trưng của nó đã
được thảo luận ở một số cuộc hội thảo Quốc gia và quốc tế.Đương nhiên
xung quanh chủ đề này luôn luôn có những cách tiếp cận và quan điểm khác
nhau. Chính sách xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ chính trị xã
hội, các yếu tố về kinh tế, văn hóa dân số các giá trị về chuẩn mực truyền
thống…thực tiễn chính sách xã hội ở nước này hay nước khác cũng rất khác
nhau như vậy phải xem xét chúng trong những điều kiện không gian và thời
gian cụ thể.Ở nước ta hiện nay, chính sách xã hội được nhìn nhận ở 2 cấp
độ:
- Thứ nhất: Chính sách xã hội theo nghĩa hẹp là một hệ thống đảm bảo
xã hội được nhà nước quy định trong pháp luật, nhằm khắc phục những rủi
ro và biến cố đó là tuổi già, thất nghiệp,ốm đau, tai nạn…
- Thứ hai: Theo nghĩa rộng, chính sách xã hội bao quát một số các lĩnh
vực: Các hệ thống bảo hiểm xã hội, trợ giúp gia đình, nhà ở, giáo dục, tham
gia quản lý xí nghiệp, quản lý xã hội.
Chính sách xã hội được xem như sự tác động có định hướng hỗ trợ của
Nhà nước vào sự phân phối, ổn định và phát triển các điều kiện sống của
con người của các nhóm xã hội khác nhau trong các lĩnh vực thu nhập, việc
làm, sức khỏe, nhà ở và giáo dục trên cơ sở mở rộng bình đẳng và công
bằng xã hội trong một bối cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định.
Hệ thống chính sách xã hội hiện đại của các Quốc gia thường là sự kết
hợp của ba mô thức cơ bản:
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn
+ Mô thức thứ nhất, được gọi là hệ thống đảm bảo toàn dân cung cấp
một sự bảo đảm kinh tế- xã hội cho mọi người , khôngphân biệt địa vị nghề
nghiệp cũng như giới chủng tộc. Bảo hiểm xã hội được tổ chức bắt buộc và
thống nhất. Phần lớn chi tiêu xã hội được tổ chức bắt buộc và thống nhất.
Phần lớn chi tiêu xã hội được lấy từ thuế, khóa.
Thu nhập của dân chúng được tái phân phối mạnh mẽ nhằm thu hẹp
bất bình đẳng xã hội thông qua các dịch vụ xã hội cơ bản do Nhà nước đảm
trách.
+ Mô thức thứ hai, được gọi là hệ thống bảo hiểm xã hội, cốt lõi của
mô thức này là khoản đóng góp bảo hiểm phụ thuộc vào thu nhập của người
được bảo hiểm vị thế kinh tế xã hội mà người đó đạt được.
+ Mô thức thứ ba, bảo đảm có chọn lọc. Cơ sở của mô thức này là hệ
thốngbảo đảm tự nguyện. Trách nhiệm của Nhà nước được giới hạn trong
việc đảm bảo khuân khổ pháp lý do các hoạt động bảo hiểm tự nguyện đảm
bảo khuân khổ pháp lý do các hoạt động bảo hiểm tự nguyện tiến hành một
số chương trình hỗ trợ cho các nhóm dân cư đặc biệt có nhu cầu.
Mô thức này đáp ứng yêu cầu bảo đảm mức độ hoạt động tư do của
cow chế thị trường đồng thời đỏi hỏi Nhà nước phải chú trọng chính sách xã
hội cho người nghèo.
3.3- Chính sách xã hội đối với người nghèo.
Việc áp dụng các mô thức trên cũng rất khác nhau đói với tùng quốc
gia. Đối với Việt nam bên cạnh việc xây dựng chính sách xã hội theo mô
thức một thì cũng có sự phát triển của cơ chế thị trường, mọt bộ phận chính
sách xã hội được chuyển dần sang mô thức thứ ba; Như vậy ở Việt nam có
sự đan sen giữa ba mô thức. Chính sách xã hội đối với người nghèo nằm
trong mô thức thứ ba. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản
Việt nam làn thứ VI xác định: Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc
Khoa Xã Hội Học Nguyễn Thị Huyền Trang