Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

(TIỂU LUẬN) cơ sở lý luận của quan điểm (nguyên tắc) phát triển vận dụng vào việc phát triển khoa học hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.52 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TIẾNG ANH
--------------------------

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Đề tài: Cơ sở lý luận của quan điểm (nguyên
tắc) phát triển. Vận dụng vào việc phát triển
khoa học hiện nay.
NHÓM: 5
LỚP HỌC PHẦN: 2115MLNP0221
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: cô Phạm Thị Hương

1


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU……………….…………………………………..3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN.
1. Khái niệm………………………………………………………4
2. Nguồn gốc……………………………………………………...4
3. Tính chất của sự phát triển……………………………….…….5
3.1. Tính khách quan của sự phát triển……………………….…5
3.2 Tính phổ biến của sự phát triển……………………………...6
3.3. Tính kế thừa của sự phát triển………………………………7
3.4. Tính phong phú, đa dạng của sự phát triển……....…………8
4. Nguyên lý về sự phát triển……………………………………..8
5. Khuynh hướng phát triển………………………………………9
6. Ý nghĩa Phương pháp luận…………………………………….10
CHƯƠNG II. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN


KHOA HỌC HIỆN NAY.
1. Vận dụng quan điểm phát triển vào việc phát triển khoa học hiện
nay như thế nào.......................................................................................................................... 11
2. Thành tựu đạt được của khoa học hiện nay sau khi đã áp dụng quan
điểm phát triển này…………………………………………..14
3. Vai trò của quan điểm phát triển đối với khoa học hiện nay.......16
PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………16

2


LỜI NÓI ĐẦU
Nguyên tắc (quan điểm) phát triển là một trong hai nguyên
lý quan trọng của phép biện chứng duy vật của Triết học MácLênin (gồm có nguyên tắc về mối liên hệ phổ biến và nguyên
tắc phát triển). Hai nguyên lý này là hai nguyên lý cơ bản
đóng vai trò xương sống trong phép duy vật biện chứng của
Mác-Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Phép
biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống
những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ
biến phản ánh hiện thực khách quan.
Từ nguyên tắc phát triển chúng ta áp dụng vào cuộc để
phát triển bản thân, xã hội và đất nước.
Bài thảo luận của Nhóm 5 sẽ nêu lên khái niệm, nội dung và
cơ sở cở lý luận của quan điểm phát triển, từ đó vận dụng
nguyên tắc phát triển vào việc phát triển khoa học của nước
ta hiện nay.
Kết cấu, nội dung của bài tiểu luận của Nhóm 5 sẽ được
chia làm hai phần chính đó là chương I và chương II, trong
đó: Chương I: Trình bày khái niệm, tính chất, ngun tắc của
sự phát triển và ý nghĩa phương pháp luận.

Chương II: Cách thức vận dụng quan điểm phát triển
vào khoa học hiện nay và những thành tựu.

PHẦN NỘI DUNG
3


CHƯƠNG I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN.

Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển: là nguyên lý về sự
phát triển của phép biện chựng duy vật. Phát triển là trường
hợp đặc biệt của sự đặc biệt của sự vận động và trong sự phát
triển sẽ nảy sinh những tính quy định quy định mới, cao hơn
về chất, nhờ đó, làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại
và vận động của sự việc, hiện tượng cùng chức năng của nó
ngày càng hồn thiện hơn. Do vậy, để nhận thức được sự tự
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng ta cần:
Thấy được sự thống nhất giữa sự biến đổi về lượng với sự
biến đổi về chất trong quá trình phát triển, phải chỉ ra được
nguồn gốc và động lực bên trong, nghĩa là tìm ra và biết cách
giải quyết mâu thuẫn, phải xác định xu hướng phát triển của
sự vật, hiện tượng do sự phủ định biện chứng quy định; coi
phủ định là tiền đề cho sự ra đời của sự vật hiện tượng mới.
Ví dụ: C.Mác đã đứng trên quan điểm phát triển để phân tích
sự phát triển của lồi người qua các hình thái tổ chức kinh tếxã hội hoặc ơng đã đứng trên quan điểm đó để phân tích lịch
sử phát triển của các hình thái giá trị : từ hình thái trao đổi
ngẫu nhiên đến hình thái cao nhất của nó là hình thái tiền tệ

Ngun tắc phát triển u cầu, khi xem xét sự vật, hiện tượng
phải đặt nó trong trạng thái vận động, biến đổi chuyển hố để
khơng chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng trong trạng thái hiện
tại mà còn thấy được khuynh hướng phát triển của nó

4


trong tương lai, nghĩa là phải phân tích để làm rõ những
biến đổi của sự vật, hiện tượng.
Nguyên tắc phát triển yêu cầu, phải nhận thức sự phát triển
là quá trình trải qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hồn thiện hơn. Mỗi
giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm, tính chất, hình
thức khác nhau.
Ngun tắc phát triển đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát
hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện
cho cái mới đó phát triển thay thế cái cũ, phải chống lại quan
điểm bảo thủ, trì trệ …Sự thay thế cái cũ bằng cái mới diễn
ra rất phức tạp bởi cái mới phải đấu tranh chống lại cái cũ,
chiến thắng cái cũ.
II. NỘI DUNG CỦA NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN.
1. Khái niệm phát triển.

Xem xét về sự phát triển cũng có những quan điểm khác
nhau, đối lập với nhau, quan điểm siêu hình và quan điểm
biện chứng :
Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát
triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, khơng có sự

thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; đồng thời, nó cũng
xem sự phát triển là q trình tiến lên liên tục, khơng trải qua
những bước quanh co phức tạp.
Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng
khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự
vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến
trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạP, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn .
5


Q trình vận động đó diễn ra vừa dần dần,vừa nhảy vọt để
đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển
cũng là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến
sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra thay theo đường xoắn ốc
và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu
nhưng ở mức cao hơn.
Như vậy, khái niệm “phát triển” không đồng nhất với khái
niệm "vận động" (biến đổi) nói chung: Vận động là bao hàm
mọi biến đổi nói chung; cịn phát triển biểu hiện khuynh
hướng của vận động,vận động theo khuynh hướng tiến lên
làm cho sự vật ngày càng hoàn thiện hơn.
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu
thuẫn khách quan vốn có của sự vật;là q trình thống nhất
giữa sự phủ định các nhân tố tiêu cực ,kế thừa và nâng cao
nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hìnhthái của sự vậy mới
Ví dụ: Q trình phát triển của xã hội : công xã nguyên
thủy =>chiếm hữu nô lệ =>xã hội phong kiến=>tư bản chủ
nghĩa=>xã hội chủ nghĩa
*Tuy nhiên quan điểm biện chứng về sự phát triển của các

nhà duy vật Mác-xit thì mới thực sự có ý nghĩa và khoa học
2. Nguồn gốc.
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì mâu thuẫn là nguồn gốc vận
động, phát triển của sự vật hiện tượng. Mỗi mâu thuẫn bao
gồm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho
sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Kết quả
là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật
hiện tượng cũ được thay thế cho sự vật hiện tượng mới. Do
đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn)
là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
6


3.

Tính chất của sự phát triển

a. Tính khách quan của sự phát triển
Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực luôn vận động,
phát triển một cách khách quan, độc lập với ý thức của con
người. Đây là sự thật hiển nhiên, dù ý thức của con người có
nhận thức được hay khơng, có mong muốn hay khơng.Nguồn
gốc của sự phát triển nằm ngày trong chính bản thân của sự
vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập thuộc mỗi sự vật, hiện tượng.
Phát triển là q trình tự thân (tự nó, tự mình) của mọi sự
vật, hiện tượng.
*Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính
khách quan của sự phát triển đã phủ nhận quan điểm của chủ
nghĩa duy tâm và quan điểm siêu hình về sự phát triển.

*Quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc của sự phát triển
ở các lực lượng siêu nhiên, phi vật chất (thần linh, thượng
đế), hay ở ý thức con người. Tức là đều nằm ở bên ngồi sự
vật, hiện tượng.
*Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng về cơ
bản là “đứng im”, không phát triển. Hoặc phát triển chỉ là sự
thay đổi đơn thuần về mặt lượng (số lượng, kích thước…)
mà khơng có sự biến đổi về chất.
Ví dụ 1: Cây lúa khi có nước , chất dinh dưỡng, ánh sáng dù
khơng có con người nhưng nó vẫn phát triển trổ bơng và cho
hạt lúa.
Ví dụ 2: Để phát triển năng lực tiếng anh (B2) … trước hết phải
giải quyết mâu thuẫn trong quá trình nhận thức, giữa cái biết ít
( nghe, nói, đọc, viết) với yêu cầu rất cao của chứng chỉ B2 -
học, thực hành, giao tiếp  tích lũy về lượng  chất
7


…; sự phát triển về trọng lượng của một con người, giải
quyết mâu thuẫn giữa đồng hóa ( nạp năng lượng) và dị
hóa(giải phóng năng lượng)…
b. Tính phổ biến của sự phát triển
Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội
và tư duy. Từ hiện thực khách quan đến những khái niệm,
những phạm trù phản ánh hiện thực ấy. Trong hiện thực,
khơng có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy trì
một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.
Ví dụ : Trong tư duy:
kế
triển

tạo

KHƠNG
BIẾT

cịn hợp lý của cái cũ; đồng thời cũng đào thải, loại bỏ
những gì tiêu cực, lạc hậu, khơng tích hợp của cái cũ. Đến
lượt nó, cái mới này lại phát triển thành cái mới khác trên cơ
sở kế thừa như vậy.
Đó là quá trình phủ định biện chứng. Là sự thay đổi về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Quá trình này diễn ra vơ
cùng, vơ tận theo hình xốy trơn ốc.
Ví dụ : 5 hình thái phát triển xã hội lồi người, từ: Cộng sản
ngun thủy (Cơng xã ngun thủy) =>Chiếm hữu nô lệ
=>Phong kiến=>Tư bản chủ nghĩa=>Xã hội chủ nghĩa
d. Tính phong phú, đa dạng của sự phát triển
Sự phát triển có mn hình, mn vẻ, biểu hiện ra bên
ngồi theo vơ vàn loại hình khác nhau.
Sự phong phú của các dạng vật chất và phương thức tồn tại
của chúng quy định sự phong phú của phát triển. Mơi trường,
khơng gian, thời gian và những điều kiện, hồn cảnh khác
8


nhau tác động vào các sự vật, hiện tượng cũng làm cho
sự phát triển của chúng khác nhau.
Trong giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở khả năng thích
nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng
tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng cao hơn…
Sự phát triển trong xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự

nhiên, cải tạo xã hội ngày càng lớn của con người.
Đối với tư duy, sự phát triển là năng lực nhận thức ngày
càng sâu sắc, tồn diện, đúng đắn hơn.
Ví dụ : Ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể
chất lẫn trí tuệ so với trẻ em thế hệ trước.
4. Khuynh hướng phát triển :
Khuynh hướng phát triển là khuynh hướng chung của mọi
sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật hiện tượng lại có q
trình phát triển khơng giống nhau, tồn tại ở không gian khác
nhau, ở thời gian khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát
triển của mình, sự vật cịn chịu tác động của các hiện tượng
khác, của rất nhiều yếu tố khác. Sự tác động đó có thể thúc
đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đơi khi có thể làm
thay đổi chiều hướng của phát triển của sự vật, thậm chí làm
cho sự vật thụt lùi.
Chẳng hạn, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể
chất lẫn trí tuệ so với trẻ em thế hệ trước do chúng được thừa
hưởng những thành quả, những điều kiện, năng lực chinh
phục tự nhiên và cải biến xã hội cũng như bản thân con người.
Sự phát triển của con người biểu hiện ở khả năng tự hồn
thiện mình cả về thể chất và tinh thần, phù hợp với sự vận
động và phát triển của mơi trường trong đó có con người
sinh sống.
9


*Như vậy, sự phát triển trong đó sự vật mới ra đời thay thế
sự vật cũ là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên,
trong xã hội, trong bản thân con người, trong tư duy. Nếu xem
xét từng trường hợp cá biệt thì có những vận động đi lên, vận

động tuần hồn, thậm chí có vận động đi xuống. Song nếu xét
cả q trình vận động với khơng gian và thời gian thì quá
trình vận động đi lên là khuynh hướng của mọi sự vật.
-Ví dụ : Hạt thóc(cái cũ) bị phủ định bởi cây lúa(cái mới)
lại bị những hạt thóc(cái mới hơn) phủ định
5.Ý nghĩa phương pháp luận
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định
hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. nguyên lý
này giúp chúng ta nhận thức được rằng, muốn nắm được bản
chất của sự vật, hiện tượng, nắm được khuynh hướng phát
triển của chúng thì phải xét sự sự vật trong sự phát triển,
trong sự sự tự vận động ảnh trong sự biến đổi của nó.
Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong q trình vận động và
phát triển nên trong nhận thức và hoạt động của bản thân
chúng ta phải có quan điểm phát triển. Điều đó có nghĩa là khi
xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng phải đặt chúng
trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi,
chuyển hóa của chúng.
Quan điểm phát triển địi hỏi khơng chỉ nắm bắt những cái
hiện đang tồn tại ở sự vật mà còn phải thấy rõ khuynh hướng
phát triển của trong tương lai của chúng phải thấy được
những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính thụt lùi
xong điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra
khuynh hướng biến đổi chính của sự vật.
10


Nhận thức sự phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn
từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn mỗi giai đoạn phát triển có những đặc

điểm tính chất hình thức khác nhau nên cần tìm ra những
hình thức phương pháp tác động phù hợp để hoặc thúc đẩy
hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ
trì trệ định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn của chúng ta nếu chúng ta tuyệt đối hóa nhận thức nhất
là nhận thức khoa học về sự vật hay hiện tượng nào đó thì các
khoa học tự nhiên khoa học xã hội và nhân văn sẽ không thể
phát triển và thực tiễn diễn ra dậm chân tại chỗ.

CHƯƠNG II.
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO
VIỆC
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC HIỆN NAY
I. Quan điểm phát triển của các nhà triết học MácLênin trong sự phát triển của khoa học đương đại.
1. Quan điểm phát triển của các nhà triết học
Mác-Anghen.
Vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo là bản chất cách mạng
vốn có, yêu cầu nội tại của chủ nghĩa Mác:
Chủ nghĩa Mác về bản chất là một học thuyết phát triển,
là hệ thống mở với bản chất vốn có là ln được vận dụng,
bổ sung, phát triển cho phù hợp thực tiễn.
Trong bức thư gửi nhà văn người Mỹ bà Phlo-ren-xơ
Ken-li-vi-sne-vét-xcai-a, ngày 27 tháng giêng năm 1887,
Ph.Ăngghen đã nói rõ: “Lý luận của chúng tôi là lý luận của
11


sự phát triển, chứ không phải là một giáo điều mà người
ta phải học thuộc lòng và lắp lại một cách máy móc”.

V.I.Lênin sau này, vào năm 1910, đã nhắc lại lời khẳng
định Ph.Ăngghen “Học thuyết của chúng tôi - Ăngghen nói
về mình và người bạn nổi tiếng của mình - không phải là một
giáo điều mà là một kim chỉ nam cho hành động” và cho rằng
quên điều này “thì chúng ta sẽ làm cho chủ nghĩa Mác trở
thành phiến diện, quái dị, chết cứng, sẽ vứt bỏ linh hồn sống
của nó, sẽ phá hủy cơ sở lý luận cơ bản của nó - tức là phép
biện chứng”.
V.I.Lênin cũng nhấn mạnh “Chính vì chủ nghĩa Mác
khơng phải là một giáo điều chết cứng, một học thuyết nào đó
đã hồn thành hẳn, có sẵn đâu vào đấy, bất di bất dịch, mà là
một kim chỉ nam sinh động cho hành động, chính vì thế nó
khơng thể khơng phản ánh sự biến đổi mạnh mẽ của điều kiện
sinh hoạt xã hội”. Chính vì vậy, nó ln phải được vận dụng,
bổ sung, phát triển. Chính lịch sử hình thành, phát triển của
chủ nghĩa Mác cũng đã chứng minh điều đó. C. Mác và Ph.
Ăngghen khơng phải ngay từ đầu đã có lập trường cộng sản
chủ nghĩa và thế giới quan duy vật biện chứng. Đó là cả một
q trình chuyển biến, tự bổ sung, phát triển lý luận của các
ông. Chẳng hạn, khái niệm “quan hệ sản xuất” ở “Hệ tư
tưởng Đức” (cuối 1845 đầu 1846), chỉ mới được C.Mác và
Ph.Ăngghen sử dụng như là “quan hệ giao tiếp”. Đến “Sự
khốn cùng của triết học” (1847), được C.Mác sử dụng như là
“quan hệ xã hội”, đến “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” mới
là “quan hệ sản xuất”. Hay khái niệm “chuyên chính vô sản”,
ở “Sự khốn cùng của triết học” mới được C.Mác trình bày
dưới dạng mầm mống, thể hiện ở luận điểm “giai cấp công
12



nhân bằng cách tổ chức liên hiệp lại để loại bỏ giai cấp tư
sản”. Đến “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, chun chính
vơ sản được thể hiện “nhà nước là cơng cụ bạo lực để thiết
lập chính quyền”. Đến ngày 5 tháng 3 năm 1852 trong “Thư
gửi Vâyđơmayơ” C.Mác lần đầu tiên dùng thuật ngữ “chun
chính vơ sản”
2. Lênin vận dụng, bổ sung, phát triển quan điểm phát
triển trong điều kiện mới.
V.I.Lênin đã vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa
Mác trong điều kiện khoa học về thế giới vi mô phát triển như
vũ bão; sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa, nhưng bản chất ăn bám, bóc lột của nó khơng
đổi; sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước
Nga Xô viết đặt ra nhiều vấn đề mới chưa có tiền lệ trong lịch
sử. Trong bối cảnh đó, V.I.Lênin đã vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga và
đã bổ sung, phát triển nhiều luận điểm lý luận của chủ nghĩa
Mác về triết học; kinh tế chính trị và chủ nghĩa cộng sản
khoa học.
Chính sách kinh tế mới (NEP) là một trong những minh
chứng cho sự vận dụng, bổ sung, phát triển hết sức sáng tạo
chủ nghĩa Mác vào điều kiện nước Nga bởi V.I.Lênin. Trong
"Cương lĩnh của chúng ta", V.I.Lênin đã khẳng định: "Chúng
ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xi
hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó
chỉ đặt nền móng cho mơn khoa học mà những người xã hội
chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ
không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống. Chúng tôi
nghĩ rằng những người xã hội chủ nghĩa ở Nga đặc biệt
13



cần phải tự mình phát triển hơn nữa lý luận của Mác, vì lý
luận này chỉ đề ra những nguyên lý chỉ đạo chung, còn việc
áp dụng nguyên lý ấy thì xét riêng từng nơi, ở Anh khơng
giống ở Pháp, ở Pháp không giống ở Đức, ở Đức không giống
ở Nga".
=>C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin ln địi hỏi những người
cộng sản phải biết vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo
những nguyên lý cơ bản sao cho phù hợp với điều kiện, hồn
cảnh lịch sử, truyền thống văn hóa, v.v... của mỗi nước. Như
vậy, yêu cầu vận dụng, bổ sung, phát triển là bản chất đặc
trưng vốn có, là yêu cầu nội tại của chủ nghĩa Mác.
3. Thành tựu đạt được của khoa học hiện nay sau khi
đã áp dụng quan niệm phát triển này.
2.1 Khoa học tự nhiên
*Thế kỉ XX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa
học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học..

1916: Albert Einstein tìm ra thuyết tương đối.
1917: Xây dựng kính viễn vọng lớn nhất trên thế giới
trên đỉnh núi Wilson, California (Mỹ).
1927: Georges Lemaitre, nhà thiên văn Bỉ đưa thuyết Big
Bang, giả thiết về sự hình thành vũ trụ bắt đầu từ một vụ nổ
lớn.
1929: Edwin Hubble, nhà thiên văn học người Mỹ cho
rằng vũ trụ của chúng ta đang mở rộng.
14



1930: Nhà thiên văn học Clyde Tombaugh người Mỹ tìm ra
sao Diêm Vương.
1938: Geoge Callendar, kỹ sư người Anh tìm ra một hiện
tượng mới mà sau này người ta gọi là hiệu ứng nhà kính.

1945: Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và
Nagasaki của Nhật.
1946: John Mauchly và John Eckert cho ra đời máy tính điện
tử đầu tiên Eniac.
1952: Mỹ chế tạo thành công văcxin bại liệt.
1953: James Watson và Francis Crick đã tìm ra cấu trúc xoắn
kép của AND.
1957: Nga phóng vệ tinh đầu tiên Sputnik lên quỹ đạo trái đất.

1959: Nga chế tạo thành công microchip đầu tiên.
1964: Phẫu thuật thành công động mạch vành.
1967: Ca phẫu thuật được ghép tim thành công nhưng bệnh
nhân chỉ sống được 18 ngày.
1969: Neil Amstrong, công dân Mỹ là người đầu tiên đặt chân
lên mặt trăng.
15


1971: Anh phát hiện ra máy scenner tomography, tạo ra được
những hình ảnh 3 chiều về não.
1976: Máy bay siêu âm Concorde bắt đầu đưa vào sử dụng.
1981: Mỹ thử nghiệm thành công tàu vũ trụ con thoi đầu tiên.
1982: Đại học Y khoa Utah đã phẫu thuật thay tim nhân tạo
thành công do Robert Jacvik thiết kế, kéo dài thêm cuộc sống
cho bệnh nhân thêm 112 ngày.

1984: Các chuyên gia ở Đại học Leicester, Anh phát triển
công nghệ dùng AND
để nhận diện con người theo kiểu dấu vân tay.
1985: Hai nhà khoa học là Robert Gallo ở Viện ung thư quốc
gia (Mỹ) và Luc Montagnier ở Viện Paster (Pháp) đồng tìm ra
virut HIV.
1986: Tàu Challenge của Mỹ bị nổ sau 73 giây cất cánh. Sự
cố nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, Ukraina.
1990: Bắt đầu thử nghiệm dự án giải mã gene người, lập
bản đồ toàn bộ hệ thống gene trong cơ thể.
1993: Mỹ nhân bản vơ tính phơi người và ni cấy trong
ống nghiệm trong vịng vài ngày.
16


1996: Nasa tìm thấy sự sống trên sao Hoả nhờ phát hiện ra
vết tích các lồi vi khuẩn từ một hịn đá lấy từ sao Hoả về.
2000: Hồn thành cơ bản dự án gene người (Human
Genomen Project), giải mã được 97% số lượng gene trong cơ
thể con người, mở ra một triển vọng mới trong lĩnh vực công
nghệ sinh học, nền tảng cho ngành y học trong việc khám
chữa bệnh.
2.2.Những thành tựu chủ yêu về khoa học kĩ thuật :
Phát minh thứ 1 – Vơ tuyến truyền hình –

Năm 1923 Kỹ sư người Scotland, J. Berd đăng ký phát minh
ra chiếc máy có khả năng dệt hình ảnh nhận từ những tính
hiệu điện từ mà sau này chúng ta gọi là Máy vơ tuyến truyền
hình. Năm 1932 Hảng BBC của Anh bắt đầu phát các chuơng
trình truyền hình thường kỳ. Ngày nay sóng hình có thể đạt

tới mọi nơi trên trái đất qua trạm chuyển tiếp, cáp truyền hình
hoặc là vệ tinh.
Phát minh thứ 2 – Peniciline
Thần dược của thế kỷ thế 20 được tạo ra năm 1928 bởi nhà
nghiên cứu người Scotland: A.Fleming ông phát hiện ra một
loại mốc tiêu diệt các loài vi khuẩn xung quanh chúng. Mười
năm sau một nhóm bác học người Anh tìm ra phương pháp
làm sạch chế phẩm từ loại mốc này. Năm 1943, những viên
17


kháng sinh Pénicicline đầu tiên được ứng dụng rộng trải trong
y học và cứu sống không biết bao nhiêu sinh mạng.

Phát minh thứ 3 -Máy tính

Chiếc máy tính điện cơ đầu tiên được sáng tạo ra năm 1943
để dò mở mã khố của bọn phát xít Đức, những phát minh
tiếp theo làm cho hoạt động của máy tính hoạt động nhanh
hơn hàng vạn lần. Transitor (1947) microprocessor (1970) làm
tăng tốc độ tính tốn đĩa cứng năm 1956 – Modem năm
(1980 ), con chuột năm 1983, làm tăng tốc độ nạp liệu. Nhân
loại nói rằng tương lai thuộc về máy tính. Những ý tưởng
đang được thực hiện là máy tính tí hon có thể đeo như đồng
hồ tay và máy tính gắn vào tủ lạnh để nhắc nhở bà chủ là
thức ăn trong tủ đã hết, cần phải đến siêu thị ngay.
Phát minh thứ 4 – Thuốc tránh thai –
BS người Mỹ G.Pincus sáng tạo ra những viên thuốc nầy đầu
tiên vào năm 1954. Phát minh của ông đã tạo ra một cuộc
cách mạng thực sự trong xã hội. Giờ đây người phụ nữ có thể

hồn tồn kiểm sốt được việc sinh nở của mình, tạo điều
kiện cho họ chủ động trong cơng tác và nâng cao vai trị xã
hội của nữ giới.
Phát minh thứ 5 -ADN –

18


Ngày 28 tháng 2 năm 1953 nhà bác học người Anh Cric tun
bố “tơi đã tìm ra bí mật của sự sống”, quả vậy ông cùng với
nhà bác học người Mỹ J Watson vừa khám phá ra rằng, phân
tử ADN mang trong mình những thơng tin di truyền.
Việc phát hiện ra mã gen của người động vật và thực vật đã tạo
ra những thành công to lớn trong y học và Nơng học, hình
thành cả một bộ mơn khoa học mới đã trở thành mũi nhọn cho
thế kỷ sau nhất là giờ đây, bản đồ gen người đã được thiết lập
– một thành cơng vĩ đại nhất cho chính con

người. Phát minh thứ 6– LASER –

Ý tưởng về Laser được Einstein đưa ra từ năm 1917 nhưng
phải đến 40 năm sau mới được G.Guld – Đại học Columbia
Mỹ -biến thành hiện thực. Tiếp theo Guld đã lao vào cuộc
chiến 30 năm dành bản quyền phát minh của mình. Trong khi
đó, Laser đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi từ việc
hàn xì đến Y học, máy tính và vidéo.
Phát minh thứ 7– Cấy ghép bộ phận cơ thể –
Chuyện huyễn tưởng ấy trở thành hiện thực lần đầu tiên vào
năm 1967 khi bác sĩ người Nam Phi C.Barnard cấy ghép
thành công trái tim của một người mới chết cho người khác.

Sau đó Y học lần lượt thành cơng trong việc ghép tay, tuỵ,
da , buồng trứng. Giờ đây các bác sĩ đang hy vọng ghép tế bào
19


não để chửa bệnh đảng trí cho người già như đã thay thế
cho một số bộ phận của động vật cho người bệnh.
Phát minh thứ 8 – Sinh con trong ống nghiệm –
Cô bé đầu tiên được sinh ra trong ống nghiệm là Liza
Braun nay đã 25 tuổi. Thành công này của y học đã mang
lại hạnh phúc cho biết bao gia đình hiếm hoi và góp phần
khơng nhỏ trong việc giải phóng phụ nữ trong tương lai.
Phát minh thứ 9 – Bay vào vũ trụ –
Kỹ nguyên vũ trụ mở ra khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên của
Liên Xơ được phóng lên quỹ đạo. Bốn năm sau, Gagarin bay
vào vũ trụ. Tám năm sau nữ ba nhà du hành Mỹ đổ bộ lên mặt
trăng. Giờ đây các vệ tinh được sử dụng rộng rãi để chuyển
tiếp điện thoại, truyền hình, dự báo thời tiết, nghiên cứu khoa
học và trinh sát.
Phát minh thứ 10 – INTERNET .
Năm 1969, lần đầu tiên trong lịch sử lồi người, các dữ liệu
thơng tin được truyền tải giữa hai máy tính cách nhau hàng
ngàn dặm. Hai mươi năm sau thí nghiệm này của lầu năm
gốc trở thành thành tựu văn hoá của xã hội tồn thế giới.
2.4. Khoa học cơng nghệ
*Thế giới: Chương trình thám hiểm vũ trụ Apollo; Trạm vũ
trụ quốc tế ISS; Kênh đào Panama, Panama; Dự án bản đồ
gene người; Sân bay Kansai, Osaka, Nhật Bản..
20



*Việt Nam:5 thành tựu khoa học công nghệ nổi bật của Việt
Nam: Giàn khoan tự nâng 90m nước; Lò phản ứng hạt nhân
Đà Lạt tái hoạt động; Máy soi cắt lớp điện tốn trong cơng
nghiệp; Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông;
Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt các khối u tuyến tụy
4. Vai trò của quan điểm phát triển đối với khoa học hiện
nay.
Quan điểm phát triển không chỉ giúp con người nhận thức
đúng đắn về thế giới mà cịn có khả năng đánh giá những biến
động đang diễn ra, gợi mở hướng giải quyết," lối thốt" cho
vấn đề tồn cầu hóa. Quan điểm phát triển trong triết học là
tiền đề của những nghiên cứu khoa học ngày nay. Quan điểm
phát triển là một trong những yếu tố cho thấy khoa học- công
nghệ luôn thúc đẩy tăng trưởng của mọi lĩnh vực bởi quy luật
phát triển là quy luật mn thuở nó ln theo chiều hướng tiến
lên chính vì vậy nền khoa học sẽ từ thời thơ sơ đến ngày càng
hiện đại hơn. Nhờ có sự phát triển khoa học mà giờ đây chúng
ta có bóng đèn (thứ ánh sáng nhân tạo-một phương pháp hữu
hiệu khi về đêm), có tivi để nắm bắt tin tức, có máy bay để
giúp giao lưu với thế giới nhanh hơn, có điện thoại, tàu,
….Quan điểm phát triển sẽ giúp hai thác tối đa chiều sâu
trí tuệ vơ hạn của con người( vì khoa học cần phải tư duy
lơgic và sáng tạo) và phát triển khoa học xuất hiện ở mọi lĩnh
vực từ toán học, vật lý cho đến tư duy, thiên văn học, báo chí,
truyền thơng,.....
II. Phương hướng tiếp tục vận dụng quan điểm phát triển
đối với khoa học trong thời gian tới (xây dựng mục tiêu, kế
hoạch để tiếp tục vận dụng quan điểm phát triển trong
thời gian tới).

21


Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò
then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền
tảng và động lực cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phát
triển nhanh, bền vững đất nước.
1. Mục tiêu của hoạt động khoa học- công nghệ
- xây dựng nền khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại
để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý;
-sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường
-đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
-xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
-xây dựng con người mới Việt Nam ,góp phần phát triển
nhanh, bền vững kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Nhiệm vụ của hoạt động khoa học và công nghệ
Hoạt động khoa học và cơng nghệ có các nhiệm vụ sau đây:
1. Vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác
- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng lý luận về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt
Nam; xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối
chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phịng, an ninh; góp phần xây dựng nền giáo dục tiên
tiến, xây dựng con người mới Việt Nam; kế thừa và phát huy
các giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại và đóng góp vào kho tàng văn hóa, khoa
học của thế giới;
2. Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ để làm chủ các
công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, các phương pháp quản lý

tiên tiến; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường, bảo vệ sức khỏe của nhân dân; dự báo kịp thời, phòng,
chống, hạn chế và khắc phục hậu quả thiên tai;
3. Tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới
để tạo ra, ứng dụng có hiệu quả các công nghệ mới; tạo ra sản
22


phẩm mới có sức cạnh tranh cao; phát triển nền khoa học và
cơng nghệ Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp
cận với trình độ thế giới, làm cơ sở vững chắc cho việc phát
triển các ngành công nghiệp hiện đại; đẩy mạnh việc phổ
biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào
sản xuất và đời sống.
4.Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế, thúc đẩy hợp tác
nghiên cứu chung để tranh thủ nguồn lực và tri thức của các
quốc gia tiên tiến, đồng thời từng bước nâng tầm năng lực
và trình độ nghiên cứu trong nước. Thu hút, khai thác thế
mạnh của đội ngũ các nhà khoa học tài năng là người Việt
Nam ở nước ngoài.
2…
PHẦN KẾT LUẬN:
Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan
điểm phát triển. Quan điểm phát triển đòi hỏi khi nhận thức,
khi giải quyết một vấn đề nào đó con người phải đặt chúng ở
trạng thái hoạt động, nằm trong khuynh hướng chung là phát
triển. Quan điểm phát triển địi hỏi khơng chỉ nắm bắt những
cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh
hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được

những biến đổi đi lên cũng như biến đổi có tính chất thụt lùi.
Quan điểm phát triển góp phần giúp khắc phục những tư
tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn.
Việc vận dụng quan điểm phát triển vào thực tiễn phát triển
khoa học hiện nay là hoàn toàn hợp lý và đúng đắn. Lấy
nguyên tắc phát triển làm cơ sở cho mọi hoạt động sáng tạo,
phát triển trong khoa học là tiền đề để đưa khoa học ngày
càng đi lên tầm cao nhất.
23


D
STT
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50

Họ và tê
Nguyễn
Nguyễn
Nguyễn
Đinh Tr

Nguyễn
Trần Th
Hoàng T
Hồng V
Lại Thị
Nguyễn
24



×