Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

(TIỂU LUẬN) cơ sở lý THUYẾT về lạm PHÁT TÌNH HÌNH lạm PHÁT ở VIỆT NAM HIỆN NAY GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ lạm PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.83 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................................................
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT........................................................................
I.

Khái niệm và thước đo lạm phát...............................................

1.Khái niệm....................................................................................
2. Các chỉ số và thước đo.........................................................................................................
II.

Nguyên nhân và phân loại lạm phát.........................................

1. Nguyên nhân gây ra lạm phát.............................................................................................
2. Phân loại lạm phát................................................................................................................
III. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế...............................................................................
1. Tác động tích cực..................................................................................................................
2. Tác động tiêu cực..................................................................................................................
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...............................................
I. Ảnh hưởng của lạm phát năm 2020 và 2021 đến lạm phát năm 2022 ..................................
II. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ đầu năm 2022 đến nay.................................................
III. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam hiện nay..............................................................
IV. Kết luận về thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2022 ......................................................
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT......................................................................
I. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt...............................................
II. Thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm, giảm tiêu dùng, cắt giảm đầu tư công, giảm
bội chi ngân sách nhà nước...........................................................................................................
III. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiểm sốt nhập siêu (khơng q
16%)................................................................................................................................................14
IV. Tác động vào mối quan hệ giữa mức tăng tiền lương và mức tăng của năng suất lao động


xã hội...............................................................................................................................................
V. Điều tiết cân đối cung - cầu đối với từng mặt hàng thiết yếu, tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng
nhằm cân bằng lượng tiền trong lưu thơng.................................................................................. 15
VI. Phịng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về giá, đầu cơ, bn lậu.................................. 16
VII. Khuyến khích tiết kiệm năng lượng sạch............................................................................. 17
VIII.Điều chỉnh giá điện, xăng dầu, công khai, minh bạch hóa giá xăng dầu...........................17
IX. Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội....................................................................................... 18
X. Giải pháp của các ngân hàng hiện nay................................................................................. 18
PHẦN KẾT THÚC............................................................................................................................ 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 23


LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam,
lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trị của nó đối với sự nghiệp phát
triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được thực hiện ở
nhiều các quốc gia trên thế giới. Càng ngày cùng với sự phát triển đa dạng và phong
phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự
nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
điều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện
pháp chống lạm phát có vai trị to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
Lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua làm cho Đảng, Nhà nước và nhất là người
dân phải chịu sức ép về kinh tế quá lớn, Câu hỏi đặt ra là lạm phát tại Việt Nam đã xảy
ra đến mức độ nào và chúng ta phải làm gì, làm thế nào, có dự định gì trong tương lai
để giảm thiểu lạm phát, giúp cuộc sống được ổn định hơn. Đây chính là vấn đề mà
nhóm chúng tơi đang đi sâu vào. Tài liệu có tham khảo ở nhiều trang web, những tin
tức được lấy từ sách kinh tế của các giáo sư tiến sĩ chuyên ngành. Thơng qua đó,
chúng tơi hy vọng có thể đem đến một cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề lạm phát tại
Việt Nam trong thời gian gần đây.


1


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
Khái niệm và thước đo lạm phát

I.

1. Khái niệm
Lạm phát là thuật ngữ đề cập đến sự gia tăng giá của hầu hết hàng hóa và các dịch vụ
thiết yếu hàng ngày bao gồm nhà ở, thực phẩm, quần áo, giải trí, phương tiện giao
thơng...
Lạm phát đo lường mức thay đổi giá trung bình trong một rổ hàng hóa và dịch vụ
trong một khoảng thời gian xác định. Nói cách khác, lạm phát đồng nghĩa với việc mất
giá trị của một đồng tiền nào đó.
Xét trong một nền kinh tế, lạm phát là sự giảm giá trị thị trường hay giảm sức mua của
đồng tiền. Khi xét ở góc độ toàn cầu, lạm phát mang ý nghĩa là sự giảm giá trị tiền tệ
của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của một quốc gia khác.
Ví dụ về lạm phát:
- Năm 2015 ổ bánh mì thịt có giá 7000 đồng, đến năm 2020 mặc dù ổ bánh mì vẫn vậy

nhưng có giá 15000 đồng.
- Vào năm 2010, 1 USD tương đương với 18.932 VND. Tuy nhiên đến năm 2022, 1

USD có giá trị lên đến 22.873 VNĐ.
2. Các chỉ số và thước đo
Các chỉ số giá cả (hay mức giá chung) để đánh giá lạm phát bao gồm:



Chỉ số giảm phát GDP



Chỉ số giá tiêu dùng CPI



Chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất PPI

Thước đo tình trạng lạm phát chủ yếu trong một thời kỳ là tỷ lệ lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm về chênh lệch của một trong các loại chỉ số giá cả ở
hai thời điểm khác nhau.
Công thức tính tỷ lệ lạm phát (theo CPI) trong thời gian t:
CPIt=(chi phí mua hàng thời kỳ t)/(chi phí mua hàng thời kỳ cơ sở)*100
AI.
1.
a)

Nguyên nhân và phân loại lạm phát
Nguyên nhân gây ra lạm phát
Lạm phát do cầu kéo.
2


Lạm phát do cầu kéo là lạm phát do tăng lên về nhu cầu của thị trường. Khi nhu cầu
của một hàng hóa tăng mạnh, dẫn đến giá cả của mặt hàng đó cũng tăng. Theo phản
ứng dây chuyền, giá của các loại hàng hóa trên thị trường cũng tăng lên đáng kể.
b)


Lạm phát do chi phí đẩy.

Mức giá chung của nền kinh tế tăng lên do những chi phí yếu tố đầu vào tác động gọi
là lạm phát do chi phí đẩy. Lúc này, một khi giá của các loại chi phí trong q trình sản
xuất như: tiền lương, chi phí máy móc, vật tư,… tăng lên thì sẽ tác động làm tăng giá
của hàng hóa và dịch vụ nhằm bảo tồn lợi nhuận cho cơng ty.
c)

Lạm phát kéo dài.

Lạm phát kéo dài (hay lạm phát ỳ) là sự kết hợp của lạm phát cầu kéo và lạm phát chi
phí đẩy. Trong thời kỳ này, mức giá cả chung tăng theo một tỷ lệ khá ổn định và tương
đối thấp. Nền kinh tế ổn định.
d)

Các dạng lạm phát khác:

-

Lạm phát do cơ cấu: Theo xu hướng của thị trường, các doanh nghiệp sản xuất

kinh doanh yếu kém buộc phải tăng lương cho nhân viên, điều này khiến giá thành sản
phẩm tăng dẫn đến phát sinh lạm phát.
-

Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, đồng nghĩa lượng cung trong nước

giảm. Điều này khiến mất cân bằng cung cầu trong nước, dẫn đến phát sinh lạm phát.
-


Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng kéo theo giá bán loại

hàng đó trong nước cũng tăng lên, mức giá chung của hàng hóa trong nước tăng hình
thành lạm phát.
-

Lạm phát tiền tệ: Chi tiêu của Chính phủ tăng do đó nhà nước đã in nhiều tiền

hơn. Cung tiền trong lưu thông tăng dẫn đến phát sinh lạm phát.
2. Phân loại lạm phát
a)

Lạm phát vừa phải (lạm phát cơ bản)

Còn gọi là lạm phát một con số với mức độ tỷ lệ lạm phát dưới 10%. Ở mức độ này,
giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi không cao, khơng nảy sinh tình trạng thu mua, tích
trữ hàng. Do đó nền kinh tế lúc này ổn định, nền kinh tế ít rủi ro, đời sống của người
dân lao động được đảm bảo.
b)

Lạm phát phi mã

3


Lạm phát hai (hoặc ba) con số có tỷ lệ lạm phát dao động trong khoảng 10 – 200% . Ở
tình trạng lạm phát này, giá cả chung của nền kinh tế tăng lên nhanh chóng, thị trường
biến động lớn, các hợp đồng được chỉ số hóa. Lúc này, đồng tiền mất giá nghiêm
trọng. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng.
Siêu lạm phát (trên 200%)


c)

Trường hợp này xảy ra khi tốc độ lạm phát tăng đột biến với tốc độ cao. Lúc này, các
yếu tố thị trường bị biến dạng, thơng tin trở nên khơng chính xác, giá cả tăng nhanh và
không ổn định. Siêu lạm phát phá hủy nền kinh tế, gây bất ổn tình hình an ninh, chính
trị trong nước. Siêu lạm phát rất ít khi xảy ra tuy nhiên đã từng xuất hiện trọng lịch sử.
Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế

BI.

Lạm phát mang lại ảnh hưởng cho nền kinh tế về cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực.
1. Tác động tích cực
Lạm phát sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho Quốc gia đó nếu mức độ lạm phát được duy
trì ở mức 2 – 5% đối với các nước phát triển và dưới 10% đối với các nước đang phát
triển, điều này giúp:
Kích thích tiêu dùng, chi tiêu trong nước, thúc đẩy đầu tư, giảm thất nghiệp

-

trong xã hội.
Kích thích đầu tư, phân phối lại thu nhập và các nguồn lực theo mục tiêu đã đưa

-

ra.
Tăng tổng cầu giúp phát triển sản xuất.

-


2. Tác động tiêu cực

Lạm phát của một quốc gia ở mức độ cao và kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến mọi mặt
của nền kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia đó.
-

Lãi suất: Lãi suất chính là yếu tố chịu ảnh hưởng đầu tiên của lạm phát. Muốn
giữ lãi suất trong nước được ổn định trong tình trạng lạm phát tăng cao, lãi suất
danh nghĩa phải tăng theo mức tăng của lạm phát. Gây ra hậu quả làm nền kinh
tế bị suy thoái đồng thời gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

-

Thu nhập thực tế: Thu nhập thực tế, thu nhập danh nghĩa và lạm phát có mối
quan hệ với nhau. Khi lạm phát tăng nhưng mức thu nhập danh nghĩa khơng
tăng thì thu nhập thực tế của người lao động sẽ bị giảm. Thu nhập thực tế của

4


người lao động giảm khiến đời sống lao động của họ trở nên khó khăn hơn
đồng thời tác động đến lịng tin của nhân dân với Chính phủ.
-

Nợ quốc gia: Chính phủ được lợi nhờ lạm phát nên đánh thuế lên người dân
càng nhiều, khiến cho các khoản nợ quốc gia trở nên trầm trọng hơn. Lúc này
đồng tiền trong nước mất giá nhanh hơn những đồng tiền khác gây gánh nặng
về nợ quốc gia.

-


Phân bố thu nhập: khi giá trị đồng tiền đi xuống. Người giàu sẽ có xu hướng
dùng tiền của để vơ vét hàng hóa gây đầu cơ, làm mất cân bằng cung cầu trên
thị trường. Do đó giá cả ngày càng leo thang. Trái lại, những người nghèo khổ
không thể mua những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống của mình, đã
khổ càng khổ hơn.

5


CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I.

Ảnh hưởng của lạm phát năm 2020 và 2021 đến lạm phát năm 2022

Lạm phát năm 2021 ở Việt Nam có các yếu tố liên quan đến nhập khẩu lạm phát, thậm
chí có thể được chuyển sang năm 2022. Lạm phát năm 2021 không phải là lạm phát
tiền tệ do chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá hối đối và chính sách tín dụng vì cung
tiền vẫn được kiểm sốt. Lạm phát cơ cấu, lĩnh vực cá biệt có dấu hiệu xuất hiện và sẽ
tác động tới lạm phát năm 2022 khi CPI năm 2021 tăng thấp, song giá tài sản như
chứng khoán, vàng và bất động sản lại tăng cao. Bên cạnh đó, lạm phát tâm lý đã xuất
hiện từ cuối năm 2021 rất có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới mục tiêu kiểm soát lạm
phát năm 2022 dưới 4% nhất là khi tổng cầu tiêu dùng phục hồi kéo CPI đi lên.
Tăng trưởng kinh tế quý IV/ 2021 sau khi mở cửa trở lại đã đạt mức 5,22% dù nhiều
chuỗi cung ứng chưa hồi phục và nhiều ngành nghề dịch vụ vẫn chưa hoạt động trở
lại. CPI bình quân năm 2021 tăng 1,84% so với bình quân năm 2020 là mức tăng bình
quân năm thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (giai đoạn 2016-2021). Lạm phát cơ bản
bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020. Lạm phát cơ bản tháng
12/2021 tăng 0,16% so với tháng 11/2021, tăng 0,67% so với tháng 12/2020.


6


Việc kiểm soát lạm phát năm 2022 vẫn gặp nhiều khó khăn và khơng dễ dàng, CPI có thể
tăng khá cao và tăng ngay từ đầu năm do kinh tế thế giới đã và dần phục hồi. Qua nghiên
cứu, dự báo CPI bình quân năm 2022 so với năm 2021 sẽ tăng ở mức 2,5% ( /-0,5%) tức
là từ 2% đến 3%, dưới chỉ tiêu Quốc hội đề ra, là hoàn toàn khả thi. Trong năm 2022, với
sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cơng tác quản lý điều hành giá sẽ tiếp tục thực hiện
linh hoạt, chặt chẽ, gắn với chính sách tiền tệ, đảm bảo ổn định vĩ mơ và kiểm sốt lạm
phát theo mục tiêu đã đề ra. Ngồi ra, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới còn
diễn biến phức tạp; chiến tranh thương mại, xung đột chính trị trên thế giới cịn khó
lường… khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thể hồi phục vững chắc, làm cho giá
cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường quốc tế khó tăng. Do đó, áp lực lạm phát năm
2022 sẽ không quá cao. Bên cạnh đó, trên thế giới thời gian qua hầu hết giá cả các loại
hàng hóa đều đạt đỉnh trong nhiều năm trở lại đây, tạo áp lực đối với hàng hóa Việt Nam,
nhưng theo đánh giá áp lực khơng q lớn, bởi vì sức cầu trong nước vẫn cịn yếu. CPI
trong năm 2022 tiếp tục duy trì ở mức thấp. Nếu GDP trong năm 2022 chỉ tăng trưởng
6,5% như mục tiêu đặt ra, hay thậm chí tăng 8-9% như một số dự báo, thì tốc độ tăng
trưởng kinh tế trung bình của giai đoạn 2020-2022 chỉ ở mức 4-5%, thấp hơn khá nhiều so
với mức 6% của giai đoạn 2011-2020.

AI.

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ đầu năm 2022 đến nay

Do Việt Nam là quốc gia có độ mở cửa hội nhập sâu rộng và toàn diện với thế giới nên
khả năng nhập khẩu lạm phát thông qua nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào là
7



rất lớn. Việc kiểm soát lạm phát năm 2022 vẫn gặp nhiều khó khăn và khơng dễ dàng,
CPI có thể tăng khá cao và tăng ngay từ đầu năm do kinh tế thế giới đã và đang dần
phục hồi, giá cả hàng hóa đang có xu hướng gia tăng. Khi kinh tế phục hồi trong năm
2022, dưới tác động của các gói hỗ trợ và phát triển kinh tế khiến nhu cầu tiêu dùng,
đầu tư gia tăng sẽ gây sức ép không nhỏ lên giá cả.
Giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng sẽ tác
động vào giá thực phẩm. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở được tính trong CPI cũng sẽ
tăng theo giá nguyên liệu dùng trong xây dựng. Giá dịch vụ giáo dục có thể sẽ tăng trở
lại do một số địa phương kết thúc thời gian được miễn, giảm học phí năm học 2021 2022 và ảnh hưởng của việc thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục theo
nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo
dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí
học tập, giá dịch vụ giáo dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo...
Ngoài ra, lạm phát năm 2022 tăng bao nhiêu phần trăm phụ thuộc vào 4 yếu tố: chi phí
đẩy tăng (chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu đầu vào tăng), hiệu quả đầu tư công, cung
tiền tăng, và sự phục hồi của cầu tiêu dùng. Hiện cả 4 yếu tố này đều đưa đến nguy cơ
lạm phát tăng cao trong năm 2022. Bên cạnh đó, nhờ chương trình phục hồi kinh tế
quy mô lớn trong năm 2022 - 2023 nên cung tiền đang khá cao, thúc lạm phát tăng.
Cầu tiêu dùng cũng đang dần hồi phục cùng quá trình hồi phục, mở cửa nền kinh tế.
Và đối với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, áp lực rủi ro lạm phát nhập khẩu là rất
lớn. Lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như
xăng dầu, than, giá vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong
nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát. Khi giá nguyên nhiên vật liệu thế giới nhiều lĩnh
vực tăng mạnh, chúng ta phải nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến
chi phí sản xuất của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng
trong nước lên cao. Nền kinh tế đang phụ thuộc rất lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu,
theo điều tra năm 2012 của Tổng cục Thống kê là khoảng 37%.

8



Việc Chính phủ tung gói hỗ trợ kinh tế theo hướng dành nguồn lực lớn để hỗ trợ đầu
tư công, đặc biệt là đầu tư cơng trình hạ tầng lớn luôn tiềm ẩn rủi ro về đạo đức. Chỉ số
lạm phát tăng bao nhiêu trong năm nay phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả đầu tư cơng
trong q trình kích cầu đầu tư. Nếu hiệu quả đầu tư công kém, thất thoát lớn, chắc
chắn lạm phát sẽ tăng vọt. Lạm phát tăng cao sẽ tác động trực tiếp tới túi tiền người
dân, họ sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn để mua hàng hóa. Hơn nữa, lạm phát tăng cao cũng
tác động trực tiếp tới lĩnh vực sản xuất, làm giảm giá trị gia tăng của sản xuất, giảm
thu nhập lao động, khiến GDP chung của nền kinh tế sụt giảm. Tóm lại lạm phát tăng
cao sẽ tạo ra tác động kép, thu nhập người dân giảm đi trong khi họ phải bỏ nhiều tiền
hơn để mua hàng hóa.
BI.

Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Khi dịch COVID-19 được kiểm sốt, nhu cầu dịch vụ ăn uống ngồi gia đình, dịch vụ
du lịch, vui chơi, giải trí tăng trở lại cũng tác động không nhỏ tới CPI chung. Tình
hình rủi ro về thiên tai và thời tiết bất lợi có thể làm tăng giá cục bộ một số mặt hàng
trong năm 2022. Ngay sau Tết Nguyên đán, nhiều nhà phân phối, nhà bán lẻ nhận
được thông báo tăng giá với nhiều mặt hàng thiết yếu như sữa, thực phẩm chế biến,
gạo, mì... Cụ thể, từ ngày 15/2, Frieslandcampina Việt Nam áp giá bán lẻ mới, 21 sản
phẩm sữa dinh dưỡng công thức cho trẻ từ 0 tháng tuổi đến 6 tuổi của hãng này đều
tăng giá. Trước đó, Vinamilk và Nestle cũng điều chỉnh giá một số sản phẩm, trong đó
Vinamilk điều chỉnh 62 sản phẩm trong phạm vi 5%. Các doanh nghiệp chế biến thực
phẩm cũng phải tính lại bài tốn chi phí vì đầu vào giá tăng mạnh. Giá bột mì chưa
làm gì đã lên 12.000 - 15.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng nhưng các nhà sản xuất cũng
đang nhìn nhau để điều chỉnh giá vì sức mua sau Tết đang rất thấp. Nhiều doanh
nghiệp khơng cịn hàng dự trữ mới tăng giá bán lẻ mạnh. Ngay cả những mặt hàng
nước tẩy rửa, vải, quần áo... cũng có giá mới. Nhiều nhà phân phối cho biết giá hàng
hóa tăng nên dù muốn làm chương trình khuyến mãi sau Tết cũng khó. Hiện các mặt

hàng thực phẩm tươi sống như thịt, rau củ quả cũng nằm trong vòng xoáy tăng giá.
Đặc biệt, giá xăng, dầu cũng đang ở mức cao đang ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng
của người dân, tác động tới các ngành vận tải, làm tăng chi phí lưu thơng, đẩy chi phí
9


sản xuất doanh nghiệp lên cao, nên chắc chắn sẽ gây áp lực lớn tới lạm phát thời gian
tới.
Cũng theo điều tra năm 2012, chỉ riêng giá xăng dầu trong nước chiếm 2 - 3,5% tổng
chi phí sản xuất, nên khi xăng dầu tăng giá thì tất cả các ngành sản xuất đều bị ảnh
hưởng. Về tiêu dùng thì khoảng 1,52% tiêu dùng người dân là chi tiêu cho xăng dầu,
đây là chi phí bắt buộc người dân phải chi trả hằng ngày.
Cụ thể, hơn 2 tháng qua, xăng dầu tăng giá tới 6 lần, các chuyên gia dự đoán đạt mốc
30 nghìn đồng/lít. Thách thức này khơng chỉ tác động tiêu cực đến mục tiêu kiểm soát
lạm phát mà còn làm chao đảo hoạt động sản xuất kinh doanh và bào mòn thu nhập
người dân... Sau 6 lần liên tục leo thang kể từ cuối tháng 12/2021, giá xăng dầu trong
nước phá đỉnh 8 năm; trong đó, xăng RON 95 tiến sát ngưỡng lịch sử 27.000 đồng/lít,
một số chuyên gia dự kiến có thể lên tới 30.000 đồng/lít. Cịn theo số liệu của Tổng
cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 1% so với tháng trước; tăng
1,42% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,2% so với tháng 12/2021. Như vậy, binh
quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ
bản tăng 0,67%. Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu được điều chỉnh 6 đợt. Theo đó,
giá xăng RON 95 tăng 2.990 đồng/lít; giá xăng E5RON92 tăng 2.980 đồng/lít và giá
dầu Diesel tăng 3.230 đồng/lít. Bình quân 2 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng
45,3% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,63 điểm phần trăm.
Do đó, các chuyên gia dự đốn CPI bình qn năm 2022 so năm 2021 tăng khoảng
3,42%. Tuy nhiên, CPI tháng 12/2022 so với tháng 12/2021 tăng khoảng 4,9% do một
số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá như tổng cầu phục hồi từ sự hỗ trợ của các gói
kích thích kinh tế cũng làm tăng áp lực lên mặt bằng giá; chi phí vận tải, logistics tăng
do chuỗi cung ứng đứt gãy chưa hoàn toàn phục hồi; rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và

thời tiết bất lợi trong năm có thể gây khó khăn hoạt động sản xuất và làm tăng giá
hàng hóa, dịch vụ.

10


Theo các chuyên gia, giá xăng dầu trong nước hiện nay chịu tác động kép bởi 2 yếu tố:
nguồn cung trong nước khan hiếm và giá thế giới leo thang – hệ quả của những biến
động chính trị, đặc biệt là chiến sự giữa Nga – Ukraine cùng lạm phát trên khắp thế
giới, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Dự trữ xăng dầu nhiều quốc gia giảm mạnh trong khi
xu hướng đầu tư trên toàn thế giới tiếp tục được mở rộng. Bởi vậy, những kỷ lục của
giá dầu thô diễn ra hiện nay chưa có dấu hiệu chững lại, dù đã đạt đỉnh kể từ năm
2014.
Nhóm mặt hàng năng lượng, nhiên liệu có mức tác động lớn nhất đến CPI 2 tháng đầu
năm 2022, trong đó, giá gas trong nước tăng từ ngày 1/2 sau khi giảm trong tháng
trước. Ở chiều ngược lại, giá bán nhiều hàng hóa, dịch vụ được điều chỉnh giảm do tác
động giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% từ ngày 1/2 góp phần
giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá. Tuy nhiên, điều các chuyên gia kinh tế lo ngại
là chính sách giảm thuế suất thuế VAT 2% trong chương trình phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội sẽ bị "vơ hiệu hóa" từ các đợt tăng giá xăng dồn dập.
Đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay chưa giảm thuế VAT và giảm chưa đồng
đều. Dự kiến chính sách giảm thuế giá trị gia tăng hỗ trợ nguồn kinh phí khổng lồ
49.000 tỷ đồng, nhưng đối tượng hưởng lợi phần lớn là người có nhập cao. Với mức
lương khoảng 15 triệu/tháng, người tiêu dùng sẽ mua sắm tại siêu thị nhưng những
người dân dưới mức thu nhập này, phần lớn tiêu dùng ở các chợ dân sinh thì lại khơng
có giảm VAT. Cho nên chính sách giảm VAT chỉ áp dụng cho người có mức thu nhập
khá.
11



Hiện tại, mặt bằng giá cả hàng hóa rục rịch tăng từ 5% - 30%, cả tăng ngầm lẫn công
khai, từ đó, đánh vào túi tiền của người dân, nhất các mặt hàng thiết yếu như lương
thực, thực phẩm, rau quả, thuốc chữa bệnh… Thực tế, tiền lương nhiều người lao động
vốn đã thấp lại chỉ nhích vài phần trăm trong khi giá cả trượt giá kinh khủng, đã dồn
áp lực lên người lao động, đặc biệt là cộng đồng thu nhập thấp.
Nếu giá dầu lên mức 150 USD/thùng trong khi trong nước không hạ nhiệt được giá
xăng dầu, không tổ chức tốt hệ thống phân phối, không điều hành tốt nội bộ, giảm phí
thuế, siết chặt chống bn lậu, cắt giảm khâu trung gian, làm hạ tầng thương mại… thì
có lẽ lạm phát lên mức 4,5-5% là chắc chắn, việc kiểm soát lạm phát năm nay khoảng
4% theo mục tiêu Quốc hội đã phê duyệt là không đơn giản.
Giá xăng dầu tăng làm gia tăng áp lực cũng như tăng kỳ vọng về lạm phát. Theo đó,
tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), mặt hàng xăng dầu thành phẩm chiếm quyền
số khoảng 3,6%, giả định giá xăng dầu tăng 5% sẽ làm cho chỉ số CPI tăng khoảng
0,18%, tăng 10% làm CPI tăng 0,36% tùy thuộc vào mức tăng của giá xăng dầu. Tuy
nhiên, giá cả Tổng cục thống kê mới chỉ phản ánh 60% thực tế. Điều này lý giải
nguyên nhân giá cả thị trường tăng ầm ầm nhưng chỉ số CPI chỉ tăng 1,68%, lạm phát
cơ bản tăng 0,67% so với cùng kỳ năm ngoái.
IV.

Kết luận về thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2022

Theo như các chuyên gia kinh tế dự đoán vào đầu năm nay, tình hình lạm phát ở Việt
Nam năm 2022 chỉ có thể tăng tối đa 4%. Nhưng vì các lý do khác nhau như xung đột
chính trị, chiến tranh, lạm phát ở các nước khác, nguồn cung khan hiếm,… đã làm giá
xăng tăng mạnh trong những tháng gần đây. Điều này làm cho tình hình lạm phát trong
năm 2022 của Việt Nam có thể lên mức 4,5% - 5%, vượt ngoài chỉ tiêu mà Quốc hội
đã đề ra. Do đó, Chính phủ cần phải có những giải pháp để kiềm chế tình hình lạm
phát hiện nay.

12



CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
I.

Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt

- Theo đó Chính phủ sẽ điều hành thắt chặt lại, kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng

tối đa là 20%, nếu cần thiết thì có thể là 17-19%; tổng phương tiện thanh toán khoảng
15-16%. Giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất
là lĩnh vực bất động sản, chứng khốn. Chính phủ sẽ tăng cường quản lý ngoại hối.
Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập
khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do... đặc biệt
chú ý bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống tín dụng, ngân hàng; tiếp tục sử dụng
linh hoạt, hiệu quả các cơng cụ chính sách tiền tệ để giảm sức ép lạm phát, giảm lãi
suất dần theo diễn biến của mức giảm lạm phát.
- Đối với thị trường vàng, phương án bình ổn giá vàng trong ngắn hạn và phương án

để NHNN huy động vàng trong nền kinh tế nhằm tăng dự trữ ngoại hối của nhà nước,
đảm bảo quyền lợi của người dân nắm giữ vàng.
- Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ thị trường vàng.
+

Cụ thể, theo dõi và dự báo sát tình hình biến động giá vàng quốc tế, cung
cầu trong nước để điều hành hoạt động xuất nhập khẩu vàng một cách
hợp lý, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động đầu cơ, găm giữ, thao túng thị
trường.

+


Quản lý và kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu
vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do;
ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.

AI.

Thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm, giảm tiêu dùng, cắt giảm
đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước

-

Giảm chi ngân sách: Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.

-

Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội,

tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.
13


-

Giảm bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 5% GDP.

-

Tạm dừng trang bị mới ơ tơ, điều hịa nhiệt độ, thiết bị văn phịng, giảm tối đa


chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu... Giám sát chặt chẽ việc
vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp.
-

Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với các bộ ngành liên quan không ứng trước

vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ cho các dự án; khơng kéo dài thời gian
thực hiện các khoản vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ kế hoạch.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam giảm tối thiểu 10% kế hoạch tín dụng đầu tư từ nguồn
vốn tín dụng nhà nước.
BI.

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiểm sốt
nhập siêu (khơng q 16%)

-

Để tập trung triển khai cho nhóm giải pháp này, Bộ Tài chính đã yêu cầu tập

trung một số nội dung trọng tâm: Xem xét miễn giảm thuế gia hạn thời gian nộp thuế
nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng
trong nước còn thiếu nguyên liệu như: dệt may, da giầy, thủy sản, hạt điều, gỗ, dược
phẩm…; tiếp tục tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất; Rà
sốt để giảm thuế đối với các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào trong nước chưa sản
xuất được, nghiên cứu tăng thuế xuất khẩu lên mức phù hợp với các mặt hàng khơng
khuyến khích xuất khẩu, tài ngun, ngun liệu thô; Điều hành bảo đảm ngoại tệ cho
nhập khẩu hàng hóa thiết yếu cho sản xuất. Hạn chế cho vay đồng thời sử dụng các
biện pháp hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, các
mặt hàng xa xỉ…Chỉ đạo huy động tối đa công suất các nhà máy điện, sử dụng điện
tiết kiệm (phấn đấu tiết kiệm 10%), phân bổ hợp lý để đảm bảo đáp ứng cho các nhu

cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống nhân dân; Thực hiện nghiêm chủ trương sử
dụng hàng hóa, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước, đặc biệt là hàng hóa cho các dự án
đầu tư bằng nguồn vốn của nhà nước để khuyến khích sản xuất trong nước, giảm nhập
siêu.
-

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối

hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp hỗ trợ,
khuyến khích phát triển sản xuất nơng nghiệp, nơng thơn, tăng xuất khẩu, tạo việc làm,
thu nhập cho người lao động, bảo đảm an ninh lương thực.
14


Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu,

-

với mức giá nông sản tăng cao như hiện tại cũng là thời điểm tốt để thúc đẩy phát triển
sản xuất nơng nghiệp, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Do đó, trong tình hình
này, như các nhà quản lý và các chuyên gia nhận định: cần hạn chế tối đa các mặt hàng
nhập khẩu trong nước có thể sản xuất được, giảm nhập siêu cũng làm một trong những
giải pháp giảm bớt tình trạng căng thẳng về tỷ giá.
Riêng đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan này cần bảo đảm ngoại

-

tệ để nhập khẩu hàng hóa thiết yếu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng; hạn chế cho
vay nhập khẩu hàng hóa thuộc diện khơng khuyến khích nhập khẩu theo danh mục do
Bộ Công Thương ban hành.

IV.

Tác động vào mối quan hệ giữa mức tăng tiền lương và mức tăng của
năng suất lao động xã hội
-

Giải pháp quan trọng nhất là tác động vào mối quan hệ giữa mức tăng tiền
lương và mức tăng của năng suất lao động xã hội. Thực chất là thiết lập một cơ
chế để đảm bảo mức chi trả tiền lương phù hợp với hiệu quả kinh doanh của
từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Sự thành công của cơ chế này
sẽ hạn chế những địi hỏi tăng tiền lương (chi phí chủ yếu trong giá thành sản
phẩm) bất hợp lý dẫn đến vòng luẩn quẩn: tăng lương -> tăng tiền -> tăng giá
-> tăng lương…

-

Việc thiết lập cơ chế tiền lương trong khuôn khổ hiệu quả kinh doanh được thực
hiện bằng các phương pháp khác nhau: có thể nhà nước tham gia ấn định các
mức thu nhập một cách đơn phương (Mỹ), có thể trên cơ sở thoả thuận giữa nhà
nước, giới chủ và tổ chức cơng đồn để xây dựng một hệ thống các mức thu
nhập (Thuỵ điển, Úc) hoặc thỏa thuận tiền lương được thực hiện ngay tại cơ sở
kinh doanh giữa giới chủ và đại diện cơng đồn. Chính sách kiểm sốt giá cả
phải được tiến hành đồng thời với cơ chế tiền lương nhằm hạn chế sự biến động
của tiền lương thực tế, tránh rơi vào vòng xoáy: lạm phát -> tăng lương -> tăng
giá -> tăng tiền.

-

Các giải pháp tác động vào chi phí ngồi lương nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu
quả như: Xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu và kỷ luật lao động nhằm tôn


15


trọng định mức đó; Hợp lý hố nguồn khai thác, vận chuyển và sử dụng nguyên
liệu; Hạn chế tối đa các chi phí trung gian làm tăng giá nguyên liệu.
V.

Điều tiết cân đối cung - cầu đối với từng mặt hàng thiết yếu, tăng
quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng lượng tiền trong lưu thông

-

Vụ Thị trường trong nước: Theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả các mặt

hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc
Bộ Công Thương có liên quan đánh giá cung cầu các mặt hàng nhất là các mặt hàng
thực phẩm thiết yếu, vật tư nơng nghiệp, năng lượng để chủ động có phương án hoặc
đề xuất với Bộ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá, đáp ứng
nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
-

Bên cạnh đó, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong công tác điều hành

giá các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý, sử dụng linh hoạt các công cụ, các biện
pháp nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, hỗ trợ cho sản xuất và đời
sống của người dân, doanh nghiệp. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Tài chính
đề xuất việc điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản
ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu; tính tốn, sử dụng quỹ bình ổn giá
hợp lý, nhất là trong các thời điểm khi mặt bằng giá xăng dầu thế giới tăng cao để hạn

chế mức giá tăng giá đột biến trong nước.
-

Đôn đốc tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp triển khai việc dự trữ

hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường theo các cấp độ diễn biến của dịch
bệnh Covid-19; tháo gỡ các khó khăn trong lưu thơng hàng hóa trong bối cảnh dịch
bệnh; thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các giải
pháp kết nối cung cầu, hợp tác thương mại vùng miền nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho
lưu thơng hàng hóa thông suốt, hỗ trợ tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch (nếu có)
tại các địa phương có dịch bệnh bùng phát phải thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch
bệnh.
-

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là thành phố

Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ tình hình sản xuất, tiêu dùng tại địa phương,
chỉ đạo sản xuất, dự trữ, lưu thơng, phân phối hàng hóa thơng suốt, trước hết là các
hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu,...; tăng cường quản lý giá,
bình ổn giá trên địa bàn.
16


VI.
-

Phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về giá, đầu cơ, buôn lậu
Tổng cục Quản lý thị trường: Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại các địa

phương tập trung triển khai các kế hoạch kiểm tra, giám sát thị trường, kế hoạch cao

điểm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các
hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng
hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, khơng bảo đảm an tồn thực phẩm, an
tồn dịch bệnh và các hành vi gian lận thương mại khác; chú trọng các mặt hàng thiết
yếu như lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế, các sản phẩm phục vụ phòng chống
dịch bệnh Covid-19, bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, các mặt hàng thực
phẩm tươi sống.
-

Đặc biệt, chú trọng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt các giao dịch thương mại điện

tử; xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ, hàng nhập lậu trong thương mại điện tử; chống thất thu thuế.
VII.
-

Khuyến khích tiết kiệm năng lượng sạch
Đồng thời, các Bộ, cơ quan, địa phương cũng cần tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo

triển khai quyết liệt, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các quy định về
tiết kiệm, chống lãng phí; xây dựng và thực hiện chương trình tiết kiệm điện, phấn đấu
tiết kiệm sử dụng điện 10% theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ; đồng thời,
áp dụng các biện pháp cần thiết và phù hợp để khuyến khích, khuyến cáo các doanh
nghiệp, nhân dân sử dụng tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu), sử dụng các công
nghệ cao, công nghệ xanh, sạch, công nghệ tiết kiệm điện.
VIII.

Điều chỉnh giá điện, xăng dầu, cơng khai, minh bạch hóa giá xăng dầu

-


Về điều hành giá xăng dầu hiện nay, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nêu rõ, chính sách

điều hành giá xăng dầu cũng như những mặt hàng thiết yếu khác là chủ trương của
Chính phủ và được thực hiện theo lộ trình từ nhiều năm nay. Điều hành giá xăng dầu
phải công khai, minh bạch hóa giá. Sử dụng quỹ bình ổn giá công khai và theo đúng
quy định, Bộ trưởng nhấn mạnh.
-

Mặt khác, trong điều kiện lạm phát tăng cao vẫn cần triển khai điều chỉnh tăng

giá điện, xăng dầu. Các nhà hoạch định chính sách và quản lý vĩ mơ cho rằng, đây là
việc làm cần thiết bởi Việt Nam đang thực hiện chính sách về giá cả thị trường, trong
nền kinh tế thị trường, giá cả là thước đo, nếu đi được theo giá thị trường, sẽ rao
17


ra sự hạch toán kinh tế lành mạnh, tránh sự hạch tốn méo mó của nền kinh tế. Thực
tế, hiện nay, giá điện, xăng dầu vẫn chưa đi theo giá thị trường mà đang thực hiện theo
lộ trình giá thị trường. Thực tế, nguyên tắc điều chỉnh giá xăng dầu lần này với nguyên
tắc là nhà nước vẫn chưa thu thuế, vẫn để ở mức thuế cơ bản là 0%, người kinh doanh
xăng dầu chưa có lãi. Hiện nhà nước tạm lùi về thuế, doanh nghiệp kinh doanh xăng
dầu tạm lùi về lãi.
IX.

Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội
An sinh xã hội là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá sự tiến bộ của

-


một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia. Được hưởng an sinh xã hội là một trong
những quyền và địi hỏi chính đáng của con người. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
nhấn mạnh: “An sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của
mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm giai quyêt những khó khăn về
kinh tế - xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế
và trợ cấp cho các gia đình đông con”(1).
Tập trung chỉ đạo hỗ trợ giảm nghèo tại các địa phương, nhất là các xã, thôn, bản

-

đặc biệt khó khăn; hỗ trợ hộ nghèo, địa phương nghèo xuất khẩu lao động; cho vay
học sinh, sinh viên…
Tăng cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững

-

cho người lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình phát triển sản
xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối thông tin thị trường lao động.
Giải pháp của các ngân hàng hiện nay

X.
-

Kiểm soát phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào
lưu thông trong xã hội.
+

Sử dụng và điều hành linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ mà tập
trung ở 4 cơng cụ chính là lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn

và dự trữ bắt buộc để điều tiết lượng tiền cung ứng và thanh khoản. Đảm
bảo tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 – 16%.
18


+

Chỉ đạo các NHTM điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh về tăng trưởng
tín dụng và tài sản có; đăng ký tăng trưởng tín dụng với NHNN trên cơ
sở đảm bảo đúng các quy định về tỷ lệ an toàn và tăng trưởng tín dụng
dưới 20% của NHNN.

+

Chỉ đạo các NHTM giảm đến mức tối đa tín dụng cho lĩnh vực phi sản
xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Ngân hàng Nhà nước
sẽ điều chỉnh linh hoạt các tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro và các tỷ lệ an
toàn khác nhằm hướng các luồng vốn tín dụng phục vụ cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh quan trọng và thiết yếu của nền kinh tế.

+

Các giải pháp điều hành nhằm kiềm chế tín dụng tăng dưới 20% nhưng
vẫn đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh hiệu quả, tập trung ưu
tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp,
nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

-

Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thị

trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đẳng giữa các
ngân hàng với nhau.
+

Khi lạm phát cao, NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay
và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do số nhân tiền tệ
giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm (cung tiền giảm) dẫn
tới lãi suất tăng, đầu tư giảm do đó tổng cầu giảm và làm cho giá giảm
(tỷ lệ lạm phát giảm)

-

Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm hạn chế
các ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để
chiết khấu. Ngoài ra việc tăng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền
vào ngân hàng nhiều hơn.
+

Kiểm soát lãi suất ở mức hợp lý theo hướng chủ động, tích cực kiềm chế
lạm phát, kiềm chế tăng trưởng tín dụng, nâng cao giá trị và mức hấp
dẫn của VND so với ngoại tệ, đồng thời kiểm sốt được việc chuyển
dịch tín dụng VND sang ngoại tệ.

+

Chủ động xác định một cách linh hoạt các mức lãi suất điều hành của
NHNN tương ứng với lạm phát kỳ vọng và so với cùng kỳ.
19



+

Sửa đổi cơ chế cho vay ngoại tệ để kiểm soát tốc độ cho vay ngoại tệ
khoảng 20% trên nguyên tắc chỉ phục vụ cho các hoạt động sản xuất,
kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế và có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình.

+

Chủ động phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phát hành trái phiếu
Chính phủ trong nước và quốc tế, điều hành thị trường vốn nhằm đảm
bảo sự thống nhất, nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sáh tài
khóa theo hướng kiểm sốt lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô.

-

Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ
có giá cho các ngân hàng thương mại.
+

Qua nghiệp vụ thị trường mở, Ngân Hàng Trung Ương chủ động phát
hành tiền trung ương vào lưu thông hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông bằng
cách mua bán các loại trái phiếu ngân hàng quốc gia nhằm tác động
trước hết đến khối lượng tiền dự trữ trong quỹ dự trữ của các Ngân hàng
Thương Mại và các tổ chức tài chính, hạn chế tiềm năng tín dụng và
thanh tốn của các ngân hàng này, qua đó điều khiển khối lượng tiền
trong thị trường tiền tệ chúng ta. Khi nghiên cứu phần trước đã biết rằng
khối lượng tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ lạm phát , việc thay đổi
cung tiền tệ sẽ làm thay đổi tỷ lệ lạm phát.


+

Trong nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng trung ương điều khiển cả
khối lượng tiền tệ và lãi suất tín dụng thơng qua “giá cả” mua và bán trái
phiếu. Tất cả những cuộc can thiệp vào khối lượng tiền bằng công cụ thị
trường mở đều được tiến hành dường như là lặng lẽ và vô hình, “khơng
can thiệp thơ bạo” mà vẫn đạt hiệu quả. Một mặt nghiệp vụ thị trường
mở có thể dễ dàng đảo ngược lại. Khi có một sai lầm trong lúc tiến hành
nghiệp vụ thị trường mở, như khi thấy cung tiền tệ tăng hoặc giảm quá
nhanh ngân hàng thương mại có thể lập tức đảo ngược lại bằng cách bán
trái phiếu hoặc mua trái phiếu và ngược lại.

+

Đây là công cụ cực kỳ quan trọng của nhiều Ngân hàng Trung Ương, và
được coi là vũ khí sắc bén nhất đem lại sự ổn định kinh tế nói chung, ổn
định lạm phát nói riêng.
20


-

Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị
trường.
+

Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để
các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và
được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn
tỷ giá, đáp ứng phát triển sản xuất kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế

và tăng dự trữ ngoại hối. Theo đó, điều hành linh hoạt tỷ giá phù hợp với
cung - cầu ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu các mặt
hàng thiết yếu, ban hành các cơ chế, chính sách đồng bộ nhằm hạn chế
rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và của NHTM, góp
phần kiểm sốt lạm phát và hạn chế nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô và
duy trì tăng trưởng kinh tế.

-

Tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động cấp tín dụng, chất
lượng tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an tồn, hoạt động mua – bán ngoại tệ, kinh
doanh vàng của các TCTD, tổ chức kinh tế và trên thị trường tự do

-

Hồn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng cơng tác thơng tin, truyền thơng về
điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

21


PHẦN KẾT THÚC
Lạm phát là vấn đề được các quốc gia quan tâm hàng đầu, đặc biệt là Việt Nam. Bởi lẽ
nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và các hoạt động của doanh
nghiệp. Vì vậy, giảm thiểu những tác động tiêu cực của lạm phát là nhiệm vụ quan
trọng góp phần giúp nền kinh tế đất nước vượt qua mọi thử thách, khó khăn. Lạm phát
hiện nay được dự đoán ở mức thấp, đúng chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra. Nhưng vẫn cịn
có nhiều vấn đề chưa được giải quyết nhằm ổn định hẳn nền kinh tế. Thế nên, Nhà
nước và Chính phủ đã và đang đề ra và thực hiện các giải pháp giúp kiềm chế mức độ
lạm phát hợp lý, điều hành chính sách kinh tế một cách linh hoạt từ đó đưa nền kinh tế

nước nhà vươn lên, hội nhập với các cường quốc trên toàn châu lục.

22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô, C. (2022, February 28). “Bóng ma” lạm phát tăng theo giá xăng dầu. Tin

Tức Mới Nhất 24h - Đọc Báo Lao Động Online - Laodong.Vn.
/>2. Online T. T. (2022, February 21). Ngăn lạm phát vượt 4%. TUOI TRE

ONLINE. />3. Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+). (2022, January 4). Dự báo lạm phát của nền

kinh tế Việt Nam năm 2022 trong tầm kiểm soát | Kinh tế | Vietnam+
(VietnamPlus). VietnamPlus. />4. Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+). (2022, February 14). Giá xăng dầu tăng sẽ tác

động mạnh tới tăng trưởng và áp lực lạm phát | Kinh doanh | Vietnam+
(VietnamPlus). VietnamPlus. />5. Tuyết - Á. (2022, March 6). Giá xăng dầu lung lay mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. />6. Minh Hạnh (2018, March). Tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam. ACADEMIA.

/>%E1%BB%81_l%E1%BA%A1m_ph%C3%A1t_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB
%87t_Nam
7. TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, 2010 (2021, November 21). Lạm

phát là gì? Phân loại, nguyên nhân và tác động của lạm phát. Lý tưởng.
/>8. 7 nhóm giải pháp ngành Ngân hàng triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ.

(2022, March 22). Vpubnd.Laichau.Gov.Vn. Retrieved March 22, 2022, from
/>

23


9. Các biện pháp kiềm chế lạm phát. (2021, May 10). Phân Tích Tài Chính.

Retrieved March 22, 2022, from />10. V.V.T. (2011, February 25). 6 nhóm giải pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát.

Tuoitre.Vn. Retrieved March 22, 2022, from />
24


×