Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH nâng cao hiệu quả truyền thông của báo chí về an toàn giao thông, đường bộ trên địa bàn hà nội (khảo sát VOV giao thông, VTV, hà nội mới 2008 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 207 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ THU THUỶ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THƠNG
CỦA BÁO CHÍ VỀ AN TỒN GIAO THƠNG ĐƯỜNG
BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
(Khảo sát VOV Giao thông, VTV, Hà Nội Mới 2008 – 2010)

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội, tháng 9 - 2011

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ THU THUỶ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THƠNG
CỦA BÁO CHÍ VỀ AN TỒN GIAO THƠNG ĐƯỜNG
BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
(Khảo sát VOV Giao thông, VTV, Hà Nội Mới 2008 – 2010)

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học


Mã số: 60 32 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Quyên

Hà Nội, tháng 9 - 2011

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cơ giáo Khoa Báo chí và Truyền
thơng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội; xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Đỗ Thị Qun đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành Luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tập thể Đài Truyền hình Việt Nam, Đài
Tiếng nói Việt Nam, Báo Hà Nội Mới đã cung cấp tài liệu, hợp tác giúp đỡ tơi
trong q trình nghiên cứu Luận văn.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình, cảm ơn các bạn đồng
nghiệp, học viên lớp Cao học Báo chí khố XII (2008 – 2011) đã chia sẻ, giúp
đỡ tôi trong suốt khoá học này./.

Hà Nội, tháng 9/2011
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Thuỷ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, những kết quả nghiên cứu trong Luận văn là của
cá nhân dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học và chưa từng được
cơng bố trong các cơng trình nghiên cứu khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Thuỷ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ..........................................................8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................9
7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................9
PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................10
- Chương 1: Truyền thơng về an tồn giao thơng và vai trị của báo chí….....10
1.1. Truyền thơng về an tồn giao thơng………………………………..10
1.1.1. Khái niệm ……………………………………………………………………10
1.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Thành phố về cơng tác truyền

thơng an tồn giao thơng…….……………………………………………….……..….11
1.1.3. Mục tiêu của công tác truyền thông về ATGT đường bộ ……………...14
1.1.4. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác truyền thơng ATGT đường
bộ………………………………………………………………………...….......................15
1.1.5. Các hình thức truyền thơng về ATGT đường bộ trên địa bàn Hà
Nội……………………………..................................................................................................16
1.1.6. Các yếu tố trong q trình truyền thơng……………………………..17
1.1.7. Q trình truyền thơng……………………………………………….19
1.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả truyền thông về ATGT đường bộ……20
1.1.9. Sự tiếp nhận thông tin của cơng chúng………………………………23
1.2. Vai trị của báo chí trong cơng tác truyền thơng về an tồn giao
thơng …………..................................................................................................... 28
1.2.1. Báo chí là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận về an tồn
giao thơng…………………………………………………………………...........28
1.2.2. Báo chí là kênh cung cấp kiến thức, thơng tin hữu hiệu, về tình hình
ATGT ……………………………………………………………………………..30
1.2.3. Báo chí là cơng cụ quản lý xã hội về ATGT…………………………..31
- Chương 2: Thực trạng công tác truyền thông của báo chí về an tồn giao
thơng đường bộ trên địa bàn Hà Nội…………………………..……………….34
2.1. Đặc điểm tình hình chung giao thông đường bộ trên địa bàn Thủ đô
Hà Nội …………………………………………………………………………...34

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

2.2. Khái quát về bốn báo…..………………..……………….……………36

2.2.1. Báo in Hà Nội Mới và Báo điện tử Hà Nội Mới……………......…...36
2.2.2. Kênh VOV Giao thông…………………………………………………….36
2.2.3. Chuyên mục "Tin tức giao thông" - VTV1……………………………37
2.3. Nội dung truyền thơng chủ yếu về an tồn giao thơng đường bộ của
bốn báo …..………………………………………………………………………38
2.3.1. Phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng văn hố giao thơng……….. 39
2.3.2. Vấn đề tai nạn giao thông; ùn tắc giao thông…………………......…46
2.3.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông…………………………………..50
2.3.4. Công tác quản lý phương tiện, bến bãi và người lái…………………53
2.3.5.Công tác thiết lập trật tự, kỷ cương và tổ chức, điều hành giao thơng.56
2.4. Hình thức phản ánh các vấn đề an tồn giao thơng .........................61
2.4.1. Thể loại……………………………………………………………….61
2.4.2. Ngơn ngữ thể hiện……………………………………………………68
2.4.3. Cách trình bày………………………………………………………...70
2.5. Phương thức truyền thông, đặc thù của mỗi báo và sự tiếp nhận
thông tin của công chúng về vấn đề an tồn giao thơng đường bộ …………..72
2.5.1. Phương thức truyền thông, đặc thù của mỗi báo………………….…72
2.5.2. Sự tiếp nhận thông tin của công chúng ......................................................…..82
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thơng của báo chí về
an tồn giao thơng đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội…………….....96
3.1. Xu hướng của báo chí và cơng chúng………………………………..96
3.2. Xu hướng phát triển giao thông đường bộ Hà Nội…………………97
3.2.1. Về phát triển giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.100
3.2.2. Về thay đổi phương thức quản lý nhà nước đối với trật tự an toàn giao
thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội ..........………………………..100
3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thơng của báo
chí về an tồn giao thơng đường bộ trên địa bàn Hà Nội……………………101
3.3.1. Đối với Bộ Giao thơng vận tải, Uỷ ban an tồn giao thơng Quốc gia,
Ban Tuyên giáo Trung ương………………………………………………..………...101
3.3.2. Đối với Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân Thành phố, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà

Nội…………………………………………………………………….…………103
3.3.3. Đối với Sở Giao thông Vận tải, Ban An tồn giao thơng, Cơng an Thành phố..104
3.3.4. Đối với các cơ quan báo chí………………………………………..105
KẾT LUẬN……………………………………………………………………..121
Tài liệu tham khảo ................................................................................................124
Phụ lục

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
01.

Bảng [2.1]: Các ấn phẩm của Báo Hà Nội Mới

36

02.

Bảng [2.2]: Một vài nét về Kênh VOV Giao thông FM91MHZ

37

03.


Bảng [2.3]: Khung Chương trình trên Kênh VOV Giao thơng

78

04.

Bảng [2.4]: Mức độ theo dõi thơng tin ATGT trên báo chí của công chúng

82

05.

Bảng [2.5]: Đánh giá của công chúng về nội dung thông tin ATGT
trên báo

06.

83

Bảng [2.6]: Đánh giá của cơng chúng về tính chính xác, kịp thời của
thơng tin ATGT trên báo

07.

83

Bảng [2.7]: Đánh giá của công chúng về sự hấp dẫn của thông tin
ATGT trên báo

08.


84

Bảng [2.8]: Mức độ tác động của thông tin ATGT trên báo đối với
công chúng

85

09.

Bảng [2.9]: Sự phản hồi của công chúng

86

10.

Bảng [2.10]: Mức độ hài lịng của cơng chúng

87

11.

Bảng [2.11]: Thống kê phương tiện quản lý và kết quả xử lý vi phạm

91

12.

Bảng [2.12]: Thống kê tai nạn giao thông đường bộ từ năm 2006 2010 tại Hà Nội


92

DANH MỤC CÁC BIỂU
01.

Biểu [2.1]: Sơ đồ biên tập, truyền tải, phát hành Báo in và điện tử Hà

73

Nội Mới
02.

Biểu [2.2]: Sơ đồ khối quy trình sản xuất chương trình truyền hình

75

03.

Biều đồ [2.3]: Số lượng thính giả gọi về VOV Giao thơng mỗi ngày

80

04.

Biểu đồ [2.4]: Miêu tả mức độ quan tâm của thính giả gọi tới VOV
Giao thơng

81

3


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thủ đô Hà Nội "là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia,
trung tâm lớn về văn hố, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”. [11, tr.3]
Nhằm tạo thêm thế và lực cho Thủ đô Hà Nội, Quốc hội nước Cộng hoà Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (khố XII) đã thơng qua Nghị quyết số 15 về mở rộng địa
giới hành chính Thành phố Hà Nội. Từ ngày 01/8/2008, Nghị quyết chính thức có
hiệu lực, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển của Thủ đơ.
Là một trong số ít Thủ đơ nghìn năm tuổi, hiện nay, Hà Nội là 1 trong 17 thủ
đơ và thành phố có diện tích lớn nhất thế giới, với 3.344,7 km2; 29 đơn vị hành
chính cấp huyện, 577 đơn vị cấp xã; là một đô thị có mật độ dân số cao, tổng dân số
hơn 6,5 triệu người. Trong quá trình xây dựng, phát triển, bên cạnh những thành tựu
to lớn đã đạt được, Hà Nội cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do q
trình đơ thị hố, trong đó, có vấn đề về an tồn giao thơng cịn nhiều bất cập: Hạ
tầng giao thơng của Hà Nội cịn yếu kém, chưa đáp ứng u cầu phát triển của Thủ
đơ; diện tích đường giao thơng mới chiếm khoảng 7% - 8% diện tích đất đô thị; hệ
thống cầu vượt dành cho người đi bộ qua đường cịn q ít; số lượng phương tiện
giao thông cá nhân gia tăng quá nhanh (khoảng 12% - 15%/năm); mật độ giao thông
của các phương tiện trên đường lớn, nhiều chủng loại phương tiện cùng tham gia
trên đường, trong đó, lượng xe máy chiếm tỷ lệ tới 62%; cơng tác quản lý về trật tự
giao thơng cũng cịn một số thiếu sót, khuyết điểm. Đặc biệt, ý thức chấp hành pháp
luật của người tham gia giao thơng cịn hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo
đảm trật tự an tồn giao thơng trên địa bàn Thành phố.
Thời gian qua, các cấp, các ngành của Thành phố, trong đó có các cơ quan báo

chí đã nỗ lực triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an tồn giao thơng
nói chung, giao thơng đường bộ nói riêng. Tuy nhiên, tình hình trật tự an tồn giao
thông, nhất là giao thông đường bộ trên địa bàn vẫn cịn phức tạp: Hạ tầng giao
thơng chưa đồng bộ, cịn thiếu và yếu. Tình trạng tai nạn giao thơng, ùn tắc giao

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

thơng từng bước được kiểm sốt và có xu hướng giảm, song, vẫn tiềm ẩn nguy cơ
gia tăng, gây nhức nhối, bức xúc cho xã hội,... Điều này không chỉ gây ảnh hưởng
tới tình hình an ninh trật tự xã hội mà cịn gây ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển
kinh tế - xã hội của Thủ đô. Một trong những nguyên nhân hạn chế cần khắc phục,
đó là cơng tác truyền thơng an tồn giao thơng chưa phong phú, hiệu quả chưa cao.
Trong đó, cơng tác truyền thơng trên báo chí chưa thường xun, cịn mang tính
thời vụ, chất lượng tun truyền chưa sâu, đơi khi mang tính hình thức, chưa tương
xứng với tính chất nghiêm trọng của vấn đề, chưa đáp ứng được u cầu thực tiễn, địi
hỏi phải có sự đột phá trong cơng tác truyền thơng nói chung và trên báo chí nói riêng.
Thời gian qua, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo in và
điện tử Hà Nội Mới đã tích cực tham gia cơng tác bảo đảm an tồn giao thơng trên địa
bàn Thành phố. Là những cơ quan báo chí của Trung ương và Thành phố có phạm vi
phát sóng, phát hành rộng rãi, có uy tín, vị thế và ảnh hưởng khá lớn đối với cả nước
nói chung, cơng chúng Thủ đơ nói riêng. Với phương thức, đặc trưng riêng, các báo
trên đã có tác động hữu ích trong cơng tác truyền thơng an tồn giao thơng của Thành
phố. Tuy nhiên, công tác truyền thông của các báo trên về vấn đề an tồn giao thơng
nói chung và giao thơng đường bộ nói riêng vẫn cịn một số hạn chế nhất định, chưa
phát huy hết tiềm năng, lợi thế của mỗi báo, ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thơng.

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả truyền thông của báo chí về an
tồn giao thơng đường bộ trên địa bàn Hà Nội” (khảo sát Kênh VOV Giao thông,
Chuyên mục “Tin tức giao thông” - kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Hà
Nội Mới điện tử, Báo in Hà Nội Mới, trong thời gian từ năm 2008 – 2010). Thông qua
khảo sát, đánh giá, chúng tôi hy vọng sẽ rút ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả
truyền thơng của báo chí về an tồn giao thơng đường bộ trên địa bàn Hà Nội.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Có thể nêu một số khố luận về đề tài báo chí với vấn đề an tồn giao thơng
phạm vi cả nước như:
- Báo chí với việc tun truyền thực hiện Nghị định 36CP, năm 1996 của tác
giả Phạm Minh Dương (khảo sát Báo Nhân dân từ 5/1995 - 5/1996).

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

- Báo chí với vấn đề trật tự an tồn giao thơng đường bộ, năm 2003 của tác giả Ngơ
Thị Bích Thao (khảo sát Báo Giao thông vận tải, Bạn đường từ năm 2000 - 3/2003).
- Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh và báo Lao động với vấn đề trật tự an
tồn giao thơng đường bộ, năm 2004 của tác giả Phùng Minh Tuấn (khảo sát từ năm
2001 - 4/2004).
- Vai trị của báo chí trong cơng tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường
thuỷ nội địa, năm 2005, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Hà Thị Hồng Vân, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền (khảo sát Báo Lao động, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Bạn
đường, Cà Mau và Tạp chí Cánh buồm, từ năm 2003 - 2004).
Về an tồn giao thơng trên địa bàn Hà Nội có một số đề tài:
- Báo Hà Nội Mới với công tác tuyên truyền về Nghị định 36 CP, năm 1996

của tác giả Hồ Trí Dũng (khảo sát Báo Hà Nội Mới và Hà Nội Mới chủ nhật năm
1/8/1995 - 1/8/1996).
- Báo Nhân dân và Hà Nội Mới với việc thực hiện Nghị định 36CP của Chính
phủ về lập lại trật tự đơ thị và an tồn giao thơng trên địa bàn Hà Nội, năm 2006 của
tác giả Vũ Thị Xuân Sinh (khảo sát năm 1995 - 1996).
- Báo chí với vấn đề trật tự an tồn giao thơng trên địa bàn Hà Nội hiện nay,
năm 2002 của tác giả Nguyễn Minh Thu (khảo sát Báo Hà Nội Mới, Giao thông vận
tải, Bạn đường, từ năm 2000 - 3/2002).
- Báo chí với vấn đề giao thơng đơ thị Hà Nội hiện nay, năm 2005 của tác giả
Trịnh Trọng Đảng (khảo sát Báo Tiền phong năm 2004 - 2005).
Về an tồn giao thơng trên địa bàn khác, có đề tài:
Báo chí Nghệ An với vấn đề trật tự an tồn giao thông, năm 2000 (khảo sát
Báo Nghệ An và Báo Công an Nghệ An, từ 1997 - 2000).
Một số tài liệu khác:
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học và thực tiễn “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền về an tồn giao thơng”, năm 2005 của Ban Tư tưởng - Văn hố Trung ương,
Uỷ ban An tồn giao thơng Quốc gia.

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

- “Xây dựng văn hố giao thơng Hà Nội” của Ban An tồn giao thông thành phố Hà
Nội, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội - 2009.
Có thể nói, báo chí với an tồn giao thông là phạm vi đề tài quen thuộc của
khá nhiều khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền. Tuy nhiên, chưa có khố luận, luận văn nào đặt vấn đề

nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, cụ thể về kết quả đạt được, hạn chế của
báo chí nói chung (bao gồm cả báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử) về vấn đề an
tồn giao thơng đường bộ trên địa bàn Hà Nội; nêu lên được hệ thống giải pháp toàn
diện để nâng cao hiệu quả tuyên truyền của báo chí về vấn đề này, nhất là từ sau khi
Hà Nội mở rộng địa giới hành chính đến nay, tình hình giao thơng Hà Nội có một số
thay đổi và yêu cầu mới. Bài toán giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ ở Hà
Nội đã và đang đặt ra cho Thủ đô nhiều vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết cấp bách
và lâu dài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cơng tác truyền thơng về an tồn giao thông đường
bộ, hiệu quả công tác truyền thông về an tồn giao thơng đường bộ của báo chí.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác truyền thông, hiệu quả truyền thông về an
tồn giao thơng đường bộ của: Kênh VOV Giao thông, Chuyên mục “Tin tức giao
thông” - kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Hà Nội Mới điện tử, Báo in
Hà Nội Mới (sau đây gọi tắt là bốn báo).
Thời gian từ năm 2008 - 2010.
Không gian: Trên địa bàn Thủ đơ Hà Nội
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu cơng tác truyền
thơng, hiệu quả cơng tác truyền thơng về an tồn giao thơng đường bộ của bốn báo
trên địa bàn Hà Nội.
Mục đích trọng tâm và quan trọng nhất của luận văn là từ những vấn đề mang
tính lý luận soi vào thực tiễn nhằm phân tích hiệu quả truyền thông và đề xuất giải

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học


pháp nâng cao hiệu quả cơng tác truyền thơng của báo chí về an tồn giao thơng
đường bộ ở Thủ đơ Hà Nội.
Qua đó, luận văn mong muốn được gửi đến đội ngũ lãnh đạo các cơ quan
quản lý, cơ quan báo chí, đội ngũ biên tập, phóng viên theo dõi lĩnh vực giao thơng
nói chung và đường bộ nói riêng những thơng tin tham khảo để trong thời gian tới
có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác truyền thông của báo chí về an tồn giao
thơng đường bộ trên địa bàn Hà Nội; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của
công chúng và công tác lãnh đạo, quản lý của các cấp uỷ, chính quyền thành phố Hà Nội
về an tồn giao thơng đường bộ.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn triển khai
những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Sưu tầm, khái quát tất cả những tin, bài liên quan đến vấn đề an tồn giao thơng
đường bộ trên địa bàn Hà Nội của bốn báo trong thời gian từ tháng 01/2008 đến
12/2010.
- Nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức truyền thơng an tồn giao thơng
đường bộ của các báo này với những kết quả, đóng góp và hạn chế.
- Điều tra xã hội học, phỏng vấn công chúng và một số cơ quan báo chí, cơ
quan chủ quản về vấn đề an tồn giao thơng đường bộ trên bốn báo.
- Đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả truyền thơng của
báo chí về an tồn giao thơng đường bộ trên địa bàn Hà Nội.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên đường lối, chính sách, quan điểm
của Đảng, Nhà nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ của báo
chí, đồng thời, kế thừa kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học có liên quan
đã được cơng bố.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên phương pháp luận khoa học
của Chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, lơ-gic và lịch
sử, phân tích và tổng hợp, điều tra xã hội học.


8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

Luận văn khảo sát có hệ thống cách thức thơng tin, phản ánh; cách thức tổ chức
truyền thông của các báo trên về an tồn giao thơng đường bộ trên địa bàn Hà Nội. Luận
văn còn huy động nhiều biện pháp tiếp cận thực tế, phỏng vấn trực tiếp một số
chuyên gia, nhà quản lý, nhà báo.
Ngồi ra, luận văn cịn thực hiện phương pháp điều tra xã hội học đối với công
chúng báo chí, thu thập, nghiên cứu, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, phân tích ý kiến
của họ để góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông của báo chí về an tồn
giao thơng đường bộ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn làm rõ một số lý luận về vấn đề truyền thơng,
hiệu quả truyền thơng an tồn giao thơng đường bộ ở Hà Nội; về vai trị của báo chí
trong cơng tác truyền thơng an tồn giao thơng nói chung, đường bộ nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát, đánh giá về hiệu quả cũng như những
hạn chế trong cơng tác truyền thơng an tồn giao thơng đường bộ trên địa bàn Hà
Nội của bốn báo, luận văn góp thêm tiếng nói, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác truyền thông của báo chí về vấn đề này trong thời gian tới.
Luận văn sẽ có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng,
nhà quản lý báo chí, các cơ quan báo chí, các nhà báo, các bạn sinh viên và những
người quan tâm đến đề tài này.
7. Cấu trúc của luận văn: Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo
và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Truyền thơng về an tồn giao thơng và vai trị của báo chí

- Chương 2: Thực trạng cơng tác truyền thơng của báo chí về an tồn giao
thơng đường bộ trên địa bàn Hà Nội
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thơng của báo chí về
an tồn giao thơng đường bộ trên địa bàn Hà Nội

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

Chương 1:
TRUYỀN THƠNG VỀ AN TỒN GIAO THƠNG
VÀ VAI TRỊ CỦA BÁO CHÍ

1.1. Truyền thơng về an tồn giao thơng
1.1.1. Khái niệm:
- Truyền thơng: Từ tiếng Anh: Communication, có nghĩa là sự truyền đạt,
thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thơng…
Thuật ngữ Truyền thơng có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Commune”, có nghĩa
là chung hay cộng đồng. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường,
phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với
cộng đồng, xã hội.
Có nhiều khái niệm, định nghĩa về truyền thơng, nhưng có thể hình thành
khái niệm chung về Truyền thơng, đó là:
Truyền thơng là một q trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thơng tin, tình
cảm, kỹ năng nhằm tạo ra sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi
và nhận thức. [48, tr. 13]
- Hiệu quả (danh từ): Hiệu: có cơng dụng; quả: Kết cục. Kết quả chắc chắn

và rõ ràng. Hiệu quả (tính từ): Có kết quả chắc chắn và rõ ràng [36, tr. 5]
Hiệu quả (danh từ): Kết quả đích thực. [59, tr. 806]
Hiệu quả: kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại. [41 , tr. 424]
Ngồi ra, ở góc độ khác, hiệu quả còn được hiểu là “kết quả thực hiện một
chủ trương, chính sách được xác định qua việc so sánh các kết quả đạt được với
toàn bộ các nguồn lực đã sử dụng. Hiệu quả thể hiện ở kết quả đạt được tối đa, chi
phí tối thiểu”. [35, tr.312]
- Nâng cao: Làm cho cao hơn trước. [36, tr. 1228]
Như vậy, nâng cao hiệu quả truyền thông về an tồn giao thơng (ATGT)
đường bộ là làm cho hiệu quả truyền thông về ATGT đường bộ đạt kết quả thực tế
cao hơn và kết quả đạt được trong công tác truyền thông về giao thông là tối đa, chi

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

phí tối thiểu về các nguồn lực. Điều đó có nghĩa là, truyền thơng phải góp phần
quan trọng cải thiện tình trạng giao thông; nhất là ý thức chấp hành pháp luật của
người dân; ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân
trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, nhằm hướng tới một xã hội an toàn, văn minh
và trách nhiệm; đồng thời, giảm được tối đa các chi phí về nguồn lực (con người, tài
chính,…).
Nâng cao hiệu quả truyền thông về ATGT là một yêu cầu tất yếu, khách
quan của sự phát triển xã hội, góp phần thực hiện tốt cơng tác quản lý xã hội của
nhà cầm quyền..
Hiệu quả truyền thông không thể tự sinh ra. Để đạt hiệu quả truyền thông
ATGT, nhà quản lý phải huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành,

các tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Công tác truyền thông phải được xác định là
một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông
không chỉ đơn lẻ mà nằm trong một tổng thể có tính thống nhất, đồng bộ, có liên
quan chặt chẽ và tác động qua lại với nhau.
Tóm lại, hiệu quả truyền thơng là kết quả của một chu trình khép kín, trong
đó, các yếu tố truyền thông liên quan chặt chẽ với nhau, không thể tách rời, không
thể xem nhẹ yếu tố nào. Muốn truyền thông ATGT đạt hiệu quả cao, cần phải nắm
vững các bước, các khía cạnh và các yếu tố, phát huy khả năng, lợi thế của các yếu
tố trong quá trình truyền thơng, phải có phương thức truyền thơng khoa học, hợp lý
để đạt được hiệu quả tối đa, trong khi chi phí tối thiểu.
1.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Thành phố về cơng tác truyền
thơng an tồn giao thơng đường bộ
Trong q trình phát triển, Hà Nội đã và đang phải đối mặt với khó khăn rất
lớn, ảnh hưởng tới sự phát triển, đó là tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông. Hàng
năm, tai nạn giao thơng làm chết và bị thương hàng chục nghìn người, gây thiệt hại
lớn về tài sản của Nhà nước và nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh
tế - xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài, an sinh xã hội và để lại hậu quả hết sức
nghiêm trọng, lâu dài cho nhiều gia đình và xã hội.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

Một trong những giải pháp quan trọng mà Đảng, Nhà nước ta đã và đang chỉ
đạo quyết liệt để kiềm chế tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thơng, đó là đẩy mạnh
công tác truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT tới các cấp uỷ Đảng,
chính quyền và tới các tầng lớp nhân dân, nhất là những người tham gia giao thông

nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông và
nâng cao vai trị, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tồn xã hội đối với
cơng tác này. Như vậy, công tác truyền thông, giáo dục, phổ biến về ATGT có vai
trị hết sức quan trọng.
Cơng tác truyền thơng, giáo dục, phổ biến pháp luật về ATGT đường bộ là
nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước đề cấp, quán triệt trong nhiều văn bản.,
như: Chỉ thị số 22 - CT/TW, ngày 24/2/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảm đảm trật tự an tồn giao
thơng” , trong đó, u cầu: “Cơng tác giáo dục an tồn giao thơng phải đến từng hộ
gia đình và xem đây là một nội dung quan trọng của phong trào xây dựng nếp sống
văn hoá mới hiện nay”.
Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, ngày 29/6/2007 của Chính phủ “Về một số
giải pháp cấp bách hành nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông”,
nhấn mạnh: “Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự ATGT cho mọi đối
tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng
hàng đầu”.
Nghị quyết số 16/2008/NQ- CP, ngày 31/7/2008 của Chính phủ “Về từng
bước khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh”, nêu rõ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh, các bộ, ngành tập trung thực hiện 4 nhóm giải pháp lớn, trong đó có giải
pháp: “Tuyên truyền phổ biến pháp luật, tổ chức cuộc vận động xây dựng “văn hóa
giao thơng” và “văn minh đơ thị”, tăng cường cưỡng chế thi hành pháp luật về trật
tự ATGT và trật tự đơ thị”.
Có thể nói, việc truyền thơng, giáo dục, phổ biến pháp luật về ATGT được coi
là một trong những giải pháp quan trọng, cấp bách nhằm giảm nhanh tai nạn giao

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

thơng và ùn tắc giao thông, nhất là trong bối cảnh cơ sở hạ tầng giao thơng cịn
chậm phát triển, có nhiều yếu kém, hạn chế.
Đối với Hà Nội, trong quá trình lãnh đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ
chính trị của Thành phố, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố luôn quan tâm chỉ
đạo, lãnh đạo công tác tuyên truyền ATGT.
Chỉ thị số 18 – CT/TU, ngày 16/8/2007 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà
Nội về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn Thành
phố đã nhấn mạnh: “Tổ chức phát động phong trào “Xây dựng văn hố giao thơng
của người Hà Nội hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, với mục
tiêu mọi công dân Thủ đô chấp hành tốt luật lệ giao thông”.
Kế hoạch số 62/KH-UBND, ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội triển khai thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số
biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa
bàn thành phố Hà Nội, nêu ra bảy nhóm nội dung và giải pháp chính. Trong đó, nêu
rõ: Chú trọng tuyên truyền, giáo dục trong các tổ chức đồn thể chính trị, xã hội, cơ
quan, đơn vị, trường học và gia đình, nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc về ý thức tự
giác chấp hành pháp luật ATGT, tích cực tham gia bảo đảm trật tự ATGT, tạo thành
phong trào toàn dân xây dựng “Nếp sống văn minh đơ thị” và “Văn hóa giao thơng
của người Hà Nội”, lập lại trật tự ATGT trên địa bàn Thành phố một cách bền vững,
thiết thực hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Triển khai thực hiện Nghị quyết 16/2008/NQ-CP, ngày 31/7/2008 của Chính
phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND,
ngày 03/12/2008 “Về từng bước khắc phục tình trạng ùn tắc giao thơng trên địa
bàn Thành phố”. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã ban hành văn bản số
2841/UBND yêu cầu Ban ATGT Thành phố, các sở, ngành và quận, huyện, thị xã
tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thơng đường bộ. Sở
GTVT có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tuyên

truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của
Chính phủ; đồng thời phối hợp với Cơng an Thành phố rà soát, lập kế hoạch thực

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

hiện luật và các văn bản liên quan phù hợp với đặc điểm, tình hình giao thơng Thủ
đơ; Ban ATGT Thành phố chủ trì, phối hợp với Ban Tun giáo Thành ủy, Sở
Thơng tin và Truyền thông… tổ chức tuyên truyền pháp luật về giao thông theo
hướng dẫn của Bộ GTVT và Ủy ban ATGT quốc gia. Các quận, huyện, thị xã tổ
chức phát động phong trào thực hiện nếp sống văn hóa giao thông và gương mẫu
thực hiện các quy định, quy tắc về giao thông khi tham gia giao thông trong toàn thể
cán bộ, viên chức, sinh viên, học sinh và nhân dân.
Những quan điểm, chủ trương, kế hoạch của Đảng, Nhà nước, Thành phố
về truyền thông, giáo dục, phổ biến pháp luật về ATGT đường bộ cả nước nói
chung, Hà Nội nói riêng là cơ sở quan trọng, định hướng cho cơng tác truyền
thơng về ATGT của báo chí.
1.1.3. Mục tiêu cơng tác truyền thơng về an tồn giao thơng đường bộ
Truyền thông là hoạt động quan trọng, phục vụ công tác quản lý, điều hành
xã hội của tổ chức cầm quyền. Truyền thông về ATGT cũng là một trong những
hoạt động không thể thiếu của nhà cầm quyền. Mục tiêu chủ yếu của truyền thơng
ATGT đó là:
Nhằm tun truyền, giáo dục, phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân
về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ATGT. Thơng
qua đó, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự
ATGT của mọi người dân khi tham gia giao thơng, từ đó thay đổi hành vi theo định

hướng của cơ quan chức năng, như: thông tin cho mọi người về những điều chưa
biết (như những chủ trương, chính sách pháp luật mới hoặc những thay đổi về luật
pháp liaan quan đến giao thông,…); nhắc nhở mọi người về những gì đã biết nhưng
có thể sẽ qn nếu không được nhắc nhở (như không đi nhanh khi trời mưa, khơng
đi sai làn,…); khuyến khích mọi người làm những việc bình thường họ khơng muốn
làm (như đội mũ bảo hiểm xe máy cho đúng); khuyến khích mọi người ngừng làm
những việc theo thói quen xấu (như phóng nhanh, vượt ẩu,…).
Thông qua truyền thông, nhằm vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham
gia bảo đảm trật tự ATGT, có thái độ phê phán, đấu tranh với những hành vi vi

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

phạm pháp luật của người tham gia giao thông; tạo ra động lực thi đua chấp hành
pháp luật về an tồn giao thơng ở các cấp, các ngành và nhân dân, góp phần ngăn
chặn và đẩy lùi được tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thơng hiện nay,…
Thơng qua truyền thơng cịn nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm, hiệu quả
cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, công tác quản lý nhà nước của chính quyền
các cấp trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm ATGT, có biện pháp
hữu hiệu chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, liên tục theo lĩnh vực, nhiệm vụ được
phân cơng.
Tóm lại, mục đích truyền thơng ATGT trước tiên là nâng cao sự hiểu biết
pháp luật về trật tự ATGT, hình thành lịng tin vào sự cần thiết đối với pháp luật.
Thứ hai là hình thành tình cảm tơn trọng pháp luật; thái độ không khoan nhượng đối
với các hành vi vi phạm trật tự ATGT; thói quen ứng xử theo các quy định của pháp
luật và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác bảo đảm trật tự

ATGT. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng là: Giảm trên cả 3 tiêu chí:
số vụ tai nạn giao thơng, số người chết, người bị thương vì giao thơng, tiến tới một
xã hội khơng cịn tai nạn và ùn tắc giao thông; lập lại trật tự ATGT một cách bền
vững.
1.1.4. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả truyền thơng của báo chí về an
tồn giao thơng đường bộ
Trên thực tế, việc đánh giá hiệu quả truyền thông về ATGT nói chung và
ATGT đường bộ của báo chí nói riêng rất khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều
lĩnh vực; vừa phải đánh giá định tính khi xem xét sự cải thiện của tình hình ATGT,
sự tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông, vừa phải đánh giá định lượng
khi xét giá trị bằng tiền chi phí, đầu tư cho cơng tác tun truyền (bóc tách chi phí
đầu tư, phân bổ cho cơng tác truyền thơng), mức độ hài lịng của cơng chúng đối với
tờ báo, hay chương trình…
Mặt khác, việc lượng hố hiệu quả truyền thông về ATGT đường bộ không
phải lúc nào cũng đánh giá, định lượng được bằng con số cụ thể, chính xác tuyệt đối
hoặc lượng hóa bằng tiền. Kết quả có thể thể hiện trực tiếp hay gián tiếp. Ví dụ:

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

truyền thơng góp phần giảm 03 tiêu chí số người bị tai nạn, số người bị chết và bị
thương trong một khoảng thời gian nhất định - đây là hiệu quả trực tiếp; còn hiệu
quả gián tiếp lại là sự tác động nhiều chiều của công tác quản lý trật tự ATGT tới
đời sống chính trị- xã hội, tư tưởng của cộng đồng và tồn xã hội tham gia giao
thơng.
Có thể nêu một số tiêu chí đánh giá hiệu quả truyền thơng ATGT của báo chí

như sau: Trước hết, cơng chúng nắm bắt được chính xác, kịp thời thơng tin về tình
hình giao thơng, để chủ động lộ trình giao thơng hợp lý; được giáo dục, phổ biến, tư
vấn pháp luật giao thông và thay đổi hành vi khi tham gia giao thông theo định
hướng tích cực.
Thứ hai, mức độ hài lịng của cơng chúng đối với báo chí trong cơng tác
truyền thơng về ATGT.
Thứ ba, hiệu quả công tác truyền thông ATGT đường bộ phải thể hiện ở việc
báo chí góp phần tác động tích cực tới cơ quan quản lý (trong việc ban hành các
chính sách về ATGT một cách khoa học, hợp lý; đồng thời, điều chỉnh giải pháp
quản lý, chính sách cho phù hợp thực tiễn,…).
Thứ tư, truyền thơng của báo chí góp phần làm giảm 3 tiêu chí về ATGT
(giảm số vụ tai nạn giao thông, số người chết, người bị thương), tiến tới khơng cịn
xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông; trật tự ATGT được bảo đảm.
Thứ năm là chất lượng, hiệu quả của truyền thông cao hơn so với chi phí đầu
tư cho cơng tác truyền thơng.
1.1.5. Các hình thức trưyền thơng về an tồn giao thông đường bộ trên địa
bàn Hà Nội
Hiện nay công tác truyền thơng về ATGT nói chung, đường bộ nói riêng
trên địa bàn Hà Nội được thực hiện chủ yếu thông qua các kênh: Hệ thống truyền
thông đại chúng Trung ương và Thành phố (báo chí, điện ảnh, sách, đài truyền
thanh quận, huyện, xã, phường, thị trấn…); đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo
của Thành phố (trực tiếp tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao
thông); thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường và ở khu dân cư; thông

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học


qua các chiến dịch truyền thông, các hoạt động về giao thông như: “Tháng an tồn
giao thơng”, ... hoặc thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội (căn cứ
nhu cầu, nguyện vọng, đặc điểm của các đoàn viên, hội viên, các tổ chức đoàn thể
tổ chức truyền thông ATGT phù hợp với tâm lý của từng loại đối tượng của tổ chức
mình).
Các hoạt động truyền thơng ATGT ngày càng phong phú. Mỗi loại hình đều
có ưu điểm, thế mạnh riêng, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác truyền thơng nói
chung về ATGT. Báo chí là một trong những hình thức truyền thơng được thành
phố Hà Nội quan tâm, đánh giá cao. Báo chí đã và đang trở thành công cụ quan
trọng trong công tác truyền thông ATGT nói chung, đường bộ nói riêng trên địa bàn
Hà Nội.
Tuy nhiên, các hình truyền thơng, giáo dục, phổ biến pháp luật ATGT nói
chung vẫn cịn những hạn chế như: cịn mang tính thời vụ, hình thức. Đối với cơng
tác truyền thơng trên báo chí nói riêng, số lượng tin, bài phản ánh về cơng tác này
cịn chưa nhiều, chưa thường xuyên, chưa thực sự sâu sắc, chưa tương xứng với tầm
quan trọng của công tác bảo đảm trật tự ATGT, chưa đáp ứng yêu cầu công tác
truyền thông trên địa bàn Thành phố.
1.1.6. Các yếu tố trong quá trình truyền thơng
Để tiến hành truyền thơng, cần có các yếu tố sau:
Nguồn (Source), hoặc người gửi cung cấp (sender) đó là yếu tố khởi xướng
việc thực hiện truyền thơng. Đó có thể là một cá nhân nói, viết, vẽ hay làm động
tác. Yếu tố khởi xướng có thể là một nhóm người, một tổ chức truyền thơng như cơ
quan đài phát thanh, truyền hình, báo chí, thơng tấn, vv…
Thơng điệp (Message) là yếu tố thứ hai của truyền thông.
Thông điệp có thể bằng tín hiệu, ký hiệu, mã số, bằng mực trên giấy, sóng
trên khơng trung hoạch bằng bất cứ tín hiệu nào mà người ta có thể hiểu được và
trình bày ra một cách có ý nghĩa. Điều quan trọng là thông điệp phải được diễn tả
bằng thứ ngôn ngữ mà người cung cấp (nguồn) và người tiếp nhận đều hiểu được.
Có thể là ngơn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, ngôn ngữ kỹ thuật trong


17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

khoa học kỹ thuật, hay ngôn ngữ văn học nghệ thuật. Bằng bất cứ cách nào, một ý
nghĩa nào đó cũng phải được diễn tả bằng ngôn ngữ hiểu được trong truyền thông.
Mạch truyền, kênh (Channel) là yếu tố thứ ba trong truyền thông.
Mạch truyền làm cho người ta nhận biết thông điệp bằng các giác quan.
Mạch truyền là cách thể hiện thông điệp để con người có thể nhìn thấy được qua các
thể loại in hay hình ảnh trực quan, nghe thấy được qua các phương tiện nghe, nhìn
qua hình ảnh, truyền hình và những dụng cụ nghe nhìn khác như: sờ, nếm, ngửi qua
mẫu, hiện vật thí nghiệm.
Người tiếp nhận, nơi tiếp nhận (Receiver) là yếu tố thứ tư của truyền thơng.
Đó là những người nghe, người xem, người giải mã, người giao tiếp. Hoặc có thể là
một người, một nhóm, một đám đông thành viên của một tổ chức hay của công
chúng đông đảo.
Theo lý thuyết thông tin và điều khiển học (Cybernetics) của Claude
Shannon và nhiều người nghiên cứu khác, q trình truyền thơng cịn được bổ sung
thêm hai yếu tố: Hiện tượng nhiễu (Noise) và phản hồi (Feedback).
Phản hồi (Feedback) được hiểu là sự tác động ngược trở lại của thơng tin từ
phía người tiếp nhận đối với người truyền tin. Phản hồi là phần tử cần thiết để điều
khiển q trình truyền thơng, làm cho q trình truyền thông được liên tục từ nguồn
đến đối tượng tiếp nhận và ngược lại. Nếu khơng có phản hồi, thơng tin chỉ một
chiều và mang tính áp đặt.
Nhiều (Noise) ln tồn tại trong q trình truyền thơng. Đó là hiện tượng
thông tin truyền đi bị ảnh hưởng bởi các điều kiện của tự nhiên và xã hội, phương

tiện kỹ thuật… gây ra sự sai lệch hay kém chất lượng về nội dung thông tin cũng
như tốc độ truyền tin. Các dạng nhiễu có thể có như: vật lý, cơ học, luân lý, tôn
giáo, dân tộc, môi trường, ngôn ngữ, giới tính, lứa tuổi,…
Khi thực hiện truyền thơng nói chung, truyền thơng ATGT nói riêng cần phải
nắm vững các yếu tố trên, nếu khơng, sẽ khó thực hiện hoặc hiệu quả sẽ không đạt
như mong muốn.

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

Mục đích của truyền thông là làm cho người tiếp nhận hiểu được cặn kẽ
thơng điệp và có những hành động tương tự. Nói một cách khác, người cung cấp,
khởi xướng truyền thơng khi chuyển thông điệp cho người tiếp nhận mong muốn họ
biết được mình muốn thơng tin gì, muốn việc làm của mình ảnh hưởng đến thái độ
và cách xử sự của người tiếp nhận.
Biết được đối tượng truyền thông cũng là một yếu tố hết sức quan trọng để
tạo nên hiệu quả trong q trình truyền thơng. Đối tượng của truyền thơng là con
người. Mỗi người có thể trả lời, đáp ứng thông điệp của người khởi xướng tuỳ theo
xu hướng, thái độ, trình độ học vấn, địa vị xã hội của riêng họ. Vì vậy, biết đối
tượng khơng phải là đơn giản. Nó địi hỏi người truyền thơng phải đi sâu vào bản
chất, nhu cầu, nghiên cứu kỹ đối tượng, dùng chính ngay ngơn ngữ của đối tượng để
làm giảm bớt những rào chắn ngăn cách đến mức thấp nhất. Q trình truyền thơng
là q trình hai chiều.
Người khởi xướng (nguồn) và người tiếp nhận (người đọc, người nghe,
người xem) phải kết hợp với nhau để tạo nên những cái chung. Người truyền thơng
khơng thể xem cái mình biết là cái cuối cùng, phải chú ý tới phản ứng và sự trả lời

của người tiếp nhận. Chu kỳ: Người cung cấp

Thơng điệp

Người tiếp nhận,

được gọi là q trình phản hồi (Feedback) một yếu tố quan trọng trong quá trình
truyền thơng.
1.1.7. Q trình truyền thơng
Q trình truyền thơng chia làm hai giai đoạn
Q trình A - nguồn (Source) có thể là một người, một tổ chức, một cơ quan
chuyển một thơng điệp cho đối tượng trong đó chứa đựng những thơng tin mã hố
(encode) là tìm tịi một hệ thống tín hiệu ngơn ngữ học nào đó diễn đạt một nội
dung thông điệp. Thông điệp (message), là những thông tin thực sự được chuyển
theo một mạch truyền (kênh) này hay kênh khác đến đối tượng.
Quá trình B: Giải mã (decode), là quá trình từng cá nhân bằng con đường
riêng của mình làm rõ ràng, rành mạch thơng điệp được chuyển đến. Mỗi thơng
điệp chuyển đến có thể được chấp nhận và hiểu biết theo nhiều cách khác nhau tuỳ

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học

thuộc vào kiến thức, thái độ của người tiếp nhận và cũng tuỳ thuộc vào người cung
cấp và nội dung thông điệp.
Nơi nhận (destination), người nhận (receiver) là điểm cuối cùng giải mã
thông điệp, có q trình và sự tích luỹ của người tiếp nhận.

Phản hồi (Feedback), là dịng chảy thơng tin mà những bước đi từ thông tin
gốc đến nơi tiếp nhận và ngược lại. Nhưng nó chỉ được thực hiện với điều kiện
người tiếp nhận giải mã được thông tin và người cung cấp thơng tin có những thơng
tin thích hợp với hiện tại. Phản hồi là khía cạnh quan trọng nhất của q trình, là
cơng cụ mạnh mẽ cho phép nối hai đường truyền thơng lại với nhau. Nó sẽ khơng
cịn tồn tại hoặc bị cản trở khi một trong hai bộ phận truyền thơng bị vơ hiệu hố
hoặc với sự chống lại của bộ phận tiếp nhận. Một hạn chế của truyền thơng là có thể
xảy ra hiện tượng khơng phản hồi.
Q trình truyền thơng nói chung và truyền thơng ATGT của báo chí nói
riêng cần chú ý tới các khía cạnh:
- Q trình truyền thơng giữa con người bao giờ cũng diễn ra trong môi
trường xã hội, xác định rõ những kinh nghiệm chung giữa người khởi xướng và
người tiếp nhận.
- Để truyền thông đạt hiệu quả, kinh nghiệm của người khởi xướng và người
tiếp nhận có giá trị đặc biệt khi tiến hành.
- Thông điệp trong truyền thơng phải qua các bước mã hố, truyền đi, tiếp nhận
và giải mã. Mỗi thông điệp chuyển từ người khởi xướng đến người tiếp nhận thường
giảm độ chính xác và cường độ, nên phải tìm cách tăng thêm sức mạnh cho thông điệp.
- Mỗi thông điệp được người tiếp nhận nghiên cứu và chỉ biết được sức
mạnh, hiệu quả của nó khi người tiếp nhận có thơng tin phản hồi.
1.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả truyền thông về an tồn giao
thơng đường bộ
Mơ hình truyền thơng ATGT của báo chí:

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí học


Cũng như truyền thơng về các vấn đề khác, q trình truyền thơng ATGT của
báo chí diễn ra theo những bước nhất định, có thể khái qt qua mơ hình như sau:

Nhiễu (Noise)
SsS
S

M

C

R

E

Phản hồi(Feedback)

E (effect): Hiệu quả, kết quả của quá trình truyền thông
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông ATGT:
Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước: Đây là nhân tố
rất quan trọng liên quan đến sự ổn định của cả một quá trình thực hiện cơng tác giao
thơng nói chung, truyền thơng về ATGT nói riêng. Nếu như chủ trương, chính sách
đồng bộ, chặt chẽ, thì việc thực hiện sẽ thơng suốt, việc tn thủ pháp luật được
nghiêm minh. Ngược lại, nếu như chủ trương, chính sách cịn chồng chéo, mâu
thuẫn, thiếu đồng bộ, thì việc tổ chức thực hiện sẽ vướng mắc, chậm chễ, thiếu
thống nhất, tạo những kẽ hở pháp luật, dẫn đến việc tuân thủ pháp luật không
nghiêm, hay vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, việc xác định rõ vai trị của cơng tác truyền thơng nói chung, vai trị
của báo chí nói riêng đối với công tác này trong các văn bản của Đảng và văn bản

quy phạm pháp luật của Nhà nước sẽ tạo cơ sở quan trọng cho các cơ quan chức
năng và các cơ quan báo chí có căn cứ tổ chức thực hiện công tác truyền thông về
ATGT nói chung, đường bộ nói riêng.
Tổ chức bộ máy: Có ý nghĩa rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới công tác truyền
thơng về ATGT. Đó là mức độ hồn thiện, hợp lý của bộ máy, sự tương thích của
nó với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân. Tổ chức, bộ
máy khoa học, hợp lý sẽ phát huy khả năng, tác dụng của các bộ phận, các cá nhân;
ngược lại sẽ ách tắc công việc, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của, chất lượng,
hiệu quả không cao.

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×