Tải bản đầy đủ (.docx) (226 trang)

Đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 226 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM DƯƠNG THU HẰNG

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
THEO HƯỚNG NÂNG CAO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM DƯƠNG THU HẰNG

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
THEO HƯỚNG NÂNG CAO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Kĩ thuật công nghiệp
Mã số: 9.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS. TS. NGUYỄN HOÀI NAM


2. TS. NGUYỄN TRẦN QUỐC VINH

Hà Nội - 2022


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu được trình bày trong luận án là
nghiên cứu của riêng tôi, chưa từng được tác giả công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả luận án

Phạm Dương Thu Hằng


2

LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện tại Khoa Sư phạm Kĩ thuật, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội. Trong suốt q trình nghiên cứu, nhờ có được sự quan tâm, tận tình
hướng dẫn của tập thể phó giáo sư, tiến sĩ mà tác giả đã hoàn thiện được luận án
của mình. Tác giả xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc đến hai thầy hướng
dẫn là thầy PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam và TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh.

Bên cạnh đó là sự quan tâm và tạo điều kiện mọi mặt của tập thể lãnh đạo,
quản lý và thầy cô giáo Khoa Sư phạm Kĩ thuật, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội cũng như sự hỗ trợ của Q thầy cơ ở các phịng của Nhà trường. Tác giả
xin cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm và giúp đỡ của Quý thầy cô.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn đến tập thể lãnh đạo và đồng nghiệp của
khoa Tin học và Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, nơi mà tác giả
đang công tác, đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện để tác giả yên tâm thực hiện luận
án.
Cuối cùng, lời cảm ơn xin được gửi tới các nhà khoa học, gia đình và
tập thể các anh chị em nghiên cứu sinh của khoa Sư phạm Kĩ thuật đã quan
tâm giúp đỡ, cổ vũ và động viên tác giả hoàn thành luận án.


3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ..........................................................xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
I.

Lý do chọn đề tài..................................................................................1

II.


Mục đích nghiên cứu............................................................................3

III.

Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................4

IV.

Giả thuyết khoa học..............................................................................4

V.

Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................4

VI.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................4

VII. Những đóng góp mới của luận án.........................................................6
VIII. Những luận điểm bảo vệ.......................................................................6
IX.

Cấu trúc luận án....................................................................................7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY
HỌC TRỰC TUYẾN THEO HƯỚNG NÂNG CAO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC
1.1

........................................................................................................8


Tổng quan nghiên cứu vấn đề...............................................................8

1.1.1

Đánh giá quá trình trong dạy học đại học.......................................8


4

1.1.2

Đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến ở đại học................11

1.1.3

Đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo định hướng nâng

cao động lực học tập cho sinh viên đại học..............................................13
1.2

Một số khái niệm................................................................................16

1.2.1

Một số khái niệm cơ bản..............................................................16

1.2.2

Một số khái niệm liên quan..........................................................22


1.3

Lý thuyết tự quyết định trong mối quan hệ giữa đánh giá quá trình

trong dạy học trực tuyến và động lực học tập của sinh viên đại học...........27
1.3.1

Lý thuyết tự quyết định................................................................27

1.3.2

Mối quan hệ giữa đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến và

động lực học tập của sinh viên đại học.....................................................28
1.4

Một số vấn đề lý luận về đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến

theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học......................30
1.4.1

Đặc điểm sinh học, tâm lý và xã hội của sinh viên đại học..........30

1.4.2

Những yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên đại

học trong học tập trực tuyến.....................................................................31
1.4.3


Những lợi ích và thách thức của đánh giá quá trình trong dạy học

trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học. 32
1.4.4

Đặc điểm của đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo

hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học..........................33
1.4.5

Vai trò của đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo

hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học..........................39
1.4.6

Đo lường sự ảnh hưởng của đánh giá quá trình trong dạy học trực

tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học.........43
1.5

Thực trạng đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng

nâng cao động lực học tập cho sinh viên.....................................................47
1.5.1

Mục đích, phạm vi, đối tượng khảo sát........................................47


5


1.5.2

Phương pháp khảo sát...................................................................47

1.5.3

Nội dung khảo sát.........................................................................47

1.5.4

Tổng quan về số liệu khảo sát......................................................48

1.5.5

Kết quả khảo sát...........................................................................49

1.5.6

Phân tích kết quả..........................................................................55

CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC
TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI HỌC PHẦN “CƠ SỞ DỮ LIỆU” THEO HƯỚNG
NÂNG CAO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN..............................64
2.1

Cơ sở xây dựng các biện pháp đánh giá quá trình trong dạy học trực

tuyến theo hướng thúc đẩy động lực học tập cho sinh viên.........................64
2.2


Biện pháp 1: Phân tích đặc điểm học phần “Cơ sở dữ liệu”...............65

2.2.1

Tầm quan trọng của học phần “Cơ sở dữ liệu”............................65

2.2.2

Khó khăn, thách thức đối với sinh viên trong quá trình học học

phần “Cơ sở dữ liệu”.................................................................................66
2.2.3

Tổ chức, triển khai các hoạt động giảng dạy và học tập trong học

phần “Cơ sở dữ liệu”.................................................................................68
2.3

Biện pháp 2: Xác định các nguyên tắc thiết kế đánh giá quá trình

trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh
viên 69
2.3.1

Sử dụng chuẩn đầu ra của học phần làm định hướng nội dung thiết

kế

......................................................................................................69


2.3.2

Xác định mức độ dạy học trực tuyến phù hợp với các hoạt động

đánh giá và mơi trường dạy học................................................................70
2.3.3

Đáp ứng vai trị ‘đánh giá để học tập’..........................................71

2.3.4

Đáp ứng vai trò ‘(tự) đánh giá là học tập’....................................72

2.4

Biện pháp 3: Xác định các yêu cầu của đánh giá quá trình trong dạy

học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên .........73


6

2.4.1

Đối với giảng viên........................................................................73

2.4.2

Đối với sinh viên..........................................................................75


2.5

Biện pháp 4: Xây dựng kỹ thuật thiết kế đánh giá quá trình trong dạy

học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên..........76
2.5.1

Bước 1: Lập kế hoạch...................................................................76

2.5.2

Bước 2: Thực hiện........................................................................76

2.5.3

Bước 3: Đánh giá..........................................................................77

2.5.4

Bước 4: Điều chỉnh.......................................................................77

2.6

Biện pháp 5: Sử dụng một số kỹ thuật tổ chức và thực hiện đánh giá

quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập
cho sinh viên................................................................................................79
2.6.1


Sử dụng học liệu điện tử để xây dựng bản đồ chuẩn đầu ra.........79

2.6.2

Sử dụng nhiệm vụ điện tử và thảo luận điện tử để tăng cường sự

tham gia các hoạt động học tập của sinh viên...........................................83
2.6.3

Sử dụng phản hồi điện tử để sinh viên điều chỉnh kịp thời việc học
......................................................................................................90

2.6.4
2.7

Sử dụng tự đánh giá điện tử để xác định tình trạng việc học.......94

Minh họa biện pháp 5 trong học phần “Cơ sở dữ liệu”....................101

2.7.1

Minh họa kỹ thuật: Sử dụng học liệu điện tử để xây dựng bản đồ

chuẩn đầu ra............................................................................................102
2.7.2

Minh họa kỹ thuật: Sử dụng nhiệm vụ điện tử và thảo luận điện tử

để tăng cường sự tham gia các hoạt động học tập của sinh viên............105
2.7.3


Minh họa kỹ thuật: Sử dụng phản hồi điện tử để sinh viên điều

chỉnh kịp thời việc học............................................................................110
2.7.4

Minh họa kỹ thuật: Sử dụng tự đánh giá điện tử để xác định tình

trạng việc học..........................................................................................111
CHƯƠNG 3. KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ.......................................115


7

3.1

Mục đích...........................................................................................115

3.2

Thực nghiệm sư phạm......................................................................115

3.2.1

Đối tượng thực nghiệm...............................................................115

3.2.2

Nội dung thực nghiệm................................................................115


3.2.3

Kết quả thực nghiệm...................................................................116

3.3

Kiểm định mơ hình nghiên cứu........................................................122

3.3.1

Đối tượng khảo sát.....................................................................123

3.3.2

Phương pháp thực hiện...............................................................123

3.3.3

Tiến trình thực hiện....................................................................123

3.3.4

Kết quả nghiên cứu.....................................................................124

3.4

Phương pháp chuyên gia...................................................................142

3.4.1


Chuẩn bị tài liệu xin ý kiến chuyên gia......................................142

3.4.2

Nội dung tiến hành.....................................................................142

3.4.3

Kết quả xin ý kiến chuyên gia....................................................143

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................146
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.............................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................150
PHỤ LỤC ..................................................................................................1-PL


8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CĐR
DHTT
ĐGQT
ĐLHT

Chuẩn đầu ra
Dạy học trực tuyến

Đánh giá quá trình
Động lực học tập

DANH MỤC CÁC BẢN


9

Bảng 1-1. Các hoạt động đánh giá trong DHTT tương ứng với năm chiến lược
cốt lõi của ĐGQT............................................................................................35
Bảng 1-2. Đề xuất các hình thức trực tuyến trong DHTT...............................36
Bảng 1-3. Ví dụ về các biến quan sát của các thang đo..................................45
Bảng 1-4. Thông tin về nội dung khảo sát thực trạng.....................................47
Bảng 1-5. Tổng quan về mẫu điều tra.............................................................48
Bảng 1-6. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các phát biểu liên quan đến
thực trạng triển khai ĐGQT............................................................................49
Bảng 1-7. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các phát biểu liên quan đến
thực trạng sử dụng DHTT trong ĐGQT..........................................................51
Bảng 1-8. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các phát biểu liên quan đến
thực trạng tác động của ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho
sinh viên..........................................................................................................53
Bảng 2-1. Mô tả mức độ đánh giá của yêu cầu 9: Sự điều chỉnh quả trình dạy
học...................................................................................................................78
Bảng 2-2. Mơ tả mức độ đánh giá của yêu cầu 1: Chuẩn đầu ra.....................81
Bảng 2-3. Mô tả mức độ đánh giá của yêu cầu 2: Các tiêu chí đánh giá........82
Bảng 2-4. Mơ tả mức độ đánh giá của yêu cầu 3: Các nhiệm vụ và các hoạt
động gợi ra bằng chứng về việc học của sinh viên..........................................87
Bảng 2-5. Mô tả mức độ đánh giá của yêu cầu 4: Các chiến lược đặt câu hỏi
và phản hồi qua lại gợi ra bằng chứng về việc học của sinh viên...................88
Bảng 2-6. Một số công cụ sử dụng để giao nhiệm vụ và phản hồi nhanh.......91

Bảng 2-7. Mô tả mức độ đánh giá của yêu cầu 5: Phản hồi cụ thể.................94
Bảng 2-8. Tiêu chí đánh giá việc triển khai ĐGQT trong DHTT theo hướng
nâng cao ĐLHT đối với sinh viên...................................................................98
Bảng 2-9. Mô tả mức độ đánh giá của yêu cầu 6: Đánh giá đồng đẳng..........99


10

Bảng 2-10. Mô tả mức độ đánh giá của yêu cầu 7: Tự đánh giá...................100
Bảng 2-11. Các nhiệm vụ được xác định trong tổ chức thực hiện kỹ thuật 1
đối với CĐR 1...............................................................................................105
Bảng 2-12. Mẫu thiết kế cho đánh giá đồng đẳng.........................................111
Bảng 2-13. Mẫu tự đánh giá của sinh viên....................................................112
Bảng 3-1. Đối tượng khảo sát phân tổ kết hợp theo Năm học sinh viên và giới
tính.................................................................................................................125
Bảng 3-2. Bảng tổng hợp kết quả Cronbach’s Alpha....................................126
Bảng 3-3 Nhân tố Chia sẻ chuẩn đầu ra và các tiêu chí đánh giá.................128
Bảng 3-4 Nhân tố Thảo luận trong lớp học...................................................129
Bảng 3-5 Nhân tố Giảng viên phản hồi.........................................................130
Bảng 3-6 Nhân tố Tự đánh giá và đánh giá ngang hàng..............................131
Bảng 3-7 Nhân tố Sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản...........................132
Bảng 3-8 Nhân tố Động lực tự chủ...............................................................133
Bảng 3-9 Phân tích nhân tố EFA...................................................................134
Bảng 3-10 Hệ số hồi qui đã được chuẩn hóa.................................................139
Bảng 3-11. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu141
Bảng 3-12 Hệ số xác định R2 của các nhân tố phụ thuộc trong mơ hình nghiên
.......................................................................................................................142
Bảng 3-13. Kết quả ý kiến đánh giá của các chuyên gia...............................143



11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. ĐGQT trong DHTT là một phần của việc học thông qua sự thỏa
mãn/ thất vọng các nhu cầu tâm lý cơ bản của người học và động lực của
người học.........................................................................................................29
Hình 1.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất............................................................43
Hình 2.1. Các yêu cầu của ĐGQT trong DHTT đối với giảng viên................74
Hình 2.2. Minh họa một bản đồ CĐR do sinh viên thực hiện.......................105
Hình 2.3. Ví dụ minh họa sử dụng biểu đồ mạng nhện biểu diễn việc học của
sinh viên qua mỗi CĐR.................................................................................112
Hình 3.1. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm sinh viên có sự tăng trưởng về kết quả kiểm
tra cuối học kỳ so với kết quả kiểm tra đầu học kỳ.......................................117
Hình 3.2. Điểm trung bình đánh giá cuối học kỳ của các nhóm học phần “Cơ
sở dữ liệu” năm học 19 – 20 so với năm học 20 – 21...................................118
Hình 3.3. Kết quả đánh giá của sinh viên về mức độ hiệu quả của các kỹ thuật
ĐGQT trong DHTT trong các nhóm học phần “Cơ sở dữ liệu” năm học 20 21...................................................................................................................119
Hình 3.4. Kết quả tự đánh giá của sinh viên sau 5 chuẩn đầu ra...................120
Hình 3.5 Kết quả CFA...................................................................................138
Hình 3.6. Kết quả SEM mơ hình đề xuất......................................................141


1

MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Một là, Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 03 năm 2021 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học đã có
một số điểm sửa đổi, trong đó có sự thay đổi về điều kiện cơng nhận tốt
nghiệp của sinh viên. Theo Thơng tư, ngồi các điều kiện để công nhận tốt

nghiệp đối với sinh viên như hiện nay, một điều kiện tốt nghiệp mới được bổ
sung là sinh viên cần đáp ứng được chuẩn đầu ra (CĐR) của chương trình đào
tạo - là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hồn
thành một chương trình đào tạo. Do đó, trong q trình dạy học, các hoạt
động giảng dạy và học tập, đặc biệt là hoạt động đánh giá cần thường xuyên
cập nhật, cải tiến nhằm hướng đến vấn đề sinh viên đạt CĐR của chương trình
đào tạo, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới giáo dục
đại học hiện nay.
Cũng theo Thông tư trên, việc dạy và học trực tuyến đã được Bộ chính
thức cho phép và có quy định cụ thể: cơ sở đào tạo được tổ chức các lớp học
hình thức trực tuyến khi đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng với thời lượng cho
phép tối đa là 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo. Theo đó, giảng
viên được phép sử dụng hình thức trực tuyến trong xây dựng kế hoạch, thiết
kế bài giảng và triển khai hoạt động dạy học, hoạt động đánh giá sao cho phù
hợp với bối cảnh dạy học. Hình thức trực tuyến được sử dụng có thể là trực
tuyến đồng bộ và/ hoặc trực tuyến không đồng bộ trong và ngoài lớp học.
Hai là, theo định hướng giảng dạy và học tập lấy sinh viên làm trung
tâm hiện nay tại các trường đại học, sự đổi mới các phương pháp đánh giá là


2

rất cần thiết sao cho phát huy được vai trò của sinh viên. Việc đánh giá không
chỉ do mỗi giảng viên thực hiện mà sinh viên và giảng viên trở thành “đối tác
có trách nhiệm trong việc học tập và đánh giá” [55], có nghĩa là sinh viên có
trách nhiệm đánh giá hơn là chỉ nhận đánh giá từ giảng viên. Đánh giá quá
trình (ĐGQT) là một loại hình đánh giá có bản chất thể hiện được ý nghĩa
này, đã và đang được nhiều nhà giáo dục quan tâm về tầm quan trọng và tính
hiệu quả của nó trong định hướng nâng cao chất lượng của việc giảng dạy và

học tập. Mục tiêu của ĐGQT là thúc đẩy việc học của sinh viên tiến bộ bằng
cách quan tâm đến ‘con đường’ hay ‘quá trình’ thực hiện như thế nào để có
kết quả học tập tốt. ‘Con đường’ này được sinh viên đồng hành cùng giảng
viên và các bạn cùng học. Thông qua ĐGQT, sinh viên tự chủ và tự điều
chỉnh kịp thời việc học của mình trong suốt quá trình học tập.
Bên cạnh đó, trong thời đại cơng nghệ 4.0, cùng với những thay đổi
trong giáo dục đại học theo hướng linh hoạt hơn, dạy học trực tuyến (DHTT)
là xu thế tất yếu hiện nay, cũng đã và đang được hầu hết các cơ sở giáo dục
đại học lựa chọn triển khai và áp dụng vì sự thuận lợi, nhanh chóng và hiệu
quả của mơi trường này. Một kết quả rõ nét đó là phương châm “Tạm dừng
đến trường, khơng dừng việc học” trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng
COVID năm 2019 được triển khai thực hiện thành công nhờ DHTT với hình
thức trực tuyến hồn tồn.
Động lực học tập (ĐLHT) là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục học. ĐLHT thôi thúc sinh
viên thực hiện các hoạt động học tập, đồng thời, định hướng, duy trì và quyết
định cường độ của các hành vi đó để điều chỉnh và cải thiện kết quả học tập.
Do đó, trong DHTT cho sinh viên các ngành kỹ thuật, các biện pháp
ĐGQT có thể làm cho ĐLHT của người học được tăng lên. Điều này tác động


3

tích cực đến kết quả học tập và giảng dạy của sinh viên và giảng viên, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Ba là, mặc dù hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định
ĐGQT, DHTT và ĐGQT trong DHTT giúp tạo động lực cho sinh viên, giúp
sinh viên tiến bộ và cải thiện kết quả học tập của họ. Tuy nhiên, khi thực hiện
ĐGQT trong DHTT, các công trình chưa mơ tả cụ thể các biện pháp được
thực hiện như thế nào và yếu tố công nghệ thường bị ‘lạm dụng’, được chú

trọng hơn trong việc triển khai các hoạt động đánh giá thay vì cần nhấn mạnh,
tập trung hơn đến yếu tố ‘quá trình’. Cho nên, tùy thuộc vào bối cảnh diễn ra
quá trình dạy học, các hình thức hay phương tiện sử dụng trong DHTT cần
được xác định cho phù hợp với các hoạt động ĐGQT sao cho cơng nghệ đóng
vai trị trung gian, hỗ trợ các hoạt động giảng dạy và học tập đạt được hiệu
quả tối đa.
Trong các nghiên cứu về ĐGQT trong DHTT này, việc tác động đến
ĐLHT của sinh viên chưa được thể hiện là một mục tiêu cụ thể trong thiết kế
đánh giá. Hoặc nếu ĐLHT được đề cập, một số cơng trình khẳng định rằng
ĐGQT trong DHTT tác động đến ĐLHT của sinh viên, nhưng cơ sở thực hiện
cũng như minh chứng để thấy rõ kết luận này thì chưa được đề cập. Đây là
các ‘khoảng trống’ hay các hạn chế liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà luận
án sẽ tiếp cận để làm rõ.
Như vậy, với các lý do trên: yêu cầu đổi mới về chất lượng đào tạo
trong bối cảnh giáo dục đại học hiện nay; hiệu quả của ĐGQT, DHTT, ĐLHT
trong quá trình dạy học đã được các cơng trình nghiên cứu khẳng định là góp
phần nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy; các hạn chế của các cơng
trình nghiên cứu liên quan đến ĐGQT trong DHTT theo hướng tác động đến
ĐLHT của người học, tác giả luận án chọn đề tài nghiên cứu là: “Đánh giá


4

quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho
sinh viên đại học”.
II. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng
cao ĐLHT cho sinh viên đại học. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp thực
hiện ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT nhằm nâng cao kết quả
học tập cho sinh viên các ngành kỹ thuật.

III. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở ngành “Kĩ thuật công nghiệp”.
Đối tượng nghiên cứu: ĐGQT trong DHTT ở học phần “Cơ sở dữ liệu”.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu thực trạng: Phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng
ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên tại các trường
đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Viện Sư phạm kỹ thuật, Trường
Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.
- Phạm vi thực hiện kiểm nghiệm sư phạm: Thực nghiệm trong giảng dạy
học phần “Cơ sở dữ liệu” cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin tại trường
Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
IV. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng đồng bộ các biện pháp ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng
cao ĐLHT cho sinh viên vào thực tiễn dạy học các ngành kỹ thuật ở đại học
thì sẽ làm tăng ĐLHT của sinh viên. Nhờ đó, nâng cao kết quả học tập cho
sinh viên, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo.


5

V. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ĐGQT trong DHTT theo hướng
nâng cao ĐLHT cho sinh viên đại học.
- Xây dựng các biện pháp ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT
cho sinh viên đại học.
- Kiểm nghiệm, đánh giá kết quả nghiên cứu.
VI. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, hệ

thống hóa các cơng trình nghiên cứu liên quan đến ĐGQT, DHTT, ĐLHT để
làm rõ cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu. Dựa trên cơ sở đó, luận án xây
dựng một mơ hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa ĐGQT trong DHTT
và ĐLHT của sinh viên, đề xuất các biện pháp ĐGQT trong DHTT theo
hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát thực
trạng ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên đại học;
kiểm định mơ hình nghiên cứu đề xuất về mức độ ảnh hưởng của ĐGQT
trong DHTT đến ĐLHT của sinh viên đại học.
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Phỏng vấn giảng viên và sinh viên để
có thêm ý kiến về thực trạng ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT
cho sinh viên đại học; Quan sát hoạt động học tập và phỏng vấn sinh viên để


6

xây dựng các biện pháp và đưa ra nhận xét định tính về hiệu quả tác động sư
phạm đối với sinh viên.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm các biện
pháp ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên để đánh
giá sự tác động của các biện pháp ĐGQT trong DHTT đến ĐLHT của sinh
viên.
- Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến chuyên gia về tính cần thiết, phù
hợp và khả thi của các biện pháp ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao
ĐLHT cho sinh viên đại học.
Nhóm phương pháp hỗ trợ khác:
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu
sau khi thu thập được dữ liệu từ các phiếu hỏi và cung cấp thông tin về kích
thước mẫu, phân phối mẫu, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất,

lớn nhất của các biến trong khảo sát thực trạng và kiểm định mô hình nghiên
cứu.
- Phương pháp thống kê phân tích: Với mơ hình nghiên mà luận án đã đề
xuất, luận án sử dụng phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính
(SEM) bằng phần mềm AMOS để kiểm định mơ hình nghiên cứu.
VII. Những đóng góp mới của luận án
Ý nghĩa khoa học: Phát triển cơ sở lý luận (tổng quan vấn đề nghiên cứu;
các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu; đặc điểm và vai trò của
ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên; cơ sở đo
lường sự ảnh hưởng của ĐGQT trong DHTT đến ĐLHT của sinh viên) và cơ


7

sở thực tiễn ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên
hiện nay tại các cơ sở giáo dục đại học.
Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng được các biện pháp ĐGQT trong DHTT theo
hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên.
VIII. Những luận điểm bảo vệ
1. Trong dạy học trực tuyến, đánh giá quá trình là chiến lược đánh giá chú
trọng vào quá trình và cách thức người học đạt được kết quả học tập.
2. Các biện pháp đánh giá quá trình được sử dụng trong dạy học trực
tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học phù hợp
với thực trạng dạy và học ở đại học trong bối cảnh hiện nay.
3. Kết quả thực nghiệm trong dạy học trực tuyến học phần “Cơ sở dữ
liệu” cho thấy:
a. Đánh giá quá trình làm cho sinh viên thỏa mãn các nhu cầu tâm
lý cơ bản trong học tập (gồm nhu cầu tự chủ, nhu cầu năng lực, nhu cầu gắn
kết).
b. Đánh giá quá trình tác động tích cực đến q trình học tập, nâng

cao động lực học tập cho sinh viên.
c. Đánh giá quá trình đem lại hiệu quả đối với kết quả học tập của
sinh viên.
IX. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và khuyến nghị, nội dung luận án gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng
cao ĐLHT cho sinh viên đại học.
Chương 2: Biện pháp ĐGQT trong DHTT đối với học phần “Cơ sở dữ
liệu” theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên.


8

Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá.


9

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH

TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN THEO HƯỚNG NÂNG CAO ĐỘNG LỰC HỌC
TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Đánh giá quá trình trong dạy học đại học
Năm 1967, Scriven lần đầu tiên đã đề xuất sử dụng các thuật ngữ đánh giá
‘quá trình’ và ‘tổng kết’, ông đã phân biệt ĐGQT với đánh giá tổng kết rằng
ĐGQT tập trung vào hoạt động đào tạo hơn là tập trung vào kết quả đào tạo

[122]. Hai năm sau, Bloom và các cộng sự thừa nhận rằng ngồi vai trị truyền
thống của các bài kiểm tra trong việc đánh giá và phân loại người học, ĐGQT
cịn có một vai trị khác, đó là để cung cấp phản hồi và sửa lỗi ở mỗi giai đoạn
trong quá trình dạy học [53].
Các nghiên cứu liên quan đến ĐGQT được chia thành hai hướng, một là
nghiên cứu phát triển các lý thuyết liên quan đến ĐGQT, hai là nghiên cứu
triển khai thực hiện để làm rõ các lý thuyết đó.,
Nghiên cứu về phát triển lý thuyết ĐGQT: trong ba mươi năm qua tính tại
thời điểm cơng trình được cơng bố năm 2005, Allal và Lopez [41] xác định
bốn bước phát triển chính trong sự phát triển của ĐGQT. Trong giai đoạn phát
triển lần đầu tiên, đó là “Tập trung vào công cụ đo đạc”, trọng tâm là sự phát
triển của các công cụ đánh giá như ngân hàng các hạng mục đánh giá và hệ
thống thử nghiệm thích ứng. Trong sự phát triển thứ hai, mang tên “Tìm kiếm
các khung lý thuyết”, nhấn mạnh vào chuyển sang “tìm kiếm các lý thuyết có
thể đưa ra định hướng khái niệm để tiến hành đánh giá”. Sự phát triển thứ ba
là “Các nghiên cứu về thực hành đánh giá hiện có trong bối cảnh của chúng” cung cấp nền tảng cho việc tìm kiếm các khung lý thuyết bằng cách kết hợp
nó với nghiên cứu về cách thức thực hành ĐGQT trong các lớp học thực tế.


10

Sự phát triển thứ tư và gần đây nhất là “Phát triển theo hướng tăng cường sự
tham gia của người học vào đánh giá” – liên quan kiểm nghiệm qua việc tự
đánh giá của người học, đánh giá đồng đẳng và đồng xây dựng đánh giá của
người dạy và người học.
Theo các giai đoạn phát triển trên, nhiều cơng trình nghiên cứu đã được
thực hiện để thấy rõ ý nghĩa, vai trò, hiệu quả của ĐGQT trong việc nâng cao
hiệu suất học tập của người học, trong đó nổi trội là chuỗi các nghiên cứu của
Black và Wiliam [111], [51], [137], [136], [138], [52], [139], [112]. Nhóm tác
giả sử dụng thuật ngữ đánh giá nói chung để chỉ tất cả các hoạt động được

thực hiện bởi người dạy và người học trong việc đánh giá bản thân của chính
họ nhằm cung cấp thông tin được sử dụng làm phản hồi để điều chỉnh các
hoạt động dạy và học. Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng đánh giá như trên sẽ
trở thành ‘ĐGQT’ khi bằng chứng được sử dụng một cách thực sự để điều
chỉnh việc giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu của người học. Hay nói một cách
khác, bằng chứng thu được không chỉ là thông tin về sự hiện diện của khoảng
cách giữa hiệu suất hiện tại và hiệu suất mong muốn của người học mà bằng
chứng cũng phải cung cấp thông tin về những loại hoạt động hướng dẫn nào
có khả năng dẫn đến việc cải thiện hiệu suất.
Nghiên cứu về triển khai thực hiện ĐGQT: xác định rằng ĐGQT liên quan
nhiều nhất đến thông tin phản hồi và vai trị của nó, nhiều nhận định được kết
luận từ các cơng trình khác trong nhiều năm qua đã cho thấy vai trò của phản
hồi [19], [24], [7], [31], [8], [36]. Tác giả Yorke trong cơng trình nghiên cứu
của mình về ĐGQT ở đại học đã khẳng định mục đích chính của ĐGQT là để
đóng góp vào việc học tập của sinh viên thông qua việc cung cấp thông tin về
kết quả học tập của họ hoặc cung cấp phản hồi và các chỉ dẫn vào mỗi giai
đoạn của quá trình giảng dạy và học tập [143]. Dựa trên các nền tảng lý
thuyết về ĐGQT, các cơng trình làm rõ bản chất của ĐGQT là một quá trình


11

có hệ thống, thu thập liên tục bằng chứng và cung cấp liên tục phản hồi cũng
như sự hỗ trợ trong khi thực hiện các bài học, từ đó, giảng viên và sinh viên
có thể điều chỉnh liên tục việc giảng dạy và học tập nhằm cải thiện kết quả
của sinh viên theo đầu ra mong đợi của bài học nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của
sinh viên [38], [124], [67]. Dữ liệu thu thập được từ các phản hồi của sinh
viên là bằng chứng để xác định mức độ học tập hiện tại của sinh viên và cung
cấp các loại bài học, các loại hướng dẫn để giúp sinh viên đạt được mục tiêu
học tập mong muốn. Thông qua phản hồi, sinh viên có cơ hội so sánh thành

tích của mình với mục tiêu cần đạt của khóa học, theo dõi để hiểu được vị trí
hiện tại của mình là ở đâu trong việc học, hạn chế của mình là gì, họ có thể
kiểm sốt việc học của mình để dẫn đến kết quả thành cơng. Do đó, sinh viên
mong đợi một phản hồi càng sớm càng tốt để tự nhìn nhận bản thân và có kế
hoạch hành động. Đây là một quá trình giúp sinh viên tự điều chỉnh việc học
của mình [106], [29]. Thành tích cuối cùng của sinh viên sẽ cải thiện rõ ràng
khi phản hồi liên tục được cung cấp trong ĐGQT [84], [134].
Trong những năm gần đây, ngoài việc triển khai ĐGQT tập trung vào
phản hồi để thúc đẩy sự tiến bộ của người học, việc triển khai ĐGQT còn tập
trung vào sự tham gia tích cực của người học vào q trình đánh giá để nâng
cao tính tự chủ cho người học. Điều này cho thấy một sự phù hợp trong giai
đoạn phát triển của ĐGQT đã được Allal và Lopez [41] xác định ở trên. Theo
đó, các hoạt động được triển khai trong ĐGQT sẽ tập trung vào tự đánh giá,
đánh giá đồng đẳng nhằm giúp người học tự định hướng, tự điều chỉnh việc
học tập của mình [76], [129].
Theo Dick và các cộng sự [106], sự tự điều chỉnh của người học là một
đặc điểm cốt lõi, là một thang đo trong việc đo lường các tác động ‘quá trình’
của các quá trình sư phạm, liên quan đến các yếu tố là động lực và cảm xúc,
mà chúng ảnh hưởng đến sự tương tác của người học với phản hồi. Do đó,


12

“cần có những nghiên cứu sâu hơn để xây dựng một mơ hình nghiên cứu logic
liên quan ảnh hưởng của ĐGQT đến việc học của người học, nhằm làm rõ
chính xác sự can thiệp của các biện pháp ĐGQT đang làm thay đổi việc học
của người học và mức độ tác động của chúng là bao nhiêu đối với việc học
này” [138].
Các tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện nhiều nghiên cứu
trong việc triển khai ĐGQT trong giảng dạy ở đại học. Hầu hết các công trình

sau khi triển khai thực hiện đều đã đưa ra các kết luận tương ứng nhằm làm rõ
bản chất, ý nghĩa, vai trò cũng như hiệu quả mà ĐGQT đem lại. Tuy nhiên,
ĐGQT mà các cơng trình đã thực hiện thường chỉ tập trung triển khai các hoạt
động ĐGQT nói chung mà chưa đề cập nhiều đến việc đo lường các tác động
mang tính ‘q trình’. Muốn đo lường các tác động này, việc thiết kế các hoạt
động đánh giá cần được định hướng theo một mục tiêu cụ thể để có cơ sở và
căn cứ nhằm xây dựng thang đo liên quan đến các chiến lược ĐGQT. Mặt
khác, trong vấn đề triển khai thực hiện ĐGQT, vấn đề đánh giá các hoạt động
ĐGQT mà giảng viên đã triển khai đạt mức độ như thế nào chưa được nhấn
mạnh – đây là cơ sở để điều chỉnh việc giảng dạy. Tiến trình thiết kế và thực
hiện ĐGQT như thế nào cũng chưa thấy các cơng trình đề cập.
1.1.2 Đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến ở đại học
Ngày càng nhiều trường cao đẳng và đại học sử dụng công nghệ trực
tuyến (email, hệ thống quản lý học tập, bảng thảo luận, hội nghị truyền hình,
mạng xã hội, v.v.) có thể cung cấp những cách hiệu quả và thuận tiện nhằm
đạt được mục tiêu học tập cho sinh viên trong DHTT. Ngồi các khóa học
được giảng dạy hồn tồn trực tuyến, việc áp dụng dạy học kết hợp - sự kết
hợp giữa dạy học trực tiếp truyền thống và DHTT qua trung gian công nghệ,
đang ngày càng gia tăng trong giáo dục đại học trên khắp thế giới. Do đó,


×