Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV AIDS tại HHD đại từ thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

VŨ THỊ THANH PHƢƠNG

HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CHO PHỤ NỮ NHIỄM
HIV/AIDS TẠI NHÓM HOA HƢỚNG DƢƠNG
ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2014

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

VŨ THỊ THANH PHƢƠNG

HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CHO PHỤ NỮ NHIỄM
HIV/AIDS TẠI NHÓM HOA HƢỚNG DƢƠNG
ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành : Công tác xã hội.
Mã số: 60900101


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Bùi Thị Xuân Mai

Hà Nội - 2014

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dựa trên sự hƣớng
dẫn của tập thể các nhà khoa học và các tài liệu tham khảo đã trích dẫn. Kết quả
nghiên cứu là trung thực và chƣa từng công bố trên các tài liệu khác.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 8 năm 2014
Học viên

Vũ Thị Thanh Phƣơng

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS Bùi Thị Xuân
Mai ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn thạc sĩ này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở Khoa Xã hội học – Trƣờng Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn đã đóng góp nhiều ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi

cho tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Phòng QLĐT sau Đại học, xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã tạo những điều kiện
thuận lợi nhất về mọi mặt để tơi hồn thành khóa học.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 8 năm 2014.
Ngƣời thực hiện

Vũ Thị Thanh Phƣơng

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................................ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................................... 3
2.1. Những nghiên cứu về tham vấn và hoạt động tham vấn cho ngƣời nhiễm
HIV/AIDS trên thế giới .................................................................................................... 3
2.1.1. Một số nghiên cứu về tham vấn trên thế giới ............................................... 3
2.1.2. Những nghiên cứu về tham vấn HIV, hoạt động tham vấn cho ngƣời
nhiễm HIV và phụ nữ nhiễm HIV/AIDS trên thế giới. .................................................... 5
2.2. Những nghiên cứu về tham vấn và hoạt động tham vấn cho ngƣời nhiễm
HIV/AIDS tại Việt Nam................................................................................................... 6
2.2.1. Nghiên cứu về tham vấn ở Việt Nam ........................................................... 6
2.2.2. Những nghiên cứu về tham vấn HIV và hoạt động tham vấn cho phụ nữ
nhiễm HIV tại Việt Nam .................................................................................................. 8

3. Ý nghĩa của nghiên cứu................................................................................................ 9
3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 9
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 10
4.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 10
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 10
5. Đối tƣợng, khách thể .................................................................................................. 10
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 10
5.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................... 10
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 10
7. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 11
8. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................ 11
9. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 11
9.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................... 11
9.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính ................................................................ 11

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9.3. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng ............................................................. 12
9.4. Phƣơng pháp thực nghiệm .............................................................................. 12
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....... 13
1.1. Các khái niệm công cụ ............................................................................................ 13
1.1.1. Khái niệm hoạt động ................................................................................... 13
1.1.2. Khái niệm tham vấn và hoạt động tham vấn .............................................. 14
1.1.2.1.Khái niệm tham vấn .................................................................................. 14
1.1.2.2 Khái niệm hoạt động tham vấn .................................................................. 16
1.1.3. Khái niệm HIV/AIDS và những khó khăn trong cuộc sống của phụ nữ

nhiễm HIV/AIDS ........................................................................................................... 17
1.1.3.1.Khái niệm HIV/AIDS ................................................................................ 17
1.1.3.2. Những khó khăn trong cuộc sống của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS............ 19
1.1.4. Khái niệm hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS .................. 22
1.1.4.1. Khái niệm hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS ................ 22
1.1.4.2.Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV .... 27
1.1.5. Các khái niệm có liên quan ......................................................................... 31
1.2. Một số lý thuyết ứng dụng cơ bản trong tham vấn cho phụ nữ nhiễm
HIV/AIDS. ..................................................................................................................... 33
1.2.1. Thuyết thân chủ trọng tâm........................................................................... 33
1.2.2. Thuyết Nhận thức hành vi ........................................................................... 36
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 38
1.3.1. Đặc điểm tình hình HIV/AIDS tại Thái Ngun ......................................... 38
1.3.2. Đặc điểm nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên ............................................ 40
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CHO PHỤ NỮ NHIỄM
HIV/AIDS TẠI NHÓM HOA HƢỚNG DƢƠNG ĐẠI TỪ-THÁI NGUYÊN ............ 43
2.1. Thực trạng khó khăn trong cuộc sống và cách giải quyết của phụ nữ nhiễm
HIV/AIDS tại nhóm Hoa hƣớng dƣơng Đại Từ - Thái Nguyên. ................................... 43
2.1.1. Thực trạng khó khăn trong cuộc sống của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại
nhóm Hoa hƣớng dƣơng Đại Từ - Thái Nguyên ............................................................ 43

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.2. Thực trạng về cách thức giải quyết những khó khăn tâm lý của phụ nữ
nhiễm HIV/AIDS tại nhóm Hoa hƣớng dƣơng Đại Từ - Thái Nguyên ......................... 49
2.2. Sự cần thiết của hoạt động tham vấn trong trợ giúp cho phụ nữ nhiễm HIV tại
Nhóm Hoa hƣớng dƣơng Đại Từ -Thái Nguyên ............................................................ 52

2.3.Đánh giá thực trạng hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV tại nhóm Hoa
hƣớng dƣơng Đại Từ - Thái Nguyên ............................................................................. 56
2.3.1. Thực trạng các loại hình tham vấn đƣợc sử dụng cho phụ nữ nhiễm
HIV/AIDS tại nhóm Hoa hƣớng dƣơng Đại Từ - Thái Nguyên .................................. 56
2.3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tham vấn cho phụ nữ nhiễm
HIV/AIDS tại nhóm Hoa hƣớng dƣơng Đại Từ - Thái Nguyên .................................... 64
2.3.3. Đánh giá về mức độ hài lòng với hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm
HIV/AIDS tại nhóm Hoa hƣớng dƣơng Đại Từ - Thái Nguyên .................................... 69
2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV tại nhóm
Hoa hƣớng dƣơng Đại Từ - Thái Nguyên ...................................................................... 79
2.4.1. Các yếu tố chủ quan từ phụ nữ nhiễm HIV/AIDS ...................................... 79
2.4.2. Các yếu tố từ Nhà tham vấn tại nhóm Hoa hƣớng dƣơng Đại Từ - Thái
Nguyên ........................................................................................................................... 84
2.4.3. Các yếu tố về cơ chế, tổ chức hoạt động tham vấn của nhóm Hoa hƣớng
dƣơng Đại Từ - Thái Nguyên ......................................................................................... 86
2.5. Thực nghiệm các bƣớc tham vấn trên đối tƣợng cụ thể .......................................... 88
2.5.1. Tiếp xúc ban đầu với thân chủ .................................................................... 89
2.5.2.Thu thập thông tin và xác định vấn đề cốt lõi của thân chủ ....................... 90
2.5.3. Giúp thân chủ đƣa ra những hƣớng giải pháp và hỗ trợ thân chủ lựa
chọn giải pháp phù hợp nhất đối với hoàn cảnh của thân chủ ....................................... 92
2.5.4. Triển khai thực hiện: ................................................................................... 93
2.5.5. Lƣợng giá và kết thúc .................................................................................. 95
2.5.6. Tiếp tục theo dõi sau khi kết thúc................................................................ 96
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 97
KHUYỀN NGHỊ .......................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 103

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CTXH: Công tác xã hội
HĐTV: Hoạt động tham vấn
HHD: Hoa hƣớng dƣơng
HTX: Hợp tác xã
LHPN: Liên hiệp phụ nữ
NTV: Nhà tham vấn
TV: Tham vấn
TC: Thân chủ

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Những khó khăn mà phụ nữ nhiễm HIV/AIDS gặp phải trong cuộc sống ......... 43
Bảng 2.2. Cách thức giải quyết khó khăn trong cuộc sống của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS . 50
Bảng 2.3. Mong muốn của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS khi tìm đến hoạt động tham vấn ... 53
Bảng 2.4. Các loại hình tham vấn và mức độ sử dụng tham vấn của phụ nữ nhiễm ........... 56
Bảng 2.5. Các loại hình tham vấn nhóm đang cung cấp và mức độ sử dụng tham vấn ...... 60
Bảng 2.6. Bảng phân tích trình độ chun môn qua đào tạo của nhà tham vấn .................. 65
Bảng 2.7. Sự hiểu biết của nhà tham vấn về quan điểm mấu chốt trong tham vấn ............ 67
Bảng 2.8. Mức độ hài lòng của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS về HĐTV tại nhóm HHD........ 70
Bảng 2.10. Đánh giá của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS về lợi ích của hoạt động tham vấn .... 72
Bảng 2.11. Đánh giá của thân chủ về các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng tới hoạt ................ 74
Bảng 2.12. Các yếu tố cản trở phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ .............. 80


ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang bƣớc vào thời kỳ đổi mới, cùng với xu thế hội nhập và tồn
cầu hóa. Tình trạng nghèo nàn lạc hậu đang dần đƣợc khắc phục. Đời sống vật
chất và tinh thần của mọi ngƣời, mọi nhà đang ngày một nâng cao. Song xã hội
càng phát triển thì các vấn đề tâm lý, tình cảm và đời sống xã hội càng nảy sinh
phong phú và trở nên phức tạp hơn. Từ những bức xúc không thể giải tỏa, con
ngƣời xuất hiện những đòi hỏi, mong muốn đƣợc giải tỏa, chia sẻ những khó
khăn tâm lý và tìm ra những giải pháp thích hợp. Hoạt động tham vấn xuất hiện
và ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
HIV đã và đang là một vấn đề nổi cộm không chỉ trong một quốc gia mà ở tất
cả các châu lục. Ở Việt Nam, tất cả 64 tỉnh, thành phố, trên 93% số huyện và hơn
50% xã/ phƣờng/thị trấn trong cả nƣớc đã có ngƣời nhiễm và ảnh hƣởng bởi HIV.
Tính hết tháng 8/2014, trên cả nƣớc đã ghi nhận có 220.846 trƣờng hợp nhiễm HIV
hiện đang cịn sống, trong đó 66.533 ngƣời chuyển sang AIDS. Trong số những
ngƣời nhiễm và ảnh hƣởng bởi HIV thì phụ nữ nhiễm HIV đang là một nhóm đối
tƣợng đặc biệt, nhận đƣợc nhiều sự quan tâm và chú ý của các nhà khoa học cũng
nhƣ các nhà quản lý. Khi phụ nữ nhiễm HIV kéo theo nhiều vấn đề xã hội nhƣ tỷ lệ
phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ em có HIV tăng lên nhanh chóng.
Thái Nguyên hiện là một trong 10 tỉnh, thành phố có số ngƣời nhiễm HIV/AIDS
đứng đầu trong cả nƣớc, tỷ lệ hiện nhiễm của tỉnh là 632 trƣờng hợp/100.000 dân. 9/9
huyện/thị/thành với 178/180 xã/phƣờng phát hiện có ngƣời nhiễm HIV. Thái Nguyên
hiện là một trong 10 tỉnh, thành phố có số ngƣời nhiễm HIV/AIDS đứng đầu trong cả
nƣớc, tỷ lệ hiện nhiễm của tỉnh là 565 trƣờng hợp/100.000 dân. 9/9 huyện/thị/thành với
178/180 xã/ phƣờng phát hiện có ngƣời nhiễm HIV. Tính đến ngày 30/9/2014, số ngƣời

nhiễm HIV đƣợc quản lý là 7.368 trƣờng hợp, đã tử vong do AIDS 1.916 trƣờng hợp.
(Nguồn: baothainguyen.org.vn) Tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV đang ngày càng cân bằng hơn
so với tỷ lệ nam giới. Theo báo cáo từ trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh thái
nguyên đến tháng 9 năm 2014 có khoảng 1530 phụ nữ sống chung với HIV, trong đó có

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khoảng 63 % phụ nữ nhiễm HIV từ bạn tình, chồng. Là một trung tâm kinh tế, văn hóa,
xã hội của các tỉnh miền núi phía bắc, với dân số 1,15 triệu ngƣời. Thái Nguyên có
nhiều trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và là nơi tập trung nhiều điểm
khai thác khống sản, kim loại q nên có nhiều lao động di cƣ biến động… Đây cũng là
những lý do góp phần cho nguy cơ lây nhiễm HIV tại Thái ngun tăng cao. Chính vì
vậy, những nghiên cứu để hạn chế tình trạng HIV cũng nhƣ can thiệp trợ giúp ngƣời có
HIV trong đó đặc biệt là phụ nữ nhiễm HIV/AIDS là rất có ý nghĩa thực tiễn.
Khi đã bị nhiễm HIV, phụ nữ phải đối mặt với nhiều gánh nặng cùng lúc nhƣ
gánh nặng về sức khỏe, chăm sóc con cái, mất nguồn thu nhập và đặc biệt là bị ảnh
hƣởng về tâm lý nặng nề nhƣ: bị trầm cảm; lo lắng, sợ hãi, khủng hoảng, tự kì thị;
bị phân biệt đối xử; bị kì thị, xa lánh của ngƣời thân, bạn bè, cộng đồng. Do vậy họ
rất cần có sự chia sẻ cũng nhƣ tham vấn trợ giúp để vƣợt qua khó khăn tâm lý để
tiếp tục lao động, tham gia các hoạt động xã hội cũng nhƣ thực hiện chức năng của
ngƣời phụ nữ, ngƣời mẹ trong gia đình. Thơng qua tham vấn phụ nữ nhiễm
HIV/AIDS đƣợc nâng cao hiểu biết, sức khỏe về HIV đồng thời vƣợt qua đƣợc
những lo lắng, mặc cảm, giảm bớt tự kỳ thị, lấy lại sự tự tin để vƣơn lên hòa nhập
cuộc sống, tiếp cận với các cơ hội giáo dục, y tế việc làm để tạo thu nhập cho gia
đình và ni dƣỡng con cái.
Tuy nhiên, hiện nay tham vấn chƣa đƣợc sử dụng một cách khoa học nhằm
đáp ứng nhu cầu của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nói chung và ở Thái nguyên nói

riêng. Hiện đã có một số nghiên cứu liên quan tới phụ nữ nhiễm HIV/AIDS, tuy
nhiên mới chỉ đi sâu vào mô tả cuộc sống của họ. Những nghiên cứu về hoạt động
tham vấn của phụ nữ nhiễm HIV hầu nhƣ chƣa có và chƣa đƣợc đề cập một cách hệ
thống dƣới góc độ nhƣ một công cụ quan trọng của công tác xã hội nhằm trợ giúp
những ngƣời yếu thế trong đó có Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.
Phát triển Công tác xã hội nhƣ một nghề đang là một định hƣớng của chính
phủ Việt Nam đƣợc thể hiện qua Quyết định 32/2010/QĐ-TTg đƣợc Thủ tƣớng
Chính phủ ký ngày 25/3/2010. Từ thực tiễn áp dụng khoa học của công tác xã hội
nhiều nƣớc trên thế giới đã cho thấy những kiến thức kỹ năng của công tác xã hội

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trong đó có tham vấn nếu đƣợc áp dụng một cách khoa học, chuyên nghiệp trong trợ
giúp xã hội sẽ đem lại hiệu quả bền vững của các chính sách an sinh.
Chính bởi những lẽ đó, tơi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài “ Hoạt động
tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên” nhằm đánh
giá thực trạng hoạt động trợ giúp của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS thơng qua các hình
thức tham vấn. Từ đó, đƣa ra những khuyến nghị về việc sử dụng tham vấn nhƣ một
công cụ quan trọng trong trợ giúp phụ nữ nhiễm HIV/AIDS đƣợc tốt hơn, đồng thời
góp phần phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam.
2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về tham vấn và hoạt động tham vấn cho người
nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
2.1.1. Một số nghiên cứu về tham vấn trên thế giới
Những tác giả nghiên cứu về tham vấn đầu tiên ở nƣớc ngồi có thể kể tới
nhƣ: Nhà phân tâm học ngƣời pháp Freud, E.G.William, Frank Parsons, Carl
Rogers, D.Blocher ,....

Frank Parsons (1854 – 1908) ngƣời sáng lập ra nghành hƣớng dẫn tƣ vấn nghề
ở Mỹ. Ông bắt đầu sự nghiệp với vai trị là nhân viên cơng tác xã hội ở Boston,
đƣợc sự hậu thuẫn của các quan chức lãnh đạo cộng đồng nơi đây, ông đã xuất bản
cuốn sách "Cẩm nang hƣớng nghiệp" nhằm giúp các cá nhân trong việc lựa chọn
nghề nghiệp, tìm ra cách bắt đầu và xây dựng nghề nghiệp hiệu quả. Những ý tƣởng
của F.Parsons trong công tác hƣớng nghiệp đã thực sự trở thành nguyên tắc của
nghề tham vấn sau này.
Tham vấn chính thức đƣợc ra đời vào năm 1930 do cơng của E.G.Wiliamson
(1900 - 1979). Ông đƣa ra một lý thuyết hoàn chỉnh về tham vấn với tên gọi là
"Tiếp cận đặc điểm và nhân tố". Ông đã xây dựng các bƣớc của một hoạt động tham
vấn. Cách tiếp cận của E.G.Wiliamson bƣớc đầu đã vƣợt qua những ý tƣởng của
F.Parsons. Mặc dù có nguồn gốc từ cơng tác tƣ vấn hƣớng dẫn nghề nhƣng hƣớng
tiếp cận này đã thay đổi và đƣợc xem nhƣ là một hƣớng tiếp cận hữu cơ với tham
vấn và tâm lý trị liệu.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Sau này một loạt các nghiên cứu lý thuyết và cách tiếp cận trong tham vấn
thay đổi hành vi con ngƣời trong tham vấn nhƣ S. Freud (1856 -1939) với học
thuyết phân tâm học, học thuyết đã cung cấp một hệ thống lý thuyết nền tảng hỗ trợ
việc xây dựng các cơng cụ chẩn đốn. Một số trắc nghiệm tâm lý nhƣ trắc nghiệm
tổng giác và trắc nghiệm giọt mực Rorschach đƣợc xây dựng theo lý thuyết của
Phân tâm học. Nhiều trắc nghiệm khác đƣợc sử dụng bởi các tham vấn viên và
những nhà trị liệu cũng là sản phẩm của học thuyết này.
Carl Rogers (1902 -1987) với học thuyết thân chủ trọng tâm trong tham vấn.
Ông sử dụng phƣơng pháp tiếp cận gián tiếp khi làm việc với cá nhân đặt trọng tâm
nơi thân chủ, tin tƣởng vào tiềm năng con ngƣời và cung cấp mọi điều kiện để giúp

thân chủ đối diện với chính mình giải tỏa các bế tắc của bản thân. Phƣơng pháp của
ông đƣợc coi là một quá trình ngắn hơn, nhân văn hơn, trung thực hơn và hiệu quả
hơn với hầu hết các khách hàng.
Các thuyết này là cơ sở để nhận biết, giải thích nguồn gốc của hành vi và các biểu
hiện rối loạn tâm lý con ngƣời cũng nhƣ những cách tiếp cận khác nhau trong tham vấn.
Tác giả D.Blocher (1966) khi nghiên cứu về tham vấn cho rằng tham vấn là
giúp ngƣời kia nhận thức đƣợc bản thân các hành vi có ảnh hƣởng tới mơi trƣờng
xung quanh, đồng thời trợ giúp họ xây dựng các hành vi có ý nghĩa, thiết lập mục
tiêu và phát triển giá trị cho hành vi đƣợc mong đợi. Trong khái niệm này tác giả
quan tâm tới tập nhiễm hành vi và nhận thức hành vi mới.
Giai đoạn từ cuối thế kỷ XX cho đến nay, nhiều ngành nghiên cứu đã quan
tâm tới yếu tố đa văn hóa trong nghiên cứu lý luận cũng nhƣ thực tiễn của tham vấn.
Sẽ rất khó khăn trong việc giúp đỡ khách hàng nếu nhà tham vấn không nắm đƣợc
nền tảng văn hóa của khách hàng. Whitfiel, McGrath và Coleman (1952) chỉ ra các
yếu tố xác định một mô hình văn hóa; Năm 1995 Hiệp hội tham vấn Mỹ ACA
(American Couseling Association) đã sửa đổi những tiêu chuẩn đạo đức và những
tiêu chuẩn hành nghề của tham vấn nhằm làm tăng hiệu quả mối quan hệ trợ giúp
giữa ngƣời tham vấn và thân chủ, mối quan hệ dựa trên sự thấu cảm, chấp nhận,
quan tâm của ngƣời tham vấn đối với từng thân chủ có những đặc trƣng về lứa tuổi,
giới tính, kinh nghiệm, trình độ văn hố khác nhau.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nhƣ vậy, các nghiên cứu đã cung cấp cơ sở lý luận cho phát triển tham vấn
thật sự trở nên chuyên nghiệp, các hƣớng tiếp cận trị liệu tâm lý với cá nhân, nhóm
đã thay đổi, hồn chỉnh cho phù hợp với ngành tham vấn. Các tác giả cũng đã quan
tâm tới tham vấn đặc biệt là tham vấn cho nhóm yếu thế nhằm giúp họ trang bị kiến

thức, kĩ năng đối phó với khó khăn và vƣơn lên trong cuộc sống.
2.1.2. Những nghiên cứu về tham vấn HIV, hoạt động tham vấn cho người
nhiễm HIV và phụ nữ nhiễm HIV/AIDS trên thế giới.
Có thể nói có rất nhiều nghiên cứu về HIV bởi đây là một trong những bệnh
đƣợc coi là nguy hiểm chƣa có thuốc đặc trị và ảnh hƣởng khá lớn tới cuộc sống
con ngƣời cũng nhƣ kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, thế giới và nhiều quốc gia đã
triển khai nhiều nghiên cứu về dịch tễ học, về những ảnh hƣởng của loại bệnh dịch
này tới cá nhân và gia đình.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra những ảnh hƣởng đặc biệt là ảnh hƣởng tới cuộc sống
gia đình của những ngƣời nhiễm HIV nhƣ :Nghiên cứu của Walker Gillian (1991) đã
đƣa ra những trị liệu dành cho các gia đình trong đó có phụ nữ nhiễm HIV/AIDS. Tác
giả Shelby R.D (1992) chỉ ra những khía cạnh nhu cầu tâm lý của ngƣời hiễm HIV và
những can thiệp cần có mà ngƣời trợ giúp ngƣời nhiễm HIV sử dụng.
Nghiên cứu của Kelly JA, Murphy DA (1992) về can thiệp tâm lý với ngƣời
nhiễm HIV/ AIDS trong phòng và điều trị. Nghiên cứu đã tập trung mạnh mẽ vào
quá trình thay đổi và giảm thiểu rủi ro, mức độ ít hơn, nhu cầu sức khỏe tâm thần
của ngƣời có vi rút suy giảm miễn dịch ở ngƣời (HIV). Nghiên cứu đã mang lại
những phát hiện quan trọng đối với những nỗ lực phòng ngừa ban đầu và đã xác
định đƣợc một số hiện tƣợng tâm lý liên quan đến can thiệp sức khỏe tâm thần, có
một nhu cầu cấp bách đối với nhiều hệ thống can thiệp kết quả nghiên cứu trong cả
hai sự thay đổi hành vi và đối phó cảm xúc.
Tổ chức Y tế thế giới (2003), đã xuất bản cuốn " Phụ nữ nhiễm HIV và gia
đình họ; hỗ trợ tâm lý xã hội và các vấn đề liên quan” Tài liệu này là một đánh giá
toàn cầu về hỗ trợ tâm lý và tƣ vấn cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và gia đình
họ. Bao gồm thơng tin về thực tiễn và các dự án chăm sóc cho phụ nữ nhiễm HIV
và gia đình của họ trên tồn thế giới. Tài liệu này đƣợc chia thành ba phần. Phần

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



một xem xét về dự phòng từ mẹ sang con truyền, xét nghiệm HIV tự nguyện và tƣ
vấn HIV, các vấn đề khác ảnh hƣởng đến việc chăm sóc, hỗ trợ tâm lý xã hội và nhu
cầu của phụ nữ nhiễm HIV tƣ vấn và gia đình của họ trong giai đoạn trƣớc
sinh. Phần hai cung cấp các ví dụ từ khắp nơi trên thế giới của các dự án tập trung
vào việc chăm sóc và hỗ trợ phụ nữ và gia đình, với trọng tâm là lây nhiễm HIV từ
mẹ sang con. Phần cuối cùng gồm các khuyến nghị về hỗ trợ tâm lý và tƣ vấn cho
phụ nữ nhiễm HIV và gia đình.
Các nghiên cứu trên thế giới về HIV/AIDS và hoạt động tham vấn cho ngƣời
nhiễm HIV/AIDS đã chỉ ra những ảnh hƣởng của HIV với cá nhân ngƣời nhiễm,
với gia đình và cộng đồng. Đồng thời, các nghiên cứu cũng đƣa ra các phát hiện
quan trọng trong phòng ngừa và trị liệu cho vấn đề sức khỏe, tâm lý – xã hội nhằm
hỗ trợ cá nhân nhân và gia đình ngƣời nhiễm HIV. Từ đó, tạo cơ sở góp phần xây
dựng nên một hệ thống lý luận nhằm phát triển các hoạt động tham vấn cho ngƣời
nhiễm HIV nói chung và Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nói riêng.
2.2. Những nghiên cứu về tham vấn và hoạt động tham vấn cho người
nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu về tham vấn ở Việt Nam
Tham vấn với nghĩa là một chun mơn ở Việt Nam chƣa có một lịch sử nghề
nghiệp bề dày nhƣ tham vấn trên thế giới, nó mới phát triển trong vài năm gần đây,
vì vậy các tài liệu và cơng trình nghiên cứu chun sâu cịn khá hạn chế.
Hiện nay hầu nhƣ chƣa có tài liệu nào ghi lại sự phát triển của ngành tham
vấn ở Việt Nam trƣớc năm 1945. Sau khi nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hồ
chính thức ra đời, các hình thức tham vấn trợ giúp dƣới dạng đài, báo đă bắt
đầu xuất hiện. Hình thức tham vấn trực tiếp tại các trung tâm hay các văn
phòng còn hạn chế. Các vấn đề tâm lý xã hội đƣợc can thiệp nhƣng khơng
mang tính chính quy, thƣờng đƣợc triển khai qua các tổ hoà giải tại các cụm
dân cƣ hay tổ chức cơng đồn, hoặc các hội phụ nữ, tổ chức đồn thanh niên
trong các cơ quan nhà nƣớc.

Những ngƣời có cơng đầu trong việc nghiên cứu và phát triển tham vấn
phải kể đến Nguyễn Khắc Viện (lĩnh vực tham vấn trẻ em gia đình); Đỗ Hồng

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ngọc; Lê Diên Hồng, Phan Văn Trƣờng, Ngô Thị Khánh, Nguyễn Văn Kính
(lĩnh vực tham vấn HIV/AIDS – Các tài liệu tập huấn).
Các nghiên cứu sau này về tham vấn và lý luận của tham vấn đã phát triển
nhiều hơn. Một số nghiên cứu của tác giả Trần Thị Minh Đức, Phạm Tất Dong,
Nguyễn Ngọc Phú về đạo đức trong tham vấn, nhu cầu tham vấn trong xã hội,
... đƣợc bàn luận, phân tích trong các hội thảo và bài đăng ở các tạp chí khoa
học nhƣ bài “Quan niệm về tƣ vấn tâm lý” của Trần Thị Minh Đức, ĐHKHXH
& NV Hà Nội đăng trên tạp trí ĐH & GDCN số 6/2000 đƣa ra khái niệm tham
vấn với tƣ cách là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn; bài "Tƣ vấn hay
tham vấn – Thuật ngữ và cách tiếp cận" của Trần Thị Minh Đức, ĐHKHXH &
NV Hà Nội đăng trên Kỷ yếu hội nghị Tâm lý học, tháng 2/2003 bàn về sự
khác nhau của tƣ vấn và tham vấn và các cách tiếp cận khác nhau khi giúp đỡ
thân chủ; Bài “Thực trạng đào tạo tham vấn tại các cơ sở cung ứng dịch vụ”
của Trần Thị Minh Đức, ĐHKHXH & NV Hà Nội đăng trên tạp chí Tâm lý
học, số 3 tháng 3/2009 nói về thực trạng đào tạo tham vấn tại các cơ sở cung
ứng dịch vụ thơng qua việc tìm hiểu nhu cầu đƣợc nâng cao chuyên môn của
cán bộ cung cấp dịch vụ và thực tế các hình thức đào tạo cán bộ hiện na y. Từ
đó, đƣa ra một số tồn tại, hạn chế và khuyến nghị cho hoạt động đào tạo tham
vấn tại các cơ sở cung ứng dịch vụ.
Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Xuân Mai về thực trạng kỹ năng hỏi trong
tham vấn của cán bộ xã hội ( Tạp chí tâm lý học số 8 (113) tháng 8– 2008) chỉ ra
những hạn chế về kỹ năng tham vấn của các cán bộ xã hội hiện nay. Một nghiên

cứu khác về “Có nên đồng nhất tham vấn với tƣ vấn và trị liệu tâm lý” đƣợc
đăng tải trên Tạp chí tâm lý học số 4 (97) tháng 4 – 2007 cũng đƣa ra những lý
giải rõ hơn về sự giao thoa cũng nhƣ sự khác biệt giữa các thuật ngữ “Tham
vấn”, “Tƣ vấn” và “Trị liệu tâm lý” để từ đó làm cơ sở cho việc sử dụng các
thuật ngữ này một cách đúng đắn trong bối cảnh có liên quan.
Một số tác giả cũng nghiên cứu về nhu cầu tham vấn của học sinh trong các
trƣờng học nhƣ tác giả Nguyễn Thị Mùi (2004), nhu cầu tham vấn ở các trƣờng giáo
dƣỡng của Đỗ Ngọc Khanh đăng trên tạp chí tâm lý học Số 10 (115), tháng 10-

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2008, Tham vấn nhìn từ góc độ giáo dục gia đình của tác giả Nguyễn Thị Nhân Ái
đăng trên tạp chí Tâm lý học số 12 (46) tháng 12- 2007.
Các nghiên cứu về tham vấn trong nƣớc đều chỉ ra tầm quan trọng của tham
vấn đối với xã hội hiện nay, một số tham vấn còn đi sâu vào nghiên cứu nhu cầu
tham vấn của các nhóm yếu thế, các tồn tại hạn chế của tham vấn hiện nay. Đó
chính là tiền đề và cơ sở cho các hoạt động tham vấn về sau.
2.2.2. Những nghiên cứu về tham vấn HIV và hoạt động tham vấn cho phụ nữ
nhiễm HIV tại Việt Nam
Những nghiên cứu về HIV tại Việt Nam trong những năm vừa qua thì có khá
nhiều cơng trình khoa học, tuy nhiên nghiên cứu về tham vấn cho ngƣời có
HIV/AIDS nói chung và cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nói riêng lại chƣa nhiều.
Đây là một vấn đề khá mới mẻ. Một số nghiên cứu dƣới đây chỉ đóng vai trị nhƣ là
cơng cụ và lý luận hỗ trợ tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.
Theo Báo cáo khoa học “ Khả năng tiếp cận và cải thiện chất lượng các dịch vụ y tế
và xã hội cho phụ nữ sống với HIV/AIDS tại Hải Phòng và TP. HCM” của nhóm nghiên
cứu Lisa Missersmith- Trƣờng Đại học Boston (BU CIHD),Trần Thị Lan Anh - Trung

tâm COHED, Nguyễn Nguyên Nhƣ Trang - Trung tâm LIFE đƣợc trình bày tại Hội nghị
Khoa học Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS lần thứ IV ngày 2/12/2010. Nghiên cứu này
nêu lên vấn đề Lồng ghép giới vào dịch vụ đã giúp cải thiện chất lƣợng đáp ứng nhu cầu
cung cấp dịch vụ cho phụ nữ nhiễm HIV, lồng ghép giới vào dịch vụ giúp khách hàng nữ
có điều kiện tiếp cận dịch vụ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là những thay đổi bƣớc đầu
ở góc nhìn về giới của nhà cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phụ nữ nhiễm
HIV/AIDS và giúp họ có cách nhìn đúng về giới.
Nghiên cứu Dịch vụ chăm sóc, điều trị và hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em nhiễm
HIV trong cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số tại Điện biên, Kon Tum và An Giang
(11/2010) của Trịnh Hữu Vách và Nguyễn Đình Cƣờng (Bộ Y tế - UNICEF Việt
Nam) đã chỉ ra phát hiện ban đầu cho thấy việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
chăm sóc, điều trị và hỗ trợ liên quan đến HIV/AIDS của phụ nữ và trẻ em ngƣời
dân tộc thiểu số có những hạn chế nhất định so với ngƣời dân tộc Kinh.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


UNICEF cũng triển khai hoạt động đào tạo và viết tài liệu tập huấn về tham
vấn cho trẻ em nhiễm và ảnh hƣởng bởi HIV năm 2004 cũng đề cập tới những nhu
cầu của trẻ có HIV và những hoạt động tham vấn cần thiết cho trẻ em.
Trƣờng đại học Lao động xã hội những năm 2011-2012 cũng tiến hành biên
soạn tài liệu giảng dạy về công tác xã hội với ngƣời có HIV trong đó có phụ nữ và
đề cập tới đặc điểm tâm lý của ngƣời có HIV nói chung và những can thiệp cần thiết
cho họ trong đó tham vấn đƣợc xem nhƣ một cơng cụ quan trọng.
Những nghiên cứu đã phần nào cho thấy những khó khăn, rối nhiễu tâm lý mà
nhóm phụ nữ nhiễm HIV/AIDS gặp phải là rất đa dạng. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt
động tham vấn đối với phụ nữ nhiễm HIV/AIDS là rất cần thiết. Với những hiệu quả mà
phƣơng pháp này mang lại, chắc chắn sẽ góp phần giúp phụ nữ nhiễm HIV/AIDS giải

quyết các khó khăn tâm lý, hạn chế tối đa những rối nhiễu tâm lý mà họ có khả năng gặp
phải, đảm bảo sự phát triển tồn diện về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, để nó trở thành
một hoạt động chun nghiệp thì địi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực lớn khơng chỉ
của các nhà quản lý, nhà tham vấn, NVXH mà cịn của tồn xã hội.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ xung căn cứ khoa học cho tham vấn HIV và tham vấn cho phụ nữ nhiễm
HIV/AIDS.
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ sự vận dụng những luận điểm trong hệ thống lý
thuyết nhƣ: Lý thuyết thân chủ trọng tâm, lý thuyết nhận thức hành vi…làm cơ sở
lý luận cho nghiên cứu về tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu nêu lên thực trạng HĐTV của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại
nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên hiện nay. Từ đó, góp phần đánh giá đƣợc kết quả đạt
đƣợc và các tồn tại hạn chế của các hoạt động tham vấn đối với phụ nữ nhiễm HIV/AIDS .
- Kết quả nghiên cứu phản ảnh tầm quan trọng của việc tham vấn giúp cho nhà
quản lý, các nhân viên CTXH, cán bộ trợ giúp đƣa ra những khuyến nghị nhằm cải
thiện và nâng cao chất lƣợng hoạt động tham vấn đối với phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Góp phần làm rõ vấn đề tồn tại trong hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm
HIV/AIDS.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng các HĐTV cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại HHD Đại
Từ - Thái Nguyên hiện nay. Từ đó, đƣa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm cải

thiện và nâng cao chất lƣợng các hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về tham vấn, HĐTV của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS;
- Khảo sát thực trạng HĐTV cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại HHD Đại Từ Thái Nguyên.
- Triển khai thực nghiệm một số tham vấn với phụ nữ nhiễm HIV/AIDS
- Đƣa ra một số đề xuất, khuyến nghị
5. Đối tƣợng, khách thể
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tham vấn của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại từ Thái Nguyên
5.2. Khách thể nghiên cứu
Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD (số lƣợng 100 ngƣời : 50 ngƣời tại
HHD Thái Nguyên, 50 ngƣời tại HHD Đại Từ)
2 Nhà quản lý, 04 cán bộ quản lý nhóm, 30 cán bộ tham vấn ( bao gồm: Thành
viên nòng cốt, cán bộ Trung tâm 20 -10 (quản lý trực tiếp nhóm HHD), cán bộ Trung
tâm Phòng chống HIV/AIDS, cán bộ y tế tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản,
cán bộ y tế Bệnh viện A, cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên.)
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại nhóm HHD Thái Nguyên và nhóm HHD Đại từ
Nội dung nghiên cứu : Hoạt động tham vấn của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS
Thời gian nghiên cứu : 1 năm

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1:Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD
Đại Từ - Thái Nguyên đang diễn ra nhƣ thế nào?
Câu hỏi 2: Hiện nay, HĐTV tại nhóm HHD đã đáp ứng đƣợc những nhu cầu

gì của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS ?
Câu hỏi 3: Cần có biện pháp gì để nâng cao chất lƣợng hoạt động tham vấn
nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS đƣợc tốt hơn?
8. Giả thuyết nghiên cứu
- HĐTV của phụ nữ nhiễm HIV tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Ngun cịn
nhiều bất cập.
- HĐTV tại nhóm HHD đã đáp ứng đƣợc những nhu cầu cơ bản của phụ nữ
nhiễm HIV/AIDS tuy nhiên vẫn chƣa thật sự đáp ứng hết các nhu cầu sống của họ
- Vẫn tồn tại một số các nguyên nhân chủ quan và khách quan nên ảnh hƣởng tới
HĐTV cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS vì thế cần có các đề xuất, khuyến nghị nhằm từng
bƣớc cải thiện và nâng cao chất lƣợng HĐTV cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trong đề tài nghiên cứu tác giả đã tiếp thu và tham khảo một số kết quả nghiên
cứu trƣớc đây liên quan đến vấn đề: Tham vấn, hoạt động tham vấn, HIV/AIDS,…
Đồng thời, ngƣời viết thu thập và phân tích những bài viết về hỗ trợ, chăm sóc cho
ngƣời nhiễm HIV đặc biệt là phụ nữ nhiễm HIV/AIDS đã đƣợc đăng tải trên mạng
internet, các tạp chí, các cơng trình khoa học đã đƣợc cơng bố.
9.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: các cán bộ quản lý nhóm HHD, cán bộ tham
vấn cho phụ nữ nhiễm HIV (8 cuộc phỏng vấn sâu: 02 nhà quản lý, 02 cán bộ quản
lý nhóm, 04 phụ nữ nhiễm HIV)
- Thảo luận nhóm: Thực hiện 3 cuộc thảo luận nhóm trong đó:
+ 02 cuộc thảo luận nhóm đối với thành viên nhóm HHD Đại Từ - Thái
Nguyên để thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động tham vấn tại nhóm, mức
độ hài lịng và thuận lợi khó khăn của hoạt động tham vấn tại nhóm.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



+ 01 cuộc thảo luận nhóm đối với các nhà quản lý, ngƣời tham vấn nhóm
HHD Đại Từ - Thái Nguyên để thu thập các thông tin liên quan đến cơng tác quản
lý, hoạt động tham vấn tại nhóm,…
- Ngƣời viết thu thập thông tin dựa vào quan sát khách thể có liên quan đến vấn đề.
9.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu đƣợc tiến hành bằng khảo sát bảng hỏi, thực hiện khảo sát trực
tiếp với 2 bộ bảng hỏi (Bảng hỏi dành cho nhóm phụ nữ nhiễm HIV/AIDS gồm 17
câu hỏi, Bảng hỏi dành cho cán bộ tham vấn gồm 13 câu)
Thu thập thông tin của đối tƣợng đƣợc nghiên cứu trên bảng hỏi trong đó
+ 130 phiếu hỏi định lƣợng trong đó 100 phiếu dành cho nhóm phụ nữ nhiễm
HIV ( 50 phiếu tại HHD Thái Nguyên – 50 phiếu tại HHD Đại Từ); 30 phiếu dành cho
cán bộ tham vấn. (Ở nghiên cứu này tác giả chỉ sử dụng 30 mẫu dành cho cán bộ tham
vấn vì số lƣợng cán bộ tham vấn chỉ có 30 ngƣời. Đây là con số nếu để khảo sát thì là
hơi hẹp nhƣng do điều kiện nhóm khơng có nhiều cán bộ nên tác giả xin phép sử dụng
mẫu khảo sát là 30 mẫu để làm ngiên cứu).
Xử lý số liệu bằng phƣơng pháp thống kê toán học SPSS 16.0, tổng kết số liệu
điều tra đƣa ra các kết luận định lƣợng làm cơ sở cho các kết luận định tính.
Cách tính điểm trung bình trong thang đo khoảng
Đối với câu 4 mức độ khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) /
n = (4-1)/4 = 0.75
Ý nghĩa các mức nhƣ sau:
+ ĐTB từ 0 đến <1,75 là mức thấp
+ ĐTB từ 1,75 đến <2,5 là mức trung bình
+ ĐTB từ 2,5 đến <3,25 là mức tƣơng đối cao
+ ĐTB từ 3,25 đến 4 là mức cao
9.4. Phương pháp thực nghiệm
- Dƣới góc độ là nhân viên CTXH , tiến hành thực nghiệm tham vấn cho 1 đối
tƣợng cụ thể để thực nghiệm hình thức tham vấn theo phƣơng thức chuyên môn cho

phụ nữ nhiễm HIV.

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm hoạt động
Theo Nguyễn Quang Uẩn (2005) Có rất nhiều khái niệm khác nhau về hoạt
động tùy theo góc độ xem xét.
Dƣới góc độ Triết học, hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách
thể. Trong quan hệ đó, chủ thể là con ngƣời, khách thể là hiện thực khách quan. Ở
góc độ này, hoạt động đƣợc xem là q trình mà trong đó có sự chuyển hóa lẫn
nhau giữa hai cực “chủ thể - khách thể”.
Theo quan điểm sinh học, hoạt động là sự tiêu hao năng lƣợng thần kinh và
bắp thịt của con ngƣời khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu
cầu vật chất và tinh thần của con ngƣời.
Dƣới góc độ tâm lý học, xuất phát từ quan điểm cho rằng cuộc sống của con
ngƣời là chuỗi những hoạt động giao tiếp kế tiếp nhau, đan xen vào nhau, hoạt động
đƣợc hiểu là phƣơng thức tồn tại của con ngƣời trong thế giới.
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con ngƣời và thế giới (khách thể)
để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con ngƣời (chủ thể).Trong mối
quan hệ đó có hai q trình diễn ra đồng thời, bổ xung cho nhau thống nhất với nhau.
Quá trình thứ nhất là q trình đối tƣợng hóa trong đó chủ thể chuyển năng
lƣợng của mình thành sản phẩm hoạt động. Trong quá trình tiến hành hoạt động con
ngƣời đã xuất tồn bộ sức mạnh thần kinh, cơ bắp, trình độ tùy nghề, sự hiểu biết,
năng lực, hứng thú của mình vào sản phẩm.
Q trình thứ hai là q trình chủ thể hóa: con ngƣời bằng hoạt động tác động

vào thế giới khách quan làm bộc lộ rõ ra những thuộc tính, bản chất, những mối
quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tƣợng, con ngƣời.
Từ các quan niệm trên có thể thấy: "Hoạt động của con người bao gồm các quá
trình con người tác động vào khách thể (sự vật, tri thức,...) gọi chung là q trình bên
ngồi và q trình tinh thần, trí tuệ - q trình bên trong. Nghĩa là hoạt động bao gồm
cả hành vi lẫn tâm lý, cả cơng việc chân tay lẫn cơng việc trí óc". [21, Tr.27]

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


* Đặc điểm của hoạt động:
+ Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tƣợng: Đối tƣợng của hoạt động
là cái ta tác động vào và chiếm lĩnh nó. Nó có thể là khái niệm, sự vật, hiện tƣợng,...
hay trong nhiều trƣờng hợp nó khơng phải là cái gì đó có sẵn mà là cái xuất hiện
ngay trong quá trình hoạt động. ( Vd: trong hoạt động nghiên cứu, học tập,...)
+ Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể: Chủ thể là con ngƣời có ý thức tác động vào
khách thể - đối tƣợng của hoạt động. Chủ thể của hoạt động có thể là cá nhân, nhóm ngƣời.
Vd: Chủ thể hoạt động săn bắt là nhóm ngƣời đi săn bởi họ có chung một đối
tƣợng, một động cơ hoạt động là con mồi.
+ Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích: Mục đích của hoạt động là kết
quả của hoạt động mà con ngƣời cần đạt đƣợc. Nó chính là sản phẩm có liên quan
trực tiếp hay gián tiếp tới nhu cầu của con ngƣời. Mục đích của hoạt động là làm
biến đổi thế giới, biến đổi chủ thể, tính mục đích bị chế ƣớc bởi nội dung xã hội
1.1.2. Khái niệm tham vấn và hoạt động tham vấn
1.1.2.1.Khái niệm tham vấn
Tham vấn ngày nay đƣợc xem nhƣ là một hoạt động dịch vụ khá phổ biến ở
các nƣớc phát triển. Ở Việt Nam, hình thức trợ giúp tâm lý mang tính chất chuyên
nghiệp nhƣ tham vấn mới đang bắt đầu phát triển. Mặc dù ra đời và tồn tại khá lâu

nhƣng khái niệm tham vấn vẫn cịn chƣa thực sự thống nhất, thậm chí nó còn đƣợc sử
dụng ở nghĩa rất rộng và tạo ra những cách hiểu khác nhau ở nhiều ngƣời. Tác giả xin
đƣa ra một số cách hiểu khác nhau của các tác giả khác nhau về khái niệm này.
Rogers Jenny trong cuốn Caring for people USA (1990), cho rằng: Tham vấn
là hoạt động nhằm giúp đỡ con ngƣời tự giúp chính họ, hoạt động này giúp đối
tƣợng (ngƣời cần đƣợc tham vấn) nâng cao khả năng tự tìm giải pháp, đối phó với
vấn đề và thực hiện tốt chức năng của mình trong cuộc sống.
J.W.Gustad (1953) xem tham vấn nhƣ quá trình học hỏi của thân chủ thơng
qua mối quan hệ trợ giúp với ngƣời tham vấn (đƣợc đào tạo) để đáp ứng nhu cầu đạt

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tới mục tiêu cá nhân. Gustad cũng nhấn mạnh mối quan hệ trợ giúp và vai trò đào
tạo ngƣời tham vấn.

D. Blocher (1966) cho rằng tham vấn là sự giúp đỡ ngƣời kia nhận thức đƣợc
bản thân, những hành vi có ảnh hƣởng đến mơi trƣờng xung quanh, đồng thời trợ
giúp họ xây dựng những hành vi có ý nghĩa, thiết lập mục tiêu và phát triển những
giá trị cho hành vi đƣợc mong đợi. Trong khái niệm này, tác giả đã quan tâm tới sự
nhận thức hành vi và tập nhiễm hành vi mới.
Khái niệm tham vấn mặc dù mới đƣợc xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần
đây, nhƣng với những nỗ lực nhằm phát triển loại hình hoạt động này trên cả bình diện lý
luận và thực tiễn, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đƣa ra một số khái niệm về tham vấn
nhƣ sau:
Tác giả Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) hiểu tham vấn là quá trình các chun
gia tâm lý chẩn đốn, tìm hiểu căn nguyên và thiết lập cách xử lý đối với những trẻ
em có vấn đề về tâm lý. Ở đây, khái niệm tham vấn đƣợc nhìn nhận thiên về góc độ y

học và giới hạn chủ yếu chỉ cho những trẻ em có vấn đề về tâm lý.
Trần Thị Minh Đức (2011) định nghĩa: Tham vấn là một quá trình tƣơng tác giữa
nhà tham vấn - ngƣời có chun mơn và kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức
của nghề tham vấn - với thân chủ (còn đƣợc gọi là khách hàng) - ngƣời đang có vấn đề
khó khăn về tâm lý cần đƣợc giúp đỡ. Thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, tâm tình
(dựa trên những nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), thân chủ
hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề
của chính mình.
Bùi thị Xn Mai (2010) cho rằng: Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong
đó nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết
lập mối quan hệ tƣơng tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức đƣợc hoàn cảnh
vấn đề thay đổi cảm xúc và hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình.
Tổng hợp các quan điểm về tham vấn khác nhau ở trên, xin đƣa ra khái niệm
về tham vấn nhƣ sau: “Tham vấn là quá trình trợ giúp trong đó nhà tham vấn sử

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dụng thái độ, kiến thức và kỹ năng chuyên môn để giúp thân chủ nhận thức được
hoàn cảnh vấn đề, thay đổi cảm xúc và hành vi từ đó tăng cường nhận thức, giải
quyết vấn đề của bản thân”
Qua định nghĩa trên có thể thấy:
- Tham vấn là một quá trình.
- Nhà tham vấn là ngƣời có kiến thức và kỹ năng chun mơn.
- Thân chủ: là ngƣời có vấn đề về tâm lý, nhận thức,...
- Nhà tham vấn giúp thân chủ nhận thức đƣợc hoàn cảnh vấn đề, thay đổi cảm
xúc và hành vi từ đó tăng cƣờng nhận thức, giải quyết vấn đề của bản thân.
1.1.2.2 Khái niệm hoạt động tham vấn

Từ các khái niệm về tham vấn ở trên, có thể rút ra khái niệm hoạt động tham
vấn nhƣ sau: "Hoạt động tham vấn là quá trình trợ giúp giữa nhà tham vấn và đối
tượng được tham vấn nhằm giúp đối tượng thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi,
nhận thức được vấn đề và tự tìm ra hướng giải quyết."
* Từ khái niệm trên ta có thể thấy HĐTV có những đặc điểm sau:
- HĐTV là quá trình trợ giúp giữa nhà tham và đối tƣợng đƣợc tham vấn.
- Chủ thể của hoạt động tham vấn là nhà tham vấn (ngƣời có kiến thức, kỹ
năng, chuyên môn).
- Khách thể của hoạt động tham vấn là ngƣời đƣợc tham vấn (ngƣời có vấn đề
về cảm xúc, thái độ, hành vi cần đƣợc giúp đỡ).
- Tham vấn nhằm giúp :
+ Giảm bớt cảm xúc tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn.
+ Tăng cƣờng khả năng hiểu biết về bản thân và nguồn lực.
+ Nâng cao sự tự tin, biết cách đƣa ra quyết định lành mạnh và thực hiện
quyết định đó.
+ Tăng cƣờng khả năng giải quyết vấn đề tâm lý xã hội đang tồn tại.
+ Tăng cƣờng khả năng ứng phó với hồn cảnh có vấn đề trong tƣơng lai.
- Để hoạt động tham vấn đƣợc tốt nhà tham vấn cần đảm bảo những yếu tố sau:
+ Tôn trọng đối tƣợng.
+ Không phán xét đối tƣợng.

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×