Tải bản đầy đủ (.docx) (154 trang)

LUẬN VĂN THẠC SỸ: nâng cao nâng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.33 KB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI

PHẠM HOÀNG GIA

NÂNG CAO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG
CHÍNH TRỊ HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA
-----

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội, năm2021


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI

PHẠM HOÀNG GIA

NÂNG CAO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG
CHÍNH TRỊ HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA
----Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đặng Anh



Hà Nội, năm 2021
LỜI CẢM ƠN
2


3

Để hồn thành Luận văn Thạc sĩ, Tơi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Ban Giám hiệu Trung tâm, khoa đào tạo Sau Đại học Trường
Đại học Nguyễn Trãi đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học
Cao học. Xin cảm ơn thầy, cô giáo Trường Đại học Nguyễn Trãi đã
nhiệt tình giảng dạy và cung cấp cho Tơi nhiều kiến thức q báu trong
suốt q trình Tơi học tập tại Trường.
Tơi xin bày tỏ lịng tri ân sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn thầy giáo
PGS.TS. Đặng Anh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Đồng thời, Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân
dân huyện Quỳnh Nhai, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Quỳnh Nhai, Liên đoàn
Lao động tỉnh Sơn La, Liên đoàn Lao động huyện Quỳnh Nhai, Trung tâm
Bồi dưỡng chính trị huyện Quỳnh Nhai đã nhiệt tình hỗ trợ tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt q trình tơi học tập và nghiên cứu, khảo sát, thu thập
dữ liệu, hình ảnh và đã đóng góp nhiều ý kiến và những kinh nghiệm q
báu để giúp tơi thực hiện cơng trình nghiên cứu đề tài của mình.
Mặc dù Tơi đã có nhiều cố gắng, nhưng Luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Với ý thức ln cầu thị, học hỏi và nghiêm túc trong
nghiên cứu khoa học, tôi rất mong được sự góp ý của Q Thầy, Cơ và
các bạn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng…..năm 2021


3


4

BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7

4

Chữ viết tắt
BDCT
CNXH
CNH, HĐH
LLCT
QLGD
XHCN
GDTX-GDNN

Nội dung
Bồi dưỡng chính trị
Chủ nghĩa xã hội

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Lý luận chính trị
Quản lý giáo dục
Xã hội chủ nghĩa
Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp


5

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) cho đội ngũ cán bộ công
chức, viên chức là một trong những khâu có ý nghĩa quyết định đối với việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, là một trong nội
dung quan trọng nhằm trang bị kiến thức lý luận chính trị, lãnh đạo quản lý,
tư duy khoa học, tầm nhìn chiến lược góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị,
trình độ nhận thức, năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ công chức,
viên chức.
Trong những năm qua, công tác đào tạo BDLLCT cho cán bộ công
chức, viên chức được các cấp uỷ đảng quan tâm và đạt nhiều kết quả quan
trọng: hệ thống cơ sở đào tạo BDLLCT đã được củng cố và phát triển; quy
mô đào tạo không ngừng mở rộng, bảo đảm thực hiện kế hoạch được giao,
một số lượng lớn cán bộ công chức, viên chức đã được đào tạo BDLLCT; đổi
mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên tăng cả về
số lượng và chất lượng; công tác quản lý đào tạo được chú trọng, điều kiện cơ
sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo được cải thiện…. Những kết quả
của công tác đào tạo BDLLCT đã góp phần làm cho cán bộ cơng chức, viên
chức nhận thức đúng đắn về tình hình đất nước, nâng cao năng lực, tư duy
cơng tác góp phần quan trọng vào cơng tác xây dựng đảng, chính quyền và
đồn thể chính trị - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực,
chất lượng cơng tác đào tạo BDLLCT của Trung tâm bồi dưỡng chính trị
huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La trong thời gian qua còn hạn chế: nội dung,
5


6

chương trình đào tạo chưa đảm bảo yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động thực
tiễn và rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong cho học viên; phương
pháp giảng dạy chậm đổi mới, nặng về truyền đạt kiến thức, chưa phát huy
được tính tích cực và sáng tạo của học viên; cách đánh giá kết quả học tập của
học viên còn lúng túng, chưa phản ánh đúng thực chất, quản lý đào tạo có mặt
cịn yếu kém, nhất là quản lý tự học của học viên; đội ngũ giảng viên, cán bộ
quản lý đào tạo có mặt chưa tương xứng với yêu cầu của công tác đào tạo
LLCT. Để bảo đảm góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, việc nâng
cao chất lượng công tác đào tạo BDLLCT cho cán bộ công chức, viên chức là
cần thiết, cấp bách. Do vậy, đề tài “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận
chính trị tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La”
được chọn làm chủ đề nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tác giả.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo bồi
dưỡng LLCT cho cán bộ công chức, viên chức thời gian qua; trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo BDLLCT cho cán bộ công
chức, viên chức tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳnh Nhai, tỉnh
Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng đào tạo BDLLCT cho cán
bộ công chức, viên chức.

- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng đào tạo BDLLCT cho cán bộ
công chức, viên chức tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳnh Nhai,
tỉnh Sơn La thời gian qua, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ
thực trạng đó.

6


7

- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo BDLLCT cho cán
bộ công chức, viên chức tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳnh
Nhai, tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là: Chất lượng đào tạo BDLLCT
cho cán bộ công chức, viên chức tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện
Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Quỳnh Nhai
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2018 đến 2020
- Đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ là vấn đề lớn, phạm vi rộng với
nhiều vấn đề liên quan. Luận văn này tập trung nghiên cứu và khảo sát về
chất lượng đào tạo BDLLCT cho cán bộ công chức, viên chức trong giai đoạn
hiện nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
đào tạo cán bộ công chức, viên chức.
- Luận văn có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa

học đã cơng bố có liên quan đến đề tài.
- Luận văn cũng được nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn đào tạo
BDLLCT cho cán bộ cơng chức, viên chức của Trung tâm bồi dưỡng chính trị
huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

7


8

- Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
phương pháp lơgíc kết hợp phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, diễn
dịch, quy nạp, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học, thống kê, so sánh,
phương pháp chuyên gia…. Luận văn sử dụng hệ thống tài liệu, tư liệu, số
liệu lưu trữ của các cơ quan, địa phương, đơn vị cũng như kết quả điều tra,
khảo sát trong quá trình thâm nhập thực tế của tác giả.
- Luận văn khảo sát, nghiên cứu thực trạng chất lượng đào tạo
BDLLCT cho cán bộ công chức, viên chức của Trung tâm bồi dưỡng chính trị
huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La từ năm 2018 đến 2020 và đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo BDLLCT cho cán bộ công chức, viên chức
đến năm 2025.
5. Kết cấu của Luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÀO TẠO BỒI
DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆNQUỲNH NHAI
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRUNG

TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN
LA
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN
9
CHÍNH TRỊ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
9
1.2. Đặc trưng, sự cần thiết, các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh
13
8


9

giá chất lượng đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị của việc bồi
dưỡng lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay
1.3. Đặc điểm tình hình có liên quan đến đào tạo b ồi dưỡng lý luận
chính trị tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳnh Nhai
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆN QUỲNH
NHAI
2.1. Thực trạng công tác lãnh đạo chỉ đạo của trung tâm Bồi d ưỡng
chính trị huyện Quỳnh Nhai
2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động đào tào của Trung tâm bồi d ưỡng
chính trị huyện Quỳnh Nhai

2.2.1. Kế hoạch, chương trình bồi dưỡng đào tạo từ năm 2018-2020
2.2.2. Thực trạng các lớp học bồi dưỡng lý luận chính tr ị đã t ổ ch ức
tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
2.2.3. Thực trạng các đối tượng học viên tại Trung tâm bồi d ưỡng
chính trị huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
2.2.4. Thực trạng giáo viên của các lớp đào tạo bồi dưỡng lý lu ận t ại
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳnh Nhai
2.3. Đánh giá chung về cơng tác bồi dưỡng lý luận chính tr ị tại Trung
tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
CHƯƠNG III: DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRUNG TÂM BỒI
DƯỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA
3.1. Dự báo tình hình bồi dưỡng lý luận chính trị trong giai đo ạn hiện
nay
3.1.1. Bối cảnh mới tác động đến chất lượng đào tạo bồi d ưỡng lý
luận chính trị
3.1.2. Dự báo nâng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính tr ị trong
giai đoạn hiện nay
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính tr ị t ại
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC

9

31
38

38
46
46
50
57
73
77
77
83
85
86
86
86
87
90
115
117


10

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hệ thống cơ sở vật chất của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện
Quỳnh Nhai năm 2021
Bảng 2.2. Trình độ đội ngũ giảng viên của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị
huyện Quỳnh Nhai giai đoạn 2017-2020
Bảng 2.3: Trình độ tin học, ngoại ngữ, chứng chỉ nghề của đội ngũ giáng viên
Bảng 2.4. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị
theo chuyên đề trong giai đoạn 2018-2020
Bảng 2.5. Chương trình đào tạo bồi dưỡng sơ cấp LLCT giai đoạn 20182020

Bảng 2.6. Hoạt động triển khai học tập các chỉ thị, nghị quyếtcủa Trung
ương Đảng, Nhà nước; đảng bộ, chính quyền địa phương giai đoạn 20182020
Bảng 2.7. Hoạt động học tập bồi dưỡng lí luận chính trị cho học viên lớp bồi
dưỡng kết nạp Đảng
Bảng 2.8. Hoạt động bồi dưỡng lí luận chính trị cho đảng viên mới giai đoạn
2018-2020

10

Trang
41
42
43
50
51
53
55
56


11

Bảng 2.9: Hoạt động bồi dưỡng công tác Đảng cho bí thư chi bộ và cấp uỷ
viên cơ sở

60

Bảng 2.10: Số lượng, cơ cấu các học viên tại huyện Quỳnh Nhai,
tỉnh Sơn La năm học 2018 – 2020
Bảng 2.11: Độ tuổi của các học viên tại huyện Quỳnh Nhai,

tỉnh Sơn La năm học 2018 – 2020
Bảng 2.12: Thâm niên đảm nhiệm công tác quản lý của các học viên tại Trung
tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
Bảng 2.13: Trình độ chun mơn của các học viên tại Trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020
Bảng 2.14: Trình độ lý luận chính trị của các học viên tại huyện
Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La (năm học 2018 - 2020)
Bảng 2.15: Trình độ chuyên môn các giảng viên cơ hữu của Trung tâm bồi
dưỡng chính trị huyện Quỳnh Nhai năm 2021
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÀO TẠO, BỒI

61
63
64
68
73
74

DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm lý luận
Lý luận là một phạm trù khoa học phản ánh hiện thực khách quan, tồn
tại và phát triển cùng với sự phát triển của trí tuệ lồi người trên mọi lĩnh vực
tự nhiên và xã hội. Theo Từ điển Triết học: “Lý luận là sự tổng hợp các tri
thức về tự nhiên và xã hội tích lũy được trong quá trình lịch sử”; là “Hệ thống
tư tưởng chủ đạo trong một lĩnh vực tri thức”[13,tr.526].
Lý luận là sự tổng hợp về những tri thức tự nhiên và xã hội được tích
lũy trong q trình lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh cho rằng: “Lý luận là sự
tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự
nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”[14,tr.497].

Lý luận xuất phát từ thực tiễn và có vai trị định hướng, soi đường cho
hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. Theo Từ điển tiếng Việt: “Lý luận là

11


12

tổng kết có hệ thống những kinh nghiệm của lồi người phát sinh từ thực tiễn
để chi phối và cải tạo thực tiễn”[12,tr.496].
Như vậy, lý luận được hiểu là hệ thống tri thức được khái quát từ thực
tiễn khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy của con người, được biểu đạt
đưới dạng các khái niệm, phạm trù, quy luật, tư tưởng, quan điểm,...nhằm
giúp con người chi phối và cải tạo thực tiễn.
1.1.2. Khái niệm chính trị
Theo tiếng Hy Lạp, Chính trị (politica) là cơng việc của nhà nước,
công việc của xã hội liên quan tới vấn đề nhà nước. Theo Từ điển tiếng
Việt: “Chính trị là những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước
trong nội bộ một nước và quan hệ về mặt nhà nước giữa các nước với
nhau”[12,tr.107].Theo Từ điển Triết học: “Chính trị là sự tham gia vào các
cơng việc của nhà nước, việc quy định những hình thức, nhiệm vụ, nội
dung hoạt động của nhà nước” [13,tr.58].
Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen: “Chính trị là vấn đề giai
cấp, quan hệ giai cấp, đấu tranh giai cấp và đỉnh cao của cuộc đấu tranh này là
đấu tranh giành quyền lực cho một giai cấp nhất định. Bước ngoặt của đấu
tranh chính trị là sự bùng nổ cách mạng xã hội, giành lấy chính quyền nhà
nước, lật đổ chế độ cũ và thiết lập chế độ mới. Chính trị là vấn đề quyền lực,
biểu hiện trực tiếp là quyền lực nhà nướcvà tính hiện thực của quyền lực lại là
lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế” [17,tr.157].
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chính trị là một hiện

tượng lịch sử xuất hiện và tồn tại khi xã hội phân chia giai cấp và hình thành
nhà nước. Chính trị giữ vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Nó
cũng là lĩnh vực hoạt động phức tạp luôn thu hút các nhà tư tưởng suy nghĩ,
khám phá, cố gắng làm sáng tỏ bản chất đầy bí ẩn của chính trị. Trên thực tế
đã có những quan điểm khác nhau về chính trị.
12


13

V.I.Lênin cũng đã khẳng định “chính trị với nghĩa là công việc nhà
nước, là việc vạch hướng đi cho Nhà nước, là việc xác định hình thức, nhiệm
vụ, nội dung của Nhà nước”[20,tr.150]. Hơn nữa chính trị là mối quan hệ giữa
các giai cấp, là đấu tranh giai cấp trong dành, giữ, thực thi quyền lực Nhà
nước và suy cho cùng là vấn đề lợi ích kinh tế. V.I.Lênin nêu ra một nguyên
tắc cơ bản trong chính trị mà những người cộng sản phải qn triệt và đó cũng
chính là bản chất của chính trị là “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh
tế” [15,tr.349],có nghĩa là chính trị phải mang trong mình quy định kinh tế
khách quan, phải phản ánh nó trong cấu trúc, trong phương thức hoạt động
của các thành tố cấu thành nên hệ thống chính trị, trong các quyết sách chính.
Các tổ chức chính trị, các hình thức nhà nước muốn tồn tại và phát triển phải
dựa trên một cơ sở kinh tế của xã hội. Có thể nói, kinh tế là gốc, là cơ sở của
chính trị. Chế độ chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng và phải thích ứng với
cơ sở kinh tế. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì sẽ
giữ địa vị thống trị xã hội về chính trị.
Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, tuy nhiên nó có tính độc
lập và tác động trở lại mạnh mẽ đến kinh tế. Nó định hướng cho sự phát triển,
lựa chọn các mơ hình và điều tiết sự phát triển của kinh tế. Chính trị thúc đẩy
hoặc cản trở sự phát triển của kinh tế, thâm nhập và chi phối mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Ưu tiên cho chính trị là ưu tiên cho việc giành lấy quyền lực

chính trị và cho xây dựng các quyết sách chính trị đúng. Kinh tế phát triển
phải thơng qua chính trị, thơng qua hệ thống đường lối, chính sách pháp luật,
quyền lực Nhà nước và giai cấp nào muốn lãnh đạo kinh tế phát triển, đạt mục
tiêu, lợi ích đề ra thì khơng được sai lầm về chính trị. Chính trị phục vụ cho
lợi ích của giai cấp thống trị, đồng thời ln tìm cách dẫn dắt xã hội theo tư
tưởng chính trị của giai cấp cầm quyền. Chính trị mang trong nó yếu tố năng
động đặc biệt và khơng có một công thức, cách thức chung duy nhất nào.
13


14

Chính trị khơng phải là con đường thẳng, thuận lợi dễ đi. V.I.lênin cho rằng:
“Chính trị giống đại số hơn là số học, càng giống toán học cao cấp hơn là tốn
học sơ cấp”, “Chính trị là vận mệnh thực tế của hàng triệu con người”
[21,tr.150].
Chính trị là một lĩnh vực họat động đặc biệt của con người, nó có quan
hệ chặt chẽ với họat động thực tiễn của con người, biểu hiện lợi ích kinh tế
nhất định của các tầng lớp dân cư trong xã hội, gắn liền với vận mệnh của
nhân dân. Chính trị được đưa vào thực tiễn cuộc sống nhờ hệ thống thiết chế
chính trị, Đảng phái chính trị, nhà nước và tổ chức chính trị -xã hội.
Như vậy, chính trị là sản phẩm của con người làm ra nhằm điều chỉnh
những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của
những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó.
Với cách hiểu như thế này, chính trị giữ vai trị hết sức quan trọng đối với
từng con người cũng như toàn xã hội. Trong bất kỳ một xã hội nào cũng cần
những luật lệ chung để hoạt động nhịp nhàng, tránh tình trạng vơ tình hay cố
ý xâm phạm quyền lợi, lợi ích, tài sản, sức khỏe hay thậm chí tính mạng của
người khác hay của cộng đồng.
1.1.3. Khái niệm lý luận chính trị

Lý luận chính trị là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân
loại giới hạn trong lĩnh vực chính trị, phản ánh mối quan hệ của các giai cấp
trong việc giành và giữ chính quyền. Nói cách khác, lý luận chính trị là hệ
thống tri thức về lĩnh vực chính trị thể hiện thái độ và lợi ích giai cấp đối với
quyền lực nhà nước trong xã hội có giai cấp, là kết quả của hoạt động nghiên
cứu khoa học và thực tiễn chính trị của nhiều người, qua nhiều thế hệ.
Về nguồn gốc, lý luận chính trị là sản phẩm của hoạt động nghiên cứu
về lý luận và thực tiễn chính trị của giai cấp trong việc đấu tranh giành, giữ và
xây dựng chính quyền nhà nước.
14


15

Về bản chất, lý luận chính trị phản ánh tính quy luật của các quan hệ
kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấp
đối với quyền lực nhà nước.
Về mục đích, lý luận chính trị nhằm trang bị thế giới quan và thúc đẩy
hành vi thực hiện mục tiêu, lý tưởng chính trị của giai cấp.
Lý luận chính trị của giai cấp vô sản là sự khái quát tri thức nhân loại
và tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân thế giới làm công cụ đắc
lực cho việc giành và giữ chính quyền của giai cấp cơng nhân ở mỗi quốc gia,
dân tộc. Theo V.I.lênin, lý luận có vai trị hết sức quan trọng trong sự nghiệp
cách mạng: “Khơng có lý luận cách mạng thì cũng khơng thể có phong trào
cách mạng” và “chỉ Đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới
có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”[20,tr.30-32]. Hồ Chí Minh
cũng cho rằng: “Đảng khơng có chủ nghĩa cũng như người khơng có trí khơn,
tàu khơng có bàn chỉ nam”[20,tr.268].
Lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay là hệ thống những nguyên lý của
chủ ngĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng những tinh hoa tư tưởng
chính trị của dân tộc và nhân loại. Nó phản ánh tính quy luật của các quan hệ
kinh tế - chính trị - xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, là công cụ quan trọng cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
Từ sự phân tích nêu trên về khái niệm lý luận và khái niệm chính trị,
có thể khái quát chung về khái niệm lý luận chính trị như sau: Lý luận chính
trị là lý luận trong lĩnh vực chính trị. Lý luận chính trị ra đời khi xã hội có
giai cấp và đấu tranh giai cấp để đại diện cho lợi ích của một Đảng, một giai
cấp nhất định trong xã hội. Lý luận chính trị là hệ thống các quan điểm, chủ
15


16

trương, đường lối, chính sách của một Đảng, một giai cấp để dành, giữ và
thực thi quyền lực nhà nước.
1.1.4. Khái niệm trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳnh Nhai:
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳnh Nhai là đơn vị sự nghiệp
trực thuộc huyện ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của ban
thường vụ huyện ủy Quỳnh Nhai, có tài khoản và con dấu riêng theo quy
định.
Trung tâm chính trị huyện Quỳnh Nhai có chức năng tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức,
kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ về cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội cho cán bộ, đảng viên
trong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn huyện Quỳnh Nhainhằm tuyên
truyền, giáo dục, bồi dưỡng lịch sử Đảng và lịch sử đảng bộ của địa phương;

tham gia phối hợp trong công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận theo
yêu cầu của huyện ủy.
1.2. Đặc trưng, sự cần thiết, các nhân tố ảnh hưởngvà tiêu chí đánh
giá chất lượng đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị
1.2.1. Đặc trưng của việc bồi dưỡng lý luận chính trị
1.2.1.1.Đối tượng nhiệm vụ của Trung tâm bồi dưỡng chính trị
- Đối tượngđào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị của Trung tâm bồi dưỡng
chính trị
Đối tượng là cán bộ cơng chức các ban ngành, và các xã phường, chủ
yếu là cán bộ cấp ủy, chi bộ, cán bộ cơ sở. Nhiệm vụ là học tập bồi dưỡng lý
luận chính trị, học tập nghị quyết, bồi dưỡng đảng viên mới,học lớp đối tượng
đảng...

16


17

Cán bộ, Đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn cấp
huyện, không thuộc đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. (Trích điều 1 Quyết định 185-QĐ/TW của
Ban Bí thư TW)
- Nhiệm vụtạo bồi dưỡng lý luận chính trị của Trung tâm bồi dưỡng
chính trị
Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; Bồi dưỡng các chương
trình lý luận chính trị cho các đối tượng theo quy định; các Nghị quyết, các chỉ
thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, Đảng viên trên
địa bàn huyện.
Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công
tác xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước; Mặt trận Tổ quốc và đồn thể chính

trị-xã hội và một số lĩnh vực khác cho cán bộ Đảng (là cấp ủy viên cơ sở), cán
bộ chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể ở cơ sở.
Bồi dưỡng chính trị cho đối tượng phát triển Đảng lý luận chính trị
cho Đảng viên mới; nghiệp vụ công tác Đảng cho cấp ủy viên cơ sở
Tổ chức thơng tin về tình hình thời sự, chính trị…Cho đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên cơ sở.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu và tình hình thực tế do
chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.
1.2.1.2. Lý luận chính trị mang tính trừu tượng, khái quát cao
Để xây dựng hệ thống lý luận, trong q trình nhận thức, tư duy con
người ln diễn ra q trình trừu tượng hóa, khái qt hóa những tri thức thu
được về thế giới; những quy luật vận động và phát triển của các lĩnh vực khác
nhau trong đời sống xã hội.Các hình thức thể hiện lý luận nói chung, lý luận
chính trị nói riêng như khái niệm, nguyên lý, quy luật, phạm trù…đều là kết

17


18

quả của q trình trừu tượng hóa, khái qt hóa cao của tư duy con người trong
quá trình nhận thức thế giới.
Nhờ có đặc trưng trừu tượng hóa, lý luận hướng con người vào việc tìm
ra chân lý, nắm bắt những mối quan hệ khách quan có tính bản chất, phát hiện
ra các quy luật chi phối sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng trong
thế giới. Khái quát hóa giúp cho con người xây dựng các khái niệm, phạm trù,
từ đó xây dựng nên các lý thuyết khoa học. Khái quát hóa được thực hiện trên
cơ sở một số thuộc tính, đặc tính quan trọng nào đó đã được tư duy trừu tượng
tách ra khỏi những thuộc tính, đặc tính khác. Từ những thuộc tính đã được
trừu tượng hóa, tư duy đi đến khái quát thành cái chung bản chất, mang tính

quy luật.
Mang đặc trưng trừu tượng hóa và khái quát hóa cao nên lý luận, lý luận
chính trị là hệ thống tri thức đem lại cho con người sự hiểu biết sâu sắc về bản
chất, tính quy luật của các mối liên hệ tất nhiên…trong sự vận động và phát
triển của sự vật hiện tượng và do đó giúp cho con người có thể tiếp cận bản
chất sâu xa của sự vật vốn thường bị che lấp bởi các hiện tượng ngẫu nhiên,
đơn lẻ, bề ngồi; giúp cho con người khơng ngừng khám phá thế giới, đáp ứng
nhu cầu thực tiễn đặt ra.
1.2.1.3. Lý luận chính trị có tính hệ thống, lơgíc chặt chẽ
Tính thống nhất và chặt chẽ của lơgic với tính chính xác và độ tin cậy
cao của lý luận khoa học nói chung, lý luận chính trị nói riêng thể hiện ở chỗ
các khái niệm, nguyên lý, phạm trù, quy luật… phản ánh các mặt, các yếu tố,
các quá trình,… khác nhau của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan
nhưng chúng có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Do đó,
một lý luận trong đó có lý luận chính trị muốn trở thành lý luận khoa học phải
là một hệ thống mang tính chỉnh thể, tồn vẹn, thống nhất, không thể là sự tùy
tiện, chắp vá, cắt xén với khả năng phản ánh chính xác sự vật hiện tượng như
18


19

nó đã hình thành, tồn tại, vận động, phát triển; dự báo được xu hướng vận
động và phát triển của sự vật.
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận điển hình về tính
chính xác và lơgic chặt chẽ. Vì thế, nó trở thành khoa học về những quy luật
chung, phổ biến của tự nhiên, xã hội và tư duy. Một lý luận mang tính chính
xác và logic chặt chẽ sẽ có tác dụng tích cực đối với họat động thực tiễn của
con người, sẽ được con người, cộng đồng, nhất là lực lượng cách mạng nhanh
chóng tiếp thu, ủng hộ.

1.2.1.3. Lý luận chính trị có tính liên hệ, thống nhất với thực tiễn
Quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản
của lý luận khoa học nói chung và chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng. Theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận thụôc về lĩnh vực hoạt động
tinh thần còn thực tiễn thuộc về hoạt động vật chất, là sản xuất là cuộc đấu
tranh để bảo vệ sự tồn tại của con người trước thiên nhiên và xã hội. V.I.Lênin
khẳng định: “Thực tiễn cao hơn nhận thức vì nó có ưu điểm khơng những của
tính phổ biến mà cả của tính hiện thực trực tiếp”[13,tr.230].
Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn, lý luận còn tồn tại, có sức sống hay
khơng phụ thuộc ở mức độ phù hợp của vai trò định hướng, gợi mở, chỉ dẫn,
giải quyết những vấn đề của đời sống thực tiễn. Thực tiễn luôn luôn vận động,
phát triển buộc lý luận phản ánh đời sống thực tiễn cũng phải không ngừng
được bổ sung, phát triển đồng thời phải thường xuyên tổng kết thực tiễn để
làm cho tri thức lý luận ngày càng phản ánh chính xác hơn, sâu sắc hơn,
phong phú hơn đời sống thực tiễn.
Tuy nhiên, lý luận cũng có tính độc lập tương đối của nó, khơng hồn
tồn thụ động mà lý luận cũng đóng vai trị tích cực trở lại đối với thực tiễn.
Lý luận là kim chỉ nam giúp cho thực tiễn đạt kết quả cao. Lý luận vạch ra
phương hướng cho thực tiễn, chỉ rõ phương pháp thực hiện có hiệu quả nhất
19


20

để đạt mục đích. Đặc biệt là lý luận cách mạng trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa. “Khơng có lý luận cách mạng thì cũng khơng thể có phong trào cách
mạng” [19,tr.30].
Lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung làm
phong phú lẫn nhau, là điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của nhau.
Tại diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc ngày

7/9/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn
khơng có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng; lý luận mà khơng
liên hệ với thực tiên là lý luận sng”.
Nhờ có lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường, Đảng Cộng sản
Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào điều
kiện hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành nhiều
thắng lợi to lớn. Vì thế, Đảng và Bác Hồ luôn coi trọng việc bồi dưỡng, giáo
dục lý luận cho cán bộ, đảng viên nhất là bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính
trị, coi đó là u cầu cơ bản không thể thiếu trong công tác xây dựng Đảng.
Người đã chỉ rõ: “Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ là để nâng
cao trình độ lý luận của Đảng ta, giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách
mạng và tình hình thực tế của Đảng ta, để đảng ta có thể làm tốt hơn cơng tác
của mình, hồn thành tốt nhiệm vụ cách mạng vĩ đại của mình”.
Quán triệt nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa
Mác-Lênin được Chủ tịch Hồ Chí Minh cụ thể hóa sẽ chống được mọi biểu
hiện của chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều,
rập khn, máy móc.
1.2.1.5. Lý luận chính trị có sự thống nhất cao giữa tính đảng và tính
khoa học

20


21

Nói tới tính Đảng là nói tới tính giai cấp, cịn tính khoa học là sự phản
ánh đúng thực tế khách quan, tơn trọng sự thật. Lý luận nói chung, lý luận
chính trị nói riêng bao hàm trong nó đặc trưng thống nhất giữa tính Đảng và
tính khoa học. Lý luận chính trị của giai cấp cơng nhân, giai cấp vô sản là chủ

nghĩa Mác - Lênin xuất phát và phản ánh khách quan nhu cầu và lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động phù hợp với nguyện vọng của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động thế giới cho nên lý luận đó đảm bảo tính thống
nhất giữa tính đảng và tính khoa học.
Trong lý luận chính trị, tính Đảng và tính khoa học có mối liên hệ biện
chứng khơng thể tách rời, tính Đảng càng cao thì tính khoa học càng sâu sắc,
tính Đảng và tính khoa học làm điều kiện, tiền đề, tồn tại, phụ thuộc nhau.
Thực tiễn cho thấy, việc xuyên tạc sự thật thường gắn liền với sự xa rời lập
trường, quan điểm lợi ích của giai cấp cơng nhân.Lý luận chính trị khơng có
mục đích nào khác ngồi mục đích thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng
cho nên nhiệm vụ quan trọng của nó là định hướng cho con người trong nhận
thức và hành động để cải tạo thế giới. Khi đó, tính khoa học là tiền đề, là cơ
sở và tính Đảng giữ vai trị định hướng cách mạng để loại trừ cái cũ, cái lạc
hậu, xây dựng cái mới tiến bộ, hợp quy luật. V.I.Lênin coi trọng chủ nghĩa
Mác là cơ sở lý luận vững như đá hoa cương, có “sự hấp dẫn khơng gì cưỡng
nổi đã lơi cuốn những người xã hội chủ nghĩa của tất cả các nước theo lý luận
đó chính là ở chổ nó kết hợp tính khoa học chặt chẽ và cao độ (đó là đỉnh cao
nhất của khoa học xã hội), với tinh thần cách mạng” [19,tr.421].
Lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng trên nền
tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn liền với tổng kết thực
tiễn có vai trị hết sức quan trọng trong việc cung cấp những luận cứ khoa học
cho việc xây dựng, bổ sung và phát triển đường lối đổi mới và thực hiện thắng
lợi các mục tiêu, chủ trương kế hoạch đề ra. Lý luận chính trị của Đảng ta
21


22

chính là sự kế thừa và phát triển những tinh hoa trí tuệ của dân tộc và thời đại,
khái quát những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học trên thế giới. Là sự

tổng kết, đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn phong trào đấu tranh cách
mạng của dân tộc và nhân dân thế giới, sự vận dụng sáng tạo và phát triển của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, trong hồn
cảnh cụ thể mới, đồng thời cũng chính là một điển hình về sự thống nhất cao
giữa tính Đảng và tính khoa học.
Ngồi những đặc trưng cơ bản về tính khái quát và tính trừu tượng, tính
chính xác và lơgíc, tính thống nhất lý luận và thực tiễn, tính Đảng và tính
khoa học, lý luận chính trị cịn có một số đặc trưng khác như: tính hệ thống và
tính kế thừa, là hệ thống mở có khả năng bổ sung và phát triển.
1.2.2. Sự cần thiết của việc bồi dưỡng lý luận chính trị trong giai
đoạn hiện nay
1.2.2.1. Bồi dưỡng lý luận chính trị nhằm xây dựngcác học viên tại có
lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng; có phương pháp quản lý
khoa học, gắn lý luận với thực tiễn; có phẩm chất đạo đức cách mạng đáp
ứng với sự phát triển của đất nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, biểu hiện tập trung
của nó là nằm ở hệ thống chính trị, Đảng ta được trang bị thế giới quan và
phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhận thức đúng đắn
quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người là sẽ tiến tới chủ nghĩa
cộng sản. Vì lẽ đó, để xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội thì địi hỏi trước
tiên ở người cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng
phải có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức, có tri thức khoa học, nắm
bắt được quy luật vận động, phát triển xã hội, qua đó vận dụng nó vào hoạt
động thực tiễn thúc đẩy sự tiến lên chủ nghĩa xã hội nhanh hơn. Xây dựng chủ
22


23


nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa mà con người đó
phải có trí tuệ, phát triển tồn diện, có ý chí nghị lực, vượt qua những khó khăn
trở ngại xã hội như các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, kể cả
những sự ngăn cản của các thế lực thù địch trong xã hội, trong chính trị. Người
cán bộ quản lý, đảng viên phải là người có bản lĩnh chính trị.
Mỗi tổ chức chính trị, mỗi đảng chính trị phải xuất phát từ tư tưởng, lý
tưởng của mình mà đưa ra tơn chỉ, mục đích, lý tưởng của Đảng. Nếu mục
tiêu của Đảng đó phấn đấu vì giai cấp, vì nhân dân, vì dân tộc thì hệ thống
chính trị của đảng chính trị sẽ phải có các yếu tố cấu thành, các thiết chế hoạt
động và cơ chế vận hành cho phù hợp để đạt được mục tiêu chung của đảng,
của quần chúng nhân dân lao động. Bản lĩnh chính trị của cán bộ, lãnh đạo
quản lý và đảng viên trong hệ thống chính trị ở nước ta là khả năng, ý chí,
nghị lực vượt qua mọi thách thức hiện nay để kiên định giữ vững mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhằm xây dựng thành công một nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Thực tế cho thấy, mỗi thời kỳ cách mạng cần phải có một đội ngũ cán
bộ, quản lý thích ứng, đáp ứng nhu cầu, đảm nhận được nhiệm vụ cách mạng
đặt ra. Có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý được tôi luyện, trưởng thành
qua thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần độc lập tự chủ,
trung thành với lý tưởng cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa
chọn, có ý chí, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đưa sự nghiệp
đổi mới ngày càng thu nhiều thắng lợi.
Hiện nay chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nhằm đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu và phấn đấu đến năm
2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trước yêu cầu đó,

23



24

địi hỏi phải có một các học viên tại vừa đủ đức, đủ tài, vừa “hồng” vừa
“chuyên”, có năng lực phẩm chất nhất định.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho các học viên
tại ln là một trong những nội dung quan trọng của công tác tổ chức cán bộ
nói riêng và cơng tác xây dựng Đảng nói chung, nó có vai trị rất quan trọng
đối với sự nghiệp cách mạng, vì đây là cơng việc gốc của Đảng. Nghị quyết
số 32-NQ/TW ngày 26/5/2018 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: “Bồi dưỡng lý luận
chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhiệm vụ quan trọng của Ðảng. Mỗi
cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập
suốt đời, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, gắn học tập với rèn
luyện phẩm chất đạo đức, tư cách người cách mạng” [9; tr.01].
Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về lý luận chính trị cho đội ngũ Cán
bộ công chức,viên chức của huyệnQuỳnh Nhai đang là yêu cầu cần thiết, vì
giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng
kinh tế và phát triển xã hội. Phát triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân và của tồn xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo và cán bộ công chức,
viên chức huyện Quỳnh Nhai là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định
trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Xây dựng, phát triển đội ngũ nhà
giáo và cán bộ công chức, viên chức huyệnQuỳnh Nhai theo hướng chuẩn
hoá, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc
biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương
tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn, nghiệp vụ của nhà giáo, đáp ứng
đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong cơng cuộc cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước.
1.2.2.2. Bồi dưỡng lý luận chính trị cho các học viên tại nhằm gìn giữ,
phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, góp phần xây
dựng nền tảng tư tưởng của Đảng ngày càng vững mạnh.
24



25

Đảng ta đã xác định, công tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng phải
thường xuyên gắn kết với các nhiệm vụ chính trị của cấp uỷ, địa phương, đơn
vị, sát với tình hình thực tiễn, đảm bảo trở thành nhân tố tích cực tác động
trực tiếp đến sự phát triển của các lĩnh vực, góp phần giải quyết những vấn đề
kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phịng, ngăn chặn sự suy thối về đạo đức, lối
sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; phải hướng mạnh về cơ sở, chủ
động nắm chắc và dự báo tình hình nhằm củng cố trận địa tư tưởng ở cơ sở,
tạo thế vững chắc trên từng địa bàn, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc, vùng đồng bào có đạo, góp phần giải quyết có hiệu quả
những vấn đề mà cơng cuộc đổi mới đặt ra.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền
tảng lý luận của Đảng, là vũ khí tư tưởng của cơng tác giáo dục chính trị, tư
tưởng Việt Nam, là điều kiện quyết định bản chất cơng tác giáo dục chính
trị, tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng muốn vững thì phải có
chủ nghĩa làm nịng cốt, trong Đảng ta cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng
mà khơng có chủ nghĩa, cũng như người khơng có trí khơn, tàu khơng có
bàn chỉ nam”.
Đường lối chính trị đúng đắn là nguồn gốc tạo nên sức mạnh của Đảng,
là cơ sở để đoàn kết thống nhất ý chí và hành động của tồn Đảng, là cơ sở để
thống nhất về mặt tổ chức, đồng thời tạo nên bản lĩnh chính trị vững vàng của
một Đảng. Sự vững vàng về chính trị là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho
Đảng đủ bản lĩnh trước mọi diễn biến phức tạp của tình hình, đề ra được
đường lối chiến lược đúng, đưa con thuyền cách mạng vượt sóng vươn lên,
vượt qua thử thách đi đúng hướng.
Có thể nói rằng, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho
cán bộ, đảng viên hiện nay là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thiết thực


25


×