Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non 25 – 6, huyện Đông Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN
VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI NHẰM NÂNG CAO
SỨC KHỎE TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 25-6
HUYỆN ĐƠNG SƠN TỈNH THANH HĨA

Người thực hiện: Phan Thị Mơ
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường MN 25 – 6, huyện Đông Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên mơn

THANH HĨA NĂM 2020
1


TT
I
1
2
3
4
II
1
2
2.1
2.2


2.3
3
3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6
3.7
4
III
1
2

MỤC LỤC
NỘI DUNG
Mục lục
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Thực trạng của vấn đề

Thuận lợi
Khó khăn
Khảo sát chất lượng đầu năm học
Biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Tạo sự gần gũi, thân thiện giữa cô giáo và
trẻ nhằm tạo cho trẻ tình cảm, niềm tin và sự an tồn
khi đến trường lớp mầm non.
Biện pháp 2: Tạo mơi trường giáo dục, đặc biệt môi
trường phát triển vận động nhằm kích thích trẻ tích cực
tham gia các hoạt động vận động
Biện pháp 3: Phát triển vận động thông qua hoạt động
chơi tập có chủ định nhằm giáo dục, rèn luyện nâng
cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ.
Biện pháp 4: Thơng qua trị chơi vận động để kích
thích, thu hút nhiều trẻ tham gia chơi trò chơi vận động
nhằm thu hút trẻ tham gia chơi và hoàn thiện các kỹ
năng vận động cho trẻ
Biện pháp 5: Phát triển vận động thông qua các hoạt
động khác nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức, kỹ
năng vận động đã làm quen cho trẻ
Biện pháp 6. Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng
sức khỏe nhằm phát triển thể lực, sức khỏe và khả năng
vận động cho trẻ
Biện pháp 7: Làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ trẻ
nhằm nâng cao khả năng vận động cho trẻ ở nhà
Hiệu quả đạt được:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
Danh mục tài tiệu tham khảo

Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được Hội đồng
ngành GD&ĐT huyện, tỉnh và các cấp cao hơn xếp từ
loại c trở lên

TRANG
3
3
4
4
4
4
4
5
5
5
6
6
6

8

10

12

14

16
18
19

20
20
21
22
23
2


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dạy trẻ như trồng cây non.
Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ tốt sau này các cháu
thành người tốt”. Đúng vậy sự phát triển thể chất của trẻ ở lứa tuổi mầm non đặt
cơ sở cho sự phát triển thể chất suốt đời sau này của trẻ, đồng thời nó ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển tâm lý và nhân cách của trẻ.
Trong chương trình giáo dục trẻ mầm non, phát triển vận động là một
trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện thể lực cho trẻ.
Bởi cơ thể trẻ đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, hệ cơ, xương hình
thành nhanh, bộ máy hơ hấp đang hồn thiện. Song sức đề kháng của trẻ còn
kém nên dễ mắc các bệnh nguy hiểm, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch
lạc, mất cân đối. Vì vậy nếu khơng được chăm sóc, giáo dục và vận động đúng
cách thì có thể gây nên những thiếu sót cho sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể
khắc phục được, sẽ để lại hậu quả suốt đời và sửa lại rất khó khăn. Vì vậy chúng
ta cần phải quan tâm đến việc phát triển thể lực cho trẻ, chăm sóc và giáo dục
thể chất đúng cách nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể
chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức{1}.
Giáo dục phát triển vận động là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong
việc rèn luyện thể lực cho trẻ. Vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất để phát triển và
hoàn thiện thể chất, nhân cách cho trẻ. Rèn luyện thể lực đều đặn và có hệ thống
sẽ giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với

sự thay đổi của môi trường. Rèn luyện các cơ bắp sẽ giúp duy trì sự cân bằng
hơn trong nội tạng cơ thể, làm cho việc trao đổi chất được tốt hơn, cũng cố hệ
tuần hồn và hơ hấp nhờ vậy mà thể lực trẻ được nâng cao{2}. Trẻ khỏe mạnh
phát triển tốt thì sẽ nhanh nhẹn, hoạt bát, tích cực tham gia mọi hoạt động, tích
cực tìm hiểu khám phá mơi trường xung quanh và các hoạt động trải nghiệm
trong vận động. Như vậy qua vận động trẻ được cung cấp thêm tri thức, kỹ năng
nhờ đó trẻ sẽ phát triển tồn diện.
Hiện nay vẫn cịn một vài phụ huynh ln có suy nghĩ sai lầm không cho
trẻ vận động, sợ trẻ ngã, trẻ mệt, ốm, sút cân... Điều này là do phụ huynh chưa ý
thức được hết ý nghĩa của việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, chưa hiểu
biết đầy đủ về chế độ dinh dưỡng, phương pháp luyện tập, cách chăm sóc bảo vệ
sức khoẻ cho trẻ. Song thực tế và khoa học cho thấy, việc rèn luyện thân thể
bằng phát triển vận động là cách chăm sóc và nâng cao sức khỏe trẻ một cách tốt
nhất, tích cực nhất và ít tốn kém nhất. Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ nhà
trẻ chương trình giáo dục phát triển vận động chiếm vị trí khá quan trọng nhằm
giúp trẻ phát triển thể lực tốt, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và khéo léo. Đặc biệt rèn
luyện ở trẻ tính kiên trì, sự bền bỉ trong sinh hoạt cũng như trong học tập. Thông
qua rèn luyện vận động giúp cho trẻ phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe,
tăng cường sức đề kháng, làm đẹp hình thái, phát triển toàn diện các tố chất vận
động{1}. Xuất phát từ lý do trên bản thân tôi là cô giáo mầm non, người trực
tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ nhà trẻ nhiều năm, tơi nhận thấy cần phải làm gì?
làm thế nào? để nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ, giúp trẻ có thể
lực khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cân đối, hài hịa hướng trẻ đến tích cực vận động,
3


hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phát triển các tố chất thể lực nhanh nhẹn, mạnh
mẽ, khéo léo, bền bỉ cho trẻ. Chính vì vậy nên tơi chọn đề tài “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi nhằm nâng
cao sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non 25 – 6, huyện Đông Sơn" làm đề tài

nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua đề tài này tìm ra những biện pháp phát triển vận động cho trẻ
24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non 25-6, huyện Đông Sơn nhằm góp phần
nâng cao sức khỏe cho trẻ.
Tuyên truyền rộng rãi đến các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc
phát triển vận động cho trẻ mầm non nói chung, trẻ nhà trẻ nói riêng.
Bản thân có nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát triển vận động
cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 24 - 36
tháng tuổi nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non 25 – 6, huyện
Đông Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện sáng kiến này bản thân tôi sử dụng các phương pháp sau.
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên
quan đến phát triển vận động cho trẻ mầm non, nhằm xây dựng cơ sở lý luận
cho việc viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động vận động của trẻ nhà trẻ.
Phương pháp điều tra: Xây dựng bài tập, trò chơi để điều tra trẻ về khả
năng vận động của trẻ.
Phương pháp giáo dục bằng tình cảm khích lệ
Phương pháp thực hành trải nghiệm: Tổ chức các hoạt động vận động,
qua đó đánh giá khả năng vận động, sự hứng thú về hoạt động vận động của trẻ.
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp toán học để đánh
giá kết quả khảo sát.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Cơ thể con người là một khối thống nhất, các cơ quan trong cơ thể liên
quan mật thiết với nhau, luyện tập phát triển vận động có tác dụng làm cho tổ

chức các hoạt động trong cơ thể có sự thay đổi, đồng thời kéo theo sự thay đổi
về khả năng vận động. Thông qua vận động sự trao đổi chất trong cơ thể được
tăng cường, góp phần nâng cao sức khỏe con người{3}.
Với xu hướng của xã hội ngày nay, khơng chỉ đơn thuần địi hỏi một con
người tài giỏi, mà là một sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Chính vì vậy, cần phải cho trẻ tiếp xúc với nhiều phương pháp giáo dục để phát
triển thể chất cho trẻ một các toàn diện nhất. Ngoài những giờ vận động ở trên
lớp, chúng ta hãy coi việc vui chơi của trẻ cũng là một hoạt động vận động rèn
luyện thể chất cho trẻ{1}.
Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non được đặt lên hàng đầu,
bởi có sức khỏe là có tất cả. Vì vậy chúng ta cần chú trọng hơn trong việc nâng
4


cao rèn luyện vận động cho trẻ, tăng cường các hoạt động vận động, hay đơn
giản là có thể tích hợp nhiều các hoạt động vận động vào việc học cho trẻ, điều
này vừa tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện sức khoẻ, lại vừa giúp trẻ củng cố kiến
thức nhớ lâu hơn trong việc học tập.
Vận động đối với trẻ mầm non có tác dụng đặc biệt quan trọng, cơ thể trẻ
phát triển mạnh mẽ dưới ảnh hưởng của những điều kiện tốt do hoạt động tạo ra.
Mặt khác giáo dục vận động nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển hài hòa, cân đối,
sức khỏe được tăng cường là cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách con
người sau này{3}. Tuy nhiên, trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ hệ xương và các cơ quan
trong cơ thể còn non nớt, khả năng vận động còn nhiều hạn chế, trẻ thường
nhanh nhớ nhưng cũng chóng quên. Mặt khác một số trẻ do mới đi học nên còn
nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động vận động trong lớp,
dẫn đến khả năng vận động cịn kém, có trẻ chưa thực sự tập trung trong giờ
học, dễ bị phân tâm vào các hoạt động khác. Do vậy trẻ chưa phát huy được tính
tích cực của mình trong hoạt động rèn luyện vận động phát triển thể chất. Vậy
cần phải tổ chức nhiều hoạt động để trẻ kích thích trẻ tham gia vận động một

cách tích cực, hình thành cho trẻ những tố chất ban đầu về vận động, những kỹ
năng cơ bản phù hợp theo lứa tuổi.
2. Thực trạng vấn đề
Năm học 2019 – 2020 tơi được nhà trường phân cơng phụ trách nhóm trẻ
24 – 36 tháng tuổi, với tổng số 22 cháu trong đó có 13 cháu nam và 9 cháu nữ.
Đa số trẻ là con em cán bộ công chức, viên chức lần đầu tiên đi học. Bước đầu
thực hiện tôi gặp thuận lợi và khó khăn sau.
2.1. Thuận lợi
Trường mầm non 25 – 6 được sáp nhập từ trường mầm non Đông Xuân
và trường mầm non thị trấn Rừng Thông từ tháng 7/2019, trường có 2 khu nằm
ngay trung tâm của huyện Đông Sơn. Cơ sở vật chất nhà trường tương đối ổn
định, nhà trường đã trang bị một số đồ dùng, đồ chơi cơ bản phục vụ cho hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ ở các nhóm lớp.
Đa số phụ huynh là cán bộ công chức, viên chức nên rất quan tâm đến trẻ
và các hoạt động của lớp và nhà trường. Phụ huynh thường xuyên đưa trẻ đi học
đều đúng giờ, nhiệt tình tham gia ủng hộ cho nhà trường và lớp.
Đa số trẻ trong lớp có sức khỏe tốt, khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
Bản thân tơi có trình độ chuyên môn trên chuẩn, đạt giáo viên giỏi cấp
huyện năm học 2018 – 2019, nhiều năm liên tục phụ trách nhóm trẻ, nên cũng
có một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhà trẻ.
2.2. Khó khăn
Diện tích phịng học chật hẹp do đó ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt
động chăm sóc và giáo dục trẻ.
Tuy trẻ có cùng độ tuổi nhưng nhận thức khơng đồng đều, khả năng vận
động còn hạn chế, nhiều trẻ lần đầu tiên đi học nên còn nhút nhát chưa tích cực
tham gia hoạt động vận động, trẻ thích thì làm theo cơ, khơng thích thì khơng
làm dẫn đến kết quả chưa cao.
Bản thân cũng chưa nắm hết được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, để
có biện pháp tác động tích cực hơn.
5



Một số phụ huynh cịn có suy nghĩ trẻ con còn nhỏ cần được cưng chiều,
nên việc rèn luyện phát triển vận động cho trẻ gặp khơng ít khó khăn, sự phối
hợp giữa giáo viên với phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ hiệu quả
chưa cao.
2.3. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học
Từ thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tơi hiểu được vai trò và tầm quan
trọng của việc phát triển vận động cho trẻ, vào đầu năm học tôi tiến hành khảo
sát với kết quả như sau:
Khảo sát chất lượng đầu năm học (tháng 9)
Số
Đạt
Chưa đạt
TT
Nội Dung
trẻ
Số
Tỷ lệ %
Số
Tỷ lệ %
1
2

3

Trẻ khỏe mạnh, nhanh
nhẹn
Trẻ mạnh dạn, tự tin tham
gia các hoạt động vận

động
Trẻ có kỹ năng vận động

22

trẻ
14

63.6

trẻ
8

36.4

22

8

36.6

14

63.4

22

7

31.8


15

68.2

Với kết quả khảo sát trên tôi thấy kết quả chưa cao, trẻ khỏe mạnh nhanh
nhẹn đạt 63.3%, trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động vận động đạt
36.6%, đặc biệt trẻ có kỹ năng vận động đạt rất thấp 31.8%. Từ kết quả trên tơi
suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp sau nhằm nâng cao chất lượng phát triển
vận động cho trẻ.
3. Các biện pháp thực hiện
3.1.Biện pháp 1: Tạo sự gần gũi, thân thiện giữa cô giáo và trẻ nhằm
xây dựng cho trẻ mối quan hệ tình cảm thân thiện, niềm tin và sự an toàn khi
đến trường lớp mầm non.
Xây dựng mối quan hệ tình cảm, thân thiện là cái đẹp nhân bản kết tinh từ
những tinh hoa của nhân loại. Vì vậy hàng ngày tơi xây dựng tình cảm với trẻ,
tạo nên mối quan hệ thân thiện, gần gũi giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ, tạo cho
trẻ cảm giác tin tưởng, yên tâm khi ở bên cơ giáo, cũng như khi đến trường. Đây
chính là nền tảng vững chắc nhất để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà
trường. Chính vì vậy mà bản thân tơi phải làm thế nào để có một trái tim nhân
hậu của người mẹ thứ hai của trẻ? yêu thương quan tâm đến trẻ những gì để tạo
cho trẻ niềm tin, sự ấm áp, an toàn khi ở bên cô giáo, xây dựng nội dung giáo
dục làm sao cho phù hợp...Trẻ nhà trẻ lần đầu tiên đến trường, lớp nên cịn nhiều
lạ lẫm, bỡ ngỡ vì vậy trẻ rất hay quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ ảnh hưởng đến sức
khỏe. Chính vì vậy tơi cần phải nhẹ nhàng, quan tâm, gần gũi để trẻ có cảm giác
yên tâm như khi ở nhà. Tơi phải kiên trì, nhẫn nại khơng bắt trẻ thực hiện ngay
những yêu cầu của cô giáo, mà phải dần dần để trẻ thích nghi, từ đó giúp trẻ
mạnh dạn, tự tin khi tham gia thực hiện các hoạt động cũng như các bài tập, trò
chơi vận động.
6



Ví dụ: Trong lớp tơi có cháu Gia Huy những ngày đầu đến lớp cháu khóc
rất nhiều, ăn ít, trưa ngủ hay tỉnh giấc, không tham gia các hoạt động nào, lúc
nào cháu cũng ôm ba lô quần áo, thậm trí lúc nào cũng địi cơ bế nếu bỏ xuống
là cháu khóc. Vì vậy tơi thường trị chuyện, âu yếm, vỗ về với trẻ, cho trẻ xem
tranh ảnh, kể cho trẻ nghe câu chuyện theo tranh và nói với trẻ những lời yêu
thương, tình cảm để trẻ cảm nhận được tình u thương của cơ giáo, qn đi nỗi
nhớ nhà và có cảm giác n tâm khi ở bên cơ giáo. Khi trẻ quen bạn, quen cơ thì
trẻ sẽ thích tìm tịi, khám khá, tự giác tham gia vào các hoạt động của lớp. Từ đó
tơi mới hướng dẫn trẻ vào các hoạt động, có như vậy trẻ mới thích nghi được
hoạt động của lớp.

Hình ảnh cơ đang trị chuyện với trẻ trong giờ đón trẻ
Bản thân tơi ln nói những lời hay, ý đẹp, nhẹ nhàng làm gương cho trẻ
noi theo, u thương chăm sóc, đối xử cơng bằng với mọi trẻ, thường xuyên
khen ngợi khích lệ trẻ mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động lấy một số các bạn trong
lớp ngoan, giỏi để nêu gương, khen ngợi cho trẻ học tập noi theo.
Ví dụ: Thơng qua hoạt động nêu gương cuối ngày, hoặc khi đón trẻ và các
hoạt động của lớp tôi lấy một số gương tốt như: Bạn Trung Hiếu hôm nay đi học
rất ngoan đến lớp chào cô giáo, tạm biệt khi mẹ về. Trong hoạt động thể dục
sáng tôi khen ngợi những trẻ ngoan, chú ý tham gia tập thể dục cùng cô và các
bạn… những lời khen ngợi, khuyến khích trẻ bằng những ngơn ngữ biểu cảm trẻ
rất thích thú.
Đây là một trong những hình thức giáo dục hiệu quả nhất, trẻ em thường
bắt chước rất nhanh, bởi tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng trẻ thường bắt chước và
học theo tất cả những gì in vào tâm trí trẻ, những gì trẻ biết, trẻ nhìn thấy qua cơ
giáo, người lớn và bạn đã làm. Trẻ thường làm theo những gì người lớn làm chứ
khơng phải những gì người lớn nói. Vì vậy, tơi phải tạo cho trẻ một tâm lý thoải
7



mái mong muốn được khen ngợi, được nêu gương. Đặc biệt là không định kiến
với trẻ luôn đối xử công bằng với mọi trẻ với thái độ ân cần, niềm nở, biết lắng
nghe, trò chuyện, vui chơi, chia sẻ cảm xúc kinh nghiệm với trẻ dưới hình
thức “Học mà chơi, chơi mà học”, dạy trẻ thoải mái tự tin trước đám đơng.
Động viên khuyến khích trẻ mạnh dạn, tự tin. Song tôi cần phải kiên nhẫn, tránh
thúc ép, căng thẳng khi luyện tập kỹ năng cho trẻ, tuyệt đối không hù dọa hay
trách mắng, đánh trẻ có như vậy mới giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia
các họat động.
3.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường giáo dục, đặc biệt mơi trường phát
triển vận động nhằm kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động vận động
Mơi trường hoạt động như “người giáo viên thứ hai” có thể khuấy động
sự tị mị, kích thích sự khám phá của trẻ. Môi trường do cô giáo xây dựng là có
mục đích, có kế hoạch với nội dung mang tính chất phát triển vận động giúp trẻ
tìm tịi, khám phá, trải nghiệm trong mọi hình thức vận động nhằm giúp trẻ tham
gia hoạt động một cách tích cực và tự giác.
Mơi trường trong lớp tơi trang trí theo các mảng chủ đề, để gây hứng thú
cho trẻ yêu thích được đến trường, lớp. Các nội dung trang trí được thay đổi
theo từng chủ đề, lựa chọn vị trí khơng gian trong lớp làm góc vận động cho phù
hợp, sắp xếp các đồ dùng, dụng cụ vận động phải để cho trẻ dễ thấy, dễ lấy và
dễ sử dụng, đặc biệt là an toàn với trẻ. Đồ dùng, đồ chơi sắp xếp theo hướng mở
linh hoạt để tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc, mọi nơi mà trẻ thích.
Ví dụ: Đồ dùng gậy, vịng thể dục, bóng, cờ, nơ tơi sắp xếp theo từng
nhóm để đến khi vào hoạt động thể dục sáng, hoạt động chơi tập, hoạt động
ngồi trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng, đồ chơi ra chơi cho phù hợp với vận động cô
yêu cầu như: Trẻ tự lấy đồ dùng ra chơi, tập lại bài tập vận động, hoặc trò chơi
mà buổi sáng cơ giáo vừa dạy cho bố mẹ xem.

Hình ảnh góc vận động

8


Ngồi ra tơi tận dụng hành lang hiên trước làm những bài tập vận động.
Khi trẻ được bố mẹ đưa đến trường có thể tự trẻ hoặc trẻ rủ bạn cùng tập bài tập
vận động cho cha mẹ xem. Như vậy cha mẹ sẽ thấy được sự mạnh dạn tự tin, kỹ
năng vận động của con em mình và họ sẽ quan tâm hơn đến kỹ năng thực hành
các bài tập vận động của trẻ hơn.
Ví dụ: Hành lang tơi làm bài tập vận động “Đi trong đường hẹp, đi trong
đường ngoằn nghèo, bật vào các ô, đi theo hướng thẳng, đi thăng bằng trên vạch.
Hoặc treo những quả bóng có độ cao thấp khác nhau để trẻ có thể tự nhảy lên
đánh bóng, một vài thùng cát tơng để trẻ bị, chui qua đường hầm, một vài hình
khối để trẻ có thể sắp xếp leo trèo, bật nhảy.

Ảnh chụp trẻ đang thực hiện vận động hành lang
Mơi trường ngồi lớp học tạo cho trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm, thử
thách vận động. Tất cả những trị chơi ngồi lớp học đều giúp trẻ phát triển sự
thăng bằng, dẻo dai và khả năng phối hợp. Thông qua môi trường ngoài lớp học
giúp trẻ vui chơi thoải mái, giải tỏa tâm lý. Vì vậy để tạo được hứng thú tham
gia mơi trường ngồi lớp học tơi thường xun chú ý đến độ an toàn cho trẻ,
giới thiệu cho trẻ về đồ chơi, hình dáng, màu sắc và hướng dẫn cho trẻ chơi an
tồn, đồn kết khơng tranh dành chen lấn nhau mà ngã…
Ví dụ: Khi trẻ chơi cầu trượt tơi hỏi trẻ đây là cái gì? Màu gì? Cái này
chơi như thế nào? Bắt đầu chơi từ đâu? Khi bạn đang trèo lên chơi cầu trượt
chơi mà con cũng muốn chơi thì phải làm gì?… Hay khi chơi Xích đu rồng tơi
hỏi trẻ: Đây là đồ chơi gì? Có màu gì? Hình con gì đây? Để chơi đồ chơi này
con phải ngồi như thế nào? Khi có bạn muốn chơi cùng con phải làm gì?…
9



Bằng những câu hỏi tơi vừa trị chuyện, vừa hướng dẫn cách chơi và giáo dục trẻ
chơi đoàn kết và an toàn.
Qua biện pháp này trẻ được cũng cố kỹ năng vận động, phát triển các tố
chất vận động trong điều kiện tự nhiên, giáo dục trẻ ý thức chấp hành tổ chức kỉ
luật, rèn luyện tính kiên trì, tinh thần đồn kết, tính tập thể, sự tự tin và nhường
nhịn bạn.
3.3. Biện pháp 3: Phát triển vận động thông qua hoạt động chơi tập có
chủ định nhằm giáo dục, rèn luyện nâng cao chất lượng phát triển vận động
cho trẻ
Giờ vận động nhằm hướng dẫn cho trẻ những bài tập vận động mới và ôn
lại những bài tập vận động cũ, hay nâng cao kỹ năng luyện tập cho trẻ nhằm rèn
luyện phát triển sức khỏe và các tố chất thể lực. Các bài tập phát triển vận động
có bài tập phát triển chung, nhằm rèn luyện các nhóm cơ vai, cơ chân, cơ đùi, cơ
bụng, các động tác này hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Để tiến hành tổ chức
hoạt động này tôi chuẩn bị mơi trường luyện tập an tồn, rộng rãi giúp trẻ hứng
thú, mạnh dạn, tự tin vận động. Khi hướng dẫn tơi cần xem xét khả năng của
từng trẻ để có biện pháp hướng dẫn trẻ thực hiện cho phù hợp.
a/ Sử dụng biện pháp trị chơi:
Biện pháp trị chơi có tác dụng gây hứng thú cho trẻ với bài tập vận động.
Để gây hứng thú cho trẻ tôi thường đưa bài tập vận động vào yếu tố chơi, nhằm
gây hứng thú cho trẻ vào bài tập vận động, vì thế mà trẻ thực hiện bài tập vận
động nhiều lần không nhàm chán, từ đó tơi đánh giá được tương đối khách quan
kết quả của trẻ.
Ví dụ: Bài tập vận động “Bị theo hướng thẳng có mạng vật trên lưng”
“Bị trong đường hẹp” tơi cho trẻ chơi dưới hình thức bị như chuột; bài tập vận
động “Bị qua vật cản” tơi cho trẻ chơi trị chơi bị như con cua khơng chạm vào
vật cản; bài tập “ Nhảy bật tại chỗ” tơi cho trẻ chơi trị chơi nhảy như thỏ, nhảy
như sóc; bài tập vận động “Trườn tới đích” chơi trườn giống như chú bộ đội
luyện tập.
Ngoài ra bài tập vận động tơi cịn sử dụng là trị chơi vận động để thực

hiện bài tập, khi tham gia vào trò chơi sẽ làm trẻ thỏa mãn cảm xúc, trẻ thoải
mái đem lại sự vui sướng, làm thay đổi trạng thái cơ thể và trẻ tích cực hoạt
động hơn, qua đó kỹ năng, kỹ xảo vận động được rèn luyện, tố chất vận động
được phát triển.
Ví dụ: Bài tập vận động “Đi thay đổi theo tốc độ” hoặc “Đi thay đổi
hướng” tôi cho trẻ chơi “chuông reo ở đâu” khi chuông reo phía nào trẻ đi về
phía đó hoặc chng reo nhanh thì trẻ đi nhanh, chng reo chậm thì trẻ đi
chậm. Các bài tập vận động chạy tôi cho trẻ chơi trò chơi đuổi bắt.
Như vậy, sử dụng bài tập vận động dưới hình thức trị chơi là mang tính
tổng hợp và được xây dựng kết hợp với nhiều kỹ năng vận động khác nhau như:
đi, bật, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, ném, bắt… Trong khi chơi trẻ có khả năng
giải quyết bài tập mới xuất hiện một cách sáng tạo, q trình chơi kích thích trẻ
thực hiện một cách mạnh dạn, tự tin, nhanh hơn, khéo léo hơn. Với hình thức
này tơi thấy cháu tích cực tham gia hoạt động một cách rõ rệt.
b/ Sử dụng hình thức hoạt động theo tổ, nhóm, lớp:
10


Để trẻ tham gia tích cực vào vận động khơng những phụ thuộc vào lựa
chọn phương pháp tổ chức của cơ giáo, mà nó phụ thuộc rất nhiều vào các hình
thức tổ chức. Vì vậy trong hoạt động vận động có bài tập tơi áp dụng hình thức
cho cả lớp cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau; có bài tập vận động
tơi cho trẻ thực hiện từng trẻ nối tiếp nhau trẻ nọ nối tiếp trẻ kia; có bài tập tơi
cho trẻ tập theo nhóm 4-5 trẻ.
Ví dụ: Bài tập vận động cho cả lớp “đi thay đổi theo tốc độ”, “chạy đổi
hướng”, “nhảy bật về phía trước”; bài tập vận động tập cho từng trẻ “đi trong
đường hẹp”, “ bị có mang vật trên lưng”, “ bò chui qua cổng”, “ đi và bê vật
bằng 2 tay; bài tập theo nhóm “ném bóng về phía trước”, “ tung và bắt bóng
cùng cơ”.
Việc lựa chọn hình thức tổ chức như thế nào, tùy vào nội dung vận động

để tơi lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp, giúp trẻ hứng thú luyện tập được
các kỹ năng vận động của bài tập, cũng như tính nhanh nhẹn, sự bền bỉ, khéo léo
của cơ thể. Song việc tổ chức các hoạt động giáo dục vận động phải có mục đích
và kế hoạch cụ thể từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, theo sự đồng tâm
phát triển. Tức là khi tổ chức hoạt động vận động tơi phải nâng dần độ khó các
bài tập để trẻ quen dần với vận động, tôi không quên quan tâm đến trẻ yếu, trẻ
nhút nhát, trẻ cá biệt để có biện pháp hướng dẫn riêng cho trẻ đó giúp trẻ tiếp thu
được kiến thức kĩ năng của bài tập vận động.
c/ Sử dụng biện pháp thi đua:
Thi đua là đua tài, đọ sức để xem bạn nào giỏi nhất, nhanh nhất và là
người thắng cuộc. Biện pháp thi đua đòi hỏi cao trong vận động cả về sức khỏe
và tinh thần của trẻ, tạo nên sự ganh đua trong quá trình thực hiện. Biện pháp
này được sử dụng khi trẻ thực hiện tương đối vững các bước thực hiện bài tập
vận động. Mục đích của biện pháp là nhằm hồn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận
động và rèn luyện lòng tự tin, tinh thần đồng đội cho trẻ, thi đua làm tăng khả
năng hứng thú, kích thích lơi cuốn trẻ tích cực tham gia vào vận động hơn.
Ví dụ: Thi đua theo đồng đội tôi lựa chọn 2 đội có số lượng trẻ bằng
nhau, tương đối vừa sức (có cháu tốt, khá, trung bình và cháu yếu) cho trẻ cùng
bắt đầu thực hiện bài tập cùng 1 lúc, kết thúc tôi nhận xét thắng, thua một cách
công bằng. Thi đua cá nhân tôi chọn 2 trẻ ngang sức, mức độ thực hiện bài tập
ngang nhau. Lúc đầu tôi cho trẻ thực hiện đúng bài tập như: Ai bò đúng; ai đi
đúng, ai thực hiện đúng…sau đó địi hỏi cao hơn như: Ai giỏi hơn, ai nhanh
hơn, thi xem ai nhanh, thi xem ai giỏi…
Khi thực hiện biện pháp thi đua tơi tránh để trẻ hưng phấn q, gây kích
thích căng thẳng đến tâm lý, trạng thái của trẻ. Đặc biệt tôi cũng chú ý đến thời
gian và lượng vận động sao cho phù hợp với độ tuổi trẻ.
Quá trình thực hiện giờ vận động giúp trẻ tăng cường thể chất, có một trí
não tinh thơng, ghi nhớ tốt. Khi tổ chức hoạt động vận động đa số trẻ trong lớp
tơi có cảm giác thoải mái, say mê trong hoạt động vận động. Trẻ vận động cơ
thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thơng tốt, tăng cường chuyển hóa

các cơ quan trong cơ thể, đồng thời làm săn chắc các nhóm cơ tạo sức bền bỉ và
chống béo phì.
11


Hình ảnh tổ chức hoạt động chơi tập có chủ định theo nhóm, cá nhân, cả lớp
3.4. Biện pháp 4: Thơng qua trị chơi vận động để kích thích, thu hút
nhiều trẻ tham gia chơi trò chơi vận động nhằm thu hút trẻ tham gia chơi và
hoàn thiện các kỹ năng vận động cho trẻ
Trị chơi vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thể lực
của trẻ. Trị chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, vừa là
phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện, thu hút nhiều trẻ tham gia chơi
và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ. Ngồi ra trị chơi vận động cịn tạo điều
kiện để rèn luyện tố chất phát triển thể lực góp phần nâng cao nhận thức, giúp
trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng.
Trị chơi vận động được tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc nó khơng bị gị bó, cơ
giáo là người tổ chức và khai thác các tình huống và các vật liệu trong môi
12


trường để khuyến khích trẻ chơi. Trị chơi vận động thường dễ chơi, dễ hòa
nhập, bất cứ nơi đâu trong nhà, ngồi sân đều có thể tổ chức trị chơi vận động
cho trẻ. Vì vậy trị chơi vận động là phương tiện của giáo dục thể chất, là hoạt
động có ý thức, nhằm đạt được kết quả những mục đích có điều kiện đã đặt ra.
Vì vậy, để giúp trẻ phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của người giáo viên mầm non. Bên cạnh đó trẻ chơi trị chơi vận động làm cho
trẻ sảng khối tinh thần, vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn.
Để tổ chức cho trẻ chơi một cách tích cực và hứng thú, tơi cần chuẩn bị đầy đủ
đồ dùng tương ứng với nội dung của trị chơi.
Ví dụ: Trị chơi “Mèo đuổi chuột” tơi chuẩn bị 1 mũ mèo và các mũ

chuột; trò chơi“ Cáo và thỏ” tôi chuẩn bị 1 mũ cáo và các mũ thỏ cho trẻ; trò
chơi “ Gà trong vườn rau” tôi chuẩn bị mũ gà mẹ cho cô, mũ gà con cho trẻ. Mỗi
trị chơi tơi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phù hợp với trò chơi để tổ chức cho trẻ
chơi. Bởi vì, nếu thiếu đồ dùng, đồ chơi thì khơng thể tổ chức được trị chơi,
trong khi đó đồ chơi có ý nghĩa quyết định đến kết quả của trò chơi, khi chơi trẻ
được làm quen với tên gọi, biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi từ đó kích thích hứng
thú của trẻ khi tham gia trị chơi.
Để tạo hứng thú cho trẻ chơi trò chơi vận động tơi tăng dần độ khó của
trị chơi như: u cầu luật chơi, cách chơi, có thể khuyến khích trẻ nghĩ ra cách
chơi mới, thường xuyên sử dụng nhiều trò chơi cho phong phú, đa dạng.
Ví dụ: Trị chơi dùng lời (con muỗi, chi chi chành chành, nu na nu
nống…), trò chơi sử dụng đồ vật, con vật (mèo đuổi chuột, cáo và thỏ, gà trong
vườn rau..), trị chơi mang tính chất thể thao (thi xem ai nhanh, bạn nào giỏi…)

Hình ảnh cơ tổ chức trị chơi vận động
13


Khi tổ chức trị chơi vận động tơi bám vào chủ đề, mục đích của bài dạy
để lựa chọn trị chơi cho phù hợp, nhằm đạt được kết quả cao của hoạt động.
Ví dụ: Chủ đề “Những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu” cho trẻ chơi trò
chơi “nhảy như thỏ”, “bắt chước dáng đi các con vật”, “những chú gà con”, “các
chú chim sẻ”…Chủ đề “Cây rau hoa quả và những bơng hoa đẹp” trị chơi “gà
trong vườn rau”, “thi xem ai giỏi”…Chủ đề “Bé với phương tiện giao thông” trị
chơi “chim sẻ và ơ tơ”, “tàu hỏa’, “máy bay”…. Có những trị chơi chủ đề nào
cũng có thể cho trẻ chơi như trò chơi “ dung dăng dung dẻ”, “ lộn cầu vòng”,
“bịt mắt bắt dê”, “nu na nu nống”...
Q trình chơi tơi tạo ra nhiều tình huống chơi hấp dẫn để lôi cuốn trẻ
tham gia vào vận động một cách tích cực. Song tơi cũng cần chú ý không để trẻ
chờ đợi quá lâu, không để trẻ la hét cổ vũ quá sức làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Q trình chơi tơi chú ý quan tâm đến trẻ chậm, trẻ yếu, trẻ nhút nhát để kích
thích trẻ tham gia vận động. Trò chơi được phân chia thành 2 đội phải vừa sức,
để tạo điều kiện cho 2 đội cùng chiến thắng, tuyệt đối không để cho một đội có
cơ hội chiến thắng cịn đội thua trẻ sẽ mất tự tin vào bản thân.
Như vậy, thơng qua trị chơi vận động trẻ hiểu và làm theo yêu cầu của cô,
phát triển ở trẻ khả năng phối hợp vận động trong hoạt động tập thể. Đặc biệt trẻ
được tham gia trị chơi, làm cho tâm hồn trẻ trở nên thích thú, sảng khối, tâm lý
thoải mái, qua đó phát triển vận động một cách hiệu quả hơn.
3.5.Biện pháp 5: Phát triển vận động thông qua các hoạt động khác
nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức, kỹ năng vận động cho trẻ
a/ Thông qua hoạt động thể dục sáng:
Thể dục buổi sáng là hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt
hàng ngày của trẻ. Sau khi ngủ dậy, trẻ trến trường được tập bài tập thể dục sáng
đơn giản, từ đó tạo cho tâm hồn trẻ thoải mái, tinh thấn sảng khoái. Thường
xuyên luyện tập thể dục sáng, cơ thể trẻ được nâng cao hoạt động các cơ quan
trong cơ thể, thúc đẩy sự phát triển kỹ năng vận động, hình thành tư thế đúng
đắn. Đối với trẻ nhà trẻ tôi không cho trẻ tập các động tác theo nhịp đếm mà cho
trẻ tập với dụng cụ thể dục, động tác mô phỏng theo bài tập phát triển chung
theo chủ đề.
Ví dụ: Các dụng cụ như: Gậy, vịng, cờ, nơ, bóng bay, cành hoa, cành lá,
quả... kết hợp với bài hát chủ đề, bài tập mô phỏng các động tác như: Bài “thỏ
con” bài “mèo con”; bài “gà gáy”... ở chủ đề “Những con vật đáng yêu”; đến
chủ đề: “Bé và các bạn” tập kết hợp hợp với bài hát “Ồ sao bé không lắc”…;
chủ đề “Đồ dùng đồ chơi” cho trẻ tập bài“ Đu quay”...; chủ đề “Cây rau hoa quả
và những bông hoa đẹp” cho trẻ tập với cành lá, hoa, quả; chủ đề “ Bé với
phương tiện giao thơng” cho trẻ tập với gậy, vịng...
Việc lựa chọn bài hát hoặc sử dụng đồ dùng, dụng cụ trẻ được cầm nắm
các đồ vật trẻ sẽ hứng thú vận động hơn. Ngồi ra trẻ cịn được nhận biết đồ vật
trẻ cầm trên tay, trẻ được hát các bài hát chủ đề thì ngơn ngữ sẽ được phát triển.
Như vậy vận động thể dục buổi sáng chính là thúc đẩy quá trình trao đổi

chất trong cơ thể. Bắt đầu ngày mới bằng các bài tập thể dục khiến trẻ ăn ngon
miệng hơn và tiêu hóa tốt hơn. Với các trẻ biếng ăn thì vận động chính là
phương thức hiệu quả nhất để kích thích cảm giác ăn ngon miệng.
14


Hình ảnh trẻ tập thể dục sáng
b/ Thơng qua hoạt động ngoài trời:
Trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo, mà trong đó dạo chơi ngồi
trời là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ. Tham gia hoạt động dạo chơi
ngồi trời, trẻ sẽ được hít thở khơng khí trong lành, được quan sát thế giới xung
quanh, được khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, được tự
do hoạt động theo ý thích, rèn luyện các kỹ năng và tăng thêm vốn kinh nghiệm
sống cho trẻ. Thường xuyên tổ chức cho trẻ dạo chơi ngồi trời, giúp thể lực
phát triển tốt vì dạo chơi là mục tiêu của phát triển vận động ngồi trời. Vì vậy
khi dạo chơi ngồi trời tơi tổ chức hoạt động một cách có hệ thống, có kế hoạch
tạo ra các tình huống hoạt động có mục đích, các trò chơi vận động tạo cơ hội
cho trẻ được rèn luyện trong hoạt động ngoài trời. Trong suốt thời gian trẻ tham
gia vào hoạt động ngồi trời, tơi cần duy trì hứng thú của nhiệm vụ chơi, tính đa
dạng, hấp dẫn của các thiết bị, dụng cụ ở các khu vực chơi ngoài trời giúp trẻ
tăng cường rèn luyện sức khỏe. Nhiệm vụ chính của tơi ở đây là tổ chức cho trẻ
các trò chơi vận động khác nhau để rèn luyện phát triển thể chất cho trẻ.
Ví dụ: Khi quan sát có mục đích nếu là hoạt động tỉnh thì tơi lựa chọn trị
chơi vận động mang tính vui nhộn, hoặc nếu quan sát có mục đích là hoạt động
động thì tơi chọn trị chơi vận động nhẹ nhàng cho trẻ chơi. Như vậy hoạt động
sẽ hài hòa, trẻ sẽ không thấy mệt mỏi khi chơi tự do với các đồ chơi ngồi trời.
Thơng qua hoạt động ngồi trời làm giảm nguy cơ béo phì, giúp trẻ tăng
cường hiểu biết và phát triển kỹ năng vận động, trẻ được tiếp xúc với ánh nắng
tự nhiên có tác dụng quan trọng trong việc phát triển sức khỏe, thể chất ở trẻ
nhỏ. Vui chơi ngồi trời cịn giúp ngăn chặn sự diễn biến của bệnh rối loạn tâm

thần ở trẻ em.
15


Hình ảnh trẻ vui chơi với đồ chơi ngồi trời
c/ Thông qua hoạt động chơi tập ở các khu vực chơi:
Chơi tập ở các khu vực chơi là hoạt động tự nguyện đem lại cho trẻ niềm
vui, mỗi khu vực chơi có nhiều nhóm chơi, qua chơi trẻ được rèn luyện các kỹ
năng vận động chủ yếu là vận động tinh. Đối với hoạt động này thường được tổ
chức chơi theo nhóm nhỏ ở các khu vực chơi.
Ví dụ: Khu vực chơi “Thao tác vai” có nhóm chơi bế em, nấu cho em ăn,
bán hàng; khu vực chơi “Hoạt động với đồ vật” chơi xâu hạt, xếp hình, lồng
hộp, xếp tháp; khu vực chơi “Vận động” trẻ chơi với thú nhún, ơ tơ kéo, vịng,
gậy; khu vực chơi “Kể chuyện” trẻ chơi xem sách tranh, rối, tranh chuyện.
Thông qua các khu vực chơi nhằm giúp phát triển vận động tinh cho trẻ, đây
chính là kỹ năng khéo léo của đơi bàn tay.
d. Thông qua hoạt động chơi tập theo ý thích:
Hoạt động chơi tập theo ý thích là hoạt động tổ chức cho trẻ ôn luyện kiến
thức đã học và giới thiệu nội dung, trị chơi, kiến thức mới. Vì vậy để giúp trẻ
được ôn luyện kỹ năng vận động tôi thường cho trẻ ôn luyện vận động như: Xâu
hạt, xâu các con vật, xâu hoa lá, xếp hình, chơi với đất nặn, thơ chuyện, nhận
biết chơi tập... tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi vận động nhằm rèn luyện cho
trẻ kỹ năng vận động như: Đi, chạy nhảy, ném,... Qua đó giúp trẻ vận động một
cách linh hoạt, khéo léo và trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động đạt
hiệu quả hơn.
3.6. Biện pháp 6. Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe
nhằm phát triển thể lực và khả năng vận động cho trẻ
Đây là một trong những nội dung vô cùng quan trọng nhằm phát triển thể
lực, sức khỏe cho trẻ. Để phát triển vận động cho trẻ không chỉ bài tập vận động,
hay các trò chơi vận động mà cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đủ lượng, hợp

lý, vệ sinh đảm bảo. Bản thân tôi là người trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ
hàng ngày cần phải giáo dục cho trẻ biết được lợi ích của việc ăn uống, cách ăn
16


uống hợp lý và khoa học, rèn cho trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống, trẻ tự
xúc cơm, cháo ăn, để hình thành cho trẻ tính tự giác, tâm lý vui vẻ, thoải mái
trong khi ăn.
Ví dụ: Nhà trường đã xây dựng thực đơn theo mùa, lựa chọn các thực
phẩm tươi ngon, chế biến phù hợp với khẩu phần ăn của trẻ. Hàng ngày tôi
thường xuyên động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, đưa ra biện pháp thi đua
trong khi ăn và quan tâm đến món ăn nào trẻ ăn chưa ngon miệng để tham mưu
với Ban giám hiệu điều chỉnh thực đơn, cách chế biến cho phù hợp với trẻ.
Trẻ rất nhạy cảm và tiếp thu những điều được cô giáo dạy ở trường, trẻ dễ
hình thành thói quen lâu dài. Bởi vậy, ngay từ ngày đầu trẻ đến trường tôi giáo
dục dinh dưỡng cho trẻ ăn hết xuất, vệ sinh trong ăn uống, ngủ đúng giờ giấc.
Ví dụ: Qua bữa ăn hàng ngày tơi giới thiệu tên các món ăn, khuyến khích,
động viên, khen ngợi để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất để có cơ thể khỏe mạnh.
Cho trẻ tự làm một số việc đơn giản để tự phục vụ bữa ăn của trẻ như: Lấy bát,
thìa, tự xúc ăn, nhặt cơm rơi nhặt vào đĩa riêng, ăn xong để bát thìa vào rổ, biết
lấy khăn lau miệng, tự đi vệ sinh, lấy gối vào chỗ ngủ…. Cách làm này không
chỉ giúp trẻ tự giác lao động phục vụ bản thân, mà trẻ còn biết quý trọng thực
phẩm hơn, hào hứng hơn với những bữa ăn của mình.

Hình ảnh trẻ tự xúc cơm, bỏ bát vào rổ trong giờ ăn
Để giúp trẻ ăn ngon miệng thì việc tổ chức những trị chơi giáo dục dinh
dưỡng là một phương pháp vô cùng hiệu quả, chúng không chỉ giúp trẻ ăn uống
một cách tự giác, mà còn đem lại cảm giác hứng thú với bữa ăn, nhận biết được
các món ăn.
Ví dụ: Cho trẻ chơi kể tên món ăn mà trẻ u thích, xem tranh và chọn món

ăn theo u cầu của cơ. Khi chơi trẻ nhận biết, gọi tên được món ăn, qua đó tôi
cung cấp thêm về tên thực phẩm, chất dinh dưỡng của món ăn đó giúp cơ thể
khỏe mạnh.
17


Ví dụ: Trị chơi phân nhóm thực phẩm, tơi chuẩn bị 4 cái rổ và chia mỗi rỗ
là 1 nhóm thực phẩm: Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và muối
khống, phát cho mỗi trẻ 1 lơ tơ về thực phẩm, u cầu trẻ có lơ tơ thực phẩm
nào thì lên bỏ vào rổ nhóm thực phẩm đó. Trị chơi này sẽ tạo khơng khí vui
nhộn và giúp trẻ nhận biết tên các loại thực phẩm dễ dàng hơn và được vận động
khi chơi trị chơi.
Ví dụ: Chủ đề “Rau, hoa quả và những bông hoa đẹp” tôi tổ chức cho trẻ
cùng tham gia xếp quả ra đĩa, quá trình chơi trẻ nhận biết tên quả, màu sắc, mùi
vị của các quả và lợi ích của quả đối với sức khỏe trẻ. Ngồi ra tơi cho trẻ tưới
cây, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên để tăng vốn hiểu biết về thực phẩm rau,
quả. Vào dịp Trung thu tôi tổ chức cho trẻ tham gia cùng cô bày mâm ngũ quả,
qua đó tơi dạy cho trẻ biết tên các loại quả, dinh dưỡng trong quả và cách ăn các
loại quả như thế nào.
Song song với chế độ dinh dưỡng thì việc chăm sóc giấc ngủ, vệ sinh hàng
ngày là việc làm không kém phần quan trọng đối với sức khỏe cho trẻ. Vì vậy
tơi ln quan tâm chú trọng đến giấc ngủ cho trẻ.
Ví dụ: Đến giờ ngủ tơi chuẩn bị chu đáo, đầy đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ
ngủ (giường, chiếu, chăn gối…) đảm bảo ấm áp mùa đông và mát mẽ về mùa
hè, tổ chức cho trẻ ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ
say, ngủ sâu. Đối với trẻ khó ngủ tơi cho trẻ nằm gần cơ để tơi vỗ về giúp trẻ
nhanh chóng đi vào giấc ngủ khơng làm ảnh hưởng đến trẻ khác.
Công tác vệ sinh hàng ngày cũng được tôi thực hiện thực hiện nghiêm túc
lịch vệ sinh, vệ sinh phịng học sạch sẽ, thơng thống, nền nhà luôn vệ sinh khô
ráo, sạch sẽ, đồ dùng, đồ chơi thường xuyên được cọ rữa và phơi nắng. Giáo dục

trẻ có thói quen vệ sinh trước, trong và sau khi ăn sạch sẽ.
Việc giáo dục dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh, giấc ngủ cho trẻ được tơi
tiến hành thực hiện một cách thường xuyên, đến nay trẻ ở lớp tơi đã có được thói
quen tốt như; biết ngủ đúng giờ, vệ sinh sạch sẽ trong ăn uống, trẻ biết lấy bát,
thìa trước khi ăn, tự giác xúc cơm, cháo ăn, ăn hết suất, biết nhặt cơm rơi vào
đĩa riêng, ăn xong biết lấy khăn lau miệng, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau
khi đi vệ sinh và trẻ biết vận động phù hợp.
3.7. Biện pháp 7: Làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ trẻ nhằm nâng
cao sức khỏe và khả năng vận động cho trẻ
Công tác phối hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường là một nhiệm vụ vô
cùng cần thiết trong trường mầm non, phối hợp tạo sự liên kết và thống nhất
giữa nhà trường và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức ni
dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình. Đây là điều kiện thuận
lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học
chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả
về thể chất lẫn tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngơn ngữ, giao tiếp ứng
xử…góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ.
Do đặc điểm của trẻ mầm non là tò mò, hay bắt chước người lớn nên
chúng ta là những người lớn, đặc biệt là cô giáo mầm non và cha mẹ trẻ cần tạo
điều kiện cho trẻ tiếp xúc, rèn luyện để nâng cao sức khỏe. Bởi, trẻ có cơ thể
khỏe mạnh thì trẻ mới tích cực tham gia vận động. Để làm tốt điều này bản thân
18


tôi phải phối hợp, tuyên truyền với cha mẹ trẻ, trao đổi thống nhất về cách chăm
sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ nói chung, giáo dục phát triển vận động nói
riêng với nội dung, hình thức tun truyền phong phú đa dạng.
Ví dụ: Hình thức tun truyền được thơng qua giờ đón, trả trẻ, qua các
cuộc họp cha mẹ trẻ, qua góc tuyên truyền của nhóm lớp, trao đổi thông tin qua
điện thoại Zalo, Facebook.…Vào đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch tuyên

truyền với cha mẹ trẻ về cách chăm sóc giáo dục trẻ, tuyên truyền phổ biến kiến
thức nuôi con khỏe, dạy con ngoan, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ, cơng
tác vệ sinh an tồn thực phẩm, cách phòng các loại bệnh theo mùa, những dịch
bệnh thường gặp ở trẻ mầm non, cách phòng chống tai nạn thương tích, đặc biệt
là cách chăm sóc dinh dưỡng và rèn luyện trẻ phát triển thể lực.
Việc tôi yêu cầu phụ huynh tham gia vào kế hoạch của mình, khơng chỉ
mang tính chất thơng báo mà quan trọng hơn là coi cha mẹ trẻ như một “kênh”
thông tin hữu hiệu, giúp tơi có thêm những ý tưởng hay, cách làm mới trong q
trình chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhóm lớp.
Ví dụ: Cha mẹ trẻ ở nhà có thể hướng dẫn cho trẻ các động tác thể dục
đơn giản, dễ thực hiện và thiết kế thành bài thể dục cùng tập với trẻ như: bài
“tay em’, “gà mổ thóc, “chim sẻ”, “tàu hỏa”, “máy bay”, “gà con”, “Ồ sao bé
không lắc”…hay cùng trẻ đi bộ, chạy bộ với tốc độ nhẹ nhàng phù hợp với trẻ.
Cha mẹ cùng tổ chức và chơi các trò chơi vận động với trẻ, như: trị chơi “ném
bóng”, “bị xung quanh nhà”, “Mèo, gà kêu thế nào”, “chi chi chành chành”,
“kéo cưa lừa xẻ”…. Khi được vui chơi cùng cha mẹ trẻ thấy hứng thú hơn, vì
vậy cần tạo điều kiện cho trẻ tham gia vận động cùng cha mẹ.
Đi lại và vận động tự nhiên cũng rất có lợi cho sự phát triển thể chất của
trẻ, vì vậy cha mẹ cũng thường xuyên cho trẻ đi dạo những địa điểm gần nhà
hay đi chơi công viên, vườn thú, siêu thị… vào dịp cuối tuần, ngày lễ, tết những
hoạt động này không chỉ giúp trẻ vận động cơ thể, mà còn giúp trẻ khám khá
thiên nhiên. Tuyên truyền với cha mẹ trẻ về chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh
dưỡng cho trẻ ăn đủ chất, đủ lượng để trẻ phát triển thể chất.
Với biện pháp này đa số phụ huynh có ý thức phối hợp tốt với cơ giáo để
chăm sóc, giáo dục, rèn luyện để phát triển sức khỏe và khả năng vận động cho
trẻ. Đặc biệt, kết quả cân đo trẻ ở giai đoạn II trong năm học này lớp tơi khơng
có cháu nào bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi, trẻ rất khỏe mạnh, nhanh
nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối.
4. Kết quả đạt được
Qua áp dụng các biện pháp trên bản thân tôi thu được kết quả như sau:

Đối với phụ huynh: Đa số phụ huynh nhận thức và hiểu được tầm quan
trọng của việc phát triển vận động đối với trẻ. Từ đó phối hợp tốt với giáo viên
để chăm sóc, giáo dục, rèn luyện phát triển vận động và nâng cao sức khỏe cho
trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
Phụ huynh tăng cường cho trẻ được chơi trò chơi vận động, thường xuyên
cho trẻ đi dạo, đi chơi, vận động vừa sức cho trẻ khi ở nhà để nâng cao sức khỏe
và khả năng vận động cho trẻ.
Đối với giáo viên: Nâng cao kiến thức, kỹ năng về cách tổ chức các hoạt
động phát triển vận động nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ.
19


Giáo viên biết lựa chọn các nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức
tổ chức hoạt động vận động, trị chơi vận động một cách linh hoạt, sáng tạo phù
hợp đối với trẻ để phát huy tính tích cực cho trẻ.
Đối với trẻ: Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi
hoạt động, trẻ ln có cảm giác rất thoải mái, tinh thần sảng khoái và rất hứng
thú tham gia hoạt động vận động đạt hiệu quả.
Kỹ năng vận động của trẻ rất tốt, đặc biệt 100% trẻ đạt chỉ số cân nặng,
chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
Khảo sát chất lượng ( tháng 1/2020)
Đạt
Chưa đạt
TT
Nội Dung
Số
Số
Tỷ lệ %
Số
Tỷ lệ %

trẻ
trẻ
trẻ
1
Trẻ khỏe mạnh, nhanh 22
22
100
0
0
nhẹn
2
Trẻ mạnh dạn, tự tin tham 22
21
95.4
1
4.6
gia các hoạt động vận
động
3
Trẻ có kỹ năng vận động
22
20
91
2
9
Qua kết quả khảo sát tơi thấy tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu so với đầu năm học
tăng lên rõ rệt cụ thể: Trẻ có kỹ năng vận động đạt 91% tăng 59.2%; trẻ mạnh
dạn, tự tin tham gia các hoạt động vận động đạt 95.5% tăng 58.8%; trẻ khỏe
mạnh, nhanh nhẹn đạt 100% tăng 36.4%.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Qua áp dụng các biện pháp và thu được kết quả trên bản thân tôi rút ra
kết luận như sau:
Phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng để
giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ được vận động động phù hợp sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm
giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt đó chính là tiền đề cho trẻ học tốt ở độ
tuổi tiếp theo.
Bản thân giáo viên không ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn,
nghiệp vụ, thường xun nghiên cứu ở sách báo, học hỏi đồng nghiệp những
kinh nghiệm về giáo dục thể chất cho trẻ, đồng thời linh hoạt và sáng tạo hơn
trong quá trình giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
Tạo môi trường hoạt động, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa
dạng, hấp dẫn để thu hút sự hứng thú của trẻ vào vận động.
Giáo viên biết tổ chức vận động cho trẻ đúng phương pháp, khoa học,
đảm bảo tính vừa sức giúp trẻ có sức khỏe tốt và có khả năng thích ứng với mọi
hoạt động.
Phụ huynh cần quan tâm hơn đến việc phát triển vận động cho trẻ, kết
hợp với giáo viên để có biện pháp khuyến khích trẻ vận động đạt hiệu quả. Đặc

20


biệt tích cực khuyến khích, động viên với những cháu chậm, lười vận đơng cần
tích cực vận động hơn nữa.
Việc phát triển thể chất cho trẻ cần tập trung chú trọng nâng cao nhận
thức về vấn đề dinh dưỡng, cũng như giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non.
2. Kiến nghị
*Đối với phòng giáo dục: Tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ
nhà trẻ để giáo viên trong huyện được học tập rút kinh nghiệm.

*Đối với nhà trường: Quan tâm bổ sung đầu tư trang thiết bị đồ dùng, đồ
chơi phát triển vận động, đặc biệt là đồ chơi vận động cho trẻ nhà trẻ để đáp ứng
yêu cầu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp nâng
cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi nhằm nâng cao
sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non 25 – 6 huyện Đơng Sơn” được tích lũy từ
bản thân tơi, nên khơng sao tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vậy rất mong
Hội đồng khoa học các cấp, bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến kinh
nghiệm này hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HĐKH
CẤP TRƯỜNG
SKKN Xếp loại: A
CHỦ TỊCH HĐKH

Đông Sơn, ngày 12 tháng 3 năm 2020
Tơi xin cam đoan đây là SKKN mình
viết không sao chép nội dung
của người khác
Người viết sáng kiến

(Đã ký)

HIỆU TRƯỞNG
Cao Thị Hường

Phan Thị Mơ

21



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
{1}http://Một số bài viết về phát triển thể chất cho trẻ mầm non (trên mạng
Intenet)
{2} Tạp chí Giáo dục mầm non số 3/2013
{3}Tập chí Giáo dục mầm non số 2/2014
{3} Modun MN 3 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ, những mục tiêu và kết quả
mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ.
{4} Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam “Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo
dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”

22


DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN,
TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Phan Thị Mơ
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non 25-6, huyện Đơng Sơn,
tỉnh Thanh Hóa

T
T

1

2

3


Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kinh nghiệm rèn nề nếp, thói quen
cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
Cấp tỉnh
nhà trẻ ở trường mầm non Thị Trấn
Rừng Thông, huyện Đơng Sơn, tỉnh
Thanh Hóa
Một số biện pháp phát triển ngơn
ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở
trường mầm non thị trấn Rừng
Cấp tỉnh
Thơng, huyện Đơng Sơn, tỉnh
Thanh Hóa.”
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng phát triển vận động cho trẻ 24
- 36 tháng tuổi nhằm nâng cao thể Cấp huyện
lực cho trẻ ở trường mầm non 25 –
6 huyện Đông Sơn

Kết quả

đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

C

C

A

Năm học
đánh giá
xếp loại

2017-2018

2018-2019

2019-2020

23



×