Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.27 MB, 35 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển vận động cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Tác giả:
Họ và tên: Lê Thị Hương Giang

Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 29/ 10/ 1986
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên- trường Mầm non Hoàng Tân
Điện thoại: 01693277515
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp mẫu giáo 5 tuổi C. Trường mầm non
Hoàng Tân
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Hoàng Tân
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị về đồ dùng đồ chơi tập
- Giáo viên đạt trình độ chuyên môn chuẩn trở lên.
- Trẻ mầm non.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 09/2014 đến tháng 03/ 2015

HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ tên)

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

1




TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: Cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức khỏe
cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, cũng chính vì muốn trẻ có một
cơ thể khỏe mạnh được phát triển toàn diện và bản thân tôi là một giáo viên
Mầm non nên tôi chọn đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển
vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến: Với mong muốn nâng
cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi đã lựa chọn và
nghiên cứu đề tài sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển
vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi mà tôi phụ trách
từ thời điểm tháng 09/ 2014 đến hết tháng 03/2015
Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:
- Có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị về đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật
liệu...
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ chuyên môn đạt
chuẩn trở lên.
- Trẻ mầm non.
3. Nội dung sáng kiến: Trong sáng kiến của mình tôi đã chỉ ra được những tồn
tại trong thực tế, trên cơ sở đó tôi đã xây dựng và đề xuất 04 biện pháp sau:
Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung thiết kế bài tập phát triển vận động
Biện pháp 2: Kế hoạch thực hiện
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường cho trẻ thực hành
Biện pháp 4: Tuyên truyền
*/ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
- Một lý do mà tôi lựa chọn đề tài này đó là: phát triển vận động là một
lĩnh vực giáo dục truyền thống nhưng lại có rất nhiều đồng chí gặp khó khăn khi
xây dựng kế hoạch soạn giảng cũng như dạy trẻ.


2


- Các biện pháp tôi đưa ra đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: tôi đã tham
khảo tài liệu, rút kinh nghiệm của bản thân cũng như đồng nghiệp trong quá trình
giảng dạy tại trường lớp. Từ đó tôi đã lựa chọn những nội dung phát triển vận
động, xây dựng theo nguyên tắc phù hợp với của trẻ, các vận động từ đơn giản
đến phức tạp, xây dựng cho trẻ những hình thức vận động mới, hấp dẫn để kích
thích trẻ tích cực hoạt động.
*/ Khả năng áp dụng của sáng kiến
- Sáng kiến này có khả năng áp dụng và triển khai ở tất cả các trường lớp
mầm non. Với tùy điều diện của nhà trường, theo khả năng của từng giáo viên và
trẻ mà mức độ áp dụng có sự chênh lệch tương ứng.
- Cách thức áp dụng: Trong sáng kiến tôi trình bày rõ từng biện pháp để
giáo viên có thể dễ dàng thực hiện. Để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển
vận động cho trẻ, trước hết giáo viên cần nắm được nội dung giáo dục phát triển
vận động cho trẻ là gì? Phải lựa chọn nội dung thiết kế bài tập như thế nào cho
phù hợp( biện pháp 1). Sau khi đã lựa chọn được nội dung và thiết kế bài tập vận
động rồi, giáo viên cần có kế hoạch thực hiện có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất
từ mục tiêu- mạng nội dung- mạng hoạt động để phù hợp với chủ đề, phù hợp
với điều kiện của nhóm lớp mình( biện pháp 2). Để các bài tập vận động có hiệu
quả cao, giáo viên cần xây dựng môi trường cho trẻ thực hành( biện pháp 3). Và
giáo dục để có hiệu quả tốt nhất là cần có sự kết hợp mật thiết giữa gia đình và
nhà trường; giáo viên cần có sự tuyên truyền với phụ huynh để phụ huynh tin
tưởng, ủng hộ( biện pháp 4).
*/ Giá trị, hiệu quả của sáng kiến: Áp dụng sáng kiến Một số biện pháp nâng
cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẽ mang lại
những lợi ích sau:
- Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về nội dung phát triển vận động, từ đó có
thêm kỹ năng xây dựng các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ để đạt

được mục tiêu đề ra.
3


- Giúp trẻ có đầy đủ các kỹ năng của phát triển vận động cuối độ tuổi đã
đề ra. Trẻ chủ động, tự tin, mạnh dạn, nhanh- bền- dẻo- khéo...trong khi hoạt
động.
- Tăng cường nhận thức của phụ huynh về vấn đề này, nâng cao ý thức
trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên phát triển vận động cho trẻ.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến: Áp dụng sáng kiến
Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi một cách đồng bộ, linh hoạt đã mang lại hiệu quả đáng kể: Giáo viên
chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong lựa chọn thiết kế hoạt động, xây dựng kế
hoạch thực hiện giáo dục phát triển vận động cho trẻ một cách hiệu quả. Trẻ đạt
được những yêu cầu về kỹ năng vận động cuối độ tuổi. Phụ huynh quan tâm, tích
cực kết hợp với giáo viên để rèn cho trẻ kỹ năng, thái độ đúng về vận động.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến: Để giáo
viên thực hiện tốt hơn nữa nội dung phát triển vận động cho trẻ, tôi xin được đề
xuất một số kiến nghị sau:
+ Đối với cấp trường:
- Xây dựng các hoạt động mẫu có sự sáng tạo, linh hoạt về phát triển vận động
cho giáo viên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Mua sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ rèn các kỹ năng phát triển
vận động ngoài trời.
+ Đối với cấp Phòng giáo dục:
- Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được trau dồi năng lực sư phậm qua các lớp bồi
dưỡng chuyên môn về giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
- Nhân rộng các mô hình hội thi truyên truyền về phát triển vận động.

4



MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Năm học 2014- 2015, chúng tôi tiếp tục thực hiện chương trình Giáo dục
mầm non, với chủ đề Nâng cao chất lượng quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ một cách toàn diện. Với nhiệm vụ ấy, bản thân tôi cũng như các đồng chí
đồng nghiệp trong trường rất băn khoăn, suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi làm
cách nào để đạt được nhiệm vụ mà nhà trường giao?
1.2. Trong khi đó, tháng 07 năm 2014 Sở giáo dục và đào tạo tỉnh có triển khai
tập huấn chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm non tới giáo viên mầm non
tại các huyện thị trong toàn tỉnh. Tuy thời gian tập huấn ngắn, nhưng các đồng
chí giảng viên đã truyền đạt cũng như củng cố cho chúng tôi- những người giáo
viên trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ những kiến thức cốt lõi, khung sườn và
quyết định khi giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Từ đó giúp cho chúng tôi
mở rộng nhận thức về phương pháp cũng như hình thức khi tổ chức giáo dục
phát triển vận động cho trẻ.
1.3. Năm học mới, tôi được nhà trường phân công chăm sóc- giáo dục trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi. Đây là độ tuổi trẻ đặc biệt hiếu động, hiếu động khi chơi và cũng
hiếu động khi học. Sau khi nhận lớp, tôi có tiến hành quan sát, đánh giá trẻ và
nhận thấy trẻ của lớp mình còn rất nhiều hạn chế về vận động. Trong hoàn cảnh
đó, tôi đã tiến hành sưu tầm tài liệu, học hỏi đồng nghiệp và đăng kí với nhà
trường để nghiên cứu và áp dụng đề tài sáng kiến: Một số biện pháp phát triển
vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1. Trong chương trình giáo dục mầm non, mục tiêu giáo dục trẻ bao gồm năm
lĩnh vực. Đó là: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ,
phát triển tình cảm kỹ năng- xã hội và phát triển thẩm mỹ. Nhìn vào trình tự sắp
xếp của các lĩnh vực giáo dục, chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng hàng đầu
của phát triển thể chất với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói

5


riêng. Mà chúng ta vần luôn hiểu phát triển thể chất là một quá trình thay đổi
hình thái bên ngoài và các chức năng của cơ thể. Trong khi đó, nội dung giáo
dục thể chất trong các trường mầm non bao gồm: giáo dục dinh dưỡng và phát
triển vận động. Từ đó để đạt được mục tiêu: Trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và
nhanh nhẹn, bền bỉ, khéo léo trong hoạt động.
2.2. Phát triển vận động bao gồm phát triển các tố chất vận động: tính nhanh,
tính mạnh, tính bền, tính khéo léo, tính mềm dẻo. Khi người giáo dục tiến hành
giáo dục phát triển vận động cho trẻ, họ phải tiến hành giáo dục để phát triển
song song các tố chất vận động này và mức độ của các tố chất phụ thuộc vào đối
tượng giáo dục: độ tuổi, sức khỏe... Chính vì thế, phát triển vận động ở trẻ mầm
non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng bao gồm 03 nội dung. Đó là:
Các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp, Bài tập tập luyện các kĩ năng vận
động cơ bản và phát triển tố chất trong vận động, các cử động của bàn tay, ngón
tay, phối hợp tay- mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
2.3. Ở lứa tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể
trẻ tự phát triển mạnh nhưng chưa ổn định, khả năng vận động còn hạn chế, hệ
thần kinh dần dần phát triển về quá trình ức chế tích cực. Trẻ có khả năng phân
tích, đánh giá hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, phân biệt được hiện tượng xung
quanh, cũng trong giai đoạn này trẻ có điều kiện thuận lợi để tiếp thu và củng cố
các kỹ năng cần thiết giúp cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện.
2.4. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ như:
Di truyền bệnh tật, biến dị, môi trường, dinh dưỡng, rèn luyện thể dục thể thao...
Trong đó nhân tố thích hợp nhất, tích cực nhất và có hiêu qủa nhất để giúp cơ thể
trẻ phát triển khỏe mạnh là hoạt động thể dục thể thao.
3. Thực trạng của vấn đề
Đứng trước những vấn đề mới của năm học 2014- 2015: nhiệm vụ năm
học, chuyên đề Phát triển vận động, thực tế của trẻ tại nhóm lớp... Sau khi

nghiên cứu tài liệu, học tập, tham khảo đồng nghiệp... Tôi đã tiến hành khảo sát
6


thực trạng của vấn đề ( phụ lục 1 và 2) tại thời điểm đầu năm hoc 2014- 2015
(tháng 9/ 2014)
3.1. Khảo sát về nhận thức của giáo viên ( Phụ lục 1)
Bảng 1: Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên
Số

Hiểu sâu sắc về giáo

Hiểu nhưng chưa

Không hiểu về nội

giáo

dục phát triển vận

đầy đủ

dung giáo dục phát

viên

động cho trẻ

triển vận động


Số lượng Tỷ lệ %
0
0

02

Số lượng Tỷ lệ %
2
100

Số lượng Tỷ lệ %
0
0

Từ bảng trên cho thấy, số giáo viên hiểu sâu sắc về nội dung phát triển vận
động là không có, giáo viên hiểu nhưng chưa đầy đủ là 02 người chiếm tỷ lệ
100%. Từ kết quả khảo sát đó ta có thể thấy, giáo viên chưa nhận thức được đầy
đủ, sâu sắc vấn đề sẽ dẫn đến việc giáo dục trẻ vận động không mang lại hiệu
quả cao.
3.2. Kết quả dự giờ của giáo viên
Bảng 2: kết quả dự giờ của giáo viên
Số

Tổng số giờ dự

Giỏi

Khá

Trung bình


giáo

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

viên
02

lượng
06

%
100

lượng
1


%
17

lượng
3

%
50

lượng
2

%
33

Từ số liệu của bảng trên cho thấy: kết quả dự giờ đạt loại giỏi của giáo
viên chiếm tỷ lệ thấp: 1 tiết chiếm tỷ lệ 17%; trong khi đó số tiết đạt loại khá là 3
tiết chiếm 50%, số tiết đạt trung bình là 2 tiết chiếm 33% gấp 2 lần tỷ lệ tiết đạt
giỏi. Từ số liệu khảo sát trên có thể nhận thấy, đa số giáo viên còn chưa có sự
sáng tạo, linh hoạt trong khi tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ, do đố
việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ chưa mang lại hiệu quả cao.
Sau quá trình điều tra, tôi nắm được một số nguyên nhân sau:
7


- Giáo viên chưa có hiểu biết sâu sắc về vấn đề giáo dục phát triển vận
động cho trẻ, chưa trang bị đầy đủ kiến thức về vấn đề này.
- Giáo viên gặp khó khăn trong việc lựa chọn nội dung thiết kế bài tập,
xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục hình thành nhận thức, kỹ

năng, thái độ đúng đắn của trẻ.
- Giáo viên gặp khó khăn khi cho trẻ hoạt động thực hành các kỹ năng vận
động.
3.3. Khảo sát trên trẻ ( Phụ lục 2)
Bảng 3: Kết quả khảo sát trên trẻ :
Tổng số trẻ

Mức độ

Kỹ năng vận động

Tốt
30

Khá
Trung bình

Số lượng
6

Tỷ lệ %
20

13
11

43
37

Kết quả trên cho thấy, số trẻ có kỹ năng vận động khá là 13 trẻ chiếm tỷ lệ

là 43%, trung bình là 11 trẻ chiếm tỷ lệ là 37%, còn lại là số trẻ có kỹ năng tốt là
6 trẻ chiếm 20%. Với kết quả trên ta thấy:
- Đa số trẻ chưa có kỹ năng vận động tốt.
- Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin, chủ động trong khi hoạt động.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Lựa chọn nội dung thiết kế bài tập phát triển vận động
Căn cứ vào Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông
tư số 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo) , Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm
tuổi (Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương tháng 10 năm 2011), dựa theo các điều
kiện của trường, lớp, đặc điểm của trẻ tại nhóm lớp tôi đã xây dựng nội dung
giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong năm học.

8


Việc lựa chọn nội dung thiết kế bài tập phát triển vận động được thiết kế
theo thời gian của chương trình học trong năm học tập trung cho trẻ vào 03 nội
dung chính: Các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp, Bài tập tập luyện
các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển tố chất trong vận động, các cử động
của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ. Ba
nội dung phát triển vận động này được thực hiện tương ứng với các hoạt động
giáo dục vào các thời điểm là: Thể dục buổi sáng, thể dục kỹ năng và tích hợp
giáo dục mọi lúc mọi nơi.
4.1.1. Thể dục buổi sáng : Các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
Tôi cho trẻ thực hiện các bài tập . Với thứ tự các động tác: Động tác hô
hấp- động tác tay- động tác bụng (lưng, lườn)- động tác chân- động tác bật.
Nhóm cơ
1. Tay


Bài tập
- Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên
- Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân.

2. Lưng, bụng, lườn.

- Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, lên cao.
- Ngửa người ra sau, kết hợp tay giơ lên cao kết
hợp chân.
- Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông
hoặc dang ngang kết hợp chân.
- Nghiêng người sang hai bên, tay chống hôn kết

3. Chân

hợp chân.
- Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía
sau.
- Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang.
- Nhảy lên đưa 1 chân về phía trước, 1 chân về
phía sau.

4.1.2. Thể dục kĩ năng: Bài tập tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát
triển tố chất trong vận động.
9


Dựa theo chương trình Giáo dục mầm non, tôi lựa chọn từ các nội dung:
Đi và chạy; Bò, trườn, trèo; Tung, ném, bắt; Bật- nhảy để thiết kế thành các bài
tập phát triển vận động.

Nội dung
Đi và chạy

Bài tập
- Đi trên dây.
- Đi trên ván kê dốc.
- Đi nối bàn chân tiến, lùi.
- Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- Đi chạy thay đổi hướng theo hiệu lệnh.
- Đi chạy heo đường dích dắc.
- Chạy 18m trong 10 giây.

Bò, trườn, trèo

- Chạy chậm khoảng 100- 120m.
- Bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5m.
- Bò dích dắc qua 7 điểm.
- Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m.
- Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm.

Tung, ném, bắt

- Trèo lên xuống 7 gióng thang.
- Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- Tung, đập bắt bóng tại chỗ.
- Đi và đập bắt bóng.
- Ném xa bằng 1 tay.
- Ném xa bằng 2 tay.

Bật- nhảy


- Chuyền bóng qua đầu, qua chân.
- Bật liên tục vào vòng.
- Bật xa 40- 50 cm.
- Bật nhảy từ trên cao xuống 40- 45 cm.
- Bật tách chân, khép chân qua 7 ô.
- Bật qua vật cản 15- 20 cm.
- Nhảy lò cò 5m.
10


Việc lựa chọn nội dung thiết kế các bài tập này phụ thuộc vào mục tiêu
cuối độ tuổi, đặc điểm trẻ, tình trạng sức khỏe của chúng và sự phức tạp và đặc
điểm của bài tập vận động.
Trong bảng trên đây là có 25 bài tập dự kiến sẽ tiến hành. Mà quỹ thời
gian một năm học là 35 tuần, như vậy tôi sẽ cần 10 bài tập có nội dung ôn luyện,
củng cố, tổ chức dưới dạng các bài tập kép. Các bài tập kép này được xây dựng
dựa trên kết quả hoạt động các bài tập trước của trẻ: nếu tôi thấy trẻ chưa thực
hiện được, hoặc trẻ thực hiện chưa tốt thì tôi sẽ ghép hai hoặc tối đa là ba bài tập
này lại cho trẻ tập luyện, thi đua. Các bài tập kép này không hướng vào cùng một
nhóm cơ.
4.1.3. Phát triển các vận động tinh: các cử động của bàn tay, ngón tay, phối
hợp tay- mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
Đây là một phần kĩ năng rất quan trọng cần hình thành cho trẻ. Để trẻ có thể đạt
được những kĩ năng đòi hỏi sự khéo léo, bền bỉ, kiên trì hình thành những kĩ xảo
vận động này, tôi đã lồng ghép các bài tập vào các hoạt động sao cho phù hợp.
Mục tiêu
1. Trẻ biết thực hiện

Nội dung

Hoạt động
- Uốn ngón tay, bàn tay, cổ - Hát múa, vận động

được các vận động:

tay.

minh họa bài hát.

- Gập, mở lần lượt tùng

- Trò chơi: tập tập tầm

ngón tay.

vông, cắp cua bỏ giỏ...
- Nặn, vẽ, xé dán...
- Chơi với lá: xé lá, cuộn
gấp, đan lá...

2. Trẻ biết phối hợp

- Vẽ hình, sao chép các

- Rửa tay
- Chơi với chữ cái chữ số

được cử động bàn

chữ cái, chữ số.


- Cắt hình vẽ tạo thành

tay, ngón tay, phối

- Cắt được theo đường

Album chủ đề.

hợp tay- mắt trong

viền của hình vẽ

- Thi ai xây giỏi, Xây

một số hoạt động

- Xếp chồng 12- 15 khối

trường mầm non...

11


theo mẫu.

- Dán ô tô con, Tạo hình

- Ghép và dán hình đã cắt


vuông từ hình tam

theo mẫu.

giác(hình chữ nhật)...
- Trò chuyện mặc trang

- Tự cài, cởi cúc, xâu dây

phục thế nào? Thi đua ai

giày, cài quai dép, đóng

gấp áo đẹp....

mở khóa áo.

- Trò chơi: Mặc áo cho
búp bê, ô ăn quan....

=> Việc lựa chọn đúng nội dung và thiết kế bài tập đã mang lại rất nhiều
thuận lợi cho giáo viên lớp tôi chủ động xây dựng kế hoạch chủ đề, chủ động
trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, tạo cho trẻ hứng thú, cung cấp cho trẻ
những kĩ năng, kĩ xảo vận động. Từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục trẻ
theo mục tiêu đã đề ra từ đầu năm học. Với những nội dung bài tập mà tôi đã lựa
chọn trên, tôi tin rằng tất cả các đồng chí giáo viên sẽ áp dụng được.
4.2. Kế hoạch thực hiện
Sau khi đã lụa chọn những nội dung bài tập, tôi xây dựng kế hoạch thực
hiện. Khi xây dựng kế hoạch thực hiện các bài tập phát triển vận động, tôi luôn
đảm bảo những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Nội dung giáo dục phát triển vận động đi từ dễ, đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ, không gây quá tải, có
sự luyện tập, điều chỉnh, bổ sung để trẻ có thể hình thành các kỹ năng vận động
một cách tốt nhất.
Nguyên tắc 2: Tích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: giáo dục phát triển
nhận thức, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển tình cảm-kỹ năng xã
hội, giáo dục thẩm mỹ.
Nguyên tắc 3: Có thể tích hợp trong toàn bộ hoạt động hoặc một phần của hoạt
động.
Tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động cụ thể.
12


Để tiến hành các bài tập phát triển các kĩ năng vận động cơ bản và phát
triển tố chất trong vận động của trẻ, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
4.2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động theo từng chủ đề của
năm học .
+/ Thể dục buổi sáng : Các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
Thời gian buổi sáng, trẻ mới đến lớp, tinh thần và vận động đều còn rất
thấp. Trẻ ở thời điểm này không thích hợp với sự vận động căng thẳng, tập trung.
Vì vậy vào thời điểm tổ chức thực hiện thể dục buổi sáng tôi thực hiện một số
biện pháp sau:
- Khởi động và trong động: Cho trẻ đi chạy các tư thế chân, tay, thân thích
hợp. Với mỗi chủ đề tôi có thể thay đổi hình thức cho trẻ khởi động. Ví dụ chủ
đề Thế giới động vật : cô và trẻ cùng làm dáng đi của các con vật. Chủ đề
Phương tiện và các Quy định giao thông: cô và trẻ làm động tác lái xe, máy bay
bay...Chủ đề Hiện tượng tự nhiên: cô và trẻ làm gió thổi, mây bay... để trẻ có
hứng thú vào bài tập và giữ được hứng thú với hoạt động sau.
-Trọng động:
Động tác hô hấp: tôi cho trẻ tập sao cho phù hợp với chủ đề: ví dụ: chủ đề

Thế giới động vật làm gà gáy (ò, ó, o...), chủ đề Phương tiện và Quy định giáo
thông làm tiếng còi xe, tiếng máy bay... để cho trẻ có thể hô hấp sâu, hít thở
không khí trong lành.
Vào thời điểm đầu của giai đoạn( tháng 9, tháng 12, tháng 3) : có sự thay
đổi bài tập nên tôi cho trẻ tập theo nhịp đếm cùng cô. Trong khi tập, giáo viên
chú ý sửa sai, động viên khuyến khích với trẻ.
Sau 02 tuần đầu của giai đoạn: trẻ đã tập thuần thục các động tác của bài
tập, tôi cho trẻ tập thể dục buổi sáng kết hợp theo giai điệu bài hát. Với dạng vận
động này, tôi có thể kết hợp với các lớp khác cùng khối cho trẻ tập đồng diễn
theo nhạc. Các bài nhạc này tôi lựa chọn phù hợp theo chủ đề. Ví dụ chủ đề
Trường mầm non nhạc bài: Vui đến trường, chủ đề Bản thân nhạc bài Nắng sớm,
13


chủ đề Gia đình nhạc bài Cả nhà thương nhau, chủ đề Nghề nghiệp nhạc bài
Cháu yêu cô chú công nhân....Như vậy, trong khi trẻ tập các động tác rèn sự phát
triển của các nhóm cơ tay-chân- bụng( lườn) thì trẻ có sự vận động linh hoạt,
nhịp nhàng theo nhạc, hứng thú hơn với bài tập.
Song song với nhạc của thể dục buổi sáng, tôi còn chuản bị thêm cho trẻ
các dụng cụ tập: vòng thể dục, gậy thể dục, bóng, nơ... để trẻ có thêm hứng thú
khi tập.
+/ Thể dục kĩ năng:
Giai đoạn đầu tiên của việc luyện tập được tiến hành nhằm mục đích hình
thành ở trẻ biểu tượng đúng, khái quát về bài tập vận động. Với mục đích đó
giáo viên cần làm mẫu chi tiết. Với sự tăng dần những kinh nghiệm vận động ở
trẻ 5-6 tuổi, giáo viên cần sự giải thích nhiều hơn. Điều đó nhằm củng cố, đào
sâu những vận động đã học từ trẻ. Khi trẻ đã có được kĩ năng, kĩ thuật vận động,
bài tập được tiến hành dưới dạng hình thức trò chơi thi đua
- Tôi đã xây dựng cụ thể kế hoạch hoạt động theo từng chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề Trường mầm non của bé.

Chủ đề
1.

Thời
gian
Tuần 1

Mục tiêu

Hoạt động

- Biết đi trên đường kẻ( dây),

- VĐCB: Đi trên dây.

Trường

giữ được thăng bằng.

- Trò chơi: tập tập tầm

mầm

- Biết phối hợp các vận động

vông, cắp cua bỏ giỏ...

non

của tay- mắt và sử dụng đồ


- Tự phục vụ: tự mặc, cởi

của bé

dùng

áo; rót nước uống, cầm
thìa xúc ăn khéo léo,
không bị rơi vãi; xếp hình
khối, xây dựng trường

Tuần 2

- Biết bò bằng bàn tay và bàn

mầm non....
- Bò bằng bàn tay và bàn

chân kết hợp tay nọ chân kia.

chân 4-5m.

14


- Biết phối hợp vận động của

- Trò chơi: Thi xem tổ nào


tay- chân- mắt và thực hiện

nhanh, Lộn cầu vồng...

theo hiệu lệnh khi chơi trò chơi - Cầm màu tô kín hình vẽ

Tuần 3

- Biết phối hợp vận động của

không tô màu ra ngoài

các cơ bàn tay, ngón tay khi tô

hình, xếp hình khối...

màu.
- Biết dùng tung bóng lên cao,

- Tung bóng lên cao và bắt

mắt nhìn theo và bắt bóng,

bóng.

không ôm vào người.

- Trò chơi: Đi trên dây,

- Biết chơi phối hợp vận động Dung dăng dung dẻ...


Tuần 4

của cơ thể khi chơi trò chơi

- Cắt dán hình ảnh tạo

- Biết dùng vận động của bàn

thành album, xây dựng

tay, ngón tay kết hợp với mắt

trường mầm non...

để cắt hình, xếp hình.
- Biết dùng sức của chân, bật

- Bật liên tục vào vòng.

liên tục vào vòng, không chạm

- Trò chơi: Ai tung bóng

vòng.

giỏi, Đi trên dây...

- Biết chơi các trò chơi với


- Cầm màu tô kín hình vẽ

bóng, dây, ôn các vận động cũ. không tô màu ra ngoài
- Biết phối hợp vận động của

hình, cắt dán hình ảnh,

tay, mắt khi tô màu, xếp hình,

chơi xếp hình...

cắt hình...
- Trong quá trình thực hiện chủ đề, tôi luôn chú ý đến đánh giá trẻ cuối
mỗi hoạt động, mỗi ngày đặc biệt cuối chủ đề. Từ đó, bản thân tôi có sự điều
chỉnh bổ sung và xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần, chủ đề tiếp theo.
Ví dụ: Trong khi thực hiện bài tập Tung bóng lên cao và bắt bóng ( Chủ
đề Trường mầm non của bé) thấy trẻ thực hiện vận động này chưa tốt, tôi sẽ tiến
hành xây dựng kế hoạch vào chủ đề Bản thân, ghép bài tập này cùng một vận
15


động khác cho trẻ luyện tập. Ví dụ: Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnhTung bóng lên cao và bắt bóng...
- Trong khi tiến hành xây dựng bài tập kép, tôi cần chú ý nguyên tắc: hai
bài tập phải ở hai nhóm cơ khác nhau. Nếu bài tập kép được tiếp hành ở cùng
một nhóm cơ sẽ khiến cho trẻ mệt mỏi, căng thẳng mất đi hứng thú và không
đem lại hiệu quả giáo dục cao.Cũng với ví dụ bài tập kép ở trên. Nội dung Tung
bóng lên cao và bắt bóng đối tượng là phát triển vận động của nhóm cơ tay; khi
chọn kết hợp với bài tập Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh đối tượng luyện
tập là cơ chân. Như vậy Bài tập kép này sẽ tạo điều kiện cho trẻ được vận động
một cách toàn diện cả tay và chân, tạo cho trẻ sự toải mái, hứng khởi khi tập.

4.2.2. Vận dụng linh hoạt trong phương pháp, sáng tạo trong hình thức tổ
chức hoạt động phát triển vận động.
Như đã nói ở trên, với sự tăng dần những kinh nghiệm vận động ở trẻ 5-6
tuổi, giáo viên cần sự giải thích nhiều hơn. Điều đó nhằm củng cố, đào sâu
những vận động đã học từ trẻ. Khi trẻ đã có được kĩ năng, kĩ thuật vận động, bài
tập được tiến hành dưới dạng hình thức trò chơi thi đua. Vì vậy trong khi tổ chức
giáo dục phát triển vận động cho trẻ tôi luôn chú ý đổi mới hình thức tập luyện
dưới dạng trò chơi thi đua giữa các tổ nhóm, để trẻ hứng thú học tập.Tôi xin
trình bày một số giáo án cụ thể về thể dục kĩ năng (Phụ lục 3).
4.2.3. Xây dựng các trò chơi vận động- Tích hợp giáo dục phát triển vận động
vào các tình huống, các thời điểm trong thời gian biểu chế độ sinh hoạt hàng
ngày:
+/ Trò chơi vận động:
Trò chơi vận động từ trước đến nay vẫn được coi là một phương tiện hữu
hiệu để giáo dục phát triển vận động ở bất cứ độ tuổi nào. Chính vì vậy, để nâng
cao chất lượng giáo dục phát triển vận động, tôi đã tham khảo tài liệu, rút kinh
nghiệm từ những bài tập của trẻ đề xây dựng những trò chơi vận động sao cho
phù hợp với trẻ. Một số tài liệu tôi đã tham khảo, vận dụng khi tổ chức trò chơi
16


vận động cho trẻ là: Trò chơi giúp bé khỏe mạnh và thông minh (Tác giả Hồng
Thu biên soạn và tuyển chọn- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ), Tuyển tập Trò
chơi-Bài hát- Thơ ca- Truyện- Câu đố trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi( Tác giả Lê Thu
Hương chủ biên- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam )...
Trò chơi vận động được xây dựng thường vào sau bài tập của thể dục kĩ
năng (Với dạng hoạt động có một bài tập), trong hoạt động ngoài trời( Một trò
chơi động và một trò chơi tĩnh), hoặc trong hoạt động chiều ( vận động nhẹ
nhàng), đặc biệt tích hợp vào các môn học khác với mục đích luyện tập củng cố
bài học. Muốn sử dụng trò chơi vận động đạt được kết quả cao, giáo viên cần

chú ý:
- Nêu rõ tên trò chơi
- Giải thích rõ luật chơi, cách chơi.
- Cách đánh giá thắng thua.
Trường hợp là các trò chơi mà trẻ đã biết, cần yêu cầu là những quy định
cao hơn trước để trẻ phải nỗ lực, cố gắng hơn và động viên sự sáng tạo của trẻ
khi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ chơi.
+/Tích hợp giáo dục phát triển vận động vào các tình huống, các thời điểm
trong thời gian biểu chế độ sinh hoạt hàng ngày: Chủ yếu dựa trên các trò chơi
vận động.
- Đón trẻ, trò chuyện buổi sáng: Tôi cho trẻ chơi các trò chơi, đồ chơi,
tranh ảnh chủ yếu phát triển các vận động tự phục vụ, vận động tinh cho trẻ: Tự
cất ba lô, gấp quần áo... Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi: Xếp khối, xếp Domino..

17


Hình ảnh 1: Trẻ chơi tự chọn với khối, đồ chơi lắp ráp kĩ thuật
- Hoạt động học: Tích hợp giáo dục phát triển vận động ở nhiều lĩnh vực
khác nhau một cách phù hợp nhất. Ví dụ như:
+ Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái: Tôi xây dựng các trò chơi cho trẻ: Bật
qua vòng lên chọn thẻ chữ cái, chạy theo đường dích dắc lên chọn tranh ghép...
+ Hoạt động tạo hình: Cầm màu, di màu tô kín hình vẽ...
+ Hoạt động giáo dục âm nhạc: múa hát, vận động theo nhạc...
+ Hoạt động làm quen với toán: các trò chơi vận động: Bật qua chướng ngại vật
lên chọn hình, khối, thẻ chữ; lắp ráp hình mới từ những hình cho trước...
+ Hoạt động khám phá khoa học- xã hội: tôi xây dựng các trò chơi: bật liên tục
vào vòng chọn hình ảnh, đi trên dây lên chọn đúng đồ dùng, nhảy bao bố chọn
đúng con vật theo nhóm....


18


Hình ảnh 2: Trò chơi nhảy bao bố lên chọn đúng con vật
+ Hoạt động làm quen văn học: tôi xây dựng các trò chơi ở phần củng cố bài:
chạy/ bật/ nhảy lên chọn nhân vật trong câu truyện( bài thơ).....
- Hoạt động ngoài trời- Hoạt động chiều: Tôi xây dựng các trò chơi vận
động tận dụng các điều kiện tự nhiên, các điều kiện sân bãi sẵn có của nhà
trường: Trên sân trường có sân bóng, vòng thể dục, đường dích dắc...cho trẻ chơi
tập; Hoặc tôi tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ chơi: Lộn cầu vồng, kéo co,
chồng nụ chồng hoa...Trẻ rất hứng thú, tích cực hợp tác với bạn, đoàn kết khi
chơi

19


Hình ảnh 3: Trẻ chơi kéo co.
- Hoạt động ăn- ngủ- vệ sinh: tôi khuyến khích trẻ lao động tự phục vụ
trong khi ăn, vệ sinh, ngủ: giúp cô trực nhật dọn bàn ăn, tự cất bát sau khi ăn, tự
lấy đúng gối có tên mình khi đi ngủ....
4.3. Xây dựng môi trường cho trẻ thực hành
Căn cứ theo kế hoạch các bài tập,chúng tôi cùng xây dựng môi trường cho trẻ
thực hành:
+/Làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ thực hành: Giáo viên chúng tôi phân công
nhau cùng làm đồ chơi cho trẻ như: khâu túi cát, khâu túi gạo... trang trí vòng,
cổng thể dục... cho trẻ hứng thú khi thực hiện bài tập.
Năm học này chúng tôi đã khâu mới 30 túi cát, 30 túi gạo, trang trí các đồ
dùng: cổng thế dục, thang thể dục ...
+/ Lên kế hoạch xin sự hỗ trợ đầu tư từ phía nhà trường: Ngay từ tháng 7
hàng năm, chúng tôi kết hợp với Đại diện cha mẹ học sinh và Ban giám hiệu nhà

trường có thực hiện khảo sát thực trạng dồ dùng đồ chơi của nhóm lớp để lên kế
hoạch mua sắm cho năm học mới. Đây chính là thuận lợi cho giáo viên chúng tôi
20


để nắm rõ tình trạng trang thiết bị của nhóm lớp để có sự bổ sung sao cho đầy đủ
để phục vụ cho hoạt động của trẻ.
Năm học 2014- 2015: Lớp tôi đã tiến hành bổ sung thay mới 03 cổng chui
thể dục, 01 cột ném bóng, 12 quả bóng các loại... và nhiều đồ dùng khác phục vụ
cho học tập- vui chơi của trẻ.
4.4. Tuyên truyền
Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong giáo dục rất cần sự kết hợp của gia
đình- nhà trường. Ý thức được vai trò quan trọng của phụ huynh trong quá trình
giáo dục, tôi luôn thực hiện tốt biện pháp tuyên truyền:
+/ Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã tiến hành họp phụ huynh và giáo
dục phát triển vận động là một vấn đề tôi lựa chọn để trình bày với phụ huynh:
Làm thế nào để trẻ có được những kí năng, kĩ xảo trong vận động chuẩn bị sẵn
tâm thế để bước vào lớp 1? Trước hết tôi kêu gọi phụ huynh để các cháu tập
luyện những kĩ năng tự phục vụ: cất ba lô, tự đi- cởi giày dép...
+/ Trên bảng tuyên truyền từng thời điểm đều có nhứng nội dung về
chuyên đề Phát triển vận động với các hình ảnh của trẻ hoạt động tại trường lớp.

Hình ảnh 4: Bảng tin tuyên truyền
21


+/ Ngoài ra vào các giờ đón- trả trẻ... giáo viên chúng tôi tiến hành trao
đổi với phụ huynh về những gì đã và đang làm để giúp trẻ phát triển vận động,
hình thành những kĩ năng, kĩ xảo trong vận động ở lớp cũng như ở nhà, Trao đổi
cả những tiến bộ và những thái độ tiêu cực của trẻ để có biện pháp phù hợp với

con.
Trong 07 tháng thực hiện biện pháp này, tôi nhận thấy đây là một biện
pháp rất hiệu quả. Điều đó giúp cho giáo viên chúng tôi có thêm sự hỗ trợ rất lớn
trong việc giáo dục phát triển vận động cho các cháu, giúp chúng tôi có được sự
tự tin hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
5. Kết quả đạt được
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện. Tôi xin chia sẻ với
mục đích nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi. Sau khi thực hiện, tôi thu được kết quả sau:
Bảng 4: Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên
Số giáo

Hiểu sâu sắc về giáo

Hiểu nhưng chưa

Không hiểu về nội

viên: 02

dục phát triển vận

đầy đủ

dung giáo dục phát

động cho trẻ
Tháng 9/
2014
Tháng 02/


Số lượng Tỷ lệ %
0
0
1

50

triển vận động
Số lượng Tỷ lệ %
2
100
1

50

Số lượng Tỷ lệ %
0
0
0

0

2015
Từ bảng trên cho thấy, số giáo viên hiểu sâu sắc về nội dung phát triển vận
động đã tăng lên rõ rệ từ 0% lên đến 50 %, giáo viên hiểu nhưng chưa đầy đủ
giảm từ 100% xuống còn 50%. Giáo viên lớp tôi đã có sự hiểu biết sâu sắc về
phát triển vận động , vận dụng ,linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giáo dục phát
triển vận động cho trẻ.
3.2. Kết quả dự giờ của giáo viên

22


Bảng 5: kết quả dự giờ của giáo viên
Số giáo

Tổng số giờ dự

Giỏi

Khá

Trung bình

viên:02

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số


Tỷ lệ

Tháng 9/

lượng
06

%
100

lượng
1

%
17

lượng
3

%
50

lượng
2

%
33

2014
Tháng 02/


06

100

5

83

1

17

0

0

2015
Từ số liệu của bảng trên cho thấy: kết quả dự giờ đạt loại giỏi của giáo
viên đã tăng rất nhiều từ 17% lên đến 83%; trong khi đó số tiết đạt loại khá là
chiếm từ 50% xuống 17%, Không còn tiết nào đạt trung bình . Từ số liệu khảo
sát trên có thể nhận thấy, giáo viên đã vận dụng sự sáng tạo, linh hoạt trong khi
tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ, do đố việc giáo dục phát triển vận
động cho trẻ mang lại hiệu quả cao.
Bản thân tôi, sau khi tích cực học tập, bồi dưỡng chuyên môn về giáo dục
phát triển vận động cho trẻ, tôi thấy mình đã hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này. Từ
đó tôi vận dụng linh hoạt hơn vào trong thực tế của trường lớp, của trẻ.
Bảng 6: Kết quả khảo sát trên trẻ :
Qua thời gian áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy:
- Trẻ có các kỹ năng phát triển vận động theo đúng mục tiêu giáo dục của

độ tuổi: tự phục vụ, khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ... trong hoạt động
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động phát triển vận động: Tham gia các
trò chơi, tham gia hội thi Bé tài năng- khỏe ngoan cấp trường- cấp thị Xã....

Kết quả cụ thể như sau:
23


Tổng số trẻ:

Mức độ

Kỹ năng vận động

30
Tháng 09/
2014
Tháng 02/
2015

Tốt
Khá
Trung bình
Tốt
Khá
Trung bình

Số lượng
6


Tỷ lệ %
20

13
11
21
8
01

43
37
70
27
3

Kết quả trên cho thấy, số trẻ có kỹ năng vận động tốt đã tăng từ 13 trẻ lên
21 trẻ chiếm tỷ lệ là 70% ( tăng 50%), trung bình là từ 11 trẻ xuống 8 trẻ giảm tỷ
lệ xuống là 27%( giảm 10%), còn lại là số trẻ có kỹ năng trung bình giảm xuống
cón 1 trẻ chiếm tỷ lện 3%.
Có được kết quả trên là sự cố gắng, nỗ lực của giáo viên, của trẻ và sự góp sức từ
các bậc phụ huynh.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
6.1. Về nhân lực:
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non.
- Các bậc phụ huynh học sinh.
- Tất cả trẻ em.
6.2. Trang thiết bị, kỹ thuật :
- Môi trường cho trẻ được hoạt động, cơ sở vật chất phát triển vận động
đầy đủ, đảm bảo an toàn tuyệt đốicho trẻ.
- Đồ dùng, đồ chơi, học liệu phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

- Các tài liệu có nội giáo dục phát triển vận động cho trẻ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận

24


+/ Xuất phát từ thực trạng giáo viên gặp khó khăn trong việc lựa chọn nội
dung thiết kế bài tập, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục phát
triển vận động cho trẻ; khó khăn khi cho trẻ hoạt động thực hành các kỹ năng
vận động.
+/ Trước thực trạng đó, tôi đã nghiên cứu tài liệu và tiến hành thực hiện
một số biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung thiết kế bài tập phát triển vận động
Biện pháp 2: Kế hoạch thực hiện
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường cho trẻ thực hành
Biện pháp 4: Tuyên truyền
+/ Sauk hi thực hiện đề tài : Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát
triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi đã thu được những kết quả đáng kể
như sau:
- Giáo viên hiểu sâu hơn về nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ,
từ đó có thêm kỹ năng tổ chức hoạt động- tích hợp nội dung giáo dục phát triển
vận động vào các hoạt động hàng ngày một cách nhẹ nhàng, phù hợp để đạt được
mục tiêu đầu năm học đã đề ra.
- Giúp trẻ có các kỹ năng vận động: nhanh nhẹn- bền bỉ- khéo léo- dẻo dai
phù hợp với khả năng của trẻ.
-Nhận thức của phụ huynh về vấn đề này đã được chuyển biến một cách
tích cực .
2. Khuyến nghị

Để giáo viên thực hiện tốt hơn nữa nội dung phát triển vận động cho trẻ,
tôi xin được đề xuất một số kiến nghị sau:
+/ Đối với cấp trường:
- Xây dựng các hoạt động mẫu có sự sáng tạo, linh hoạt về phát triển vận động
cho giáo viên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

25


×