Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.7 KB, 22 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MƯỜNG TÈ
TRƯỜNG MẦM NON HUA BUM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong
trường Mầm non
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Mầm non
Họ và tên người thực hiện: Đặng Thị Tuyết Mai
Chức vụ: Hiệu phó
Sinh hoạt chuyên môn:
Mường Tè, ngày 30 tháng 3 năm 2011
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH ĐỀ TÀI:
- Thời gian nghiên cứu đề tài:
Tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non” Thông qua hội đồng nhà trường xây
dựng kế hoạch, thực hiện nội dung đề tài
+ Thực hiện nội dung đề tài (tháng 3/2009)
+ Tổng kết kết quả thực hiện, các biện pháp của đề tài (tháng 4/2009)
+ Đề tài hoàn thành và áp dụng vào năm học 2010 – 2011.
- Thực trạng, tổng quan những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.
+ Đối với Giáo Dục mầm non xã Hua Bum – Mường Tè trong những năm gần
đây đang trên đà phát triển được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền,
được phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Mường Tè quan tâm về nhiều mặt hoạt
động nên đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do nhận thức của nhân dân
còn hạn chế không đồng đều cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nên tỉ lệ trẻ ăn bán
trú chưa cao, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
trong trường Mầm non trên địa bàn xã.
Từ nhận thức về vị trí tầm quan trọng của việc phòng chống suy dinh dưỡng
cho trẻ mầm non cùng với thực trạng ở địa phương là Phó hiệu trưởng nhà trường


tôi luôn suy nghĩ và trăn trở tìm tòi học hỏi những biện pháp góp phần giảm tỉ lệ
trẻ suy dinh dưỡng trong trường Mầm non nơi tôi công tác.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói:
“ Vì lợi ích trăm năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Chúng ta, những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục Mầm non
cần phải suy nghĩ và thấm nhuần lời dạy đó của Người.
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ và chăm
sóc trẻ em, sự quan tâm này đã từng bước, được thể chế hóa bằng các văn bản pháp
luật, các quy định, các công ước và quy ước.
2
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành ngày 16/8/1991 và ngày
2/12/1998. Luật giáo dục đã thông qua tại kì họp thứ 4 Quốc Hội khóa X đã khẳng
định: “ Giáo dục Mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em
từ 3 tháng đến 6 tuổi” (Điều 18). Tại điều 19, Luật giáo dục đã quy định: “Mục
tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em
bước vào lớp 1”. Chiến lược phát triển giáo dục đã đặt mục tiêu: “Giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng của trẻ trong các trường Mầm non xuống dưới 20% vào năm 2005,
dưới 15% vào năm 2010 và dưới 10% vào năm 2015.
Hiện nay suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng, chế độ ăn uống không
hợp lý và không cung cấp đầy đủ các chất khoáng, các vitamin cần thiết và các axit
béo quan trọng ở trẻ em dưới 6 tuổi là tình trạng phổ biến ở các nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân chính của suy dinh dưỡng là do thiếu
kiến thức, thiếu ăn và bệnh tật.
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển về thể lực và trí tuệ của con
người nói chung đặc biệt đối với trẻ mầm non. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em càng
cao thì nòi giống càng kém phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp thu nền khoa
học tiên tiến. Do đó suy dinh dưỡng là gánh nặng của mỗi gia đình, toàn xã hội,

ảnh hưởng tới nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa hôm
nay. Suy dinh dưỡng sớm, nặng và kéo dài không những làm trẻ em chậm phát
triển về thể lực mà còn chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ, trí tuệ. Suy dinh
dưỡng nặng có thể làm chết người, suy dinh dưỡng nhẹ làm trẻ gầy yếu, dễ mắc
các bệnh như: Tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp dẫn đến trẻ hoạt động kém, kém linh
hoạt và vui tươi.
Vì vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi Mầm non là việc làm rất quan
trọng, để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đó chính là lý do tôi mạnh
dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong
trường Mầm non”.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Trẻ từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi trong trường mầm non.
- Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trong trường
mầm non trên địa bàn xã.
3
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu các tài liệu, các văn kiện của Đảng và Nhà nước, liên quan đến
việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, tìm hiểu thực trạng suy dinh dưỡng trong
trường mầm non trên địa bàn xã để tìm ra những biện pháp chỉ đạo việc thực hiện
phòng chống suy dinh dưỡng, giải quyết những mâu thuẫn những khó khăn – bức
xúc trong công tác quản lý. Góp phần giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em trong
trường mầm non trên địa bàn xã Hua Bum.
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong
trường Mầm non” tôi thấy có những điểm mới trong kết quả nghiên cứu như sau:
Các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh đã ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình
Nhận thức của giáo viên trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng được
nâng lên rõ rệt
Số trẻ suy dinh dưỡng giảm đáng kể, không còn trẻ ở mức suy dinh dưỡng
nặng .

Trẻ có ý thức, thói quen, nề nếp trong khi ăn và vệ sinh.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA VIỆC
CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
1.Cơ sở lý luận:
Con người tồn tại, hoạt động, phát triển được trước tiên cần quan tâm đến vấn
đề dinh dưỡng đó là một quá trình phức tạp gồm việc đưa vào cơ thể, tiêu hóa, hấp
thụ, đồng hóa các thức ăn cần thiết để bù đắp năng lượng hao hụt trong quá trình
hoạt động, cơ thể con người luôn tạo ra và đổi mới tế bào, các mô cũng như điều
tiết các chức năng của cơ thể.
Dinh dưỡng hợp lý hết sức quan trọng bởi dinh dưỡng duy trì sự sống ảnh
hưởng to lớn đến tình trạng sức khỏe, sự phát triển thể lực cũng như hệ thần kinh.
Dinh dưỡng hợp lý là đảm bảo đưa vào cơ thể đủ thức ăn cần thiết một cách tối ưu,
phải phù hợp với từng cơ thể con người và từng lứa tuổi khác nhau. Dinh dưỡng
hợp lý là khẩu phần ăn hàng ngày phải đủ về số lượng và cân đối về chất lượng.
Công tác nuôi dưỡng trẻ có tầm quan trọng đặc biệt, xu hướng giáo dục tiến bộ đều
rất quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ ở lứa tuổi Mầm non. Đó là khâu đầu tiên dặt
nền tảng cho việc xây dựng con người. Trẻ em sinh ra được giáo dục đúng đắn,
được sống trong một môi trường thuận lợi, được mọi người yêu thương chăm sóc,
trẻ khỏe mạnh, ham hiểu biết và dễ dàng tiếp thu những điều hay lẽ phải. Ngược
lại, nếu nuôi dưỡng không chu đáo, thiếu tình cảm yêu thương, ba môi trường sống
của trẻ là: Gia đình, nhà trường, xã hội không lành mạnh thì chắc chắn sẽ ảnh
hưởng xấu, lâu dài, trẻ rất dễ mắc các bệnh trong cơ thể. Nếu như mỗi người chúng
ta quan tâm đến trẻ, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý thì sẽ giúp trẻ phát
triển thể chất và trí tuệ tốt.
Cơ thể trẻ nhất là trẻ lứa tuổi mầm non luôn tăng trưởng, phát triển. Vì vậy
nhu cầu được cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất cần thiết cho cơ thể ở mỗi
lứa tuổi khác nhau. Bởi vậy, quá trình lớn lên và phát triển của cơ thể trẻ có sự biến

đổi về số lượng và chất lượng. Để đảm bảo cho cơ thể trẻ phát triển bình thường,
đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ phải đầy đủ. Đối với trẻ các chức năng của bộ
máy tiêu hóa còn kém, do đó trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy
cấp. Việc cho trẻ ăn uống đúng, hợp lý làm một biện pháp phòng chống suy dinh
dưỡng tốt nhất cho trẻ, muốn phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ chúng ta cần
phải hiểu:
*Các mức độ và biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng:
5
- Nhẹ cân hoặc thiếu hụt cân: Trẻ cơ thể vẫn khỏe mạnh nhưng gầy, thấp, lùn
và cơ bắp gầy nhẽo. Trẻ không lên cân hoặc sụt cân khi cân trẻ hàng tháng.
- Thể gầy đét: Da bọc xương, hốc hác, bụng lép do tình trạng đói dài ngày,
không có phù, bộ mặt ông già.Trẻ có vẻ bị mất nước và bằng một nửa số cân nặng
so với trẻ khỏe mạnh cùng độ tuổi.
- Thể phù: Do cơ thể không được cung cấp đầy đủ Protein. Trẻ có phù đặc
biệt, hai chân có mảng sắc tố nâu ngoài ra, da rạn nứt, rỉ nước, mặt tròn bủng, bắp
thịt nhẽo.
- Thể suy dinh dưỡng kết hợp vừa teo đét vừa phù: Cân nặng giảm, lớp mỡ
dưới da mỏng cơ nhẽo teo nhỏ, rối loạn tiêu hóa, phù nhẹ.
Để phát hiện thình trạng suy dinh dưỡng cần theo dõi cân nặng của trẻ hàng
tháng và ghi lên biểu đồ phát triển. Nếu cân nặng của trẻ nằm dưới kênh A là trẻ bị
suy dinh dưỡng.
*Nguyên nhân của bệnh suy dinh dưỡng:
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em là do sự kết hợp của nhiều yếu tố,
trong đó quan trọng nhất là do cách nuôi dưỡng không hợp lý, trẻ bị ăn đói, ăn
thiếu chất kết hợp mắc các bệnh nhiễm khuẩn cụ thể là:
- Trẻ bị bệnh như sởi, ỉa chảy,viêm đường hô hấp gây biếng ăn hoặc do bị ăn
kiêng khem quá mức.
- Mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa cho con bú, phải nuôi bộ không đúng cách.
- Cho trẻ ăn sam quá sớm gây rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu hoặc cho trẻ ăn
muộn, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

- Cai sữa cho trẻ quá sớm
- Trẻ đẻ thiếu tháng, không được chăm sóc tốt
- Trẻ bị các tật bẩm sinh (sứt môi,hở hàm ếch )
*Nhu cầu về dinh dưỡng hợp lý ở trẻ mầm non:
- Trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi cần được bú sữa mẹ hoàn toàn
- Trẻ từ 5 đến 18 tháng tuổi: Cần cho trẻ ăn bổ sung từ bột loãng đến bột đặc,
từ cháo loãng đến cháo đặc
- Trẻ từ 19 tháng đến 24 tháng tuổi: Cần cho trẻ ăn cơm nát
- Trẻ từ 25 đến 72 tháng: Cho trẻ ăn cơm thường
- Nhu cầu của trẻ tuổi mầm non cần được đáp ứng mỗi ngày cụ thể là :
+ Trẻ từ 1 đến 3 tuổi : Cần 1.300 kcal - Trong đó Protein là 28g
+Trẻ từ 4 đến 6 tuổi : Cần 1.600 kcal - Trong đó Protein là 36g
6
+Khẩu phần ăn của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm: Nhóm lương thực, nhóm thức
ăn động vật, nhóm dầu ăn, mỡ và nhóm rau quả chín.
Ở trường mầm non, mỗi ngày cần cho trẻ từ 50-60%kcal trong tổng số kcal
trong ngày.
Bệnh suy dinh dưỡng là bệnh rất nguy hiểm, bởi vì trẻ suy dinh dưỡng sẽ là cơ
hội cho các bệnh xâm nhập. Do đó nếu ta phát hiện kịp thời trẻ suy dinh dưỡng thì
sẽ có biện pháp tăng cường dinh dưỡng, có chế độ chăm sóc hợp lý sẽ giảm tỷ lệ
suy dinh dưỡng một cách tốt nhất trong các trường mầm non.
2.Cơ sở pháp lý.
Vấn đề phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề được
Đảng nhà nước và xã hội quan tâm.Vấn đề này đã được thể hiện qua các văn kện
của Đảng và chính phủ về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, chỉ thị số 38 ngày
30/05/1994 của ban chấp hành TW Đảng đề cập đến vấn đề phòng chống suy dinh
dưỡng.
Bác Hồ, khi còn sống rất quan tâm đến trẻ em, Bác chỉ rõ trong nội dung bảo
vệ chăm sóc giáo dục trẻ em “phải làm sao cho các cháu được ăn no, mặc ấm, giữ
gìn vệ sinh, phòng bệnh, chữa bệnh, rèn luyện thân thể ”

Trong quyết định số 55/QĐ-BGD-ĐT ban hành năm 1990 đã quy định rõ ràng
về mục tiêu, kế hoạch chăm sóc trẻ mầm non, đồng thời đề ra những yêu cầu và chỉ
số chiều cao, cân nặng trong từng độ tuổi. Luật giáo dục ban hành tháng 12/1998
và văn kiện hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành ban chấp hành TW Đảnglần thứ VIII
đã khẳng định mục tiêu của giáo dục mầm non và đề cập đến vấn đề sức khỏe cho
trẻ, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ Mầm non.
Tại hội nghị quốc tế về dinh dưỡng (họp tại Rô ma-Italia tháng 12/1992) do các
Bộ trưởng đại diện toàn quyền 159 nước đã đưa ra tuyên ngôn về dinh dưỡng trong
đó có đoạn ghi:" Dinh dưỡng phải là trung tâm của mọi kế hoạch và chiến lược
phát triển.”
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI - Thế kỷ của nền khoa học tiên tiến, thế
kỷ gia đình và trẻ em - bởi vậy lại càng không thể có một tâm hồn và trí tuệ trong
sáng núp trong một cơ thể ốm yếu được.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CHỈ ĐẠO
7
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM.
1. Một số kết qủa đã đạt được trong việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ
em trong các trường Mầm non trên địa bàn xã Hua Bum.
- Xã Hua Bum - Mường Tè - Lai Châu có 3 bản và một trung tâm xã, địa hình
tương đối khó khăn và phức tạp, cách trung tâm huyện 22km là vùng biên giới giáp
Trung Quốc hệ thống giáo dục Mầm non đang từng bước phát triển trẻ ra lớp ngày
càng tăng, tính đến năm 2010- 2011 tổng số trẻ mẫu giáo trong toàn trường là 112
đạt 99,2% trong tổng số trẻ trong độ tuổi.
+ Mẫu giáo 3-4 tuổi có 3 lớp trong đó có 2 lớp ghép với tổng số trẻ là 40/42
cháu đạt 95,2%
+ Mẫu giáo 4-5 tuổi có 4 lớp trong đó có 2 lớp ghép với tổng số trẻ là 43/43
đạt 100%
+ Riêng trẻ 5 tuổi có 2 lớp với 29/29 cháu đạt 100%
- Đội ngũ cán bộ giáo viên:

Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 15
Trong đó:
+ Ban giám hiệu: 03
+ Giáo viên trực tiếp đứng lớp: 10
+ Giáo viên nuôi dưỡng: 01
+ Bảo vệ: 01
Trình độ cán bộ giáo viên, nhân viên:
+ Trung cấp: 09
+ Đại học: 05
+ Chưa qua đào tạo: 01
Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ có tinh thần trách
nhiệm cao.
- Cơ sở vật chất, trang thiệt bị phục vụ cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ hàng
năm đều được bổ sung, xây dựng sửa chữa và nâng cấp.
- Nguồn nước sạch được bổ sung ở tất cả các điểm bản trong trường Mầm non
- Hệ thống bếp: Có một bếp trên 4 điểm bản trong trường
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm mỗi năm từ 2 đến 2,5%
- Nhận thức của các ban ngành, các bậc phụ huynh có chuyển biến rõ rệt, phụ
huynh ngày càng có nhu cầu cho trẻ đến lớp bán trú mức đóng góp tăng
8
- Công tác tuyên truyền, công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh thường
xuyên đúng thời điểm theo định kỳ
- Việc thực hiện chuyên đề dinh dưỡng ở trong trường Mầm non được cán bộ
và giáo viên trú trọng. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, không
có tình trạng ngộ độc thức ăn trong nhà trường Mầm non
- Đội ngũ cô giáo viên nuôi có lòng yêu trẻ, nhiệt tình, thường xuyên thay đổi
thực đơn phù hợp theo mùa để trẻ ăn ngon miệng và hết xuất
- Nhà trường thường xuyên tham gia vào tổ chức tuyên truyền về nguồn nước
sạch, dự án về phát triển dinh dưỡng cho trẻ. Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến
thức đến các bậc phụ huynh nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và vệ sinh môi

trường.
Cụ thể các kết quả đạt được trong phạm vi 2 năm học 2009 – 2010 và 2010 –
2011 như sau:
* Về cơ sở vật chất, mua ăn trang thiết bị cho chuyên đề dinh dưỡng quy ra
tiền (ĐVT: Đồng).
Năm học Tổng kinh phí
Trong đó
Nhà nước Địa phương
Nhân dân và
nguồn khác
2009 - 2010 1.571.000 1.060.000 301.000 210.000
2010 - 2011 1.021.000 270.000 450.000 301.000
* Về việc xây dựng công trình vệ sinh tự hoại
Có 1 nhà vệ sinh tự hoại
* Tình hình tổ chức ăn tại trường Mầm non
Năm học
Số lượng Mức đóng góp (đồng/ngày)
Trẻ đến lớp
mẫu giáo
Số trẻ ăn tại
lớp
Trung bình Thấp nhất
2009 - 2010 102 60 2.300 2.000
2010 - 2011 112 62 2.300 2.000
* Tình hình sức khỏe
Năm học Mẫu giáo
9
Tổng số trẻ
Trẻ phát triển
bình thường

Trẻ suy dinh
dưỡng vừa và
nặng
Tỷ lệ suy dinh
dưỡng (%)
2009 - 2010 102 95 7 6,9
2010 - 2011 112 109 0 2,7
2. Một số tồn tại trong việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
trên địa bàn xã
- Vì địa bàn phức tạp là vùng biên giới các bản nằm rải rác nên việc ăn bán trú
chưa được tập trung nhà trường tổ chức ăn ở tại một điểm bản trung tâm xã
- Cơ sở vật chất tuy được bổ sung nhưng còn thiếu so với yêu cầu phòng học
chật chội, số phòng học tạm vẫn còn, trang thiết bị chưa nhiều, chưa phong phú
điều đó làm ảnh hưởng không ít đến công tác nuôi ăn bán trú và sức khỏe của trẻ
- Hệ thống nguồn nước sạch chưa có (còn xin đơn vị bạn) chưa có bếp một
chiều, công trình vệ sinh tự hoại còn chắp vá chưa khoa học.
- Nhà trường chưa có nhân viên tạp vụ nên việc nấu ăn còn nhiều bất cập mà
chủ yếu là giáo viên đã từng đứng lớp phụ giúp nấu ăn cho các cháu nên sự cân đối
về các chất dinh dưỡng và khẩu phần ăn của trẻ còn lúng túng.
- Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế, số trẻ ăn ngủ tại lớp so với
yêu cầu đặt ra còn thấp, đặc biệt là ở các điểm bản xa trung tâm xã chưa tổ chức ăn
bán trú được, nhận thức của nhân dân còn thấp.
- Toàn xã chỉ có một điểm bản (trung tâm) tổ chức ăn bán trú: Tiền ăn bán trú
phần ít gia đình hưởng chế độ 112 (con hộ nghèo) bên cạnh đó phần nhiều phụ
thuộc vào sự đóng góp của các bậc phụ huynh mà đời sống và thu nhập của nhân
dân còn thấp nên việc vận động còn rất khó khăn vì vậy việc cho con em ăn bán trú
còn hạn chế.
- Việc thực hiện các yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non còn chậm, chưa
đồng bộ, đa số chưa chú ý việc tổ chức ăn cho trẻ hợp lý về dinh dưỡng và khẩu
phần ăn hay số lượng các món ăn trong bữa của trẻ. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn

đến chế độ dinh dưỡng của tre trong từng bữa ăn.
- Số trẻ mắc các bệnh về hô hấp, ỉa chảy, giun sán, sâu răng có giảm so với
những năm trước nhưng vẫn còn tỷ lệ cao so với yêu cầu cụ thể như sau:
Tên bệnh
Năm học 2009 - 2010 Năm học 2010 – 2011
Số trẻ Tỷ lệ (%) Số trẻ Tỷ lệ (%)
10
Tiêu chảy 5/102 4,9 0/112 0
Hô hấp 7/102 6,8 2/112 1,8
Sâu răng 10/102 9,8 5/112 4,4
Giun sán 3/102 2,9 0/112 0
3. Một số vấn đề đặt ra trong việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng trẻ
em:
Xuất phát từ thực trạng đã nêu trên tôi nhận thấy cần có những biện pháp đặt ra
trong việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trong trường Mầm non trên
địa bàn xã, cụ thể là những biện pháp sau:
* Xây dựng kế hoạch và triển khai việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
Mầm non đến 100% các điểm bản trong trường.
* Chỉ đạo việc tuyên truyền kiến thức chăm sóc trẻ em theo khoa học cho các
bậc cha mẹ và tuyên truyền nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em.
* Chỉ đạo cụ thể việc thực hiện ở các điểm bản lẻ trong đơn vị nhà trường
* Huy động các nguồn lực trong xã hội, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
hay xây dựng mô hình VAC nếu có điều kiện.
* Tổ chức đánh giá chấm điểm rút kinh nghiệm và tổng kết hàng quý trong
năm
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA VIỆC
CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường

Mầm non tôi đã áp dụng một số biện pháp và đã thu được những kết quả tốt, cụ thể
như sau:
1. Xây dựng kế hoạch và triển khai việc phòng chống suy dinh dưỡng:
- Căn cứ vào chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng bộ GD-ĐT
- Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD-ĐT
- Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD-DT
- Căn cứ vào các NQ của huyện ủy, HĐND huyện
- Căn cứ vào NQ của UBND –HĐND xã.
11
Sau khi khảo sát tình hình thực tế trong nhà trường tôi đã lập kế hoạch chỉ đạo
việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em theo từng quý, từng tháng trong năm học,
cụ thể các nhiệm vụ cần làm như sau:
* Giao chỉ tiêu đến từng điểm bản, từng lớp trong trường cụ thể là:
- 100% các cháu ở trung tâm xã được ăn bán trú tại nhà trường
- Riêng đối với điểm bản trung tâm nên có mô hình phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ
- Hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng so với năm học trước là 4,2%
- 100% các cháu trong trường Mầm non được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ,
mỗi tháng cân đo một lần, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ ít nhất là 3 lần/ năm.
- Tổ chức ăn lên thực đơn theo mùa, theo độ tuổi, đánh giá khẩu phần ăn cân
đối các chất trong bữa ăn (đối với điểm bản trung tâm xã)
- Đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ không để xảy ra dịch bệnh.
- Các cháu trong độ tuổi 4-5 và 5-6 tuổi được đánh răng đúng yêu cầu.
- Các lớp cần vệ sinh cá nhân như: Đầu tóc, quần áo, chân tay sạch sẽ gọn
gàng Vệ sinh trường lớp sạch sẽ đảm bảo không khí cho trẻ học tập và vui chơi.
- Sau khi lên kế hoạch, giao chỉ tiêu cho các lớp xin ý kiến của ban giám hiệu,
được sự đồng nhất của ban giám hiệu nhà trường tôi từng bước tìm ra những
phương án tối ưu nhất trong việc chỉ đạo và thực hiện việc phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non.
+ Chỉ đạo mô hình phòng chống suy dinh dưỡng.

+ Xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng, từng quý, từng học kỳ trong năm học
2. Chỉ đạo việc tuyên truyền kiến thức chăm sóc trẻ.
* Đối với các bậc cha mẹ
- Tuyên truyền cho họ hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự
phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ lứa tuổi Mầm non.
- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường:
+ Hàng tháng cho cha mẹ xem biểu đồ phát triển của con mình, yêu cầu cần đạt
của lứa tuổi cân nặng và chiều cao để phụ huynh đối chiếu xem con họ có đảm bảo
sức khỏe không.
+ Giáo viên phụ trách lớp và phụ huynh luôn có thông tin kịp thời về tình trạng
sức khỏe của trẻ. Ví dụ: Như hôm nay cháu ăn ít cơm ngủ chưa ngoan hoặc hôm
nay cháu ăn ngon miệng và hết xuất vào thời điểm đón hoặc trả trẻ
12
- Nhà trường và giáo viên sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền như họp phụ
huynh, tọa đàm, làm góc tuyên truyền ở các nhóm lớp các điểm bản hoặc phát
thanh tuyên truyền miệng.
* Đối với các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể và cộng đồng
- Truyền thanh về nội dung phòng chống suy dinh dưỡng.
- Tổ chức các hội thi: “cô nuôi giỏi”,“chế biến món ăn”, “khéo tay hay làm”
có sự góp mặt của các ban ngành đoàn thể đến dự để tăng sức mạnh tổng hợp cho
ngành học.
- Tổ chức tốt việc chế biến món ăn lên thực đơn ăn theo mùa và xây dựng khẩu
phần ăn hợp lý.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn thông tin kịp thời đến lãnh đạo xã, phòng GD-
ĐT, các ban ngành đoàn thể, kêu gọi nguồn kinh phí bổ sung cơ sở vật chất thiết bị
vệ sinh cho trường Mầm non.
3. Chỉ đạo việc thực hiện ở trường Mầm non
* Xây dựng bổ sung cơ sở vật chất:
- Muốn làm tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, trước tiên ở
trường Màm non cần chuẩn bị tốt cơ sở vật chất các điều kiện thiết yếu để thực

hiện. Từ qua điểm trên, tôi đã chỉ đạo các điểm bản trong trường ngay từ đầu năm
học cần bổ sung những đồ dùng phục vụ, đồ dùng phục vụ vệ sinh của cô và trẻ
như ca, cốc, các loại giàn giá để phơi khen mặt trường lớp sạch sẽ trẻ gọn gàng
riêng ở điểm bản trung tâm xã thì trẻ có đầy đủ chăn gối và nhà bếp đảm bảo vệ
sinh.
- Để bổ sung các trang thiết bị trên, ngoài kinh phí của nhà trường cùng với
kinh phí cha mẹ học sinh đóng góp hàng năm. Ban giám hiệu tham mưu với chính
quyền xã, kết hợp với các ban ngành đoàn thể các cơ sở ở cụm bản để tạo kinh phí
xây dựng công trình vệ sinh tự hoại, bếp một chiều, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ
làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở trong trường Mầm non.
* Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhân viên đưa giáo dục dinh dưỡng vào các tiết
dạy và các hoạt động hàng ngày của trẻ:
- Hàng năm vào dịp hè phòng GD đã tổ chức các lớp tập huấn đội ngũ giáo
viên nhân viên trong toàn huyện theo các nội dung:
+ Vệ sinh chăm sóc sức khỏe theo mùa
+ Cách phòng và xử trí một số bệnh thường gặp ở trẻ
+ Cách làm biểu đồ, đánh giá sự phát triển của trẻ trong từng độ tuổi
+ Phòng, chống ngộ độc và vệ sinh an toàn thực phẩm
13
+ Lên thực đơn và đánh giá khẩu phần ăn
+ Dinh dưỡng và dinh dưỡng hợp lý
+ Các biện pháp tuyên truyền và phối hợp với gia đình trong việc phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ
- Vào từng thời điểm trong năm tôi đã xây dựng và phân công cho giáo viên
dạy các tiết học lồng ghép giáo dục dinh dưỡng để chị em giáo viên trong trường
dự
- Hàng năm nhà trường tổ chức hội thi đó cũng là dịp để chị em học hỏi lẫn
nhau, là phong trào rèn luyện sự tâm huyết nhiệt tình của đội ngũ cán bộ giáo viên
công nhân viên
- Tổ chức tọa đàm trao đổi nhân rộng những sáng kiến hay được áp dụng có

hiệu quả việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non
* Tổ chức các đợt kiểm tra trong trường Mầm non:
Công tác đôn đốc kiểm tra việc thực hiện trong trường Mầm non là hết sức cần
thiết tôi xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra đôn đốc cán bộ giáo viên khi nấu ăn,
kiểm tra các hoạt động chăm sóc, vệ sinh của cô và trẻ với nhiều hình thức sau:
- Kiểm tra kết hợp với thanh tra toàn diện
- Kiểm tra có báo trước
- Kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất
Qua các đợt kiểm tra, tháo gỡ các vướng mắc khi thực hiện giúp giáo viên thực
hiện tốt hơn việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
* Chỉ đạo việc chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh cho trẻ trong trường Mầm non
- Hàng tháng (vào ngày 20) các lớp tổ chức cân đo cho trẻ. Chấm và theo dõi
sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ, phân loại sức khỏe của trẻ ở từng lớp, sau đó tổng
hợp toàn trường.
- Đối với trẻ suy dinh dưỡng, giáo viên lập danh sách tên cháu cụ thể để trao
đổi kịp thời với phụ huynh kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường nhằm
chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn. Mời phụ huynh đến dự bữa ăn của trẻ ở nhóm
lớp
- Có chế độ chăm sóc riêng cho trẻ suy dinh dưỡng, giáo viên cần trao đổi với
phụ huynh về mức ăn của trẻ ở lớp, ở nhà để tăng khẩu phần ăn cho trẻ.
- Trong trường hợp cháu sụt cân do ốm sốt, tiêu chảy thì nhà trường có biện
pháp áp dụng riêng
- Kết hợp với trạm y tế xã tổ chức khám sức khỏe định kỳ theo quý 3 lần/năm.
Sau khi khám và phân loại sức khỏe của trẻ, nhà trường tổ chức họp phụ huynh
14
thông báo kết quả, cấp thuốc cho trẻ mắc bệnh, có các biện pháp khắc phục và can
thiệp sớm.
- Đối với trẻ ăn ngủ tại lớp: Các đơn vị cần đảm bảo sức khỏe cho trẻ ấm áp về
mùa đông, thoáng mát về mà hè, nước uống đủ dùng cho trẻ.
- Chỉ đạo các điểm bản đảm bảo vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân trẻ tốt,

tránh xảy ra các trường hợp đau ốm, dịch bệnh trong trường Mầm non.
* Chỉ đạo việc giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất cho trẻ
- Nếu ta chỉ quan tâm đến bữa ăn để cải thiện tình trạng sức khỏe thì chưa đủ
trẻ Mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ
đạo. Bởi vậy cần cho trẻ vận động bằng việc tập thể dục hàng ngày, dạo chơi ngoài
trời và tắm nắng, hóng mát mới đảm bảo sức khỏe cho trẻ, trẻ linh hoạt trong
vận động, ghi nhớ trong học tập mới có thể ăn ngon miệng, đồng nghĩa với việc
tránh suy dinh dưỡng và các bệnh ở trẻ.
- Giáo viên cho trẻ dạo chơi, vận động phù hợp với lứa tuổi.
- Chỉ đạo việc lồng ghép giáo dục dinh dưỡng trong các tiết học môi trường
xung quanh: Các loại rau, củ quả các hoạt động khác, 100% trẻ có đủ lô tô dinh
dưỡng để học tập
- Rèn cho trẻ vệ sinh đôi tay: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hình
thành cho trẻ thói quen ăn uống văn minh, vệ sinh cá nhân và vệ sinh răng miệng
cho trẻ
* Nhà trường đặt ra tiêu chí xếp loại các lớp về công tác chăm sóc và phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Đưa tiêu chí xếp loại đó vào công tác thi đua, khen
thưởng của đơn vị.
4. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục huy động các nguồn lực trong xã
hội
- Qua các buổi họp phụ huynh giáo viên trong nhà trường tuyên truyền để các
bậc phụ huynh các ban ngành đoàn thể nhận thức đúng về vị trí của ngành học, từ
đó các cấp quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất như xây dựng hệ thống máng rửa
tay, nhà vệ sinh tự hoại, bếp ăn một chiều, phụ huynh đóng góp đầy đủ chăn, gối,
cốc, khăn mặt và cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho trường Mầm non.
- Tham gia, vận động và thực hiện tốt các ngày lễ hội trong năm như: Ngày hội
đến trường của bé, rằm trung thu, lễ hội mùa xuân, ngày tết thiếu nhi
- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể nhất là y tế xã thực hiện tốt việc tiêm
chủng cho trẻ.
5. Tổ chức đánh giá, chấm điểm, rút kinh nghiệm:

15
- Tổ chức đánh giá chấm điểm vào mỗi quý các nhóm lớp thực hiện việc phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ theo thang điểm của Bộ GD- ĐT ban hành
- Sau khi chấm điểm và đánh giá 3 quý trong năm học nhà trường tổ chức rút
kinh nghiệm qua một năm thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong
trường Màm non, xếp loại các tiêu chí và đưa vào tiêu chí khen thưởng của từng cá
nhân cán bộ giáo viên.
- Nhân rộng những cá nhân điển hình trong công tác phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ
- Tìm ra những tồn tại có hướng phấn đấu cụ thể cho những năm học tiếp theo
CHƯƠNG IV
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Với việc áp dụng đề tài: “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho
trẻ trong trường Mầm non” của trường tôi thì trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt. Tôi
đã áp dụng cho các cháu trong độ tuổi từ 12 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi, tôi so
sánh kết quả trước và sau khi thực hiện cụ thể như sau:
Đánh giá sức khỏe
trẻ
Kết quả trước khi
thực hiện
Kết quả sau khi
thực hiên
Ghi chú
Tỷ lệ được theo
dõi
100% 100%
Suy dinh dưỡng 27 3
Trẻ giảm cân 0 0
Trẻ mắc bệnh 5 0
Trên đây là những hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp phòng

chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non” góp phần nâng cao chất
lượng trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường.
16
PHẦN KẾT LUẬN
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên trong
nhà trường nắm vững hơn về công tác phòng chống suy dinh dưỡng.
Ban giám hiệu thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm để công tác phòng
chống suy dinh dưỡng được thực hiện tốt hơn.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền tạo niềm tin trong lòng phụ huynh, trong
nhà trường thì khen chê kịp thời và biết thu thập những ý kiến đóng góp của giáo
viên phụ huynh, kịp thời kiểm tra xác nhận xử lý thông tin chính xác.
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở nhà trẻ và mẫu giáo là việc rất khó
khăn mang tính chất xã hội. Sự phát triển cá nhân và đóng góp xã hội của trẻ em sẽ
tạo nên tương lai của thế giới. Việc đầu tư cho sức khỏe nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
em là nền tảng cho sự phát triển của dân tộc.
Qua việc xác định cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và phân tích thực trạng tôi đã đề
xuất được 1 số biên pháp chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong
trường Mầm non. Như vậy mục đích và nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết. Đề
tài mạnh dạn đề xuất 5 biện pháp chỉ đạo nhằm phòng chống suy dinh dưỡng cho
trẻ trong trường Mầm non cụ thể là:
*Chỉ đạo việc tuyên truyền kiến thức chăm soc trẻ theo khoa học cho các bậc
cha mẹ và tuyên truyền nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em.
*Xây dựng kế hoạch và triển khai việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
mầm non
*Chỉ đạo cụ thể cho việc thực hiện ở trường mầm non
*Huy động các nguồn lực trong xã hội, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục,có
thể xây dựng mô hình VAC.

*Tổ chức đánh giá, chấm điểm, rút kinh nghiệm và tổng kết hàng năm.
Mặc dù đề tài đã đề cập với nhiều khía cạnh khác nhau trong việc chỉ đạo
nhằm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non. Nhưng vẫn còn
17
nhiều khía cạnh khác chưa đề cập tới như: Phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo
phòng chống suy dinh dưỡng
Xã Hua Bum hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn vì vậy bản thân tôi cũng
như mọi giáo viên trong nhà trường cần làm tốt công tác giáo dục theo mục tiêu mà
nhà trường đã đặt ra thu hút mọi trẻ em được đến trường được học tập, ăn, ngủ, vui
chơi, được vệ sinh sạch sẽ giúp cộng đồng trong xã hội nhất là các bậc phụ huynh
nắm bắt kịp thời thông tin để cùng nhau thực hiện có kết quả.
Phối hợp với các ban ngành đoàn thể làm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong
nhà trường cũng như của địa phương và các trường Mầm non trong toàn huyện góp
phần nhỏ bé vào công tác chăm sóc giáo dục.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI:
Tôi làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non” được sử dụng và triển khai trong
nhà trường mầm non nơi tôi công tác và có thể áp dụng ở các trường thuộc khu vực
biên giới, khu vực khó khăn trong toàn huyện.
IV. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
* Đối với giáo viên
Chăm sóc giáo dục trẻ là việc làm rất quan trọng vì vậy cần phải tích cực quan
tâm gần gũi với trẻ và chăm sóc trẻ như người mẹ hiền.
Tích cực tuyên truyền việc nuôi dạy trẻ tới các bậc phụ huynh để họ thấm
nhuần nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
* Đối với phụ huynh
Quan tâm hơn nữa đến con em mình đưa con em đến trường lớp đảm bảo ngày
một tốt hơn
* Đối với các cấp lãnh đạo
Phòng giáo dục cần quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, đầu

tư trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, phòng, lớp học, bếp ăn một chiều, nhà vệ sinh tự
hoại, phương tiện giáo dục giúp cho giáo viên giảng dạy đạt hiệu quả và công tác
chăm sóc giáo dục đảm bảo hơn để phục vụ đầy đủ về vật chất và tinh thần cho các
cháu.
18
Tạo điều kiện cho nhà trường một nhân viên kế toán, y tế và nhân viên phục vụ
để công tác chăm sóc nuôi dưỡng được tốt hơn.
Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non” đạt kết quả cao. Rất mong
được sự đóng góp và giúp đỡ của hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến kinh
nghiệm của tôi được đầy đủ hơn, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục của
nước nhà.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hua Bum, ngày 30 tháng 3 năm 2011
Người viết sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Thị Tuyết Mai
MỤC LỤC
19
Phần mở đầu
I. Bối cảnh của đề tài: 2
II. Lý do chọn đề tài: 2
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 3
IV. Mục đích nghiên cứu: 4
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 4
Phần nội dung
I. Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của việc chỉ đạo và phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em: 5
1. Cơ sở lý luận: 5
2. Cơ sở pháp lý: 7
II. Chương 2: Thực trạng của việc chỉ đạo và phòng chống suy dinh dưỡng

trẻ em: 8
1. Một số kết quả đã đạt được trong việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng
trẻ em trong trường mầm non: 8
2. Một số tồn tại trong việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trong
trường mầm non: 10
3. Một số vấn đề đặt ra trong việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
trong trường mầm non: 11
Chương 3: Một số biện pháp chỉ đạo và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: 11
1. Xây dựng kế hoạch và triển khai việc và phòng chống suy dinh dưỡng 11
2. Chỉ đạo việc tuyên truyền kiến thức chăm sóc trẻ 12
3. Chỉ đạo việc thực hiện ở trường mầm non: 13
4. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực trong XH 15
5. Tổ chức đánh giá chấm điêm rút kinh nghiệm: 16
Phần kết luận
I. Những bài học kinh nghiệm 17
20
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 17
III. Khả năng ứng dụng, triển khai 18
IV. Những kiến nghị, đề xuất 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
1. Điều lệ trường Mầm non
2. Tạp chí giáo dục Mầm non số 4 năm 2007
3. Giáo trình giáo dục Mầm non – ĐHQG Hà Nội năm 2005
4. Tổ chức hoạt động giáo dục
5. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý năm 2009 – 2010
6. Giáo trình dinh dưỡng cho trẻ Mầm non 2005 – 2006
22

×