TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG NÚT HÀNG BÀI – HAI BÀ TRƯNG
VÀ CÁC VẤN ĐỀ GIAO THƠNG
I.
Giới thiệu tổng quan
Nút giao thơng là nơi giao cắt nhau giữa nhiều hướng đường, tại đó
phương tiện có thể chuyển hướng để đi theo hành trình mong muốn. Nút giao là
điểm tập trung, tại đó trong một không gian thường là hẹp, trong một thời gian
ngắn thì người lái phải đồng thời thực hiện nhiều thao tác: quan sát nút để hiểu
cách tổ chức trong nút, quan sát các xe đang hoạt động trong nút sau đó phải
tăng tốc, giảm tốc, chuyển luồng, cắt luồng… Cũng vì thế nên nút giao thơng là
nơi làm giảm năng lực thông hành của tuyến, là nơi thường xảy ra nhiều tai nạn
giao thông và ách tắc xe cộ.
Hàng Bài là một con phố nằm trong khu phố cổ của Hà Nội. Phố này
được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Hậu Lâu, tổng Hữu Túc và hai
thôn Vũ Thạch Hạ, Hàm Châu, tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ.
Năm 1888, khi Pháp đang cai trị, phố mang tên Đại lộ Đồng Khánh
(Boulevard Đồng Khánh). Đầu phố trước có chợ Mới, nơi tập trung các nhà làm
những cỗ bài lá (tam cúc, tổ tôm..) nên gọi là Hàng Bài. Sau 1945, được đổi là
đại lộ Triệu Quang Phục. Đến 1946, phố được gọi lại là Đồng Khánh. Và đến
1955 phố được đổi tên là phố Hàng Bài.
Đặc điểm địa lý:
Phố dài chưa đầy 2 km, Phía Tây Nam tiếp giáp với Phố Huế, phía Đơng
Bắc tiếp giáp với Đinh Tiên Hoàng.
Các tuyến phố cắt ngang: Hàng Khay, Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hàm Long, Trần Quốc Toản, Nguyễn Du, Lê
Văn Hưu, Trần Nhân Tơng, Trần Xn Soạn.
Các ngành hàng chính:
Phố Hàng Bài có trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, cửa hàng thời
trang, ăn uống, giày dép, văn hóa phẩm, tạp hóa, di động, trung tâm y tế, nhà
triển lãm, trường học, công an, v.v... Là một con phố tụ hội đủ kinh tế, chính trị,
văn hóa - xã hội...
GVHD: TS. VŨ HỒI NAM Trang 1
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HỊA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
Phố Hai Bà Trưng được đặt theo tên của hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị
là hai nữ anh hùng dân tộc đầu tiên của Việt Nam, xuất thân từ dòng dõi lạc
tướng đất Mê Linh thời Hùng Vương. Hai Bà Trưng đã lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa (40 - 43 sau Công Nguyên) chống ách đô hộ của nhà Hán (Trung Quốc),
giành độc lập cho đất nước.
Đặc điểm địa lý:
Phố có chiều dài khoảng 3,0 km chiều hướng Đông Nam tiếp giáp với
phố Lê Thánh Tông, chiều hướng Tây Bắc giao với phố Lê Duẩn và phố
Nguyễn Khuyến.
Các phố cắt ngang: Phố Phan Chu Trinh, phố Ngô Quyền, phố Hàng Bài,
phố Bà Triệu, phố Quang Trung, phố Quán Sứ, phố Phan Bội Châu
Các ngành hàng chủ yếu:
Chuyên bán các sản phẩm điện tử (còn được gọi là phố điện tử) như ti vi,
máy ảnh, máy quay, loa, điều hòa, tủ lạnh...
Nút Hàng Bài – Hai Bà Trưng giao bởi hai tuyến phố Hàng Bài và Hai
Bà Trưng. Là một trong những nút giao thông thuộc tuyến đường quan trọng và
tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội. Tuy nằm trong trung tâm thành phố Hà Nội (ở đây
được mệnh danh là khu đất vàng) nhưng diện tích mặt đường nút giao thơng
GVHD: TS. VŨ HỒI NAM Trang 2
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HỊA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
tương đối rộng, lượng giao thông qua lại dù khá đông nhưng ít khi xảy ra hiện
tượng tắc đường. Là một trong những nút giao thơng có ý nghĩa quan trọng
trong hệ thống mạng lưới đường nhằm: đảm bảo an toàn giao thông cho các
phương tiện qua ngã tư, đảm bảo khả năng thông hành với lưu lượng thiết kế,
phù hợp với quy hoạch tổng thể và đảm bảo mỹ quan, góp phần quan trọng
trong sự phát triển chung của thành phố. Tại nút, lưu lượng xe lưu thông lớn
gồm nhiều loại phương tiện như: Xe buýt, ô tô, xe máy, xe đạp... trong đó xe
máy và ơ tơ là hai loại hình tham gia giao thơng chủ yếu.
II.
Các đặc điểm của nút.
Tuyến đường chính của nút dẫn thẳng đến Hồ Hồn Kiếm, đây là biểu
tượng của thủ đơ Hà Nội và là một cơng trình kiến trúc lịch sử văn hóa quan
trọng của cả nước. Chính vì thế, tại nút có rất nhiều phương tiện qua lại, thành
phần xe phức tạp, lưu lượng người đi bộ qua lại cũng khá đơng.
− Mặt khác, số xung đột giữa các dịng xe tại nút là lớn, hình thành các
điểm giao cắt, các điểm nhập dòng và tách dòng.
− Xung quanh nút giao chủ yếu là các cơng trình 2 – 3 tầng và các cửa hiệu
kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt là dãy các cửa hàng tuyến phố Hàng Bài
được quy hoạch khá đồng bộ và có mỹ quan.
− Các phương tiện qua lại tại ngã tư: Theo hướng Hàng Bài đi bờ Hồ bao
gồm các loại xe : xe máy, xe con, xe bus (số 08, 31) và xuất hiện ít ô tô
loại >9 chỗ; Theo hướng đường Hai Bà Trưng thì chủ yếu phương tiện
qua lại là xe máy và xe con.
− Gần khu vực nút ở phía Bắc có hồ Hồn Kiếm, thương hiệu Kem Tràng
Tiền; phía Nam có rạp chiếu phim Kim Đồng và ngay cạnh nút có trung
tâm mua sắm Tràng Tiền Plaza thu hút nhiều đối tượng khách hàng nên
thành phần tham gia giao thông đa dạng. Đặc biệt khi về đêm, đây còn là
khu vực hoạt động của các đối tượng đua xe trái phép gây mất an tồn
giao thơng và ảnh hưởng đến an ninh trật tự cho những người sống tại
khu vực nút.
GVHD: TS. VŨ HỒI NAM Trang 3
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HỊA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
- Phía Bắc của nút giáp với ngã tư Hàng Bài – Tràng Tiền, phía Nam
giáp với ngã tư Hàng Bài – Lý Thường Kiệt, phía Tây giáp với ngã tư
Hai Bà Trưng – Bà Triệu và phía Đơng giáp với Hai Bà Trưng – Ngô
Quyền. Đây là khu phố cổ của thành phố Hà Nội, được quy hoạch
theo dạng “bàn cờ” có nhiều tuyến đường một chiều chạy song song
với nhau nên việc tổ chức giao thông thuận lợi. Tuy nhiên, nút giao
thông này nằm trên “khu đất vàng” (hơn 1 tỉ đồng cho 1m 2) nên việc
mở rộng nút là khơng thể do chi phí giải phóng mặt bằng quá lớn. Ở
đây đang có dự án xây dựng Trung tâm Thương mại, căn hộ và văn
phòng cao cấp nên trong tương lai sẽ có thêm nhiều phương tiện giao
thơng cá nhân. Vì vậy, việc tổ chức giao thơng chủ yếu chỉ dựa vào
việc bố trí các tín hiệu đèn để điều tiết giao thông một cách hợp lý.
GVHD: TS. VŨ HỒI NAM Trang 4
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HỊA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
- Tại nút khơng có cảnh sát giao thơng nhưng có nhiều biển báo. Hướng
Hàng Bài đi Bờ Hồ là đường một chiều với 3 làn xe ô tô, mỗi làn rộng
4,0 m. Phố Hai Bà Trưng cho phép các phương tiện các phương tiện di
chuyển theo hai chiều với 2 làn xe, mỗi làn rộng 3,6 m. Vỉa hè của
phố Hai Bà Trưng rất rộng, với cây xanh là những cây lâu năm, rất
tươi tốt, rậm rạp… tạo bóng mát cho người đi bộ; bên cạnh đó người
dân được để xe trên vỉa hè cũng tạo điều kiện cho quán cóc bên lề
đường và che khuất các biển báo bên đường gây khó khăn khi quan sát
và đi lại. Cịn bên phố Hàng Bài, đây là hướng chính, phương tiện
tham gia giao thông rất đông, được ưu tiên với “làn sóng xanh” nên
phần xe chạy rộng, vỉa hè khơng được phép để xe. Khu vực nút có
biển báo với mật độ dày đặc khiến người tham gia giao thơng khó
quan sát, khơng lựa chọn được thơng tin cho mình. Số liệu chi tiết như
trong bảng:
Đèn giao thông
Số lượng
5
Đèn cho người
đi bộ
4
Biển báo,
biển cấm
12
Biển tên phố
2
- Mặt đường tại khu vực nút đã bắt đầu xuất hiện những ổ gà, nứt da cá
sấu; khu vực nhánh Hai Bà Trưng cịn có nước bị ứ đọng tại rãnh khi
GVHD: TS. VŨ HOÀI NAM Trang 5
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TƠ – ĐƯỜNG ĐƠ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THƠNG
có mưa nhỏ. Bên cạnh đó, một số biển báo bị cây cối và những biển
quảng cáo che khuất như trong ảnh sau:
GVHD: TS. VŨ HOÀI NAM Trang 6
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
GVHD: TS. VŨ HOÀI NAM Trang 7
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HỊA_MSSV:6579.53
BỘ MƠN ĐƯỜNG Ơ TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
- Một phần khơng thể thiếu trong nút đó là hệ thống đèn tín hiệu điều
khiển giao thơng. Trên các nhánh 2b, 2c, 2d đều có 1 cột đèn cho các
phương tiện và 1 cột đèn cho người đi bộ, riêng nhánh 2a chỉ có đèn
cho người đi bộ do đây là đường 1 chiều các phương tiện không được
phép đi vào nút. Các đèn có chu kì hoạt động là 70 giây, đèn đỏ là 36
giây, đèn xanh là 31 giây và đèn vàng là 3 giây. Các cột đèn đặt vị trí
tương đối dễ quan sát, nói chung đồng hồ hiện thị số rõ ràng chỉ duy
nhất có cột đèn ở nhánh 2d không hiển thị thời gian đèn đỏ.
GVHD: TS. VŨ HOÀI NAM Trang 8
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC ĐIỀU TRA, THU THẬP,
PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
I. Mục đích của việc điều tra, thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Ngày nay, thủ đô Hà Nội đang gánh chịu một quy mô dân số khổng lồ.
Cùng với sự phát triển của dân số, nền kinh tế của nước ta những năm gần đây
đã có những bước phát triển vượt bậc. Đời sống người dân ngày một nâng cao,
nhu cầu đi lại vì thế cũng tăng theo. Việc sở hữu những phương tiện cá nhân
trong bối cảnh mà giao thông công cộng ở Hà Nội chưa đáp ứng đủ như hiện
nay là nhu cầu của rất nhiều gia đình. Vì thế, lưu lượng xe ngày một tăng cao,
hệ thống giao thông phải chịu sức ép rất lớn; đặc biệt là tại các nút giao cắt giữa
các tuyến phố chính, ở đây thường xuyên xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông
vào giờ cao điểm. Nó đặt ra câu hỏi cho những nhà quản lý, buộc hệ thống giao
thơng phải có những thay đổi và cải tiến để phù hợp với điều kiện thực tế.
Thành phố Hà Nội đã có một số giải pháp nhằm giải quyết hiện tượng trên như
phân làn, phân luồng, xây dựng hệ thống cầu vượt… song tất cả chỉ là giải pháp
tạm thời, đi ngược lại với xu thế phát triển bền vững của Thế giới. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc dự báo lưu lượng ở nước
ta gặp rất nhiều khó khăn do thiếu các số liệu thống kê hoặc các số liệu đó
khơng chính xác. Dẫn đến hệ thống các cơng trình và tổ chức giao thông thường
không đáp ứng được yêu cầu. Chính vì vậy cơng tác điều tra, thu thập, phân tích
và xử lý số liệu ln giữ một vị trí vơ cùng quan trọng và phải được tiến hành
thường xuyên. Công việc điều tra, thu thập và xử lý số liệu được thực hiện thực
tế tại các nút trong thành phố Hà Nội là điều kiện tốt nhất để các sinh viên K53
chuyên ngành Đường ô tô và đường đô thị trường Đại học Xây Dựng bước đầu
vận dụng kiến thức học được trong môn học kĩ thuật giao thơng vào điều kiện
thực tế, từ đó tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến thực trạng giao thông và hệ quả
của nó gây ra. Phân tích các giải pháp đưa ra để nâng cao chất lượng giao thông
đường bộ hiện nay và tìm hiểu tính khả thi thực tế của những giải pháp đó.
II. Phương thức điều tra thu thập số liệu
1. Dụng cụ
GVHD: TS. VŨ HOÀI NAM Trang 9
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
-
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
Đồng hổ bấm giây.
Thước dây.
Bảng mẫu, bút chì.
Máy ảnh.
2. Nội dung và phương pháp đo.
2.1. Đo các kích thước tại nút.
Sử dụng thước dây để tiến hành kiểm tra, đo đạc các kích thước tại nút:
+ Bề rộng phần xe chạy
+ Bề rộng vỉa hè
+ Bán kính cong tại nút
+ Chiều dài, bề rộng vạch sơn dành cho người đi bộ
+ Các vạch Stop
2.2.
Xác định chu kì đèn.
GVHD: TS. VŨ HỒI NAM Trang 10
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
Sử dụng đồng hồ bấm giây đo lại thời gian các pha trong các cột đèn giao
thơng tại nút, từ đó xác định được chu kỳ đèn. Thông qua thời gian chu kỳ đèn
vừa tìm được, xác định khoảng thời gian đếm lưu lượng.
2.3.
Đếm lưu lượng.
Sau khi xác định được khoảng thời gian đếm xe, các tổ trong nhóm bố trí
các tổ viên tiến hành đếm lưu lượng xe tại các vị trí trong nút như đã được
nhóm trưởng phân cơng (chỉ đếm ơ tơ ra khỏi nút). Trong q trình đếm, các tổ
viên tiến hành ghi lại số liệu vào bảng biểu đã được cả nhóm lập sẵn.
2.4.
Xác định cường độ bão hòa.
Để xác định cường độ bão hòa, các tổ tiến hành đếm số xe xếp hàng trong
thời gian chờ đèn đỏ. Một tổ viên có nhiệm vụ bấm giờ, một tổ viên ghi lại số
liệu về số lượng xe xếp hàng, thời gian xe thứ ba và xe cuối cùng của hàng xe đi
qua vạch Stop trong thời gian đèn xanh bật sáng (đếm số xe ô tô xếp hàng trước
khi vào nút và các số liệu ghi vào bảng biểu đã được lập sẵn).
3. Tổ chức đếm xe tại hiện trường.
3.1. Tổ chức đếm thử tại hiện trường.
a. Cơng tác chuẩn bị.
Tổ chức họp nhóm, bầu ra các nhóm trưởng, nhóm phó, tổ trưởng. Sau đó
cả nhóm phân công các tổ viên chuẩn bị dụng cụ phục vụ cho việc đếm xe
(thước dây, đồng hồ, máy ảnh, bút chì, biểu mẫu…). Cả nhóm đã thống nhất
định ngày giờ để ra đếm xe thử tại hiện trường (từ 9h00-10h30 thứ Bảy ngày
12-05-2012). Sau đó, các tổ trưởng cùng nhau ra ngoài thực tế để quan sát hiện
trạng nút.
b. Đếm thử tại nút.
8h00, các thành viên trong nhóm có mặt đầy đủ tại nút, nhóm trưởng tiến
hành họp nhóm nhanh để nhắc lại yêu cầu đối với từng tổ. Sau đó các tổ về
đúng vị trí đã được phân công để tiến hành đếm xe dưới sự chỉ đạo của nhóm
trưởng và các tổ trưởng.
Từ 8h30-8h45, các tổ trưởng tiến hành xác định chu kỳ đèn. Số liệu như
sau:
Đèn xanh
Đèn vàng
Đèn đỏ
Chu kỳ
(giây)
(giây)
(giây)
(giây)
GVHD: TS. VŨ HOÀI NAM Trang 11
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
31
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
3
36
70
Từ 8h45-9h00, các tổ tiến hành họp nhóm để đưa ra thời gian đếm lưu
lượng: đếm trong khoảng thời gian 7 phút và đếm thử trong khoảng 42 phút.
Từ 9h00-9h42, các thành viên trong tổ tiến hành đếm lưu lượng, số liệu
như trong Phụ lục.
Từ 9h45-10h15, tiến hành đếm số xe xếp hàng và thời gian giải tán hàng
xe, các số liệu như trong Phụ lục.
Sau khi tiến hành đo thử hết các nội dung trong yêu cầu của đồ án, cả
nhóm gặp phải những khó khăn sau:
- Bị người dân xung quanh khu vực nút gây khó khăn.
- Số lượng xe xếp hàng rất ít tại trục đường Hai Bà Trưng, nên không
thống kê đủ các số liệu về cường độ bão hịa như dự kiến.
- Bảng biểu cịn có sai sót, thiếu sơ đồ nút, khoảng cách giữa các hàng,
các cột chưa hợp lý.
c. Họp nhóm, kinh nghiệm rút ra.
Từ 9h15, nhóm tiến hành họp nhanh để đưa ra những nhận xét, các khó
khăn mà từng thành viên gặp phải trong q trình đếm xe từ đó rút kinh nghiệm
cho buổi đếm thực.
d. Đo các kích thước hình học của nút.
Sau khi cuộc họp rút kinh nghiệm kết thúc, nhóm trưởng và các tổ trưởng
ở lại tiến hành đo đạc, chụp ảnh các kích thước hình học của nút và thống kê các
loại biển báo, các cột đèn giao thông.
3.2.
Thông đồ án lần 1.
Ngày 16-05-2012, các tổ trưởng gặp thầy Nguyễn Đức Nghiêm để thông
các biểu mẫu, bản vẽ sơ họa nút, phương pháp đo và cách bố trí các thành viên
ngồi hiện trường. Cả nhóm được thầy hướng dẫn và bổ sung, sửa chữa những
khiếm khuyết trong biểu mẫu. Thầy duyệt phương án tiến hành đo cường độ bão
hòa trong thời gian từ 7h45 đến 8h15, đo lưu lượng trong khoảng thời gian 7
phút với tổng thời gian đo là 42 phút.
3.3.
Tiến hành đo để lấy số liệu cho đồ án.
a) Cơng tác chuẩn bị
GVHD: TS. VŨ HỒI NAM Trang 12
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TƠ – ĐƯỜNG ĐƠ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THƠNG
Nhóm trưởng tiến hành gặp trực tiếp các tổ trưởng và phân cơng nhiệm
vụ cụ thể cho từng tổ. Sau đó cùng nhau thiết kế chi tiết lại bảng biểu mẫu cho
từng thành viên theo yêu cầu của thầy trong buổi thông thứ nhất và thống nhất
lại với các tổ trưởng giờ có mặt, giờ đo và dụng cụ đo.
b) Tiến hành đo điếm lấy số liệu
Đúng 7h00, thứ Sáu ngày 18-05-2012, các thành viên của nhóm có mặt
tại hiện trường nghe nhóm trưởng và các tổ trưởng phổ biến lại phương pháp đo
và nhận biểu ghi cụ thể với công việc của mình. Một thuận lợi của nhóm là thời
tiết đẹp, trời nắng nhẹ và có gió.
7h45 tiến hành đếm số xe xếp hàng và xác định thời gian giải tán hàng xe.
Các thành viên ghi lại số liệu vào biểu mẫu đã được thiết kế của mình.
Đến 8h15, khi các tổ khác đã hồn thành phần đếm của mình thì tổ 2c vẫn
đếm tiếp do chưa thu thập đủ số liệu xe xếp hàng. Tuy nhiên, sau khi đếm đến
40 chu kỳ đèn, số lượng xe xếp hàng tại nhánh 2c vẫn không đủ nên công việc
đếm số xe xếp hàng buộc phải dừng lại. Các tổ viên nộp lại kết quả thống kê của
mình cho tổ trưởng và chuẩn bị cho việc đếm lưu lượng xe ra khỏi nút.
Đúng 9h00, các tổ viên có mặt tại các vị trí đã được phân cơng cụ thể trên
nút Hàng Bài – Hai Bà Trưng để tiến hành đếm lưu lượng xe. Đến 10h03, cơng
GVHD: TS. VŨ HỒI NAM Trang 13
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
việc đếm lưu lượng hoàn tất, các tổ trưởng tập hợp toàn bộ các số liệu đã đo
được trong buổi sáng.
Cuối cùng, cả nhóm tổng kết nhanh. Cơng tác lấy số liệu ngồi thực tế kết
thúc tại đây.
III.
Cơng tác xử lý số liệu.
Sau khi tập hợp được số liệu ngoài hiện trường, các tổ tập trung xử lý số
liệu bao gồm các nội dung sau:
1. Xử lý số liệu lưu lượng xe ra khỏi nút.
Các tổ trưởng tổng hợp số liệu từ các thành viên của tổ mình trong các
bảng như ở Phụ lục.
2. Xử lý số liệu cường độ bão hịa.
Thống kê lại các chu kỳ có số xe xếp hàng từ 4 trở lên để tiến hành tính
tốn ở bước tiếp theo. Kết quả thu được như trong bảng ở Phụ lục.
Các công thức được sử dụng trong quá trình tính tốn:
q=
3600
(xe/giờ/làn)
h
Trong đó:
GVHD: TS. VŨ HỒI NAM Trang 14
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
q: Cường độ dòng giải tán.
h : Quãng cách giải tán trung bình (s).
n
h=
h
i =1
*
i
(s)
n
Trong đó:
hi* : Qng cách giải tán trung bình của chu kỳ thứ i (s).
n : Tổng số chu kỳ có số xe xếp hàng lớn hơn 3 (trong đồ án lấy
n=15).
hi* =
tm − t3
( s)
m−3
Trong đó:
t m : Thời gian để xe thứ m đi qua vạch Stop (lấy từ biểu ghi) (s).
t3 : Thời gian để xe thứ 3 đi qua vạch Stop (lấy từ biểu ghi).
m: Số xe xếp hàng đi qua vạch Stop trong thời gian đèn xanh.
Di = t3 − 3 hi* ( s )
Tổn thất thời gian trong chu kỳ thứ i:
Với Di là thời gian tổn thất do chậm khởi động trong 1 chu kì (s).
n
Tổn thất thời gian trung bình: D =
D
i =1
n
i
(s)
Với n=15 (số chu kì đếm ); riêng với tổ 2c số chu kì là 5 do sau 40 chu
kỳ, tổ chỉ thu được 5 chu kỳ có số xe xếp hàng lớn hơn 3.
(s): tổn thất thời gian chậm khởi động trung bình.
Thời gian đèn vàng được sử dụng là 0 s cho tất cả các chu kì .
GVHD: TS. VŨ HỒI NAM Trang 15
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
Từ số liệu đếm và dựa vào các công trên ta có các bảng tính tốn cường
độ bão hào của từng nhánh: (xem Phụ lục)
3. Vẽ sơ đồ nút.
Dựa vào số liệu các kích thước, các loại biển báo đã được thống kê, nhóm
2b tiến hành vẽ lại chi tiết nút như trong bản vẽ 1. Lấy đó làm một trong những
cơ sở để đánh giá về các ưu nhược điểm của nút từ đó đề xuất các phương án tổ
chức giao thông tại nút để phù hợp với điều kiện thực tế.
GVHD: TS. VŨ HOÀI NAM Trang 16
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
HAI Bà
TRƯ
Vỉ
A H?
2A
B MễN NG ễ Tễ NG ễ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
HÀNG BÀ
I
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DNG
KHOA CU NG
NG
Vỉ
A H?
2C
2D
300
4.
-
2B
HNG B
I
HAI Bà
TRƯ
Kt qu iờu tra lu lượng giờ thấp điểm
Bảng hệ số quy đổi ra xe con tiêu chuẩn:
GVHD: TS. VŨ HOÀI NAM Trang 17
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
NG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
Loại xe
xe con
xe bus
nhỏ
Hệ số quy đổi
1
3
-
xe bus
nặng
3.5
Kết quả xem phụ lục
5.
Xác định chu kì đèn tối ưu và tính tốn phân pha
cho khoảng thời gian phân tích:
HÀNG B
ÀI
Ta có sơ phõn pha nh sau :
HAI Bà T
RƯ NG
4
3
HAI Bà T
R¦ NG
1
2
Ta có thể chia làm 2 pha:
Pha 1 : nhóm 1 và nhóm 2 đi
Pha 2 : nhóm3 và nhóm 4 đi
Ta có cơng thức tính chu kì tối ưu :
GVHD: TS. VŨ HOÀI NAM Trang 18
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
C=
1,5L + 5
1 − y
Trong đó
C(s): là chu kì tối ưu .
L(s): tổng thời gian tổn thất do đèn vàng của tất cả các pha, L= 2 3 = 6( s)
y*=max (yi)pha, trong đó
Từ kết quả điều tra và tính tốn ở trên ta có bảng tính suất dịng như sau :
lưu lượng xe con quy đổi
(xe/h)
cường độ bão
hòa(xe/h)
suất dịng
Nhóm 1 và
2
902
2675.68
0.34
Nhóm 3
449
2639.34
0.17
Nhóm 4
892
3204.4
0.28
Đối với nhóm 3 và nhóm 4 thì ta lấy y4 =0.28 làm đại diện .
Vậy ta có chu kì tối ưu
C=
1.5 6 + 5
= 36.84
1 − ( 0.34 + 0.28)
Kiến nghị chọn 40 s.
Ta có :
6
= 0,15
40
Xuất xanh có hiệu
G
= 1 − 0,15 = 0,85
C
Vậy ta có:
GVHD: TS. VŨ HỒI NAM Trang 19
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
Txanhpha1 =
0,34 0,85 40
= 18, 64( s)
0,34 + 0, 28
Chọn Txanhpha1 = 19 s.
Txanhpha 2 =
0, 28 0,85 40
= 15,35( s)
0,34 + 0, 28
Chọn Txanhpha 2 = 15 s.
Vậy ta có sơ đồ phân pha như sau:
Pha 1
Pha 2
19 s
22 s
3s
18 s
3s
15 s
Kết luận :
- Thời gian đèn xanh, thời gian đèn vàng tính ra là nhỏ hơn so với thời gian
đèn ngoài thực tế rất nhiều. Điều đó chứng tỏ với cách phân pha đèn
ngồi thực tế như vậy thì làm tăng tổn thất thời gian chờ đèn không mong
muốn cho người tham gia giao thông,làm gia tăng tình trạng vượt đèn đỏ
và cơng tác dự báo lưu lượng khi thiết kế nút là khơng chính xác. Lưu
lượng giao thông thực tế không lớn như vậy.
GVHD: TS. VŨ HỒI NAM Trang 20
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HỊA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP GIAO THÔNG ĐỀ XUẤT
VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
I.
Những khuyết tật tại nút Hàng Bài – Hai Bà Trưng.
Qua các số liệu đã điều tra được và sau khi tiến hành đo được thực tế tại
nút, nhóm 2 đã phát hiện một số khiếm khuyết cần phải sửa chữa, bổ sung tại
nút Hàng Bài – Hai Bà Trưng như sau:
- Mặt đường đã xuất hiện nứt da cá sấu trong phạm vi 20m, thậm chí tại
-
-
nhánh 2c đã hình thành ổ gà.
Khu vực nhánh Hai Bà Trưng cịn có nước bị ứ đọng tại rãnh khi có
mưa nhỏ.
Tại một số vị trí, nắp hố ga bố trí cao hơn mặt đường làm nổi gờ và
gây mất mĩ quan.
Đèn tín hiệu, biển báo bị cây và các pano quảng cáo che khuất.
Đèn chiếu sáng không đạt yêu cầu do bố trí khơng hợp lý, bị cây xanh
cản trở ánh sáng.
Biển cấm sai, đường chỉ cấm xe tải nhưng biển báo cấm cả xe khách
và xe tải
GVHD: TS. VŨ HỒI NAM Trang 21
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HỊA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
II.
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
Kiến nghị bổ sung, sửa chữa.
- Trát trét vết nứt và vá lại ổ gà, đảm bảo độ bằng phẳng của mặt
đường.
- Thiết kế lại hệ thống thốt nước, khơi thơng dòng chảy để tránh hiện
tượng ứ đọng nước, dễ gây ngập lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao
thông tại nút.
- Phát quang tán các cây xanh kết hợp cùng bố trí lại cột đèn để đảm
bảo cường độ ánh sáng cho nút.
- Cấm dán kết hợp với tháo dỡ toàn bộ những các biển, pano quảng cáo
tại nút để đảm bảo tầm nhìn cho người tham gia giao thơng.
- Chỉnh lại biển báo cho chính xác, đặt vào những vị trí cho người đi
đường dễ dàng quan sát.
- Sử dụng đèn giao thông đặt ở giữa phần tĩnh không của đường theo
dạng đèn treo để thay thế cho đèn giao thơng bị cây che khuất.
GVHD: TS. VŨ HỒI NAM Trang 22
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.
Kết luận.
Sau khi làm đồ án tại nút giao thông Hàng Bài - Hai Bà Trưng, nhóm 2 có
những kết luận về nút như sau:
- Nút giữ một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng một nhu cầu giao
thông lớn cho thủ đô.
- Các kích thước hình học rộng, bố trí cảnh quan đẹp, hệ thơng đèn tín
hiệu, biển báo tương đối đầy đủ.
- Mặt đường tại đây bắt đầu xuống cấp với sự xuất hiện của hiện tượng
nứt da cá sấu và ổ gà.
- Xảy ra tình trạng đọng nước trong cống khi có mưa nhỏ.
- Hệ thống biển báo giao thơng bị che khuất.
- Các giải pháp tổ chức phân làn thì khơng cịn phù hợp theo kịp với tốc
độ gia tăng của các phương tiện giao thông, chu kỳ đèn chưa thực sự
hợp lý.
Các nhận xét về công tác đo đếm tại nút Hàng Bài - Hai Bà Trưng:
- Thời gian đếm rất ngắn nên khơng phản ánh thực sự chính xác hiện
trạng của nút.
- Thời gian đếm xe xếp hàng để xác định suất bão hịa chưa chính xác
(Nhóm 2 đã đếm xe xếp hàng trong thời gian từ 7h45 – 8h30, tuy
nhiên đấy không phải là khung giờ cao điểm của nút nên số chu kỳ có
xe xếp hàng lớn hơn 3 q ít).
- Việc đếm xe của nhóm diễn ra trong thời tiết nắng, có gió nhẹ nên
cơng việc được tiến hành khá suôn sẻ.
- Người dân xung quanh nút cản trở việc đếm xe.
- Khi đếm xe ra khỏi nút, nhóm khơng đếm tại vị trí 2B; trong khi đếm
xe xếp hàng, nhóm lại khơng đếm tại vị trí 2A do phố Hàng Bài là
đường một chiều.
GVHD: TS. VŨ HỒI NAM Trang 23
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HỊA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
II.
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ – ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THÔNG
Kiến nghị.
Nhóm 2 đưa ra một số kiến nghị để khắc phục những nhược điểm của nút
như sau:
- Sửa chữa lại mặt đường, thiết kế và bố trí lại biển báo.
- Phát quang cây xanh tại khu vực nút.
- Sửa chữa lại hệ thống thoát nước tại rãnh, nhằm đảm bảo an tồn cho
người tham gia giao thơng và kết cấu áo đường.
- Tổ chức lại giao thông tại nút bằng cách tính tốn lại chu kỳ đèn cho
các nhánh và phù hợp với thành phần dòng xe.
- Cần tiến hành bố trí thử nghiệm trước khi đưa mơ hình vào sử dụng
thực tế.
GVHD: TS. VŨ HOÀI NAM Trang 24
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HÒA_MSSV:6579.53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TƠ – ĐƯỜNG ĐƠ THỊ
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT GIAO THƠNG
• Nhiệm vụ của cá nhân
Là thành viên trong nhóm 2:
- Ngày 18-5-2012 cùng với các thành viên khác trong nhóm ra hiện
trường tiến hành đo đạc lấy số liệu.
- Tiến hành đếm xe cùng tổ 2C do hướng Hai Bà Trưng rồi tổng kết số
liệu.
- Ghi chép thời gian giải tán hàng xe ở hướng Hàng Bài cùng tổ 2A .
- Vẽ thiết kế bản vẽ nút ngã tư cùng các thành viên trong tổ.
- Đóng góp ý kiến sửa bản vẽ thuyết minh và các hư hỏng mặt đường.
- Cùng nhóm diễn luyện thuyết trình thử vào ngày 25-06-2012. Chuẩn
bị tốt để bảo vệ đồ án được giao.
GVHD: TS. VŨ HỒI NAM Trang 25
SVTHỰC HIỆN: TRỊNH MINH HỊA_MSSV:6579.53