Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

TIỂU LUẬN: KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.87 KB, 20 trang )


1












































A. MỞ ĐẦU:
Cách đây gần 2 thế kỷ, Karl Marx đã viết: “Theo đà phát triển của đại công nghiệp,
việc tạo ra của cải ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động đã chi
phí… mà phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học vào sản xuất.
BỘ GIO DỤC V ĐO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM















KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC
(Bi tập kết thc mơn học)




GVHD :PGS. TS L SƠN
Học vin : TRẦN THỊ HẠNH THẢO














TP.HỒ CHÍ MINH 2006


2

Thiên nhiên không tạo ra máy móc… Tất cả đó là sản phẩm lao động của con người…
đều là sức mạnh đã vật hóa của tri thức. Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho
thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, do đó, nó cũng là chỉ số cho thấy những điều kiện của chính quá trình sống
của xã hội đã phục tùng đến mức độ nào sự kiểm soát của tri thức phổ biến”.
Nghiên cứu sự hình thành nền kinh tế hiện đại – nền kinh tế chủ yếu dựa trên việc sản
xuất và sử dụng tri thức- L. Thurow nhận định rằng: “ Sự chuyển hóa hiện nay thường
bị mô tả sai lệch là cuộc cách mạng thông tin, hay được đánh đồng với việc hình thành
xã hội thông tin, trong khi đó, trên thực tế sự chuyển hóa này là một cái gì đó lớn hơn
nhiều”. Thurow cho rằng, hệ thống kinh tế đang hình thành đã đặt nền mống dựa vào
tri thức.
Tốc độ thay đổi công nghệ gia tăng với thế hệ phát minh và ứng dụng mới.
 Chu kỳ thiết kế và tiếp thị – đi từ ý tưởng đến phát minh, đổi mới,
bắt chước – đang dần dần rút ngắn. Như vậy các sản phẩm phải
nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trước khi cạnh tranh có thể sao
chép lại chúng. Vào cuối những năm 1940, chu kỳ sản phẩm kéo dài
tớ 30 hoặc 40 năm, nhưng ngày nay, thật khó mà có thể kéo dài tới 30
hoặc 40 tuần.
 Công nghiệp sẽ nhanh chóng áp dụng những công nghệ sản xuất mới
khi chúng có thể được phát triển.
 Công việc thiết kế có sự hổ trợ của máy tính trong ngành xe hơi và
các ngành công nghiệp khác sẽ rút ngắn thời gian chậm trể từ ý
tưởng đến hòan chỉnh thiết kế.
 Tất cả tri thức công nghệ chúng ta sử dụng hôm nay sẽ chỉ chiếm 1%
tri thức được sử dụng vào năm 2050.
Nguồn: Marvin J Cetron, Owe Davies: Trends now chaging the World:
Technology, the Workplace, management and institutions ( The Futurust,
Vol. 35, Mar/ Apr. 2001).

B.NỘI DUNG

I. NGUỒN GỐC CỦA “KINH TẾ TRI THỨC”.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ
XIX. Cuộc cách mạng này đã làm cho nền kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế
công nghiệp – Việc sản xuất máy hơi nước và nền sản xuất cơ khí là thành tựu chủ
yếu của cuộc cuộc cách mạng này. Hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời
đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ) đã bị thay thế. Nếu trong thời đạinông nghiệp,
nguyên liệu chủ yếu là gỗ và năng lượng chủ yếu là sức mạnh cơ bắp, sức gió, sức kéo
động vật… thì đến thời đại cách mạng công nghiệp, nguyên liệu mới là sắt, năng
lượng mới là than đá, nguồn động lực là máy hơi nước.

3
Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự thắng lợi của các quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là sự xuất hiện nền khoa học thực nghiệm.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX với một hệ thống kỹ thuật mới dựa trên nguồn động lực là động cơ đốt trong,
nguồn năng lượng là điện năng, dầu mỏ, khí đốt. Còn nguồn nguyên vật liệu là thép,
các kim loại màu, các hóa phẩm tổng hợp… đã tạo nên tiền đề mới và những cơ sở
vững chắc để nền công nghiệp phát triển ở mức cao hơn.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được chuẩn bị bằng sự phát triển 100 năm
của các lực lượng sản xuất trên cơ sở nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển
khoa học nhờ hệ thống kỹ thuật mới. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là
chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và sang giai đọan tự động hóa cục bộ.
Khoa học trở thành ngành lao động đặc biệt.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba hay còn gọi là cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại . Nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai chỉ thay
thế một phần chức năng lao động chân tay của con người bằng máy móc cơ khí hoặc
tự động hóa một phần hay tự động hóa cục bộ thì cuộc cách mạng khoa học và công
nghiệp hiện đại là sự thay thế phần lớn và hầu hết các chức năng của con người cả lao
động chân tay lẫn trí óc bằng các thiết bị máy móc tự động hóa hoàn toàn trong quá
trình sản xuất nhất định.

Sự phát triển và thay thế nhau một cách nhanh chóng của các tri thức đã làm cho các
công nghệ ra đời với tốc độ chưa từng thấy và với vòng đời của chúng cứ rút ngắn lại
dần.
Hiện nay chúng ta chưa thấy có sự thống nhất về định nghĩa “ cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại”, nhưng có thể hiểu cuộc cách mạng này là sự thay đổi căn
bản trong bản thân các lĩnh vực khoa học và công nghệ cũng như mối quan hệ và chức
năng xã hội của chúng, khiến cho cơ cấu và động thái phát triển của các lực lượng sản
xuất cũng bị thay đổi hoàn toàn. Trong đó , quan trọng nhất làviệc nổi lên vai trò hàng
đầu của yếu tố con người trong hệ thống lực lượng sản xuất dựa trên việc vận dụng
đồng bộ các ngành công nghệ mới có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, gọi tắt là
các ngành công nghệ cao (hi- tech) như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ sinh học…
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự biến đổi tận gốc lực lượng sản
xuất của xã hội hiện đại, được thực hiện với vai trò dẩn đường khoa học trong toàn bộ
chu trình “ khoa học – công nghệ – sản xuất – con nguời – môi trường”.
Những đặc điểm lớn của cuộc cách mạng này là:
1. Đó là sự vượt lên của khoa học so với kỹ thuật và công nghệ trong quá trình
diễn ra đồng thời cuộc cách mạng khoa học và cách mạng công nghệ, đã tạo điều kiện
đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật - công nghệ. Ngược lại sự tiến bộ đó thúc đẩy khoa học
phát triển nhanh hơn nữa và đưa khoa học trỏ thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
2. Các yếu tố riêng biệt của quá trình sản xuất được kết hợp hữu cơ với nhau và
được kết nối thành một hệ thống liên kết mạng trên quy mô quốc gia và quốc tế.
3. Hầu hết các chức năng lao động dần dần được thay thế từ thấp lên cao ( từ lao
động chân tay sang lao động trí tuệ) trong quá trình thay đổi về chất của quá trình sản

4
xuất, dẫn đến sự thay đổi căn bản về vai trò của con người trong sản xuất, từ chỗ bị lệ
thuộc và bị trói chặt Quan hệ một chiều) vào quá trình sản xuất tiến lên làm chủ và chi
phối lại quá trình sản xuất ( quan hệ hai chiều).
4. Tạo một bước ngoặc trong toàn bộ hệ thống lực lượng sản xuất, nâng cao đáng

kể năng suất và hiệu quả của nền sản xuất xã hội, cũng như tác động một cách sâu sắc
vàtoàn diện tới các quan hệ kinh tế đối ngoại và mọi lĩnh vực đời sống xã hội khiến
phân công lao động xã hội trong phạm vi quốc gia và quốc tế ngày càng tiến bộ.
Nhìn lại trong cuộc cách mạng công nghiệp nói trên, ta thấy rằng mỗi bước phát triển
trong xã hội đều dựa vào tri thức . Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã đánh
dấu một bước tiến mới của xã hội nhờ sự gia tăng nhanh chóng những tri thức.
Từ giữa thế kỷ XX, Đặc biệt là từ những năm 1980 đến nay, loài người đã nhờ vào
khoa học và công nghệ mà đạt những thành tựu:
 Những cuộc du hành vũ trụ nối tiếp nhau, hứa hẹn mang lại những hiểu biết
mới so với khi loài người chưa thắng được sức hút của trái đất.
 Loài người đã tìm ra được nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử.
Năng lượng này vượt xa những năng lượng đã có như than đá, dầu lửa, thủy điện…
 Công nghệ sinh học đã làm thay đổi tư duy về sự sống và tiến hóa. Nếu như
Darwin phát hiện ra những quy luật chọn lọc không tự nhiên của muôn loài thì giờ
đây, người ta đã bắt đầu cuộc sống với quy luật chọn lọc không tự nhiên.
 Hệ thống máy tính ra đời với những thế hệ nối tiếp nhau cực kỳ nhanh chóng
và mạng Internet đã làm nên sự bùng nổ thông tin trên toàn cầu. Một cuộc cách mạng
tri thức bắt đầu.
Đến đây, nền kinh tế công nghiệp từng bước được thay thế bằng nền kinh tế mới:
Kinh tế tri thức.




Tri thức phải được phân biệt với thông tin. Có được một tri thức bất kể
trong lĩnh vực nào, nghĩa là có khả năng để hành động bằng trí óc hay tay
chân ( Các bài viết của Steinmueller, Forero – Pineda, Jaramillo – Salazar,
Hansson và Lam đều khẳng định như vậy). Như vậy:
 Tri thức về cơ bản, là một năng lực nhận thức.
 Thông tin ngược lại là một tổng thể những dữ liệu được kết cấu và

thành thạo nhưng trơ lỳ và bất động chừng nào mà nó còn chưa
được sử dụng bởi những người có kiến thức để diễn giải và thao tác.
Sự khác biệt này có tất cả các ý nghĩa của nó khi người ta muốn biết về
các điều kiện tái sản xuất tri thức và thông tin. Khi việc tái sản xuất
thông tin chỉ phí tổn ở giá sao chép ( nghĩa là hầu như bằng không nhờ

5
những phương tiện hiện đại) thì việc tái sản xuất tri thức lại tốn kém
hơn nhiều, bởi vì cái được tái sản xuất là một năng lực nhận thức, khó
mà diễn đạt rõ và cũng khó chuyển giao từ cá nhân này sang cá nhân
khác.
Nguồn: Paul A David, Dominique Foray: Une introductions à l’economie
et à la socíeté du savoir. “ Revue Internationale des Sciences Sociales”.
No. 171, Mars 2002, Pp 13.




II. TRI THỨC VÀ KINH TẾ TRI THỨC.
Vào những năm 80 của thế kỹ XX, các công trình nghiên cứu của
J. Schumpeter, R. Solow, P. Drucker, Paul Romer… Đã khẳng định phải thay đổi lý
thuyết của kinh tế học tân cổ điển, cho rằng tri thức là một thành phần của hệ thống
kinh tế. Với quan điểm này, tri thức là hình thức cơ bản nhất của vốn, sự tăng trưởng
kinh tế là do tích lũy tri thức mang lại ( tri thức được hiểu là khoa học và công nghệ).
Tăng trưởng kinh tế không dựa vào tri thức sẽ không bền vững.
1.Khái niệm về tri thức
Trong sinh họat hàng ngày, không ít người coi thông tin ( Information) và tri thức
(Knowledge) là đồng nghĩa, Thật ra chúng khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau
mật thiết.
Theo Anderson – Bộ trưởng bộ văn hóa Phần Lan: “ Tri thức là thông tin đã được xử

lý qua nhận thức để thành hiểu biết”. Như thế, tri thức không thể là sự tích lũy các
mẩu thông tin, do đó vai trò của tri thức không giống vai trò của thông tin.
Theo Bonaventura: “ Thông tin là tiềm năng của tri thức”.
Theo Rangganathan coi tri thức là tổng hòa những thông tin được nền văn minh gìn
giữ.
Tri thức mang tính cá nhân; trái lại thông tin mang tính cộng đồng có thể giao tiếp
được. Khi người này chia sẻ tri thức với người khác về một chủ đề nào đó thì những gì
được phổ biến qua hành động truyền thông sẽ trở thành thông tin. Sau khi thông tin
này được tiếp nhận và được xử lý, nó sẽ trở thành tri thức – tri thức của cá nhân được
chia sẻ.
Oakeeshott cho rằng, sự xét đoán kết hợp với thông tin sẽ tạo ra tri thức hoặc khả năng
thực hiện, sản sinh hiểu biết và diễn giải. Như vậy: Tri thức là sự kết hợp giữa thông
tin và sự xét đoán.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, việc tập trung và huy động các
nguồn lực là có ý nghĩa cơ bản đối với những tiến bộ công nghiệp. Trong cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ hai, ý nghĩa ấy thuộc về vấn đề sao chép các công nghệ
hiện có. Sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, với sự tăng lên gấp bội của tri

6
thức là điều kiện cơ bản để mang lại thành tựu kinh tế hiện đại. ( Vào nửa thế kỷ
XX, nước Mỹ nổi trội lên nhờ vào việc nắm vững các tri thức chuyên môn và năng lực
sáng tạo của cá nhân, nước Mỹ đã chi cho nghiên cứu khoa học gấp 12 lần nước Anh.
Trong thời kỳ chủ nghĩa phát xít , các nhà khoa học giỏi nhất thời đại ở châu Au đã di
cư sang Mỹ, làm tăng nhanh nguồn của cải tri thức cho nước Mỹ. Vì thế người ta nói
rằng, những hậu quả thiệt hại về vật chất mà một dân tộc phải gánh chịu thì có thể
khắc phục được, nhưng những hậu quả thiệt hại về mặt trí tuệ thì không bao giờ.)
Ngày nay, ở các nước “ tri thức trở thành nguồn của cải mới”. Về vấn đề này,
L, Thurow viết: “ Trước đây, khi các nhà tư bản nói về của cải của mình, là họ ý muốn
nói tới chế độ sở hữu các nhà máy, thiết bị và các nguồn vật lực. Tới đây, khi nói tới
của cải của mình, họ sẽ lưu ý khả năng kiểm soát tri thức. Ngay thứ ngôn ngữ miêu tả

quá trình tạo ra của cải cũng bị thay đổi. Nếu như có thể nói về chế độ sở hữu của cải
vật chất hay các nguồn lưc… thì cũng không thể xác định được chế độ sở hữu về tri
thức bằng cách tương tự… Những người có tri thức đều không còn bị biến thành nô
lệ. Chính câu hỏi, con nguời sở hữu tri thức đều không còn bị biến thành nô lệ. Chính
câu hỏi, con người sở hữu tri thức bằng những cách thức nào, đã trở thành vấn đề
trọng yếu của nền kinh tế dựa trên tri thức”.
Thức tế ngày nay cho thấy, quốc gia nào có mặt bằng dân trí cao, có hệ thống giáo dục
hiện đại, lại dám đầu tư vào vốn con người ( Human Capital) – hay còn gọi là tư bản
người – thì có khả năng sản xuất ra nhiều tri thức mới. ( Theo A.M Bouman thì tư bản
người là tổng hợp các khả năng sản xuất của người lao động hiện nay, và mặt khác,
đó là các chi phí của nhà nước, của xí nghiệp và của chính người đó cho việc hình
thành và thường xuyên hoàn thiện những khả năng đó.
Theo G. Berker, tư bản người được tạo bằng cách thực hiện các đầu tư vào con người
dưới dạng các chi phí về giáo dục và đào tạo, bảo vệ sức khỏe, di chuyển dân cư, tìm
kiếm thông tin về giá cả và thu nhập).
Sự giàu có về tri thức, năng lực làm chủ công nghệ mới, và nhất là công nghệ cao, đã
tạo ra sự phân hóa giàu nghèo ( cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần) giữa
những nước có tài nguyên tri thức với những nước nghèo nàn về phương diện này.
Những nhà nghiên cứu như: V.L. Inozemtsev, S. V. vlasova, L. Thurow… đều thừa
nhận rằng, ngày nay tri thức là cơ sở của sự giàu có kiểu mới, lần đầu tiên trong lịch
sử, người giàu nhất trên thế giới không phải là chủ ngân hàng lớn, không phải là vua
dầu hỏa hoặc người chi phối các công ty xuyên quốc gia…mà là Bill Gates – Người
có trong tay những tri thức mới.
Theo định nghĩa của tổ chức OECD và APEC: “Một nền kinh tế trong đó sự sản sinh
ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, tạo ra của
cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế được gọi là kinh tế tri thức”.
2 Đặc trưng của kinh tế tri thức
2.1 Đó là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức.
Yếu tố đầu vào của sản xuất không chỉ là vốn và sức lao động, mà chủ yếu là tri thức.
Trong nền kinh tế tri thức, các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức mới,

công nghệ cao sẽ mang lại giá trị gia tăng cao và trở thành đầu tàu thúc đẩy toàn bộ
nền kinh tế. Do vậy, trong nền kinh tế tri thức, Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

7
hướng gia tăng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức là
đặc trưng cơ bản.
2.2 Đó là nền kinh tế có họat động tốc độ nhanh và đổi mới nhanh .
Nhờ tác động của công nghệ thông tin và sự phát triển nhanh của những khả năng
sáng tạo. Sáng tạo trở thành động lực trực tiếp của sự phát triển. Vòng đời của công
nghệ và của sản phẩm từ lúc nảy sinh đến phát triển, chín muồi và tiêu vong ngày
càng rút ngắn. Truớc đây, và vòng đời của công nghệ tính bằng nhiều năm thì nay
tính bằng năm hoặc bằng tháng.
Trong kinh tế tri thức, quyết định năng lực cạnh tranh là sự sáng tạo ra cái mới có
chất lượng cao hơn, thời gian đi tới người tiêu dùng nhanh hơn. Người ta kh6ng
ngừng đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Do đó, sản xuất công nghệ trở thành
ngành sản xuất chủ đạo.
Theo Bill Gates, trong kinh tế tri thức, người ta “ làm việc và kinh doanh theo tốc độ
của tư duy”. Ai không có năng lực đổi mới, không thích ứng với tốc độ phát triển thì
sẽ bị gạt ra ngoài lề.
2.3 Đó là nền kinh tế mà trong đó mạng thông tin trở thành cơ sở hạ tầng quan
trọng nhất của xã hội.
Nhờ mạng thông tin, tri thức được quảng bá rộng rãi đến mọi người, nhờ mạng trong
xã hội phát triển mạnh phương thức học từ xa (giáo dục điện tử), nhiều dịch vụ từ
xa…Nền kinh tế chuyển từ tính khép kín, tính khu vực sang tính mở ngỏ, tính toàn
cầu. L. Thurow viết “ Lần đầu tiên trong lịch sử loài người đã xuất hiện hiện tượng
là bất cứ cái gì cũng có thể sản xuất ở bất cứ nơi nào trên thế giới và tiêu thụ tới
các nơi trên thế giới”.
2.4 Đó là nền kinh tế với phương thức tổ chức sản xuất rất linh hoạt.
Trong nền kinh tế công nghiệp, sản xuất hành lọat ( Mass Production) là một đặc
điểm, còn trong nền kinh tế tri thức là sản xuất linh họat ( Flexible Production), sản

phẩn có xu hướng phi trọng lượng ( tức là giảm hàm lượng nguyên liệu). Ở Mỹ, trong
50 năm qua, GDP tăng 5 lần nhưng trọng lượng vật lý của sản phẩm không tăng vì đã
chuyển từ sản phẩm chế tác sang sản phẩm dựa vào tri thức. Tỷ lệ trọng lượng so với
giá trị giảm nhanh hàng năm.
- Trong kinh tế tri thức, doanh nghiệp là nhân vật trung tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng không thay thế được trong thị trường
khoa học và công nghệ. Bước vào kinh tế tri thức, ta thấy ngoài các sản phẩm nông
nghiệp và công nghiệp còn có mặt hàng mới – tri thức. Trên thị trường khoa học và
công nghệ, tri thức thường thể hiện dưới dạng những văn bằng (Licence) sáng chế.
Các văn bằng mà ẩn sau chúng là các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích…), các
bản quyền ( Với tư cách là những chứng nhận của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
trực tiếp là sở hữu công nghiệp), các bí quyết trong công nghệ là thước đo cơ bản tầm
trí tuệ của một quốc gia.
- Trong kinh tế tri thức, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm số lao động
trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động xử lý thông tin, làm dịch vụ, di chuyển sản
phẩm và làm văn phòng. Số công nhân “cổ xanh “ ít dần, thay vào đó là những công

8
nhân “cổ trắng”( lao động trí thức). Lực lượng lao động trí thức (công nhân tri thức)
sẽ đóng vai trò chủ yếu trong sản xuất.

























Nền kinh tế không biên giới có tính toàn cầu là một nền kinh tế
dịch vụ theo kiểu mới. Nó có 4 đặc trưng lớn:
1. Nó ngày càng bất chấp địa lý, khoảng cách và thời gian. Vì
giảm thiểu nhiều bước giao dịch giữa hai bên mua bán – bán
sỉ, bán lẻ, nên chi phí giao dịch sẽ giảm đi rất nhiều. Kết quả
quan trọng nhất của việc phát triển thương mại điện tử có lẽ
là sự hạ thấp rào chắn và chi phí đi vào thị trường. Các xí
nghiệp nhỏ và vừa, các công ty xuyên quốc gia cỡ lớn có thể

9
tham gia đầy đủ thị trường toàn cầu.
2. Ngành dịch vụ, đặc biệt là tiền tệ, điện tín và vận tải tạo ra
cho kinh tế thế giới một kết cấu hạ tầng toàn cầu, một kết
cấu toàn cầu thúc đẩy rất lớn việc điều chỉnh các ngành cũ
và phát triển các ngành mới. Thí dụ điển hình là sự xuất
hiện một hệ thống tiền tệ toàn cầu đích thực.

3. Có lẽ điều quan trọng nhất là kinh tế dịch vụ toàn cầu sẽ là
nền kinh tế lấy tri thức làm cơ sở, nguồn quí giá nhất của nó
sẽ là thông tin và trí tuệ chứ không phải là các yếu tố sản
xuất truyền thống như ruộng đất, sức lao động và vốn.
Thông tin và tri thức không bị cột chặt trong một nước hay
khu vực, mà gần như lưu động không hạn chế, có năng lực
mở rộng vô hạn.
4. Kỹ thuật không biên giới có tiềm năng làm cho quan hệ giữa
các quốc gia và giữa các khu vực trở nên bình đẳng, bởi nó
mở đường cho mỗi quốc gia truy cập tri thức và thông tin
một cách tự do, bình đẳng. Trước mắt, khoảng cách giữa
nước nghèo và nước giàu vẫn rất lớn, nhưng biện pháp kinh
tế và kỹ thuật để rút ngắn khoảng cách này đã sẳn sàng.
Rojelo – Tổng giám đốc tổ chức thương mại thế giới.
III. GIÁO DỤC VIỆT NAM CẦN LÀM NHỮNG GÌ TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA VÀ NHÂN LOẠI ĐANG BƯỚC VÀO NỀN KINH TẾ TRI
THỨC?
- Trong kinh tế tri thức, việc học hỏi suốt đời, đào tạo liên tục, giáo dục thường xuyên
để không ngừng phát triển tri thức, sáng tạo công nghệ mới, làm chủ công nghệ cao,
hoàn thiện các kỹ năng, thích nghi nhanh với sự phát triển là một yêu cầu nghiêm
ngặt. Xã hội học tập (Learning Society) là nền tảng của kinh tế tri thức.
Theo Jacques Delors, chủ tịch ủy ban quốc tế vế giáo dục thế kỹ XXI viết: “ Giáo dục
phải đối mặt với vấn đề này hơn bao giờ hết, trong triển vọng một xã hội toàn cầu ra
đời một cách khó khăn: Giáo dục đứng ở trung tâm của sự phát triển vừa của con
người, vừa của cộng đồng. Giáo dục có sứ mạng giúp cho mọi người, không trừ một
ai, được phát huy tất cả mọi tài năng và mọi tìm lực sáng tạo, bao gồm cả tinh thần
trách nhiệm đối với đời sống của bản thân và việc đạt được những mục đích cá nhân”.
Nền giáo dục mà Jacques Delors nói trên đây có những đặc điểm quan trọng sau:
- Đó la nền giáo thể hiện được tính mềm dẻo, đa dạng và khả thi trong thời gian
khác nhau và địa điểm khác nhau. Giáo dục trở thành một quá trình liên tục về sự

hành thành con người toàn diện, cả về tri thức và cả những khả năng của họ, bao gồm
cả khả năng phán đoán trong tư duy và khả năng hành động trong đời sống hàng ngày

10
– một nền giáo dục giúp con người hiểu về mình, hiểu người khác, hiểu môi trường
xung quanh để thực hiện tốt vai trò và nghĩa vụ trong lao động sản xuất và trong đời
sống xã hội.
Đó là nền giáo dục tạo ra được những cơ hội học tập cho mỗi con người và mỗi
cộng đồng có nhu cầu nắm bắt thông tin và tri thức, làm chủ được các công nghệ
mới có ý nghĩa phát triển với họ. Những cơ hội học tập đó thể hiện sự kết hợp 2
phương thức học tập: Học có hệ thống để làm giàu tri thức một cách toàn diện và học
theo yêu cầu cần gì học nấy.
Trong xã hội hiện đại, việc học hành đòi hỏi không chỉ tính liên tục, mà còn là tính
nâng cao, tính hoàn thiện, thể hiện tính chiến lược phát triển của con người. Còn cần
gì học nấy chỉ góp phần tăng khả năng thích nghi với hoàn cảnh biến đổi; phương thức
này thể hiện tính chiến thuật nhiều hơn. Nếu chỉ coi trọng “ Cần gì học nấy” thì rất dễ
rơi vào cách “ An sổi ở thì”, không có cơ sở để phát triển mọi tiềm năng trong con
người, từ đó khó tạo được sự linh họat trong chuyển dịch lao động.
Nền giáo dục hiện đại giữ nguyên tắc coi trọng giáo dục cơ sở, tận lực phát triển
giáo dục trung học và đại chúng hóa giáo dục đại học.
Ở nước ta vấn đề hiện đại hóa giáo dục đã trỏ thành bức thiết. Sự đầu tư của nhà nước
chưa đến mức giúp nhà trường được “ máy tính hóa” và nối mạng Internet.
Đây là một thiệt thòi lớn đối với thế hệ trẻ bởi ra trường với tình trạng lạc hậu về kỹ
thuật và công nghệ hiện nay trong hệ thống giáo dục, họ rất khó đi vào thị trường.
1. Các mục tiêu chiến lược về phát triển nguồn nhân lực và lao động việc làm
đến năm 2010.
Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực.
 Đào tạo ngườii lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp
quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học
công nghệ.

 Tiến hành phổ cập trung học cơ sở trên cả nước, phần lớn thanh thiếu niên
trong độ tuổi ở thành thị và nông thôn đồng bằng được học hết trung học phổ thông,
trunh học chuyên nghiệp hoặc đào tạo nghề.
 Mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ theo
nhiều cấp trình độ; phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học.
 Coi trọng đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao, kỹ sư thực hành và các nhà
kinh doanh giỏi. Ưu tiên đào tạo nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn,
miền núi, xuất khầu lao động, một số ngành mũi nhọn.
 Đổi mới chương trình đào tạo đại học, trunghọc chuyên nghiệp và dạy nghề
theo hướng thiết thực, hiện đại.
 Đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn
vinh nhân tài, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài. Nhà nước dành một tỷ lệ ngân
sách thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển giáo dục và đào tạo. Đến
năm 2010 nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%, nâng đáng
kể chỉ số HDI ở nước ta.

11
Mục tiêu về lao động và việc làm.
 Trong 5 năm tới, dự tính thu hút và tạo việc làm thêm cho khoảng trên 1,5 triệu
người.
 Để giải quyết việc làm cho người lao động, phải tạo môi trường và điều kiện
thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản
xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm.
 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế,
chính sách về nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài…Tính đến năm 2010 nâng
tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên khoảng 80%, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở
thành thị dưới 5%.
 Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm xã hội và an ninh xã hội,
tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân
dân.

 Tăng cường kiểm tra và giám sát môi trường, áp dụng các công nghệ và quy
trình sản xuất chất thải, ít gây ô nhiễm môi trường. Chú trọng bảo đảm bảo an toàn
lao động.
( Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần IX)
1.3 Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo đến năm 2005 – 2010

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Cấp trình độ
đào tạo
Số luợng
(triệu
người)
% số lực
lượng
lao động
trong
tuổi
Số
luợng
(triệu
người)
% số lực
lượng
lao động
trong
tuổi
Số luợng
(triệu
người
% số lực

lượng
lao động
trong
tuổi
Tồng số lao động
qua đào tạo
7,5 20,9 11.2 27,6 17,1 40
Dạy nghề 4,6 13.4 7,4 18,6 12,0 28,1
Trung học
chuyên nghiệp
1,6 4,1 1,8 4,3 2,2 5,1
Cao đẳng, đại học
trở lên
1,3 3,4 2,0 4,7 2,9 6,8
Nguồn: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược phát triển đào tạo nghề
2001 – 2010.

2. Yêu cầu đào tạo đối với các lĩnh vực:

12
Đối với công nghiệp:
Dự kiến đến năm 2010 sẽ có 60% - 65% lao động công nghiệp qua đào tạo, hướng ưu
tiên là đào tạo cho các ngành công nghệ cao, các ngành công nghiệp mũi nhọn, các
ngành sản xuất hướng vào xuất khẩu, phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất và
xuất khẩu lao động.
2.2 Đối với một số lĩnh vực dịch vụ:
Dự kiến đến năm 2010, nước ta tập trung phát triển ở một số ngành dịch vụ chất lượng
và trình độ cao như: Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, du lịch, hàng không, viển thông,
dịch vụ tư vấn, kinh doanh bất động sản.Trong các ngành này sử dụng lao động qua
đào tạo khá cao và rất cao ( cao đẳng, đại học).

2.3. Đối với nông nghiệp và nông thôn.
Trong nông nghiệp cần đào tạo nhân lực để ứng dụng các tiến bộ về công nghệ sinh
học, ứng dụng các giống cây-con mới, phương pháp canh tác mới. Trong nông thôn
cần đào tạo nhân lực cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, nông, lâm, hải
sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đến năm 2010 đạt 20% lao động qua đào tạo
2.4. Đào tạo dạy nghề.
Đến năm 2010 tỷ lệ qua đào tạo nghề là:28,1% lực lượng lao động, trong đó tỷ lệ
trong ngành công nghiệp là 40 – 41, trong nông nghiệp là 17 – 18% và trong dịch vụ
29 – 30%.
2.5. Đào tạo trung học chuyên nghiệp:
Đặc biệt các ngành y, dược, công nghiệp chế biến, nông ,lâm, ngư nghiệp, du lich,
bưu chính viễn thông, ngân hàng đến năm 2010 khoảng 10% tăng lao động qua đào
tạo.
2.6. Đào tạo đại học.
Nâng số lượng sinh viên 200/ 10.000 dân.
3. Phát triển các ngành nghề mới.
Dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế, các ngành nghề mới xuất hiện và phát triển
nhanh. Có hai nhóm nghề mới phát triển trongthời đại toàn cầu hóa :
- Thứ nhất: Những ngành nghề du nhập vào nước ta dưới tác động của toàn cầu hóa.
- Thứ hai: Những ngành nghề trực tiếp phục vụ và tác động vào quá trình toàn cầu
hóa.
Trong thời gian tới những ngành nghề mới phát triển nhanh ở nước ta là công nghệ
thông tin, viễn thông, lọc dầu, kinh doanh, du lịch ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…
Sự phát triển của các ngành nghề này đòi hỏi chuẩn bị nguồn nhân lực mới, đạt tiêu
chuẩn nhân lực thế giới
4. Yêu cầu đào tạo cho ngành lao động công nghệ cao trụ cột của nền kinh tế tri
thức.
Hiện tại các lĩnh vực công nghệ cao ở nước ta mới ở giai đọan đầu của sự phát triển:

13

- Công nghệ thông tin: Mặc dù có tốc độ phát triển nhanh (30% - 40% ), song giá trị
sản lượng chưa cao. Công nhệ thông tin còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài chưa có
các sản phẩm độ phức tạp cao và có giá trị gia tăng. Năng suất lao động chỉ bằng ½
của Ấn độ.
- Về công nghệ sinh học: Trong công nghiệp, công nghệ sinh học đã tạo ra được
nhiều giống cây, giống gia súc, các loại thủy sản có năng suất cao, chất lượng
tốt….Tuy nhiên , tiềm năng ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học còn rất
lớn đối với các nhà khoa học cũng như các nhà sản xuất ở nước ta.
- Về công nghệ tự động hóa: Còn ở quy mô nhỏ, trình độ thấp so với các nước trong
cùng khu vực. Hệ thống robot công nghiệp, tự động hóa, điều khiển chưa được áp
dụng rộng rãi trong sản xuất và quản lý.
- Công nghệ vật liệu: Hiện nay ở nước ta, phần lớn các công nghệ vât liệu có độ phức
tạp cao đều công nghệ ngoại nhập. Nhiều công nghệ đang trong giai đọan thí nghiệm,
sản xuất thí điểm và chưa phát triển hoàn chỉnh.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG:
Trong thời gian tới là phải chú trọng phát triển công nghệ thông tin làm cơ sở cho việc
hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn
đấu nâng trình độ công nghệ thông tin đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; phát triển
công nghệ sinh học, tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất nông – lâm –
ngư nghiệp, chế biến thực phầm, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, xây dựng
cơ sở hạ tầng cao, phát triển công nghệ vật liệu, cơ khí điện tử và tự động hóa.
Do đó yêu cầu cao về chất lượng, đào tạo nhân lực cho các ngành công nghệ cao đòi
hỏi phải được chuẩn bị tốt từ đào tạo phổ thông, đảm bảo chất lượng đào tạo cơ bản.
Trong đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ cao cần phải kết hợp đào tạo trong
nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài, những nước có nền công nghệ tiên tiến và kết
hợp giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất.
Nhìn từ góc độ sức sản xuất cá thể, năng lực tiếp thu tri thức và xử lý thông tin là
nguồn tài nguyên cơ bản của cá nhân, năng lực diễn đạt tư duy và đổi mới là sự gia
công và lợi dụng tài nguyên tự có; Năng lực tổ chức quản lý và giao tiếp là phương
tiện sản xuất dựa trên nguồn tài nguyên của người khác

Vậy giáo dục một phần là thứ hàng hóa cá nhân, nhưng phần khác lại cũng là thứ
hàng hóa xã hội, vì giáo dục đem lại lợi ích của toàn xã hội chứ không phải chỉ cho cá
nhân được giáo dục. Chính vì thế , giáo dục được nhìn nhận một cách đúng đắn là sự
tương tác giữa các hộ gia đình cá nhân cố gắng vươn lên và chính phủ tìm kiếm lợi ích
tập thể cho toàn xã hội. Cần tìm đến một hệ thống cân bằng nằm giữa hai thái cực –
một bên là dựa quá nhiều vào các hộ gia đình và một bên là dựa quá nhiều vào nhà
nước . Sự cân bằng này đòi hỏi phải liên tục xem xét lại và phải điều chỉnh. Đây là “
nghệ thuật” của tài chính công cộng và mục đích của nghiên cứu này là giúp các nhà
hoạch định chính sách giáo dục ở Việt Nam có được những lựa chọn công bằng và
hiệu quả.
V. GIÁO DỤC CŨNG LÀ MỘT LOẠI HÀNG HÓA , HOẶC CẦN THƯƠNG
MẠI HÓA GIÁO DỤC ?

14
Giáo dục tư và bán công gần đây mới được đưa lại vào Việt Nam, số học sinh đi học
các trường tư và bán công đang tăng lên nhanh chóng. Đa số học sinh vẫn đi học ở
những trường công do nhà nước quản lý. Tuy nhiên về mặt cung cấp tài chính do
giáo dục để phân biệt với cung cấp giáo dục, quá trình tư nhân hóa đã khá phát triển
ở Việt Nam.
Tôi ủng hộ chủ trương “ giáo dục là hàng hóa” và quan điểm “thương mại hóa giáo
dục” do những ưu điểm nổi bật sau:
- Thu hút được các nguồn lực ( tài lực, trí lực) của xã hội vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục, cái mà hiện nay nhà nước không thể bao cấp. Với hệ thống các
trường dân lập từ mẫu giáo cho đến đào tạo đại học đã tạo được uy tín và xã hội công
nhận.
- Đã tạo ra các phân lớp khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc gia, cho phép đáp
ứng các nhóm nhu cầu khác nhau của các bộ phận dân chúng như : học để đi làm,
học để nâng cao kiến thức, học để sáng tạo; đáp ứng được nhu cầu về nhân lực của các
ngành nghề khác nhau. Đây là tiền đề quan trọng, tránh chủ nghĩa bình quân, cào bằng
trong giáo dục.

- Đa dạng hóa các dịch vụ, sản phẩm giáo dục là một hình thức tăng phúc lợi xã hội
cho dân chúng vì họ có nhiều lựa chọn hơn và được tự mình chọn dịch vụ phù hợp.
Các số liệu về việc du học sinh của chúng ta hàng năm đầu tư hàng trăm ngàn USD để
theo học ở nước ngoài cho thấy người dân đang có nhu cầu được hưởng thụ những
dịch vụ giáo dục chất lượng cao và sẳn sàng thanh toán ở mức giá hợp lý cho
những dịch vụ đó.
- Năm 2004 có 3.165 sinh viên Việt Nam đang du học tại .
- 12 năm 2003 có trên 4.100 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Uc.
- Pháp là nước đi đầu trong việc tiếp nhận các sinh viên qua các chương trình tu
nghiệp về y tế, sư phạm, khoa học… chỉ tiếp nhận khoảng 3.400 – 3.500 sinh viên
Việt Nam.
- Tại Nhật có khoảng 1.350 sinh viên.
- Tại Anh cũng xấp xỉ 1.350 sinh viên.
Chẳng có lý do gì chúng ta không tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với
những dịch vụ chất lượng cao. Những so sánh và kết luận về chất lượng giáo dục Việt
Nam qua các số liệu trên, theo tôi chỉ ở mức khiêm tốn. Đất nước ta còn nghèo, mọi
thứ đều thiếu thốn, nếu so sánh với các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Uc thì
thật là khó. So sánh thấy ràng buộc và những nổ lực chỉ dẫn đến tự ti.
- Dịch vụ giáo dục được đánh giá - định giá theo chất lượng do thị trường và khách
hàng quyết định. Đây là cơ sở để các đơn vị cạnh tranh và tồn tại trên thị trường. Cơ
chế thị trường và khách hàng cũng là nền tảng quan trọng để thúc đẩy các đơn vị đào
tạo kết hợp chặt chẻ với khách hàng của mình là cộng đồng các doanh nghiệp, từ đó
nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo, từ đó thúc đẩy nhu
cầu không ngừng nâng cao chất lượng, tự hoàn thiện của từng đơn vị đào tạo.

15
Tuy nhiên cũng có các băn khoăn, tranh luận về đề tài này, nó đã có từ khi chúng ta
quyết đinh bỏ nền kinh tế kế họach tập trung sang xây dựng nền kinh tế thị trường. Dù
là mô hình kinh tế được thực tiễn công nhận là hiệu quả nhất tại trình độ phát triển

hiện nay của xã hội loài người.
Kinh tế thị trường vẫn có mặt trái kiến nhiều người lo ngại như: Người ta sẽ tập
trung làm giáo dục ở những nơi nào có khả năng mang lại lợi nhuận nhiều và cũng sẽ
chỉ chú trọng đến những khách hàng có khả năng mua sản phẩm mà thôi. Hiệu quả sử
dụng và hiệu quả trao đổi của giáo dục Việt Nam còn quá thấp để trở thành hàng
hóa mang ra trao đổi, mua bán. Nhưng vấn đề lợi nhuận trong giáo dục, trong quan
điểm kinh doanh hiện đại các doanh nghiệp đều hiểu rõ rằng để tạo được lợi nhuận
doanh nghiệp không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ, làm tốt
hơn đối thủ cạnh tranh – cạnh tranh lành mạnh; và từ đó làm khách hàng hài lòng. Đây
cũng chính là tiền đề cơ bản của một nền kinh tế thị trường. Vậy bản chất của lợi
nhuận có được từ lao động chân chính đáng để quan tâm chứ không phải lên án.
Chúng ta cũng phải cảnh giác với tính cơ hội chủ nghĩa của các nhà kinh doanh
giáo dục – tăng học phí nhưng không tăng chất lượng giáo dục, hay người học không
đủ khả năng đánh giá chất lượng giáo dục của nhà cung cấp sẽ dễ dàng bị lường gạt
( vụ lừa gạt ở trung tâm ngoại ngữ ITC của Singapo tại Việt Nam). Có những hiện
tượng này nhưng cần nhìn nhận là những biến tướng ấy xuất hiện do thị trường chưa
được phát triển đồng bộ và đầy đủ, khi thị trường có nhiều nhà cung cấp và các nhà
cung cấp này được các trọng tài ( chính phủ, pháp luật, các tổ chức đánh giá xếp hạn,
phân loại) độc lập đánh giá một cách khách quan và các thông tin đánh giá được
thường xuyên cập nhật và công bố cho xã hội, khi đó tính cơ hội chủ nghĩa được giảm
thiểu, không nhà cung cấp dịch vụ nào dám đánh đổi uy tín xã hội (thương hiệu) của
mình để thực hiện hành vi lừa gạt vì lúc đó nó sẽ bị thị trường lành mạnh loại trừ.
Như vậy, vấn đề các nhà đầu tư sẽ chỉ đầu tư cho các phân khúc thị trường có khả
năng thanh toán tạo ra những bất bình đẳng trong xã hội là vấn đề chung của việc
phân bố nguồn lực trên thị trường chứ không phải vấn đề chỉ gặp khi thương mại hóa
giáo dục. Cần phải thấy rằng :
 Không thu hút nguồn lực của xã hội thì chính phủ cũng không thể một mình
đầu tư cho mọi nơi, hoặc nếu cố đầu tư thì đầu tư hình thức, bình quân chủ nghĩa dẫn
đến chất lượng đầu tư thấp.
 Khi chấp nhận thu hút đầu tư của xã hội, chính phủ có thể tập trung nguồn lực

vào đào tạo chất lượng cao và lo cho các giải pháp công bằng xă hội ( chính sách xã
hội cho các vùng kém phát triển, cho sinh viên nghèo…)
 Để thu hút đầu tư giáo dục vào các vùng phân khúc khách hàng “ không hấp
dẫn” trên quan điểm của nhà đầu tư.
Chính phủ cần xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư như đã làm với các
ngành sản xuất khác. Vậy điều chúng ta đang lo ngại không phải là hệ quả của thương
mại giáo dục mà ngược lại thương mại hóa giáo dục sẽ giúp giải quyết vấn đề phân bố
nguồn lực một cách hiệu quả hơn.
Quan điểm cho rằng hiệu quả sử dụng và hiệu quả trao đổi của giáo dục Việt Nam
thấp nên không thể là hàng hóa. Nói như vậy là chúng ta đang đồng nhất chất lượng
giáo dục vào khái niện giáo dục Việt Nam, điều này không chính xác vì dù Bộ Giáo

16
Dục – Đào tạo cấp bằng nhưng chất lượng của các đơn vị khác nhau, vẫn được xã hội
công nhận và đánh giá khác nhau. Do vậy nếu xét giá trị sử dụng và giá trị trao đổi thì
phải xét trên cơ sở của từng đơn vị đào tạo ( Nhãn hiệu).
Căn cứ để kết luận như trên không đủ sức thuyết phục vì thực tế hiện nay chúng ta
chưa nghiên cứu lượng hóa quy mô với phương pháp luận hoàn chỉnh để có thể kết
luận được.
Chất lượng giáo dục chúng ta chưa cao, nhưng rõ ràng có những biến đổi tích cực
hàng ngày trên đất nước không thể đến từ lao động kém hiệu quả sử dụng. Còn việc
các doanh nghiệp đào tạo lại người lao động đó là việc bình thường trong một xã hội
học tập, học tập là một quá trình liên tục và suốt đời.
Khi nói đến hiệu quả trao đổi tức là ngang bằng và đạt chuẩn nào đó mới đem đi trao
đổi. Yêu cầu này về cơ bản và hợp lý không ai cào bằng chất lượng của một nền giáo
dục mà nói đến từng nhãn hiệu , ví dụ như ở Việt Nam nếu tốt nghiệp trường đại học
Bách Khoa TP. HCM khi sang Mỹ nghiên cứu sinh không phải học thêm bất cứ nôm
học nào và chính với lý do hiệu quả trao đổi này chúng ta nên khuyến khích thương
mại hóa giáo dục chứ không phải ngược lại.
Rõ ràng mô hình thương mại hóa giáo dục không có gì xấu và mang lại nhiều lợi ích

cho xã hội. Vấn đề là cần có những biện pháp vận hànhmô hình này một cách có hiệu
quả nhất , vì vậy cần:
 Nhìn nhận chính xác về quan điểm thị trường, các khái niêm như tư nhân, lợi
nhuận, cạnh tranh, hàng hóa. Hiện nay cách nhìn nhận vấn đề này còn thành
kiến , thiếu chính xác. Cần tạo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham
gia đầu tư vào giáo dục từ trong nhận thức xã hội.
 Xây dựng hành lang pháp lý bình đẳng cho phép mọi thành phần kinh tế tham
gia đầu tư cho giáo dục.
 Xây dựng và tạo các điều kiện cho các định chế xã hội, các tổ chức độc lập thu
thập thông tin, đánh giá, phân loại, xếp hạng các đơn vị đào tạo phát triển trên
thị trường. Đây là điễm mấu chốt để thị trường vận hành hiệu quả, giảm thiểu
tính cơ hội chủ nghĩa của các thành viên thị trường.
 Xây dựng các chính sách xã hội cho sinh viên nghèo và chính sách khuyến
khích đầu tư giáo dục tại các vùng miền xa có trình độ phát triển thấp.
 Chính phủ nên đóng vai trò điều tiết các nguồn đầu tư của xã hội, đề ra chiến
lược phát triển chung cho ngành giáo dục. Đầu tư trọng điểm vào các trườngđại
học công lập làm cơ sở đào tạo nhân tài chất lượng cao.







17





















C.KẾT LUẬN:
Xã hội mà trong đó diễn ra quá trình giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tâp
suốt đời được gọi là xã hội học tập ( Learning Society). Nó là tiền đề của việc chuyển
từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, và khi kinh tế tri thức đã có vai
trò chính như một động lực thúc đẩy xã hội tiến lên thì xã hội học tập mới đích thực là
một xã hội có sự học tập suốt đời.








18







TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Phạm Tất Dong. Toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức.
2. Lê Hữu Nghĩa. Toàn cầu hóa – một số lý luận và thực tiễn.
3. Lê Sơn, Đặng Quốc Bảo. Kinh tế học giáo dục.
4. Dự án hổ trợ Bộ GD & ĐT. Phát triển nguồn nhân lực chi phí – lợi ích giáo
dục.
5. Viện chiến lược và chương trình giáo dục. Toàn cầu hóa và sự hội nhập của
giáo dục.





















19




MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 3
I NGUỒN GỐC CỦA “KINH TẾ TRI THỨC”. 3
II TRI THỨC VÀ KINH TẾ TRI THỨC. 6

III
GIÁO DỤC VIỆT NAM CẦN LÀM NHỮNG GÌ TRONG BỐI
CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ NHÂN LOẠI ĐANG BƯỚC
VÀO NỀN KINH TẾ TRI THỨC?
11
IV PHƯƠNG HƯỚNG 15
V GIÁO DỤC CŨNG LÀ MỘT LOẠI HÀNG HÓA , HOẶC CẦN
THƯƠNG MẠI HÓA GIÁO DỤC ?
16
C KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
















.




20







































×