Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu luận:Kinh tế học giáo dục pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.97 KB, 18 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM









TIỂU LUẬN MÔN HỌC:

KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC












GVHD: PGS.
T


T
S
S
.
.
L
L
E
E
Â
Â


S
S
Ơ
Ơ
N
N


HVTH : NGUYỄN HỒNG SƠN



- TP.HCM 2006 –





MỤC LỤC


CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC………. Trang

1. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức : 1
1.1.Tên gọi của nền kinh tế này :

2

1.2 Tri thức là gì :
1.3 Nội dung của tri thức :
1.4 Các tiêu chí nhận diện nền kinh tế tri thức :
2.Vai trò của giáo dục trong nền kinh tế tri thức: 3
3. Giáo dục Việt Nam cần phải làm gì trong bối cảnh toàn cầu hóa
và nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức. 4

QUAN NIỆM VỀ VỐN NHÂN LỰC ……
1.Phát triển con người và vốn nhân lực: 7
2.Vai trò của vốn nhân lực, vốn xã hội trong phatù triển kinh tế, xã hội: 8
3.Vốn nhân lực của việt nam hiện nay: 10
4.Thực trạng về giáo dục - đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta: 12



CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC,GIÁO DỤC CÓ VAI
TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC.THEO BẠN
GIÁO DỤC VIỆT NAM CẦN LÀM NHỮNG GÌ TRONG BỐI CẢNH TOÀN
CẦU HÓA VÀ NHÂN LOẠI ĐANG BƯỚC VÀO NỀN KINH TẾ TRI
THỨC.

1. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức :

Theo các chuyên gia quản trò, trong điều kiện nền kinh tế tri thức và xu
thế toàn cầu hóa, khác với chiến lược truyền thống, một chiến lược phát triển
ngày nay phải mang tính chất động và tấn công – chiến lược phải đặc biệt coi
trọng công tác dự báo, chủ động thay đổi tiên lượng của môi trường kinh tế xã
hội liên lạc, vạch ra những giải pháp tấn công, hạn chế những nguy cơ có thể
xảy ra. Vì vậy khi nói đến chiến lược giáo dục, không thể bỏ qua sự hiểu biết về
một nền kinh tế mới, kinh tế tri thức mà chúng ta đang ở ngưỡng cửa.
Trong hàng trăm năm qua, khoa kinh tế chính trò tân cổ điển chỉ thừa nhận
hai nhân tố sản xuất : lao động và vốn. Tri thức, giáo dục và trí tuệ đều được coi
là các nhân tố bên ngoài – có nghóa là bò gạt ra khỏi hệ thống.
Song cho đến nay, theo báo cáo phát triển thế giới của WB 1999 thì “Đối
với những nước tiên tiến trong nền kinh tế toàn cầu, cán cân giữa tri thức và
nguồn nguyên liệu hiện nay đã nghiên mạnh về phía tri thức đến mức tri thức trờ
thành nhân tố quan trọng nhất quy đònh mức sống- quan trọng hơn đất đai, hơn
công cụ sản xuất, hơn lao động. Ngày nay các ngành kinh tế tiên tiến nhất về
công nghệ đã hoàn toàn dựa trên tri thức.
Nền kinh tế tri thức có nhiều tên gọi, nhưng đều nhằm một nội dung cơ
bản , đó là sản xuất truyền tải và tông tin- tri thức trở nên quan trọng hơn nhiều
so với sản xuất và phân phối hàng hóa trước đây.


1.1 Tên gọi của nền kinh tế này :
Nền kinh tế mới (New Economic) : nền kinh tế thế kỷ 21(Economy,
network Economy), kinh tế thông tin(information Economy) : kinh tế tri
thức(knowledge Economy), kinh tế dựa trên tri thức(Knowledge driven
Economy), kinh tế học hỏi(learning Economy) v.v
Tóm lại có nhiều cách hiểu khác nhau về nền kinh tế tri thức, song theo
OECD có thể diễn đạt nền kinh tế tri thức là “nền kinh tế trong đó có sự sản

sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết đònh nhất đối với sự phát
triển nền kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống” dù cho tên gọi
là thế nào đi nữa, trong nền kinh tế này, tri thức vừa là nội dung vừa là động lực
sản xuất.
1.2 Tri thức là gì : Có rất nhiều đònh nghóa khác nhau, song đều thống
nhất cơ bản : “tri thức là nhờ sự trãi nghiệm và học hỏi”
1.3 Nội dung của tri thức : Cũng theo OECD, tri thức bao gồm các thành
phần sau :
. Tri thức biết cái gì (know what)?
. Tri thức biết tại sao(Know why)?
. Tri thức biết làm như thế nào(know how)?
. Tri thức biết ai làm được(know who)?
. Tri thức biết ở đâu(know where) và biết vào lúc nào(know when)?
. Tri thức biết bao nhiêu(know quantity)?
Tóm lại khi phân tích vấn đề và đưa ra quyết đònh, ta cần phải làm rõ
được 5 chữ W và 1 chữ Q (what, why, how, who, when, where, quantity) có như
vậy phương án mới đi tới thành công.
1.4 Các tiêu chí nhận diện nền kinh tế tri thức :


. Các ngành sản xuất sử dụng công nghệ cao có tốc độ phát triển nhanh sẽ
trở thành các nhà sản xuất chủ đạo thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
. Ngành sản xuất thông tin mở rộng nhanh chóng sẽ trở thành trụ cột của
nền kinh tế quốc dân.
. Hoạt động sáng tạo cái mới chưa từng có với nhòp độ ngày càng cao.
Sáng tạo cái mới được coi là nền kinh tế nội tại của phát triển nền kinh tế, bao
gồm sáng tạo nền công nghệ mới, phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới, khi
khai thác thò trường mới, tạo phương thức quản lý mới, tạo ra hình thức tổ chúc
mới, trong đó quan trọng nhất là sáng tạo công nghệ mới, làm cho vòng đời công
nghệ ngày càng ngắn, tốc độ đổi mới công nghệ nhanh.

. Tri thức trở thành nguồn vốn quý nhất, quyền sở hữu tri thức trở thành
quan trọng nhất.
. Trong các nền kinh tế tri thức phát triển, quyền sở hữu các phát minh
sáng tạo và tài năng của các nhà doanh nghiệp đều có thể tham gia cổ phần với
tư cách vốn đầu tư quan trọng và thu được lợi ích, thậm chí phát minh sáng tạo
của các nhà doanh nghiệp trở thành vốn đầu tư, còn tư bản trở thành đối tượng
thuê mướn.
. Đầu tư vào nguồn nhân lực được coi và được mở rộng nhanh, hình thành
xã hội học tập, mọi người đều học, học thường xuyên, học ở trường và học trên
mạng…
2.Vai trò của giáo dục trong nền kinh tế tri thức:

Để có nền kinh tế tri thức,bên cạnh phát triển nhanh các ngành kinh tế
mũi nhọn, mở rộng không gian kinh tế,thì phải đổi mới toàn diện,đồng bộ giáo
dục- đào tạo theo hướng coi trọng đào tạo kỹ năng của người lao động theo yêu
cầu của sự phát triển nền kinh tế tri thức,phải có chính sách và cơ chế khuyến


khích nhân tài, gắn giáo dục với thực tế,gắn trường học với viện nghiên cứu và
với các doanh nghiệp.

3. Giáo dục Việt Nam cần phải làm gì trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhân
loại đang bước vào nền kinh tế tri thức.
Trong vòng 10 năm tới, nước ta sẽ hoàn thành giai đoạn của quá trình
CNH, HĐH đất nước, rút ngắn khoảng cách về kinh tế với các nước công nghiệp
hóa mới trong khu vực chủ yếu bằng những nguồn lực nội sinh với một phương
thức phát triển bền vững về mặt môi trường tự nhiên và xã hội. Chúng ta chọn
con đường phát triển đảm bảo cho nhân dân ta tuy về thu nhập còn thấp hơn
nhiều so với nhiều nước trên thế giới, nhưng có cuộc sống hài hòa về vật chất và
tinh thần, trong đó việc tiếp nhận giáo dục đóng một vai trò cơ bản.Trong bối

cảnh hiện nay, giáo dục Việt nam cần quan tâm đến một số vấn đề như:
a. Ngân sách đầu tư cho giáo dục phải đạt cao hơn :
Nhiều nước Châu Á ngân sách chi cho giáo dục cao hơn so với ngân sách
quốc phòng, thí dụ : Singapore, Malayxia. Do đó nền kinh tế của họ mau chóng
tiếp cận với các công nghệ hiện đại trên thế giới và chất lượng giáo dục được
nâng lên.
b. Điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp với qúa trình phát triển kinh tế – xã hội :
Cần phải bám sát nhu cầu kinh tế thò trường lao động và giao chỉ tiêu cho
từng trường. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo là việc phải làm thường xuyên, chứ
không phải nhìn thấy sự mất cân đối của cơ cấu đào tạo, thấy phản ứng tiêu cực
của thò trường lao động mới điều chỉnh.
c. Đa dạng hóa hình thức giáo dục :


Trong những năm qua, Việt Nam đã mở rộng hình thức giáo dục bằng
cách cho phép thành lập các trường đại học dân lập, tư thục từ cấp phổ thông
đến cao đẳng, đại học. Ở nước ngoài các trường tư thục là chủ yếu, nhà nước chỉ
tập trung cho các trường công lập. Nhưng ở đó cơ sở vật chất ở các trường đó
như nhau, chất lượng trường tư và trường công không khác xa nhau. Đặc biệt có
những trường tư có chất lượng giáo dục rất cao về chất lượng đào tạo. Cho phép
mở các trường dân lập tư thục, bán công là chủ trương đúng đắn, nhưng mở đến
mức nào, bao nhiêu trường, mở ở đâu là phải tính toán kỹ.
d. Công bằng với các cơ hội được giáo dục :
Sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thò dẫn đến yêu cầu phải đầu tư
cao hơn trong giáo dục ở nông thôn, ưu tiên hơn bằng cách chính phủ cắt giảm
một số thuế, tạo điều kiện cho đòa phương nâng cao giáo dục. Tự do học thuật là
yếu tố cạnh tranh nhân tài. Cho nên, quyền bình đẳng trước các cơ hội được giáo
dục không thể xem nhẹ.
e. Nâng chất lượng cao, phải trước hết, phải tăng cường kiểm tra các biện
pháp kiểm tra chất lượng.

Chất lượng giáo dục là khâu quang trọng của hệ thống giáo dục. Công nghệ
giáo dục, đào tạo hiện nay phải luôn đổi mới. Nếu biết cách ứng dụng các công nghệ
hiện đại vào qúa trình đào tạo, không nhồi nhét kiến thức, mà bằng phát huy tính sáng
tạo và chủ động của người học, sử dụng máy tính, internet trong đào tạo một cách phổ
cập để khai thác tri thức, thì khi ra trường các sinh viên thích nghi với những điều kiện
hoàn cảnh thò trường và tự tin hơn.
f. Giáo trình giảng dạy mọi cấp phải được chuẩn hóa :
Ở bậc đại học nói chung ở từng bộ môn chưa có một bộ giáo trình chuẩn. Bộ
Giáo dục và đào tạo Việt Nam nên đầu tư cho biên soạn hoặc dòch các bộ sách nước


ngoài ra tiếng Việt, phát hành rộng rãi. Như vậy là người đi học không lo ngại là không
học đến nơi đến chốn, thậm chí học cả những vấn đề không đúng.
g. Chăm lo đến đội ngũ giáo viên :
Muốn tránh sự chi phối trong thò trường giáo dục, đều trước hết phải đảm
bảo cho giáo viên phải có thu nhập sống đủ để họ không phải làm thêm nghề
khác, vấn đề là nâng lương cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo cho mức lương trung
bình trên từng đòa phương. Mặt khác cần phải nghiêm khắc xử lý những hiện
tượng tiêu cực như giáo viên làm kinh tế với học sinh, hoặc nhận hối lộ từ học
sinh, sinh viên để mua điểm.
h. Chính sách sử dụng lao động đã qua đào tạo :
Đây là phạm vi nhà nước, vượt tầm kiểm soát của ngành giáo dục, nhưng
sự méo mó về thò trường lao động như hiện nay lại đang có hiện tượng tiêu cực
đến chất lượng giáo dục.
Giáo dục và đào tạo sẽ phát hiện và lựa chọn tài năng, nhưng chính sách
lao động hiện nay đang làm triệt tiêu các động cơ học tập. Những hậu qủa mà
nhà nước phải chòu là 10 năm hoặc 20 năm rất nặng nề, bởi vì, ở đó thiếu các
quan chức có năng lực mà họ đang được tuyển vào các cơ quan nhà nước từ bấy
lâu.














QUAN NIỆM VỀ VỐN NHÂN LỰC (HUMAN CAPITAL) VÀ PHÁT
TRIỂN NGƯỜI. VAI TRÒ CỦA VỐN NHÂN LỰC VÀ VỐN XÃ HỘI
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ,XÃ HỘI. BẠN NGHĨ GÌ VỀ VỐN NHÂN
LỰC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.

1.Phát triển con người và vốn nhân lực:

Phát triển con người tức là coi con người là bản thân con người và phát
triển con người có mục đích tự thân vì con người.Do đó , phát triển con người
nhìn nhận con người không chỉ từ gốc độ là yếu tố đóng góp cho phát triển kinh
tế xã hội mà còn từ khía cạnh thỏa mãn và tiếp nhận các nhu cầu phát triển, giải
trí của riêng cá thể đó.
Vốn nhân lực (vốn con người) được xác đònh bao gồm các yếu tố: trình
độ giáo dục,kinh nghiệm, sức khỏe và dinh dưỡng.Vốn nhân lực là một lónh vực
có thể đầu tư. Lợi ích của việc đầu tư vào nhân lực được đặc trưng như sau:
a. Đầu tư vào nguồn nhân lực không hề bò giảm giá trò trong quá trình sử
dụng mà ngược lại càng được sử dụng nhiều,khả năng tạo thu nhập và do vậy
thu hồi vốn càng cao.

b. Đầu tư vào nguồn nhân lực có chi phí tương đối không cao trong khi đó
khoảng thời gian sử dụng lại lớn,thường là khoảng thời gian làm việc của một
đời người.
c.

Các hiệu ứng gián tiếp,và hiệu ứng lan tỏa của đầu tư vào vốn nhân lực
là rất lớn.
d. Đầu tư vào con người không chỉ là phương tiện để đạt thu nhập mà còn
là mục tiêu của xã hội, giúp con người thưởng thức cuộc sống đầy đủ hơn.


e. Đầu tư vào con người không chỉ do tỷ lệ thu hồi đầu tư trên thò trường
lao động quyết đònh
2. Vai trò của vốn nhân lực, vốn xã hội trong phatù triển kinh tế, xã hội:

Nhiều công trình nghiên cứu cụ thể từ các nền kinh tế cho thấy, việc tăng
nguồn vốn nhân lực đã góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế,thúc đẩy
tiến bộ kỹ thuậtvà công nghệ của một nước,giảm nghèo và bất bình đẳng trong
xã hội và tăng năng suất được cụ thể như sau:
a.Nâng cao nguồn vốn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế.
Nguồn vốn nhân lực như một sự kết hợp giữa kiến thức,kỹ năng, kinh
nghiệm,sức khỏe và dinh dưỡng của một con người là một nguồn tạo tăng trưởng
và phát triển kinh tế cho đất nước bởi vì nó cho phép sử dụng được các nguồn
lực thiên nhiên hiệu quả hơn, sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn và cách tổ
chức hợp lý hơn.
b. Nâng cao trình độ giáo dục và giảm nghèo,bất bình đẳng và ổn đònh
kinh tế vó mô. Giáo dục và sức khỏe là những yếu tố quan trọng giúp cải thiện
cơ hội của một người kể cả khi tìm việc trên thò trường lao động lẫn khi thành
lập một doanh nghiệp mới,do vậy tạo thu nhập tốt hơn và góp phần làm giảm
đói nghèo.

c. Phát triển GD-ĐT và tiến bộ công nghệ. Trình độ nguồn vốn nhân lực
là yếu tố chủ chốt trong phát triển công nghệ của một quốc gia kể cả trong quá
trình đổi mới,sáng tạo và mô phỏng công nghệ.Trong quá trình sáng tạo công
nghệ, năng suất tỉ lệ thuận với trình độ vốn nhân lực được tich lũy từ trước, trong
khi đó trong quá trình mô phỏng và du nhập công nghệ, năng suất phụ thuộc vào
khoảng cách giữa trình độ kiến thức công nghệ bên ngoài và trình độ nguồn vốn
nhân lực trong nước. Khoảng cách này càng nhỏ thì chi phí mô phỏng công nghệ


càng cao do chi phí của một đơn vò tích luỹ thêm nguồn vốn nhân lực mô phỏng
cao hơn.

d.

Nguồn vốn nhân lực nâng cao năng suất. Bên cạnh thực tế rằng sự nâng
cao nguồn vốn nhân lực làm tăng năng suất nhờ biến đổi công nghệ,nó còn trực
tiếp đóng góp thúc đẩy năng suất.Giáo dục và sức khỏe còn làm tăng năng suất
thông qua việc giúp giài mã các thông tin về công nghệ mới và hiểu được chúng.
Đồng thời,năng suất phụ thuộc vào sức khỏe công nhân.Suy dinh dưỡng
và ốm đau thường xuyên ngăn cản làm việc trong thời gian dài qui đònh.Trong
khi đó, một hệ thống dinh dưỡng phù hợp có thể làm tăng năng suất,giảm bệnh
tật cũng như tăng khả năng hưởng thụ cuộc sống.
Giáo dục làm tăng năng suất toàn bộ các yếu tố (TFP) vốn được xem là
chỉ số về hiệu quả sử dụng đầu vào. Trong tính toán tăng trưởng kinh tế, các yếu
tố đầu vào truyền thống chỉ có thể giải thích được một phần tăng trưởng. Phần
dư không giải thích được xem như làTFP,Phản ánh sự kết hợp cải tiến chất lượng
đầu vào,dưới hình thức kết hợp,phân phối đầu vào trong quá trình sản xuất và
năng lực thể chế một nước.Do vậy, TFP thể hiện trình độ nhân lực của một nước.
Trình độ nhân lực cao dẫn đến TFP cao.
Tóm lại, vai trò của nguồn vốn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế

hiện đại;giáo dục đóng góp cho tăng trưởng kinh tế;nguồn vốn nhân lực nâng
cao năng suất, tăng thu nhập,giảm đói nghèo và bất bình đẳng; những cam kết
phát triển nguồn nhân lực liên tục sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế dài hạn và các xu
thế kinh tế hiện đại như kinh tế tri thức và toàn cầu hóa không những không làm
giảm vai trò của PTNNL mà còn tạo ra nhu cầu đại chúng đối với nguồn nhân
lực chất lượng cao.


Vốn xã hội là những điểm đặc trưng của tổ chức xã hội như mạng lưới của
các cá nhân hay hộ gia đình,và các chuẩn mực và giá trò liên hợp tạo nên trạng
thái bên ngoài cho toàn cộng đồng.Tức là vốn xã hội bao gồm các mối liên hệ
ngang giữa con người, bao gồm các mạng lưới xã hội và các chuan mực liên hợp
có tác động tới hiệu suất và thònh vượng của cộng đồng. (Robert Putnam_1993)
Vốn xã hội tập trung vào môi trường kinh tế, chính trò đã tạo ra các cơ cấu
xã hội và tạo điều kiện hình thànhcác quy tắc. Môi trường này bao gồm các cơ
cấu và quan hệ thể chế được chính thức hóa,như là chính phủ, chế độ chính trò,
sự tuân thủ pháp luật, hệ thống tòa án, và sự tự do chính trò, dân sự. Các thể chế
này có ảnh hưởng lớn đến tốc độ và mẫu hình phát triển (North 1990;
Fukuyama 1995; Olson 1982).
Nói chung, vốn xã hội gắn liền với lónh vực kinh tế, xã hội và chính
trò.chúng cùng chia sẻ cách nhìn cho rằng các mối quan hệ xã hội tác động và bò
tác động bởi kinh tế.
Vốn xã hội tạo nên các tác động tích cực lẫn tiêu cực tới sự phát triển.
Tác động tích cực phụ thuộc vào bản chất của những mối quan hệ (ngang đối
với dọc) và bối cảnh chính trò và luật pháp rộng lớn hơn; Nó tập trung vào các
tác nhân kinh tế và tính hiệu quả của chúng tới các hoạt động kinh tế.
3.Vốn nhân lực của việt nam hiện nay:

a . Tình hình dân số và lực lượng lao độâng:
Nguồn lực con người của một quốc gia trước hết được tạo ra tữ quy mô

dân số mà trực tiếp là lực lượng lao động. Dân số nước ta hiện nay thuộc loại
hình dân số trẻ 60% lực lượng lao động ở tuổi 16-34, tốc độ tăng dân số thuộc
loại cao (từ năm 1990- 2002 có tỷ lệ l,5%) với quy mô tương đối lớn, năm 2002

có gần 80 triệu dân được xếp hạng là quốc gia đông dân thứ 12 trên thế giới, thứ


7 ở châu và đứng thứ nhì trong 10 nước Đông Nam . Quy mô dân số ngày
càng mở rộng, tốc độ phát triển dân số cao làm cho lực lượng lao động tăng lên
đáng kể, nếu tính vào năm 1978

cả nước có 22, 1 triệu lao động thì đến năm
2000 lêân đến trên 50 triệu lao động chiếm tỉ lệ 64,8% dân số.
Dân số nông thôn chiếm 80% nhưng tỷ lệ người ở độ tuổi 13 tuổi trở lên
được đào tạo chuyên môn nghề nghiệp chỉ chiếm 5,6%. Tỷ lệ lao động kỹ thuật
dân số trong độ tuổi lao động giữa các vùng lãnh thổ có sự chênh lệch lệch rất
lớn : ở đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ 14%, còn các vùng khác ở mức trên dưới
7%, thậm chí ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 3%.
b. Trình độâ và cơ cấu đào tạo của nguồn lực con người:
Về trình độ học vấn của nguồn lực con người ở nước ta theo số liệu năm
2001 chỉ có 8,4% chưa bao giờ tới trường, số người có trình độ tốt nghiệp phổ
thông cơ sở (cấp II) trở lên chiếm 46,4%, số tốt nghiệp phổ thông trung học cấp
III) trở lên chiếm gần 15%. Cũng trong năm 2001 cả nước có khoảng 2 triệu
công nhân kỹ thuật, 1.1 triệu người có trình độ cao đẳng, 1.3 triệu người có trình
độ đại học trở lên đạt tỉ 1ệ trên 5% dân số, trong đó có trên 22.000 người có
trình độ thạc só trở lên chiếm tỉ 1ệ 0,04% dân số
(nguồn Tạp chí công tác Khoa
giáo 2001).

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lực con người ngày càng gia

tăng từ 770 ngàn người năm 1979 tăng lên 2,246 triệu người vào năm 1993 , tăng
4,7 triệu người trong năm 1995 và đến năm 2001 là trên 6 triệu người
.
Đây là
vốn quý, nếu đầu tư và khai thác có hiệu quả sẽ 1à tiềm năng để thực hiện công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.


4.Thực trạng về giáo dục - đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta:
a.
Những mặt làm được
:
qua hơn 10 năm đổi mới giáo dục – đào tạo Việt
Nam đã có được một số thành quả về hội nhập, về xã hội hóa, về đa dạng hóa
lọai hình đào tạo và mở rộng qui mô xây dựng được một hệ thống trường lớp từ
nhà trẻ, mẫu giáo đến phổ thông, đại học, trên đại học thống nhất đa dạng trên
phạm vi cả nước; tiến hành đổi mới nội dung đào tạo, phương pháp và điều kiện
đào tạo phù hợp hơn với cơ chế thò trường để tạo ra nguồn lực đa dạng tạo tiền
đề cho sự phát huy nguồn nhân lực phục vụ Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước.
b. Những tồn tại :
Nếu xem xét theo yêu cầu của nền kinh tế giáo dục, phát triển nguồn
nhân lực thì Giáo dục – Đào tạo Việt Nam cũng đang bộc lộ các mặt hạn chế
sau :
* Những năm qua về tổng thể cơ cấu trong giáo dục – đào tạo chưa thực sự tạo
ra các nhân tố đồng bộ để hướng tới nền kinh tế tri thức, phát triển giáo dục.
* Qui mô đào tạo. nước ta, số sinh viên trong độ tuổi hiện nay khoảng 6%,
nghóa là mới đạt được mức trung bình của các nước có thu thập thấp ở năm 1990.
Theo dự kiến, tỉ lệ này sẽ đạt 15% năm 2010 và 25% năm 2020, nghóa là tốc độ
tăng bình quân khoảng 10% lnăm (tốc độ trong 10 năm qua ở Việt Nam khoảng

20%; ở trong khu vực thời kỳ 1970-1980 là 20% ở Hàn Quốc và Malaxia, thời
kỳ 1980-1990 là: 14,8% ở Hàn Quốc, 13,3% ở Malaixia và 12,4% ở Singapore; ở
Trung Quốc là gần 50% trong năm qua) .
*

Giáo dục - Đào tạo đang có nguy cơ tạo ra những con người thụ động, chất
lượng thấp, chất lượng giáo dục đào tạo chưa cao do thiếu những giáo viên giỏi,


do cơ sở vật chất như trường lớp, phương tiện học và giảng dạy, giáo trình, giáo
khoa thiếu và lạc hậu.
* Hầu hết sinh viên Việt Nam tốt nghiệp không đủ trình độ hội nhập trong khi
làm việc trong các công ty liên doanh ở Việt Nam, họ đều phải được đào tạo lại
về ngoại ngữ và chuyên môn, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỷ luật lao
động công nghiệp.
*

Hiện nay, có đến 92,7% lao động nông nghiệp của ta chưa được đào tạo nghề
và trong đó phụ nữ chiếm đa số và cũng mỗi năm, người lao động nông nghiệp
có tới từ 5 đến 6 tháng "nông nhàn", mà "nông nhàn" nghiã là thất nghiệp và
bán thất nghiệp.
*

Trong cơ cấu chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước, chi cho giáo dục -
đào tạo tăng từ 12% trong chi thường xuyên năm 1990, trong những năm gần đây
tăng lên từ 13- 15% ( 2000 ). Tuy nhiên, tới hơn 70% tổng q này được dùng để
chi trả lương, mặc dù mức lương trong ngành chưa phải là cao. Vì vậy đầu tư cho
giáo dục mới chỉ đạt được từ 10 = 15 USD một người mỗi năm, trong khi chỉ tiêu
này ở Philippin là 21 USD, Thái Lan: 56 USD, Malaixia: 162 USD, Hàn Quốc:
225,3 USD .

Tóm laiï:
trong thời gian qua hệ thống đào tạo của nước ta đã có bước phát triển
rất lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực khoa học -công nghệ. Đến nay,
chúng ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ: hơn 20 nghìn
người trình độ trên đại học, trên l triệu người có trình độ đại học, l,5 triệu người
trình độ trung cấp kỹ thuật và. 2,8 triệu người công nhân kỹ thuật (Số liệu từ dự
thảo lần 4 - Chiến lược PT KHCN đến năm 2010). Với lực lượng đó đã có đóng
góp to lớn trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đặc biệt trong 15 năm đổi mới


Mặc dầu vậy, lực. lượng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn ở trong tình trạng
bình quân trên l vạn dân ở mức rất thấp so với thế giới và khu vực, trình độ khoa
học và công nghệ còn lạc hậu. Song, nguồn nhân lực đào tạo ra chưa được sử
dụng có hiệu quả, đặc biệt tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chưa có việc là còn rất cao
(
khoảng 30 - 40%, có ngành lên đến 50 - 60% - Số liệu điều tra lao động và
việc làm năm 2000 của trung tâm thông tin Bộ Lao động, TB và XH
).


















TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
Lê Thò i Lâm – Phát triển nguồn nhân lực thông qua Giáo dục – Đào
tạo. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003.
2.
Nguyễn Thanh – Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước. NXB Chính trò Quốc gia Hà Nội, 2002
3.
Phạm Minh Hạc - Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực. Nxb Khoa
học xã hội 2004
4.
PGS.TS Lê Sơn ; PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Giáo trình Kinh tế học
giáo dục cung cấp cho lớp cao học SPKT K11

5. Báo cáo về tình hình giáo dục việt Nam Chính Phủ : Hà nội,
tháng 10/2004

6. Cách mạng thông tin và cách mạng giáo dục NXB : Hà Nội. 2005

7. Tạp chí giáo dục số 105 – 110, tháng 1 – 3 Năm 2005











LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế tri thức, sưcù cạnh tranh của nền kinh tế chủ yếu được
tạo nên bởi trí tông minh và sự sáng tạo,cái mà dân tộc nào cũng có thể phát huy
được.Đi thẳng vào nền kinh tế tri thức không có nghóa là bỏ qua các ngành sản
xuất truyền thống như nông nghiệp và công nghiệp.Ngược lại trong nền kinh tế
tri thức,những nghành đó sẽ trở nên thông minh hơn và do đó có hiệu quả
hơn.Nền kinh tế tri thức có thể tạm thời làm mất việc làm ở một số nghành
truyền thống nhưng nó lại tạo ra nhiều việc làm hơn rất nhiều ở những nghành
nghề mới.
Sự phát triển của tri thức gắn liền với lòch sử phát triển của loài người.Con
người tạo ra tri thức và sử dụng tri thức để sống, để phát triển và hoàn thiện cuộc
sống của mình.Tri thức được dùng để sống,rồi tiếp đó để làm,và đến giai đoạn
hiện nay,tri thức có thêm một chức năng mới có ý nghóa hết sức quan trọng đối
với kinh tế xã hội:dùng tri thức để tạo tri thức, chức nang mới này là nhân tố cơ
bản làm nên bước chuyển biến mới, hình thành nền kinh tế tri thức.Nền kinh tế
tri thức ấy là một hiện thực đang hình thành ở nhiều nước công nghiệp phát triển
và đang có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Kinh tế tri thức sẽ chiếm vò trí ngày càng lớn trong quá trình phát triển
của thế giới, đó chính là thách thức lớn đối với nùc ta, song cơ hội lớn cũng
nằm trong chính thách thức đó.Nghò quyết đại hội IX “Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có
nhiều biến đổi: Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức
có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất”.

×