Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài ẢNH HƯỞNG của DỊCH COVID 19 đến NGÀNH DU LỊCH tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.5 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP.HCM
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH
DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhóm 2
Nguyễn Lưu Hồng Anh - 2111113018
Nguyễn Tuyết Anh - 2111113020
Phạm Ngọc Minh Anh - 2111113021
Phạm Trần Tuấn Anh - 2111113022
Nguyễn Thanh Hồng Ân - 2111113027
Trần Quốc Bảo - 2111113030
Nguyễn Trần Nguyên Bân - 2111113034
Trần Ngọc Tùng Chi - 2111113040
Võ Quốc Chí - 2111113041
Bùi Cơng Danh - 2111113042
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Xuân
Khóa lớp: K60D
Thuyết trình phương pháp làm việc nhóm hiệu quả
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2021


2

MỤC LỤC
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 3


2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 5

3.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 5

4.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 6
4.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước ........................................................................ 6

4.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................... 13

5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 25

6.

TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 22

7.

KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 23


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 25
Tài liệu tiếng Việt ............................................................................................................ 25
Tài liệu tiếng Anh............................................................................................................ 27
Website ............................................................................................................................. 28
PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 29


3

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đại dịch COVID-19 đã và đang có những diễn biến khó lường trên tồn thế
giới. Không chỉ cướp đi vô số sinh mệnh và đẩy nhiều gia đình vào cảnh đau thương,
căn bệnh quái ác này còn tác động đáng kể đến nền kinh tế nước nhà cũng như nhiều
quốc gia khác. Cụ thể, theo số liệu thống kê từ Our World in Data và JHU CSSE
COVID-19 Data về số ca nhiễm COVID-19, tính đến 16/09/2021, Ấn Độ đã ghi nhận
hơn 33,3 triệu ca nhiễm bệnh và hơn 444 nghìn ca tử vong và là quốc gia có số người
nhiễm COVID-19 cao nhất ở châu Á. Dịch bệnh bùng nổ đã gây nên nhiều tác động
tiêu cực chưa từng có lên nền kinh tế trong nước và quốc tế. Trong đó du lịch là ngành
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Việc hạn chế đi lại vì đại dịch COVID-19 khiến du lịch
tồn cầu rơi vào khủng hoảng trầm trọng; trong đó châu Á-Thái Bình Dương là khu
vực phải chịu thiệt hại về du lịch nặng nhất trong năm 2020, với GDP ngành giảm
53,7% (-1.645 tỷ USD), số việc làm giảm 18,4% (-34,1 triệu việc làm) so với năm
2019. Châu Âu đứng thứ 2 với GDP ngành giảm 51,4% (tương đương -1.126 tỷ USD),
việc làm giảm 9,3% (-3,6 triệu việc làm). Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho
biết, năm 2021, đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu
khoảng 2.4 nghìn tỷ USD do sự sụp đổ của ngành du lịch quốc tế. Trong số đó, các
nước có mức giảm GDP do sụt giảm ngành du lịch vì đại dịch COVID-19 cao nhất
thế giới là Thổ Nhĩ Kỳ (-9,1%), Ecuador (-9%), Nam Phi (-8,1%), Ireland (-5,9%).
Đại dịch đã và đang ảnh hưởng một cách toàn diện, sâu rộng, đẩy nhiều nước bước

vào giai đoạn khủng hoảng, trong đó có Việt Nam.
Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 28/09/2021 Việt Nam đã ghi nhận hơn 757 nghìn
ca nhiễm và hơn 18 nghìn ca tử vong bao gồm cả các ca nhập cảnh và trong nước. Do
ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên chính sách kích cầu du lịch của nước ta phải tạm
dừng để tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, chưa mở cửa du lịch
quốc tế. Từ cuối tháng 04/2021, dịch COVID-19 bùng phát trở lại khiến một số địa
phương phải thực hiện giãn cách xã hội, nhiều khách du lịch hủy tour và nhiều sự
kiện lễ hội văn hóa hủy bỏ, một số địa điểm tham quan phải đóng cửa đã ảnh hưởng
tới doanh thu du lịch lữ hành. Thực tế, ngành du lịch đã bị ảnh hưởng đáng kể từ đầu
năm 2020, kéo theo đó là mn vàn những biến động đối với kinh tế, xã hội, nguồn
nhân lực... Cụ thể theo số liệu thống kê từ Tổng cục du lịch, năm 2020 do việc đóng
cửa biên giới để ngăn chặn COVID-19 nên khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt


4

khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 79,5% so với năm 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt,
giảm 34,1%; tổng thu du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% - mức giảm tương
đương 19 tỷ USD. Giai đoạn này, có khoảng 40-60% lao động bị mất việc làm hoặc
cắt giảm ngày công. Khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động.
Nhiều khách sạn phải đóng cửa, cơng suất sử dụng phịng có thời điểm chỉ đạt từ 1015%.
Diễn biến phức tạp, kéo dài, xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm hơn và chưa
có dấu hiệu được kiểm sốt, có thể nói đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã gây thiệt hại
nặng nề cho du lịch trong nước vốn đang lao đao thực sự bị đốn gục. Theo Tổng cục
thống kê trong 5 tháng đầu năm nay, khách đến từ các thị trường chính đều giảm
mạnh: Trung Quốc đạt gần 34,1 nghìn lượt người, giảm 96,3% so với cùng kỳ năm
trước; Hàn Quốc 16,9 nghìn lượt người, giảm 97,9%; Đài Loan 6,2 nghìn lượt người,
giảm 96,8%; Nhật Bản đạt gần 4,2 nghìn lượt người, giảm 97,9%. Khách đến từ châu
Âu trong 5 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 6,1 nghìn lượt người, giảm 99,1% so với
cùng kỳ năm trước; khách đến từ châu Mỹ đạt gần 2,2 nghìn lượt người, giảm 99,1%;

khách đến từ châu Úc đạt 590 lượt người, giảm 99,4%; khách đến từ châu Phi đạt 590
lượt người, giảm 95,1%. Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng đầu
năm 2021 giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước: Khánh Hòa giảm 85,6%; Thừa Thiên
– Huế giảm 48,8%; TP.HCM giảm 46,7%; Bắc Ninh giảm 38,1%; Hà Nội giảm
29,7%; Hải Phòng giảm 14,3%; Cần Thơ giảm 13,6%. Sau các đợt dịch, nhất là đợt
dịch thứ 4 đang hoành hành ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, du lịch có lẽ đã
thực sự chạm đáy khi khơng thốt khỏi tình trạng khủng hoảng chung của du lịch tồn
cầu. Có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của du lịch tồn cầu nói
chung và du lịch Việt Nam nói riêng. Những tưởng du lịch bắt đầu có hy vọng, có thể
lấy đà hoạt động trở lại sau đợt dịch bùng phát lần thứ 3 được khống chế thì cơn “siêu
bão” thứ 4 của đại dịch COVID-19 đã bất ngờ ập tới dập tắt mọi hy vọng mới le lói
của những người làm du lịch Việt Nam.
Là thành phố đông dân nhất Việt Nam, đi đầu trong các lĩnh vực về kinh tế xã hội, là cầu nối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế của
khu vực, không lấy làm lạ khi TP.HCM là trung tâm và cửa ngõ du lịch lớn nhất trong
cả nước, đi kèm với đó là hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch khá phát triển, từ
những điểm tham quan, vui chơi giải trí cho đến khách sạn, nhà hàng. Theo thơng tin


5

từ Sở Du lịch TP.HCM, do tác động của dịch bệnh COVID-19, trong 6 tháng đầu năm
2021, TP.HCM đón trên 7.190.000 lượt khách nội địa, giảm 47% so với cùng kỳ năm
2019 và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu ước đạt 35.581 tỷ đồng, giảm
37% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2020. Bởi vậy nên
COVID-19 đã có những tác động đáng kể đến với ngành du lịch ở “hịn ngọc Viễn
Đơng” này. Đứng trước thực tế đó, nghiên cứu về những ảnh hưởng của dịch bệnh
đối với ngành du lịch TP.HCM và làm rõ những hậu quả nặng nề mà dịch bệnh mang
lại là một điều hết sức thời sự và cấp thiết. Vì vậy, nhóm 2 xin được phép lựa chọn
vấn đề “Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến ngành du lịch khu vực TP. HCM”
làm đề tài cho bài nghiên cứu khoa học của mình.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nhìn nhận được tính cấp thiết của đề tài, bài nghiên cứu được thực hiện với 3
mục tiêu cụ thể sau:
-

Cung cấp những thơng tin cần thiết về tình hình của ngành du lịch tại TP.HCM
trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19.

-

Xác định và phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành
du lịch thông qua phỏng vấn sâu kết hợp việc khảo sát 2 đối tượng: người làm
việc trong ngành du lịch và khách tham quan tại địa bàn TP.HCM.

-

Đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm làm giảm sự tác động của dịch bệnh đến
sự phát triển của ngành du lịch.

3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến ngành du lịch
tại TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Về không gian: Nghiên cứu về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến ngành
du lịch tại TP.HCM, cụ thể trên các nhóm trên mạng xã hội Facebook và một
số diễn đàn du lịch trong nước uy tín như Hội du lịch Việt Nam, phuot.vn - Nơi
phượt bắt đầu, dulichbui.com - Cộng đồng du lịch bụi...


-

Về thời gian: Dữ liệu dùng trong nghiên cứu được thu thập từ Tổ chức Du lịch
Thế giới (UNWTO), Tổng Cục Thống Kê, Tổng Cục Du lịch Việt Nam, các báo
cáo thống kê từ địa phương, các tạp chí chuyên ngành du lịch - dịch vụ, trang


6

web chính thống, diễn đàn du lịch Việt Nam, các bài nghiên cứu, bài báo khoa
học cùng chủ đề từ tháng 12/2019 cho đến nay.
Bên cạnh đó, nhóm cịn sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua
phương pháp định tính bằng cách phỏng vấn sâu trong phạm vi 12 người gồm
6 chuyên gia ngành du lịch và người trong doanh nghiệp ngành du lịch, và 6
người khách du lịch tiềm năng trong vòng 10 ngày, phương pháp định lượng
bằng bảng khảo sát 21 doanh nghiệp dịch vụ du lịch và 140 người khách du
lịch tiềm năng tại khu vực TP.HCM trong tháng 09/2021, với bảng hỏi được
thiết kế phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước

Từ cuối năm 2019 đến nay, trước ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID19 đến nền kinh tế mỗi quốc gia, đặc biệt là ngành du lịch, nhiều nghiên cứu về vấn
đề này đã được thực hiện. Các nghiên cứu về tác động của dịch COVID-19 đến ngành
du lịch của Ashikul Hoque, Farzana Afrin Shikha, Mohammad Waliul Hasanat,
Ishtiaq Arif, GS. Dr. Abu Bakar Abdul Hamid, Putra Business School, UPM
Malaysia (2020), José Francisco Perles-Ribes và cộng sự (2020), Santus Kumar Deb
và Shohel Md. Nafi (2020), Kumudumali (2020). Các nghiên cứu về ảnh hưởng dịch
COVID-19 đến ngành du lịch, sự tác động lẫn nhau của ngành du lịch và các ngành

liên quan, suy ra đây là vấn đề liên ngành như nghiên cứu của Shih-Shuo Yeh (2021),
Lee-Peng Foo, Mui-Yin Chin, Kim-Leng Tan & Kit-Teng Phuah (2020). Nghiên cứu
phân tích tổn thất của du lịch trong tình hình COVID-19 và đề ra các kiến thức,
phương pháp mới áp dụng để cải thiện vấn đề như Sirmour Paonta Sahib, Himachal
Pradesh (2020), Fatma Altuntas, Mehmet Sahin Gok (2021), Sanjita Jaipuria, Ratri
Parida, Pritee Ray (2020). Sau đây là tóm tắt của một số nghiên cứu nêu trên.
Bài nghiên cứu “Tourism recovery strategy against COVID-19 pandemic”
của tác giả Shih-Shuo Yeh (2021) thuộc Đại học Quốc gia Quemoy, Kinmen, Đài
Loan đăng trên Tourism Recreation Research 2021 Vol.46, No.2, 188-194 đã xác định
đại dịch COVID-19 có tác động lớn đến ngành du lịch tồn cầu nói chung, Đài Loan
nói riêng và xây dựng được một biểu đồ nhân quả thể hiện mối quan hệ của các tác
nhân ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau của ngành du lịch. Cụ thể, ba mục tiêu


7

chính của nghiên cứu này là: (1) tìm hiểu tác động của COVID-19 đối với ngành du
lịch, (2) phân loại các loại tác động đối với ngành du lịch do COVID-19 gây ra và (3)
sử dụng Đài Loan làm ví dụ. Bốn học giả trong các lĩnh vực liên quan đến du lịch,
bốn học viên trong ngành du lịch, hai quan chức chính phủ xử lý các chính sách liên
quan đến du lịch và hai nhà báo được lựa chọn để tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu
bán cấu trúc và thu thập dữ liệu bằng văn bản. Các tác giả tiến hành phân tích dữ liệu
từ những cuộc phỏng vấn với 12 đối tượng bằng phần mềm cung cấp phân tích dữ
liệu định tính, gói phân tích văn bản SPSS Modeler. Kết quả cho thấy tần suất của
từ/chủ đề “COVID-19”, “Tourism” – hai đối tượng trọng tâm của bài nghiên cứu
được đề cập nhiều hơn cả, bên cạnh đó các từ/chủ đề “Transportation”, “F&B”,
“Travel”, “Duty”, “Airline”, “Hotel” cũng xuất hiện khá dày đặc, từ đó xây dựng mối
liên kết giữa chúng: “Tourism” có mối quan hệ chặt chẽ với “Hotel”, “Transportation”
có mối quan hệ nhỏ với “F&B”,… Vì vậy khi COVID-19 tác động đến lĩnh vực nào
trong ngành du lịch cũng kéo theo ảnh hưởng đến những ngành/nhóm ngành liên quan

khác. Tác giả nhận định đây là vấn đề liên ngành và chính phủ đóng một vai trị quan
trọng trong cuộc chiến chống lại COVID-19 ở nhiều cấp độ và phục hồi ngành du
lịch. Tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn có một số vấn đề cần cải thiện. Đó là số lượng đối
tượng được chọn cho việc phỏng vấn cịn ít, chưa được đa dạng so với một nghiên
cứu mang tầm quốc gia, hầu hết là những người có chuyên môn về ngành du lịch.
Bài nghiên cứu “The Effect of Coronavirus (COVID -19) in the Tourism
Industry in China” của nhóm tác giả Ashikul Hoque, Farzana Afrin Shikha,
Mohammad Waliul Hasanat, Ishtiaq Arif, GS. Dr. Abu Bakar Abdul Hamid, Putra
Business School, UPM Malaysia (2020) đăng trên Asian Journal of Multidisciplinary
Studies, Vol. 3, No. 1, 2020, đã đo lường tác động đáng kể của COVID-19 lên toàn
ngành du lịch ở Trung Quốc. Cụ thể, sự xuất hiện của vi-rút Corona ở Trung Quốc
đã làm cho người dân trên toàn cầu hoảng sợ, gần như tất cả các chuyến bay đến và
đi đều đã bị hủy bỏ, tức “nội bất xuất ngoại bất nhập”. Việc kinh doanh du lịch của
nhiều doanh nghiệp, hãng tàu du lịch, khách sạn cao cấp và hãng hàng không ở Trung
Quốc đã lao dốc nghiêm trọng trong năm nay do hàng loạt đánh giá tiêu cực. Vì vậy,
có thể nói rằng đại dịch chết người khơng chỉ cướp đi sinh mạng của hàng triệu người
dân Trung Quốc mà còn giáng một đòn nặng nề vào ngành du lịch trong nhiều năm
tới. Để nghiên cứu về vấn đề này, nhóm tác giả đã ứng dụng phương pháp nghiên cứu


8

thứ cấp, bằng việc phát triển một câu hỏi mà nghiên cứu điều tra sẽ được phát triển
trên đó. Ở đây, câu hỏi nghiên cứu là “Những tác động của vi rút Corona lên trong
ngành du lịch ở Trung Quốc?”. Bước thứ hai của phương pháp nghiên cứu này là
phát hiện tập dữ liệu thứ cấp. Sau đó, tác giả đánh giá tập dữ liệu thứ cấp và bước
cuối cùng là chuẩn bị và đánh giá dữ liệu thứ cấp để kết luận. Kết quả nghiên cứu cho
thấy đại dịch COVID-19 đã, đang và có thể tiếp tục khiến ngành du lịch Trung Quốc
đi vào bế tắc, và đẩy quốc gia này đến tình trạng suy thối kinh tế nói chung. Tuy
nhiên, nghiên cứu này vẫn đối mặt với một số hạn chế về tính bao quát của điều tra

và sự khó đốn của đại dịch, dẫn đến bối cảnh thực tế nguy cấp hơn nhiều so với kịch
bản mà dữ liệu hiện đang phản ánh.
Bài nghiên cứu “Hospitality and tourism industry amid COVID-19 pandemic:
Perspectives on challenges and learnings from India” được thực hiện bởi Viện quản
lý Ấn Độ Sirmour Paonta Sahib, Himachal Pradesh (2020) đã đề cập đến hai mối quan
tâm quan trọng: Thứ nhất, những thách thức lớn mà ngành khách sạn và du lịch phải
đối mặt; thứ hai, những kiến thức quan trọng trong ngành du lịch. Nghiên cứu dựa
trên các cuộc phỏng vấn với 15 người tham gia ở các vị trí cấp cao trong ngành khách
sạn và dịch vụ giáo dục du lịch và khách sạn. Nội dung trả lời phỏng vấn được phân
tích và dẫn đến 27 chủ đề phụ được cô đọng lại thành 4 chủ đề chính. Các chủ đề phụ
nổi lên từ cuộc điều tra định tính bao gồm: nhu cầu phát triển chuyên môn và đa kỹ
năng của nhân viên, nâng cao ý thức vệ sinh, các quy trình thao tác chuẩn (SOP) liên
quan, vai trò của phương tiện truyền thông và nhu cầu chuẩn bị sẵn sàng cho khủng
hoảng tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này có một số hạn chế nhất định cần được giải
quyết. Đầu tiên, nghiên cứu dựa trên phân tích định tính và sử dụng câu trả lời phỏng
vấn từ các nhà quản lý hoặc nhân sự cấp cao, nhưng nó có thể khơng có tác dụng
nhiều đối với việc tổng quát hóa các kết quả. Một số chủ đề khác có thể xuất hiện và
một số yếu tố được thể hiện từ nghiên cứu hiện tại có thể khơng áp dụng trong các
tình huống khác.
Nghiên cứu “The impact of COVID-19 on tourism industry in Malaysia” của
Lee-Peng Foo, Mui-Yin Chin, Kim-Leng Tan & Kit-Teng Phuah (2020) trình bày
tổng quan ngắn gọn về đại dịch COVID-19, thảo luận về các tác động đối với ngành
du lịch Malaysia và gói kích thích kinh tế. Nghiên cứu này cung cấp một thông tin cơ
bản ngắn gọn về sự bùng phát của đại dịch COVID-19, và xem xét tác động của đại


9

dịch COVID-19 đến ngành du lịch của Malaysia. Phương pháp nghiên cứu của nhóm
tác giả là tổng hợp, phân tích các số liệu từ nguồn có sẵn dựa trên các báo cáo trước

đó. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã chỉ ra rằng sự bùng phát của COVID-19 đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch Malaysia từ sự ảnh hưởng của các ngành khác
như: Tác động đến ngành hàng không, tác động đến các doanh nghiệp kinh doanh
khách sạn, các dịch vụ du lịch… Đặc biệt nghiên cứu phân tích hiệu quả của gói kích
thích kinh tế của chính phủ Malaysia đến ngành du lịch. Nghiên cứu này đã cho chúng
ta cái nhìn tổng quan về những hậu quả đại dịch COVID-19 đã tác động lên nền du
lịch quốc gia, song tồn đọng rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, nghiên cứu không thực sự
làm khảo sát mà chỉ lấy số liệu từ các báo cáo, nghiên cứu khác, điều này vơ hình
trung làm giảm tính xác thực và mới mẻ (về mặt số liệu) cho nghiên cứu. Thứ hai,
nghiên cứu khơng thực sự có phương pháp cụ thể, hiệu quả để tiếp cận các đối tượng
hàng không, khách sạn, chỉ cho nhận xét chung, đồng thời nghiên cứu cũng khơng
đưa ra cách giải quyết cho vấn đề và gói hỗ trợ của chính phủ được đưa ra khơng thực
sự rõ ràng và chắc chắn.
Bài nghiên cứu “The impact of COVID-19 on tourism sector in India” của
nhóm tác giả Sanjita Jaipuria, Ratri Parida, Pritee Ray (2020) đã đưa ra những tác
động của đại dịch COVID-19 đến với ngành du lịch Ấn Độ. Với sự ảnh hưởng nặng
nề về kinh tế, lượng khách du lịch nước ngoài giảm hơn 68% (tháng 03 năm 2020),
ước tính hơn 40 triệu người mất việc làm trực tiếp cũng như gián tiếp... đang biến Ấn
Độ từ một đất nước tiềm năng đang trên đà phát triển về ngành du lịch đứng trước
hàng ngàn vấn đề khủng hoảng cần giải quyết. Nghiên cứu đã sử dụng mơ hình Mạng
lưới thần kinh nhân tạo (ANN) để dự đoán tác động của đợt bùng phát dịch bệnh
COVID-19 đối với việc khách du lịch nước ngoài đến Ấn Độ. Nghiên cứu sử dụng
dữ liệu hàng tháng về lượt khách du lịch nước ngoài đến từ các quốc gia khác nhau
đến Ấn Độ từ ngày 30 tháng 04 năm 1989 đến ngày 31 tháng 03 năm 2020 (369
tháng). Dữ liệu được lấy từ the Centre for Monitoring Indian Economy (economic
outlook, 2020). Trong xun suốt bài nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã tập trung
giải quyết 2 câu hỏi đó là: (1) Những tác động của sự kiện thiên nga đen như COVID19 đối với ngành du lịch Ấn Độ; (2) Tác động của COVID-19 đối với nhu cầu của
khách du lịch nước ngoài và thu nhập ngoại hối là gì nhằm ba mục tiêu: (1) dự đốn
số lượng khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là ở Ấn Độ bằng cách sử dụng mơ hình



10

ANN, (2) phân tích tác động của COVID-19 đối với du lịch lỗ và lãi trong FEE và
(3) đề xuất các hàm ý lý thuyết và quản lý thích hợp. Tuy nhiên, bài nghiên cứu trên
vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Do thiếu thông tin cập nhật liên quan đến đại dịch này,
nghiên cứu không thể xem xét các biến số kinh tế khác để phân tích. Nghiên cứu chỉ
giới hạn ở một quốc gia cụ thể, do đó nghiên cứu có thể được mở rộng hơn nữa bằng
cách xem xét dữ liệu xuyên quốc gia. Cuối cùng, nghiên cứu chỉ xem xét khách du
lịch nội địa, trong khi tình hình nên được phân tích đối với khách du lịch trong và
ngoài nước.
Trong bài nghiên cứu “The Immediate impact of COVID-19 on tourism
employment in Spain” của các tác giả José Francisco Perles-Ribes, Ana Belén
Ramón-Rodríguez, María Jesús-Such-Devesa, Patricia Aranda-Cllar (2020) trong
hội thảo thứ 12: Du lịch và Quản lý vào ngày 24 và 25 tháng 09 năm 2020 đã đề cập
về tác động của COVID-19 đến hoạt động du lịch và vấn đề thất nghiệp trong ngành
du lịch ở Tây Ban Nha. Phương pháp được sử dụng là suy diễn nhân quả bằng mơ
hình Bayesian structural trong một chuỗi thời gian được triển khai trong gói R Causal
Impact (Gói R Tác động Nhân quả trong Python) được áp dụng trên số thành viên
trung bình mỗi tháng và lĩnh vực CNAE hoạt động. Tác động của COVID-19 được
ước tính bằng cách trừ đi giá trị thực của các đơn vị liên kết cho chuỗi này vào tháng
03 và tháng 04 năm 2020, giá trị của các dự đoán được thực hiện trong cùng những
tháng này dựa trên điều chỉnh tốt nhất của ARIMA và ETS bằng cách sử dụng dữ liệu
tương ứng với giai đoạn từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 02 năm 2020. Kết quả cho
thấy ảnh hưởng đến việc làm trong ngành du lịch của 122.067 người vào tháng 03 và
290.244 người vào tháng 04. Tổng cộng: Giảm 412.311 người so với tình huống
khơng có COVID-19 hoặc 14,39% về mặt tương đối. Các hoạt động du lịch khi sử
dụng chuỗi thời gian đơn biến cho cả việc làm nói chung và lao động tự do giảm đáng
kể. Nghiên cứu này có một số hạn chế nhất định cần được giải quyết. Đầu tiên, nghiên
cứu không đạt được ý nghĩa thống kê khi sử dụng phân tích chuỗi thời gian theo cấu

trúc Bayesian và khơng có kết luận cho rằng kết quả từ kiểm định hoặc thử nghiệm
không xảy ra do ngẫu nhiên hay tình cờ, thay vào đó là do một nguyên nhân cụ thể.
Hơn nữa, nghiên cứu còn hạn chế trong việc nêu rõ mối quan hệ tương tác lẫn nhau
giữa du lịch và phần còn lại của nền kinh tế.


11

Bài nghiên cứu với tiêu đề “Impact of COVID-19 Pandemic on Tourism:
Perceptions from Bangladesh” của hai tác giả Santus Kumar Deb và Shohel Md. Nafi
(2020) khoa Du lịch và Dịch vụ của hai trường đại học Dhaka và Noakhali ở
Bangladesh, cung cấp mơ hình nhận thức lý thuyết để hiểu rõ hơn về tác động của
COVID-19 đến du lịch cũng như tạo tiền đề cho các nghiên cứu tương lai trong việc
giải quyết các thách thức đối với ngành du lịch. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả
đã hồn thành việc tìm kiếm và thu thập số liệu bằng cách tham khảo nhiều đầu báo,
nguồn dữ liệu, nghiên cứu đã có trước đó, dữ liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới
(WTO), của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)… Họ đã lần lượt làm các thống kê: Chi
tiêu cho du lịch quốc tế ở các nước Nam Á (International Tourism Expenditure in
South Asian Countries); ước tính số lượng các cơng việc có nguy cơ nguy hiểm trong
ngành (Estimated Number Of Jobs At Risk In Tourism Sector); tỉ lệ người sử dụng
các khách sạn sang trọng ở Bangladesh (Occupancy Level of Luxury Hotels in
Bangladesh). Trong đánh giá ban đầu, rõ ràng COVID-19 tác động xấu đến ngành du
lịch và lữ hành. Cả khách du lịch trong nước và quốc tế đều hủy đặt phịng do đại
dịch. Thêm vào đó, việc hạn chế đi lại ở các quốc gia khác nhau đã dẫn đến việc hủy
bỏ tất cả các chuyến du lịch bằng đường hàng khơng. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp
ngày càng thất thu, nhân viên mất việc làm. Trước tình hình này, gói kích cầu đặc
biệt từ chính phủ là cần thiết để ngành du lịch và lữ hành có thể tồn tại trong tình hình
hiện tại và hồi sinh sau đại dịch. Nhìn vào nghiên cứu, chúng ta có thể thấy được một
số hạn chế như các số liệu hầu hết là dẫn nhập từ nguồn khác và họ chỉ làm công việc
thống kê, điều này làm giảm sức thuyết phục và chân thực của nghiên cứu. Hơn thế

nữa, việc đề xuất giải pháp là gói hỗ trợ kinh tế chỉ được nhắc sơ qua, khơng được
phân tích rõ, cần phải có thêm sự phân tích rõ về giải pháp/ cách khắc phục để bài
nghiên cứu thuyết phục hơn.
Bài nghiên cứu “Impact of COVID-19 on tourism industry: A review” của
Kumudumali (2020), tập trung vào tác động của COVID-19 đối với ngành du lịch và
đánh giá những thách thức mà du lịch phải đối mặt với tư cách là một ngành phụ
chính của nền kinh tế cầu. Nghiên cứu dùng phương pháp sử dụng dữ liệu thứ cấp để
phân tích. Bước đầu của nghiên cứu, triển khai câu hỏi: Tác động của COVID-19 lên
ngành du lịch thế giới là gì? Sau đó các nhà nghiên cứu phát hiện, đánh giá và chuẩn
bị kết luận từ các dữ liệu thứ cấp đó. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng các bài đánh giá,


12

các tạp chí và các nghiên cứu từ WTCC, 2020: UNWTO, 2020a, 2020b: UNCTAD,
2020 và Ngân hàng thế giới, 2020. Ngồi ra, nguồn dữ liệu thứ cấp cịn được lấy từ
các trang web và các bài báo. Nghiên cứu cho thấy sự sụt giảm lượng khách du lịch
và doanh thu du lịch trên thế giới năm 2020. Nghiên cứu cũng đánh giá sự giảm đột
ngột trong ngành du lịch hàng khơng, khách sạn và việc làm. Vì vậy, có thể kết luận
rằng dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch thế giới. Tuy nhiên,
nghiên cứu vẫn tồn tại những hạn chế. Thứ nhất, các dữ liệu thứ cấp liên quan đến sự
bùng nổ của COVID-19 cịn ít là một thách thức lớn trong việc chỉ ra sự ảnh hưởng
của COVID-19 lên ngành du lịch. Thứ hai, dịch bệnh vẫn còn đang tiếp diễn trên thế
giới nên những ảnh hưởng đề ra trong bài nghiên cứu chỉ mang tính chất tạm thời.
Nghiên cứu “The effect of COVID-19 pandemic on domestic tourism: A
DEMATEL method analysis on quarantine decisions” của Fatma Altuntas, Mehmet
Sahin Gok (2021) đã chỉ ra rằng giãn cách xã hội là phương pháp hiệu quả nhất của
các nước để giảm tác động của các đợt dịch bùng phát. Các quyết định kiểm dịch
trong thời kỳ đại dịch ảnh hưởng trực tiếp đến ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách
sạn, tuy nhiên chúng có một lỗ hổng trong việc đưa ra các quyết định kiểm dịch đúng

đắn để giảm tác động tiêu cực của đại dịch đối với ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách
sạn. Để lấp đầy khoảng trống này, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phịng thí
nghiệm đánh giá và thử nghiệm ra quyết định DEMATEL để giúp các quốc gia đưa
ra quyết định kiểm dịch do đại dịch COVID-19. Dữ liệu Khảo sát Du lịch Nội địa Hộ
gia đình từ Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TurkStat) được sử dụng để thu thập thông tin
đi lại giữa nhập cảnh và xuất cảnh giữa 12 khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ. Dữ liệu cịn
được thu thập từ các thành viên hộ gia đình sống trong các khu định cư nằm trong
biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp có sự hỗ trợ của
máy tính. Dữ liệu được sắp xếp dưới dạng ma trận theo phương pháp DEMATEL.
Kết quả cũng chứng minh rằng phương pháp DEMATEL cung cấp các giải pháp
thuận tiện cho các quyết định kiểm dịch trong thời kỳ đại dịch. Kết quả ứng dụng
DEMATEL liên quan đến hiệu ứng đại dịch COVID-19 có thể làm sáng tỏ triển vọng
và thách thức của ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn. Những phát hiện của nghiên
cứu này có thể được thơng qua để chuẩn bị cho ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách
sạn đối phó với đại dịch COVID-19 và đại dịch tương tự. Tuy nhiên bài nghiên cứu
vẫn có một số vấn đề cần cải thiện. Đó là phần tổng quan rộng, trích dẫn nhiều dẫn


13

chứng về truy tìm nguồn gốc của virus mặc dù nghiên cứu về ảnh hướng và giải pháp
cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, nghiên cứu dựa trên việc khảo sát số liệu từ một quốc
gia nên chưa thể đưa ra giải pháp hiệu quả cho ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách
sạn cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về
những khó khăn và thách thức của ngành du lịch trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Các nghiên cứu còn đưa ra cách thức, giải pháp thiết thực thông qua sự phong phú về
số liệu, các phương pháp nghiên cứu đa dạng, hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ có hai nghiên
cứu của Shih-Shuo Yeh (2021), Lee-Peng Foo, Mui-Yin Chin, Kim-Leng Tan & KitTeng Phuah (2020) nêu mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa du lịch và phần còn lại
của nền kinh tế, chỉ ra được vấn đề dịch COVID-19 tác động lên du lịch là một vấn

đề liên ngành. Bên cạnh đó, hạn chế chung của các nghiên cứu này là lỗ hổng về tính
bao quát của điều tra và sự khó đốn của đại dịch, dẫn đến bối cảnh thực tế nguy cấp
hơn nhiều so với kịch bản mà dữ liệu hiện đang phản ánh, nên những ảnh hưởng đề
ra trong bài nghiên cứu chỉ mang tính chất tạm thời.
4.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước

Đại dịch COVID-19 khơng chỉ tác động mạnh mẽ đến tình hình du lịch thế
giới nói chung mà cịn ảnh hưởng sâu rộng đến ngành du lịch Việt Nam nói riêng.
Các bài nghiên cứu của Phạm Trương Hoàng, Trần Huy Đức, Ngô Đức Anh (2020),
bài nghiên cứu về giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại thành phố Đà
Nẵng sau tác động của đại dịch COVID-19 của Cao Thị Cẩm Hương, Phạm Thị Mỹ
Linh (2021), Hồ Minh Phúc và Trịnh Thị Kim Chung (2021), Dương Thị Xuân Diệu
(2020), các nghiên cứu về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hoạt động du lịch
và sinh kế của cộng đồng địa phương tại thị xã Sa Pa - Lào Cai của nhóm tác giả
Nguyễn Thị Nhâm Tuất, Nguyễn Thu Huyền, Vi Thùy Linh, Trần Thị Ngọc Hà,
Nguyễn Thị Tuyết và Nguyễn Thu Hường (2020). Ngoài ra các nghiên cứu của
Nguyễn Hoàng Tiến, Trần Văn Sơn (2020), Margaux Constantin, Matthieu Francois
và Thảo Lê (2021), Phạm Xuân Giang và Huỳnh Nguyễn Bảo Ngọc (2021), Vũ Thị
Lành, Nguyễn Văn Khuy, Nguyễn Thị Tuyết, Trần Thị Vân Anh (2020), ThS Võ Đức
Tâm, ThS Võ Văn Bản (2020) đã đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá về tình
hình dịch COVID-19 cùng với sự tác động của đại dịch đến với ngành du lịch trong
nước. Từ đó, các tác giả đã tổng kết được các ảnh hưởng tiêu cực, những số liệu dẫn


14

chứng về việc suy giảm lượng khách tham quan, ghé thăm Việt Nam trong những
năm gần đây và tìm ra hướng đi, cách giải quyết để phát triển ngành du lịch trong

nước sau đại dịch. Sau đây là tóm tắt về các bài nghiên cứu.
Bài nghiên cứu “Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành du lịch Việt
Nam và những giải pháp ứng phó” của Phạm Trương Hồng, Trần Huy Đức, Ngô
Đức Anh (2020) thuộc Khoa Du lịch và Khách sạn, trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, Việt Nam. Nghiên cứu này phân tích những tác động của đại dịch COVID-19
đến ngành du lịch Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu các tác
động tiêu cực của dịch, hỗ trợ các doanh nghiệp và ngành du lịch vượt qua những khó
khăn do dịch gây ra, nhanh chóng khơi phục kinh doanh sau đó. Dựa trên tổng quan
nghiên cứu về tác động của dịch bệnh đối với ngành du lịch và phân tích kết quả khảo
sát 95 doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và khách sạn về tác động của dịch bệnh
COVID-19 tới doanh nghiệp, nghiên cứu đưa ra những kịch bản khác nhau về tác
động của dịch bệnh COVID-19 tới ngành du lịch Việt Nam theo diễn biến của dịch
bệnh và phản ứng của Chính phủ và ngành du lịch. Bài báo đề xuất những giải pháp
hạn chế và giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 đến ngành du lịch
Việt Nam, cụ thể cho ba giai đoạn duy trì sự tồn tại của các doanh nghiệp và lao động,
tái cấu trúc và chuẩn bị cho sự trở lại của ngành du lịch. Nghiên cứu này tổng quan
những tác động của dịch bệnh mang tính tồn cầu tới ngành du lịch thế giới, phân
tích các khía cạnh cần quan tâm khi đánh giá tác động của dịch bệnh đối với ngành
du lịch, làm cơ sở cho việc phân tích trường hợp dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam
hiện nay. Tiếp theo, nghiên cứu thực hiện một khảo sát nhanh tới các doanh nghiệp
du lịch nhằm xác định tác động của dịch bệnh và ứng phó của doanh nghiệp trong
thời điểm cuối tháng 3 năm 2020. Từ các trường hợp diễn biến của dịch bệnh tại Việt
Nam và trên thế giới, nghiên cứu đưa ra các kịch bản và dự báo về tác động của dịch
bệnh COVID-19 đối với ngành du lịch Việt Nam, đề xuất các giải pháp giảm thiểu
các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 đối với ngành du lịch Việt Nam trong
thời gian trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, bài nghiên cứu còn một số hạn chế ở chỗ
chưa tổng quan được nghiên cứu trong và ngoài nước, chưa nêu được những khoảng
trống kiến thức và từ đó phát triển lên của bài nghiên cứu trích dẫn trên.
Bài nghiên cứu “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hành vi
tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng” của hai tác giả Cao Thị Cẩm



15

Hương, Phạm Thị Mỹ Linh (2021) được trích từ Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ,
trường Đại học Duy Tân cung cấp thông tin về đại dịch COVID-19 đang diễn ra và
ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng du lịch trên thế giới và Việt Nam. Nghiên cứu cũng
tìm hiểu và đánh giá những thay đổi trong hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại
thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp phù hợp với những đặc
điểm hành vi tiêu dùng của người dân Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu là thực hiện
khảo sát để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu, tổng hợp và phân tích báo cáo từ nhiều
nguồn khác nhau. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: Giai đoạn sơ bộ và
giai đoạn chính thức. Giai đoạn sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính để
đưa ra bảng câu hỏi, nhóm tác giả đã dựa trên một nghiên cứu của TripAdvisor (2016)
về tìm hiểu cách mà người dân Đà Nẵng tìm kiếm thơng tin và lựa chọn hình thức
cũng như cách thức du lịch của mình. Giai đoạn chính thức được thực hiện bằng
phương pháp định lượng. Trước khi tiến hành lấy khảo sát người dân tại thành phố
Đà Nẵng, bảng câu hỏi được gửi đi tham khảo ý kiến của một số chuyên gia là giảng
viên đào tạo về du lịch, quản lý tại khách sạn 4 sao, quản lý tại một số công ty du lịch
nhằm lấy ý kiến để hoàn thiện tốt hơn về mặt khoa học, chuyên môn, logic của bảng
khảo sát. Hạn chế của nghiên cứu là kích thước mẫu của nghiên cứu còn rất khiêm
tốn chưa đại diện cho người dân Đà Nẵng một cách chính xác. Nhiều yếu tố chưa
được đưa vào khảo sát trong các nghiên cứu. Trên cơ sở kết quả tìm thấy, đề tài có
thể khảo sát tới nhóm đối tượng rộng hơn, đa dạng hơn, số lượng mẫu nhiều hơn,
phạm vi nghiên cứu đa dạng hơn thì độ tin cậy sẽ cao.
Bài nghiên cứu “Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại thành
phố Đà Nẵng sau tác động của đại dịch COVID-19” của tác giả Hồ Minh Phúc và
Trịnh Thị Kim Chung (2021) (Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng) đăng trên Tạp chí
Khoa học và Cơng nghệ Đại học Duy Tân đã phân tích tác động tổng thể của dịch
COVID-19 đối với ngành du lịch, các rào cản thu hút khách du lịch quốc tế quay trở

lại Đà Nẵng. Dựa trên cơ sở lý luận là “Nhận thức rủi ro về sức khoẻ”, “Những thay
đổi trong hành vi của khách du lịch sau COVID-19” và tình hình hiện tại của Thành
phố Đà Nẵng: Lượng khách hủy tour du lịch lên đến 95-100% khi đại dịch bùng phát
(số liệu theo Tổng cục du lịch), số lượng khách quốc tế 2020 đến Đà Nẵng giảm mạnh
(vì đây được biết đến là điểm du lịch của du khách Trung Quốc)… Nhóm tác giả đã
đề xuất các giải pháp giúp các điểm đến tại phục hồi và thu hút ý định quay trở lại


16

của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Các giải pháp tập trung nâng cao nhận
thức về an toàn và giảm mức độ lo lắng của khách hàng: Sử dụng công nghệ làm giảm
nguy cơ sức khỏe, đẩy mạnh chiến lược tiếp thị kỹ thuật số sau COVID-19, ứng dụng
“Du lịch Việt Nam an toàn” và chuẩn bị cho sự trở lại bằng các chính sách tập trung
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch trong thành phố. Điểm hạn chế là
nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Dù
đem đến những phát hiện hữu ích nhưng sẽ thuyết phục hơn nếu sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng để cung cấp những góc nhìn khác. Tác động của đại dịch
COVID-19 rất lớn và đòi hỏi nghiên cứu liên ngành nên khó khắc họa bức tranh tổng
thể và đưa ra chiến lược, giải pháp.
Trong bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hoạt động du
lịch và sinh kế của cộng đồng địa phương tại thị xã Sa Pa - Lào Cai tính đến tháng
12 năm 2020” của các tác giả Nguyễn Thị Nhâm Tuất, Nguyễn Thu Huyền, Vi Thùy
Linh, Trần Thị Ngọc Hà, Nguyễn Thị Tuyết và Nguyễn Thu Hường (2020) (Trường
Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên) được đăng trên Tạp chí Khoa học và Cơng
nghệ Đại học Thái Ngun đã phân tích và so sánh ảnh hưởng của dịch bệnh COVID19 đến hoạt động du lịch tại khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên, Thị xã Sa Pa, tỉnh
Lào Cai trong 2 giai đoạn: Trước khi dịch bệnh xuất hiện và sau khi áp dụng giãn
cách xã hội (từ tháng 06-12/2020). Kết quả nghiên cứu được dựa trên kết quả thu thập
số liệu thứ cấp từ các báo cáo thống kê của các ban ngành có liên quan, báo cáo tổng
kết của UBND thị xã Sa Pa, huyện Sa Pa, xã San Sả Hồ và thu thập số liệu sơ cấp từ

việc phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi được chuẩn bị trước. Thông tin và
các số liệu thu thập được được cập nhật và tính tốn trên Excel. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: Tại thời điểm áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, cảng hàng khơng và biên
giới bị đóng cửa, khách nội địa cũng hạn chế đi du lịch hơn kéo theo đó tổng lượng
khách du lịch đến tham quan giảm 76% so với 2019 trong đó khơng có lượt khách
quốc tế sử dụng chuyến bay đến nghỉ dưỡng tham quan tại Sa Pa. Thu nhập của người
dân trong giai đoạn COVID-19 bị ảnh hưởng rất nặng nề, các nhóm dịch vụ gần như
là khơng có thu nhập, duy chỉ có nhóm lưu trú, bán hàng ăn uống, bán đồ lưu niệm là
có thu nhập rất nhỏ. Tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế. Bởi vì bài báo
cáo chỉ khảo sát và thống kê số liệu tại một số tuyến du lịch của thị xã Sapa nên phạm
vi nghiên cứu còn hẹp và chưa bao quát hết toàn bộ ảnh hưởng của dịch bệnh đến du


17

lịch. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ khảo sát thu nhập trung bình của người dân từ việc kinh
doanh dịch vụ mà khơng đề cập đến các loại hình khác.
Bài nghiên cứu “Phát triển bền vững ngành du lịch thời kỳ hậu COVID-19 tại
Việt Nam - Cách tiếp cận marketing” của hai tác giả Nguyễn Hoàng Tiến, Trần Văn
Sơn (2020), trường Đại học Thủ Dầu Một phân tích những tác động của đại dịch
COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu
các tác động tiêu cực của dịch, hỗ trợ các doanh nghiệp và ngành du lịch vượt qua
những khó khăn, nhanh chóng khơi phục kinh doanh sau đó. Ngồi ra, bài phân tích
cũng đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế và giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch
bệnh COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam và hướng đến tương lai du lịch bền
vững, đồng thời đưa ra phương hướng marketing để giúp ngành du lịch phát triển,
tăng doanh thu, thu hút khách hàng trở lại. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã sử
dụng phương pháp thu thập và tổng hợp lý thuyết, dữ liệu (thứ cấp và sơ cấp) trên các
kênh thơng tin, sau đó tổng hợp và phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy
đủ về đối tượng. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết cũng được tích

hợp để sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu
bản chất để tiếp tục phân tích. Nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực của đại dịch đối
với ngành du lịch phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, phạm vi và thời gian kéo dài
của bệnh dịch. Nhưng về cơ bản dịch COVID-19 đã làm sụt giảm nhanh chóng và
đáng kể doanh thu, giảm lợi nhuận, doanh nghiệp đóng cửa, nhiều nơi cắt giảm việc
làm đến gần ⅘ nhân sự. Trước tình hình này, tác giả đề xuất cần phải có giải pháp để
ngành du lịch sống chung với dịch, ứng phó bằng các phương án cách ly, khử trùng,
sử dụng digital marketing (bao gồm công cụ tìm kiếm marketing, mạng xã hội và
email marketing...) để truyền đi thông điệp về “Du lịch Việt Nam an tồn” và tạo sự
tin tưởng trong lịng khách hàng qua những câu chuyện “điểm chạm”. Tác giả gợi ý
trong thời gian tới, du lịch Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để quảng bá hình ảnh
an tồn để thu hút khách du lịch tiềm năng, các hãng truyền thông, ngay khi nhiều
khách du lịch còn đang lưỡng lự, lựa chọn các điểm đến an toàn ngay sau thời kỳ dịch
bệnh. Song, bài viết vẫn tồn đọng một số hạn chế về tính khả thi và hữu hiệu của mục
tiêu dài hạn đặc biệt trong bối cảnh đại dịch vẫn đang diễn biến khơn lường kéo theo
hạn chế tài chính và tâm lý sợ nhiễm bệnh vẫn đeo bám lượng khách du lịch tiềm


18

năng. Mục tiêu sử dụng digital marketing vẫn sẽ khó được xây dựng trên phạm vi
quốc gia do sự thiếu đồng bộ về công nghệ trong doanh nghiệp.
Bài nghiên cứu “Một số giải pháp thu hút khách du lịch nội địa đến thành phố
Đà Nẵng hậu COVID-19” của Dương Thị Xuân Diệu (2020), Khoa Khách sạn - Nhà
hàng Quốc tế, viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch, trường Đại học Duy Tân, Đà
Nẵng, Việt Nam. Nhằm khảo sát hành vi cũng như đánh giá của khách du lịch đối với
điểm đến Đà Nẵng hậu COVID-19, tác giả đã thiết kế bảng hỏi để thu thập các loại
dữ liệu. Nghiên cứu tập trung vào khách du lịch nội địa đến tham quan, du lịch và lưu
trú tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố như: Khu du lịch Bà Nà, chùa
Linh Ứng, bãi Bụt Sơn Trà, ga đường sắt Đà Nẵng, Viện Cổ Chàm, khu danh thắng

Ngũ Hành Sơn. Kết quả khảo sát là khách du lịch vẫn chưa đánh giá cao về mức độ
an toàn khi du lịch tại Đà Nẵng, với giá trị trung bình đánh giá là 2,79 (GTTB <3).
Trong đó có tới 15,3% khách du lịch đánh giá rất khơng hài lịng và 18,7% đánh giá
khơng hài lịng về tiêu chí an tồn điểm đến. Nguyên nhân là do trong năm 2020, Đà
Nẵng là nơi bùng phát dịch bệnh tại Việt Nam. Mặc dù dịch bệnh đã nhanh chóng
được kiểm sốt từ đầu tháng 09/2020 nhưng tâm lý khách hầu hết vẫn lo sợ khi đi du
lịch tại Đà Nẵng. Khách du lịch cho rằng Đà Nẵng vẫn chưa thực sự thực hiện tốt các
biện pháp đảm bảo an tồn phịng chống dịch bệnh cho khách sau dịch. Sau đó, tác
giả đã đề ra một số giải pháp để thu hút khách du lịch Đà Nẵng hậu COVID-19 trên
nhiều phương diện. Thế nhưng bài khảo sát chưa có sự đa dạng về lứa tuổi, phạm vi
nghiên cứu còn hẹp, số lượng người tham gia hạn chế (124 người), nếu nghiên cứu
trong phạm vi rộng hơn, bao quát hơn thì kết quả đánh giá sẽ khách quan hơn.
Với bài nghiên cứu “Đổi mới ngành du lịch: Việt Nam có thể đẩy nhanh tốc
độ phục hồi như thế nào” của Margaux Constantin, Matthieu Francois, và Thảo Lê
(2021), nhóm tác giả đã sử dụng nguồn thơng tin dữ liệu vơ cùng phong phú, đa dạng,
qua đó khái quát được những đặc điểm của ngành du lịch Việt Nam về nhiều mảng.
Bằng việc đưa những dữ liệu về số chuyến bay trong, ngồi nước, cơng suất sử dụng
buồng phòng khách sạn, khách hàng… trước và sau khi đại dịch COVID-19 diễn ra,
nhóm tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của ngành du lịch đối với nền kinh tế nước nhà.
Không chỉ nghiên cứu xoay quanh tác động của đại dịch đến ngành du lịch Việt Nam,
họ còn đặt ra những thách thức, cơ hội hồi phục ngành du lịch hậu COVID-19 cho
nền kinh tế nước nhà. Nhóm tác giả liên tục đưa ra dự đốn, tầm nhìn dành cho việc


19

hồi phục ngành du lịch Việt Nam thông qua các bảng dữ liệu và thơng tin. Cuối cùng,
nhóm tác giả đưa ra 6 giải pháp kích hoạt hồi phục ngành du lịch Việt Nam vô cùng
đa dạng, đưa ra một vài hướng đi tiềm năng dành cho ngành du lịch, từ đó đặt ra bài
tốn giải quyết hồi phục ngành dành cho Chính phủ, các hiệp hội ngành, các cơng ty

lữ hành của Việt Nam... Tuy vậy, hạn chế nằm ở việc bài nghiên cứu đưa ra giải pháp
và tầm nhìn về sự hồi phục ngành du lịch Việt Nam trong một khoảng thời gian khá
dài (3-4 năm), chưa mang hiệu quả rõ rệt và sự hồi phục tạm thời ngay trước mắt nào.
Bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch
trong nước tại các điểm đến TP.HCM trong bối cảnh đại dịch COVID-19” của tác
giả Phạm Xuân Giang và Huỳnh Nguyễn Bảo Ngọc (2021) trong Tập 50 Số 02 Tạp
chí Khoa học và Công nghệ đã dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước đó, nghiên
cứu này đã bổ sung thêm hai mục mới được tính theo yếu tố mức độ hài lòng của du
khách trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Nghiên cứu sử dụng hỗn hợp hai phương
pháp là định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện qua hai vòng
thảo luận với 06 chuyên gia am hiểu về lĩnh vực du lịch. Vòng 1: Thảo luận các yếu
tố có trong mơ hình nghiên cứu chính thức; vòng 2: Thảo luận các biến quan sát dùng
đo lường các yếu tố. Nghiên cứu định lượng với công cụ là phần mềm SPSS 24 được
tiến hành qua hai bước: Bước 1: Nghiên cứu định lượng sơ bộ. Kết quả của bước
nghiên cứu này là cơ sở để đánh giá sơ bộ thang đo và biến quan sát bằng kiểm định
Cronbach’s Alpha, đồng thời là bước hiệu chỉnh phiếu khảo sát thông qua sự phản
hồi của những người được điều tra. Kích thước mẫu của nghiên cứu sơ bộ là 30 du
khách được lấy theo phương pháp thuận tiện. Bước 2: Nghiên cứu định lượng chính
thức. Kết quả của bước nghiên cứu này là dùng để đánh giá độ phù hợp của mơ hình
và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố độc lập đến yếu tố phụ thuộc. Công cụ thu thập
dữ liệu là phiếu khảo sát 5 mức độ theo thang đo Likert với kích thước mẫu là 393 du
khách. Kích thước này được xác định theo Comrey và Lee (1992) “mẫu 100 được coi
là tệ, 200 được coi là khá, 300 được coi là tốt, 500 được coi là rất tốt và >= 1000
được coi là tuyệt vời”. Thơng qua phương pháp định tính và định lượng, nghiên cứu
đã tìm ra 05 yếu tố thực sự có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa sau
đợt một đại dịch COVID-19. Đó là an tồn điểm đến, tài nguyên du lịch và điều kiện
vật chất, môi trường, cơ sở lưu trú và cuối cùng là dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, 05 khuyến nghị đã được nhóm tác giả đề xuất. Hy



20

vọng rằng nếu như có thể thực hiện được những khuyến nghị này, ngành du lịch của
điểm đến TP.HCM vẫn phát triển và phát triển bền vững ngay cả khi COVID-19 vẫn
chưa được kiểm sốt hồn tồn. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn hạn chế, nghiên cứu
này được thực hiện trong điều kiện đất nước lâm vào đại dịch, vì vậy mẫu được khảo
sát hoàn toàn bằng trực tuyến với cỡ mẫu chưa lớn là 393. Mặt khác, 05 yếu tố độc
lập cịn lại sau phân tích chỉ ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa được
56,8%. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo nên tăng kích thước mẫu và đưa thêm vào
mơ hình nghiên cứu một số yếu tố độc lập để tăng độ phù hợp của mơ hình và tính
khả thi của các khuyến nghị đối với điểm đến TP.HCM.
Bài nghiên nghiên cứu “Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Âu - Mỹ đến
Đà Nẵng sau dịch COVID-19” của nhóm tác giả: Vũ Thị Lành, Nguyễn Văn Khuy,
Nguyễn Thị Tuyết, Trần Thị Vân Anh (2020) đến từ Khoa Lữ Hành Quốc tế, trường
Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam và viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch, trường
Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam. Nhiều năm qua, ngành du lịch ở Đà Nẵng đã
mới chỉ tập trung khai thác các nguồn lực có sẵn như lợi thế về tài nguyên thiên nhiên,
vị trí địa lý để thu hút du khách quốc tế mà chưa nghiên cứu sâu các lý thuyết nhu
cầu để thực sự hiểu động cơ của du khách, đặc biệt là khách phương Tây. Do vậy,
nghiên cứu này đã tập trung đánh giá các lý thuyết liên quan đến động lực của khách
hàng để thấy rõ lực đẩy (push factors) và lực kéo (pull factors) với đối tượng khách
phương Tây. Bài viết đề cao nghiên cứu các nhân tố như tự khám phá (selfexploration), uy tín (prestige) và tự khẳng định giá trị bản thân (self-value
expression). Những yếu tố này là quan trọng để Đà Nẵng thực hiện đa dạng hóa thị
trường, chuyển dịch cơ cấu khách du lịch trong thời gian tới. Nghiên cứu đi từ chỗ
đặt vấn đề về ảnh hưởng của đại dịch lên nền du lịch địa phương là đặt ra thử thách
hay cơ hội để phát triển ngành này. Từ đó nghiên cứu về động lực đi du lịch của khách
Á và Âu - Mỹ, đề ra mơ hình Push and Pull trong lựa chọn điểm đến của khách
phương Tây. Sau đó phân tích thực trạng thu hút khách du lịch Âu - Mỹ của một số
nước và Đà Nẵng để chỉ ra đâu là điểm hạn chế của Đà Nẵng để từ đó đề xuất giải
pháp. Nghiên cứu dẫu có tính mới mẻ và sáng tạo song khá chưa chắc chắn và thuyết

phục về bố cục trình bày cũng như khả năng áp dụng thực tiễn của các giải pháp được
đề xuất khá thấp. Nghiên cứu chưa chỉ ra được ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến


21

du lịch Đà Nẵng khi làm khảo sát và dẫn chứng số liệu của năm 2018-2019, khi dịch
COVID-19 còn chưa bùng phát mạnh mẽ tại thành phố này.
Nghiên cứu “Dự báo và biện pháp cho ngành du lịch Việt Nam trong và sau
đại dịch COVID-19” của tác giả: ThS Võ Đức Tâm, ThS Võ Văn Bản (2020) thuộc
trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu của nhóm tác giả
nhằm vào vào việc sử dụng dữ liệu thứ cấp. Bài viết đã hồn thành phân tích bằng
cách xem xét các bài báo khác nhau, báo chí, dữ liệu của Tổ chức du lịch thế giới, dữ
liệu của Tổ chức Y tế thế giới và Tổng cục du lịch Việt Nam. Bài viết nhằm xác định
ảnh hưởng và dự báo tác động dựa trên các kịch bản của đại dịch COVID-19 đối với
ngành du lịch ở Việt Nam. Nghiên cứu phân tích thực trạng, dự báo ảnh hưởng của
đại dịch và tìm kiếm giải pháp khắc phục ngành du lịch chuẩn bị cho giai đoạn hậu
COVID-19. Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn tồn tại hạn chế, đó là nghiên cứu chỉ tham
khảo những số liệu khơng mới mẻ, chưa có tính đóng góp cao về mặt dữ liệu. Bài viết
cịn bất cập về tính bao quát của điều tra và sự khó đốn của đại dịch, dẫn đến bối
cảnh thực tế nguy cấp hơn nhiều so với kịch bản mà dữ liệu hiện đang phản ánh. Cuối
cùng, nghiên cứu chỉ xem xét khách du lịch nội địa, trong khi tình hình nên được
phân tích đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Hơn nữa, hạn chế trong việc nêu
mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa du lịch và phần còn lại của nền kinh tế. Phần
tổng quan rộng, trích dẫn nhiều dẫn chứng về truy tìm nguồn gốc của virus mặc dù
nghiên cứu về ảnh hướng và giải pháp cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, nghiên cứu
dựa trên việc khảo sát số liệu từ một quốc gia nên chưa thể đưa ra giải pháp hiệu quả
cho ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Tựu trung lại, những nghiên cứu nêu trên của các tác giả đã đặt ra những vấn
đề khá cấp thiết và quan trọng ảnh hưởng đến ngành du lịch nội địa hiện nay. Nhóm

tác giả đã đưa ra những dẫn chứng về số liệu, báo cáo, địa điểm, mốc thời gian, phạm
vi nghiên cứu... rất cụ thể và chi tiết. Mặt hạn chế chung là các tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu vào các thị trường du lịch lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Sa Pa còn các thị
trường tiềm năng, có khả năng phát triển như Phú n, Bình Định, n Bái, Sóc
Trăng... thì lại chưa có nhiều bài nghiên cứu cụ thể và chính xác. Đa số các bài nghiên
cứu đều thực hiện trên nền tảng trực tuyến nên tính xác thực và khách quan chưa thật
sự cao, sự đa dạng về số lượng mẫu, độ tuổi, nơi sinh sống... vẫn còn là vấn đề cần
nhìn nhận. Mặt khác, những bài nghiên cứu chỉ thường khảo sát ở một trong hai nhóm


22

người, tức là khách du lịch hoặc chuyên viên du lịch. Nếu có sự khảo sát của cả bên
khách hàng, du khách có nhu cầu du lịch và cả những người làm về du lịch, có chun
mơn, kinh nghiệm về ngành nghề này trong cùng một bài khảo sát thì sẽ đưa ra được
nhiều ý kiến sâu sắc, rõ nét hơn.
5. TÍNH MỚI VÀ ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Tính mới:
Từ Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước, nhóm 2 nhận thấy
đề tài của mình có những điểm mới sau:
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và phương pháp
định lượng để tiến hành thu thập các dữ liệu liên quan. Trên thế giới và tại Việt Nam,
các nghiên cứu đa phần chỉ sử dụng phương pháp định tính hoặc tham khảo số liệu
từ các báo cáo, nghiên cứu của các nhóm tác giả khác.
Thứ hai, đề tài nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia khảo sát: Người làm
việc trong ngành du lịch, chuyên gia ngành du lịch và khách tham quan, du lịch tiềm
năng (đa dạng lứa tuổi) ở TP.HCM.
Thứ ba, đề tài nghiên cứu đem đến góc nhìn mới (số liệu và nhận xét) về sự
ảnh hưởng của dịch COVID-19 và tổng quan ngành du lịch TP.HCM trong bối cảnh
đợt dịch thứ tư đang diễn ra.

Thứ tư, nhóm nghiên cứu đề ra các giải pháp, trong đó có việc xây dựng mơ
hình liên ngành “Du lịch Vaccine” khi Việt Nam tự sản xuất được vaccine và mở cửa
du lịch trở lại.
Đóng góp:
Từ mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu nhóm 2 có những đóng góp sau:
Thứ nhất, nghiên cứu xác định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phục
hồi ngành du lịch TP.HCM sau đợt dịch thứ 4 trong tác động đến cơ cấu kinh tế nước
ta.
Thứ hai, những số liệu và cảm quan mới được tổng hợp và phân tích về ngành
du lịch ở TP.HCM trong bối cảnh dịch bệnh giúp cho sinh viên năm cuối chuyên
ngành du lịch nhận thức rõ khó khăn vì khơng thể đến doanh nghiệp thực tập và trực
tiếp cọ xát thực tế nên họ phải có những phương pháp ứng phó kịp thời với tình hình
hiện tại để tránh bị thất nghiệp về sau.


23

Thứ ba, cùng với những nghiên cứu về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến
ngành du lịch khu vực TP.HCM trong các đợt dịch trước tạo thành tiến trình nghiên
cứu có ý nghĩa như một bức tranh tổng thể về ngành du lịch tại thành phố.
Thứ tư, nhóm nghiên cứu đề ra một số giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của đại
dịch COVID-19 đối với TP.HCM cùng với kết quả khảo sát làm nguồn tham khảo để
các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia và doanh nghiệp du lịch TP.HCM xây
dựng chiến lược hiệu quả vực dậy ngành du lịch trên địa bàn.
6. KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI
Cơng trình nghiên cứu gồm … trang, … bảng, … hình vẽ và … biểu đồ, cùng …
phụ lục. Ngồi phần kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục
hình vẽ và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bài nghiên cứu có kết
cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu



1.1 Tính cấp thiết của đề tài



1.2 Mục tiêu nghiên cứu



1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu



1.4 Phương pháp nghiên cứu



1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.5.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước



1.6 Tính mới và tính đóng góp của đề tài
1.6.1 Tính mới
1.6.2 Tính đóng góp




1.7 Kết cấu của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến ngành du lịch tại
TP.HCM


2.1 Khái niệm
2.1.1 Dịch COVID-19
2.1.2 Du lịch



2.2 Cơ sở lý thuyết



2.3 Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu


24


3.1 Quy trình nghiên cứu



3.2 Mơ hình nghiên cứu




3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Nghiên cứu định tính
3.3.2 Nghiên cứu định lượng



3.4 Thiết kế bảng hỏi và thang đo biến số



3.5 Thu thập dữ liệu điều tra
3.5.1 Nghiên cứu sơ bộ
3.5.2 Nghiên cứu chính thức



3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu


4.1 Phân tích thống kê mơ tả



4.2 Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha




4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Chương 5: Kết luận và giải pháp


5.1 Kết luận



5.2 Giải pháp


25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án, phương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng được sử dụng trên cơ sở thu thập những mẫu khảo sát được phát
triển từ một số câu hỏi then chốt dành cho hai nhóm đối tượng nghiên cứu cụ thể.
Đồng thời, nghiên cứu còn tận dụng báo cáo, số liệu thống kê trong khu vực TP.HCM
và các bài nghiên cứu trước.
Về phương pháp nghiên cứu định tính, cơ sở lý thuyết và mơ hình của bài
nghiên cứu đều được phát triển dựa trên việc tham khảo và đối chiếu từ các nghiên
cứu đi trước, cụ thể là thu thập, tham khảo dữ liệu từ Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO), Tổng cục thống kê, Tổng cục Du lịch Việt Nam, các báo cáo thống kê từ
địa phương, các tạp chí chuyên ngành du lịch - dịch vụ, trang web chính thống, diễn
đàn du lịch Việt Nam, các bài nghiên cứu, bài báo khoa học cùng chủ đề. Bên cạnh
đó, nhóm sẽ thiết kế bộ câu hỏi hướng dẫn cho người thực hiện với các câu hỏi đã
được thiết kế linh hoạt thu thập thông tin cần thiết từ người trả lời và tiến hành phỏng

vấn sâu, thu thập dữ liệu bằng văn bản trong phạm vi 12 người gồm 6 chuyên gia
ngành du lịch và người trong doanh nghiệp ngành du lịch, và 6 người khách du lịch
tiềm năng để có thể khai thác một cách cụ thể, đi sâu vào nhiều cạnh của vấn đề.
Về phương pháp nghiên cứu định lượng, để đánh giá ảnh hưởng của COVID19 đến với ngành du lịch TP.HCM, nhóm tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi gửi tới
hai đối tượng khảo sát chính bao gồm doanh nghiệp trong ngành dịch vụ du lịch và
khách du lịch tiềm năng tại khu vực TP.HCM để thu thập dữ liệu cần thiết, xử lý,
phân tích và đưa ra kết quả. Bảng hỏi được chia ra làm hai phần chính: phần I bao
gồm thơng tin cá nhân; phần II gồm những câu hỏi đánh giá ảnh hưởng của dịch
COVID-19 đến ngành du lịch TP.HCM ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể, quy mô
khảo sát được thực hiện trên các nhóm trên mạng xã hội Facebook và một số diễn
đàn du lịch trong nước uy tín như Hội du lịch Việt Nam, phuot.vn - Nơi phượt bắt
đầu, dulichbui.com - Cộng đồng du lịch bụi... Bảng khảo sát được thiết kế một cách
ngắn gọn và dễ tiếp cận cho người trả lời. Trước khi tiến hành khảo sát, bảng câu hỏi
được gửi đi tham khảo ý kiến của một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực
du lịch tại Việt Nam. Sau khi nhận được ý kiến phản hồi, nhóm tác giả sẽ tiến hành
hồn thiện về mặt khoa học, logic của bảng câu hỏi. Bảng hỏi được thực hiện trực


×