Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

GIÁO TRÌNH CHĂN NUÔI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.2 MB, 209 trang )









GIÁO TRÌNH CHĂN NUÔI
Chương I


TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN
QUA VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
ĐẾN NĂM 2010


1.1. Vai trò và vị trí của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền nông nghiệp (chăn
nuôi, trồng trọt). Ðặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta khi
có tới hơn 80% dân cư sống dựa vào nông nghiệp. Chăn nuôi đóng vai trò chủ yếu sau:
- Chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt, trứng, sữa) cho đời
sống con người.
Khi kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng được nâng
lên. Trong điều kiện lao động của nền kinh tế và trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
cao đòi hỏi cường độ lao động và lao động trí óc ngày càng cao thì nhu cầu thực phẩm từ
sản phẩm động vật sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hàng ngày của người dân.
Chăn nuôi sẽ đáp ứng được yêu cầu đó. Một lợn nái một năm đẻ trung bình 2 lứa, mỗi lứa
10 lợn con cai sữa, nếu đưa vào nuôi thịt sau 6 tháng sẽ cho ra 2000 kg thịt lợn. Một con
gà mái đàn bố, mẹ trung bình một năm đẻ 250 trứng, ấp nở ra 170 -180 gà con một ngày
tuổi, đưa vào nuôi thịt sau 8 tuần thu được 370 - 400 kg thịt gà. Một con bê nuôi thịt sau


10 - 12 tháng cho 250 - 300 kg thịt hơi. Một bò sữa chuyên dụng mỗi năm cho 5000 -
6000 lít sữa là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho con người. Các sản phẩm
chăn nuôi đều là các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein cao và giá trị
sinh vật học của protein cao hơn các thức ăn có nguồn gốc thực vật. Vì vậy, thực phẩm từ
chăn nuôi luôn là các sản phẩm quý trong dinh dưỡng con người.
- Chăn nuôi là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
Các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng nguyên liệu từ
chăn nuôi. Thịt, sữa là sản phẩm đầu vào của các quá trình công nghiệp chế biến thịt, sữa,
da, lông là nguyên liệu cho quá trình chế biến, sản xuất da dày, chăn, đệm, sản phẩm thời
trang. Các loại mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, vaccine phòng nhiều loại bệnh đều có nguồn
gốc từ sữa và trứng, nhung (từ hươu). Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy
chế biến thức ăn cho gia súc
- Chăn nuôi là nguồn cung cấp sức kéo.
Chăn nuôi cung cấp sức kéo cho canh tác, khai thác lâm sản, đi lại, vận chuyển
hàng hoá trên các vùng núi cao, đặc biệt hiểm trở nhiều dốc. Ngày nay tuy nhu cầu sức
kéo trong cày kéo có giảm đi, nhưng việc cung cấp sức kéo cho lĩnh vực khai thác lâm
sản tăng lên. Vận chuyển lâm sản ở vùng sâu, vùng cao nhờ sức kéo của trâu, bò, ngựa
thồ, ngựa cưỡi phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biên giới, du lịch
- Chăn nuôi là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi
trồng thuỷ sản.
Trong sản xuất nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững không thể không kể đến
vai trò của phân bón hữu cơ nhận được từ chăn nuôi. Phân chuồng với tỷ lệ N.P.K cao và
cân đối, biết chế biến và sử dụng hợp lý có ý nghĩa lớn trong cải tạo đất trồng trọt, nâng
cao năng suất cây trồng. Mỗi năm từ một con bò cho 8 - 10 tấn phân hữu cơ, từ một con
trâu 10 - 12 tấn (kể cả độn chuồng), trong đó 2 - 4 tấn phân nguyên chất. Phân trâu, bò,
lợn sau khi sử lý có thể là thức ăn tốt cho cá và các đối tượng nuôi thuỷ sản khác.

Bảng 1.1. Thành phần và số lượng phân nguyên chất của
một số loại vật nuôi


Loại
phân
Nước
(%)
N (%) P (%) K (%)
NPK
(%)
Sản
lượng
phân cả
năm (kg)
Tổng
lượng
NPK (kg)
(*)
Trâu 82 0,313 0,162 0,129 1,604 3650 58,54
Bò 73,8 0,380 0,284 0,992 1,622 2190 36,59
Lợn 83 0,537 0,930 0,984 2,453 700 17,17
Gà 16 2,461 1,710 - - - -
Vịt 17 1,528 1,030 - - - -

(*) Trâu, bò chỉ tính lượng phân nhận được trong chuồng; Lợn tính cho một đời lợn
thịt.
- Chăn nuôi là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo
việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Ðể đạt được một nền sản xuất nông nghiệp bền vững và góp phần cho xoá đói giảm
nghèo thì chăn nuôi luôn có vị trí quan trọng. Với lợi thế thời gian cho sản phẩm nhanh:
lợn thịt 6 tháng/ lứa, gà thịt 8 tuần/ lứa, khả năng sinh sản cao: lợn nái 10 - 12 con/ lứa, 2
lứa/ năm; gà trứng cho 280 - 300 quả/ năm; sử dụng các phụ phẩm từ trồng trọt, chế biến
giá trị dinh dưỡng thấp để tạo ra những sản phẩn có giá trị dinh dưỡng cao: thịt, trứng,

sữa Vì vậy các đối tượng vật nuôi được xem là đối tượng quan tâm phát triển đáp ứng
yêu cầu quay vòng vốn vay xoá đói, giảm nghèo. Chăn nuôi tận dụng phụ phẩm của trồng
trọt, thuỷ sản tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp V.A.C (vườn, ao, chuồng) hoặc V.A.C.R
(vườn, ao, chuồng, rừng) có hiệu quả kinh tế và bảo vệ được môi trường sống. Tận dụng
nguồn lao động ở các vùng nông thôn, tham gia vào quá trình sản xuất chăn nuôi, tạo
thêm sản phẩm cho xã hội, tăng nguồn thu và mức sống cho mỗi gia đình.
Với vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi và sự quan tâm đúng mức của Đảng,
Nhà nước nên giá trị ngành chăn nuôi và tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp
ngày càng tăng (bảng 1.2).

Bảng 1.2. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (tỷ đồng)(*)

Năm Tổng số Gia súc Gia cầm
1990 10283.2 6568.2 1980.1
1991 10294.5 6481.8 1988.0
1992 11651.0 7344.0 2229.7
1993 12309.1 7854.0 2281.2
1994 12999.0 8499.2 2304.2
1995 13629.2 8848.5 2384.8
1996 14347.2 9301.2 2506.5
1997 15465.4 9922.6 2690.5
1998 16204.2 10467.0 2835.0
1999 17337.0 11181.9 3092.2
2000 18505.4 11919.7 3295.7
2001 19282.5 12298,3 3384.9
2002 21199.7 13319.1 3712.8
2003 22944.4 14422.2 4091.2

(*) Giá so sánh năm 1994
Trong những năm tới chăn nuôi sẽ được đẩy mạnh phát triển, nhất là chăn nuôi lợn

có tỷ lệ nạc cao, chăn nuôi bò lấy sữa, lấy thịt, chăn nuôi gia cầm theo hướng công
nghiệp thịt, trứng, nâng cao năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản
phẩm chăn nuôi. Dự kiến, năm 2005 tổng đàn trâu đạt 3,2 - 3,3 triệu con, đàn bò 4,5 - 5,2
triệu con, đàn lợn 25 - 26 triệu con, đàn gia cầm 250 - 300 triệu con. Sản phẩm thịt hơi
2,58 - 2,8 triệu tấn, sản lượng sữa đạt 120 nghìn tấn, sản lượng trứng 5 - 5,5 tỷ quả.
Phát triển mạnh đàn bò sữa, hiện có 52 ngàn con, dự kiến 2005 có 80 - 100
nghìn con, sản lượng sữa tươi đạt 120 nghìn tấn. Nâng tỷ lệ tự túc sữa tươi trong nước từ
8 - 9% hiện nay lên 20% năm 2005. Hiện tại giá nhập sữa đã giảm từ 1500 - 1600
USD/tấn xuống còn 1350 USD/tấn.
1.2.Tình hình phát triển chăn nuôi thời gian qua
1.2.1. Tình hình chung
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, trải dài từ vĩ tuyến 8
0
5 đến 23
0
5 với diện
tích tự nhiên gần 331.000 km
2
, dân số gần 82 triệu người, được chia thành 7 vùng sinh
thái, mỗi vùng có những đặc điểm riêng gắn với cơ cấu vật nuôi, cây trồng rất khác nhau
và đa dạng. Tỷ lệ diện tích và dân số phân bổ theo các vùng sinh thái (bảng 1.3)

Bảng 1.3. Diện tích và dân số theo các vùng sinh thái

Diện tích (%) Dân số (%)
Cả nước
100 100
1. Miền núi trung du phía Bắc 32,0 17,0
2. Đồng bằng sông Hồng 3,6 19,7
3. Khu 4 cũ 15,4 13,4

4. Duyên hải miền Trung 13,5 10,4
5. Tây Nguyên 16,5 4,5
6. Đông Nam Bộ 7,0 13,2
7. Đồng bằng sông Cửu Long 12,0 21,8

Đất nông nghiệp khoảng 7,4 triệu ha, trong đó đất trồng cây hàng năm là 5,5 triệu
ha (riêng lúa chiếm 4,2 triệu ha); đất trồng cỏ chăn nuôi 0,3 triệu ha; đất mặt nước dùng
cho sản xuất nông nghiệp chỉ có 0,27 triệu ha.
Đất lâm nghiệp có 9,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên 8,8 triệu ha, rừng trồng
khoảng 0,8 triệu ha.
Đất chưa sử dụng khoảng 14 triệu ha, trong đó có 9 triệu ha đất trống, đồi núi trọc.
Sản lượng lương thực tăng nhanh trong thời gian gần đây đưa Việt Nam từ một
nước thiếu lương thực trong thập kỷ 80 trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 - 3 thế
giới. Trong 16 năm xuất khẩu gạo (1989 - 2004) Việt Nam đã cung cấp cho thị trường thế
giới hơn 45,14 triệu tấn gạo, thu về 10,77 tỷ USD. An ninh lương thực được đảm bảo và
là điều kiện tốt để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
Năm 1995, tổng sản lượng lương thực qui thóc là 27 triệu tấn, trong đó 24 triệu tấn
thóc, 3 triệu tấn màu (1,2 triệu tấn ngô, 1,8 triệu tấn khoai lang, sắn), bình quân lương
thực trên đầu người là 364,8 kg, xuất khẩu trên 2 triệu tấn gạo. Năm 1999 đạt 32 triệu tấn
lương thực. Năm 2004 mặc dù thời tiết không thuận lợi, sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn,
nhưng Việt Nam vẫn đạt sản lượng 39,3 triệu tấn lương thực và xuất khẩu 4,55 triệu tấn
gạo. Sản xuất lương thực đạt sản lượng cao đã tạo điều kiện tốt cho sự phát triển công
nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và đưa chăn nuôi phát triển nhanh và ổn định.
Năm 1994, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP cả nước là 35,4% (công nghiệp 26,6%,
dịch vụ 38%). Tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp chiếm
25,82%. Trong cơ cấu tổng thu về sản xuất kinh doanh Nông-Lâm-Thuỷ sản chiếm
75,6%, công nghiệp-xây dựng chiếm 10,6%, thu từ ngành nghề dịch vụ 13,8%.
Năm 2003, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã có sự chuyển dịch tích cực. Cơ
cấu tổng thu từ ngành trồng trọt chiếm 68,5%, thu từ ngành chăn nuôi chiếm 29,5%, thu
từ các hoạt động dịch vụ nông nghiệp chỉ 2%. Trong ngành trồng trọt, tỉ lệ thu từ cây

hàng năm chiếm 77,8%, thu từ cây lâu năm 19,7%.
1.2.2.Tình hình phát triển chăn nuôi
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới, ngành chăn nuôi đã đạt
được những kết quả đáng kể.
1.2.2.1. Số lượng vật nuôi
Thống kê đàn gia súc, gia cầm cả nước trong thời gian qua (Bảng 1.4)
Bảng 1.4. Số lượng gia súc, gia cầm cả nước qua các năm

Năm Trâu
(1000
con)
TS.Bò
(1000
con)
Bò sữa
(con)
Lợn
(1000
con)
TS.Gia
cầm
(1000
con)
Gà (1000
con)

(con)
1980 2313,0 1664,2 4843 10001,2 61522 48391,0 173900
1981 2380,3 1771,7 10493,4 67001 53847,4 196500
1982 2445,1 1944,4 10784,9 73359 56861,3 224900

1983 2500,2 2173,5 11201,9 79165 60721,5 271800
1984 2549,2 2148,0 11759,9 85857 63472,2 354700
1985 2590,2 2597,6 5800 11807,5 87803 64816,7 402600
1986 2657,6 2783,6 11795,9 96129 69861,8 432400
1987 2752,7 2979,1 12050,8 95424 69098,4 413800
1988 2806,8 3126,6 11642,6 94063 72385,4 410700
1989 2871,3 3201,7 12217,3 100962 77064,7 386800
1990 2854,4 3120,8 11000 12260,5 103820 80184,0 372800
1991 2855,6 3151,0 12100 12183,2 105259 80578,2 312290
1992 2883,4 3193,8 13080 13888,7 117876 89704,9 312490
1993 2960,8 3333,0 15000 14873,9 126399 95087,2 353200
1994 2971,1 3466,7 16500 15569,4 131669 99627,1 422802
1995 2963,1 3638,7 18700 16037,4 140004 107958,4 550174
1996 2953,7 3800,3 22563 16921,4 151406 112788,7 512812
1997 2943,6 3904,8 24501 17639,7 160550 120567,0 51498
1998 2951,3 3984,2 26645 18132,1 167890 126361,0 514810
1999 2955,7 4063,5 29401 18885,7 179323 135760,0 516000
2000 2897,2 4127,9 34982 20193,7 198046 147050,0 543860
2001 2818,3 3899,1 41241 21765,9 216010 158037,0 569152
2002 2814,4 4062,9 55800 23210,0 233290 159450,0 621013
2003 2834,9 4397,3 80000 25461,1 254060 203650,0 780331
2004 2870,0 4910,0 95800 26140,0 218150 196363,5 1020200

Số liệu trên bảng cho thấy: năm 1980, đàn trâu có hơn 2,3 triệu con; đàn bò gần 1,7
triệu con trong đó bò sữa 4.843 con; đàn lợn hơn 10 triệu con; đàn dê 173.900 con. Tổng
đàn gia cầm 61,5 triệu con, trong đó đàn gà là 48,4 triệu con. Năm 1990, đàn trâu 2,85
triệu con; đàn bò 3,12 triệu con (bò sữa 11.000 con); đàn lợn 12,26 triệu con; đàn dê
372.800 con; tổng đàn gia cầm 103,8 triệu con. Năm 1999, đàn trâu 2,95 triệu con; bò
9,06 triệu con (bò sữa 29.400 con); lợn hơn 18,88 triệu con; gia cầm 179,32 triệu con;
đàn dê 516.000 con. Năm 2003, đàn trâu có xu hướng giảm chỉ còn hơn 2,8 triệu con; các

đối tượng gia súc, gia cầm khác tiếp tục tăng: đàn bò đạt 4,4 triệu con (bò sữa: 80.000
con); đàn lợn 25,5 triệu con; gia cầm 254 triệu con. Năm 2004, đàn gia súc các loại đều
tăng, riêng đàn gia cầm giảm do ảnh hưởng của dịch cúm vào cuối năm 2003 đầu năm
2004 và còn ảnh hưởng đến các năm sau.
Tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm trong 10 năm qua tính trung bình 3,0 - 6,0%,
trong đó đàn lợn tăng 6,77%; bò tăng 4,1% (bò sữa tăng mạnh 48,06%); gia cầm tăng 6 -
9%/năm; riêng đàn trâu không tăng và ở một số vùng có xu hướng giảm (-0,04%).
1.2.2.2. Sản phẩm chăn nuôi
Sản phẩm chăn nuôi nhận được từ đàn vật nuôi nói trên hàng năm đều tăng (Bảng
1.5). Năm 1980 là 448.400 tấn thịt hơi các loại (trong đó thịt lợn 287.000 tấn); trứng hơn
1 tỷ quả; sữa 3200 tấn. Năm 1990, thịt hơi các loại là 1.007.900 tấn (thịt lợn 729.000 tấn;
gia cầm 167.900 tấn; trâu bò 111.900 tấn); trứng gần 1,9 tỷ quả; sữa 9300 tấn. Năm 2002
tương ứng là 2.146.300 tấn (lợn 1.653.600 tấn; thịt gia cầm 338.400 tấn; thịt trâu bò
154.200 tấn ); trứng 4,53 tỷ quả; sữa 95.000 tấn. Năm 2003, thịt hơi 2,3 triệu tấn (thịt lợn
chiếm 77%, thịt gia cầm 15%, thịt trâu bò 8%); trứng 4,85 tỷ quả; sữa 96,600 nghìn tấn.
Tốc độ tăng sản phẩm chăn nuôi hàng năm 4,4 - 17,3%.








Bảng 1.5. Sản phẩm chăn nuôi cả nước qua các năm

Năm Tổng số Thịt lợn
(Tấn)

Thịt

gia
cầm
(Tấn)
Thịt
trâu bò
(Tấn)
Trứng
(1000
quả)
Sữa
(Tấn)
1980 448400 287000 1103200 3200
1981 510900 345000 1155000
1982 643400 461400 1265600
1983 691900 510600 1335800
1984 715500 527000 1402500 4216
1985 748600 560300 1472000 4342
1986 833195 625576 1674100
1987 890328 665725 147246 77357 1720000
1988 886125 652846 153767 79512 1759700
1989 956984 714189 1807200 9000
1990 1007900 729000 167900 111900 1896400 9300
1991 1015200 715500 146380 123388 2016900 9352
1992 1078866 797156 154435 127275 2269086 13043
1993 1171538 878380 169878 123280 2346910 15073
1994 1235933 937730 186411 111792 2672108 16234
1995 1322097 1006918 197084 118064 2825025 20925
1996 1408320 1076004 212954 119362 3083777 27856
1997 1515004 1166215 226100 122653 3168646 30768
1998 1608476 1230621 250100 127755 3226666 32000

1999 1711724 1318196 261808 131720 3442863 39692
2000 1835923 1408961 286513 140449 3708605 52172
2001 1989291 1513279 322602 153410 4161844 64703
2002 2146300 1653600 338400 154200 4530000 95000
2003 2300000 1795400 372720 160600 4854000 96600

Mức sản xuất sản phẩm chăn nuôi/đầu người/năm tăng qua các giai đoạn (Bảng
1.6), nhưng đang còn mức rất thấp (chỉ bằng 1/2 - 1/3 lượng tiêu thụ bình quân của các
nước đang phát triển).

Bảng 1.6. Sản phẩm chăn nuôi sản xuất bình quân/đầu người/năm
1995 1997 2003

Năm
Kg % Kg % Kg %
Thịt hơi các loại
Trong đó:
+Thịt lợn hơi
+Thịt gia cầm hơi
+Thịt trâu bò hơi
17,746

13,51
2,64
1,58
100

76,1
14,8
8,9

19,589

15,04
2,95
1,6
100

76,8
15,1
8,1
22,4

17,25
3,36
1,79
100

77,0
15,0
8,0
Trứng (quả) 37,9 41,3 45,0
Sữa (ml) 280,8 407,6 500,0

1.2.2.3. Tình hình chăn nuôi lợn
Lợn là loài vật nuôi có khả năng lợi dụng tốt các phụ phẩm công-nông nghiệp, khả
năng sinh sản cao, quay vòng khá nhanh, cho phân bón nhiều và tốt.Vì vậy chăn nuôi lợn
đã trở thành nghề truyền thống của nông dân và là ngành chăn nuôi chủ yếu ở nước ta.
Lợn được nuôi phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp, đặc biệt tập trung nhiều
ở vùng đồng bằng sông Hồng: 22,5% tổng số đầu con và 26% tổng sản phẩm, khu 4 cũ
tương ứng 16,4% và 13%, đồng bằng sông Cửu Long: 15% và 22%. Như vậy, riêng đồng

bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đàn lợn chiếm 37,5% đầu con và 48% sản
lượng thịt lợn của cả nước. Đàn lợn vẫn được nuôi chủ yếu theo phương thức bán thâm
canh trong nông hộ (90 - 95%) với quy mô nhỏ (3 - 5 con/hộ), số hộ nuôi quy mô lớn hơn
từ 6 con trở lên chỉ chiếm 1,8%. Một tỷ lệ nhỏ đàn lợn (5 - 10%) được nuôi trong các
trang trại (200 - 300 con) theo phương thức thâm canh (công nghiệp). Lợn vẫn là nguồn
cung cấp thịt chính (77% tổng lượng thịt các loại), nhưng tiêu thụ trong nước là chủ yếu,
mỗi năm chỉ xuất khẩu được 5000 - 10000 tấn thịt. Cơ cấu giống lợn hiện đang nuôi chủ
yếu vẫn là các giống lợn nội. Ở phía Bắc đàn lợn nái gần 1,5 triệu con trong đó nái Móng
Cái chiếm 40 - 45%, lợn nái lai 32 - 35%, các giống địa phương khác 10 - 15%, lợn nái
ngoại hoặc nái lai nhiều máu ngoại chỉ 1 - 2%. Ở phía Nam 0,73 triệu con lợn nái thì lợn
nái lai nhiều máu ngoại và lợn Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu chiếm tỷ lệ cao (70 - 80%), lợn
nái ngoại chiếm 10 - 15%, còn lại là các giống địa phương khác. Trong đàn lợn nuôi thịt,
tỉ lệ lợn lai 50% máu ngoại (con lai F1) là 67%, lợn nội 30%, lợn ngoại và nhiều máu
ngoại mới chiếm 3%.
1.2.2.4. Tình hình chăn nuôi gia cầm
Gia cầm là loài vật nuôi có khả năng sinh sản nhanh nhất, vòng đời ngắn nhất, vốn
đầu tư ít và quy mô chăn nuôi linh hoạt, vì vậy trong những năm gần đây gia cầm là đối
tượng nuôi quan trọng trong các chương trình xoá đói giảm nghèo. Gia cầm được nuôi ở
tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp. Đàn gà 75% tập trung ở các tỉnh phía Bắc (từ khu 4
cũ trở ra), trong khi đàn vịt lại phân bố tập trung nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (hơn
50% tổng đàn vịt cả nước). Phần lớn gia cầm (70 - 80%) được nuôi theo phương thức
quảng canh, bán thâm canh trong các nông hộ, mỗi hộ 20 - 30 con, một số ít nuôi thâm
canh (công nghiệp) trong các trang trại với quy mô 1000 - 2000 con. Thịt gia cầm sản
xuất ra chiếm 15% lượng thịt các loại, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước. Trứng gia
cầm sản xuất ngày càng tăng nhưng còn ở mức độ thấp (dưới 50 quả/người/năm). Các
giống gia cầm nuôi chủ yếu vẫn là các giống địa phương (80%) năng suất thấp, các giống
cao sản nhập nội năng suất cao hãy còn ít (20%). Những năm gần đây xu hướng chăn
nuôi các giống gà thả vườn, lông màu đang được quan tâm và phát triển với tốc độ nhanh.
1.2.2.5. Tình hình chăn nuôi trâu bò
Trâu, bò là các loài vật nuôi ăn cỏ, có thể lợi dụng tốt đồng cỏ và các phụ phẩm

nông - công nghiệp để tạo thành thịt, sữa, sức kéo. Đàn bò phân bố ở nhiều vùng sinh thái
nông nghiệp khác nhau nhưng tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung (45,5% tổng đàn), 5 vùng sinh thái còn lại chiếm 54,5%, riêng Tây Nguyên đất đai
rộng, điều kiện thuận lợi nhưng đàn bò chỉ chiếm 10,8%. Đàn trâu phân bố tập trung ở
miền núi và trung du phía Bắc ( 52%), tiếp đó là khu 4 cũ ( 22%). Đàn trâu, bò phần lớn
nuôi trong nông hộ (2 - 3 con/hộ) theo phương thức quảng canh, bán thâm canh. Bò sữa
được quan tâm phát triển mạnh trong những năm gần đây chủ yếu ven các thành phố lớn:
Hà Nội, Hồ Chí Minh và được nuôi thâm canh. Thịt trâu, bò chỉ chiếm 8% tổng lượng
thịt các loại, lượng sữa sản xuất ra còn ít, mới chỉ chiếm 8,6% lượng sữa tiêu thụ ở Việt
Nam. Một số vùng trâu, bò được dùng để cày, kéo nhưng nhu cầu cung cấp sức kéo (đặc
biệt ở trâu) ngày càng giảm. Cơ cấu giống bò chủ yếu vẫn là bò nội (bò vàng Việt Nam)
chiếm 85% tổng đàn với tầm vóc nhỏ, năng suất thịt sữa đều thấp. Khối lượng trưởng
thành bò cái 180 - 200 kg/con, bò đực 210 - 250 kg/con, tỉ lệ thịt xẻ 40 - 45%, bò lai
Zêbu chiếm 14,4%, các giống bò cao sản nhập nội mới chiếm 0,5% tổng đàn bò.
1.2.2.6.Tình hình chăn nuôi các đối tượng vật nuôi khác
Trong những năm gần đây thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi hướng tới chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, ngành chăn nuôi đã được
quan tâm và phát triển đa dạng hơn. Ngoài các vật nuôi truyền thống: lợn, trâu bò, gà thì
dê, cừu, ngan, vịt, chim cút, bồ câu, đà điểu… cũng được chú ý đầu tư phát triển. Đồng
thời với việc bảo tồn quỹ gen các gia súc, gia cầm địa phương, việc nhập nội các gia súc
gia cầm cao sản phục vụ phát triển chăn nuôi thâm canh, sản xuất hàng hoá đã được triển
khai thực hiện như: bò sữa cao sản từ Úc; lợn có tỷ lệ nạc cao từ Bỉ, Nhật; gà lông màu từ
Trung Quốc; vịt cao sản thịt, trứng từ Anh, Thái Lan; ngan Pháp; bồ câu Pháp…đã tạo
nên sự đa dạng trong sản phẩm chăn nuôi ở nước ta, đang góp phần tích cực trong các
chương trình xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu từ chăn nuôi và đã mở ra bước phát
triển mới của ngành chăn nuôi.
1.3. Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2010
1.3.1. Mục tiêu sản xuất chăn nuôi đến năm 2010
+ Mục tiêu chung của phát triển chăn nuôi là:
- Đảm bảo nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và sản xuất được thực

phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu.
- Cung cấp phân bón cho cây trồng và nguyên liệu khác cho công nghiệp.
- Tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện thu nhập và điều kiện sống cho các vùng
nông thôn. Khai thác hiệu quả diện tích bãi chăn và phụ phẩm nông-công nghiệp.
- Góp phần xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo tồn tính đa dạng
sinh học, bảo vệ môi trường trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành chăn nuôi.
- Tăng dần giá trị ngành chăn nuôi so với tổng giá trị nông nghiệp lên 30% vào năm
2010, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
+ Mục tiêu cụ thể
Năm 2010, Việt Nam đặt mục tiêu tổng đàn lợn 30 triệu con, đàn trâu 3,5 triệu con,
đàn bò 4,6 triệu con, đàn gia cầm 350 triệu con. Sản phẩm chăn nuôi tính theo đầu người
(tính cho 90 triệu dân): thịt 42 kg, trứng 77 quả, sữa 2500ml. Trong quá trình phát triển
chăn nuôi coi trọng năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế, an toàn (thực phẩm
sạch) và khả năng cạnh tranh.
1.3.2. Định hướng phát triển chăn nuôi (2001-2010)
Nghị quyết về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Chính phủ ban hành ngày 15/6/2000 chỉ rõ:
“Phát triển đàn lợn phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước, một số
vùng chăn nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi bò theo hướng thâm
canh có năng suất cao, phấn đấu trong 10 năm tới có 200000 con bò sữa, trong đó 100000
con bò cái vắt sữa với sản lượng 300000 tấn sữa tươi/năm. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu
là gà vịt.”
Từ định hướng phát triển chung nói trên, định hướng phát triển cụ thể các loài vật
nuôi như sau:
1.3.2.1. Chăn nuôi lợn
+ Hướng phát triển
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn ở tất cả các vùng để cung cấp thịt (2 - 6 triệu
tấn/năm), cung cấp phân bón cho trồng trọt… Thịt lợn dùng để tiêu thụ trong nước là
chính (70 - 75%), đồng thời một phần thịt lợn cho xuất khẩu (25 - 30%).
+ Biện pháp

- Cải tiến phương thức chăn nuôi lợn truyền thống và phát triển các trang trại chăn
nuôi lợn theo phương thức công nghiệp tại các tỉnh vùng trung du Bắc Bộ, đồng bằng
sông Hồng, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Tìm kiếm thị trường xuất
khẩu thịt lợn.
- Tiếp tục nạc hoá đàn lợn bằng cách nuôi lợn ngoại và lợn lai nhiều máu ngoại,
đưa đàn lợn có tỉ lệ nạc trên 50% lên 25 - 30% tổng đàn. Đồng thời lưu ý xử lý chất thải,
phòng chống ô nhiễm môi trường với các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung có quy mô lớn.
1.3.2.2.Chăn nuôi gia cầm
+ Hướng phát triển
Phát triển chăn nuôi gà thả vườn, gà có chất lượng cao để tiêu thụ trong nước và
xuất khẩu, đồng thời coi trọng phát triển chăn nuôi gà công nghiệp chuyên dụng thịt,
trứng cung cấp cho nhu cầu trong nước. Lưu ý phát triển chăn nuôi gà ở vùng trung du,
đồng bằng và ven đô thị.
Phát triển chăn nuôi vịt tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu
Long và các tỉnh duyên hải để cung cấp thịt, trứng, lông cho thị trường trong và ngoài
nước.
+ Biện pháp
- Cải tiến phương thức chăn nuôi truyền thống ở các nông hộ, đồng thời xây dựng
các cơ sở chăn nuôi gia cầm công nghiệp.
- Gây tạo giống gà thả vườn, gà chất lượng cao về thịt, trứng. Tiếp tục nhập nội các
giống gà công nghiệp có năng suất thịt, trứng cao.
1.3.2.3. Chăn nuôi trâu bò
+ Hướng phát triển
Phát triển chăn nuôi trâu bò ở miền núi vùng Đông Bắc, Tây Bắc và các tỉnh Bắc
Trung Bộ để lấy thịt, sức kéo và cung cấp phân bón cho trồng trọt. Chọn lọc nhân thuần
đàn trâu nội.
Phát triển chăn nuôi bò thịt ở các vùng có đồng cỏ và nhiều phụ phẩm nông-công
nghiệp, đặc biệt vùng Trung Bộ và Tây Nguyên. Thịt bò phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong
nước là chính nhưng cần tìm kiếm thị trường cho xuất khẩu.
Phát triển chăn nuôi bò sữa ven các thành phố lớn và khu công nghiệp (Hà Nội,

thành phố Hồ Chí Minh…) và ở 2 cao nguyên Mộc Châu và Lâm Đồng để có thể tự túc
25% nhu cầu về sữa tiêu thụ trong nước.
+ Biện pháp
- Cải tiến phương thức chăn nuôi truyền thống ở các nông hộ, đồng thời xây dựng
các cơ sở chăn nuôi bò thịt, bò sữa hiện đại.
- Tiếp tục Zêbu hoá đàn bò. Nhập một số giống bò chuyên dụng sữa, chuyên dụng
thịt năng suất cao. Tiến hành lai tạo giữa bò chuyên dụng sữa, chuyên dụng thịt với bò đã
được Zêbu hoá.
Với các đối tượng vật nuôi khác tiếp tục quan tâm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi
ngựa ở vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc để lấy sức kéo, thịt; dê để lấy thịt sữa; cừu lấy thịt,
lông; ngan, ngỗng, các động vật quý hiếm khác như đà điểu, cá sấu…ở những nơi có điều
kiện và các vùng thích hợp.


Chương II
GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI


Trong chăn nuôi giống là tiền đề để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Làm tốt công tác giống cho phép tăng nhanh số lượng đàn gia súc, tạo những tiền đề hết
sức quan trọng nhằm nâng cao phẩm chất đàn gia súc, năng suất và chất lượng sản phẩm
chăn nuôi.
2.1. Nguồn gốc và sự thuận hoá vật nuôi
Gia súc, gia cầm là những vật nuôi thuộc lớp có vú, lớp chim được hình thành do
quá trình lao động sáng tạo của con người và trên bản thân con vật có dấu vết của quá
trình lao động sáng tạo đó.
2.1.1. Nguồn gốc vật nuôi
Tất cả vật nuôi ngày này đều bắt nguồn từ thú hoang dã đã được thuần hóa nhờ
sức lao động và trí thông minh sáng tạo của con người.
Người ta cho rằng chó là con vật được thuần hóa đầu tiên, nhưng ý kiến này

chưa thực xác đáng. Gần đây người ta cho rằng dê, cừu là những gia súc được thuần hóa
sớm nhất mà nguồn gốc chúng là dê rừng.
Bò nhà hiện nay có 2 nhóm: nhóm không có u có nguồn gốc từ bò rừng “Tua”,
sống ở rừng châu Âu, châu Á, Bắc Phi. Các địa điểm thuần hóa bò này là Trung Á, Ấn
Ðộ, Malaysia, Bắc Phi và Nam châu Âu. Nhóm bò có u hiện nay đang phân bố rộng rãi ở
vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, nguồn gốc của nó có thể là một dạng đặc biệt hoặc do đột
biến di truyền của bò rừng Tua. Bò rừng có lông mềm, dài, thẳng, trán có xoáy ốc, sắc
lông đen hoặc nâu xám có sọc vàng dọc sống lưng, sừng dài, đen, cong như cánh cung,
bò rừng rất khỏe và nhanh nhẹn, khá dữ tợn, con cái cao 150 - 170 cm, con đực cao 175 -
200 cm.
Trâu nhà hiện nay có nguồn gốc từ trâu rừng Ấn Ðộ, từ đó trâu được thuần hóa lan
theo 2 hướng: hướng Ðông Nam Á và hướng châu Phi, Trung cận đông, Nam châu Âu.
Có thể chia trâu làm 2 nhóm: nhóm sừng ngắn, thường gặp ở Nhật, Bắc Trung Quốc, Ai
Cập, Ý, Nam Liên Xô (cũ), nhóm sừng dài thường gặp ở Miến Ðiện, Nam Trung Quốc,
Việt Nam.
Lợn nhà có nguồn gốc từ lợn rừng châu Âu và lợn rừng châu Á, chúng được thuần
hóa ở nhiều địa điểm khác nhau: Ấn Ðộ, Ban tích, Siberi, Anpơ, Ðông Nam Á trong đó
có Việt Nam. Lợn rừng thường có da dày, lông cứng, màu xám đen hoặc sọc nâu sẫm,
chân khỏe, chạy nhanh, mõm dài, khỏe, con đực có răng nanh dài.
Gà nhà có nguồn gốc từ gà rừng, gà rừng thường bé nhỏ, đẻ theo mùa vụ, trứng
nhỏ, gà rừng có thể bay cao và bay khá xa. Gà nhà được thuần hóa đầu tiên ở Ấn Ðộ. Các
loại gia cầm khác như ngan được thuần hóa ở châu Phi, gà tây ở Mêhicô, ngỗng ở châu
Á.
Ngựa là con vật được thuần hóa muộn nhất: cuối thời kỳ đồ đá, bước sang thời kỳ
đồ đồng trong khi các loại gia súc khác được thuần hóa vào đầu thời kỳ đồ đá.
Sự thuần hóa có thể xảy ra cùng một lúc, lẻ tẻ ở nhiều nơi, kết quả là đã tạo được
những nhóm gia súc xuất phát. Bán đảo Ðông Dương, trong đó có Việt Nam, là một nơi
thuần hóa, là nơi xuất phát của nhiều nhóm gia súc kết quả của quá trình lao động sáng
tạo của tổ tiên chúng ta.
2.1.2. Sự thuần hóa vật nuôi

Thuần hóa vật nuôi thực chất là quá trình lao động sáng tạo của con người. Trong
quá trình đó, con người có những tác động cơ bản đến thú hoang, tạo nên những thay đổi
ở thú hoang, các tác động cơ bản bao gồm:
- Con người thay đổi địa bàn hoạt động của thú hoang, hạn chế khả năng di động của
chúng, làm đảo lộn tập quán sinh sống vốn đã bảo thủ của thú hoang. Tự tìm kiếm lấy thức
ăn, sống thành bầy đàn chung đụng nhau, luôn ẩn náu, lẩn tránh kẻ thù thay đổi địa dư phân
bố và điều kiện khí hậu sinh sống của thú hoang.
- Con người tác động bằng điều kiện dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng
nhằm không ngừng cải biến phẩm chất của thú hoang phù hợp với mong muốn của con
người.
- Con người không ngừng chọn lọc, nhân giống, bồi dưỡng những đặc tính có lợi,
củng cố, nâng cao những đặc tính đó.
Do những tác động làm lay động cải biến tính di truyền vốn có của thú hoang, kết
hợp với những tác động bằng điều kiện ngoại cảnh được tiến hành trong một quá trình lâu
dài, thú hoang dã có những biến đổi chủ yếu bao gồm:
- Thay đổi về tầm vóc, tính tình. Tầm vóc ngoại hình thú hoang rất phù hợp với bản
năng sống hoang dã của chúng, khỏe mạnh, hung tợn, di động nhanh, thích ứng cao với
ngoại cảnh. Trong khi đó, gia súc ngay sau khi thuần hóa tầm vóc nhỏ đi, tính tình hiền
lành, dễ sai khiến, di động chậm, thích ứng với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của con
người. Về sau, do điều kiện nuôi dưỡng của con người ngày càng hoàn thiện, do tác động
của chọn lọc mà tầm vóc của gia súc được tăng lên hoặc tầm vóc lớn, nhỏ theo định
hướng chọn tạo giống của con người
- Thay đổi về hình dáng, cấu tạo và chức năng các bộ phận: thú hoang thường có da
dày, lông cứng, xương lớn nhưng gia súc thường có da mỏng, lông mịn, xương nhỏ hơn.
Những bộ phận trực tiếp tạo nên sản phẩm càng có những biến đổi rõ rệt hơn. Chẳng hạn,
bầu vú bò rừng kém phát triển, lượng sữa của chúng chỉ đủ nuôi con, trong khi bầu vú bò
sữa rất lớn, có thể cho sữa gấp 5 - 6 lần nhu cầu của bê con. Vì vậy, hình dáng bò sữa
thường có hình “nêm” do bầu vú rất phát triển, cơ thể phát triển mạnh ở phần sau. Lợn
rừng có đầu và vai phát triển ngược lại lợn nhà, phần lưng, mông, đùi là phần thịt có giá
trị nhất lại phát triển mạnh nhất.

-Thay đổi về khả năng sản xuất: đây chính là mục tiêu và cũng là biểu hiện rõ rệt
nhất của sự thuần hóa. So với thú hoang, sức sản xuất của gia súc tăng hơn rất nhiều: gà
rừng đẻ 20 - 30 trứng/năm trong khi gà nhà đẻ 200 - 300 trứng/năm, lợn rừng đẻ 5 - 6
con/năm trong khi lợn nhà đẻ 10 - 12 con/lứa, một năm 1,8 - 2,5 lứa.
- Hình thành nên các phẩm giống gia súc, gia cầm theo các hướng sản xuất khác
nhau. Cho tới nay, từ 15 loài động vật có vú, 10 loài chim khởi đầu, con người đã thuần
hóa, gây chọn được hàng nghìn phẩm giống mới rất đa dạng. Về bò: các loại bò sữa
(Holstein Friesian, Jersey, Brown Swiss…), bò thịt (Aberdin Angus, Santa Gertrudis,
Hereford ), bò kiêm dụng sữa thịt (Ximantan…), bò cày kéo
Về lợn: lợn hướng nạc (Landrace, Yorkshire ), lợn hướng mỡ (Ỉ, Lincon ), lợn
kiêm dụng.
Về gà: có gà trứng (Leghorn), gà thịt (Cornish) gà kiêm dụng trứng thịt (Rhode
Island, Newhampshine, Sussex ), các giống gà thả vườn…
2.1.3. Khái niệm về giống vật nuôi
2.1.3.1. Ðịnh nghĩa
Khái niệm về giống vật nuôi trong chăn nuôi khác với khái niệm giống trong phân
loại sinh học. Khái niệm này dùng để biểu thị một nhóm vật nuôi có nguồn gốc gần nhau
và có chung một số tính trạng nhất định.
Theo quan điểm sinh học có thể định nghĩa: “Giống gia súc là một quần thể sai
khác nhau, nhưng trong phần lớn các trường hợp về kiểu gen hoặc kiểu hình lại giống
nhau hơn là so với các giống khác”.
Trên quan điểm thực tiễn thì: động vật thuần giống có nghĩa là động vật mà về mặt
nguồn gốc, ngoại hình, sức sản xuất chúng đáp ứng được những yêu cầu nhất định của
một phương hướng nhân giống.
Kết hợp cả 2 quan điểm đó có thể định nghĩa giống vật nuôi một cách đầy đủ như
sau:
“Giống vật nuôi là một nhóm vật nuôi hoàn chỉnh của một loài nào đó, chúng có
chung một nguồn gốc, được hình thành bởi quá trình lao động sáng tạo của con người
trong những điều kiện kinh tế và tự nhiên nhất định, chúng có số lượng nhất định, có giá
trị kinh tế và giá trị làm giống, có những đặc tính về ngoại hình, sinh lý và đặc điểm kinh

tế nhất định, có những yêu cầu nhất định về điều kiện sống. Những đặc tính và yêu cầu ấy
có thể di truyền cho đời sau và cho phép ta phân biệt được giống này với giống khác”.
Những tính trạng của giống có thể chia làm 2 loại:
- Tính trạng chất lượng: gồm các tính trạng mà biểu hiện bên ngoài của chúng có
thể phân biệt được với nhau rõ ràng, dứt khoát, có thể xác định bằng một tính từ như:
màu sắc lông trắng (đen, vàng, ), hình dáng mào gà (mào cờ, mào sít ), tai lợn (cụp,
đứng, ). các tính trạng này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tính di truyền. Môi trường sống
cũng ảnh hưởng tới tính trạng chất lượng nhưng không rõ nét bằng tính di truyền.
- Tính trạng số lượng: gồm các đặc điểm mà biểu hiện ra bên ngoài không phân biệt
với nhau được một cách rõ ràng, dứt khoát, thường phải biểu hiện ra qua nhiều trạng thái
trung gian cho nên không thể dùng một tính từ để xác định mà phải dùng thống kê qua số
liệu được cân, đong, đo, đếm và dùng phương pháp thống kê phân tích độ chính xác của
số liệu. Các tính trạng số lượng bao gồm: khối lượng, chiều cao, chiều dài, sản lượng thịt,
sữa, trứng, tốc độ sinh trưởng
Giữa tính trạng số lượng và điều kiện sống có mối quan hệ chặt chẽ mặc dầu biến
dị của các tính trạng này có cơ sở di truyền nhưng điều kiện sống giữ một vai trò hết sức
quan trọng. Ranh giới giữa hai loại tính trạng số và chất lượng không thật rõ ràng, trong
nhiều trường hợp chúng còn có mối liên quan với nhau một cách chặt chẽ. Trong chăn
nuôi, phần lớn các tính trạng số lượng đều mang giá trị kinh tế của con giống.
Ngoài ra tập tính (habit) và trạng thái thần kinh cũng là những đặc điểm của giống.
2.1.3.2. Phân loại giống
Dựa vào mức độ tác động của con người trong quá trình thuần dưỡng gia súc,
người ta phân chia giống thành 3 nhóm.
2.1.3.2.1. Giống nguyên thủy
Nhóm giống này có các đặc điểm chính sau:
- Tầm vóc nói chung nhỏ
- Sức sản xuất thấp, thường mang tính kiêm dụng
- Thành thục muộn
- Thích hợp với điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc ở mức độ thấp.
2.1.3.2.2. Giống quá độ

Nhóm giống này có đặc điểm sau:
- Tầm vóc tương đối lớn do đã được chọn lọc, cải tiến
- Sức sản xuất được nâng lên một bước, hướng kiêm dụng
- Thành thục tương đối sớm.
2.1.3.2.3. Giống gây thành
Nhóm này có các đặc điểm chính sau:
- Tầm vóc lớn hoặc to, nhỏ theo định hướng của con người
- Sức sản xuất cao, hướng chuyên dụng hoặc kiêm dụng
- Thành thục sớm
- Sức chịu đựng bệnh tật kém, dễ bị tác động bởi sự thay đổi của điều kiện
sống.
- Ðòi hỏi điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc ở mức độ cao.
2.2. Ngoại hình thể chất
Ngoại hình thể chất là một trong ba chỉ tiêu đánh giá chọn lọc gia súc. Phương pháp
đánh giá gia súc thông qua ngoại hình thể chất cho phép ta đánh giá hàng loạt gia súc,
tiến hành đánh giá những tính trạng không thể cân, đo, đong, đếm, hoặc sử dụng các
phương pháp phân tích sinh học khác.
Tuy vậy, nếu chỉ đánh giá ngoại hình thể chất thôi thì không thể đánh giá đúng bản
chất gia súc. Vì vậy, công tác chọn lọc cần kết hợp chỉ tiêu ngoại hình thể chất với các
chỉ tiêu khác.
2.2.1. Ngoại hình
2.2.1.1. Khái niệm
Từ thời kỳ tiền sử trong việc chọn lọc giống vật nuôi, con người đã chú ý đến ngoại
hình. Trước công nguyên, người La Mã cho rằng gia súc có lông sẫm thì khỏe, sức chịu
đựng cao hơn gia súc có màu lông nhạt. Khoảng thế kỷ thứ III, Bá Lạc (Trung Quốc) viết
sách Tương Mã Kinh nói về ngoại hình của ngựa. Nhân dân ta từ xưa đã có nhiều ca dao,
tục ngữ lưu truyền kinh nghiệm chọn giống thông qua đặc điểm ngoại hình:
“Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua”
“Gà trắng chân chì, mua chi giống ấy” (đối với gà)
Ðối với trâu cày: “Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi”

“Miệng gầu dai, tai lá mít, đít lồng bàn”; chọn con chân thon, móng tròn quản thắt,
gân mặt, gối eo, thân mình trường nhiều, tiền treo hậu hạ, sừng cong cánh ná …
Lê Quý Ðôn trong “Vân Ðài Luân Ngữ” cũng viết:
“Bạch xỉ, xơ mao, đoản vi, hồng bì” tức là: “ Răng trắng, lông thưa, đuôi ngắn, da
hồng” là ngoại hình đẹp của lợn.
Chúng ta có thể định nghĩa ngoại hình như sau:
“Ngoại hình là hình dáng bên ngoài có liên quan đến thể chất, sức khỏe, hoạt động
của các bộ phận trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất và nó là hình dạng đặc trưng
của một giống cho phép ta phân biệt dễ dàng giữa giống này với giống khác”. Con vật
khỏe mạnh thì biểu hiện bên ngoài là: da, lông bóng mượt, mềm, đàn hồi, hồng hào, mắt
tinh nhanh. Sức khỏe liên quan chặt chẽ tới thể chất, tới tính thích ứng với điều kiện bên
ngoài, tới sự hoạt động bình thường của các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Khả năng sản
xuất của con vật có thể được đánh giá thông qua sức khỏe và một số bộ phận trong cơ
thể, đặc biệt là các bộ phận có liên quan trực tiếp đến sản phẩm như: bầu vú của bò sữa;
mông, vai, lườn của lợn thịt Mặt khác, đặc trưng của ngoại hình là đặc điểm dễ nhận
biết, đặc điểm để phân biệt giúp ta phân biệt các giống vật nuôi. Chẳng hạn lợn Ỉ sắc
lông đen, lợn Móng Cái lưng có loang đen hình yên ngựa; trâu Murrah sừng cong, da
mỏng; gà Leghorn lông trắng.
Tóm lại, ngoại hình dễ nhận biết khi đánh giá, cho phép ta suy đoán khả năng sinh
trưởng phát dục, sức sản xuất của vật nuôi cũng như phân biệt các giống vật nuôi khác
nhau.
2.2.1.2. Ðặc điểm ngoại hình của vật nuôi theo các hướng sản xuất
Ngày nay, khi đánh giá gia súc giống theo ngoại hình không chỉ dừng lại ở màu sắc
lông da, mà còn phải quan tâm đến kết cấu cơ thể gắn với hướng sản xuất. Đó chính là
ngoại hình thể chất theo hướng sản xuất. Gia súc có hướng sản xuất khác nhau thì ngoại hình
cũng khác nhau. Bò thịt có ngoại hình khác bò sữa, lợn hướng nạc khác lợn hướng mỡ, gà đẻ
trứng khác gà thịt, ngựa cưỡi khác ngựa kéo, cừu lấy lông thô khác cừu lấy lông mịn.


Ngoại hình bò sữa

- Thân hình cái nêm, phần sau phát
triển hơn.
- Đầu dài, cổ dài, vai hẹp, ngực sâu
nhưng không rộng, lưng đùi dài,
chân cao.
- Da mỏng, đàn hồi, lông dày,
mượt. đầu vú phát triển, tĩnh mạch
vú nổi rõ.


Ngoại hình lợn hướng nạc
- Thân dài, hẹp, phần mông đùi
phát triển lớn.
- Đầu nhỏ, mặt gọn, mắt tinh, vai,
lưng, hông đầy đặn, chắc, chân cao,
bụng gọn.

Ngoại hình bò thịt
- Thân hình chữ nhật, toàn thân đầy
đặn, sâu, rông.
- Đầu ngắn, cổ ngắn vai nở, ngực
sâu rộng; lưng, hông thân rộng, đầy
thịt, đùi ngắn, nở, chân thấp.
- Lớp mỡ dưới da dày, lông thưa,
mịn. Bầu vú không phát triển.



Ngoại hình lợn hướng mỡ
- Thân ngắn, sâu rộng, toàn thân

đầy đặn.
- Đầu to, má sệ, mắt kém tinh
nhanh, vai, lưng, hông đầy đặn, hơi
chảy sệ, chân thấp, bụng sệ.


Ngoại hình gà hướng trứng
- Thân hình thon mảnh
- Đầu nhỏ, bụng to, chân thấp
- Đầu to, ức, lườn, lưng, đùi phát
triển, chân cao, vạm vỡ.
- Nhanh nhẹn, ưa vận động


Ngoại hình gà hướng thịt
- Thân hình khối chữ nhật đầy đặn.
- Đầu to, cổ ngắn, thô, ngực,
lườn, đùi phát triển
- Trầm tĩnh, chậm chạp.
2.2.2. Thể chất
2.2.2.1. Khái niệm
Khi đánh giá vật nuôi ta chú ý đến ngoại hình tức là chú ý đến các biểu hiện bên
ngoài, những biểu hiện đó phần nào phản ánh cấu tạo và chức năng của các bộ phận bên
trong cơ thể. Nhưng thông qua ngoại hình ta không thể biết đầy đủ được sức sống, sức
khỏe, sức đề kháng, tính thích ứng và khả năng sản xuất. Vì vậy, đánh giá ngoại hình cần
được bổ sung bằng việc đánh giá thể chất.
Thể chất chính là trạng thái sức khỏe, mức độ năng suất, sức chịu đựng, tính thích
nghi, khả năng chống đỡ bệnh tật của vật nuôi.
Vậy yếu tố gì quyết định thể chất con vật?. Cho tới nay vấn đề này vẫn chưa được
giải quyết triệt để. Aristote đề ra học thuyết thể dịch cho rằng tỷ lệ khác nhau giữa các

chất dịch trong cơ thể (máu đỏ, mật vàng, lách đen) quyết định thể chất gia súc. Wirohon
cho rằng tổng số các cơ quan trong cơ thể quyết định thể chất. Culexop dựa vào tỷ lệ các
phần của cơ thể phân loại thể chất. Paplốp dựa vào hoạt động của hệ thần kinh mà phân
loại thể chất Hiện nay người ta đang đi sâu vào yếu tố nội tiết, phát hiện cường độ và
kiểu trao đổi chất để đánh giá thể chất.
2.2.2.2. Phân loại thể chất
Xuất phát từ những cơ sở khác nhau trong việc xác định bản chất của thể chất mà
người ta có những phân loại thể chất khác nhau. Những phân loại có giá trị trong thực
tiễn chọn lọc nhân giống gia súc hiện nay gồm có các hướng sau:
2.2.2.2.1. Phân loại dựa trên quan hệ giữa các phần trong cơ thể (Culexop)
Dựa trên những thực nghiệm khảo sát tỷ lệ các bộ phận: thịt, da, xương, phủ tạng
trong cơ thể, Culexop chia thể chất ra làm 4 loại sau:
- Thể chất thô: là các gia súc có da, xương, cơ phát triển mạnh, ít mỡ. Chúng
thường dùng để cày kéo, lấy lông thô…
- Thể chất thanh: là các gia súc có da mỏng, xương, chân nhỏ, đầu nhẹ, chúng
thường là bò sữa cao sản, ngựa chạy.
- Thể chất săn: là các gia súc có da thịt săn, rắn chắc, lớp mỡ ít phát triển, chúng
thường là bò sữa không phải cao sản, ngựa cưỡi.
- Thể chất sổi: là các gia súc có lớp mỡ dày, da thịt nhão, xương to nhưng không
chắc, chúng thường là bò nuôi vỗ béo lấy thịt, lợn hướng mỡ.
Trong thực tế, thể chất gia súc thường mang tính chất kết hợp thanh săn, thanh sổi,
thô săn, thô sổi.
- Thanh săn: là loại gia súc xương nhỏ nhưng chắc chắn, lớp mỡ dưới da mỏng, da
đàn hồi, lông dày mượt, đầu thanh, chân đùi cứng cáp, mông nở, sức sống dồi dào, thần
kinh nhạy cảm, tính tình linh hoạt. Ngựa cưỡi, bò sữa thuộc loại hình này.
- Thanh sổi: là loại gia súc có lớp cơ mỡ rất phát triển, da mỏng, mịn nhưng nhão,
lông mềm, đầu nhẹ. Thần kinh không nhạy cảm lắm, tính tình trầm tĩnh, dễ vỗ béo. Bò
thịt, lợn hướng nạc thuộc loại thể chất này.
- Thô săn: là loại gia súc có bộ xương to, to và chắc. Ðầu, chân to, dáng nặng nề,
bắp cơ săn, rắn, dày, lông thô cứng, khả năng làm việc khỏe. Ngựa kéo nặng, trâu bò cày

kéo thuộc nhóm này.
- Thô sổi: là loại gia súc có bộ xương thô, to nhưng không chắc chắn, da
dày, thịt nhão, thần kinh kém nhạy cảm, lười nhác, ít vận động. Khả năng làm
việc, cho thịt đều kém. Loại gia súc này không thích hợp với hướng sản xuất nào
cả, thường bị loại thải.
2.2.2.2.2. Phân loại dựa vào hình dáng lồng ngực của vật nuôi
Cách phân loại này dựa vào khả năng trao đổi chất thông qua dung lượng hô hấp và
đặc điểm hình dáng lồng ngực con vật, là căn cứ chủ yếu để phân loại. Theo cách phân
loại này người ta chia ra:
- Thể chất hô hấp: là gia súc có lồng ngực sâu, dài, hơi hẹp, xương sườn hơi xiên.
Bộ xương chắc chắn, da săn nhưng đàn hồi, bộ máy hô hấp và tuần hoàn phát triển, khả
năng trao đổi chất cao. Bò sữa cao sản, ngựa chạy thuộc nhóm thể chất này.
- Thể chất tiêu hóa: là các gia súc có lồng ngực ngắn, rộng, xương sườn thẳng, da
mỏng hơi nhão, lớp mỡ dưới da phát triển, cường độ trao đổi chất chậm, dễ vỗ béo. Gia
súc nuôi lấy thịt, ngựa kéo, trâu bò cày kéo thuộc nhóm thể chất này.
- Thể chất hỗn hợp: là loại hình trung gian giữa 2 loại thể chất trên. Gia súc có thể
chất này thường thuộc loại có hướng sản xuất kiêm dụng.
2.2.2.2.3. Phân loại dựa vào hoạt động thần kinh cao cấp (Paplốp).
Cơ sở của sự phân loại này là sức mạnh của các quá trình hoạt động thần kinh, sự cân
bằng của các tốc độ chuyển dịch giữa 2 trạng thái hưng phấn và ức chế. Paplốp căn cứ vào 3
đặc điểm đó mà chia ra 4 loại thể chất sau:
Sức mạnh
Sự cân bằng giữa
hưng phấn và ức chế
Tốc độ
chuyển dịch
Loại thể chất
Yếu Buồn bã
Không thăng bằng Nóng nảy
Mạnh

Thăng bằng Nhanh
Chậm
Linh hoạt
Bình thản

Một điều đáng chú ý là thể chất luôn gắn liền với sức khỏe, gia súc có thể chất tốt
sẽ có tính thích ứng cao, trái lại, thể chất xấu, tính thích ứng kém, khả năng sản xuất dễ bị
giảm sút khi điều kiện môi trường thay đổi. Trong chăn nuôi công nghiệp hiện nay, chọn
lọc thể thất có ý nghĩa quan trọng làm giảm thấp tỷ lệ loại thải do cách chăm sóc nuôi
dưỡng theo từng đàn lớn.
2.2.3. Giám định ngoại hình thể chất của vật nuôi
Giám định ngoại hình thể chất của vật nuôi là phương pháp đánh giá, chọn lọc hàng
loạt, cần tiến hành thường kỳ hằng năm nhằm loại thải những gia súc xấu nâng cao phẩm
chất của đàn về mặt kiểu hình. Có 3 phương pháp giám định sau đây:
2.2.3.1. Giám định bằng mắt
Là phương pháp dùng mắt để quan sát và dùng tay sờ nắn, kiểm tra các bộ phận
của con vật. Phương pháp này được sử dụng từ lâu. Là phương pháp đơn giản, nhanh
chóng nhưng tương đối hoàn chỉnh, có thể đánh giá được chi tiết từng bộ phận cũng như
tổng quát trên cơ thể con vật.
Nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi người đánh giá phải có kinh nghiệm,
quen tay, quen mắt, suy luận tổng hợp được giá trị chung của con vật.
2.2.3.2. Giám định bằng cách đo các chiều cơ thể
Là phương pháp dùng các loại thước: gậy, dây, compa để đo các chiều trên cơ thể
con vật. Số lượng các chiều đo tùy thuộc vào mục đích công tác giống, thông thường với
bò đo 5 - 8 chiều, với lợn 3 - 4 chiều, trong các thí nghiệm có thể đo 13 - 18 chiều. Các
chiều đo thông dụng bao gồm:
Với bò:
- Cao vây: khoảng từ mặt đất đến u vai (thước gậy, thước dây)
- Sâu ngực: khoảng cách từ xương ức tới sống lưng, đo ở vị trí sau xương
bả vai (thước gậy).

Với lợn:
- Cao vai: cách đo giống bò (thước gậy)
- Dài thân: khoảng cách từ điểm nối giữa 2 tai đến khấu đuôi theo chiều cong của
lưng (thước dây).
- Vòng ngực: đo giống bò.
Phương pháp đo các chiều có ưu điểm là khách quan, có số liệu lưu trữ, so sánh,
nhưng đòi hỏi khi đo đạc, con vật phải đứng đúng tư thế mới có kết quả chính xác.
Ngoài ra, thông qua các chiều đo, ta có thể nhận xét sự phát triển của bộ xương tức
là một phần thể chất của con vật hoặc có thể dựa vào kết quả đo đạc xác định trọng lượng
con vật, ứng dụng trong trường hợp không có điều kiện cân gia súc.
Ðể có thể nhận xét, so sánh sự phát triển bộ xương thể chất con vật, sau khi đo
xong ta có thể tính thành các chỉ số.
Các chỉ số quan trọng bao gồm:
- Chỉ số cao chân: (cao vây - sâu ngực) x 100
Chỉ số cao chân =
Cao vây
Gia súc non có chỉ số này cao, càng lớn càng giảm. Ngựa cưỡi, bò sữa có chỉ số này
cao hơn bò thịt, ngựa kéo.
- Chỉ số dài thân:
Dài thân chéo x 100
Chỉ số dài thân =
Cao vây
Chỉ số này tăng theo tuổi, trâu bò cày kéo cao hơn trâu bò sinh sản.
- Chỉ số sau cao:
Cao khum x 100 Cao hông x100
Sau cao = hoặc sau cao =
Cao vây Cao vây
Gia súc non cao hơn gia súc trưởng thành.
- Chỉ số tròn mình:
Vòng ngực x 100

Tròn mình =
Dài thân chéo
Chỉ số này ít biến đổi theo tuổi. Con vật càng gầy chỉ số này càng bé. Ở lợn người
ta thường tính vòng ngực / dài thân.
Lợn hướng nạc < 1, lợn hướng mỡ > 1
- Chỉ số khối lượng hay to
mình:
Vòng ngực x 100
Chỉ số khối lượng =
Cao vây
Ngựa kéo, lợn hướng mỡ lớn hơn ngựa cưỡi, lợn hướng nạc
Các công thức tính khối lượng (KL) vật nuôi
- Ðối với trâu Việt Nam:
KL = -708,087 + 3,753 x VN + 3,140 DTC (đo thước dây)
KL = -654,599 + 3,239 x VN + 3,239 DTC (đo thước dây)
Nếu trâu béo cộng thêm 5%, trâu gầy trừ 5% trọng lượng tính được.
- Ðối với bò:
(vòng ngực)P
2
x dài thân chéo(cm) VN
2
x DTC
KL = =
10.800 10.800
- Ðối với lợn:
(vòng ngực)
2
x dài thân thẳng (cm) VN
2
x DTT

KL = =
14.400 14.400

Công thức tính khối lượng (KL) do Viện Chăn nuôi xây dựng (năm 1980)
Trâu Việt Nam: KL (kg) = 88,4 x VN
2
x DTC (m)
Bò Việt Nam: KL(kg) = 89,8 x VN
2
x DTC (m)
2.2.3.3. Giám định bằng phương pháp cho điểm
Là phương pháp đối chiếu ngoại hình con vật cần đánh giá với một con vật mẫu (có
ngoại hình thể chất lý tưởng của giống), tiến hành cho điểm từng bộ phận theo một thang
điểm nhất định. Tuỳ theo tính chất quan trọng đối với hướng sản xuất mà thang điểm hoặc
hệ số nhân điểm các bộ phận đó khác nhau. Cuối cùng căn cứ vào tổng số điểm phân cấp
ngoại hình gia súc đã giám định. Ví dụ tiêu chuẩn giám định ngoại hình trâu bò cày kéo
(bảng 2.1)
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn giám định ngoại hình trâu bò cày kéo
Cái Ðực
Các bộ
phận
Đặc điểm mô tả
Điểm Hệ số
Tổng
số
Điểm
Hệ
số
Tổng
số

Ðầu và
cổ
Ðực thô nhưng không
nặng.
Cái hơi thanh đầu,
cổ cân xứng
5 1 5 5 1 5
Ngực Sâu, rộng, nở, dài 5 3 15 5 3 15
Vai,
lưng,
hông
Cao, rộng, thẳng
5 3 15 5 3 15
Bụng Ðực thon, cái không sệ 5 1 5 5 1 5
Mông Dài, rộng, hơi dốc 5 2 10 5 2 10
Ðùi To, tròn 5 2 10 5 2 10
Vú ,cơ
quan
sinh dục
Đực: Phát dục tốt.
Cái: Phát dục tốt, bầu
vú to, tĩnh mạch rõ

5


2


10


5

1

5
Bốn
chân
Thẳng, chắc, móng
chụm, tư thế bình
thường
5 1 5 5 2 10
Phát dục
chung
Toàn thân cân đối
5 5 25 5 5 25
Cộng 100 100

Xếp cấp:
Kỷ lục: > 80
Ðặc cấp: 75 - 79 ; Cấp I: 70 - 74
Cấp II: 65 - 69; Cấp III: 60 - 64

Phương pháp này tương đối chính xác khoa học, hiện vẫn đang được áp dụng trong
tuyển chọn gia súc thông qua ngoại hình.
2.3. Sinh trưởng phát dục
Sinh trưởng phát dục là chỉ tiêu thứ hai đánh giá, chọn lọc giống vật nuôi. Ðánh giá
sinh trưởng phát dục cho phép ta nhận định đầy đủ hơn về ngoại hình thể chất, đánh giá
được sự phát triển của cơ thể, từ đó có nhận định về tác động nuôi dưỡng, chăm sóc của
con người trong những điều kiện cụ thể.

2.3.1 Khái niệm
2.3.1.1. Sinh trưởng
Cơ sở chủ yếu của sự sinh trưởng của cơ thể là sự sinh trưởng của các mô bào, sự
sinh trưởng gồm hai quá trình chính là sinh sản và phát triển, có nghĩa là tế bào phân chia
và các tế bào nhỏ lớn dần lên có kích thước và thể vóc giống tế bào mẹ dẫn tới sự tăng
thể khối của toàn cơ thể hay của từng bộ phận của cơ thể.
Sự sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng, là sự tăng chiều cao,
chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể trên cơ sở tính di truyền
và chịu tác động bởi yếu tố ngoại cảnh.
2.3.1.2. Phát dục
Sự phát triển của cơ thể không phải chỉ ở việc tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang,
khối lượng mà còn ở chỗ hoàn thiện, tăng chức năng, tính cách hoạt động của từng bộ
phận trong cơ thể.
Phát dục là một quá trình thay đổi chất lượng, tức là sự tăng thêm, hoàn chỉnh các tính
chất, chức năng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể vật nuôi.
Sinh trưởng, phát dục là hai quá trình của sự phát triển, giữa chúng có mối liên
quan chặt chẽ với nhau cùng tiến hành song song, hỗ trợ và thúc đẩy cho nhau giống như
mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau có thể
sinh trưởng nhanh hơn phát dục nhưng có lúc phát dục nhanh hơn sinh trưởng.
2.3.2. Ðánh giá sinh trưởng và phát dục
Ðể đánh giá sinh trưởng và phát dục ta thường dùng phương pháp định kỳ cân
trọng lượng, đo kích thước các chiều cơ thể. Khoảng cách giữa các lần cân đo tùy thuộc
các loại gia súc, khả năng sinh trưởng (sinh trưởng nhanh khoảng cách cân ngắn) mục
đích theo dõi. Nói chung, khoảng cách cần đo rút ngắn, nhận xét sẽ chính xác hơn. Trong
sản xuất có thể cân đo ở các thời điểm sau:
- Lợn: sơ sinh, 1, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 18, 24, 36 tháng
- Bò: sơ sinh, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 12, 18, 24, 36, 48, 60 tháng
- Trâu, ngựa: sơ sinh, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 12, 18, 24, 36, 48, 60 tháng
Trong nghiên cứu, trong 10 - 15 ngày hoặc trong 3 - 5 ngày có thể cân đo mỗi ngày
1 lần.

Cân vào sáng sớm khi chưa cho con vật ăn, đảm bảo trạng thái con vật bình thường.
Ðể biểu thị tốc độ sinh trưởng, phát triển ở các thời điểm cần đo cần áp dụng các
chỉ tiêu sau:
2.3.2.1. Ðộ sinh trưởng tích lũy
Là những số liệu cân đo được tại những thời điểm của quá trình sinh trưởng, phát
dục của gia súc.
Ví dụ: Khối lượng lợn Móng Cái ở các tháng tuổi (kg)

S.s 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 18
Đực 0,45 3 6 10 13 18 25 29 34 38 41 44 47 52
Cái 0,42 2 5 7 11 14 19 24 28 32 35 38 40 50

Đường biểu diễn độ sinh trưởng tích luỹ có dạng chữ S, lúc đầu tăng chậm sau đó
tăng nhanh và cuối cùng nằm ngang.
2.3.2.2. Ðộ sinh trưởng tuyệt đối (A)
Là khối lượng, kích thước, thể tích của cơ thể hay từng bộ phận trong cơ thể tăng
lên trong một đơn vị thời gian.

V2-V1
A = trong đó: V1 là độ sinh trưởng ở thời gian T1
T2 – T1 V2 là độ sinh trưởng ở thời gian T2


Trong thực tế chăn nuôi, người ta dùng công thức này để biểu thị tăng trọng
(g/ngày) hoặc (kg/tháng).
Ðồ thị lý thuyết có dạng đường cong gần giống đường Parabol.
2.3.2.3. Ðộ sinh trưởng tương đối (R%)
Là tỷ lệ phần trăm tăng lên của kích thước, khối lượng, thể tích lúc kết thúc khảo
sát so với lúc bắt đầu khảo sát.


V2

– V1
R(%) = x 100
V1
Ðể đảm bảo chính xác hơn ta dùng công thức:

V2 – V1
R (%) = x 100
(V2 + V1) /2
Ðồ thị sinh trưởng tương đối có dạng đường cong Hypebol, giảm dần cùng với sự tăng
lên của lứa tuổi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×