Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đề xuất phương án phát triển và bảo tồn làng nghề Vạn Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 84 trang )

Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
1
MỤC LỤC

Phần Mở Đầu.
* Lý do chọn đề tài………………………………………………… 4
* Mục đích nghiên cứu của đề tài ……………………………….. 5
*Đối tượng và phạm vi ngiên cứu……………………………….. 7
* Phương pháp nghiên cứu……………………………………….. 8

Chương I.
Tổng quan về các làng nghề ven đô Hà Nội.
1.1.Khái niệm làng nghề…………………………………………..10
1.2.Các yếu tố đặc trưng của một làng nghề truyền thống……..11
1.3. Đặc điểm về sự hình thành………………………………......11
1.4.Các yếu tố để phát triển một làng nghề……………………...12
1.5.Các nhóm nghề và đặc điểm cơ cấu một căn hộ từng loại….12
1.5.1.Các nhóm làng nghề truyền thống…………………………..….12
1.5.2. Đặc điểm cơ cấu một căn hộ truyền thống…………………….12
a.Những đặc điểm chung nhất……………………………..………12
b.Những đặc diểm khác biệt trong cơ cấu các căn hộ truyền thống
……………………………………………………………………..…..13

Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
2
Chương II.
Thực trạng hình thành, xây dựng và phát triển


làng nghề Vạn Phúc.
2.1.Lịch sử hình thành làng nghề Vạn Phúc…………………….15
2.2. Đặc điểm tự
nhiên……………………………………….…….16
2.2.1.Vị trí và ranh giới khu
đất…………………………………...…..16
2.2.2.Mối liên hệ………………………………………………...……..17
2.2.3.Địa hình……………………………………………………...…..18
2.2.4.Khí hậu…………………………………………………..………18
2.2.5.Cảnh quan……………………………………………….………18
2.3.Đặc điểm sử dụng đất…………………………………………19
2.4.Đặc điểm dân cư và lao động ……………………………...…21
2.4.1.Dân số………………………………………………………..…..21
2.4.2. Cơ cấu lao động………………………………………...……….22
2.5. Thực trạng hạ tầng kĩ
thuật…………………………….……23
2.5.1. Quy hoạch……………………………………………………….23
2.5.2. Sử dụng đất……………………………………………….……..23
2.5.3. Không gian cảnh quan………………………………….………25
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
3
2.5.4. Xây dựng – Kiến trúc……………………………………….…..26
2.5.5.Chất lượng cuộc sống……………………………………..…….28
2.6. Kinh tế…………………………………………………..……..34
2.6.1.Tổng thể các ngành kinh tế ………………………………...…..36
2.6.2.Thực trạng nghành Lụa……………………………………..….38
2.7.Phân tích Sự phát triển và biến đổi không gian làng nghề....38
2.7.1.Văn hoá vật thể…………………………………………….……38

2.7.2.Văn hoá phi vật thể…………………………………………..….45
2.7.3.Phân tích quá trình phát triển và biến đổi hình thái không gian
công cộng……………………………………………………………….…….47

Chương III.
Đề xuất phương án phát triển và bảo tồn làng
nghề Vạn Phúc.
3.1.Giải pháp tổng thể…………………………………………….61
3.1.1.Cơ sở khoa học………………………………………….……….61
3.1.2.Các nguyên tắc của giải pháp tổng thể……………………...….61
3.1.3.Nội dung của giải pháp………………………………………….62
3.2.Đề xuất phương án cụ thể………………………………….…62
3.2.1.Các mục tiêu cần đạt được……………………………...……….62
3.2.2.Đề xuất Phương án ………………………………………..……68
A.Cải tiến sản xuất ……………………………………………..68
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
4
B. Tổ chức sản xuất và thương mại dịch vụ:Tổ chức thương mại,
Xây dựng các tour và chiến lược phát triển du
lịch……………………….70
C. Xử lý môi tr-
ường……………………………………….…….76
D.Quy hoạch sử dụng đất………………………………….…...76

Phần Mở Đầu

* Lý do chọn đề tài


Qua quá trình học tập và nghiên cứu thực tế,tôi đã đuợc làm việc và tiếp
xúc với một số quan niệm mới rất khoa học và bổ ích trong lĩnh vực thiết kế đô
thị,di sản và các khía cạnh khác nhau của khái niệm phát triển bền vững như
:quá trình phân tích, đánh giá thực trạng, áp dụng các khái niệm mới, đến việc
đề xuất định hướng giải pháp... Điều này thực sự mang tính thực tiễn rất
cao,nhất là đối với một nước đang trên đà phát triển như Việt Nam,một quá
trình phát triển với rất nhiều sự tác động có thể làm mất đi những nét đặc trưng
của dân tộc.Hơn nữa qua việc tìm hiểu về sự phát triển và biến đổi tại làng
nghề Vạn Phúc thị xã Hà Đông,tỉnh Hà Tây,tôi nhận thấy đây thực sựlà một
làng nghề với rất nhiều bất cập trong quá trình phát triển đặc biệt trong những
năm gần đây.Một làng nghề truyền thống đang có dấu hiệu mất dần đi bản sắc
riêng của mình.
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
5
Vạn Phúc là một làng nghề dệt lụa truyền thống nổi tiếng đã được biết dến
từ rất sớm,và trở thành một trong những biểu trưng về kĩ nghệ và văn hoá dân
gian Việt Nam, Nó đã trở thành một mặt hàng truyền thống được nhiều người
ưa chuộng không những trong nước mà còn cả ở nước ngoài . Tuy nhiên trong
những năm gần đây , Vạn Phúc đang đứng trước nguy cơ phát triển không bền
vững, đó là do quá trình phát triển không có định hướng . Việc phát triển tuỳ
tiện mang tính tự phát của các thành phần kinh tế
Góp phần vào việc phá vỡ cảnh quan kiến trúc, gây ô nhiễm môi trường,mất đi
bản sắc dân tộc.Hơn nữa đối với bất kì làng nghề truyền thống Việt Nam,
không gian công cộng luôn mang những nét đặc trưng của từng làng,có thể coi
bộ mặt của mỗi làng đều thông qua không gian công cộng của từng làng.Ngay
cả những làng cùng một nghề nhưng ở những nơi khác nhau ,diều kiện khác
nhau cũng tạo nên những đặc thù khác nhau.Vì vậy có thể nói ,khi một làng
nghề phát triển và biến đổi thì không gian công cộng là một thành phần chịu

tác động rất lớn từ các yếu tố chủ quan lẫn khách quan, tích cực lẫn tiêu cực.Và
làng nghề Vạn Phúc cũng không phải là một ngoại lệ.
Trích dẫn bài báo trên báo điện tử “Trang du lịch”
Mong manh lụa Hà Ðông

Làng nghề Vạn Phúc đứng trƣớc nguy cơ mai một

Xã Vạn Phúc (Hà Ðông - Hà Tây), mảnh đất một thời hưng thịnh với những vạt lụa gấm,
vân, đũi..., giờ đây đang đứng trước nhiều khó khăn: lụa rẻ, người làm không có công,
nợ ngân hàng không trả được. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hiệp hội làng
nghề cho biết, xã Vạn Phúc có 650 hộ dệt lụa với 1.030 máy, nhưng trong năm 2002
này, 40% số máy đành bỏ không.

Theo ông Chỉnh, cuối năm 2001, một tư thương ở Hà Nội ký được hợp đồng xuất khẩu
lụa tiểu ngạch, nên đã đến Vạn Phúc đặt tiền trước với từng nhà cao hơn thị trường vài
giá. Lụa bỗng dưng khan hiếm, Vạn Phúc dệt lụa thâu đêm suốt sáng. Thế rồi không ai
bảo ai, người làng vay tiền đổ xô vào miền Nam lùng mua máy dệt, thuê người làm, mở
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
6
rộng quy mô sản xuất. Thường ngày máy dệt chỉ khoảng 6 - 7 triệu đồng một chiếc, lúc
ấy vọt lên 18 triệu đồng, nhưng máy vẫn ùn ùn kéo về Vạn Phúc, tăng gần gấp đôi, số
hộ cũng tăng từ 400 đến 650. Nhưng, ngày vui ngắn chẳng tày gang. Năm 2001 qua đi,
thị trường chùng xuống. Người Vạn Phúc dệt xong đóng kiện chở đến tận đại lý bán rẻ
để gỡ vốn mà người ta vẫn lắc đầu.Tư thương ra sức ép giá và chiếm dụng vốn, bán
hàng xong 5 - 6 tháng vẫn chẳng trả tiền. Vạn Phúc thành con nợ của ngân hàng, với
số tiền 9 tỉ đồng. Do tiền công không đủ trả lãi ngân hàng, nên nhà nào vốn ngắn
không nổi không có tiền mua nguyên liệu đành để không máy, số còn lại hoạt động cầm
chừng.


Giữa lúc người Vạn Phúc lúng túng không biết xoay sở ra sao thì hàng Trung Quốc lại
tràn vào. Lụa tơ tằm của Trung Quốc chất lượng kém, nhưng do lụa Hà Ðông không có
thương hiệu, không dán nhãn mác, nên người bán lập "lờ đánh lận con đen" khiến người
mua nhầm lẫn. "Con sâu bỏ rầu nồi canh", lụa Hà Ðông bị lây tiếng xấu.

Trong khi đó, người Vạn Phúc quanh năm chỉ quanh quẩn bên khung cửi máy dệt, chưa
bao giờ biết maketting hay tiếp cận thị trường là gì. Từ xưa đến nay, Vạn Phúc chỉ biết
giao hàng cho 20 cửa hàng ở hàng Gai - Hà Nội và khoảng chừng chục đại lý khác trên
toàn quốc. Hàng giao như ký gửi, đại lý bán xong mới trả tiền, nhưng họ lại có quyền tự
quyết định giá bán. Theo ông Chỉnh, trong lần đi hội chợ Festival Huế, ông ghé thăm đại
lý lụa Hà Ðông bên khách sạn Hương Giang thì được biết, giá 1 mét lụa hoa ở đây là
30.000 đồng, gấp ba lần giá mà Vạn Phúc cung cấp tận nơi cho đại lý. Giá lụa vân, lụa
đũi, gấm... cũng tương tự.

Mặc dù Hiệp hội làng nghề đã được thành lập vào cuối năm 2001, nhưng vì mới ra đời
nên cũng chưa giúp gì được cho Vạn Phúc. Lụa Vạn Phúc đã vài lần tham gia hội chợ,
nhưng chỉ bán được một ít, giải thưởng hay huy chương thì không đến lượt, có lẽ vì kinh
phí eo hẹp không quảng cáo khuếch trương tốt. HTX Vạn Phúc chỉ đơn thuần giúp thợ
dệt khâu sấy nhuộm, mà không làm được gì hơn.

Cũng là làng nghề truyền thống, nhưng Vạn Phúc chưa nhận được bất cứ chính sách ưu
đãi nào, quy hoạch phát triển làng nghề cũng không có Người làng có nghe nói về chính
sách hỗ trợ làng nghề với việc cho vay vốn dài hạn lãi suất thấp, nhưng cho đến nay tất
cả vẫn chỉ là trên giấy, người dân chưa nhận được gì.

Lụa Hà Ðông kiêu sa là thế mà nay rẻ rúng và không đến được với đời. Tất cả đành chịu
để tư thương mối lái xoay vần, thao túng. Chủ trương khôi phục và phát triển làng nghề
của Nhà nước đã rõ ràng. Thế nhưng, bao giờ cho đến ngày xưa, cái thời mà gấm lụa
Hà Ðông được chọn cung tiến cho các bậc vua chúa. Nghề lụa Vạn Phúc liệu có đứng

trước nguy cơ thất truyền? (ÐT)
Với những lí do đó thì việc bảo tồn và phát triển làng nghề này là rất cần thiết.

* Mục đích nghiên cứu của đề tài .

Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
7
Qua đề tài này tôi muốn chỉ ra được những điểm mạnh cũng như thách
thức của làng nghề Vạn Phúc trong quá trình đổi mới đi lên đô thị hoá và qua
đó đưa ra được giải pháp mang tính tích cực giúp cho quá trình phát triển của
làng nghề này luôn ổn định trong quá trình đô thị hoá .


*Đối tượng và phạm vi ngiên cứu

Trên thực tế ,làng nghề Vạn Phúc được hình thành và chịu tác động bởi
rất nhiều yếu tố khác nhau .Vì vậy trong quá trình phân tích , đề tài chủ yếu tập
trung ngiên cứu những yếu tố chính liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực
lẫn tiêu cực đến quá trình phát triển của làng như :yếu tố kinh tế ,Xã hội,Lố
sống ,Phong tục tập quán,...Và một trong những yếu tố tác động rất mạnh mẽ
tới quá trình phát triển đó là quá trình đô thị hoá.Mặc dù nó là một quy luật
phát triển nhưng nó lại có tác động tiêu cực tới không gian và môi trường rất
nhanh ,làm cho thay dổi diện mạo của các làng nghề truyền thống.
Trong mỗi thời điểm khác nhau,vai trò của các yếu tố khác nhau. Việc
phân ra các giai đoạn phát triển nhằm phản ánh rõ quá trình biến đổi và phát
triển cũng rất cần thiết thể hiện nhịp độ phát triển giữa các giai đoạn khác nhau
.Có thể nói yếu tố thời gian luôn là một yếu tố đan xen cùng với các yếu tố
khác tham gia vào quá trình biến đổi và phát triển của cảnh quan không gian

làng Vạn Phúc .
Để tập trung đi sâu phân tích quá trình biến đổi mạnh mẽ của làng nghề
Vạn Phúc ,tôi đã chọn một giói hạn cụ thể làm phạm vi ngiên cứu cho đồ án
.Phạm vi này được xác định một cách tương đối về không gian và thời gian
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
8
nhưng không có ý tách biệt độc lập nó với các yếu tố xung quanh hoặc với lịch
sử chung của làng :
-Về mặt không gian : chọn trục không gian công cộng dọc theo
trục đường giao thông chính nối dài từ đường 72 theo lối vào chính đến hết
không gian đình làng .Trục không gian này bao gồm cả tuyến đường giao
thông chính ,các không gian phụ trợ khác và các công trình dọc theo hai bên
tuyến đường này .
-Về mặt thời gian : Đề tài phân tích và đánh giá sự biến đổi của
không gian công cộng làng nghề Vạn Phúc trong giai đoạn từ sau chính sách
đổi mới tới nay và đặc biệt là những năm gần đây .Giai đoạn này được chia làm
nhiều khoảng thời gian nhỏ dựa theo nhịp độ của sự phát triển và biến đổi.

* Phương pháp nghiên cứu.

Quá trình nghiên cứu và phân tích cần sự bao quát ,bao gồm 4 giai đoạn
sau :
-Quan sát .
-Nghiên cứu các bản vẽ và tài liệu có liên quan .
-Điều tra thực tế ,nhất là việc xây dựng cải tạo thông qua các hình ảnh,
các đối tượng nghiên cứu trong trí nhớ của người dân địa phương .
-Tổng hợp .
Các giai đoạn trên chỉ mang tính tương đối độc lập ,vì trong quá trình

nghiên cứu ,chúng được đan xen vào với nhau nhằm làm rõ hơn các vấn đề đặt
ra .Khâu quan sát là phần rất quan trọngtrong việc phản ánh thực tế tại các thời
điểm quan sát, từ đó nêu ra các vấn đề mâu thuẫn ,phản ánh các quan hệ trong
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
9
hoạt động sống hàng ngày...Tuy nhiên, quan sát không tìm hiểu được các yếu
tố trên trong quá khứ.
Việc nghiên cứu các bản vẽ và tài liệu cũng được thực hiện song song
với khâu quan sát để thu thập các số liệu,thông tin lịch sử nhằm mục đích làm
rõ quá trình biến đổi và phát triển của làng nghề Vạn Phúc nói chung và trục
không gian công cộng nói riêng .
Điều tra thực tế bằng cách tiếp cận ,tìm hiểu phỏng vấn người dân nhất
là các cụ già địa phương.Từ các câu truyện của họ bằng trí nhớ có thể hnhf
dung được quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của làng trong các giai
đoạn trước.Qua đó xây dựng tài liệu từ những tư liệu đã thu thập và quá trình
điều tra.
Giai đoạn tổng hợp là quá trình quan trọng nhằm phân tích tích đánh giá
quá trình phát triển ,xu hướng phát triển và biến đổi dựa trên những lý thuyết
và những quan điểm khoa học .Qua đó tìm ra được một giải pháp hợp lý để
giúp cho làng nghề này được phát triển một cách bền vững.






Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446


Đô án tốt nghiệp
10



Chương I.
Tổng quan về các làng nghề ven đô
Hà Nội
1.1.Khái niệm làng nghề.

Gọi là một làng nghề ( như Bát Tràng ,Phú Đô, Đồng Kị,Hà Đông,…) là
làng ấy tuy trồng trọt,chăn nuôi và làm nhiều nghề phụ khác song đã nổỉ trội
một nghề phụ có tính cổ truyền,tinh xảo,với một lớp thợ thủ công ít nhiều
chuyên nghiệp có phường , ông trùm ,phó cả,…mặt hàng thủ công của họ đã là
sản phẩm hang hoá có quan hệ tiếp thị với nhiều thị trường khác nhau . Nhưng
làng áy nổi danh từ lâu(dân biết mặt,nước biết tên,tên tuổi đã đi vào ca dao tục
ngữ,truyền thống dân gian,trở thành văn hoá dân gian).

1.2.Các yếu tố đặc trưng của một làng nghề truyền thống.

-Đã hình thành và phát triển lâu đời.
-Sản xuất tập trung tạo thành các làng nghề và phố nghề.
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
11
-Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa,thợ lành nghề.
-Có sản phẩm tiêu biểu và độc đáo,vừa là hang hoá,vừa là sản phẩm văn
hoá,di sản văn hoá dân tộc.
-Là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng.


1.3. Đặc điểm về sự hình thành.

Từ xa xưa Việt Nam đã ó một nền văn minh trồng lúa nước rất phát
triển.Từ nghề gốc là trồng lúa nước,hoa màu.trong những lúc nông nhàn,người
dân lao động việt nam cần cù chịu khó đã làm nên các nghề phụ khác nhau để
kiếm sống.Với mỗi quá trình hình thành khác nhau thì đặc điểm cũng khác
nhau.Trường hợp làng ít ruộng vườn ,người dân phải chủ động tìm kiếm một
nghề phụ để sống ,có nhưng nơi sản vật phong phú mách bảo cho con ngừơi
nguồn sinh lợi để phát huy.Ngoài ra còn các yếu tố đặc biệt:Vùng đồng bằng
Bắc Bộ là vùng rất ít hoặc gần như không có khoáng sản,nhưng xung quanh
đồng bằng Bắc Bộ lại là những nơi có rất nhiều khoáng sản.Phải chăng đây
cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự hình thành và phát triển của làng
nghề.Sự phát triển của làng nghề chủ yếu là do Cha truyền cho Con,có Thày
,có Thợ,mọi người học tập kinh nghiệm của nhau rồi cứ thế lan ra cả làng ,dần
dần trở thành tinh xảo thành bí truyền.

1.4.Các yếu tố để phát triển một làng nghề.

-Dân cư và hệ thống công trình phục vụ công cộng.
-Văn hoá (văn hoá truyền thống và văn hoá mới).
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
12
-Cơ sở hạ tầng kĩ thuật.
-Chính sách của nhà nước.
-Cơ cấu nghề sản xuất,mối quan hệ không gian sản xuất và không gian
ở.
-Cơ cấu sử dụng đất phù hợp.

-Các yếu tố đặc trưng riêng biệt bao gồm :Môi trường ,thời tiết ,khí hậu,
Tiềm năng du lịch , Phương pháp truyền nghề, Đầu ra cho sản phẩm, mối
quan hệ trong làng.

1.5.Các nhốm nghề và đặc điểm cơ cấu một căn hộ từng loại.

1.5.1.Các nhóm làng nghề truyền thống.
Có 3 nhóm làng nghề truyền thống:
-Nhóm các làng nghề truyền thống(Vạn Phúc ,Bát Tràng, Đồng Kị,Thiết
ứng,…)Tổng cộng có 18 làng nghề.
-Nhóm các làng nghề chế biến nông sản,thuốc nam ,dịch vụ (Đại Yên,
Lệ Mật, Dịch Vọng,…)tổng cộng có 13 làng nghề.
-Nhóm các làng nghề chuyên canh sản phẩm nông nghiệp đặc thù :Rau
,Hoa(Ngọc Hà,Nhật Tân,Xuân Đỉnh,Láng,Quảng Bá)có tổng cộng 5 làng nghề.
1.5.2. Đặc điểm cơ cấu một căn hộ truyền thống.
a.Những đặc điểm chung nhất.
-Hệ thống hạ tầng kĩ thuật không đồng bộ.
-Ở liền với giao tiếp công cộng làng xóm.Biẻu hiện ở các hoạt động
mang tính cộng đồng(hiếu, hỉ ,lễ hội)tại nhà.
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
13
-Sự khác biệt ở các nước khác ở chỗ(hai phần không gian nhà chính và
nhà phụ tách biệt rõ rang,không hợp khối. Đó là tình hợp lí trong việc tách rời
phần ở và phần bếp đề phòng khí nong và hoả hoạn, đặc biệt khi gió to.
-Không gian ở,sinh hoạt chung,vệ sinh không khép kín.
-Ngôi nhà chính được coi là yếu tố bố cục chủ thể quan trọng nhất
(phòng tiếp khách,thờ cúng tổ tiên,phòng nghủ(có thể có kho),không gian tiếp
khách,sinh hoạt chung lớn,thường không ngăn chia.

-Do mưa lơn nên nền nhà được nâng cao khỏi mặt đất(thường phần
chính cao hơn phần phụvài bậc).nhà chính có yêu cầu ngiêm ngặt về hướng
gió(thường hướng Nam và Đông Nam).Do mưa nhiều và lưọng bức xạ nhiệt
lớn nên mái có độ dốc lớn(Ngói ,Rơm ,Rạ,..)>Các gian chínhđược hoàn thiện
cẩn thận như nơi trang trọng nhất,phòng rộng ,thông thoáng tốt . Ở gian giữa
thừơng là bàn thờ tổ tiên.
-Hiên rộng gắn liền với sân,vườn trước nhà,xung quanh có cây cối,bể
nước,giếng và nó còn mang chức năng liên kết các phần của ngôi nhà với
nhau,..
-Nhà phụ:Bếp ,Chuồng trại,kho và phòng làm kinh tế phụ.
-Kết cấu nhà có bao che bằng những bức tường ,hàng rào,…,Cửa chính
rộng đón gió.
-Đun nấu sử dụng chất đốt.
-Nhà vệ sinh không tự hoại.
b.Những đặc điểm khác biệt trong cơ cấu các căn hộ truyền thống.
-Đối với làng nghề thủ công truyền thống :Trước kia các căn hộ sống
chủ yếu bằng nghề nông cho nên không gian bao gồm:sân ,vừon ,và các phàn
phụ,…rộng rãi.Nghề phụ chưa phát triển mạnh cho nên chưa cần có không gian
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
14
sản xuát lớn.Khi nền kinh tế thị trường được mở ra,nhu cầu thị trường lớn nên
yêu cầu sản xuất hàng tăng nhanh dẫn đến việc mở rộng và tận dụng diện tích
để làm nơi sản xuất.Do không có định hướng và phát triển tự phát nên nảy sinh
nhiều vấn đề như điều kiện làm việc chật hẹp, ô nhiễm,nóng bức,..
-Đối với các làng nghề chế biến nông sản,thuốc nam ,dịch vụ cũng tương
tự nhưng có khác về cơ cấu nghành nghề.
-Đối với làng nghề chuyên canh sản phẩm nông nghiệp, đối với những
làng cách xa đô thị thì diện tích trồng trọt vẫn còn nguyên vẹn,ngôi nhà cổ

truyền vẫn còn giữ được.Những làng nghề còn sót ại trong lòng đô thị thì sự
thay đổi xảy ra rất nhanh và mạnh mẽ.Diện tích bị thu hẹp lại thành những
vườn nhỏ:Làng hoa Ngọc Hà,Quảng Bá,Lụa Vạn Phúc,Xuân Đỉnh.Thậm chí bị
đe doạ biến mất như:Làng rau Húng Láng,Làng Đào Nhật Tân.







Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
15



Chương II.
Thực trạng hình thành ,xây dựng và
phát triển làng nghề Vạn Phúc.

2.1.Lịch sử hình thành làng nghề Vạn Phúc

Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
16

Theo lịch sử ,Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc được phát triển từ rất sớm vào

giữa hai thế kỉ 7-8,trong thời kì nước ta bị nhà đường đô hộ.Theo thần tích từ
thời nhà Lê, Phường cửi Vạn Phúc thờ bà tổ nghề tên là Lã Thị Nga(hiệu ả Lã)
đựoc phong là Dường cảnh thành hoàng.Bà là người địa phương thuộc tỉnh
Tuyên Quang.Vào năm 865,bà cùng chồng là tiết độ sứ đi kinh lí ,thấy địa danh
Vạn Bảo là đất lành bà xin ở lại lập ấp và hướng dẫn người dân cấy cày ,xe tơ
dệt lụa.
Làng Vạn Phúc từ đó trải quathăng trầm lịch sử,làng vẫn tồn tại và phát
triển đến ngày nay.Đối với ngưới dân Vạn Phúc ,nghề dệt và những sản phẩm
làm từ Lụa là một niềm tự hào của người dân trong vùng,nó là kết tinh của nền
văn hoá,là xương máu ,là Tâm hồn,là lối sống và truyền thống của người dân.
Hong Vn Tỳ Lp 46 CLC MSSV: 805446

ụ ỏn tt nghip
17
2.2. c im t nhiờn.
2.2.1.V trớ v ranh gii khu t.
văn điển
Hà nội
thanh oai
hoà bình
hoài đức
hà đông
Làng Vạn Phúc
Đuờng Nguyễn Trãi
Đuờng
430



Lng Vn phỳc nm phớa Tõy bc th xó H ụng(nay l phng Vn

Phỳc),cỏch trung tõm th xó H ụng 1km v cỏch trung tõm H Ni 10 km, l
mt di t hỡnh thoi :
Phớa Tõy giỏp vi xó Vn Khờ.
Phớa ụng Giỏp vi sụng nhu v xó Vn Yờn.
Phớa Nam giỏp vi hai phng Quang Trung v Yt Kiờu.
Phớa Bc giỏp vi lng Ngc Tr v i m Huyn T Liờm - H
Ni .
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
18
Xã Vạn Phúc nằm trên trục đường 430 nối thị xã Hà Đông với tuyến
đường Láng Hoà Lạc (đoạn đàu quốc lộ Bắc Nam 1B) và đường 32.
Với những thuận lợi về địa lý và giao thông đó,Vạn Phúc sẽ có điều kiện
phát triển kinh tế thực sự mạnh mẽ trong thời gian tới.

2.2.2.Mối liên hệ.

Xã Vạn Phúc có mối liên hệ với con sông Nhuệ cho nên có thuận lợi về giao
thông đường thuỷ.
Đặc biệt nơi dây gần đường 430 là con đường lớn thông với đương
Nguyên Trãi đi qua trung tâm thành phố Hà Nội cho nên rất thuận tiên cho giao
thông buôn bán và các hoạt động dịch vụ khác.



2.2.3.Địa hình.
Địa hình xã Vạn Phúc đồng nhất được ngăn cách bởi con sông Nhuệ và
tuyến đường 430.
Có độ cao đồng đều và tương đối bằng phẳng(Vạn Phúc có địa

hình tương đối bằng phẳng có độ cao từ 5,0 -> 6,0m,là khu vực đất trũng,thấp
hơn các vùng xung quanh từ 1-1,5,có hướng dốc dần từ Tây sang Đông,Từ Bắc
xuống Nam với độ dốc từ 0,2 ->0,3 %). cho nên rất thuận tiện cho việc phát
triển các công trình nhà ở và công trình xây dựng khác.

Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
19
2.2.4.Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu Hà Nội,chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
gió mùa:nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 23,6
0
c, Độ ẩm trung bình
cao 82 % ->88 %,lượng mưa trung bình năm là 1707 mm.
Những nơi ạnh sông Nhuệ do ảnh hưởng của hơi nước cho nên có độ ẩm
cao hơn các nơi khác vì vậy mà việ bảo quản vải không cẩn thận sẽ rất rễ bị ẩm
mốc làm cho chất lượng vải kém đi .







2.2.5.Cảnh quan
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp

20

Được thiên nhiên ưu đãi :có con sông Nhụê hiền hoà thơ mộng và đặc
biệt còn giữ được những công trình cổ kính có giá trị văn hoá và lịch sử cao
như đình ,chùa,cổng làng,…Điều này giúp cho Vạn pPhúc không những có
điều kiện phát triển văn hoá một cách rực rỡ còn có một giá trị về thương mại
dịch vụ lớn nhất là trong việc thu hút khách du lịch.

2.3.Đặc điểm sử dụng đất.

Đường 430 đi qua trung tâm xã và chia xã làm hai phần:
+ Phần phía Đông Nam chủ yếu là làng Vạn Phúc cũ và một phần
là ruộng canh tác ở phía Bắc Làng.
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
21
+ Phần phía Tây Bắc là khu vực ruộng canh tác của xã,khu vực
này có một số công ty ,xí nghiệp đóng trên địa bàn,và ba khu nghĩa trang:
nghĩa trang thị xã Hà Đông, nghĩa trangVạn Phúc và nghĩa trang liệt sĩ Xã.
Vạn Phúc xưa bao gồm năm xóm nhỏ :Xóm Ngoài,Xóm Trong, Xóm Giữa
,xómLẻ , Xóm Quán.Ngày nay đổi thành Đoàn kết,Quyết Tiến, Bạch Đằng,
Hồng Phong, Hạnh Phúc, Chiến Thắng và Độc Lập .
Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là : 143,9744 ha,trong đó :
Đất Nông Nghiệp : 62,1259 ha (chiếm 43,1 %)
Đất chuyên dùng : 46,3029 ha(Chiếm 32,2%)
Đất ở :30,8835 ha (chiếm 21,5 %)
Đất chưa sử dụng :4,6620 ha (chiếm 3,2 %)

Biểu đồ sử dụng đất

§Êt n«ng
nghiÖp
§Êt chuyªn
dïng
§Êt ë
§Êt ch-a sö
dông

Nhận xét :
Với cơ cấu sử dụng đất trên ta thấy:
+Diện tích đất nông nghiệp quá lớn (chiếm 43,1%).
+Diện tích đất ở chỉ chiếm 21,5% đây là một tỉ lệ rất nhỏ
nếu đem ra so sánh với tiêu chuẩn (vào khoảng 35-45 %)
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
22
+Mật độ dân số vào khoảng 6700 người/Km
2
nó là một tỉ lệ
hợp lí nếu đem so với các đô thị ở Việt Nam.

2.4.Đặc điểm dân cư và lao động .
2.4.1.Dân số.
Trước cách mạng tháng tám năm 1945 Vạn Phúc đã có 670 hộ gia đình
với 3000 nhân khẩu. Hiện nay đã tăng lên gần gấp ba với 2760 hộ gia đình,
dân số lên tới 9754 người ,số lao động vào khoảng 3500 người.
Bảng :
Thành phần dân số


Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Trẻ em (0 - 15 tuổi) 1810 18.56
Dân số trong độ tuổi lao động (15 - 60 tuổi) 4941 50.65
Người già (trên 60 tuổi) 3003 30.79
Tổng 9754 100

Biểu đồ cơ cấu dân số Xã Vạn Phúc
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
23
>60
15-60
0-15


Nhận xét : Có thể nói trong những năm đổi mới người dân đã có ý thứ hơn
đối với việc KHHGD cho nên tỷ lệ trẻ là tưong đối thấp ,Tỷ lệ những người
trong độ tuổi lao động cao cho nên trong thời gian tới nó sẽ cung cấp cho quá
trình phát triển kinh tế một lượng lao động lớn và đó là một thuận lợi của Vạn
Phúc.

2.4.2. Cơ cấu lao động
Bảng cơ cấu lao động xã Vạn Phúc:

Ngành nghề Số hộ Tỷ trọng (%)
Sản xuất nông nghiệp 415 15,0

Dệt lụa 650 23.6
Kết hợp dệt và nông nghiệp 300 10.9
Dịch vụ và nghề khác 1395 50.5
Tổng cộng 2560 100
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
24

Biểu đồ cơ cấu Lao Động
S¶n xuÊt n«ng
nghiÖp
DÖt lôa
KÕt hîp dÖt vµ
n«ng nghiÖp
DÞch vô vµ nghÒ
kh¸c

Vạn Phúc là làng nghề thủ công dệt lụa truyền thống, phát triển rất mạnh thu
hút phần lớn số người trong độ tuổi lao động. Hiện nay số hộ làm nghề dệt lụa
khoảng 650 hộ chiếm 23,6 % , số người làm nông nghiệp chiếm tỉ trọng khá
nhỏ và đặc biệt số người làm dịch vụ (chiếm hơn 50 %) liên quan đến ngành
dệt là rấ lớn. Ngoài ra Vạn Phúc còn thu hút một số lượng lao động ở các vùng
lân cận đến học nghề và làm việc.

2.5. Thực trạng hạ tầng kĩ thuật.
2.5.1. Quy hoạch.

Vạn Phúc nằm trong quy hoạch tổng thể định hướng phát triển thị xã Hà
Đông đến năm 2020 đã được điều chỉnh và được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt

theo quyết định 492/2001/QĐ-UB ngày 24-4-2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Hà Tây. Xã Vạn Phúc hiện chưa lập quy hoạch xây dựng. Làng Vạn Phúc cổ
được hình thành và phát triển qua các giai đoạn lịch sử chủ yếu mang tính tự
phát, kế thừa qua các thời kì , thiếu tính quy hoạch.
Hoàng Văn Tú Lớp 46 CLC –MSSV: 805446

Đô án tốt nghiệp
25
Hiện nay UBND tỉnh Hà Tây cho phép xã lập quy hoạch cụm tiểu thủ công
nghiệp dệt lụa Vạn Phúc tại khu vực ruộng canh tác ở phía bắc của xã, tiếp
giáp với trục đường 430. Dự án quy hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề
dệt lụa Vạn Phúc đã được viện quy hoạch đô thị nông thôn lập 8—2002 và
đang trình UBND tỉnh phê duyệt.

2.5.2. Sử dụng đất

Địa giới hành chính của xã Vạn Phúc ít thay đổi và đã được xác lập ổn
định sau khi tiến hành lập hồ sơ địa giới hành chính theo chỉ thị số 364 CT/CP
ngày 16/11/1991 của thủ tướng chính phủ. Hệ thống bản đồ, sổ sách địa chính
có từ trước đến nay vẫn được bảo quản đầy đủ, không bị thất lạc. Hiện nay
UBND xã Vạn Phúc chưa thành lập bản đồ địa chính.

Bảng thống kê sử dụng đất xã Vạn Phúc năm 1995, 2000.
STT Loại đất Năm 1995
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Năm 2000
(ha)
Tỷ lệ

(%)
1 Đất nông nghiệp 63,1521 43,86 62,1259 43,15
2 Đất chuyên dùng 34,9690 24,29 46,3029 32,16
3 Đất ở 30,0672 20,88 30,8835 21,45
4 Đất chưa sử
dụng
15,7861 10,96 4,6621 2,24
Tổng 143,9744 100 143,9744 100

×