Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Mo hinh trong dua le

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 43 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***

TÀI LIỆU KỸ THUẬT

KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LÊ
THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ CAO

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2017


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN...............................................................................
1.1 Giới thiệu đặc điểm, đặc tính của dưa lê.....................................................
1.1.1 Đặc điểm thực vật học của dưa lê............................................................
1.1.2 Sinh trưởng và phát triển.........................................................................
1.1.3 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng..............................................
1.2 Tình hình sản xuất dưa lê.............................................................................
1.2.1 Tình hình sản xuất dưa lê theo hướng cơng nghệ cao trên thế giới.........
1.2.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất dưa lê trong nước..............................
1.3 Đặc điểm nổi bật của mơ hình trồng dưa lê theo hướng cơng nghệ cao
.................................................................................................................................
II. CÁC U CẦU - QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LÊ.................
2.1 Giống.............................................................................................................
2.2 Thời vụ và mật độ trồng..............................................................................
2.3 Ươm cây........................................................................................................
2.4 Chuẩn bị giá thể...........................................................................................
2.5 Nhà màng.....................................................................................................
2.6 Chăm sóc......................................................................................................
2.7 Phịng trừ sâu bệnh.....................................................................................


2.8 Thu hoạch.....................................................................................................
2.9 Một số lưu ý..................................................................................................
III. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, CHẤT LƯỢNG CÔNG
NGHỆ CỦA MƠ HÌNH.......................................................................................38
IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MƠ HÌNH.............................................................
V. ĐỊA CHỈ CHUYỂN GIAO, TƯ VẤN..............................................................
KẾT LUẬN............................................................................................................


I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu đặc điểm, đặc tính của dưa lê
1.1.1 Đặc điểm thực vật học của dưa lê
Dưa lê là một loại trái cây mùa hè rất phổ biến. Dưa lê thuộc loại cây nhất
niên, là cây thân thảo, thân bò trên mặt đất hoặc leo. Thân mảnh có thể dài đến 3m,
phủ lơng mịn, có các tua và góc cạnh ở mặt cắt ngang, có nhiều nhánh gần gốc,
nhám với nhiều lông mềm.
Hệ rễ cạn, đa số phân bố chủ yếu ở độ sâu 30 - 40 cm, một phần kéo dài đến
1m. Rễ bất định có thể phát sinh từ nốt lá.
Lá xếp xen kẽ, khơng có lá kèm, cuống lá dài 4 đến 10 cm, phiến lá có thể
hình trịn, hình oval hoặc hình thận, đường kính 3 đến 15 cm, lá hình chân vịt có 5
đến 7 thùy, bề mặt phủ lơng mịn.
Hoa mọc ở nách lá, là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính, cuống dài 0,5 đến 3 cm,
lá đài dài 6 đến 8 mm. Tràng hoa hình chng, hoa màu vàng. Hoa đực mọc thành
chùm 2 đến 4 hoa với 3 nhị. Hoa cái hoặc hoa lưỡng tính mọc đơn, bầu nhụy hình
ellipsoid, đầu nhụy có 3 thùy. Cây thường ra hoa vào tháng bảy đến tháng chín, hạt
chín từ tháng tám đến tháng mười.
Quả hình trịn hoặc hình thn, nặng trung bình 0,4 đến 2,2 kg, bề mặt có vân
lưới hoặc bao phủ bởi các sợi lông tơ nhỏ. Kích thước quả tùy thuộc theo giống.
Thịt quả có màu vàng hoặc cam, trắng… Thịt quả có thể làm khơ, xay thành bột
trộn với ngũ cốc làm bánh mì, bánh qui… Quả mọng nước có vị thanh. Quả nhiều

hạt, hạt có hình e líp, màu trắng hoặc vàng nâu, trơn nhẵn, hạt có hàm lượng dầu
cao, tuy nhiên khó sử dụng vì lớp vỏ cứng. Trong hạt chứa khoảng 12,5 đến 39,1%
dầu.
Dưa phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và khô, nhiều ánh sáng. Nhiệt độ
phát triển tối ưu từ 18 – 28oC, phát triển chậm khi nhiệt độ dưới 12 oC. Dưa có thể
chịu được nhiệt độ lên tới 40oC nhiều giờ mỗi ngày. Cây dễ chết trong điều kiện
sương giá. Độ ẩm cao làm cây chậm phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng quả và
3


gây ra các bệnh trên lá. Cây phát triển tốt trên đất nhiều mùn, pH 6 – 7, không chịu
được đất quá acid và úng nước.

a

b

c

d

e

Hình. Hình thái thực vật của cây, hoa, quả và hạt dưa lê
a, b) Quả dưa lưới trưởng thành; c) hoa đực; d) hoa cái và e) hạt dưa

4


Hình. Hình ảnh một số giống dưa lê

a)

Cucumis melo var. conomon

b)

Cucumis melo var. dudaim

c)

Cucumis melo var. reticulatu

d)

Cucumis melo var. reticulatus

e)

Cucumis melo var. inodorus (Canari Melon)

f)

Cucumis melo var.inodorus (Crenshaw Melon)

g)

Cucumis melo var.inodorus (Casaba Melon)

h)


Cucumis melo var.inodorus (Christmas Melon)

i)

Cucumis melo var.inodorus (Piel de Sapo)

j)

Cucumis melo var.inodorus (Armenian Cucuber)
5


k)

Galia Melon

l)

Charentais Melon
1.1.2 Sinh trưởng và phát triển
Khi bảo quản trong điều kiện khô ráo (ẩm độ 6%) ở nhiệt độ dưới 180C, hạt

có thể giữ khả năng nảy mầm ít nhất trong 6 tháng. Cây con hình thành sau 14 ngày
gieo hạt. Nhiều rễ con hình thành nhanh chóng từ rễ cái. Rễ mọc chủ yếu ở độ sâu
30 – 40 cm. Lá thật đầu tiên xuất hiện sau 5 – 6 ngày. Ở hầu hết các giống, cụm hoa
đực đầu tiên hình thành ở nốt thứ 5 đến 12 trên cành cấp một, trong khi hoa lưỡng
tính hay hoa cái mọc trên cành cấp 4. Hoa chỉ nở trong một ngày và thụ phấn chủ
yếu nhờ côn trùng (ong). Mỗi cây chỉ đậu từ 3 đến 6 quả (từ 30 – 100 hoa cái hoặc
hoa lưỡng tính). Quả chín sau 75 ngày (đối với giống thuộc nhóm Reticulatus và
Cantaloupe), 120 ngày (đối với giống thuộc nhóm Inodorus) từ lúc gieo hạt. Đối

với quả thuộc nhóm Reticulatus và Cantaloupe, ethylene đóng vai trị quan trọng
trong q trình chín (climacteric) làm thịt quả mềm, vỏ vàng. Thời gian bảo quản
ngắn (<1 tuần với giống “Charentais”) đến trung bình (2 đến 3 tuần với “Galia”).
Quả thuộc nhóm Inodorus khơng sản sinh ethylene trong q trình chín (nonclimacteric) nên có thời gian bảo quản dài (> 3 tháng với “Piel de Sapo”).
1.1.3 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng
Hàm lượng đường và hương vị là những yếu tố quan trọng quyết định chất
lượng của dưa. Các ester hình thành từ các amino acid, các hợp chất chứa lưu
huỳnh là các thành phần quan trọng góp phần tạo hương vị cho dưa. Rượu và
aldehyde 9 carbon bao gồm Z-non-6-enal là những thành phần quan trọng tạo nên
hương thơm của dưa. Dưa nên được thu hoạch từ 2 đến 3 ngày trước khi chín nhằm
thu được hương vị ngon nhất. Hạt dưa ăn được chứa khoảng 46% dầu và 36%
protein.
Dưa lê là nguồn chứa chất chống oxi hóa dạng polyphenol, là chất có lợi cho
sức khỏe giúp phịng chống bệnh ung thư và tăng cường hoạt động miễn dịch. Các
chất này điều tiết sự tạo thành nitric oxide, một chất quan trọng đối với nội mạc và
6


các nguy cơ về bệnh tim mạch. Dưa lê chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận
trường, chống táo bón. Đây cịn là nguồn phong phú β-carotene, acid folic, kali và
vitamin C, A. Nguồn kali trong dưa giúp bài tiết, thải muối nên ăn dưa lê có tác
dụng giảm cao huyết áp.
Bảng. Giá trị dinh dưỡng của dưa lê
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng
141 kJ (34 kcal)
Các bon hyđrát
8,16 g
Đường
7,86 g

Chất xơ thực phẩm
0,9 g
Chất béo
0,19 g
Protein
1,84 g
Nước
90,15 g
Vitamin A
169 μg (19%)
beta-carotene
2020 μg (19%)
Thiamine (Vit. B1)
0,041 mg (3%)
Riboflavin (Vit. B2)
0,019 mg (1%)
Niacin (Vit. B3)
0,734 mg (5%)
Axít pantothenic (B5)
0,105 mg (2%)
Vitamin B6
0,072 mg (6%)
Axít folic (Vit. B9)
21 μg (5%)
Vitamin B12
0,00 μg (0%)
Vitamin C
36,7 mg (61%)
Vitamin E
0,05 mg (0%)

Vitamin K
2,5 μg (2%)
Can xi
9 mg (1%)
Sắt
0,21 mg (2%)
Ma giê
12 mg (3%)
Phốt pho
15 mg (2%)
Thiếc
0,18 mg (2%)
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ thường nhật của người lớn.
Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA
1.2 Tình hình sản xuất dưa lê
1.2.1 Tình hình sản xuất dưa lê theo hướng cơng nghệ cao trên thế giới

7


Dưa lê (Muskmelon, Cucumis melo L.) được xem là loại trái cây số một tại
Châu Âu và chiếm giữ vị trí quan trọng trên thị trường này trong suốt 25 năm qua.
Trong đó, Galia muskmelon (Cucumis melo L. var. Reticulatus Ser.) là giống dưa
lai F1 nổi tiếng và được ưa chuộng nhất. Kể từ khi được giới thiệu ra thị trường
năm 1973 bởi nhà chọn giống người Israel (Zvi Karchi), “Galia” đã trở thành tên
thương mại để gọi chung cho hơn 60 giống dưa lê có hình dạng tương tự (vỏ quả
màu xanh hoặc hơi vàng, vỏ có lưới, ngọt và có mùi thơm). Dưa lê được trồng
nhiều ở Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ma Rốc, Ai Cập, Trung Đơng và một số quốc
gia Châu Á. Trong đó, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ma Rốc và Israel là những quốc
gia xuất khẩu dưa lê hàng đầu cho thị trường Châu Âu.

Sản lượng hàng năm trên thế giới tăng hàng triệu tấn hằng năm. Trung Quốc là
nước có diện tích sản xuất lớn nhất (400000 ha), Tây Á (Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq)
200000 ha, châu Mĩ (Mexico, Mĩ, vùng Trung và Nam Mĩ) 165000 ha, Bắc Phi (Ai
Cập, Morocco, Tunisia) 110000 ha, châu Âu (Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Hi Lạp, Bồ
Đào Nha) 95000 ha, Nhật Bản 13000 ha và Hàn Quốc 11000 ha… Các vùng xuất
khẩu chủ yếu là vùng Địa Trung Hải, Mĩ, Mexico, Úc, Đài Loan và Nhật Bản
(Grubben, 2004) [7]. Theo thống kê của FAO năm 2007 sản lượng dưa lê trung
bình hàng năm 26,8 triệu tấn và diện tích khoảng 1,3 triệu ha.
Các vùng sản xuất dưa lê chủ yếu là vùng Địa Trung Hải, Mĩ, Mexico, Úc, Đài
Loan và Nhật Bản. Ở châu Phi dưa lê là loại hoa màu xa xỉ. Một vài con số thống
kê diện tích dưa phục vụ xuất khẩu ở châu Phi gồm có Cameroon 3500ha, Sudan
1200ha. Senegal và các vùng lân cận xuất khẩu dưa cho Châu Âu suốt mùa đông. Ở
Sudan, snake melon là loại nông sản quan trọng được trồng phục vụ nhu cầu sử
dụng trong gia đình và thương mại. Diện tích gieo trồng khoảng 4000 ha với sản
lượng hàng năm khoảng 80000 tấn.
Sản xuất dưa ăn trái nói riêng và sản xuất rau an tồn nói chung hiện nay trên
thế giới đã được hồn thiện với trình độ cao. Việc sản xuất các sản phẩm nông
nghiệp sạch không sử dụng đất trong nhà kính và đặc biệt là trong nhà màng (nhà
8


plastic) đã trở nên phổ biến. Các quốc gia đi đầu lĩnh vực này như Hoa Kỳ, Canada,
Hà Lan, Israel, Mexico, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và gần đây có các quốc gia Đông Á
(Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), Singapore, Thái Lan đã phát triển mạnh công
nghệ sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất
khẩu. Các kỹ thuật sản xuất như trồng rau không cần đất (Soiless Culture), cung
cấp dinh dưỡng qua nước (Fertigation), che phủ bằng nilon đã trở thành thông dụng
ở các nước này. Năng suất cây trồng trong nhà màng, nhà kính đạt khá cao: dưa lê
từ 244 – 287 tấn/ha, cà chua 450 – 600 tấn/ha, dưa leo 250 tấn/ha/năm. Ở đây năng
suất có thể cao hơn từ 10-20 lần so với bên ngồi. Ví dụ năng suất bên ngoài: dưa

lê từ 19 – 30 tấn/ha, cà chua đạt 40-50 tấn/ha, dưa leo đạt: 20-30 tấn/ha. Diện tích
cây trồng canh tác khơng sử dụng đất ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng
theo nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.
Các quốc gia dẫn đầu Châu Âu về diện tích nhà kính, nhà màng là Tây Ban Nha
(46.000 ha), Italy (25.000 ha), Pháp (9.500 ha) trong đó diện tích trồng cây không
sử dụng đất chiếm tỷ lệ khá lớn. Ở Hà Lan có khoảng 10.000 ha trồng cà chua, ớt,
dưa trên giá thể rockwool. Tại bang Florida (Hoa Kỳ) 76,4% diện tích nhà kính áp
dụng kiểu canh tác khơng dùng đất. Các bang Indiana, Arizona, Florida, California
(Hoa Kỳ) là những bang sản xuất dưa lê và dưa hấu trong nhà kính lớn nhất. Tại
Trung Quốc hiện có khoảng 500 khu nơng nghiệp cơng nghệ cao với trên 4.000 mơ
hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái khác
nhau. Những khu này đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp
hiện đại của Trung Quốc, góp phần tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi... với
chất lượng cao và đồng nhất. Ở Đức, Hà Lan, Bỉ đã sản xuất được “Rau xanh sinh
thái”, “Trái cây sinh thái” để phục vụ người tiêu dùng. Cho đến nay đã có khá
nhiều tài liệu phổ biến kỹ thuật trồng cây không sử dụng đất với những hướng dẫn
về kỹ thuật trồng và thành phần dung dịch dinh dưỡng.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất dưa lê trong nước
9


Trong nước, trình độ kỹ thuật canh tác rau nói chung đến nay cũng đã có
những tiến bộ đáng kể. Gần đây cũng đã xuất hiện nhiều mơ hình nhà kính trồng
rau từ hiện đại, có điều khiển tự động (nhà kính nhập khẩu từ Israel ở Hà Nội, Hải
Phịng), đến nhà kính dạng đơn giản như ở Đà Lạt để ươm rau giống, trồng các loại
rau hoa cao cấp như hoa hồng, hoa cúc, ớt ngọt, xà lách. Những mơ hình này bước
đầu đã cho thấy những thành cơng nhất định như nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm. Nhiều mơ hình trồng rau an tồn trong nhà kính, nhà lưới đã được áp
dụng khá phổ biến ở các địa phương. Trong đó phải kể đến các tỉnh đi đầu như Lâm
Đồng với khoảng 1000ha nhà màng, nhà kính (trong đó có 240 ha trồng rau) và

242ha nhà lưới (114,5ha trồng rau), Đồng Nai 80-100ha, Vũng tàu 40h. Tại Hà Nội,
nhiều mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao được triển khai như: hoa cây cảnh (Từ
Liêm, Tây Hồ), cam Canh, bưởi Diễn (Hoài Đức, Từ Liêm), rau an toàn tại Song
Phương (Hồi Đức), Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam (Thanh Trì), Vân Nội (Đông Anh)... Tại
Từ Liêm, thành phố đã phê duyệt đầu tư xây dựng mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ
cao với diện tích gần 16 ha với hệ thống nhà kính hiện đại, tại Nam Hồng (Đơng
Anh) 30 ha, Kim Sơn (Gia Lâm) 15 ha.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có những đề tài nghiên cứu sản xuất các sản
phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Tuy nhiên, các đề tài này tập trung chủ yếu cho
các loại rau ăn lá và một số loại rau ăn quả. Trong đó có đề tài nghiên cứu bổ sung
kỹ thuật trồng rau an tồn tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng hữu cơ sinh học
kết hợp các biện pháp kỹ thuật tiên tiến. Theo đó, các tác giả đã đề xuất xây dựng
các mơ hình canh tác rau an tồn có ứng dụng cơng nghệ cao, cơng nghệ sinh học
để đạt năng suất và chất lượng cao; Ứng dụng các kết quả nghiên cứu bổ sung về
quy trình canh tác rau an tồn theo hướng hữu cơ, trong đó chú trọng quy trình
canh tác trong nhà lưới, tiến tới xây dựng quy trình sản xuất rau theo hướng đạt tiêu
chuẩn GAP (Good Agricultural Practice); mơ hình nhà lưới sản xuất rau cũng đang
được thực hiện nhằm tìm ra kiểu nhà lưới phù hợp với điều kiện sản xuất và mức
đầu tư hiện nay ở quy mơ nơng hộ. Nhìn chung các nghiên cứu về trồng rau nói
10


chung theo hướng công nghệ cao cũng chỉ giới hạn ở mức độ nhất định. Riêng đối
với dưa ăn trái và đặc biệt là dưa lê trồng trong nhà màng theo hướng cơng nghệ
cao hầu như chưa có một nghiên cứu cụ thể nào.
Đối với giá thể trồng cây trong nhà màng cũng đã có một số cơng trình nghiên
cứu được thực hiện. Trong đó có nghiên cứu trồng rau ăn quả trên giá thể (mụn
dừa, vỏ hạt cà phê và một số loại giá thể phối trộn) của Viện Khoa học Kỹ thuật
Miền Nam. Tại khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. HCM đang nghiên cứu sử
dụng các loại giá thể như mụn dừa, đá bọt núi lửa, mùn cưa... để trồng rau ăn lá và

rau gia vị (thuộc đề tài cấp thành phố). Công ty Phong Phát (TP.HCM) đã nghiên
cứu và sản xuất giá thể đóng trong túi trồng chuyên dụng cho các cây như dưa, cà
chua, ớt... từ cây dừa để xuất khẩu sang Canada. Về sản xuất rau theo hướng công
nghệ cao, cho đến nay cũng đã có một số đơn vị và cá nhân nghiên cứu và sản xuất
rau an tồn tuy nhiên quy khơng lớn. Công ty Kim Xuân Quang sản xuất rau ăn lá
trồng trên giá thể mụn dừa trong nhà màng (0.5ha) tại Củ Chi. Sản xuất rau muống
theo phương pháp thuỷ canh của một số nơng dân tại Hóc Mơn, Củ Chi. Cơng ty
GINO cũng đã có khuyến cáo trồng rau mầm và trồng rau ăn lá trên giá thể xơ dừa,
hỗn hợp xơ dừa và phân hữu cơ quy mô nhỏ theo hướng tự túc trong gia đình.
Nghiên cứu mật độ trồng và dinh dưỡng cho cây dưa nói chung, ở nước ta
cũng có nhiều tài liệu đề cập tới, tuy nhiên phần nhiều là cho dưa hấu. Đối với dưa
lê chủ yếu là quy trình kỹ thuật trồng do các Công ty cung cấp giống đưa ra cho bà
con nông dân. Khoảng cách trồng đối với kiểu trồng giàn thường là 0,6-0,7m x 0,30,35m. Đối với kiểu trồng bò lan dưới đất tùy kiểu trồng hàng đơn hay hàng đơi,
nếu trồng hàng đơn thì thường khoảng cách trồng là 2-2,2m x 0,5-0,6m. Liều lượng
phân bón dành cho dưa lê trồng trên đất được khuyến cáo thường là 120-140N, 120
P2O5, 120-130 K2O (kg/ha). Theo tài liệu giảng dạy về cây rau của Trường Đại
học Cần Thơ thì nhu cầu về N của cây dưa hấu trồng trên đất giao động từ 65-185
kg/ha, P2O5 từ 110-180 kg/ha, K2O từ 0-135 kg/ha tùy loại đất. Võ Thị Bích Thủy,
Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Ba (Đại học Cần Thơ, 2004) nghiên cứu cải thiện năng
11


suất và phẩm chất dưa lê bằng cách bón Kali trên đất phù sa tại Cần Thơ cho thấy
với liều lượng bón 160 kg K2O/ha cho hiệu quả cao về năng suất trái thương phẩm
(14,7 t/ha), trọng lượng trái (1,47 kg/trái), độ Brix (12,0%), thời gian tồn trữ trái
(31,5 ngày) và hàm lượng chất khô trong thịt trái (10,4%) và lợi nhuận (hiệu quả
đồng vốn 1,62) so với bón 80 kg K2O/ha. Về dinh dưỡng thủy canh cho dưa lê ở
trong nước chưa thấy có tài liệu nào cơng bố.
Năm 2011, Vũ Văn Liết và cộng sự, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã
tiến hành đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống dưa lê

nhập nội từ Trung Quốc tại Gia Lâm, Hà Nội. Nhóm tác giả tiến hành đánh giá 3
giống dưa lai F1 nhập nội từ Trung Quốc gồm Xin Mi Tian Gua, E. Wang Tian
Gua, Yinong và giống đối chứng là Kim Cô Nương. Thời gian sinh trưởng của các
giống dao động trong khoảng 64 đến 78 ngày. Các giống tham gia thí nghiệm có
đặc điểm hình thái quả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, khả năng kháng bệnh
tốt, các giống cho năng suất vượt trội so với giống đối chứng Kim Cô Nương là
Xin Mi và E. Wang từ 4,5 – 6,3 tấn/ha. Hầu hết các dòng tham gia thí nghiệm đều
có chất lượng quả ăn tươi ngon, thịt quả giòn (giòn mềm), hương vị đậm phù hợp
với thị hiếu người tiêu dùng. So sánh sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của 11
giống dưa lê F1 nhập nội trong nhà lưới vụ Xuân Hè 2007 tại Trường ĐH Cần Thơ
của các tác giả Trần Thị Ba, Trần Thiện Thiên Trang và Võ Thị Bích Thủy [4] cho
thấy : có sự khác biệt qua phân tích thống kê về năng suất tổng và năng suất thương
phẩm giữa các giống. Năng suất thương phẩm cao, ở mức 21,0-32,3 tấn/ha. Bốn
giống dưa lê có triển vọng nhất là Kim Cô Nương, Dưa lê 1864, Phương Thanh
Thanh và Melon Hoàng hạt về phương diện trái đồng nhất, thời gian sinh trưởng
ngắn 60-70 ngày, hàm lượng chất rắn hòa tan (độ ngọt) trong thịt trái khá cao (biến
thiên 10,3-12,4%). Giống Kim Cơ Nương (được dùng làm đối chứng bởi vì đã
được trồng nhiều năm ở Việt Nam) tuy cho năng suất thấp nhưng độ ngọt cao nhất,
ăn giịn và có thời gian bảo quản lâu nhất.
1.3 Đặc điểm nổi bật của mơ hình trồng dưa lê theo hướng cơng nghệ cao
12


Mục tiêu của trồng dưa lê theo hướng công nghệ cao là xây dựng được quy
trình trồng dưa phù hợp với điều kiện trồng trong nhà màng (trồng trên giá thể, tưới
và bón phân bằng thiết bị nhỏ giọt) với sản phẩm tạo ra đạt tiêu chuẩn chất lượng,
sạch, an tồn. Theo hướng này, sản xuất dưa lê ít bị phụ thuộc vào thời tiết, giảm
được chi phí bảo vệ thực vật và dư lượng thuốc so với canh tác truyền thống. Dưa
lê là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao và có thị trường tiêu thụ
khá ổn định. Những năm gần đây, diện tích dưa lê đã được mở rộng, nhất là ở các

tỉnh phía Nam với thị trường tiêu thụ chính là TP.HCM. Tuy nhiên, sản xuất dưa lê
so với nhu cầu thị trường trong nước vẫn còn rất thấp. Theo một cuộc khảo sát
trong năm 2008 của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ
cao TP.HCM ở hai tỉnh sản xuất dưa lớn ở khu vực phía Nam là Tiền Giang và
Long An, do Th.S Hoàng Anh Tuấn thực hiện thì so với dưa hấu, diện tích dưa lê
vẫn cịn rất thấp. Ở Tiền Giang, trong khi dưa hấu chiếm 4000 ha/năm thì dưa lê chỉ
chiếm 20ha/năm. Ở Long An, con số này là 3769 ha và 13 ha. Nguyên nhân làm
hạn chế diện tích dưa lê, theo Th.S Hồng Anh Tuấn, vì kĩ thuật canh tác dưa lê khá
mới mẻ đối với nông dân. Điều kiện canh tác, thời tiết, mùa vụ…khắt khe hơn so
với trồng dưa hấu. Mặt khác, thời gian sinh trưởng của dưa lê ngắn, phí đầu tư ban
đầu cao nên để có năng suất, nơng dân thường phun thuốc nhiều lần với nhiều
chủng loại thuốc. Để giải quyết tình trạng trên, trồng dưa lê theo hướng ứng dụng
các kĩ thuật công nghệ cao là một hướng đi được đánh giá là có tính mới về khoa
học và thực tiễn. Đây là hướng đi mới trong sản xuất rau an tồn nói chung và dưa
lê nói riêng, nhằm góp phần vào chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp TP.HCM với mục tiêu đến năm 2010 thành phố sẽ có 5.700 ha canh tác rau
an tồn.
Quy trình kỹ thuật trồng dưa lê trên giá thể trong nhà màng giúp nông dân
không phụ thuộc thời vụ, có thể trồng quanh năm, phù hợp với cả vùng bất lợi như
khô hạn hay ngập mặn… tăng năng suất so với kỹ thuật cũ 1,5 lần, đặc biệt, áp
13


dụng kỹ thuật mới sẽ giảm công lao động, thuốc bảo vệ thực vật. Hiệu quả kinh tế
đạt từ 20 - 30 triệu đồng/1.000 m2/vụ, rất thích hợp với nơng nghiệp đơ thị.
II. CÁC U CẦU - QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LÊ
2.1 Giống
a. Lựa chọn giống có năng suất và chất lượng phù hợp sản xuất trong nhà màng
Bảng. Một số chỉ tiêu cảm quan của các giống dưa lê
Nghiệm

thức
Hệ số
trọng
lượng

Mùi thơm

Độ
giịn

Độ
ngọt

Độ chua

Điểm
chất
lượng

1

0,8

1,2

1

4

Giịn

vừa

Ngọt

Khơng
chua

Kim Cơ
Nương

Thơm
vừa, đặc
trưng

Ngân Huy
233

Thơm
vừa, đặc
trưng

Giịn

Ngọt

Khơng
chua

Kim Anh


Thơm
vừa, đặc
trưng

Giịn
vừa

Ngọt
vừa

Khơng
chua

Hồng
Kim

Hơi thơm,
Giịn
kém đặc
vừa
trưng

Ngọt
vừa

Thu
Hương

Thơm
vừa, đặc

trưng

NH5582

Thơm
vừa, đặc
trưng

Giịn

Giịn
vừa

Hơi chua

Ngọt
vừa

Khơng
chua

Ngọt

Khơng
chua

Màu sắc
Vỏ
quả


Thịt
quả

15,5

Vàng
cam

Trắng

15,9

Trắn
g hơi
xanh

Trắng
xanh

14,4

Vàng
chuối

Trắng
đục

11,6

Vàng

chan
h

Cam
nhạt

13,4

Xanh
xám,
hơi
vàng

Cam

14,4

Xanh
xám,
hơi

Trắng
xanh
14


vàng
Tú Thanh

Thơm

vừa, đặc
trưng

Mềm

Ngọt
vừa

Không
chua

13

Xanh
xám

Xanh
trắng

Alien

Thơm
vừa, đặc
trưng

Mềm

Ngọt
vừa


Không
chua

14,3

Xanh
xám

Trắng
xanh

Các chỉ tiêu cảm quan về chất lượng được đánh giá theo hệ điểm 20 xây
dựng trên một thang thống nhất 6 bậc 5 điểm trong đó điểm “0” ứng với mức chất
luợng sản phẩm “bị hỏng” còn từ điểm 1- 5 ứng với mức khuyết tật giảm dần. Tổng
hệ số trọng lượng (hệ số thể hiện mức độ quan trọng của chỉ tiêu liên quan) của tất
cả các chỉ tiêu được đánh giá cho một sản phẩm bằng 4 (phụ lục 2 và 3).
Ngoại trừ giống Hoàng Kim (hơi thơm, kém đặc trưng), tất cả các giống
tham gia khảo nghiệm cịn lại đều có mùi thơm vừa, đặc trưng của dưa lê. Các
giống Kim Cô Nương, Ngân Huy và NH5582 có độ ngọt đạt ở mức gần cao nhất
trong thang đánh giá độ ngọt. Các giống cịn lại xếp ở nhóm ngọt vừa. Riêng giống
Hồng Kim khi ăn hơi có vị chua. Về chỉ tiêu độ giịn của thịt quả, nhóm có thịt
quả giịn gồm Ngân Huy, Thu Hương; nhóm thịt quả mềm gồm hai giống vỏ có vân
lưới là Tú Thanh và Alien. Các giống cịn lại thuộc nhóm giịn vừa. Kết quả chấm
điểm chất lượng (là tổng số điểm trung bình có trọng lượng của 4 chỉ tiêu đánh giá)
của các giống cho thấy chúng được phân thành hai nhóm: nhóm có chất lượng khá
(từ 14 đến dưới 17 điểm) gồm các giống: Ngân Huy, Kim cô nương; Kim Anh,
NH5582 và Alien. Các giống cịn lại có chất lượng trung bình khá (từ 11 đến dưới
14 điểm).
Về màu sắc vỏ quả có thể phân biệt khá rõ giữa hai nhóm dưa lê vỏ trơn và
dưa lê vỏ vân lưới. Đối với nhóm dưa lê vỏ vân lưới màu sắc vỏ quả thường là màu

xanh xám. Màu xám là do các vân lưới hình thành trên vỏ quả. Màu xanh hoặc một
15


số giống khi chín hơi chuyển sang màu vàng nhạt (NH5582, Thu Hương) là do
phần vỏ không tạo lưới tạo nên. Trong nhóm này chỉ duy nhất giống Thu Hương có
thịt quả màu cam, cịn ba giống cịn lại thịt quả có màu trắng pha lẫn màu xanh lá
cây nhạt ở phần thịt quả tiếp giáp với vỏ quả. Đối với nhóm dưa lê vỏ trơn, ngoại
trừ giống dưa lê Ngân Huy có có hình dạng, kích thước và màu sắc quả (màu trắng
hơi xanh) khác hoàn toàn, ba giống cịn lại có hình dạng quả và màu sắc vỏ quả
tương đối giống nhau. Vỏ quả của các giống đều có màu vàng với mức độ đậm nhạt
có sự thay đổi ở mỗi giống. Giống Kim Cô Nương màu vàng cam, giống Kim Anh
có màu vàng chuối và cuối cùng giống Hồng Kim có màu vàng chanh, nhạt màu
nhất. Về màu sắc thịt quả, riêng giống Hồng Kim có màu cam nhạt, các giống cịn
lại có màu chính là màu trắng.

16


Hình. Các giống dưa lê vỏ trơn

17


Hình. Các giống dưa lê vỏ vân lưới

18


Bảng. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống dưa lê

Nghiệm thức

Độ Brix

Kim Cơ Nương
Ngân Huy 233
Kim Anh
Hồng Kim
Thu Hương
NH5582
Tú Thanh
Alien
CV%
LSD0.05

Vitamin C (ppm) Đường tổng (%)

15,14 A
13,50 AB
13,68 AB
13,14 B
10,35
C
13,60 AB
13,99 AB
12,87 B
7,22
1,66

7,1

47,5
39,3
16,8
0
2,2
5,8
9,2

8,11
5,38
7,27
4,86
4,81
6,94
5,07
5,69

Độ Brix (oBx) là đơn vị của các đường chứa trong một dung dịch nước. Một
đơn vị Brix tương ứng với 1 gram sucrose trong 100 gram dung dịch và nó đại diện
cho nồng độ tính theo tỷ lệ phần trăm theo khối lương (% w/w). Nếu dung dịch
chứa các chất rắn hịa tan khác ngồi đường sucrose thì oBx tương ứng với hàm
lượng các chất rắn hòa tan. Độ Brix thường được sử dụng trong các ngành như
đường,

rượu

vang,

nước


ép

trái

cây,

mật

ong

(theo

/>Khi đánh giá độ ngọt (độ Brix) của các giống thí nghiệm, kết quả cho thấy
giống Kim Cơ Nương có độ Bix cao nhất (15,14). Tuy nhiên, giá trị này về mặt
thống kê cũng chỉ tương đương với 4 giống Ngân Huy, Kim Anh, NH5582 và Tú
Thanh. Trong khi đó, độ Brix của 4 giống này hồn tồn khơng khác biệt so với 2
giống Alien và Hoàng Kim. Giống Thu Hương có độ Brix thấp nhất (10,35), thấp
hơn hồn tồn có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95% so với các giống cịn lại
trong thí nghiệm.
Hàm lượng đường tổng của giống Kim Cô Nương cao nhất (8,11), tiếp đến là
giống Kim Anh (7,27). Nhóm có hàm lượng đường tổng thấp nhất gồm hai giống
19


Hoàng Kim (4,86) và giống Thu Hương (4,81). Như vậy, có thể thấy có sự tương
đồng giữa kết quả phân tích, kết quả đo bằng chiết quang kế và kết quả đánh giá
cảm quan chất lượng của các giống dưa lê tham gia khảo nghiệm.
Kết quả phân tích hàm lượng vitamin C của các giống tham gia thí nghiệm
tại bảng 3 cho thấy: Giống Ngân Huy có hàm lượng vitamin C cao nhất (47,5), tiếp
theo là giống Kim Anh (39,3). Trong khi đó, một số giống lại có hàm lượng vitamin

C thấp như giống Tú Thanh (5,8), giống NH (2,2). Thậm trí, giống Thu Hương
khơng phát hiện vitamin C trong quả.
Qua việc đánh giá cảm quan và phân tích chất lượng dưa lê theo các chỉ số
độ Brix, hàm lượng đường tổng số có thể thấy trong các giống tham gia khảo
nghiệm giống Thu Hương, Hoàng Kim và Tú Thanh khi trồng trong điều kiện nhà
màng tại Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng khơng cao. Các giống cịn lại tuy
có sự khác nhau về các chỉ tiêu theo dõi chính, song nhìn chung đểu có chất lượng
đạt u cầu.
Bảng. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống dưa lê
Thời gian
Nghiệm
thức

sinh trưởng
50% Thu
hoa

đoạn
Thu
50% hoa
hoạch
hoạch

Kim
CơNươn
g
Ngân
Huy 233
Kim Anh
Hồng

Kim
Thu
Hương
NH5582

Chiều cao cây giai

59,2

248,8

Kích thước quả
Dài (cm)

70

25

65

64,5 AB

20

70

31,7

22


69

61,5 BC 241,4

C 13,3

22

68

55,4

252,9

11,8

22

72

60,7

ABC
248,7

E
C 14,3 B

BCD


C

12,2

22

283,7 A

DE
8,4

F

E 282,7 AB 15,0 A

D

C

Rộng

dài/rộn

(cm)

g

11,7

CD


1,04

9,2

E

0,91

13,2 B

1,14

11,7

CD

1,13

11,4

D

1,04

13,0 B

1,09
20



BCD

Thanh
Alien
CV%
LSD0.05

24

74

69,7 A

22

68

58,8
5,42
5,41

251,3

CD

BC
251,8
ABC
7,21

32,14

12,5

D 12,1

C

14,9 A

14,1 A

2,22
0,49

2,56
0,53

1,04
1,06

Thời gian sinh trưởng từ lúc trồng đến giai đoạn 50% số cây ra hoa của các
giống dao động từ 20 ngày (Kim Anh) đến 25 ngày (Ngân Huy). Giống Tú Thanh
có thời gian sinh trưởng ở giai đoạn 50% hoa là 24 ngày. Các giống cịn lại có thời
gian sinh trưởng từ lúc trồng đến giai đoạn 50% số cây ra hoa như nhau (22 ngày).
Đến giai đoạn thu hoạch, thời gian sinh trưởng giữa các có sự sai khác rõ hơn.
Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là Ngân Huy (65 ngày), mặc dù trước đó
giống này có thời gian từ khi trồng đến khi có 50% cây ra hoa là dài nhất. Giống Tú
Thanh có thời gian sinh trưởng từ lúc trồng đến thu hoạch dài nhất (74 ngày).
Sự sai khác về chiều cao cây giai đoạn 50% cây ra hoa giữa các giống rõ rệt

hơn so với chiều cao cây giai đoạn thu hoạch. Chiều cao cây giai đoạn 1 của các
giống dao động từ 31,6 cm (Kim Anh) cho đến 69,7 cm (Tú Thanh), khác biệt
khoảng 2,2 lần. Nhưng đến giai đoạn thu hoạch chiều cao cây dao động ít hơn, từ
241,4 cm (Hoàng Kim) đến 283,7 cm (Ngân Huy). Chiều cao cây ở cả hai giai đoạn
của các giống Kim Cơ Nương, Hồng Kim, NH5582 đều khác nhau khơng có ý
nghĩa về mặt thống kê. Trong 8 giống thí nghiệm, giống Kim Anh có tốc độ tăng
trưởng chiều cao cây mạnh nhất và giống Tú Thanh có tốc độ tăng chiều cao cây
kém nhất. Giai đoạn 1, chiều cao cây của Kim Anh (31,6) thấp nhất và Tú Thanh
cao nhất (69,7). Nhưng đến giai đoạn thu hoạch, chiều cao cây của giống Kim Anh
là 282,7 trong khi giống Tú Thanh chỉ là 251,3 cm.
Chiều dài quả và rộng quả đều có sự khác biệt lớn giữa các cơng thức thí
nghiệm. Biến động chiều dài quả từ 8,4 (Ngân Huy) cho đến 15,0 (Kim Anh) còn
21


chiều rộng quả từ 9,2 (Ngân Huy) đến 14,1 (Alien). Nhìn chung, trong 8 giống thí
nghiệm, giống Ngân Huy và Thu Hương là những giống có chiều cao cây tốt nhất
nhưng lại có kích thước quả nhỏ (chiều dài quả và chiều rộng quả thấp nhất). Trong
khi đó, các chỉ tiêu chiều cao cây, chiều dài quả và rộng quả của giống Alien cao
nhất. Giống NH5582 có chiều cao cây kém nhưng chiều dài và rộng quả lại đạt
mức cao thứ 2 và thứ 3 trong 8 giống thí nghiệm. Giống Ngân Huy có quả nhỏ nhất
do kích thước dài, rộng đều thấp nhất trong các giống và hơi dẹt (tỷ lệ dài/rộng là
0,9 <1). Các giống cịn lại có dạng quả hình hơi trịn hoặc ơ van. Giống Alien với
dạng quả tròn to, tỷ lệ dài/rộng là 1,05. Hai giống Kim Anh và Hồng Kim có dạng
quả to hơi dài, tỷ lệ dài/rộng của hai giống này lần lượt là 1,14 và 1,13.
Kết quả theo dõi một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa lê
được trình bày ở bảng 5. Hai giống Alien và Kim Anh có khối lượng quả trung bình
(1578g và 1664g) cao hơn hẳn các giống còn lại ở mức tin cậy 95%. Ngân Huy là
giống có khối lượng quả trung bình thấp nhất chỉ đạt 412,1g nhưng có số quả trung
bình/cây (4,0) cao nhất trong số các giống thí nghiệm. Giống Alien có khối lượng

quả trung bình cao nhất (1664g) nhưng chỉ có 1,5 quả/cây. Có thể nhận thấy nhóm
các giống có quả nhỏ dưới 900g/quả (Kim Cơ Nương, Ngân Huy và Thu Hương)
có số quả trung bình/cây cao hơn hẳn so với nhóm có quả lớn trên 1000g/quả. Điều
này hồn tồn phù hợp với thực tế, khi cây có q nhiều quả thì quả thường nhỏ và
ngược lại cây có ít quả thì quả có trọng lượng lớn hơn. Trong các giống tham gia
thí nghiệm, giống Thu Hương cho nhiều quả trung bình/cây nhưng tỷ lệ quả thương
phẩm lại thấp, điều này có ảnh hưởng lớn đến năng suất thương phẩm và hiệu quả
kinh tế. Kim Cô Nương và Ngân Huy là 2 giống có số quả thương phẩm cao, trong
đó cao nhất là giống Ngân Huy với trung bình đạt 2,4 quả/cây.
Bảng. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa lê
Khối lượng
Nghiệm thức

quả trung
bình (g)

Năng suất

Số quả trung

cá thể (g)

bình/cây

Số quả
thương
phẩm/cây
22



Kim Cơ Nương
Ngân Huy 233
Kim Anh
Hồng Kim
Thu Hương
NH5582
Tú Thanh
Alien
CV%
LSD0.05

869,5 D
412,1
E
1578,0 A
1209,0 C
862,8 D
1344,0 B
1121,0 C
1664,0 A
6,82
133,6

1645,7 CD
1369,0
D
2029,7 B
1591,1 CD
1655,6 CD
1552,3 CD

1841,8 BC
2423,7 A
10,68
325,9

2,3
4,0
1,3
1,6
2,6
1,2
1,9
1,5

BC
A
E
DE
B
E
CD
DE
13,90
0,49

1,50 B
2,37 A
1,17 BC
0,53
E

0,70 DE
1,00 CD
1,07 CD
1,10 BCD
19,96
0,41

Trong 8 giống thí nghiệm, giống Alien cho NSLT (6.733kg/1000m 2), NSTT
(6.340) và NSTP (5.257) cao nhất khác biệt hoàn toàn có ý nghĩa so với các giống
cịn lại. Giống Ngân Huy có NSLT (3.803kg), NSTT (3.570kg) thấp nhất, nhưng
giống Thu Hương và giống Hồng Kim lại có năng suất thương phẩm thấp nhất chỉ
đạt 1.829 và 2.434 kg/1.000m2.

23


Bảng. Năng suất của các giống dưa lê tham gia thí nghiệm
Năng suất lí
Nghiệm thức
Kim Cơ Nương
Ngân Huy 233
Kim Anh
Hồng Kim
Thu Hương
NH5582
Tú Thanh
Alien
CV%
LSD0.05


thuyết
(kg/1000m2)
4572 BCD
3803 D
5638 B
4420 CD
4599 BCD
4312
CD
5117 BC
6733 A
12,79
1085

Năng suất thực
thu (kg/1000m2)
4277
3570
4968
4273
4464
4171
5004
6340

BCD
D
BC
BCD
BC

CD
B
A
10,02
803,4

Năng suất
thương phẩm
(kg/1000m2)
3403 CD
2577 DEF
4285 B
2434
EF
1829
F
3703 BC
3238 CDE
5257 A
14,34
828,9

Bảng. Một số chỉ tiêu sâu bệnh hại trên các giống tham gia thí nghiệm
Nghiệm thức

Bọ trĩ (con/lá)

Tỷ lệ bệnh giả

Tỷ lệ bệnh phấn


sương mai (%)
trắng (%)
Kim Cô Nương
1,3
0
0
Ngân Huy 233
2
3,33
86,67
Kim Anh
0
0
3,33
Hoàng Kim
0
0
86,67
Thu Hương
0
6,67
50,00
NH5582
0
0
6,67
Tú Thanh
0
3,33

100,00
Alien
0
0
10,00
Bệnh phấn trắng do nấm Podosphaera xanthii (tên cũ Sphaerotheca
fuliginea) gây hại khá phổ biến trên các cây trồng họ bầu bí. Trong điều kiện nhà
kính đây là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm. Trên cây dưa lê bệnh
phấn trắng xuất hiện quanh năm trong điều kiện nhà màng. Trong các trường hợp bị

24


bệnh nặng làm giảm khả năng quan hợp của cây, gây rụng lá ảnh hưởng đáng kể
đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của dưa lê.
Trong các giống tham gia thí nghiệm giống Kim Cơ Nương hồn tồn khơng
nhiễm bệnh phấn trắng, giống Kim Anh, giống NH5582 và giống Alien có tỷ lệ
bệnh khơng đáng kể (tỷ lệ bệnh theo thứ tự là 3,33%; 6,67% và 10%). Giống Thu
Hương, Ngân Huy, Hồng Kim và Tú Thanh có tỷ lệ bệnh khá cao trên 50%. Trong
đó, giống Tú Thanh nhiễm bệnh 100%.
Đối với bệnh giả sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis gây hại
khơng đáng kể. Chỉ có các giống Ngân Huy, Thu Hương và Tú Thanh xuất hiện
bệnh nhưng với tỷ lệ không đáng kể.
Đối với sâu hại, do được trồng trong điều kiện nhà kính, xung quanh được
bao lưới chắn côn trùng nên hạn chế tối đa sự gây hại của các loại sâu miệng nhai.
Các đối tượng sâu hại chủ yếu là nhóm cơn trùng chích hút (bọ phấn trắng, bọ trĩ và
rệp) và nhện đỏ. Tuy nhiên, mật độ rất thấp, gây hại mang tính cục bộ trên một vài
cây nên chúng tơi khơng trình bày ở đây. Riêng bọ trĩ có xuất hiện trên hai giống
Kim Cô Nương và Ngân Huy nhưng mật độ rất thấp chỉ 1,3 và 2 con/lá.
Bảng. Hiệu quả kinh tế

Đvt: 1000 đồng/1000m2
Nghiệm thức
Kim Cơ Nương
Ngân Huy 233
Kim Anh
Hồng Kim
Thu Hương
NH5582
Tú Thanh
Alien

Tổng chi

Tổng thu

Lợi nhuận

34.781
34.781
35.645
35.645
35.345
35.345
39.245
32.945

40.836
30.924
64.275
36.510

27.435
55.545
48.570
78.855

6.056
-3.857
28.631
866
-7.910
20.201
9.326
45.911

Tỷ suất lợi
nhuận (%)
17,41
80,32
2,43
57,15
23,76
139,36

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×