Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(TIỂU LUẬN) NHẬN THỨC về HIỆN TƯỢNG TRẦM cảm của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.13 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NHẬN THỨC VỀ HIỆN TƯỢNG TRẦM CẢM CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

1

Tieu luan


Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021.

2

Tieu luan


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NHẬN THỨC VỀ HIỆN TƯỢNG TRẦM CẢM CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Chủ nhiệm đề tài: Nhóm 4: 20DTLA1
Nguyễn Thanh Tâm – 2011260475
Hoàng Thị Thanh Vân – 2011261033


Hồng Minh Trung – 2011260502
Trương Cơng Á – 2011260001
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Viết Then.

3

Tieu luan


Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021.

4

Tieu luan


LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là để tài nghiên cứu khoa học riêng của
nhóm. Các dữ liệu và kết quả trình bày trong nghiên cứu trong đề tài là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào
khác.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2021.
TM. Nhóm thức hiện.

Nguyễn Thanh Tâm.

5


Tieu luan


6

Tieu luan


LỜI CẢM ƠN.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Nhận thức về hiện tượng
trầm cảm của sinh viên trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh”,
chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn của các thầy cô giáo
trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Để hồn thành bài nghiên
cứu khoa học, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn đến TS. Trịnh Viết Then.
Người đã trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời gian, giúp đỡ về kiến thức, tài
liệu và phương pháp nghiên cứu, trong suốt q trình nghiên cứu, để nhóm
chúng tơi hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bạn sinh viên Viện
Khoa học Xã hội và Nhân văn trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh đã dành nhiều thời gian quý giá để chia sẻ kinh nghiệm và giúp nhóm tiếp
cận những đối tượng một cách dễ dàng hơn.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của nhóm,
nghiên cứu này khơng thể tránh được những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được
sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cơ, để tơi có điều kiện bổ sung, tích lũy
kinh nghiệm, hồn thiện hơn những bài nghiên cứu sau này để đạt kết quả tốt
hơn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2021.
TM. Nhóm thực hiện.


Nguyễn Thanh Tâm.

7

Tieu luan


8

Tieu luan


MỤC LỤC
Lời cam đoan.........................................................................................................5
Lời cảm ơn.............................................................................................................7
Mục lục..................................................................................................................9
Danh mục chữ viết tắt..........................................................................................13
Danh mục các bảng.............................................................................................14
Danh mục biểu đồ................................................................................................15
MỞ ĐẦU.............................................................................................................17
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu..............................................................17
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................18
3. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................18
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................18
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..............................................18
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài nghiên cứu..........................................19
7. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.............................20
8. Cơ cấu của đề tài nghiên cứu...........................................................................21
NỘI DUNG.........................................................................................................22
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HINH NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VỀ

HIỆN TƯỢNG TRẦM CẢM CỦA SINH VIÊN............................................22
1.1. Những nghiên cứu xây dựng thang đo đánh giá nhận thức về hiện tượng
trầm cảm của sinh viên........................................................................................22
1.2. Những nghiên cứu về thực trạng nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh
viên......................................................................................................................24
Tiểu kết chương 1..............................................................................................25
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN NHẬN THỨC VỀ HIỆN TƯỢNG TRẦM
CẢM CỦA SNH VIÊN......................................................................................26
9

Tieu luan


2.1. Hiện tượng trầm cảm....................................................................................26
2.1.1. Khái niệm trầm cảm..................................................................................26
2.1.2. Biểu hiện lâm sàng của trầm cảm..............................................................26
2.1.3. Nguyên nhân của trầm cảm.......................................................................28
2.1.4. Hậu quả của trầm cảm...............................................................................30
2.1.5. Cách can thiệp, trị liệu của trầm cảm........................................................31
2.2. Nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên........................................34
2.2.1. Khái niệm sinh viên...................................................................................34
2.2.2. Đặc điểm hoạt động nhận thức của sinh viên............................................34
2.2.3. Nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên.....................................35
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên
.............................................................................................................................35
2.3.1. Yếu tố chủ quan.........................................................................................35
2.3.2. Yếu tố khách quan.....................................................................................36
Tiếu kết chương 2................................................................................................37
Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC
VỀ HIỆN TƯỢNG TRẦM CẢM CỦA SINH VIÊN.....................................38

3.1. Tổ chức nghiên cứu......................................................................................38
3.1.1. Các giai đoạn nghiên cứu..........................................................................38
3.1.2. Địa bàn và mẫu nghiên cứu.......................................................................38
3.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................38
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu...............................................................39
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi...............................................39
3.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu......................................................................39
3.2.4. Phương pháp thống kê toán học................................................................42
Tiểu kết chương 3................................................................................................42
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NHẬN THỨC VỀ
HIỆN TƯỢNG TRẦM CẢM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............................................44
10

Tieu luan


4.1. Thức trạng nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên trường Đại học
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh...................................................................44
4.1.1. Mức độ nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên.........................44
4.1.2. Nhận thức về nguyên nhận trầm cảm của sinh viên..................................48
4.1.3. Nhận thức về hậu quả trầm cảm của sinh viên..........................................51
4.1.4. Nhận thức về cách can thiệp, trị liệu trầm cảm của sinh viên...................53
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận thức về hiện tượng trầm cảm của
sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh..........................57
4.2.1. Yếu tố chủ quan.........................................................................................57
4.2.2. Yếu tố khách quan.....................................................................................60
4.3. Một số trường hợp nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên trường
Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh......................................................63
Tiếu kết chương 4................................................................................................66

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................67
1. Kết luận...........................................................................................................67
2. Kiến nghị.........................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHỎA.................................................................................69
PHỤ LỤC...........................................................................................................71

11

Tieu luan


12

Tieu luan


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt.
DSM,
DSM – 5.
APA
HDRS
BDI
BMI
MDD
GBD
YDL,
YDLs
DALY,

DALYs
TCA
IMAO
WHO
ĐTB

Viết đầy đủ.
Diagnostic and Statistical Manual.
Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các loại rối loạn Tâm thần của
Hội Tâm thần học Hoa Kì.
American Psychological Association.
Hiệp hội Tâm thần Hoa Kì.
Hamilton Rating Scale for Depression.
Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton.
Beck Depression Inventory.
Thang tự đánh giá trầm cảm của Beck.
Body mass Index.
Chỉ số được tính từ chiều cao và cân nặng.
Major Depressive Disorder.
Rối loạn trầm cảm ưu thế.
Global Burden of Disability.
Tổ chức Ngân sách bệnh tật toàn cầu.
Years Lived with Disability.
Số năm sống với tình trạng khuyết tật.
Disability Adjusted Life Years.
Số năm sống điều chỉnh theo tàn tật.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Inhibitor Mono Amino Oxydase.
Nhóm thuốc phóng thích vào não các chất kích thích hoạt động
thần kinh.

World Health Organization.
Tổ chức Y tế thế giới.
Điểm trung bình.

13

Tieu luan


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Nhận thức của sinh viên về biểu hiện của hiện tượng trầm
cảm.
Bảng 4.2: Nhận thức của sinh viên về biểu hiện của hiện tượng trầm cảm
(phân chia theo nhóm biểu hiện đúng – sai).
Bảng 4.3: Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân của hiện tượng trầm
cảm.
Bảng 4.4: Nhận thức của sinh viên về hậu quả của hiện tượng trầm cảm
(phân theo nhóm hậu quả đúng – sai).
Bảng 4.5: Nhận thức của sinh viên về các biện pháp chữa trị hiện tượng
trầm cảm.
Bảng 4.6: Tính bi quan lạc quan.
Bảng 4.7: Mối quan hệ giữa nhà trường, thầy cô với mức độ nhận thức
của sinh viên về hiện tượng trầm cảm.
Bảng 4.8: Mối quan hệ giữa người thân, gia đình với mức độ nhận thức
về hiện tượng trầm cảm của sinh viên.
Bảng 4.9: Mối quan hệ giữa bạn bè với mức độ nhận thức về hiện tượng
trầm cảm của sinh viên.
Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa cộng đồng nơi sinh sống với mức độ nhận
thức của sinh viên về hiện tượng trầm cảm.


14

Tieu luan


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Nhận thức của sinh viên theo từng khối ngành về các nhóm
biểu hiện của rối loạn trầm cảm.
Biểu đồ 4.2: Nhận thức của sinh viên theo từng khối ngành về các nhóm
nguyên nhân của hiện tượng trầm cảm.
Biểu đồ 4.3: Nhận thức của sinh viên về hậu quả của hiện tượng trầm
cảm (Phân theo nhóm hậu quả bản thân & gia đình – xã hội).
Biểu đồ 4.4: Nhận thức của sinh viên về đối tượng trợ giúp người trầm
cảm.
Biểu đồ 4.5: Quan điểm của sinh viên về hiện tượng trầm cảm.
Biểu đồ 4.6: Khí chất của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh.

15

Tieu luan


16

Tieu luan


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.

Về lý luận:
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo rất nhiều sự thay đổi trong đời sống
con người, cùng với nó là phát sinh ra nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn cho sức
khỏe tâm trí. Đó là một loạt các trạng thái khác nhau, từ những rối nhiễu tâm trí
như lo âu, trầm cảm, ám ảnh hay các chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt,
động kinh...Trong đó, trầm cảm là một hiện tượng bệnh lý xuất hiện ngày càng
nhiều trong cuộc sống hiện nay.
Trầm cảm ảnh hướng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của tất cả mọi
người: từ nam giới đến nữ giới, từ trẻ em đến người trưởng thành, người cao
tuổi và đặc biệt là sinh viên thì khả năng xuất hiện trầm cảm là tương đối cao vì
đây là giai đoạn sinh viên phải thích nghi với môi trường mới, bắt đầu cuộc sống
tự lập với nhiều khó khăn và bỡ ngỡ.
Về thực tiễn:
Theo tác giả Brice Pith, từ lứa tuổi thanh thiếu niên trầm cảm là chứng
bệnh tâm thần phổ biến nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là
căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình
trạng khuyết tật. Họ ước tính khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm
trên toàn cầu (trong đó những người ở độ tuổi thanh thiếu niên chiếm khoảng
40%)[1].
Theo Trần Kim Trang (2012) khi nghiên cứu đề tài “Stress, lo âu và trầm
cảm ở sinh viên y khoa”, thiết kế cắt ngang mơ tả có phân tích trên 483 sinh viên
năm thứ 2 khoa y và răng hàm mặt Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
trong tháng 6/2011. Sử dụng thang đánh giá DASS – 21 đã cho thấy kết quả
rằng: tỉ lệ sinh viên bị stress, trầm cảm và lo âu lần lượt là 71,4%; 28,8%;
22,4%, đa số ở mức độ nhẹ và vừa. 52,8% sinh viên có cùng 3 dạng rối loạn
trên. Khơng có sự khác biệt giữa các mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo nguồn
cư trú và giới tính, ngoại trừ trầm cảm – nhất là ở mức độ nặng và rất nặng thì
nam nhiều hơn nữ[2].
Hiện tượng trầm cảm ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của
tất cả mọi người. Tuy nhiên, khơng phải ai cũng có sự nhận thức đúng đắn về

vấn đề này. Sự hiểu biết không đầy đủ hoặc nhận thức sai lầm về vấn đề này có
17

Tieu luan


thể dẫn đến tình trạng xuất hiện những dấu hiệu trầm cảm hoặc nguy cơ tặng
nặng đối với những cá nhân đã có dấu hiệu hoặc nguy cơ trầm cảm từ trước.
Việc sinh viên có dấu hiệu trầm cảm nhưng khơng có hiểu biết về các
biện pháp can thiệp mà e ngại, tự mình giải quyết hay cố tình lảng tránh đều có
thể dẫn đến những hậu quả nghiên trọng. Chính vì những lý do trên, chúng tơi
chọn đề tài “Nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên trường Đại học
Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh”.
Nhóm chúng tơi mong muốn rằng, qua nghiên cứu này có thể phát hiện
được thực trạng mức độ nhận thức của sinh viên về hiện tượng trầm cảm, đồng
thời, có thể đưa ra mọt số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về
hiện tượng trầm cảm trong trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí minh
nói riêng và sinh viên cả nước nói chung.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
1.1. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu lý luận và thực trạng nhận thức về hiện tượng trầm cảm của
sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí minh, từ đó đề xuất một
số biện pháp tác động nhằm cải thiện và nâng cao nhận thức về hiện tượng trầm
cảm của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
và sinh viên nói chung.
1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lí luận về nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh
viên.
Khảo sát thực trạng về nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên
trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về hiện tượng trầm cảm của
sinh viên trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về hiện tượng trầm
cảm của sinh viên trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Giả thuyết nghiên cứu.
Đa số sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh bị
trầm cảm ở các mức độ khác nhau.
Khi bị trầm cảm, sinh viên trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh có những biểu hiện khác nhau.
Đa số sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có
những hậu quả khác nhau.
Sinh viên trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có các
cách ứng phó với trầm cảm khác nhau.
18

Tieu luan


Đa số sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
chưa nhận biết rõ về nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và cách ứng phó với trầm
cảm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
4.2.1. Giới hạn khách thể nghiên cứu.
223 sinh viên khối ngành khoa học xã hội.
118 sinh viên khối ngành khoa học tự nhiên.
57 sinh viên khối ngành khoa học kỹ thuật.
4.2.2. Địa bàn nghiên cứu.

Trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu.
Nhận thức về hiện tượng trầm cảm.
Nhận thức về hậu quả của trầm cảm.
Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm.
Nhận thức về điều trị trầm cảm.
Nhận thức của sinh viên về cách phòng ngừa và điều trị trầm cảm.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp luận.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, tâm lý người là sự phản ánh chủ
quan về thế giới khách quan. Tâm lý học Mác – xít xem người đó là chủ thể của
hoạt động sống, hoạt động tích cực và sáng tạo. Nhờ vào hoạt động ấy, tâm lý
con người hình thành và phát triển. Căn cứ vào luận điểm cơ bản đó, để tài này
được thực hiện dựa trên các nguyên tác tiếp cận sau:
Nguyên tắc quyết định luận duy vật của các hiện tượng tâm lý: nguyên
tắc này cho thấy các hiện tượng tâm lý không tồn tại độc lập mà phụ thuộc một
cách tất yếu và có quy luật vào các điều kiện xã hội – lịch sử cụ thể. Nhận thức
về hiện tượng trầm cảm của sinh viên trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ
Chí Minh cũng khơng ngoại lệ.
Vì vậy, muốn đánh giá thực trạng nhận thức về hiện tượng trầm cảm của
sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, phải đặt sinh viên
vào bối cảnh xã hội – lịch sử cụ thể gắn liền với đời sống, học tập, sinh hoạt của
19

Tieu luan


sinh viên ở trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cũng như xem
xét những đặc điểm tâm lý của sinh viên.
Nguyên tắc tiếp cận nhân cách – hoạt động – giao tiếp:dưới góc độ tiếp

cận này, sinh viên được xem là chủ thể của sự nhận thức về hiện tượng trầm cảm
và sinh viên nhận thức về hiện tượng trầm cảm thông qua hoạt động và giao
tiếp. Cụ thể là trong quá trình học tập cùng nhau, sinh viên nhận thức về hiện
tượng trầm cảm bằng cách trao đổi, thảo luận, góp ý, bổ sung kiên thức, kỹ
năng, thái độ cho nhau. Qua đó mối quan hệ liên nhân cách được phát triền và
chất lượng nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên được cải thiện.
Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: cuộc sống của sinh viên đan xen vô vàn
những hoạt động và những mối quan hệ xã hội. Nghiên cứu nhận thức về hiện
tượng trầm cảm của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh là cần phải nghiên cứu chúng trong hệ thống các hoạt động, các mối quan
hệ của sinh viên để xác định những mối quan hệ học tập, các yếu tố chủ quan và
khách quan ảnh hưởng đến nhận thức về hiện tượng trầm cảm mà đề tài nghiên
cứu. Các yếu tố ảnh hưởng, các biện pháp, hệ thống các câu hỏi đều được xem
xét theo quan điểm hệ thống.
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ đề ra, nghiên cứu này sử dụng phối hợp các
phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bảng
hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê
toán học. Mục đích và cách thức sử dụng các phương pháp được trình bày trong
Chương 3.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài nghiên cứu.
6.1. Đóng góp về mặt lý luận.
Để tài góp phần hệ thống hóa lý luận về nhận thức về hiện tượng trầm
cảm của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể
là: xác định khái niệm trầm cảm, nhận thức về hiện tượng trầm cảm, trầm cảm
của sinh viên trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí minh, tiêu chí đánh
giá mức độ nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên trường Đại học
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khái niệm trầm cảm của sinh viên, chúng tôi phát hiện những biểu
hiện cụ thể của nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên trường Đại học

Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn.
Nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên trường Đại học Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ nhận thức cao. Có sự khác biệt giữa các
nhóm nhận thức: nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên, nhận thức
20

Tieu luan


nguyên nhân gây ra trầm cảm ở sinh viên, nhận thức hậu quả về hiện tượng trầm
cảm đối với sinh viên, nhận thức các phương pháp can thiệp và cách thức điều
trị trầm cảm ở sinh viên với các nhóm khách thể: năm sinh, ngành học, kết quả
học tập, giới tính. Có sự tương quan thuận nhưng rất ít và lịng lẻo giữa các
nhóm nhận thức.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh
viên có mức độ ảnh hưởng thấp. Có sự tương quan thuận rất ít giữa các nhóm
nhận thức và nhóm các yếu tố ảnh hưởng nhưng có sự tương quan rất cao và rất
chặt chẽ giữa nhóm các yếu tố ảnh hưởng.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
7.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài nghiên cứu.
Để tài đã khái quát hóa được các hướng nghiên cứu về vấn đề trầm cảm
ở sinh viên, làm sáng tỏ các vấn đề: khái niệm về trầm cảm, biểu hiện của trầm
cảm, nguyên nhân của trầm cảm, hậu quả của trầm cảm, phương pháp can thiệp
và cách thức điều trị trầm cảm.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài đã chỉ ra được thực trạng nhận
thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên trường Đại học Cơng nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh; mức độ nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên,
nguyên nhân gây trầm cảm ở sinh viên, biểu hiện của trầm cảm, hậu quả của

trầm cảm đối với thể chất và tinh thần của chính bản thân sinh viên cũng như gia
đình sinh viên và tồn xã hội.
Đồng thời, luận văn còn chỉ ra các phương pháp can thiệp và điều trị với
hiện tượng trầm cảm của sinh viên; các tác nhân ảnh hưởng đến trầm cảm của
sinh viên theo các nhóm khách thể như: độ tuổi, giới tính, hồn cảnh và quy mơ,
cấu trúc gia đình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra được mối liên hệ và sự tác động qua
lại với nhau giữa các bệnh nhân, các tác nhân gây ra trầm cảm ở sinh viên, các
điều trị và những hệ quả của nó.
8. Cơ cấu của đề tài nghiên cứu.
Đề tài bao gồm:
- Phần mở đầu.
- Chương 1: Tơng quan về tình hình nghiên cứu nhận thức về hiện
tượng trầm cảm của sinh viên.
- Chương 2: Cơ sở lý luận nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh
viên.
- Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu nhận thức về hiện
tượng trầm cảm của sinh viên.
21

Tieu luan


- Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn nhận thức về hiện tượng
trầm cảm của sinh viên trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Phần kết luận và kiến nghị.

NỘI DUNG
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VỀ HIỆN

TƯỢNG TRẦM CẢM CỦA SINH VIÊN.
1.1. Những nghiên cứu xây dựng thang đo đánh giá nhận thức về hiện
tượng trầm cảm của sinh viên.
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài.
Vào cuối thể kỷ XX các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có nhận thức sâu
sắc hơn về các chứng rối loạn, về các nguyên nhân cũng như biểu hiện đặc trưng
của từng loại. Theo đó thì việc xây dựng công cụ làm thang đo đánh giá để các
bác sĩ lâm sàng có thể đánh giá, đo lường và theo dõi việc điều trị sao cho phù
hợp với từng chứng rối loạn là hết sức cần thiết. Riêng về rối loạn trầm cảm, đã
có rất nhiều những nghiên cứu xây dựng thang đánh giá các biểu hiện lâm sàng
của chứng rối loạn này. Năm 1952, Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn
Tâm thần (DSM) lần đầu tiên được công bố bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ
(APA) để các bác sĩ Tâm thần Hoa Kỳ sử dụng để phỏng vấn chẩn đoán các
chứng rối loạn tâm thần. Phiên bản mới nhất của DSM là: DSM – 5 (2013) miêu
tả về hai kiểu đặc trưng của rối loạn trầm cảm đó là: tâm trạng buồn chán và mất
hứng thú với các hoạt động. Sự thay đổi so với mức độ hoạt động trước đây của
một người đã tồn tại trong ít nhất 2 tuần và đi kèm với ít nhất 5 triệu chứng phổ
biến khác của bênh trầm cảm do DSM – 5 liệt kê, hậu quả được đánh giá đi kèm
đó là việc làm suy giảm chức năng trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống
như: công việc, học tập, giao tiếp [3].
Năm 1960, Thang đánh giá trầm cảm Hamilton (HDRS) được công bố,
bảng câu hỏi được thiết kế để đánh giá mức độ trầm cảm bằng 17 mục, mô tả về
biểu hiện tâm trạng, cảm giác tội lỗi, ý định tự tử, mất ngủ, kích động hoặc chậm
phát triển, lo lắng, giảm cân và các triệu chứng rối loạn khác [4,tr.56 – 62].
22

Tieu luan


Đánh giá cho điểm của thang đo này như sau: 0 – 7 khơng có trầm cảm; 8 – 13

trầm cảm nhẹ; 14 – 18 trầm cảm vừa; 19 – 22 trầm cảm nặng; 23 trở lên trầm
cảm rất nặng. Điểm tổng cộng ngưỡng là 14 được xác định có biểu hiện trầm
cảm, tức là có đầy đủ triệu chứng trầm cảm rõ ràng.
Năm 1961, Thang tự đánh giá trầm cảm của Beck (BDI) được công bố
bởi A.Beck và cộng sự [5, tr.77 – 100], là một bài kiểm tra gồm 21 mục được
trình bày dưới dạng trác nghiệm đánh giá 21 triệu chứng trầm cảm, 15 trong số
đó bao gồm cảm xúc, thay đổi hành vi...và 6 triệu chứng: chán ăn, mất
ngủ,...Đánh giá và cho điểm của thang đo này là: ít hơn 14 điểm là khơng có
biểu hiện trầm cảm, 14 – 19 điểm trầm cảm nhẹ, 20 – 29 điểm trầm cảm vừa, 30
điểm trở lên là trầm cảm nặng.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước.
Ở Việt Nam, tại Viện sức khỏe Tâm thần từ hơn chục năm nay đã sử
dụng thang tự đánh giá trầm cảm Beck (BDI) để phát hiện các triệu chứng và
đánh giá mức độ ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm. Đặc trưng bởi tính ngắn gọn,
dễ sử dụng, có độ nhạy cảm cao, nên được dùng để làm công cụ nghiên cứu phát
hiện rối loạn trầm cảm ở cộng đồng “Điều tra dịch tễ trầm cảm tại một phường
dân cư Lê Đại Hành Thành phố Hà Nội” (1997), “Nghiên cứu phát hiện rối loạn
trầm cảm ở bệnh nhân nội khoa” (1998), “Nghiên cứu phát hiện rối loạn trầm
cảm ở phụ nữ mãn kinh” (2000), “Nghiên cứu phát hiện rối loạn trầm cảm ở
bệnh nhân có biểu hiện rối loạn cơ thể” (2001)[6].
Nguyễn Thị Bình (2005), đã xây dựng thang đánh giá nhận thức về rối
loạn trầm cảm của sinh viên về các mặt như bản chất, biểu hiện, hậu quả của
trầm cảm. Từ những nghiên cứu ở trên chúng tôi đã kế thừa các thang đo để xây
dựng công cụ nghiên cứu nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên
trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
1.1.3. Thang đánh giá.
Trên cơ sở tham khảo thang đánh giá nhận thức về rối loạn trầm cảm ở
sinh viên của Nguyễn Thị Bình (2005) chúng tơi đã xây dựng 3 thang đánh giá
mức độ nhận thức về trầm cảm của sinh viên cụ thể là:
Thang đo dùng cho các thang đánh giá là thang liker 5, cụ thể là:

- 1 điểm: Sai.
- 2 điểm: Sai nhiều hơn đúng.
- 3 điểm: Nửa đúng nửa sai.
- 4 điểm: Đúng nhiều hơn sai.
- 5 điểm: Đúng.
Cách tính điểm cụ thể cho từng thang đo sẻ được trình bày cụ thể ở
chương 3, phần phân tích xử lý số liệu bằng tốn thống kê.
23

Tieu luan


Thang đánh giá nhận thức về biểu hiện của trầm cảm: để đo lường mức
độ nhận thức về biểu hiện của trầm cảm, thang đánh giá sẻ đưa ra 46 items chia
thành 4 nhóm biểu hiện chính bao gồm: biểu hiện nhận thức, biểu hiện cảm xúc,
biểu hiện hành vi, biểu hiện cơ thể. Được trình bày cụ thể ở câu hỏi B1 trong
bảng hỏi ở phần phụ lục.
Thang đánh giá nhận thức về nguyên nhân của trầm cảm: để đo lường
mức độ nhận thức về nguyên nhân của trầm cảm, thang đánh giá sẻ đưa ra 3
nguyên nhận chính bao gồm: nguyên nhân tâm lý, nguyên nhân sinh học,
nguyên nhân tâm lý và sinh học. Được trình bày cụ thể ở câu B2 trong bảng hỏi
ở phần phụ lục.
Thang đánh giá nhận thức về hậu quả của trầm cảm: để đo lường mức
độ nhận thức về hậu quả của trầm cảm, thang đo đánh giá đưa ra 12 items chia
thành 2 nhóm hậu quả chính bao gồm: hậu quả cho bản thân và gia đình, hậu
quả cho xã hội. Được trình bày cụ thể ở câu hỏi B3 ở trong bảng hỏi ở phần phụ
lục.
1.2. Những nghiên cứu về thực trạng nhận thức về hiện tượng trầm cảm
của sinh viên.
1.2.1. Thực trạng nhận thức về nguyên nhân trầm cảm của sinh viên.

Đa số sinh viên kể ra các nguyên nhân tâm lý như: áp lực cuộc sống, cú
sốc tâm lý, gia đình mâu thuẫn, bị bạo lực tẩy chay, bị mọi người xa lánh, thất
bại trong cuộc sống, gia đình khơng quan tâm, căng thẳng trong học tập. Một số
ít sinh viên lại cho rằng trầm cảm có ngun nhân từ nguồn gốc sinh học, cụ thể
là do: gen di truyền, bị bẩm sinh, bị tổn thương não bộ, bị thay đổi hormone.
Một số sinh viên lại cho rằng những người mắc chứng rối loạn trầm cảm có
nguyên nhận do mắc một bênh lý nào đó khác nên đã ảnh hưởng đến tinh thần bi
quan, trở nên stress và dẫn đến trầm cảm, một số ít sinh viên trả lời là không biết
rõ về các nguyên nhân dẫn đến rối loạn trầm cảm. Chỉ có một phần ít các bạn
sinh viên có nhận thức đầy đủ về vấn đề này, nhiều sinh viên còn nhầm lẫn giữa
các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm. Qua nghiên cứu ta thấy được rằng,
sự chênh lệch giữa các nhóm sinh viên có đầy đủ nhận thức là khá lớn và nhóm
sinh viên khơng biết ngun nhân rất ít, nhưng có một số ít lại có nhận thức về
rối loạn trầm cảm nhưng chưa đầy đủ và còn nhằm lẫn giữa các yếu tố ảnh
hưởng.
1.2.2. Thực trạng nhận thức về biểu hiện trầm cảm của sinh viên.
Tại Việt Nam, trên 1 nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bình (2020)
cho thấy rằng ở các bạn sinh viên được khảo sát thì đa số sinh viên có quan điểm
đúng về trầm cảm khi cho rằng trầm cảm là một loại bệnh lý. Gần ½ sinh viên
có nhận thức đúng về những biểu hiện của trầm cảm như: ít nói, ngại giao tiếp,
cảm xúc không ổn đinh, bi quan, hay nhận lỗi sai về mình...Bên cạnh đó cịn có
24

Tieu luan


một số sinh viên cho rằng những biểu hiện của trầm cảm là sự lo lắng, sợ hãi
quá mức, stress kéo dài, hoang tưởng về một thế giới khơng có thực và sự mất
kiểm sốt hình vi. Cũng có một số ít bạn cho rằng trầm cảm là sự phản ứng cảm
xúc. Về biểu hiện của rối loạn trầm cảm thì các bạn sinh viên đã có những nhận

thức đúng đắn. Nhưng còn một số sinh viên lại cho rằng trầm cảm là bệnh thần
kinh như hoang tưởng, tâm thần phân liệt.
1.2.3. Thực trạng nhận thức về hậu quả trầm cảm của sinh viên.
Trầm cảm là một bệnh phổ biến đứng thứ tư trên thế giới về nguyên
nhân gây ảnh hưởng lâu dài đến đời sống của người bênh. Người mắc rối loạn
trầm cảm sẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nó khơng chỉ ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe, đời sống của cá nhận người bênh mà còn ảnh hưởng đến gia
đình và xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó thì cũng có những hậu quả mà sinh viên
nhận thức kém như mất hoàn toàn nhận thức về bản thân, gây thương tích cho
người xung quanh, mất khả năng giao tiếp. Cũng tại các nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Bình (2015) thì kết quả cho thấy rằng các nhận thức của các bạn
sinh viên về hậu quả của trầm cảm còn chưa đầy đủ. Nghiên cứu chỉ ra rằng
giữa hai nhóm “hậu quả đúng” và “hậu quả sai” có mức đố nhận thức khơng
đồng đều. Đặc biệt tại nghiên cứu này chỉ ra rằng sinh viên ngành Tâm lý có
nhận thức kém về nhóm hậu quả này. Các bạn sinh viên các khoa còn nhầm lẫn
về những hậu quả của các bệnh lý khác và hậu quả của rối loạn trầm cảm [7].
Còn tại Mĩ, Đại học Pacific Northwest đã khảo sát cho thấy rằng trầm
cảm và ý định tư tử được sinh viên ước tính cao và ước tính thấp hơn tỉ lệ phổ
biến thức tế. Hầu hết sinh viên đánh giá khơng chính xác mức độ phổ biến của
cảm xúc. Đối với cảm giác buồn và trầm cảm, hầu hết các sinh viên khảo sát ít
thì tỉ lệ được khảo sát có tỉ lệ thấp hơn tỉ lệ hiện đang mắc, tuy nhiên về ý định
tự tử thì có tỉ lệ cao hơn mức tỉ lệ phổ biến. Ngoài ra, trong số các sinh viên nam
và nữ bải khảo sát của họ về cảm giác muốn tự tử có liên quan đến ý tưởng tự tử
cao hơn ở những người khác. Ý tưởng tự tử trung bình được nhận thức cao cho
cả nam và nữ là 5% đối với sinh viên không báo cáo cảm giác tự tử trong hai
tuần qua và 10% đối với các người báo cáo có cảm giác tự tử.
Các sinh viên được khảo sát tại Hàn Quốc đã cho kết quả rằng, cân nặng
chỉ số BMI có liên quan đến trầm cảm. Một số trong nhóm khảo sát khơng hài
lịng về kết quả của mình dẫn đến stress và trầm cảm[8].
Tiểu kết chương 1.

Tóm lại, tổng kết các cơng trình nghiên cứu về xây dựng thang đo đánh
giá nhận thức về trầm cảm và thực trạng nhận thức ở sinh viên của các tác giả
trong nước và ngồi nước, có thể rút ra một số điểm như sau:
Việc nghiên cứu xây dựng thang đo đánh giá để đánh giá các biểu hiện
và mức đọ rối loạn lâm sàn của chứng trầm cảm đã được các nhà nghiên cứu ở
cả trong và ngồi nước quan tâm đến, qua đó việc thừa kế và xây dựng công cụ
25

Tieu luan


×