Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Xu hướng thời trang của sinh viên trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.43 KB, 34 trang )

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao, xu hướng thời trang đã và đang trở thành một trong những vấn đề được
nhiều người quan tâm nhất. Điều đó thúc đẩy ngành cơng nghiệp thời trang phát triển
mạnh mẽ trên thế giới. Mỗi năm các nhà thiết kế đều đưa ra nhiều bộ sưu tập mới,
lộng lẫy và bắt mắt. Việc xuất hiện các sản phẩm thời trang phong phú với những kiểu
dáng và mẫu mã đa dạng có thể đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng và ngược
lại sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng thời trang phát triển đã thể hiện vai trò quan trọng
của xu hướng thời trang. Giới trẻ ngày nay có phong cách trẻ trung, năng động, yêu
thích cái đẹp và sẵn sàng chi tiêu để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, trong đó mặc là nhu
cầu đặc trưng và thiết yếu trong cuộc sống. Bên cạnh phần lớn các bạn trẻ có thẩm mĩ
thời trang tốt, có ý thức giữ gìn các giá trị truyền thống, trang phục của họ mang đậm
vẻ đẹp văn hóa truyền thống thì vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ có tư tưởng hướng
ngoại, tiếp thu khơng chọn lọc những nét văn hóa ngoại nhập, một số ít các bạn trẻ
khác vì đua địi, chạy theo thời trang q đà đã chi tiêu khơng hợp lí cho thời trang.
Khi nhu cầu thời trang vượt quá mức thu nhập và điều kiện của bản thân sẽ dẫn đến
các hiện tượng vi phạm pháp luật như ăn cắp, cờ bạc, mại dâm… Điều đó ảnh hưởng
khơng nhỏ đến sự phát triển trong nhận thức về thời trang của giới trẻ ngày nay.
Trong thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã đăng tải nhiều
tình huống giới trẻ ăn mặc khơng phù hợp, trái với nét đẹp văn hóa dân tộc và các
hành vi vi phạm pháp luật do nhu cầu thời trang sai lệch với nhiều hình thức và mức
độ biểu hiện khác nhau. Trong bối cảnh đó, việc giải quyết vấn đề và thỏa mãn nhu
cầu thời trang của giới trẻ mà chủ yếu là sinh viên về mặt thực tiễn và lý luận là một
hành động đúng đắn và hữu ích. Nó giúp chỉ ra hiện trạng tiêu dùng thời trang của
sinh viên trên cơ sở những yếu tố văn hóa – xã hội một cách đầy đủ và góp phần đưa
ra những biện pháp giáo dục, định hướng thẩm mỹ trong cách ăn mặc phù hợp với
thuần phong mỹ tục và hoàn cảnh cá nhân.


Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Xu hướng thời trang của
sinh viên trường đại học Cơng Nghệ thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.
Vấn đề này trong thời gian qua cịn ít được nghiên cứu sâu rộng, vì vậy, đề tài nghiên
cứu của chúng tơi có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, thực trạng và các yếu tố ảnhhưởng đến xu
hướng thời trang của sinh viên trường đại học Cơng Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, từ
đó dự báo về xu hướng thời trang của giới trẻ và đưa ra các khuyến nghị giúp định
hướng thẩm mỹ thời trang cho sinh viên.
2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Xây dựng cơ sở lý luận về xu hướng thời trang.
3.2. Phân tích thực trạng về xu hướng thời trang của sinh viên trường đại học
Cơng Nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Đề xuất một số biện pháp giúp định hướng thẩm mỹ thời trang và lựa chọn
trang phục phù hợp.
4. Giả thuyết nghiên cứu:
- Sinh viên mua sắm quần áo thời trang nhằm mục đích thể hiện cá tính, sự khác
biệt của bản thân.
- Nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu thời trang của sinh viên tỷ lệ thuận với điều kiện
kinh tế của bản thân.
- Sinh viên đang có xu hướng chi nhiều tiền hơn cho việc tiêu dùng thời trang
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Xu hướng thời trang của sinh viên trường Đại học Hutech.
5.2. Khách thể nghiên cứu.
- 40 sinh viên lớp 19DTAD1 trường Đại học Hutech tham gia điều tra thử.
- 145 sinh viên các ngành của trường Đại học Hutech tham gia điều ra chính thức.

- 15 sinh viên các ngành của trường Đại học Hutech tham gia phỏng vấn sâu.
6. Phạm vi nghiên cứu:
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về xu hướng lựa chọn thời trang của các bạn sinh
viên trường Đại học Hutech.
-

Xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên trường Đại học Hutech.
Các yếu tố ảnh hường đến xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên trường Đại
học Hutech.
Thực trạng xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên trường Đại học Hutech.
Một số biện pháp giúp cho sinh viên có xu hướng lựa chọn thời trang đúng đắn.

6.2. Giới hạn về khách thể và địa bàn nghiên cứu.
Đề tài tiến hành khảo sát nghiên cứu trên sinh viên học tại trường Đại học Công
nghệ TPHCM.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp luận.
3


Nguyên tắc tiếp cận khách thể được sử dụng trong nghiên cứu này. Thông qua các
hoạt động khảo sát sinh viên có thể xác định được xu hướng thời trang, các nguyên nhân
và yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn thời trang của sinh viên.
7.2. Phương pháp nghiên cứu.
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.

Các phương pháp nghiên cứu, múc địch, nội dung và cách thức tiến hành được
chúng tơi trình bày cụ thể trong chương 2.
8. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu:
8.1. Đóng góp về mặt lý luận.
Kết quả nghiên cứu lý luận đã bổ sung và phát triển thêm lý luận về xu hướng thời
trang cụ thể: xác định được khái niệm thời trang, xu hướng, xu hướng thời trang và việc
lựa chọn thời trang của sinh viên. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa mức
độ nhận thức về xu hướng thời trang và nhu cầu thời trang của sinh viên.
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn.
Trong phạm vi nghiên cứu, đây là một cơng trình đi sâu nghiên cứu thực tiễn nhằm
làm sáng rõ vấn đề xu hướng thời trang của sinh viên Hutech.
9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu:
Đề tài gồm những phần sau:
-

Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về xu hướng thời trang của sinh viên trường đại học công
nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về xu hướng thời trang của sinh viên
trường đại học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG THỜI TRANG CỦA SINH VIÊN

1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về xu hướng thời trang của sinh viên:
- Phạm Bằng, Thực trạng lối sống văn hóa của thanh niên hiện nay, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1993. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết
hợp phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập thơng tin về lối sống văn hóa thanh
niên Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã phân tích, tổng hợp thực trạng lối sống văn
hóa thanh niên Hà Nội giai đoạn những năm 1990. Dự báo xu thế phát triển của lối sống
thanh niên trong những năm tới. Đề xuất một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước, với Đoàn
Thanh niên về những giải pháp nhằm định hướng cho thế hệ trẻ hôm nay để họ có thể xây
dựng cho mình một lối sống văn hóa hiện đại, lành mạnh mang đậm đà bản sắc dân tộc.
- Võ Thị Thanh Tuyền, Nhu cầu vật chất trong cuộc sống của công chức trẻ ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay – Thực trạng và xu hướng, đề tài thuộc chương trình
Vườn ươm Khoa học trẻ (Thành Đồn Thành phố Hồ Chí Minh) 2008. Đề tài sử dụng
phương pháp nghiên cứu nghiên cứu định lượng để thu thập thông tin về nhu cầu vật chất
của công chức trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đề tài đã phác họa bức tranh thực
trạng nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu vật chất như: nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại… của công
chức trẻ Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra một số dự báo chung về nhu cầu trong cuộc
sống của công chức trẻ. Mặc dù đề tài đã đề cập đến một phần nhu cầu mặc nhưng chưa
đi sâu phân tích nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu thời trang, những yếu tố ảnh hưởng đến
nhu cầu thời trang của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đỗ Long, Tâm lý tiêu dùng và xu thế diễn biến, Nhà xuất bản Hà Nội, 1997. Nội
dung tác phẩm đi sâu đánh giá, phân tích và nêu lên những nhận định bước đầu về các
lĩnh vực trong hoạt động sống của con người. Giới hạn cuốn sách dừng lại ở những tìm
hiểu về nhu cầu, tập quán, phong tục, thị hiếu của nếp ăn, ở, mặc, đi lại của việc tiêu tiền
bạc và thời gian dành cho hưởng thụ văn hóa... và nêu lên những xu thế diễn biến của nó.
- Mã Nghĩa Hiệp, Tâm lý học tiêu dùng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội,
1998. Nội dung cuốn sách quan tâm đến các vấn đề lý luận và thực tiễn tiêu dùng cùa cư
dân thành thị và nơng thơn nước ta nói chung và cư dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
Những vấn đề tiêu dùng chủ yếu được đề cập đến trong cuốn sách đó là: tiêu dùng vật
chất cho sinh hoạt hằng ngày, tiêu dùng cho các hoạt động văn hóa tinh thần (vui chơi
giải trí)… Nội dung tiêu dùng cho may mặc cũng đã được đề cập trong nội dung cuốn

sách nhưng chưa đi cụ thể vào đối tượng giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, các cơng trình đề cập ở trên chưa nghiên cứu một cách hệ thống xu
hướng thời trang, chưa phân tích một cách cụ thể quan điểm, nhận thức của sinh viên về
xu hướng thời trang, thỏa mãn nhu cầu thời trang và những yếu tố ảnh hưởng đến lựa
chọn thời trang của sinh viên hiện nay.
5


2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài:
2.1. Các thuật ngữ, khái niệm.
2.1.1. Thời trang.
- Thời trang là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen, thị hiếu phổ
biến trong cách mặc và thịnh hành trong một môi trường xã hội nhất định, vào một
khoảng thời gian, không gian nhất định.
- Thời trang là một sự biểu hiện thẩm mỹ phổ biến tại một thời gian, địa điểm cụ
thể, trong một bối cảnh cụ thể bằng cách sử dụng quần áo, giày dép, lối sống, phụ kiện,
cách trang điểm, kiểu tóc và tỉ lệ cơ thể.
2.1.2. Xu hướng.
- Xu hướng là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó.
- Xu hướng là hệ thống động cơ thúc đẩy, quy định tính lựa chọn của các phái đồ
và tính tích cực của con người.
2.1.3. Xu hướng thời trang.
- Là sự đổi mới về phong cách mà được một nhóm người chấp nhận tại một thời
điểm và một khu vực nào đó.
- Xu hướng được hình thành dựa trên các yếu tố: con người, sự chấp nhận, thời
gian và địa diểm diễn ra.
- Xu hướng thời trang thường nghiên cứu những nội dung: phong cách, trang
phục, màu sắc, phụ kiện, chi tiết trang trí, họa tiết trang trí.
2.2. Xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên.
2.2.1. Khái niệm sinh viên.

- Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó, họ
được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của
họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.
2.2.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên.
- Đặc điểm về nhận thức:
+ Sinh viên cảm thấy họ đã trưởng thành hơn và chọn mặc những trang phục được
coi là phong phú, cá tính, lịch thiệp hoặc thể hiện cá tính của bản thân.
+ Sinh viên đã có vai trị, vị trí xã hội rõ rệt, sinh viên hồn tồn tự lập về mọi mặt.

6


+ Vai trò cá nhân được đề cao và ngày càng trở nên chủ động, có nhiều tự do hơn,
vượt qua những rào cản về gia đình và xã hội.
+ Đặc thù ngành học của sinh viên phải đi nhiều, giao tiếp nhiều nên đã tạo thói
quen chỉnh chu và để tâm hơn đến ngoại hình, trong đó khơng thể không kể đến phong
cách ăn mặc hằng ngày.
- Đặc điểm về hoạt động:
+ Đời sống tâm lý sinh viên không tách rời khỏi những điều kiện xã hội, tập thể và
hoạt động của chính họ. Tâm lý sinh viên được phát triển, bộc lộ trong hoạt động của
mình.
+ Hoạt động của sinh viên có tính phong phú về lượng cũng như về tính chất hoạt
động. Được đẩy mạnh về những lĩnh vực: giao lưu, hoạt động xã hội, văn hóa – nghệ
thuật, thể dục – thể thao. Tuy nhiên hoạt động học tập có tính chất nghề nghiệp vẫn là chủ
đạo.
+ Trong quá trình học, sinh viên một mặt tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học nhằm
hình thành những kinh nghiệm xã hội, mặt khác tiếp thu những kỹ năng, kỹ xảo nghề
nghiệp, học cách tự nghiên cứu và giải quyết những yêu cầu của xã hội và các lĩnh vực
khác nhau.
+ Hoạt động của sinh viên là hoạt động có tính chất phong phú, đa dạng về mục

đích và kết quả hoạt động. Đối tượng hoạt động có tính chất đặc biệt, đó là những tri thức
khoa học, những thông tin về lao động nghề nghiệp tương lai.
+ Hoạt động của sinh viên diễn ra trong một môi trường và những điều kiện đã
được kế hoạch hóa (chương trình, giai đoạn học tập...)
+Phương tiện hoạt động là các loại sách, tài liệu,...
+ Hoạt động sinh viên mang tính chất lý luận cao.
- Đặc điểm về tình cảm:
+ Sinh viên là lứa tuổi 18+ và cũng đã được coi là đủ điều kiện lựa chọn, quyết
định nhiều vấn đề bao gồm : tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, thẩm mĩ, tình bạn và tình
yêu.
+ Hầu hết sinh viên chăm chỉ, say mê hết mình với chuyên ngành nghề đã chọn.
+ Sinh viên là người yêu vẻ đẹp, thể hiện ở hành vi, phong thái đạo đức, cũng như
vẻ đẹp thẩm mĩ ở các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên hoặc của con người tạo ra. Cá
biệt có những sinh viên đã xây dựng được “triết lí” cho cái đẹp của mình theo chiều
hướng khá ổn định.
7


+ Tình bạn đồng giới, khác giới ở tuổi sinh viên tiếp tục phát triển theo chiều sâu.
Tình bạn đã làm phong phú thêm tâm hồn, nhân cách của sinh viên rất nhiều.
+ Tình yêu ở tuổi sinh viên đạt đến hình thái chuẩn mực cùng với những biểu hiện
phong phú, đặc sắc của nó. Đây là một loại tình cảm đặc biệt và cao cấp của con người,
nó chín vào độ tuổi mà sinh viên trải qua, nó rất đẹp, lãng mạn, đầy thi vị… Song sinh
viên gặp phải những mâu thuẫn nội tại như mâu thuẫn giữa đòi hỏi của tình u với mơi
trường sống tập thể khó biểu lộ điều đó, mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức nhiều, đa
dạng với thời gian có hạn trong học tập, trong khi tình u địi hỏi khơng ít thời gian…
Khi giải quyết mâu thuẫn này, sinh viên gặp không ít khó khăn.
- Đặc điểm về giao tiếp:
+ Sinh viên là lứa tuổi bắt đầu có nhiều mối quan hệ. Ngồi gia đình và thầy trị thì
là quan hệ đồng nghiệp khi đi làm thêm,… Vì vậy trang phục của sinh viên có nhiều sự

đa dạng khác nhau.
+ Trang phục khi đến trường, đối tượng giao tiếp là bạn bè, thầy cơ và các hoạt
động thì sinh viên có thể lựa chọn trang phục thoải mái, phù hợp với bản thân.
+ Khi đi làm thêm, đối tượng giao tiếp là cấp trên, cấp dưới tùy thuộc vào công
việc yêu cầu sự thanh lịch, lịch sự mà sinh viên cần thực hiện.
+ Đối tượng giao tiếp là người yêu thì sinh viên chọn những trang phục mà mình
muốn và cảm thấy tự tin.
+ Giao tiếp là một phần rất quan trọng đối với mỗi cá nhân, cụ thể là sinh viên, vì
vậy lựa chọn trang phục phù hợp khi giao tiếp cũng rất quan trọng.
2.2.3. Xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên:
2.2.3.1. Các loại thời trang sinh viên lựa chọn:
-

Sinh viên thường chọn những trang phục thể hiện sự năng động, trẻ trung và giá
thành phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân.
Lựa chọn những chất liệu mát, thấm hút mồ hôi, dễ dàng vận động cho lứa tuổi
sinh viên yêu thích các hoạt động thể dục thể thao.
Những bạn yêu thích phong cách cá tính thường lựa chọn những trang phục thể
thao, trang phục thiết kế đơn giản, mạnh mẽ.
Những sinh viên thích phong cách thanh lịch thường chọn mặc quần tây, áo sơ mi
hoặc chân váy.
Cũng có một bộ phận sinh viên thích mặc những trang phục tơn lên nét đẹp của
mình nhưng lựa chọn những trang phục chưa phù hợp với môi trường đại học:
diêm dúa, hở hang, lòe loẹt,…

2.2.3.2.Nguyên nhân khiến sinh viên lựa chọn thời trang :
8


-


Giá thành trang phục phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân.
Do sinh viên là lứa tuổi năng động, hoạt bát, tham gia nhiều hoạt động, cũng là lứa
tuổi muốn thể hiện phong cách bản thân.
Sinh viên thích mặc những trang phục đang thịnh hành trong nước cũng như quốc
tế.
Sinh viên là đối tượng sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram
đông đảo nhất cho nên cũng là đối tượng cập nhật xu hướng thời trang nhanh nhất.
Do đó phần lớn xu hướng thời trang của sinh viên ảnh hưởng bởi xu hướng, trào
lưu của xã hội.

2.2.3.3. Những tích cực và tiêu cực khi sinh viên lựa chọn thời trang đến trường:
- Tích cực:
+ Sinh viên được tự do lựa chọn, sáng tạo trong trang phục của mình.
+ Sinh viên bộc lộ sở thích cá nhân thông qua trang phục.
+ Sinh viên cảm thấy tự tin khi diện trang phục mình lựa chọn và cũng có thể tự
chọn những trang phục che đi khuyết điểm của bản thân.
+Khi mặc những trang phục thoải mái thì sinh viên có thể tự do chạy nhảy, hoạt
động.
+Sinh viên kết hợp thời trang trong và ngoài nước để lựa chọn trang phục phù hợp với
mình.
-

Tiêu cực:

+ Ảnh hưởng tới nhà trường: Sinh viên có thể coi là bộ mặt của nhà trường, bởi vậy
cách ăn mặc của sinh viên khá quan trọng.
+ Ảnh hưởng đến thành tích học tập: Do sinh viên quá tập trung vào vấn đề ăn mặc,
chạy theo thời trang quá đà nên lơ là việc học tập.
+ Những sinh viên không ý thức được như thế nào là trang phục có văn hóa ăn mặc

phản cảm, thiếu tôn trọng thầy cô, bạn bè, môi trường học.
+ Chi tiêu quá nhiều cho thời trang gây lãng phí.
+ Ảnh hưởng đến hoạt động học tập : Sinh viên ngại hoạt động trong các buổi ngoại
khóa khi mặc những trang phục không phù hợp.
3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên:
3.1. Yếu tố giới tính:

9


-

-

Trước đây, xu hướng thời trang của sinh viên có sự khác nhau rõ ràng giữa nam và nữ.
Sinh viên nữ thường mặc những trang phục nữ tính, dịu dàng, thiết kế đẹp và bắt mắt,
có nhiều họa tiết và chi tiết trang trí. Bên cạnh đó sinh viên nam thường chọn mặc
những trang phục thiết kế mạnh mẽ, đơn giản, phóng khống.
Ngày nay, với một hướng nhìn tích cực, ngành thời trang đang ngày càng thu hẹp
những định kiến về giới tính trong thiết kế. Cho nên xu hướng lựa chọn thời trang đến
trường của sinh viên rất thoải mái, khơng phân biệt giới tính, đa số lựa chọn phong
cách unisex (cả nam và nữ đều phù hợp), dễ vận động, dễ phối đồ.

3.2. Yếu tố độ tuổi:
-

Sinh viên là độ tuổi vừa dậy thì , trẻ trung nên hầu hết các bạn đều có nhu cầu về
những mặt hàng năng động, bắt mắt và thể hiện được cái tơi, cá tính của họ.
Lứa tuổi sinh viên rất dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh: bạn bè, truyền hình,
các ngơi sao ca nhạc,… do đó việc mua sắm thời trang của họ thường theo trào lưu.

Nhiều người tuổi “teen” ưa chuộng hàng hiệu, họ cố gắng mua sắm càng nhiều sản
phẩm của các hãng thời trang nổi tiếng càng tốt, thậm chí mua hàng nhái để chứng tỏ
mình sành điệu, bắt kịp xu hướng thời đại.

3.3. Yếu tố trình độ:
-

-

-

Đa số sinh viên đều nhận được nền giáo dục đầy đủ nên nhận thức được thế nào là
trang phục có văn hóa, phù hợp với vẻ đẹp dân tộc. Do đó họ có thẩm mĩ thời trang
tốt, biết cách lựa chọn thời trang đúng đắn, bảo vệ và phát huy các giá trị truyền
thống.
Đặc biệt là sinh viên các ngành liên quan đến nghệ thuật sẽ có nhiều kiến thức hơn về
cái đẹp, có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn những mẫu đồ phù hợp với
mình, tạo phong cách, tạo sự khác biệt với các sinh viên khác.
Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận giới trẻ chưa nhận được sự giáo dục đầy đủ về thời
trang, cách ăn mặc. Vì thế họ chưa ý thức được nhu cầu thời trang đúng đắn, không
biết cách tiếp thu chọn lọc các luồng văn hóa ngoại nhập, dẫn đến việc ăn mặc chưa
phù hợp, gây phản cảm, mất giá trị văn hóa dân tộc.

3.4. Yếu tố vùng miền:
-

-

Sinh viên có xuất thân từ tất cả các vùng miền trên đất nước, do đó xu hướng thời
trang cũng khác biệt giữa các miền.

Miền Bắc là cái nôi của văn hóa dân tộc nên thời trang cũng chịu ảnh hưởng không
nhỏ bởi những định kiến từ thời phong kiến. Do đó sinh viên đến từ miền Bắc thường
có phong cách ăn mặc kín đáo nhưng vẫn duyên dáng.
Miền Nam là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các luồng văn hóa ngoại nhập, vì thế
thời trang cũng dung hịa giữa các yếu tố trong và ngoài nước. Các bạn sinh viên đến
từ miền Nam thường lựa chọn các trang phục phóng khống, hiện đại nhưng vẫn giữ
gìn được các giá trị dân tộc.
10


-

Miền Trung là mảnh đất kém may mắn, không nhận được nhiều ưu ái của tạo hóa,
ln chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt nên thời trang của sinh viên thường là những
trang phục đơn giản, thoải mái, dễ ứng dụng nhất.

3.5. Yếu tố kinh tế:
-

Xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên còn ảnh hưởng bởi khả năng tài chính và
giá cả hàng hóa.
Những sinh viên có điều kiện tốt sẽ chọn những trang phục sang trọng, chất lượng tốt,
thường là những sản phẩm đến từ các nhãn hàng thời trang nổi tiếng.
Bên cạnh đó những sinh viên có hồn cảnh thiếu thốn thường quan tâm nhiều đến giá
cả hơn khi lựa chọn thời trang, họ sẽ chọn những trang phục có giá thành thấp và phù
hợp với hồn cảnh của mình.
Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn thời trang của sinh

viên.
4. Thực trạng xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên trường đại học Hutech:

Hiện nay, sinh viên trường đại học Hutech được tự do lựa chọn trang phục đến
trường. Hầu hết mỗi sinh viên đều có xu hướng thời trang và định hướng thẩm mỹ riêng.
Dựa vào kết quả điều tra của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp
phỏng vấn sâu, cho thấy:
-

-

-

Các loại sản phẩm thời trang được đông đảo sinh viên lựa chọn đến trường nhất đó là
váy liền, chân váy, quần shorts, áo sơ mi và quần tây, áo thun và quần dài. Bên cạnh
đó cũng có những bạn chọn mặc đồng phục đến trường. Tuy nhiên vẫn còn một bộ
phận các sinh viên chọn mặc những trang phục chưa phù hợp, thậm chí gây phản cảm
như áo bẹt vai, áo hai dây, áo xẻ ngực, quần hoặc váy quá ngắn.
Có nhiều nguyên nhân tác động đến xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên
trường đại học Hutech bao gồm sở thích cá nhân, các xu hướng thời trang trên mạng
xã hội và sự giáo dục của gia đình và nhà trường. Trong đó nguyên nhân từ mạng xã
hội có tác động lớn nhất đến lựa chọn của sinh viên.
Việc để sinh viên tự do lựa chọn trang phục đến trường giúp sinh viên được thoải mái
mặc những trang phục mình muốn, tự tin thể hiện cá tính cũng như phong cách thời
trang của bản thân, thấy được sự đa dạng, phong phú trong trang phục đến trường và
kích thích óc sáng tạo thời trang của sinh viên. Bên cạnh những tích cực vẫn cịn một
số tiêu cực cần phải khắc phục, việc để sinh viên tự do lựa chọn trang phục đến
trường khiến cho một số sinh viên ăn mặc phản cảm do chưa có định hướng đúng về
xu hướng thời trang cho bản thân, gây ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa dân tộc.

5. Một số biện pháp giúp cho sinh viên có xu hướng lựa chọn thời trang đúng đắn:

11



-

Chú ý đến màu sắc khi lựa chọn trang phục, khơng nên chọn những trang phục có
màu q sáng hoặc có quá nhiều màu sắc trên một sản phẩm.
Lựa chọn những trang phục có màu sắc tối giản sẽ phù hợp với nhiều hoàn cảnh hơn.
Khi lựa chọn thời trang cần chú ý tới phong cách thời trang sao cho phù hợp với hồn
cảnh, vóc dáng, phù hợp với xu thế hiện tại.
Nên chọn những trang phục chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với văn hóa dân tộc.
Nên tìm hiểu kiến thức về các loại quần áo thời trang để có hiểu biết trong việc phối
hợp quần áo.
Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục của những người có nhiều kinh nghiệm để có thể
lựa chọn cho bản thân những sản phẩm thời trang phù hợp.

Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về xu hướng thời trang của sinh viên trường đại học
Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, chúng tơi nhận thấy: Nghiên cứu về xu hướng thời
trang của sinh viên ở Việt Nam vẫn còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, việc
nghiên cứu vấn đề này của đề tài càng có tính thiết thực.
Xây dựng cơ sở lý luận về xu hướng thời trang của sinh viên là cơ sở để làm rõ
các vấn đề nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Trong nghiên cứu này chúng tôi quan niệm: “
Xu hướng thời trang của sinh viên là sự đổi mới về phong cách được sinh viên chấp nhận
tại một thời điểm trong trường đại học.” Xu hướng thời trang của sinh viên thể hiện bằng
nhiều hình thức, đơi khi để lại những hậu quả về thể chất và tinh thần cho sinh viên do
lựa chọn thời trang chưa đúng đắn. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến xu hướng lựa
chọn thời trang của sinh viên bao gồm những nguyên nhân từ sinh viên, những nguyên
nhân từ tác động của xã hội,… Từ những nghiên cứu về lý luận cịn cho thấy có thể xây
dựng và đưa ra nhiều biện pháp tác động giúp giảm thiểu sai lầm trong xu hướng lựa
chọn thời trang của sinh viên.

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
Đề tài được tổ chức nghiên cứu theo bốn giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xây dựng cơ cở lý luận về xu hướng thời trang của sinh viên trường
đại học Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 2: Khảo sát thực tiễn về xu hướng thời trang của sinh viên trường đại
học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 3: Đề xuất biện pháp giúp sinh viên định hướng thẩm mỹ, lựa chọn thời
trang đúng đắn và giảm thiểu các hành vi sai lệch về xu hướng thời trang của sinh viên.
Giai đoạn 4: Giai đoạn viết và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
12


Các giai đoạn nghiên cứu diễn ra kế tiếp nhau, nhưng cũng có lúc được tiến hành
lồng ghép với nhau. Tùy theo mục đích, nhiệm vụ, mỗi giai đoạn sử dụng những phương
pháp nghiên cứu riêng, tuy nhiên, có những phương pháp được sử dụng trong nhiều giai
đoạn nghiên cứu.
2.1.1. Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận về xu hướng thời trang của sinh viên
2.1.1.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của giai đoạn này là xây dựng cơ sở lý luận cho tồn bộ q
trình nghiên cứu của đề tài nghiên cứu và từ khung lý luận, xác lập luận điểm chủ đạo
của đề tài trong việc nghiên cứu xu hướng thời trang của sinh viên.
2.1.1.2. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan
đến thời trang, xu hướng, xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên, từ đó chỉ ra những
vấn đề cịn tồn tại trong các cơng trình này để tiếp tục tiến hành nghiên cứu.
- Xác định quan điểm tiếp cận nghiên cứu xu hướng thời trang của sinh viên
trường đại học Hutech.
- Xác định các khái niệm công cụ và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản
liên quan đến đề tài như: sinh viên, thời trang, xu hướng, xu hướng thời trang, xu hướng

lựa chọn thời trang của sinh viên, những tác động tích cực và tiêu cực, nguyên nhân và
hậu quả ảnh hưởng đến sự lựa chọn thời trang của sinh viên.
2.1.1.3. Phương pháp tiến hành
Để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu lý thuyết, cụ thể chúng tôi đã tiến hành các cơng việc như phân tích,
tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu đã được đăng tải ở các sách báo, tạp
chí và trên hệ thống thông tin internet… bàn về những vấn đề liên quan đến xu hướng
thời trang, xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên.
2.1.1.4. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: từ ngày 21/9/2020 đến 1/10/2020.
- Địa điểm: Trường đại học Hutech.
2.1.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thực tiễn xu hướng thời trang của sinh viên trường đại
học Hutech
2.1.2.1. Mục đích
Khảo sát, phân tích đánh giá xu hướng thời trang của sinh viên trường đại học
Hutech và các yếu tố có liên quan đến xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên.
13


2.1.2.2. Mẫu nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn ngẫu nhiên mẫu nghiên
cứu bao gồm 150 khách thể là sinh viên trường đại học Cơng Nghệ thành phố Hồ Chí
Minh sau đó tiến hành phát phiếu điều tra cho từng khách thể nghiên cứu, sau khi tổng
hợp xử lí phiếu điều tra, cuối cùng mẫu nghiên cứu được chúng tôi sử dụng bao gồm các
khách thể được phân bổ như sau ( bảng 2.1):
Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu:
Sinh viên thuộc các ngành

Tổng sinh viên


Các ngành liên quan đến nghệ thuật và thời trang

55

Các ngành khác

95

Tổng cộng

150

Ngồi ra chúng tơi cịn tiến hành phỏng vấn sâu 15 sinh viên trường đại học
Hutech trong mẫu điều tra thử nhằm đánh giá tính hiệu lực của phiếu điều tra sử dụng
trong nghiên cứu này.
2.1.2.3. Nội dung nghiên cứu
Để làm rõ xu hướng thời trang của sinh viên trường đại học Hutech, đề tài đã
nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:
-

Xu hướng thời trang của sinh viên.
Đặc điểm tâm lý và những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn thời trang của
sinh viên.
Những tích cực và tiêu cực khi sinh viên lựa chọn thời trang đến trường.
Thực trạng xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên trường đại học Hutech.

2.1.2.4. Phương pháp tiến hành
Đề tài sử dụng các phương pháp sau để thực hiện các nội dung nghiên cứu ở giai
đoạn này: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương
pháp phỏng vấn sâu.

2.1.2.5. Thời gian, địa điểm
- Thời gian: từ ngày 2/10 đến 15/10/2020.
- Địa điểm: trường đại học Hutech.

14


2.1.3. Giai đoạn 3: Đề xuất biện pháp giúp sinh viên định hướng thẩm mỹ, lựa chọn
thời trang đúng đắn và giảm thiểu các hành vi sai lệch về xu hướng thời trang của
sinh viên.
2.1.3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng xu hướng thời trang của sinh viên
trường đại học Hutech, đề tài đề xuất các biện pháp giúp sinh viên định hướng thẩm mỹ,
lựa chọn thời trang đúng đắn và giảm thiểu các hành vi sai lệch về xu hướng thời trang
của sinh viên.
2.1.3.2. Nội dung nghiên cứu
- đề xuất các biện pháp giúp sinh viên định hướng thẩm mỹ, lựa chọn thời trang
đúng đắn và giảm thiểu các hành vi sai lệch về trang phục của sinh viên.
2.1.3.3. Phương pháp tiến hành
- Để triển khai các nội dung nghiên cứu trong giai đoạn này, đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương phấp điều tra
bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu.
2.1.3.4. Thời gian, địa điểm
- Thời gian: Từ 16/10 đến 20/10/2020.
- Địa điểm: Trường đại học Hutech
2.2.4. Giai đoạn viết và hoàn thành đề tài nghiên cứu
2.2.4.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận và số liệu thu thập được về xu hướng thời trang của sinh viên
trường đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, tiến hành phân tích số liệu và trình
bày dưới dạng văn bản các số liệu thu thập được theo thể thức đã quy định về trình bày

đề tài nghiên cứu khoa học trường đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.4.2. Nội dung
- Nghiên cứu cách thức trình bày, kỹ thuật viết và phân tích số liệu của một số đề
tài nghiên cứu đã có, cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia về vấn đề này.
- Phân tích, lý giải, so sánh, đánh giá các kết quả đã thu thập được trong từng nội
dung nghiên cứu cũng như đối chiếu với các tác giả khác trong cùng lĩnh vực nghiên cứu.
- Đề xuất các biện pháp giúp sinh viên định hướng thẩm mỹ, lựa chọn thời trang
đúng đắn và giảm thiểu hành vi sai lệch trong ăn mặc.
- Trình bày tồn bộ văn bản đề tài nghiên cứu theo đúng thể thức đã quy định.
15


2.2.4.3. Thời gian, địa điểm
- Thời gian: Từ 16/10 đến 22/10/2020.
- Địa điểm: Trường đại học Hutech.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.2.1.1. Mục đích
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến xu hướng
thời trang của sinh viên nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, từ đó xác lập
cơ sở để xây dựng cơng cụ điều tra và tìm hiểu một số biện pháp giúp sinh viên định
hướng thẩm mỹ và lựa chọn thời trang đúng đắn.
2.2.1.2. Cách thức tiến hành:
Thu thập, lựa chọn các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến xu hướng thời
trang của sinh viên, từ đó phân tích, tổng hợp và đánh giá tổng quát về vấn đề nghiên cứu
nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu, thiết kế công cụ nghiên cứu
và lấy tư liệu sử dụng trong quá trình phân tích, lý giải, đánh giá kết quả thu được từ thực
tiễn cũng như xây dựng các biện pháp giúp sinh viên lựa chọn thời trang đúng đắn và
giảm thiểu sai lệch trong cách ăn mặc.
2.2.1.3. Nội dung


Chúng tôi đã nghiên cứu các tài liệu sau và đưa ra những phân tích, đánh giá
chung:
-

Nguyễn Đình Tân, Khảo sát nhu cầu tiêu dùng văn hóa của đội ngũ trí thức- giảng
viên các trường đại học ở Hà Nội, năm 1994. Đề tài đã phân tích những đặc trưng của
lao động trí thức nói chung và trí thức là giảng viên các trường đại học nói riêng. Đề
tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp nghiên cứu
định tính để khảo sát, thu thập thơng tin về nhu cầu tiêu dùng văn hóa của đội ngũ trí
thức – giảng viên các trường đại học ở Hà Nội. Nội dung đề tài đã đi sâu nghiên cứu
thực trạng về nhu cầu tiêu dùng vật chất như ăn, mặc , ở, đi lại… và nhu cầu tiêu dùng
cho lĩnh vực văn hóa tinh thần như tiêu dùng cho vui chơi giải trí, cho hưởng thụ các
hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch… Kết quả đề tài đã nêu lên
thực trạng nhu cầu tiêu dùng văn hóa của đội ngũ trí thức – giảng viên, dự báo xu
hướng tiêu dùng văn hóa của đội ngũ trí thức – giảng viên các trường đại học ở Hà
Nội nói riêng và trí thức- giảng viên cả nước nói chung. Tuy nhiên, đề tài vẫn chưa đi

16


-

sâu nghiên cứu về vấn đề xu hướng thời trang của sinh viên, chỉ mới nghiên cứu với
khách thể là đội ngũ trí thức chứ chưa tập trung vào sinh viên.
Mr. Nithyaprakash, Fashion trends and its impact on society, 2015. Đề tài đã phân tích
những xu hướng thời trang ở thời điểm đó và tác động của nó tới xã hội. Nội dung đề
tài đã đã đi sâu nghiên cứu thực trạng xu hướng thời trang, những tác động đến xã hội
và thái độ, quan điểm của giới trẻ về xu hướng thời trang. Đề tài sử dụng phương
pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp chuyên gia để thu thập thông tin về xu

hướng thời trang và tác động của nó. Kết quả đề tài đã nêu lên được các mặt của thời
trang, thực trạng lựa chọn thời trang của giới trẻ, những yếu tố liên quan đến thời
trang và thái độ, quan điểm của giới trẻ đối với các xu hướng thời trang. Tuy nhiên, đề
tài vẫn chưa đi sâu nghiên cứu về xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên, đề tài
chỉ tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận của xu hướng thời trang, chưa chỉ rõ
xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên.

Có nhiều cơng trình nghiên cứu về thời trang ở trong và ngồi nước nhưng chưa có đề
tài nào đi sâu nghiên cứu về xu hướng thời trang của sinh viên các trường đại học, do đó
đề tài của chúng tơi có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.2.2.1. Mục đích
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính của đề tài, được sử
dụng với mục đích tìm hiểu các vấn đề sau:
-

Thực trạng lựa chọn trang phục đến trường của sinh viên trường đại học Hutech.
Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng thời trang của sinh viên trường đại học Hutech.
Nguyên nhân khiến sinh viên lựa chọn trang phục đến trường.
Những tích cực và tiêu cực trong xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên
Biện pháp giúp sinh viên xây dựng định hướng thẩm mỹ và giảm thiểu các sai lầm
trong xu hướng lựa chọn thời trang
2.2.2.2. Cách thức tiến hành
Phương pháp điều tra bảng hỏi được tiến hành thông qua các bước sau:
a. Thiết kế bảng hỏi
- Thu thập thông tin xây dựng bảng hỏi.
Để thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng bảng hỏi, chúng tôi sử dụng từ ba nguồn
tư liệu:

Nguồn thứ nhất, tham khảo một số trắc nghiệm về bảng hỏi đã được ứng dụng

trong các nghiên cứu tâm lý học ở Việt Nam và ở nước ngoài về việc đánh giá về xu
hướng thời trang của sinh viên.
17


Nguồn thứ hai là ý kiến của các chuyên gia về các nội dung chủ yếu của từng vấn
đề nghiên cứu: Thực trạng xu hướng thời trang của sinh viên, các yếu tố ảnh hưởng đến
lựa chọn thời trang của sinh viên, nguyên nhân dẫn đến lựa chọn thời trang của sinh viên,
những tích cực và tiêu cực trong lựa chọn trang phục của sinh viên… ý kiến của các
chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu là những định hướng chính cho việc xây dựng nội
dung bảng hỏi.
Nguồn thứ ba là khảo sát thăm dò 150 sinh viên theo học tại các ngành của trường
đại học Hutech. Các câu trả lời của sinh viên được sử dụng vào thiết kế thang đo của
bảng hỏi nghiên cứu xu hướng thời trang của sinh viên trường đại học Công nghệ thành
phố Hồ Chí Minh.
-

Xây dựng nội dung bảng hỏi
Tổng hợp tư liệu từ 3 nguồn trên, bảng hỏi đã được hình thành ( xem phụ lục)

+ Phần thứ nhất, thực trạng việc ăn mặc trong trường học, những trang phục mà
sinh viên lựa chọn, những nguyên nhân và tác hại của việc ăn mặc không phù hợp khi tới
trường, những biện pháp để khắc phục hiện trạng ăn mặc không phù hợp trong học
đường.
Câu hỏi 1 nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên về thực trạng xu hướng thời
trang trong trường học và các loại trang phục được sinh viên lựa chọn. Các loại trang
phục bao gồm mẫu mã, kiểu dáng, chi phí và những loại trang phục khơng phù hợp trong
trường học.
Câu hỏi 2 được thiết kế nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ăn mặc
không phù hợp khi tới trường. Để hiểu sâu hơn về những nguyên nhân, và những nhìn

nhận, đánh giá của sinh viên khi xảy ra những tình huống ăn mặc phản cảm, chưa phù
hợp, chúng tôi đã thiết kế câu hỏi mở để phỏng vấn sâu sinh viên ( phụ lục) kèm theo
trong nghiên cứ thực tiễn.
Câu hỏi 3 được thiết kế nhằm đánh giá nhận thức của sinh viên về tác hại của việc
ăn mặc không phù hợp khi tới trường và mức độ ảnh hưởng của nó. Câu hỏi dạng liệt kê
để sinh viên thoải mái trình bày suy nghĩ của mình.
Câu hỏi 4 được chúng tơi thiết kế nhằm tìm hiểu những đề xuất kiến nghị và biện
pháp giúp khắc phục tình trạng ăn mặc khơng phù hợp khi đến trường của sinh viên.
+ Phần thứ 2, được thiết kế nhằm mục đích tìm hiểu một số tiêu chí khi lựa chọn
quần áo của sinh viên và các lý do hình thành thói quen ăn mặc khi tới trường.
Câu hỏi A, chúng tơi thiết kế nhằm tìm hiểu những yếu tố mà sinh viên dựa vào để
lựa chọn trang phục. Câu hỏi bao gồm 6 yếu tố: giá cả, xuất sứ, kiểu dáng, chất liệu, chất
lượng của sản phẩm và các yếu tố khác. Bảng khảo sát này được thiết kế nhằm đánh giá
sự khác biệt giữa các cá nhân về yếu tố mà họ lấy làm tiêu chí khi lựa chọn thời trang.
18


Câu hỏi B, chúng tơi thiết kế nhằm tìm hiểu các lý do hình thành nên thói quen ăn
mặc của sinh viên trường đại học Hutech. Qua đó nhìn thấy mối liên hệ giữa tính cách
với xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên. Giúp tìm ra biện pháp khắc phục những
hành vi ăn mặc không phù hợp trong trường học.
+ Phần thứ 3, tìm hiểu một số thơng tin cá nhân về khách thể có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, bao gồm những thơng tin: thói quen, sở thích, xu hướng lựa chọn trang phục
đến trường.
b. Khảo sát thử
Mục đích của bước này là xác định độ tin cậy và hiệu lực của bảng hỏi và tiến hành
chỉnh sửa mệnh đề chưa đạt yêu cầu. Đối tượng khảo sát là 150 sinh viên trường đại học
Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả quan sát các phản ứng của sinh viên trong quá trình khảo sát cho thấy sinh
viên về cơ bản hiểu hết tất cả những câu hỏi và phương án trả lời.

Kết quả phân tích trên cho thấy, việc sử dụng bảng hỏi này để đánh giá có thể mang
lại kết quả chính xác.
c. Điều tra chính thức:
Mỗi khách thể tham gia trả lời bảng hỏi một cách độc lập, theo những suy nghĩ của
riêng từng người, tránh sự trao đổi với nhau. Trước khi tiến hành điều tra, điều tra viên
hướng dẫn làm từng câu cụ thể, đặc biệt với những câu hỏi gợi nhớ về các tình huống ăn
mặc phản cảm, sai lệch trong xu hướng lựa chọn thời trang. Việc hướng dẫn này khơng
mang tính chất gợi ý cho sinh viên cách trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi.
Trong những mệnh đề khách thể khơng hiểu, điều tra viên có thể giải thích giúp họ
sáng tỏ. Trong q trình khảo sát, điều tra viên sẽ quan sát, nhắc nhở sinh viên điền đầy
đủ những thông tin vào bảng hỏi.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu:
2.2.3.1. Mục đích
Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu nhập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn
những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng và đồng thời tìm hiểu sự
nhìn nhận đánh giá cá nhân của sinh viên về thực trạng xu hướng lựa chọn thời trang của
sinh viên.
2.2.3.2. Cách thức tiến hành
Khác với việc trả lời bằng bảng hỏi với đa số là những câu hỏi đóng, khách thể
khơng thể trả lời câu hỏi theo ý muốn chủ quan, trong phỏng vấn trực tiếp với những câu
hỏi mở khách thể được trả lời khá tự do. Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi đưa ra
19


những câu hỏi mở, những tình huống khác nhau để sinh viên trả lời trực tiếp hoặc hồi
tưởng lại những trải nghiệm khi rơi vào tình huống tương tự.
-

Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn.
Gặp gỡ để phỏng vấn.

Ghi chép chi tiết các ý kiến trả lời.

2.2.3.3. Nội dung phỏng vấn
Nội dung phỏng vấn sâu được xây dựng nhằm tìm hiểu rõ hơn về xu hướng thời
trang của sinh viên với các nội dung:
-

Thực trạng lựa chọn thời trang của sinh viên trường đại học Hutech, sinh viên mặc gì
khi đến trường.
Liệt kê nguyên nhân, hậu quả của việc ăn mặc khơng phù hợp, nhận thức của sinh
viên về tình trạng ăn mặc phản cảm khi đến trường.
Ý kiến của sinh viên về biện pháp giúp sinh viên định hướng thẩm mỹ, lựa chọn thời
trang đúng đắn và khắc phục những vấn đề ăn mặc chưa phù hợp với môi trường học.
Tiểu kết chương 2
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, đề tài được tổ chức nghiên cứu theo
4 giai đoạn: Giai đoạn 1: xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về xu hướng thời trang
của sinh viên; giai đoạn 2: khảo sát thực tiễn xu hướng thời trang và lựa chọn thời
trang của sinh viên trường đại học Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh; giai đoạn 3: đề
xuất biện pháp giúp sinh viên định hướng thẩm mỹ, lựa chọn thời trang đúng đắn và
giảm thiểu tình trạng ăn mặc khơng phù hợp của sinh viên khi đến trường ; giai đoạn
4: giai đoạn viết và hồn thành đề tài nghiên cứu. Trong q trình nghiên cứu, chúng
tôi đã sử dụng phối hợp đồng bộ các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu. Ở từng phương pháp, chúng
tơi xác định mục đích, nội dung, và cách thức tiến hành cụ thể. Những dữ liệu thu
thập được từ các phương pháp này có thể đảm bảo tính chính xác, khoa học và kết quả
đạt được ở chương 3.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ XU HƯỚNG THỜI
TRANG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

1. Thực trạng xu hướng thời trang của sinh viên:
1.1. Mức độ quan tâm đến xu hướng thời trang của sinh viên
Nhằm đánh giá mức độ quan tâm của sinh viên trường đại học Hutech đến xu
hướng thời trang, chúng tôi đã đưa ra thang đo mức độ quan tâm ( bảng 1.1) để khảo
sát sinh viên.
20


Bảng 1.1. Mức độ quan tâm của sinh viên đến xu hướng thời trang
Mức độ quan tâm

Số lượng

Phần trăm

Rất quan tâm

63

42

Quan tâm

33

22

Bình thường

27


18

Khơng quan tâm lắm

25

16,66

Hồn tồn khơng quan tâm

2

1,33

Tổng
(Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài)

150

100

Với 64% số sinh viên tham gia khảo sát cho rằng họ rất quan tâm và quan tâm đến
xu hướng thời trang. Do đó trang phục học mặc được lựa chọn khá tỉ mỉ và họ rất
thường xuyên cập nhật những xu hướng thời tra ng mới. 40,6% sinh viên cịn lại ít
quan tâm hơn đến thời trang do đó các bạn lựa chọn trang phục khá đơn giản và
không để tâm nhiều đến vấn đề ăn mặc.
1.2 . Xu hướng thời trang của sinh viên trường đại học Hutech:
- Sinh viên Hutech được tự do lựa chọn trang phục đến trường, do đó xu hướng thời
trang của các bạn rất đa dạng và phong phú, có tính thẩm mỹ cao. Chúng tơi đã xây

dựng phiếu điều tra (phụ lục) để khảo sát sinh viên mặc gì đến trường.
Biểu đồ 1.2. Các loại sản phẩm thời trang được sinh viên lựa chọn

(Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài)
-

Kết quả khảo sát ( biểu đồ 1.2) cho thấy, có sự khác nhau trong xu hướng lựa chọn
thời trang của sinh viên. Các sản phẩm thời trang được sinh viên lựa chọn đến trường
nhiều nhất là áo thun và quần dài 62% và váy liền, chân váy 24%.
Nhìn chung sinh viên tự do lựa chọn trang phục khi đến trường nhưng vẫn giữ được
các giá trị truyền thống và nét đẹp văn hóa dân tộc. Tuy nhiên tình trạng ăn mặc
khơng phù hợp vẫn xảy ra do sinh viên có xu hướng lựa chọn thời trang chưa đúng
đắn.

1.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên
Chúng tôi đã xây dựng biểu đồ 1.3 nêu ra những nguyên nhân chủ yếu để sinh
viên đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân đến xu hướng lựa chọn thời
trang của mình.
Biểu đồ 1.3. Nguyên nhân khiến sinh viên lựa chọn thời trang
21


(Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài)
Có 3 nguyên nhân chính tác động đến xu hướng thời trang của sinh viên bao gồm
sở thích cá nhân, các xu hướng thời trang trên mạng xã hội và các phương tiện truyền
thơng, sự giáo dục từ gia đình và nhà trường. Ngồi ra cịn một số ngun nhân khác
khơng đáng kể.
Kết quả khảo sát cho thấy nguyên nhân ảnh hưởng nhất đến sự lựa chọn thời trang
của sinh viên chính là các xu hướng thời trang trên các trang mạng xã hội và sách, báo,
internet (chiếm 50%), sau đó là sở thích cá nhân của mỗi người (chiếm 29%). Dường như

nguyên nhân giáo dục chưa có sự tác động lớn đến sinh viên bởi gia đình và nhà trường
chưa tập trung vào việc giáo dục và định hướng thời trang cho sinh viên. Ngày nay, sinh
viên dành khá nhiều thời gian để sử dụng mạng xã hội. Do đó sinh viên chủ yếu cập nhật
xu hướng thời trang trên mạng, nó tác động rất lớn đến xu hướng lựa chọn thời trang của
sinh viên hiện nay.
1.4. Nhận thức của sinh viên về thời trang
Để đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên về thời trang, chúng tôi lập bảng 1.4
để khảo sát mức độ sinh viên cập nhật xu hướng thời trang và thu được kết quả như sau:
Bảng 1.4. Tần suất cập nhật xu hướng thời trang của sinh viên

Tần suất cập nhật xu Số lượng
hướng thời trang
73
Luôn luôn
42
Thường xun

Phần trăm
48,66
28

Thỉnh thoảng

30

20

Hiếm khi

5


3,33

Hồn tồn khơng

0

0

Tổng

150

100

(Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài)
Kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên cho rằng mình ln ln và thường
xun cập nhật các xu hướng thời trang (76,66 %), cho nên các bạn có vốn kiến thức về
thời trang khá đầy đủ, bắt kịp xu hướng thời đại. Ngày nay, hầu hết sinh viên đều quan
tâm đến thời trang, do đó nhận thức về thời trang được hình thành rõ rệt, có những sinh
22


viên tìm hiểu rất kỹ về xu hướng thời trang trong và ngồi nước và có định hướng thẩm
mỹ tốt. Nhận thức về thời trang của sinh viên đang ngày càng nâng cao do những phương
pháp giáo dục về thời trang của gia đình và nhà trường, tránh được các tình huống ăn mặc
phản cảm.
1.5. Những lý do sinh viên ăn mặc khơng phù hợp đến trường:
Để tìm ra những lý do khiến sinh viên có xu hướng ăn mặc không phù hợp, chúng
tôi đã xây dựng bảng B (phụ lục) và tiến hành khảo sát sinh viên trường đại học Hutech.

Biểu đồ 1.5. Những lý do sinh viên ăn mặc không phù hợp đến trường

(Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài)
Những lý do sinh viên lựa chọn trang phục chưa phù hợp là: chạy đua theo thời
trang, ảnh hưởng bởi xu hướng thời trang của phương Tây, chưa biết lựa chọn xu hướng
thời trang phù hợp và do sinh viên muốn khoe cá tính, khoe cơ thể.
Kết quả nghiên cứu cho thấy lý do chính khiến sinh viên ăn mặc chưa phù hợp là
do sinh viên mải mê chạy đua theo trào lưu (56%) mà khơng có sự chọn lọc. Dẫn đến tình
huống ăn mặc phản cảm, gây mất thẩm mỹ. Ngồi ra cịn một số lý do khác.
2. Các biện pháp giúp sinh viên lựa chọn thời trang và khắc phục các tình
huống ăn mặc khơng phù hợp:
Từ kết quả nghiên cứu thu được trong phần điều tra bằng bảng hỏi (phụ lục), đề tài
đề xuất một số biện pháp:
-

Tìm hiểu kỹ các xu hướng thời trang để có thể lựa chọn cho mình một phong cách
thời trang riêng vừa phù hợp vừa thể hiện được bản thân mà vẫn giữ được các giá trị
văn hóa dân tộc.
Nắm rõ được hoàn cảnh và điều kiện của bản thân để lựa chọn trang phục phù hợp
với từng môi trường khác nhau.
Khi lựa chọn thời trang cần chú ý tới phong cách thời trang sao cho phù hợp với hồn
cảnh, vóc dáng, phù hợp với xu thế hiện tại.
Khơng nên bắt chước người khác trong lựa chọn trang phục, tham khảo ý kiến của các
chuyên gia trong lĩnh vực để hiểu rõ hơn về xu hướng lựa chọn thời trang phù hợp.
Tiểu kết chương 3
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên có mối quan tâm rất lớn đối với xu
hướng thời trang, xu hướng thời trang rất đa dạng và phong phú . Có rất nhiều nguyên
nhân tác động đến xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên, các nguyên nhân có tác
động riêng lẻ hoặc đồng thời dẫn đến những điều tích cực và tiêu cực trong lựa chọn
23



thời trang của sinh viên. Nhận thức của sinh viên về xu hướng thời trang cũng rất cao,
tuy nhiên còn một số bạn chưa ý thức đúng về xu hướng lựa chọn thời trang phù hợp
khi đến trường.
Có nhiều lý do khiến sinh viên ăn mặc không phù hợp khi đến trường, trong đó
chạy theo trào lưu thời trang là lý do chủ yếu, trực tiếp tác động đến sinh viên. Từ kết
quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất 4 biện pháp giúp sinh viên định
hướng thẩm mỹ, lựa chọn xu hướng thời trang phù hợp với mình và khắc phục tình
trạng ăn mặc không phù hợp trong giảng đường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
1.1. Nghiên cứu lý luận:
Từ nghiên cứu lí luận cho thấy, xu hướng thời trang là một vấn đề rất được quan
tâm ở mỗi quốc gia và toàn thế giới, cần được tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra biện
pháp phòng ngừa và hạn chế những hành vi ăn mặc trái với văn hóa dân tộc.
Xu hướng thời trang có tác động to lớn đối với nền kinh tế đất nước, nó thúc đẩy
kinh tế phát triển tuy nhiên cũng gây ra những tình huống tiêu cực ảnh hưởng đến các
giá trị văn hóa dân tộc thể hiện qua hành vi ăn mặc khơng phù hợp, đơi khi cịn để lại
những hậu quả.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên
bao gồm những nguyên nhân từ sinh viên; những nguyên nhân từ gia đình, bạn bè;
những nguyên nhân của sự giáo dục và kỷ luật từ nhà trường; và tác động của mạng
xã hội.
Có thể xây dựng và đưa ra nhiều biện pháp giúp phòng ngừa và giảm thiểu hành vi
tiêu cực trong lựa chọn thời trang bao gồm các biện pháp như: biện pháp pháp lý, biện
pháp giúp đỡ, tâm lý, tư vấn, biện pháp quan lý bằng nhiều kênh khác nhau, biện pháp
giáo dục trong học đường,… Những biện pháp này cần phải được thực hiện một cách
đồng bộ mới có thể đem lại hiệu quả cao trong việc phịng ngừa và giảm thiểu hành vi

sai phạm trong lựa chọn thời trang của sinh viên.
1.2.

Nghiên cứu và khảo sát thực trạng:

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, sự lựa chọn thời trang của sinh viên đại học Hutech
rất đa dạng và phong phú, có sự khác nhau trong phong cách. Có sinh viên lựa chọn
đúng đắn, phù hợp và có sinh viên chưa lựa chọn phù hợp.
Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên đại
học Hutech, các nguyên nhân có sự tác động riêng lẻ hoặc đồng thời dẫn đến các hình
24


thức và mục đích lựa chọn thời trang khác nhau. Các nguyên nhân tác động đến xu hướng
lựa chọn thời trang của sinh viên được chia thành 3 nhóm nguyên nhân: nhóm nguyên
nhân từ sinh viên, nhóm nguyên nhân từ nền giáo dục và nhóm nguyên nhân từ mạng xã
hội. Trong 3 nhóm nguyên nhân đó, nhóm nguyên nhân từ mạng xã hội có mức độ cao
hơn cả.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài đã đề xuất một số biện pháp giúp
sinh viên phòng tránh các sai lầm trong xu hướng lựa chọn thời trang bao gồm các biện
pháp như: nâng cao hiểu biết về thời trang và xu hướng thời trang; học hỏi kinh nghiệm
lựa chọn thời trang của những người có hiểu biết; nhận thức đúng hồn cảnh của bản thân
để có sự lựa chọn thời trang phù hợp.
Kết quả nghiên cứu thực tế về xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên trường đại
học Cơng Nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã chứng minh được các giả thuyết nghiên cứu,
làm rõ được xu hướng lựa chọn thời trang của sinh viên, các nguyên nhân ảnh hưởng đến
xu hướng thời trang, mối quan hệ giữa mức độ ảnh hưởng của các tác động bên ngoài với
nhận thức của sinh viên về xu hướng lựa chọn thời trang và hậu quả của tiếp thu không
chọn lọc các xu hướng thời trang; đề tài đã đề ra được một số biện pháp nhằm giúp sinh
viên có cái nhìn thẩm mĩ tốt hơn về xu hướng thời trang và giảm thiểu các tình huống ăn

mặc phản cảm, thiếu văn hóa.
Như vậy, trang phục thời trang là một nhu cầu không thể thiếu của con người, đặc
biệt là thế hệ trẻ, nó chính là sự tự khẳng định mình về trình độ văn hóa, khả năng thẩm
mỹ, ý thức cộng đồng… Do đó, những xu hướng thời trang nhất là đối với giới trẻ cần
phải có sự giáo dục, định hướng bởi đó là một sự quyết định “hướng đi” của các giá trị
văn hóa dân tộc, chúng ta luôn mong muốn về một phong cách trong trang phục và giữ
được truyền thống mà vẫn thể hiện được nét văn minh hiện đại.
2. Kiến nghị:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, và kết hợp với những kiến nghị của
sinh viên trường đại học Hutech về một số biện pháp giúp nhận thức và phòng
ngừa các định kiến sai lầm về xu hướng thời trang như đưa ra các hình thức kỷ
luật với các hành vi vi phạm về trang phục, can thiệp kịp thời khi có hiện tượng
lệch lạc về lựa chọn thời trang, tổ chức các lớp học giáo dục về xu hướng thời
trang cho sinh viên, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong nhà trường.
Chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị cụ thể như sau:
-

2.1. Đối với nhà trường:
Nhà trường cần phải có những hoạt động thiết thực và hệ thống liên quan đến việc
hình thành thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên, giúp cho sinh viên nhận thức đúng đắn
trong cách ăn mặc và giúp cho các bạn hình thành thị hiếu thẩm mỹ, trang bị cho các
bạn những kiến thức, tư duy và khả năng cảm thụ xu hướng thời trang phù hợp để có
25


×