Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN đề tài tìm hiểu thị trường và giá cả của sản phẩm hạt điều ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.1 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TỐN & QTKD
---------------------------------------

TIỂU LUẬN
Tên đề tài:
Tìm hiểu thị trường và giá cả của sản phẩm hạt điều ở Việt Nam.
Nhóm thực hiện: nhóm 6
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Đinh Thị Ngọc Ánh – 646553 (NT)
Vương Thị Linh – 646915
Nguyễn Mỹ Huyền – 647136
Đoàn Thanh Hường – 646738
Nguyễn Thị Tú Anh – 643031
Lâm Thị Mai – 643031
Nguyễn Thị Bích Ly – 646270
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Anh Trụ

Tieu luan


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay trên thị trường, hạt điều đang là loại hạt dinh dưỡng được nhiều
người tin dùng nhất bởi vì hạt điều giúp chúng ta bổ sung nhiều chất dinh
dưỡng thiết yếu cho cơ thể cũng như làm phong phú thêm các bữa ăn cho
chúng ta từ những bữa ăn chinh cho đến những bữa ăn phụ. Các chất có trong
hạt điều đều cực kì phù hợp với mọi lứa tuổi từ người già đến trẻ nhỏ và phụ
nữ đang mang thai. Chính vì những cơng dụng tốt của hạt điều mà giá cả của
chúng trên thị trường cũng có nhiều sự chênh lệch. Để mua hạt điều có chất
lượng tốt và đúng chuẩn trên thị trường hiện nay vẫn luôn là nỗi quan tâm của
nhiều người.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Chung : sản phẩm hạt điều
- Cụ thể : sản phẩm hạt điều tại Việt Nam
3. Phạm vi nghiêm cứu:
- Tìm hiểu thị trường và giá cả sản phẩm hạt điều ở Việt Nam
- Thị trường Việt Nam và 1 số nước xuất khẩu lân cận.
- Thời gian ( tùy vào mốc thời gian mình sử dụng trong slide khoảng từ
2016 – 2021)
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích thơng tin
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp thu nhập thông tin
- Tham khảo thơng tin trên các tạp chí điện tử, các trang thông tin trực
tiếp
5. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn:
5.1. Khái niệm:
-Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn
nhau, dẫn đến khả năng trao đổi. Theo marketing, thị trường bao gồm tất cả khách
hàng hiện có và tiềm năng có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, có khả

năng và sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó
-Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả
cho hàng hố đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch

Tieu luan


vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hố nói chung là đại lượng thay đổi
xoay quanh giá trị. 
5.2. Tình hình của sản phẩm hạt điều:
-Qua nhiều năm phát triển, ngành điều Việt Nam từ kim ngạch xuất khẩu 37.000
USD trong năm đầu tiên (1998) đã đạt đến 3,5 tỷ USD trong năm 2017, khẳng định
vị thế của mình trên thị trường quốc tế, trở thành nước xuất khẩu điều nhân đứng
đầu thế giới trong nhiều năm liền.
-Trong cơ cấu khách hàng của hạt điều Việt Nam có thể thấy rằng, các khách hàng
lớn chủ yếu là các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Đức, Anh,… Không chỉ là các
khách hàng lớn của Việt Nam, đây cũng là các thị trường tiêu thụ điều lớn nhất thế
giới.
-Trên thực tế, với thị trường điều Việt Nam, những nhà cung cấp điều nhân lớn
vẫn tập trung cho các thị trường xuất khẩu trong khi phía cầu vẫn rất yếu. Trong
nhiều trường hợp, chính những nhà cung cấp – những người hiểu rõ lợi ích sản
phẩm mà mình cung cấp là tác nhân mạnh kích thích việc tạo dựng cầu. Tại Việt
Nam, khi những nhà cung cấp đã có kinh nghiệm cung cấp nhân điều xuất khẩu cho
thị trường thế giới và hiểu rõ giá trị của hạt điều thì ở một thị trường có tầng lớp
người tiêu dùng hướng đến tiêu chuẩn cuộc sống cao hơn đang tăng nhanh như Việt
Nam, vai trị của nhà cung cấp cịn có thể vươn đến việc định hướng và tạo cầu.
-Với tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự lớn lên của tầng lớp trung lưu, sự phát triển
của hệ thống bán lẻ hiện đại và tốc độ tăng công suất chế biến điều nhưng hiện nay,
thị trường tiêu thụ điều nội địa của Việt Nam vẫn rất nhỏ bé so với phần xuất khẩu.
5.3. Nhu cầu sử dụng hạt điều ở Việt Nam:

- Sau khi có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh về vấn đề dinh dưỡng của hạt
điều được công bố rộng rãi đã tác động đến nhu cầu tiêu thụ hạt điều tăng mạnh
trong vài năm gần đây.
-Nhu cầu tiêu thụ gia tăng luôn đi kèm thêm với yêu cầu hạt điều phải được bảo
đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Người tiêu dùng thường dùng hạt điều để chế biến thức ăn nhẹ, kết hợp với sữa
hoặc sử dụng như những loại ngũ cốc khác.

Tieu luan


-Theo một nghiên cứu về nhu cầu sử dụng hạt điều, thì người tiêu dùng thích sản
phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không biến đổi gen; đồng thời muốn biết sản phẩm có
chứa chất gì, được sản xuất như thế nào, bảo quản ra sao…
II.

NỘI DUNG
1. Tổng quan tình hình sản phẩm hạt điều ở Việt Nam
P

Được coi là nghịch lý trước hết khi vị thế trong quan hệ xuất/nhập khẩu hạt điều 4
tháng ngược chiều so với các năm trước.

Theo đó, trong quan hệ xuất/nhập khẩu hạt điều của Việt Nam với nước ngoài, Việt
Nam đã chuyển vị thế từ xuất siêu tương đối lớn trong các năm trước và trong cùng
kỳ năm trước sang nhập siêu lớn trong 4 tháng đầu năm nay. Đây là một trong
những yếu tố góp phần làm cho mức xuất siêu chung của cả nước trong 4 tháng
năm nay bị giảm so với cùng kỳ năm trước (1,63 tỷ USD so với 2,59 tỷ USD, với
tỷ lệ xuất siêu 1,6% so với 3,2%).


Tieu luan


NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA VIỆC ĐẢO CHIỀU
Trước hết là do kim ngạch xuất khẩu hạt điều có xu hướng giảm qua các năm,
trong khi kim ngạch nhập khẩu hạt điều tuy có xu hướng giảm trong các năm
trước nhưng tăng đột ngột lớn trong 4 tháng đầu năm nay (xem biểu đồ 2). Theo
đó, 4 tháng 2021 so với cùng kỳ năm trước giảm 1,7%, thì nhập khẩu tăng tới
313%.

Kim ngạch xuất khẩu hạt điều có xu hướng giảm như trên không phải do lượng
hạt điều xuất khẩu giảm mà còn ngược lại là liên tục tăng (xem biểu đồ 3).

Tieu luan


Năm 2020 so với năm 2016 tăng 48,4%, bình quân một năm
Tăng gần 10,4%; 4 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước
tăng 15,2%- Đó là tốc độ tăng rất cao, một mặt do lượng hạt điều nhập khẩu tăng,
một phần do sự nỗ lực trong việc duy trì và phát triển cây điều.
Được coi là nghịch lý, bởi điều là thế mạnh của Việt Nam. Diện tích cây điều liên
tục được duy trì ở mức trên dưới 300 nghìn ha, nhưng những năm gần đây đã thấp
xa so với đỉnh điểm (379 nghìn ha vào năm 2010). Sản lượng hạt điều năm 2020 đã
đạt 340 nghìn tấn, cao nhất từ 2016, nhưng vẫn còn thấp hơn đỉnh điểm (352 nghìn
tấn vào năm 2015).
Nguyên nhân thứ hai là do giá xuất khẩu hạt điều bị giảm gần như liên tục trong
thời gian qua (xem biểu đồ 4). Theo đó, giá xuất khẩu hạt điều năm 2020 so với
năm 2016 giảm 23,9%, bình quân một năm giảm 6,6%; 4 tháng năm 2021 giảm tới
14,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là những tốc độ giảm khá lớn và kéo dài.


Tieu luan


XUẤT/NHẬP KHẨU HẠT ĐIỀU XÉT THEO THỊ TRƯỜNG
Thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam có khoảng trên 30 nước và vùng lãnh
thổ. Trong 4 tháng đã có 20 thị trường mà Việt Nam xuất khẩu hạt điều đạt trên 1
nghìn tấn, trong đó có 5 thị trường đạt trên 5,5 nghìn tấn (Mỹ 45,7 nghìn, Trung
Quốc gần 22 nghìn, Hà Lan trên 19,9 nghìn, Đức trên 5,5 nghìn, Canada trên 5,5
nghìn). Có 17 thị trường đạt trên 10 triệu USD, trong đó 5 thị trường đạt trên 30
triệu USD (Mỹ 251,4 triệu, Trung Quốc 158,8 triệu, Hà Lan 92,8 triệu, Canada
37,4 triệu, Đức 32,9 triệu). Có 19 thị trường tăng kim ngạch xuất khẩu; số thị
trường giảm ít hơn, nhưng mức độ giảm nhiều hơn, trong đó giảm lớn (trên 10 triệu
USD) lớn nhất là Mỹ, Đức, Hà Lan.

Tieu luan


Thị trường nhập khẩu hạt điều của Việt Nam tập trung vào 6 thị trường (xem
biểu đồ 5).

Trong 6 thị trường, có 5 thị trường tăng, trong đó có thị trường có mức tăng rất cao,
như Campuchia lên tới hàng tỷ USD (đã góp phần làm cho Việt Nam chuyển từ
xuất siêu 957,5 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2020 sang nhập siêu 713,9 triệu
USD trong năm nay); Tanzania tăng trên 100 triệu USD, trở thành một trong 80 thị
trường xuất/nhập khẩu lớn của Việt Nam; Bờ biển Ngà tăng trên 60 triệu USD, góp
phần làm cho Việt Nam nhập siêu từ thị trường này trong 4 tháng đầu năm nay cao
hơn cùng kỳ năm trước (62,8 triệu USD so với 6,8 triệu USD).
Lượng nhập khẩu từ 6 thị trường này chỉ có Indonesia là giảm (17,9 nghìn tấn so
với 25,5 nghìn), cịn 5 thị trường khác tăng lớn, như Campuchia (836,7 nghìn so
với 161,1 nghìn), Tanzania (131,8 nghìn so với 54,9 nghìn), Bờ biển Ngà (76 nghìn


Tieu luan


so với 18,7 nghìn), Gana (23,3 nghìn so với 16 nghìn), Nigieria (9,8 nghìn so với
3,7 nghìn).
Nghịch lý trên có thể xuất hiện khi nguồn cung nguyên liệu (hạt điều) năm trước và
đầu năm nay bị đứt gãy và được dự đốn có thể cịn tiếp tục bị đứt gãy trong năm
nay, hoặc có thể được dự báo khả năng giá cả sẽ còn tăng cao, nên tăng lượng nhập
khẩu để dự phịng, đón đầu; nhưng cần cẩn trọng vì nó ảnh hưởng đến người trồng
điều, ảnh hưởng đến cán cân thương mại, cán cân thanh toán tổng hợp, ổn định tỷ
giá... Đây đều là những nội dung của kinh tế vĩ mơ.
2. Tình hình sản xuất hạt điều ở Việt Nam:
2.1 Thị trường của sản phẩm điều Việt Nam:
Có thể nói Thị Trường Hạt Điều Việt Nam là một trong những niềm tự hào quý giá
của thị trường nông sản nói riêng và đối với người Việt Nam nói chung. Thị trường
hạt điều trong nước ngày càng lớn mạnh và vươn vai lớn ra cả sân chơi quốc tế. Là
một người tâm huyết với hạt điều như tri kỉ, hơn ai hết tôi cảm thấy tự hào và mong
muốn được chia sẻ những thông tin thú vị về thị trường hạt điều đến tất cả khách
hàng thân mến.
Nói đến Thị trường hạt điều Việt Nam thì phải dành nhiều lời cho việc xuất khẩu
điều. Bao năm nay, Hạt Điều Việt Nam đã vươn đến những vị trí cao trên bản đồ
nông sản thế giới. Trong 30 năm qua, từ một quốc gia vô danh về xuất khẩu hạt
điều thô với số lượng ít ỏi, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhân điều hàng
đầu trên thế giới.
Thực hiện sứ mệnh nông sản Việt trên sân chơi quốc tế, cán cân thương mại từ việc
Xuất Khẩu Hạt Điều ngày một đưa ra những dấu hiệu tích cực. Cho đến nay, Việt
Nam đã xuất khẩu nhân điều đến hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm trên
dưới 80% lượng nhân điều xuất khẩu trên thế giới. Có thể nói, Việt Nam đã vinh dự
trở thành công xưởng điều của thế giới với những nỗ lực không ngừng nghỉ của

ngành điều.
Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc là ba thị trường tiêu thụ hạt điều Việt Nam nhiều nhất.
7 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu 266.510 tấn hạt điều thu về gần 1,73 tỉ
USD; giá xuất trung bình đạt 6.488,6 USD/tấn, theo số liệu Tổng cục Hải quan.

Tieu luan


So với cùng kì năm ngối, tăng khoảng 11% về lượng nhưng giảm 3,4% về kim
ngạch và giảm 13% về giá.
Giá xuất khẩu điều 7 tháng cho thấy điều sang Hong Kong đạt cao nhất với 9.005
USD/tấn, gần gấp rưỡi mức trung bình. Đứng thứ hai là Kuwait 8.507 USD/tấn.
Những thị trường như Ai Cập, Iraq, Pháp, Đài Loan, Na Uy, Canada cũng mang
đến giá xuất khẩu điều đạt cao trên 7.000 USD mỗi nơi.

Thống kê cho thấy thị trường tiêu thụ hạt điều của Việt Nam nhiều nhất là Mỹ với
90.678 tấn trị giá trên 592 triệu USD, giá xuất đạt 6.530,5 USD/tấn; chiếm trên
34% tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều cả nước. So cùng kì 2019,
tăng 14% lương, hơn 1% kim ngạch nhưng giảm trên 11% về giá.
Theo sau là Hà Lan đạt 34.608 tấn tương đương 229,6 triệu USD, giá 6.634
USD/tấn; chiếm 13% tổng lượng và kim ngạch. So cùng kì tăng 58% lượng, tăng
35% kim ngạch nhưng giảm 15% giá.
Trung Quốc đứng thứ ba giảm mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá lần lượt 15%,
30% và 18%; đạt 29.306 tấn tương đương 188 triệu USD, giá 6.416,7 USD/tấn;
chiếm 11% tổng lượng và kim ngạch.

Tieu luan


Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu hạt điều nhiều nhất 7 tháng 2020


Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, chỉ giữ lại 7% tổng sản
lượng cho tiêu dùng nội địa và chiếm thị phần hơn 50% thương mại điều toàn cầu.
Thời gian thu hoạch hạt điều tại Việt Nam diễn ra từ tháng 2 – 6 hàng năm. Phần
lớn diện tích trồng điều tại Việt Nam tập trung ở miền Nam, với năng suất trung
bình 1.06 tấn/ha. Khoảng 460 nhà sản xuất nội địa Việt Nam đang đối mặt với tình
trạng thiếu hụt nguồn cung điều thô và chất lượng không ổn định do sản xuất điều
thô nội địa chỉ đáp ứng 1/3 công suất chế biến.
Việt Nam nhập khẩu hơn 1 triệu tấn điều thô trong năm 2016, tăng 21,4% so với
năm 2015, chủ yếu từ châu Phi. Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất 450.000 tấn điều
thô đến năm 2020, từ diện tích 350.000ha. Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan là các thị
trường xuất khẩu hạt điều chính của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2017.
Hạt điều

2016

2015

2014

Diện tích trồng (ha)

293.000

290.400

295.100

Sản lượng (tấn)


303.900

352.000

345.100

Xuất khẩu (tấn)

347.000

328.000

302.500

Tieu luan


2016

2015

Xuất khẩu

Lượng

Giá trị

Lượng

Giá trị


Cả năm

113.856 tấn

1,08 tỷ USD

123.439 tấn

943 triệu USD

Thị trường hạt điều:
- Nhu cầu tiêu thụ hạt điều toàn cầu dự kiến sẽ đạt 13,48 tỷ USD vào năm
2024.
- Quý I/2021, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ước đạt 108 nghìn tấn, trị giá
634 triệu USD, tăng 13,2% về lượng, nhưng giảm 5,8% về trị giá so với cùng
kỳ năm 2020.
- Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga năm
2020 giảm do nước này tăng nhập khẩu từ thị trường Bê-la-rút.
II.2

Thị trường tiềm năng:

Hai thị trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU. Ngày 8/6/2020,
hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính
thức được Quốc hội Việt Nam thơng qua, mang lại cơ hội xuất khẩu hàng hóa nói
chung và với sản phẩm điều nói riêng cho các doanh nghiệp.
Nhu cầu tiêu thụ điều tại thị trường châu Âu đang tăng cao trong thời gian gần đây,
do những bằng chứng khoa học về hàm lượng dinh dưỡng trong hạt điều được công
bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

Sản phẩm hạt điều xuất khẩu không chỉ mang theo hương vị q nhà mà cịn có
mẫu mã chun nghiệp, sự cách tân hiện đại phù hợp với xu hướng thế giới. Là
nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, Việt Nam được đánh giá là có cơ hội gia
tăng thị phần lớn mạnh khi nhu cầu tăng lên nếu bảo đảm được chất lượng sản
phẩm.
Hạt điều Việt Nam ôm tham vọng lớn trở thành thực phẩm có xuất xứ từ một đất
nước Đông Nam Á tuy nhỏ nhưng làm nên những chuyện lớn lao. Năm 2021,
ngành điều đặt mục tiêu xuất khẩu 3,6 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2020. Sự
phát triển ngày một vững mạnh của hạt điều ở quê nhà hay thị trường quốc tế khiến

Tieu luan


cho tôi cảm thấy rất tự hào, giờ đây hạt điều đã có được tiếng nói riêng và thị phần
lớn.
Tương lai của ngành điều Việt Nam sẽ còn nở rộ hơn rất nhiều bởi vì trong bối
cảnh nhu cầu sử dụng hạt điều tăng cao trên thị trường thì nguồn cung phải rất dồi
dào. Tình hình Xuất khẩu hạt điều Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực là một
tín hiệu vàng cho bức tranh lớn của ngành nông sản Việt.
2.2 Giá cả sản phẩm hạt điều Việt Nam
Theo những hộ dân trồng điều, từ đầu tháng 3 giá thu mua hạt điều tươi đầu vụ là
28.000-29.000 đồng/kg. Đến cuối tháng, giá xuống hơn 20.000 đồng/kg. Nhiều hộ
dân có vườn điều ít ra bơng đợt đầu lo lắng sẽ tiếp tục thất thu như vụ mùa năm
ngoái.
Năm nay, nhiều vườn điều bắt đầu ra bông khá muộn. Đợt ra bông thứ hai do ảnh
hưởng của thời tiết nắng nóng gay gắt, mưa nhiều nên hầu hết tỷ lệ đậu trái trên cây
thấp so với mọi năm. Hiện tại, nhiều diện tích điều cũng đang trong giai đoạn ra
bơng đợt ba, nhưng với thời tiết bất thường sẽ ảnh hưởng đến ra bơng, đậu trái.
Gia đình ơng Điểu Ung ở xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng có gần 5ha điều. Hiện tại, dù
đang trong giai đoạn thu hoạch vụ đầu mùa nhưng sản lượng thu về chỉ hơn 200 kg.

Trước ảnh hưởng của thời tiết bất thường khiến cây điều bị khô bông, rụng trái, ông
Ung cho biết: “Điều năm nay ít trái do ảnh hưởng của thời tiết thất thường. Đầu
mùa giá thu mua khoảng 29.000 đồng/kg nay lại xuống giá thấp hơn. Người dân
trồng điều chúng tôi thấp thỏm lo âu bởi thời tiết, giá cả thì khơng ổn định. Cứ đến
vào thời điểm thu hoạch chính và cuối mùa thì giá thu mua hạt điều tươi rất thấp".
Dù một số hộ đang thu hoạch đầu mùa, nhưng rất nhiều vườn chủ yếu nhờ vào đợt
thứ 2 lại thấp thỏm lo âu vì bơng héo, trái rụng, giá cả có xu hướng giảm. Anh
Hùng Lộc, thơn Sơn Trung, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập có hơn 4ha điều
cũng trong tình trạng kém vui.
“Mấy ngày hơm nay thường xun xuất hiện trời mưa. Cứ mỗi lần trời mưa là các
điểm thu mua lại hạ giá xuống”, anh Lộc chia sẻ.
Chủ tịch UBND xã Đức Hạnh (huyên Bù Gia Mập) Nguyễn Tuấn Anh cho biết, vụ
điều năm nay sẽ không đạt năng suất so với năm ngoái. Thời tiết vẫn diễn biến thất
thường nên ảnh hưởng đến ra bông đậu trái. Hầu hết đợt ra bông lần hai đều bị hư

Tieu luan


hại. Đợt ba, nhiều vườn cũng đang chuẩn bị ra bơng, nếu thời tiết cứ mưa thường
xun thì bà con sẽ thất thu. Giá thu mua dù thấp hơn so với năm ngồi đầu mùa,
nhưng cũng khơng chênh lệch lớn.
Ở địa phương này giá thu mua từ đầu tháng đến nay giao động khoảng 27.00029.000 đồng/kg. Còn vào những ngày mưa giá sẽ xuống thấp hơn. Người dân ở đây
chủ yếu nhờ vào mùa điều, nếu như thời tiết và giá cả khơng ổn định thì bà con sẽ
gặp khó khăn.
Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên vụ điều năm nay tiếp tục dự báo cịn nhiều
khó khăn. Nơng dân trồng điều mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ giá để
tăng giá điều thô, giúp nông dân yên tâm gắn bó với cây điều.
Tỉnh Bình Phước hiện có diện tích 137.000 ha, điều thuộc nhóm dẫn đầu về cây
trồng chủ lực và mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân ở tỉnh này. Người dân
hy vọng khi vào chính vụ, giá điều sẽ nhích dần lên và ổn định để nơng dân có chi

phí đầu tư chăm sóc cho vụ tiếp theo./.
GIÁ XUẤT KHẨU BÌNH QN HẠT ĐIỀU THÁNG 3/2021 TĂNG SO VỚI
THÁNG 2/2021:
Theo ước tính, xuất khẩu hạt điều tháng 3/2021 đạt 41 nghìn tấn, trị giá 240 triệu
USD, tăng 86,5% về lượng và tăng 88,2% về trị giá so với tháng 2/2021, so với
tháng 3/2020 giảm 6,8% về lượng và giảm 22,5% về trị giá. Tính chung quý
I/2021, xuất khẩu hạt điều ước đạt 108 nghìn tấn, trị giá 634 triệu USD, tăng 13,2%
về lượng, nhưng giảm 5,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá xuất khẩu bình
quân hạt điều trong tháng 3/2021 ước đạt 5.854 USD/tấn, tăng 0,9% so với tháng
2/2021, nhưng giảm 16,9% so với tháng 3/2020. Tính chung quý I/2021, giá xuất
khẩu bình quân hạt điều ước đạt 5.862 USD/tấn, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm
2020. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt
Nam trong tháng 2/2021 đạt gần 22 nghìn tấn, trị giá 127,54 triệu USD, giảm
16,4% về lượng và giảm 31,7% về trị giá so với tháng 2/2020. Tính chung 2 tháng
đầu năm 2021, xuất khẩu hạt điều đạt 67,2 nghìn tấn, trị giá 394,2 triệu USD, tăng
30,3% về lượng và tăng 8,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất
khẩu hạt điều sang các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan, Ca-na-đa, Đức
tăng.
II.3

Một số thương hiệu hạt điều

Một số thương hiệu hạt điều VN

Tieu luan


-Hạt điều Bình Phước thương hiệu nổi tiếng tồn cầu
Việt Nam là một trong những nước đừng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều. Hạt
điều Việt Nam được đánh giá cao về cả chất lượng, kích cỡ lẫn màu sắc và mùi vị

đặc trưng. Và đứng đầu trong thương hiệu điều Việt Nam không thể không nhắc tới
hạt điều Bình Phước. Vậy điều gì đã làm nên thương hiệu này
-Ngồi thương hiệu hạt điều Bình Phước ra thì cịn :


Hội chế biến XNK điều Long An (LACAS)



Hội điều Đồng Nai (DONACAS)



………

*Cơ Hội
Làm cách nào để tăng cơ hội cho cây điều?
Tiến sĩ Nguyễn Như Hiến, Phó Trưởng phịng phụ trách Phịng cây cơng nghiệp cây ăn quả, Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, một
trong những nhiệm vụ cấp bách và thiết thực nhất để nâng cao cơ hội, năng suất,
chất lượng cây điều ở quy mô lớn trong khoảng thời gian ngắn chính là áp dụng kỹ
thuật thâm canh điều tổng hợp, bao gồm: Tỉa cành, tạo tán, bón phân và bảo vệ
thực vật cho cây điều. Thực tế, các mơ hình thâm canh điều tổng hợp đã áp dụng tại
các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng thời
gian qua giúp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế từ 20 đến 60%, nhận được sự tin
tưởng của nông dân.
Theo đại diện lãnh đạo Vinacas, đã đến lúc các DN ngành điều “bắt tay hợp tác,
đồng lịng đồng sức” chứ khơng thể mạnh ai nấy làm như trước đây. Cụ thể, các
DN cần hình thành các nhóm có cùng nhu cầu nhập khẩu, chế biến dựa trên ngun
tắc hồn tồn tự nguyện. Các nhóm này không nhất thiết phải phân theo vùng, mà
các DN ở nhiều nơi có thể lập nhóm khi thấy phù hợp. Các thành viên trong nhóm

sẽ chia sẻ thơng tin và tiến tới thống nhất về giá mua, giao cho một vài đầu mối
đứng ra đàm phán. Tại tỉnh Long An đã thành lập nhóm theo mơ hình này và sắp
tới chỉ giao cho một, hai đầu mối làm việc cho cả nhóm. Cách làm này vừa bảo
đảm về chất lượng nguyên liệu vừa giúp giá mua hợp lý hơn, cần được nhân rộng.
Văn phịng Vinacas cũng sẽ thơng tin bản đánh giá về khách hàng bán điều thô cho
Việt Nam. Hội đồng tư vấn nhập khẩu hằng năm sẽ công bố danh sách “đen”

Tieu luan


những nhà xuất khẩu điều thô vào Việt Nam không thực hiện đúng hợp đồng để các
DN trong nước cảnh giác. Vinacas khuyến cáo các DN trong nước chỉ làm ăn với
những đối tác có uy tín, loại trừ ngay những đơn vị khơng có nghiệp vụ, khơng có
khả năng tài chính, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao... Vinacas cũng thành lập tổ tư vấn,
có sự tham gia của luật sư, tiếp tục chỉnh sửa mẫu hợp đồng nhập khẩu điều thô để
các DN làm căn cứ xây dựng hợp đồng cho đơn vị mình, tránh thua thiệt cho DN
Việt Nam khi có sự cố xảy ra.
Chủ tịch Vinacas Nguyễn Đức Thanh kiến nghị: Để tận dụng triệt để những cơ hội
từ các hiệp định đem lại, ngành điều trong nước cần phải có những giải pháp đột
phá nhằm gia tăng chất lượng và sản lượng nguyên liệu điều thô trong nước, giúp
DN chế biến hàng xuất khẩu được hưởng lợi đầy đủ các chính sách ưu đãi, nhất là
về thuế suất, thuế nhập khẩu. Nhà nước cũng cần ban hành các cơ chế, chính sách
thuận lợi, có giải pháp hỗ trợ DN ngành điều thực hiện các chương trình khuyến
cơng, cải tiến cơng nghệ, thiết bị chế biến. Đồng thời, quan tâm nơng dân bằng
cách hỗ trợ tín dụng, kỹ thuật; khuyến khích hình thành những cánh đồng sản xuất
điều mẫu lớn có sự hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa DN và nhà
nông, với sự hỗ trợ của ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội...
ông Phạm Văn Công - Chủ tịch VINACAS phân tích, trước hết, sự hội nhập ngày
càng sâu rộng của Việt Nam với thế giới đem lại những cơ hội lớn cho ngành điều
để mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh nhưng sự cạnh tranh sẽ ngày

càng khốc liệt hơn vì Việt Nam là một phần trong “sân chơi” toàn cầu và các quốc
gia, các doanh nghiệp trên thế giới đều nỗ lực để phát triển. Mặt khác, ngành điều
Việt Nam đang đứng trước sự lựa chọn lớn: tiếp tục đầu tư cho công nghệ, đổi mới
thiết bị để giữ vững vị thế xuất khẩu nhân điều hay vừa đầu tư cho nhân điều vừa
tập trung nguồn lực cho phát triển chế biến sâu, thực hiện “Cuộc cách mạng lần thứ
2”, nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị điều toàn cầu.
*Thách thức
Lượng tăng nhưng giá giảm 
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Tính đến
hết tháng 11, XK điều nhân ước đạt 342 nghìn tấn và với kim ngạch 3,1 tỷ USD,
tăng 5,9% về lượng nhưng lại giảm 3,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Hoa
Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường NK điều lớn nhất của Việt
Nam chiếm thị phần lần lượt là 37,5%, 12,3% và 11,6% trong tổng giá trị XK. Về

Tieu luan


mặt giá cả, lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, giá XK bình quân hạt điều ghi nhận
đạt khoảng 9.297 USD/tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.
Với tình trạng XK lượng tăng, giá giảm, có thể nói chế biến, XK hạt điều năm nay
đang đi ngược xu thế với nhiều mặt hàng nông sản XK chủ lực như lúa gạo, rau
quả... Tuy nhiên, điểm nhức nhối, đáng nói trong câu chuyện của ngành điều vẫn là
vấn đề nguồn nguyên liệu. Điểm mặt những con số cụ thể dễ thấy, 11 tháng năm
2018, dù lượng NK điều thô đã giảm hơn 8% cả về lượng cũng như giá trị so với
cùng kỳ năm 2017, song Việt Nam cũng đã NK tất cả 1,14 triệu tấn với giá trị
tương ứng lên tới 2,25 tỷ USD.
XK không mấy suôn sẻ, tại thị trường nội địa, theo Hiệp hội Điều Việt Nam
(Vinacas): Trong tuần này, mua bán nguyên liệu thô trầm lắng hơn. Do giá nhân sụt
giảm, mức giá điều thô hiện nay trở nên kém hấp dẫn và đối mặt sự thờ ơ từ phía
các nhà máy, trừ một số nhà máy thiếu nguyên liệu và có nhu cầu, do đã ký được

hợp đồng xuất nhân lúc giá nhân lên cao vào tháng 11. "Năm 2018 sắp kết thúc và
tết Nguyên Đán cũng cận kề, chỉ còn khoảng 1,5 tháng nữa là gần như 100% nhà
máy sẽ vào dịp nghỉ Tết. Với thực tế nhiều lò chẻ đã nghỉ sản xuất, nhu cầu ngun
liệu khơng cịn cao thì khó có khả năng có sự biến động đột phá đi lên của giá điều
thô trong nước trong thời điểm hiện nay cho đến sau tết Âm lịch, cũng như trong
thời gian tiếp theo trong vụ thu hoạch 2019 tại Việt Nam, Campuchia, Tây Phi", đại
diện Vinacas cho hay. 
Nhìn nhận chung về ngành điều, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng phải thừa nhận,
một trong những bất cập nổi cộm là hiện Việt Nam phải NK tới 70% nguyên liệu
cho ngành điều. Đây là cây trồng duy nhất mà Việt Nam phải nhập nguyên liệu.
Bên cạnh đó, năng suất cây điều Việt Nam mặc dù so với thế giới gấp đôi, nhưng
so với cây trồng khác và so với yêu cầu người nông dân thì cịn phải nâng lên nữa.
Nếu khơng làm được, cây điều sẽ khơng cịn chỗ đứng ở Bình Phước và ở các tỉnh
Đông Nam Bộ cũng như một số tỉnh ở Tây Ngun.
Giá điều khó đi lên 
Khơng mấy khả quan trong năm 2018, dự báo 2019 cũng không phải là một năm
suôn sẻ của ngành chế biến, XK hạt điều. Khó khăn bắt nguồn trước tiên từ chính
nguồn cung ngun liệu. Theo Vinacas: Đã có thơng tin, Chính phủ Tanzania tiếp
tục cấm XK điều thơ niên vụ 2018/2019. Chính phủ đang đàm phán liên doanh với
8 công ty trong nước và ngoài nước tham gia chế biến điều nhân tại Tanzania. Theo

Tieu luan


số liệu từ Chính phủ Tanzania, cả nước hiện có 23 nhà máy chế biến điều, nhưng
chỉ có 8 là còn hoạt động.
Về vấn đề này, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thông tin thêm: Các
quốc gia sản xuất điều thô ở châu Phi hiện cũng đang chuẩn bị lập kế hoạch chế
biến sâu, nâng cao giá trị hạt điều. Tanzania và châu Phi hiện đều là những nguồn
cung điều thô lớn trên thị trường quốc tế. Chính sách thay đổi của các thị trường

này chắc chắn sẽ tác động nhất định tới ngành chế biến, XK hạt điều Việt Nam. Do
vậy, một số chuyên gia khuyến cáo, các DN cần liên kết chặt chẽ với nông dân để
chủ động nguồn nguyên liệu thô chất lượng phục vụ chế biến và XK.
Theo ông Phạm Văn Công-Chủ tịch Vinacas: Nhìn chung, bên cạnh cơ hội, năm
2019 vẫn là một thử thách rất lớn cho các nhà máy chế biến và kinh doanh điều.
Thời gian tới, giá điều thơ có xu hướng đi xuống sâu khi vào vụ. Về điều nhân, giá
sẽ tiếp tục trầm lắng cho đến tháng 3-4/2019 khi các nhà rang chiên bắt đầu hợp
đồng mua hàng cho năm 2019. Năm 2018 đã chứng minh, các nhà rang chiên và
tiêu thụ Âu Mỹ đã áp dụng chiến thuật không mua xa như các năm trước. "Điều
này đặt ra tình thế khó khăn cho nhà chế biến, XK Việt Nam, đòi hỏi nhà sản xuất
phải thật năng động tích cực tìm thị trường tiêu thụ nhân. Đồng thời, các nhà chế
biến, XK hạt điều cần có một giải pháp đồng bộ, từ nâng cao năng lực cạnh tranh,
đáp ứng chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giao hàng đúng hạn, hoàn thiện
chứng từ XK nhanh và chính xác, chấn chỉnh dịch vụ hậu mãi,…", ơng Cơng nói. 
Về lâu dài, liên quan tới vấn đề nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến, XK hạt
điều, theo Bộ NN&PTNT, có 10 tỉnh trồng điều trọng điểm, chiếm 94% diện tích
trồng điều cả nước phải tập trung rà sốt lại quy hoạch và thực hiện tái cơ cấu
ngành điều phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Đối với những vườn điều già
cỗi tại các vùng có lợi thế sản xuất thì thực hiện trồng tái canh hoặc ghép cải tạo.
Ngoài ra, Bộ NN&PTTN đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp Campuchia thực hiện
xây dựng vùng nguyên liệu điều và cam kết Việt Nam sẽ NK toàn bộ sản lượng
điều thu hoạch được nhằm nâng cao sản lượng điều nguyên liệu có chất lượng cao
phục vụ ngành chế biến điều trong nước.
III.

KẾT LUẬN
Ngành hạt điều của Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh với ngành điều Belarus tại
thị trường Nga. Do đó, để gia tăng giá trị và giữ vững thị phần hạt điều tại Nga,
ngành hạt điều Việt Nam cần nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của người dân Nga,
đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội


Tieu luan


Điều Việt Nam, nhân định: Lợi thế lớn nhất của ngành Điều Việt Nam chính là
cơng nghệ chế biến tiên tiến nhất thế giới do người Việt sản xuất. Tuy nhiên, điều
này là chưa đủ. Để khắc phục những khó khăn, thách thức trên, ngành điều cần có
chiến lược bài bản làm tăng giá trị hạt điều, chuyển từ sơ chế nhân điều và xuất
khẩu bán thành phẩm sang thành phẩm chế biến tinh, đi trực tiếp vào siêu thị.

~ The end~

Tieu luan



×