Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM HẠT GIỐNG ỚT LAI TẠI CTY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM HẠT GIỐNG ỚT
LAI TẠI CTY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM

TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG CHI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU CHIẾN
LƯỢC SẢN PHẨM HẠT GIỐNG ỚT TẠI CTY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN
NAM”, do Trương Thị Phương Chi, sinh viên khóa 32, ngành KINH DOANH NÔNG
NGHIỆP, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TRẦN HOÀI NAM
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

năm

Ngày tháng
ii 
 

năm


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG CHI.Tháng 7 năm 2010.” Phân Tích Chiến Lược Hạt
Giống Ớt Tại Cty CP Giống Cây Trồng Miền Nam”
TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG CHI.July 2010. “Resarch The Production Stragety Of
Peper Hybird Seed In Southern Seed Company”.
Khóa luận phân tích chiến lược sản phẩm hạt giống ớt của Cty CP Giống Cây
Trồng Miền Nam” với mục tiêu chủ yếu là tìm hiểu về chiến lược sản phẩm hạt giống
ớt mà công ty đang vận dụng, đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược
sản phẩm của công ty bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Thông qua việc thu
thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, sử dụng các phương pháp so sánh, thống kê mô tả để
phân tích, đánh giá chiến lược sản phẩm hạt giống ớt của công ty. Ngoài ra đề tài còn
tìm hiểu về tình hình sản xuất của ngành giống ớt ở nước ta, đồng thời tìm hiểu sản
phẩm ớt của các đối thủ cạnh tranh.

Từ đó, tôi đưa ra những giải pháp nhằm giúp công ty hoàn thiện hơn chiến lược
sản phẩm hạt giống ớt của mình.

iii 
 


LỜI CẢM TẠ
Con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, người đã sinh thành và nuôi dưỡng
con đến ngày hôm nay. Ba mẹ đã luôn bên cạnh con trong những lúc con vấp ngã,
động viên, giúp con có thêm nghị lực học tập và thực hiện ước mơ của mình.
Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM đã
trang bị cho em vốn kiến thức quí báu làm hành trang vững bước vào đời. Đặc biệt, em
xin tỏ lòng biết ơn đến quí thầy cô Khoa Kinh Tế, thầy cô đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho em học tập và nghiên cứu trong suốt 4 năm đại học.
Chân thành cảm ơn thầy Trần Hoài Nam đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo em rất
nhiều, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Trong suốt 4 năm ngồi trên ghế nhà trường, Đoàn Khoa Kinh Tế là nơi trau dồi
và rèn luyện tôi, giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Xin cảm ơn Đoàn Khoa Kinh Tế
nói riêng và Đoàn Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh nói chung đã giúp tôi
có được kiến thức quý báu, kỹ năng của một cán bộ Đoàn và cả kinh nghiệm về cuộc
sống.
Vô cùng biết ơn Công ty Cổ phần giống cây trồng miền Nam, đặc biệt là các
anh chị phòng kinh doanh đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực tập tại Công ty.
Cuối cùng xin cảm ơn những anh chị khóa trước đã giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi rất
nhiều kinh nghiệm trong học tập. Đồng cảm ơn những người bạn đã gắn bó, đồng hành
cùng tôi trong suốt 4 năm học, các bạn đã luôn bên cạnh tôi, giúp đỡ, động viên tôi
những lúc tôi gặp khó khăn. Cảm ơn các bạn rất nhiều.
Kính bút

Trương Thị Phương Chi
 

iv 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN

Doanh Nghiệp

Cty

Công ty

SSC

Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

CBCNV

Cán Bộ Công Nhân Viên

VN


Việt Nam

DHMT

Duyên Hải Miền Trung

BSH

Bắc Sông Hậu

NSH

Nam Sông Hậu

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐNB

Đông Nam Bộ

ISO

Hệ Thống Quản Lí Chất Lượng Quốc Tế

CSVC

Cơ Sở Vật Chất


TTTH

Tính Toán Tổng Hợp

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TN

Tây Nguyên

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

SP

Sản Phẩm

CLSP

Chiến lược sản phẩm


 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Tình Hình Lao Động Của Cty qua 2 Năm 2008-2009

20

Bảng 2.2 Tình Hình TTB và CSVC Của Cty qua 2 Năm 2008-2009

22

Bảng 2.3 Tình Hình Nguồn Vốn Của Cty qua 2 Năm 2008-2009

23

Bảng 2.4 Kết Quả Hoạt Động SXKD qua Các Năm Từ 2002-2009

24

Bảng 4.1 Sản Lượng Sản Xuất Hạt Giống Ớt Lai Của Cty 2 Năm 2008-2009

41

Bảng 4.2 Doanh Thu Tiêu Thụ Hạt Giống ỚT Của Cty qua 2 Năm 2008-2009

42

Bảng 4.3 Xếp Hạng.Lựa Chọn KH Khi Quyết Định Chọn Mua Hạt Giống Cty

46

Bảng 4.4 Sản Lượng Hạt Giống Ớt Tiêu Thụ qua Từng Khu Vực 2008-2009


48

Bảng 4.5 Đánh Giá của Khách Hàng về Chủng Loại của Sản Phẩm của Cty

50

Bảng 4.6 Đánh Giá của KH Về Bao Bì của Cty

51

Bảng 4.7 Đánh Giá Chất Lượng Hạt Giống Ớt của Cty

52

Bảng 4.8 Đánh Giá Chất Lượng Dịch Vụ của Cty

53

Bảng 4.8 Đánh Giá của Đại Lí và Nông Hộ về Giá của SP

54

Bảng 4.9 Diện Tích Trồng Ớt qua Các Năm

55

Bảng 4.10 Giá Ớt của Cty So Với Đối Thủ Cạnh Tranh

56


Bảng 4.11 Số Đại Lí của Cty qua 2 Năm 2008-2009

58

Bảng 4.12 Mật Độ Đại Lí của Các Thị Trường Tiêu Thụ Năm 2008-2009

58

Bảng 4.13 Chi Phí Đầu Tư Cho Hoạt Động Chiêu Thị Cổ Động Cty 2008-2009

60

Bảng 4.15 Hiêu Quả Hoạt Động Chiêu Thị Cổ Động

61

Bảng 4.16 Giống Ớt Mà Người Nông Dân Có Xu Hướng Trồng Nhiều

63

Bảng 4.17 Số Đại Lí Đề Xuất Trong Thời Gian Tới

64

DANH MỤC CÁC HÌNH
vi 
 


Trang

Hình 2.1 Biểu Đồ Thể Hiện DT và LN Sau Thuế Cty 2003-2009

17

Hình 4.1 Biểu Đồ Thể Hiện Diện Tích Trồng Ngành Rau Màu VN Các Năm

34

Hình 4.2 Biểu Đồ Sản Lượng Hạt Giống Ớt VN qua Các Năm

35

Hình 4.3 Biểu Đồ Sản Lượng Hạt Giống Ớt Cty qua 2 Năm 2008-2009

37

Hình 4.4 Biểu Đồ Doanh Thu Sản Phẩm hạt Giống Ớt Của Cty 2008-2009

38

Hình 4.5 Logo Cty

40

Hình 4.6 Mẫu Bao Bì Hạt Giống Của Cty

41

Hình 4.5 Biểu Đồ Sản Lượng Hạt Giống Của Cty 2008-2009


45

Hình 4.6 Biểu Đồ Đánh Giá Của KH Về Bao Bì Hạt Giống Ớt Của Cty

47

Hình 4.6 Biểu Đồ Cơ Cấu Thị Phần Hạt Giống Ớt Của Việt Nam Năm 2009

59

HÌNH 4.7 Giống Ớt Nông Dân Có Xu Hướng Trồng Nhiều

60

 

DANH MỤC PHỤ LỤC
vii 
 


Phụ Lục 1: Logo Của Công Ty
Phụ Lục 2: Một Số Sản Phẩm Ớt Của Công Ty
Phụ Lục 3: Kết Quả Sản Xuất Ớt Lai Ở VN 1990-2009
Phụ Lục 4: Phiếu Thăm Dò Ý Kiến Khách Hàng
Phụ Lục 5: Mạng Lưới Cung Ứng Của SSC
 
 
 


MỤC LỤC
viii 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. vi
DANH MỤC PHỤ LỤC ...............................................................................................vii
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................ 2 
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận ...................................................................................... 3 
1.3.1 Phạm vi không gian ......................................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi thời gian ............................................................................................. 3
1.4. Cấu trúc của khóa luận .......................................................................................................... 3 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 5
2.1 Giới thiệu về công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam ...................................... 5 
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................... 5
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty ................................................................ 6
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty:............................................................................. 6
2.2 Tình hình hoạt động SXKD qua 2 năm 2008-2009: ................................................... 12 
2.2.1 Tình hình lao động: ........................................................................................ 12
2.2.2. Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất ..................................................... 13
2.2.3. Kết quả hoạt động SXKD ............................................................................. 14
2.3. Thành tựu đạt được .............................................................................................................. 16 
ix 

 


2.4. Thuận lợi và khó khăn của Công Ty khi tham gia thị trường ................................... 17 
2.4.1 Thuận lợi ........................................................................................................ 17
2.4.2. Khó khăn ....................................................................................................... 18
CHƯƠNG 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 19
3.1 Cơ sở lí luận ............................................................................................................................ 19 
3.1.1 Tổng quan về Marketing................................................................................ 19
3.1.2 Khái niệm sản phẩm: ..................................................................................... 21
3.1.3 Chiến lược sản phẩm: .................................................................................... 23
3.1.4 Chiến lược giá ................................................................................................ 25
3.1.5 Chiến lược phân phối. .................................................................................... 26
3.1.6 Chiến lược chiêu thị cổ động. ........................................................................ 26
3.1.7 Tổng quan về thị trường ................................................................................ 27
3.2 Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................................... 28 
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 28
3.2.2 Phương pháp xử lí số liệu .............................................................................. 28
3.2.2 Phương pháp so sánh ..................................................................................... 28
3.2.3 Phương pháp phân tích đánh giá.................................................................... 29
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu từ phần mềm Excel. ............................................ 29
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 30
4.1 Thực trạng ngành sản xuất Rau Màu ở Việt Nam ....................................................... 30 
4.1.1 Tổng quan ngành sản xuất rau màu tại Việt Nam ......................................... 30
4.1.2 Thực trạng ngành sản xuất giống ớt lai tại Việt Nam................................... 31
4.2 Tình hình SXKD hạt giống ớt lai tại công ty 2008-2009 ............................................ 32 
4.2.1 Tình hình sản xuất sản phẩm của Cty ............................................................ 32
4.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty ....................................................... 34

 



4.3 Chiến lược sản phẩm của Cty ............................................................................................. 35 
4.3.1 Sản phẩm của xí nghiệp ................................................................................. 35
4.3.2 Các chiến lược sản phẩm hạt giống ớt của cty .............................................. 39
4.3.3 Đánh giá chiến lược sản phẩm hạt giống ớt của cty ...................................... 41
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm hạt giống ớt của cty ..................... 45 
4.4.1 Yếu tố bên ngoài ............................................................................................ 45
4.4.2 Yếu tố bên trong ............................................................................................ 47
4.5 Các giải pháp hoàn thiện CLSP hạt giống ớt của Cty .................................................. 54 
4.5.1 Phát triển thị trường ....................................................................................... 55
4.5.2 Phát triển sản phẩm ........................................................................................ 55
4.5.3 Xây dựng chính sách giá linh hoạt ................................................................ 56
4.5.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến ........................................................................ 56
4.5.5 Chăm sóc Website ......................................................................................... 57
4.5.6 Cải tạo, đầu tư trang thiết bị máy móc........................................................... 57
CHƯƠNG 5 ................................................................................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 58
5.1 Kết luận ..................................................................................................................................... 58 
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................................. 59 
5.1.1 Đối với công ty .............................................................................................. 59
5.2.2 Đối với Nhà nước .......................................................................................... 60

xi 
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1 Đặt vấn đề
Ớt là một trong những loại rau ăn quả quan trọng đứng thứ 2 trong nhóm rau
thuộc họ cà, sau cây cà chua.Đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ớt đã
trở thành gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn
đồng thời bổ sung thêm vitamin A cho cơ thể mỗi người.
Trên thế giới, nhu cầu sử dụng ớt ngày càng gia tăng, sản lượng khoảng 9,683
triệu tấn, trong đó Châu Á chiếm 4,263 triệu tấn chưa kể sản lượng ớt khô cả quả.
Theo thống kê của vùng thì diện tích ước tính khoảng 1,6 triệu ha riêng vùng Châu Á.
Các nước Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc và Triều Tiên là những nước có diện tích
trồng ớt lớn nhất. Ở Triều Tiên, ớt là cây dẫn đầu về cả diện tích cũng như giá trị, nó
được sử dụng cả ở dạng quả xanh cũng như bột khô.
Ở nước ta, cây ớt được trồng từ rất lâu với diện tích trồng ớt trên cả nước là
khoảng 1655 nghìn hecta thì với những năm gần đây khi mà nhu cầu về sản phẩm này
ngày càng tăng thì diện tích trồng ớt của cả nước là 1976 nghìn hecta, sản lượng chiếm
1,236 triệu tấn mỗi năm. Ớt không chỉ có giá trị cao ở thị trường trong nước và còn cả
trên thị trường xuất khẩu, là một trong những mặt hàng xuất khẩu đứng vị trí số một
trong các loại gia vị. Trong những năm trước đây, hàng năm nước ta xuất khẩu sang
Liên Xô khoảng 4500 tấn ớt bột.
Tuy nhiên, những năm gần đây thị trường đã bắt đầu mở rộng sang nhiều nước
khác nhau như Ấn Độ, Cam-Pu-Chia, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc…., nhưng sản
lượng ớt vẫn không đủ cung cấp cho thị trường này. Chính nhu cầu cấp thiết này, đã
đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất hạt giống phải có chất lượng tốt, năng suất cao,
thời gian thu hoạch ngắn ngày và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt mới có thể đử sản


lượng cạnh tranh được không chỉ thị trường trong nước mà còn cả thị trường xuất
khẩu.
Ngày 24/12/2006 Việt Nam là thành viên thứ 63 của Hiệp Hội Quốc Tế và bảo
hộ giống cây trồng mới( UPOV), các vấn đề về cạnh tranh nông sản, bảo hộ giống cây
trồng sẽ tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành giống cây trồng.

Công ty CP Giống Cây Trồng Miền Nam cũng nằm trong dòng chảy đó, là một
doanh nghiệp chuyên sản xuất giống cây trồng và vật tư trong nông nghiệp , từ nhiều
năm qua, đã từng bước tạo nên thương hiệu cho mình.Do đó, trong thời kì hội nhập
kinh tế như ngày nay, cạnh tranh là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp, muốn tồn
tại và đứng vững trên thị trường phải có những chiến lược đặc trưng riêng của mình,
trong đó chiến lược sản phẩm là hết sức quan trọng để có thể đưa đến cho người nông
dân sự cung ứng tốt nhất và sự tin dùng tuyệt đối và có thể đạt được một kết quả kinh
doanh như ý muốn trong nền kinh tế đầy hội nhập đầy tiềm năng cũng như là thách
thức.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên được sự phân công của Khoa Kinh Tế
trường đại học Nông Lâm tp HCM, đồng thời được sự chấp nhận của ban lãnh đạo của
công ty CP Giống Cây Trồng Miền Nam cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần
Hoài Nam, tôi quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu Chiến Lược Sản Phẩm Hạt
Giống Ớt Tại Công Ty CP Giống Cây Trồng Miền Nam”
Trong quá trình làm đề tài, luận văn không tránh khỏi những sai sót kính mong
sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các chiến lược sản phẩm hạt giống ớt tại công ty.Qua đó dề ra các giải
pháp nhằm giúp công ty hoàn thiện chiến lược sản phẩm của mình, đáp ứng tối đa nhu
cầu thị trường đồng thời giữ vững vị thế của mình trên thị trường.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
9 Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của Cty trong những năm gần đây
9 Phân tích và đánh giá chiến lược sản phẩm hạt giống ớt mà công ty đang ứng
dụng.


 



9 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm hạt giống ớt tại công
ty
9 Đề ra các giải pháp nhằm giúp công ty hoàn thiện hơn chiến lược sản phảm hạt
giống ớt tại công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1 Phạm vi không gian
Thực tập tại Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam – 282 Lê Văn Sỹ Quận Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh
1.3.2 Phạm vi thời gian
Từ ngày 05/04/2010đến ngày 05/06/2010
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm có 05 chương, bao gồm:
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của khóa
luận.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung: trình bày những khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề
nghiên cứu như: khái niệm về phân phối, khái niệm về dự báo, chiến lược phân phối
sản phẩm
Phương pháp nghiên cứu: Trình bày các phương pháp nghiên cứu sử dụng
trong quá trình thực hiện khóa luận.
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN
Giới thiệu về Cty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam bao gồm: vị trí địa lý,
quá trình hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ sản xuất, cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý, tình hình lao động, trang thiết bị và cơ sở vật chất, hoạt động sản xuất
kinh doanh, thuận lợi và khó khăn của Công ty,…
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trình bày các kết quả nghiên cứu đạt được bao gồm: thực trạng ngành sản xuất
giống ớt ở Việt Nam, tình hình sản xuất và tiêu thụ, nội dung chiến lược sản phẩm ớt,
đánh giá chiến lược sản phẩm hạt giống ớt, các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sản
phẩm hạt giống ớt, giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm hạt giống ớt.


 


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị


 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
 

2.1 Giới thiệu về công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
-Công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam là doanh nghiệp chuyên
SXKD nhập khẩu hạt giống cây trồng và vật tư nông nghiệp chuyên ngành, thử
nghiệm các hạt giống cây trồng trên phạm vi cả nước.
-Năm 1976 Cty được thành lập với tên gọi “Cty Giống Cây Trồng Phía
Nam”.Năm 1989 cty tách khỏi Giống Cây Trồng Trung Ương để thành lập công ty “
Cty Giống Cây Trồng Trung Ương II”.Ngày 08/01/1993 “ Cty Giống Cây Trồng Miền
Nam được thành lập theo quyết định thành lập DN nhà nước số 43/BNN do Bộ
Trưởng Bộ Nông Nghiệp phát Triển Nông Thôn Nguyễn Công Tạn ký.Cty được Bộ
Nông Nghiệp Và Phát triển Nông Thôn xác nhận và cho phép áp dụng điêù lệ “Quản
Lí Doanh Nghiệp Nhà Nước “ ngày 04/11/1992 như sau:
9 Tên DN: “ Cty Giống Cây Trồng Miền Nam”
9 Tên giao dịch quốc tế: “Southern Seed Company”

9 Tên viết tắt: “SSC”
9 Tháng 06/2002 công ty được cấp giấy phép cổ phần hóa và đổi tên thành “ Cty
CP Giống Cây Trồng Miền Nam”
9 Tên giao dịch quốc tế: “Southern Seed Joint Stock Company”
9 Tên viết tắt: “SSC”
9 Trụ sở chính của công ty đặt tại 282 Lê Văn Sỹ -Quận Tân Bình-tp HCM
9 Chi nhánh của công ty đặt tại 14 ngõ 489 Nguyễn Văn Cừ-Quận Long Biên-Hà
Nội
- Với định hướng chiến lược gắn liền công tác nghiên cứu –sản xuất với kinh
doanh nên sản phẩm của công ty luôn đạt được chất lượng và được người tiêu dùng tín

 


nhiệm.Cty luôn là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các giống cây
như: lúa, ngô, rau, ớt….có chất lượng cao.Hiện nay cty là thành viên chính thức của
Hiệp Hội Giống Cây Trồng Châu Á Thái Bình Dương (APSA). Trong 3 năm 1996,
1997, 2003 sản phẩm về giống của công ty đã đạt giải thưởng Bông Lúa Vàng tại hội
chợ nông nghiệp quốc tế Cần Thơ. Ngày 09/11/2001 chủ tịch nước kí quyết định trao
tặng “ Huân Chương Lao Động Hạng Nhất” cho cty
- Công ty thường xuyên hợp tác quốc tế với các tổ chức như: Viện Lúa Quốc Tế
(IRRI), Viện Nghiên Cứu Rau Quả Châu Á( AVRDC), Trung tâm nghiên cứu Bắp-Mỳ
quốc tế(CIMMYT)….
- Ngày 26/04/2003 cty được tổ chức BVIQ cấp chứng nhận ISO 9001:2000
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a) Chức năng
- Công ty đã xác định mô hình tổ chức hoạt động phải hội tụ đủ 3 chức năng
chính là Nghiên cứu-Sản xuất-Kinh doanh thì hoạt động của công ty mới đạt được
hiệu quả cao. Sự phát triển của công ty mới bền vững và mới có thể cạnh tranh được
trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế . Cụ thể là:

9 Nghiên cứu, SXKD, xuất nhập khẩu giống cây trồng các loại.
9 SXKD xuất nhập khẩu nông sản , vật tư nông nghiệp.
9 Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị chế biến
giống và nông sản.
9 Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
b) Nhiệm vụ
9 Tổ chức, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và cung cấp những sản phẩm mới, năng
suất cao.
9 Bồi dưỡng, đào tạo CBCNV.
9 Tổ chức hệ thống phân phối lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Thực hiện các chức năng đối ngoại, đối
nội.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
a) Tình hình của tổ chức:


 




 

Phòng QLCL 
Phòng sản xuất
CBBQ
Xưởng cơ khí

Trạm GCT Cai
Lậy


Trạm GCT Củ

Phòng Nhân sựHC

Phòng TC-Kế

Phòng KH-Đầu

Trạm GCT Tây
Nguyên

CN Hà Nội

Phòng kinh 

Phó tổng giám
đốc nghiên cứu

Trại GCT Cờ Đỏ

NM Chế biến
GCT Hà Nội 

Các Công ty

Trại GCT Lâm

TT Nghiên cứu
GCT Miền Nam 


Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Tổng giám
đốc
Phó tổng giám
đốc sản xuất

Nguồn: Phòng Kinh Doanh


b) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
™ Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn
đề quan trọng của công ty theo Luật Doanh Nghiệp và điều lệ của công ty. Đại hội
đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn
trong việc phát triển của công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lí và điều
hành sản xuất của công ty.
™ Hội đồng quản trị
¾ Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lí cty toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của cty.Trừ những vấn đề
thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định. Hội đồng quản trị định hướng các chính sách
tồn tại và phát triển thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động
cho từng thời điểm phù hợp với tình hình snar xuất kinh doanh của cty.
™ Ban kiểm soát:
¾ Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát
mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của cty.

™ Ban giám đốc:
¾ Tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại
diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, quyết định
các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, trực tiếp phụ trách các lĩnh
vực sau:
+ Tổ chức nhân sự hành chính
+ Nghiên cứu phát triển.
+ Chỉ đạo hoạt động kinh doanh, bao gồm cả chi nhánh HN
+ Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Giúp việc cho TGĐ có 2 phó TGĐ và các Trưởng/Phó phòng, các Giám
Đốc Trạm, Trại, Chi nhánh.
¾ Phó Tổng Giám Đốc sản xuất: phụ trách các lĩnh vực:
+ Công tác sản xuất tại cty và các trạm, trại.
+ Chế biến Bảo Quản.
+ Kiểm tra, kiểm nghiệm hạt giống.

 


+ Đại diện lãnh đạo triển khai khi áp dụng hệ thống quản lí theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000 cuả công ty.
¾ Phó tổng giám đốc tài chính: phụ trách các lĩnh vực:
+ Công tác kế toán bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị .
+ Công tác quản trị tài chính, tham vấn cho tổng giám đốc về các chính sách
sử dụng vốn và chỉ tiêu của công ty.
+ Sản xuất kinh doanh cơ khí.
+ Ứng dụng tin học trong quản lí.
™ Các phòng ban:
¾ Phòng Nhân sự-Hành chính:
+ Quản trị nguồn nhân lực; công tác định mức lao động; tiền lương và các

chế độ; các chính sách cho người lao động
+ Quản trị hành chính văn phòng; công tác phòng cháy chữa cháy;bảo vệ;
+ Xây dựng cơ bản.
¾ Phòng tài chính kế toán
+ Lập kế hoạch tài chính
+ Quản lí các khoản phải thu, chi.
+ Các chính sách tín dụng trả chậm.
+ Các khoản đầu tư.
+ Giao dịch ngân hàng.
+ Phân tích, đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn.
+ Quản lí hệ thống luân chuyển chứng từ, lưu trữ các báo cáo tài chính.
+Theo dõi cơ cấu vốn của cty.
¾ Phòng kinh doanh:
+ Tổ chức nghiên cứu và khảo sát thị trường hạt giống và vật tư nông
nghiệp.
+ Tổ chức và quản lí hệ thống phân phối sản phẩm.
+ Công tác tiếp thị, quảng cáo, trình diến, hội thảo.
+ Xây dựng kế hoạch và thực hiện cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, háo
chất, nhãn hàng hóa, bao bì.
+ Xúc tiến bán hàng.

 


¾ Phòng sản xuất:
+ Quản lí, sử dụng, khai thác phương tiện vật tư máy móc được giao.
+ Xây dựng quy trình sản xuất, quy trình kỹ thuật, quy trình khoán.
+ Thống kê và xây dựng các định mức kinh tế- kỹ thuật trồng trọt.
+ Chuyển giao kỹ thuật sản xuất hạt giống và tổ chức sản xuất.
¾ Phòng nghiên cứu phát triển:

+ Xây dựng kế hoạch nghiên cứu sản phẩm( ngán hạn và dài hạn).
+ Hoach định chiến lược, phân tích về dự báo hiệu quả hoạt động nghiên
cứu.
+ Tổ chức mạng lưới nghiên cứu, thí nghiệm cho các đơn vị trạm, trại.
+ Công tác thu thập và bảo vệ nguồn gen, nguồn vật liệu phục vụ cho hoạt
động nghiên cứu của cty.
+ Hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước về công tác nghiên cứu sản
xuất hạt giống.
ứng dụng công nghệ sinh học và công tác nghiên cứu của công ty.
¾ Phòng chế biến bảo quản:
+ Công tác sấy, chế biến, đóng gói và bảo quản hạt giống.
+ Xuất nhập hàng hóa, tổng hợp số liệu xuất nhập và báo cáo.
+ Công tác vật tư sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị, công cụ…
+ Quản lí, nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật về sấy, chế biến bảo quản hạt giống
để nâng cao chất lượng hạt giống và giảm chi phí sản xuất.
+ Hướng dẫn các trạm, trại, chi nhánh về công tác sấy, chế biến và bảo quản
hạt giống.
¾ Phòng thử nghiệm nông nghiệp.
+ Công tác kiểm định, kiểm nghiệm.
+ Kiểm tra chất lượng hạt giống, xác nhận chất lượng đã được kiểm nghiệm.
+ Kiểm tra hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
+ Tổng hợp, đánh giá, phân tích công tác kiểm nghiêm.
+ Tham gia, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức công tác
kiểm địh, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm giống cây trồng.

10 
 


+ Xưởng cơ khí, thiết kế, lắp đặt, chế tạo máy móc, các thiết bị cơ khí nông

nghiệp ngành giống cây trồng phục vụ cho nhu cầu nội bộ và kinh doanh.
+ Tổ chức và quản lí, nghiên cứu và khảo sát thiết bị cơ khí nông nghiệp
+ Hướng dẫn các quy trình, quy phạm trong việc chế tạo, lắp đặt sản phẩm,
đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện.
+ Hướng dẫn đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề, các biện pháp phòng
tránh và an toàn trong lao động.
¾ Các trạm trại:
+ Công tác sản xuất hàng năm. Tổ chức sản xuất các loại giống cây trồng
trên cơ sở các giống đã được thí nghiệm chọn lọc, lai tạo.
+ Thống kê về dự báo thời tiết, khí hậu thích hợp với yêu cầu sản xuất hạt
giống tại địa bàn.
+ Theo dõi và cập nhật các phát sinh về kế hoạch sản xuất/ nghiên cứu, khắc
phục những khó khăn bất cập và bổ sung kê hoạch kịp thời.
+ Đảm bảo về sự chu toàn, tính đúng đắn, hiệu quả đối với công việc, tài sản
và các nguồn lực được giao.Hoạch toán sổ sách và thực hiện kế toán quản trị
tại đơn vị.
+ Phối hợp với các phòng chức năng tham mưu cho ban tổng giám đốc các
định mức về vật tư, lao động, sử dụng vốn hợp lí và hiệu quả.
+ Tiếp nhận và thực hiện đúng các quy tình công nghệ, quy phạm lỹ thuật
sản xuất khi được các phòng chức năng hướng dẫn và thực hiện hỗ trợ công
việc.
¾ Chi nhánh HN.
+ Tổ chức kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại hạt giống cây trông, khai
thác và phát triển thị trường, tổ chức quảng cáo, tiếp thị, thực hiện chính
sách bán hàng hạt giống và vật tư nông nghiệp, các thiết bị, sản phẩm cơ
khí.
+ Tổ chức hội thảo, trình diễn các loại hạt giống mới có năng suất cao, chất
lượng tốt. Thực hiện việc hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống
cho nông dân.


11 
 


+ Khai thác sử dụng nguồn vốn được giao, kinh doanh có hiệu quả theo
dúng định hướng phát triển của cty.
+ Phối hợp với các phòng chức năng, trạm, trại để thực hiện kế hoạch
SXKD.
2.2 Tình hình hoạt động SXKD qua 2 năm 2008-2009
2.2.1 Tình hình lao động:
Lao động là yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kì
doanh nghiệp hay tổ chức nào. Việc tổ chức, quản lí nguồn nhân sự hợp lí, hiệu quả sẽ
là nhân tố kích thích hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả.Tình hình biến động về lao
động của cty được trình bày ở bảng 2.1 sau đây:
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2008 - 2009
Năm 2008
Chỉ tiêu

Năm 2009

Chênh lệch

Số
lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ


(người)

(%)

(người)

(%)

Lao động nam

246

76,41

259

Lao động nữ

92

23,59

Lao động trực tiếp

236

Lao động gián tiếp

±∆


%

72,55

13

5,28

98

27,45

6

6,52

74,09

247

69,19

11

4,66

102

25,91


110

30,81

8

7,84

Trên đại học

10

2,99

11

3,08

1

10

Đại học

158

51,83

169


47,34

11

6,96

CĐ, Trung và Sơ Cấp

101

35,55

58

16,25

-43

-42,57

CN nghề và LĐPT

69

9,63

121

33,33


52

75,36

TỔNG SỐ

338

100

357

100

19

5,62

1. Phân theo giới tính

2. Tính chất lao động

3. Trình độ lao động

Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự
Ta có thể thấy số lượng lao động trong năm 2009 là 357 người, tăng 19 người
so với năm 2008, tức tăng 5,62% so với năm 2008. Xét về giới tính thì lao động nữ
tăng 6 người (6,52%), lao động nam tăng 13 người (5,28%), xét về tính chất thì lao
12 

 


động gián tiếp tăng 8 người (7,84%). Sự gia tăng về lao động này là do nhu cầu sản
xuất và kinh doanh của Cty đòi hỏi phải tuyển thêm nhân sự để đáp ứng cho việc mở
rộng sản xuất và kinh doanh của Cty.
Phần lớn nhân viên của Cty đều có trình độ kỹ sư trở lên, số cán bộ trên đại học
năm 2008 là 10 người, năm 2009 là 11 người, tăng thêm 1 người (10,00%) so với năm
2008. Nhân viên có trình độ đại học năm 2009 cũng tăng 11 người so với năm 2008.
Đáng chú ý là số lượng công nhân nghề và lao động phổ thông của Cty năm 2009 tăng
rất cao so với năm 2008, tăng 52 người, tức tăng 75,36% so với năm 2008. Con số này
cũng dễ hiểu, do nhu cầu mở rộng thị trường và đẩy mạnh sản xuất nên Cty đã tuyển
thêm lao động phổ thông để phục vụ cho việc sản xuất hạt giống và gia công, sang
chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, số nhân viên có trình độ cao đẳng,
trung, sơ cấp lại giảm 43 người, tức giảm 42,57% so với năm 2008. Nguyên nhân của
việc giảm nhân sự này không phải là do Cty cắt giảm nhân sự, mà là các nhân viên có
trình độ Cao đẳng, trung, sơ cấp đã theo học các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ, và một số đã đạt trình độ đại học, còn một số nghỉ việc do đến tuổi hưu trí.
Nhìn chung, tình hình sử dụng lao động của Cty năm 2009 tăng hơn so với năm
2008. Điều này khá hợp lý trong giai đoạn hiện nay, vì việc kinh doanh và sản xuất
của Cty trong những năm gần đây không ngừng gia tăng và vẫn đang có chiều hướng
gia tăng thêm nữa. Hầu hết nhân viên của Cty đều được tạo điều kiện thuận lợi để học
tập, nghiên cứu nâng cao tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, để đáp ứng nhu cầu phát
triển của Cty. Cty SSC luôn bảo đảm thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đối với
người lao động theo quy định của pháp luật, duy trì các hoạt động đoàn thể. Ngoài ra,
Cty còn thực hiện tốt các chính sách liên quan đến người lao động như: Bảo hiểm tai
nạn con người, bảo hiểm xã hội, khám sức khỏe định kỳ, duy trì trợ cấp nghỉ việc cho
các cán bộ hưu trí, nâng lương, bù giá vào lương, xét thưởng thi đua 6 tháng 1 lần,
tham quan du lịch, CBNV được tham gia các chương trình đào tạo trong và ngoài
nước, …

2.2.2. Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất

13 
 


Bảng 2.2: Tình Hình Sử Dụng Cơ Sở Vật Chất Và Trang Thiết Bị Của Cty trong
2 Năm 2008 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
TÀI SẢN

Chênh lệch

Năm

Năm 2008

2009

±∆

%

Nhà cửa vật kiến trúc

22,57

22,57

5,3


30,69

Máy móc thiết bị

6,71

6,71

0,13

1,98

5,55

5,55

1,23

28,47

Dụng cụ quản lý

0,92

0,92

0,17

22,67


TỔNG TÀI SẢN

35,75

35,75

6,83

23,62

Phương tiện vận tải,
Thiết bị truyền dẫn

Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán
Qua bảng 2.2, CSVC và TTB của Cty trong năm 2009 đều tăng so với năm
2008, cụ thể: nhà cửa vật kiến trúc tăng từ 17,27 tỷ đồng lên đến 22,57 tỷ đồng, tăng
30,69%; máy móc thiết bị tăng 1,98%, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn tăng
28,47%; và dụng cụ quản lý tăng 22,67%. Như vậy, CSVC và TTB của Cty năm 2008
tăng 6,83 tỷ đồng (tức 23,62%) so với năm 2007. Do quá trình chuyển giao công nghệ,
nhu cầu đổi mới trang thiết bị, nâng cấp máy móc để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và
kinh doanh các mặt hàng của Cty. Vì thế CSVC và TTB của Cty năm 2008 tăng là hợp
lý.
2.2.3. Kết quả hoạt động SXKD
Bảng 2.3: Kết Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Từ Năm 2002 - 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm

2003


2004

2005

2006

2007

2008

2009

Doanh thu thuần

94,47

102,65 131,12

132,29 155,86 202,1 258,13

Lợi nhuận sau thuế

19,04

20,65

21,24

21,04


22,02

30,32 50,63

Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán

14 
 


×