Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo dục đại học trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.56 KB, 7 trang )

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRƯỚC YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
ThS. Bùi Vũ Bảo Khun*

1

Tóm tắt: Bài viết phân tích một số yêu cầu về nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), trên
cơ sở quan điểm về phát triển giáo dục đại học hiện nay, tác giả nêu một số nội dung cần lưu ý để xây dựng nền giáo dục đại học ở
Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0.
Từ khóa: Giáo dục thực chất, giáo đục đại học, đào tạo nhân lực, CMCN 4.0.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Xây dựng nền giáo dục thực chất ở Việt Nam là một vấn đề mang tính thời sự, cấp
thiết, quyết định trực tiếp đến việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bỗi dưỡng nhân
tài, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh tồn
cầu hóa, cách mạng cơng nghiệp 4.0 hiện nay. Vấn đề càng trở nên cấp bách, nhất là
đối với giáo dục đại học, khi chất lượng đào tạo ở Việt Nam chúng ta vẫn còn nhiều
bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, do đó giáo dục đại học
vẫn chưa thật sự trở thành một trụ cột của sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Bối
cảnh đất nước và thời đại đang đặt ra và đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học phải không
ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục, bám sát thực tiễn cuộc sống, thực hành
triết lý giáo dục thực chất.
1. YÊU CẦU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

Cách mạng cơng nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã manh nha hình thành trên thế
giới từ đầu thế kỷ XXI và đến nay đã trở thành một xu thế phát triển của thế kỷ.
Có thể thấy, đặc trưng chính của Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư đó là cuộc
cách mạng cơng nghiệp dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ hiện đại như: công
nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện tốn đám mây, internet kết nối vạn
vật…[4], sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh,


sử dụng công nghệ in 3D, sử dụng công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

*


350

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

trúc vật liệu mới trong sản xuất, sử dụng trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho
phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương
tác nhanh hơn và chính xác hơn.
Khi nền sản xuất của xã hội thay đổi thì các yêu tố phụ thuộc, liên quan trực tiếp
cũng thay đổi theo. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến sự thay đổi của
con người và xã hội trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo. Có hai vấn
đề chính mà cuộc cách mạng này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải đáp ứng, đó là:
1) Giáo dục và đào tạo phải hình thành các kiến thức, kỹ năng mới cho nguồn nhân
lực; 2) Giáo dục và đào tạo phải cung ứng nguồn nhân lực cho những ngành nghề mới
xuất hiện trong xã hội.
Một là, về các phẩm chất nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0. Sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi giáo dục đại học phải
trang bị cho người học nhiều phẩm chất và năng lực mới khác so với trước đây. Những
nghiên cứu gần đây cho thấy được khác biệt rõ nét về yêu cầu của thị trường lao động
trong năm 2015 và năm 2020 dưới sự tác động của mạng công nghiệp 4.0.
Những kỹ năng cần thiết năm 2015
Giải quyết vấn đề phức tạp
Hợp tác
Quản lý con người
Tư duy phản biện

Đàm phán
Kiểm soát chất lượng
Định hướng dịch vụ
Phán đốn và ra quyết định
Lắng nghe tích cực
Sáng tạo

Những kỹ năng cần thiết năm 2020
Giải quyết vấn đề phức tạp
Tư duy phản biện
Sáng tạo
Quản lý con người
Hợp tác
Thông minh cảm xúc
Phán đoán và ra quyết định
Định hướng dịch vụ
Đàm phán
Nhận thức linh hoạt

Bảng thống kê so sánh các kỹ năng cần thiết của nguồn nhân lực năm 2015 và 2020.
(Dịch từ nguồn: Future of Jobs Report, World Economic Forum [1])

Có thể thấy, từ năm 2020, kỹ năng sáng tạo và tư duy phản biện đã vượt lên trở
thành những kỹ năng cần thiết đối với nhân sự trong q trình làm việc. Bên cạnh đó,
trí tuệ cảm xúc và nhận thức linh hoạt cũng là những tiêu chí đánh giá mới mà yêu cầu
thời đại đặt ra. Cách mạng công nghiệp 4.0 cần đến các phẩm chất, kỹ năng có thể sử
dụng linh hoạt trong những mơi trường khác nhau. Trong một môi trường làm việc
hiện đại, năng động với tồn bộ những ứng dụng cơng nghệ mới mẻ, đòi hỏi cá nhân
phải phát huy tối đa sự sáng tạo, có kỹ năng giải quyết những vấn đề phức tạp và tận
dụng tư duy phản biện trong mọi tình huống.



Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN

351

Hai là, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho các ngành nghề mới của xã hội.
CMCN 4.0 đã làm khai sinh nhiều ngành nghề mới và sự thay đổi ngành nghề của
nhiều đối tượng trong xã hội, theo đó, có thể phân chia các ngành nghề trong tương
lai thành hai nhóm:
- Nhóm ngành liên quan trực tiếp đến ứng dụng thành tựu CMCN 4.0: có thể kể
đến một số nghề như: nhà phân tích pháp y dữ liệu điện tử và quản lý khí thải carbon,
kỹ sư phần cứng thông minh, nhân viên vận hành và bảo trì hệ thống thị giác công
nghiệp, kỹ sư mạch tích hợp [2].
- Nhóm ngành khơng mới về bản chất nghề nghiệp nhưng mới về phương thức
thực hiện: có thể hình dung là tất cả các ngành nghề có thể chuyển hướng sang hình
thức trực tuyến như: đào tạo, giáo dục, y tế, tư vấn viên, kinh doanh v.v... [2].
Các ngành nghề mới này địi hỏi nhân lực khơng những phải có trình độ chun
mơn mà cịn phải hiểu biết sâu về kỹ thuật, công nghệ cùng với khả năng tương tác,
hoạt động trong mơi trường số chun nghiệp. Có thể thấy rằng, sự phát sinh nhiều
ngành nghề mới gắn liền với sự ra đời của CMCN 4.0 đặt ra yêu cầu mới về chất
lượng nguồn nhân lực, cụ thể là các phẩm chất cần thiết để thích ứng với mơi trường
làm việc, theo đuổi nghề nghiệp. Trước thực trạng này, giáo dục đại học cần thiết phải
chuyển đổi để có thể đào tạo được nguồn nhân lực cho xã hội, đáp ứng các yêu cầu
của thị trường lao động do ảnh hưởng của CMCN 4.0 mang lại.
2. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN CHÚ Ý ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CMCN 4.0

Vấn đề xây dựng một nền giáo dục thực chất, về bản chất là làm cho giáo dục
khơng cịn những hiện tượng tiêu cực, trở nên trung thực, thực chất trong thi cử, học

tập, giảng dạy; giữ đúng lời hứa đã cam kết với xã hội, làm tròn sứ mệnh giáo dục mà
xã hội đã giao phó trong việc “trồng người”, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài cho xã hội. Giáo dục thực chất, theo nghĩa này là vấn đề hệ trọng mà
bất kỳ quốc gia nào cũng phải quan tâm bởi giáo dục thực chất liên quan trực tiếp đến
phát triển con người, đến nhân lực, nhân tài đất nước – yếu tố, nguồn lực quan trọng
nhất thúc đẩy xã hội phát triển.
Các trường đại học từ xưa đến nay luôn được biết đến là môi trường lý tưởng để
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Để thực hiện được sứ mệnh
của mình, nhất là trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0 hiện nay, các trường đại
học cần xây dựng được những chiến lược hợp lý để thực hiện giáo dục thực chất,
nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời đại mới.
Một số vấn đề thiết nghĩ cần quan tâm đó là: xây dựng triết lý giáo dục phù hợp, chú


352

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

trọng đến chất lượng đào tạo, đến các chỉ số toàn diện cho người học, nghiên cứu dạy
và học trên nền tảng số và xây dựng chương trình đào tạo bám sát yêu cầu thị trường
lao động trong thời đại CMCN 4.0.
2.1. Xây dựng triết lý giáo dục phù hợp

Triết lý giáo dục được hiểu là tư tưởng chủ đạo, được phản ánh một cách khái
quát dưới dạng mệnh đề, có tác dụng định hướng hành động cho con người [5]. Mỗi
trường đại học ngoài chức năng, nhiệm vụ chung là đào tạo nguồn nhân lực cho xã
hội cịn có những chức năng, nhiệm vụ riêng tương ứng với lĩnh vực, ngành nghề
đào tạo đặc trưng. Trong trường hợp này, triết lý giáo dục có thể được hiểu là tơn chỉ
đào tạo của nhà trường, cũng là cam kết về phẩm chất của người học sau khi hồn
thành chương trình đào tạo bậc đại học. Điều cần lưu ý ở đây đó là, không phải tất

cả những mục tiêu, yêu cầu về đào tạo con người nói chung đều được coi là triết lý
giáo dục, triết lý giáo dục đúng nghĩa phải mang tính thực tiễn, giải quyết được các
yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Thời đại hiện nay đang có
những diễn biến nhanh chóng, nhất là cuộc CMCN 4.0 sẽ tác động trực tiếp đến nội
dung và hình thức giáo dục đại học thì triết lý giáo dục cũng phải có định hướng giải
quyết những yêu cầu của thời đại mới. Thêm nữa, triết lý giáo dục cũng cần mang
đặc trưng của cơ sở đào tạo, một cơ sở đào tạo về lĩnh vực khoa học tự nhiên sẽ có
sự khác biệt với triết lý giáo dục của một cơ sở đào tạo về lĩnh vực khoa học xã hội,
cần tránh việc xây dựng triết lý giáo dục chung chung, phù hợp với mọi không gian,
thời gian và mọi lĩnh vực.
Việc xây dựng triết lý giáo dục đúng đắn, phù hợp sẽ giúp định vị được giá trị
cốt lõi trong giáo dục, triết lý giáo dục không phù hợp kéo theo sự khủng hoảng
về mục tiêu đào tạo, thiếu sự thống nhất, chặt chẽ trong việc xây dựng chương
trình đào tạo.

Hình 1: Các yêu cầu của triết lý giáo dục phù hợp


Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN

353

2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo luôn là yếu tố quyết định của giáo dục thực chất

Việc đào tạo theo hướng lấy người học làm trung tâm, định hướng xây dựng đại
học nghiên cứu là những biểu hiện của việc nâng cao chất lượng đào tạo đã và đang
được các trường đại học thực hiện, trực tiếp hướng đến hai đối tượng là người dạy và
người học, tuy nhiên, nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học suy cho cùng vẫn là một
thách thức và rất cần sự hợp tác của nhiều bên liên quan.
Đánh giá chất lượng đào tạo cần dựa trên các tiêu chí chính như: tính khoa học,

thực tiễn của chương trình đào tạo, chất lượng của đội ngũ giảng dạy và chất lượng
sinh viên sau khi tốt nghiệp. Do đó, các chương trình kiểm định, công cụ đánh giá
năng lực của người dạy lẫn người học cần được nghiên cứu và triển khai một cách
khoa học, chuẩn xác, đo lường được chất lượng đào tạo thật. Giảng viên không thể
truyền đạt kiến thức, đào tạo phẩm chất và đánh giá đúng năng lực, thái độ của người
học nếu chính bản thân giảng viên không đạt được những tiêu chuẩn về kiến thức,
năng lực và thái độ đó. Sự đồng bộ trong việc đánh giá là cần thiết, đảm bảo việc thực
hiện tốt chương trình giảng dạy của từng chun ngành nói riêng và của trường đại
học nói chung trên cơ sở mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra đã được xác định.

Hình 2: Các nhiệm vụ cần thực hiện để nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học
2.3. Hướng đến chỉ số tổng hợp của người học

Trường đại học không chỉ là nơi sinh viên học tập kiến thức chuyên ngành mà
còn là nơi rèn luyện, phát triển các kỹ năng cần thiết, thay đổi tư duy, học cách thích
nghi, hịa nhập, giải quyết xung đột, hoạch định kế hoạch cá nhân v.v... những kỹ năng
này tỏ ra cần thiết trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào và ảnh hưởng đến q trình
học tập trọn đời của người học. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu nâng cao chất
lượng giáo dục, chú trọng đào tạo người học phát triển toàn diện là cần thiết, nhất là
trong giai đoạn hiện nay.


354

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Hình 3: Các chỉ số quan trọng của người học cần được nâng cao

Giáo đục đại học cần chú trọng hỗ trợ người học phát huy nội lực, rèn luyện tư
duy phản biện, trang bị kỹ năng sống, phát triển toàn diện các chỉ số quan trọng như:

chỉ số cảm xúc (EQ), chỉ số thơng minh (IQ) và chỉ số vượt khó (AQ). Đây là những
chỉ số cơ bản đánh giá phẩm chất của con người, quyết định sự thành công của cá nhân
trong cuộc sống. Trong thời đại CMCN 4.0, trí tuệ nhân tạo AI đã mang đến những
thành tựu vĩ đại, vượt xa trí tưởng tượng của con người nhưng lại đặt con người trước
những thử thách mới. Đã có ý kiến cho rằng, thời đại ngày nay, chúng ta khơng sợ
máy móc tư duy như con người, mà chỉ sợ con người tư duy như một cái máy. Do đó,
việc giáo dục con người phát triển đầy đủ các chỉ số trên là cần thiết, giúp cá nhân phát
triển tồn diện, tạo ra nền tảng để thích nghi với sự thay đổi của thời đại.
2.4. Nghiên cứu phương pháp dạy và học dựa trên nền tảng số, kích thích sự sáng tạo cho người học

Thời đại số đã làm xuất hiện nhiều khái niệm mới trong giáo dục, có thể kể đến
là “giáo dục thông minh”, “giảng dạy 4.0”, “giáo dục thời đại 4.0”, tất cả đều chỉ việc
ứng dụng công nghệ thông tin, thành tựu khoa học vào trong quá trình giảng dạy và
học tập, bởi hình thức dạy và học theo kiểu truyền thống bộc lộ khá nhiều hạn chế như:
chưa khai thác được sự chủ động, tích cực, năng lực sáng tạo của người học, hạn chế
khả năng thực hành, xa rời thực tiễn.
Để khắc phục được hạn chế này, một số trường đại học đã nghiên cứu và triển khai
áp dụng hệ thống E-leaning, LMS, M-learning v.v... đây là những hình thức học tập trực
tuyến, học tập di động tối đa hóa sự thuận tiện cho người học về mặt không gian và thời
gian, từ đó tạo động lực cho người học, tuy nhiên cho đến hiện nay, việc này vẫn chưa
được thực hiện một cách phổ biến, đồng bộ, việc áp dụng các thành tựu công nghệ,
những nguồn tài nguyên mở trong giáo dục vẫn chưa được khai thác triệt để.
Nếu giáo dục đại học trong thời đại CMCN lần thứ ba là việc người học tự tìm
kiếm tri thức, chú trọng kiến thức thực tiễn, thì giáo dục trong thời đại CMCN 4.0 lại
yêu cầu ở người học sự sáng tạo và yêu cầu ở người dạy phải có những phương pháp
phát huy tối đa sự sáng tạo cho người học. Môi trường số với sự tương tác đa chiều
hiện nay là không gian lý tưởng để người học tự sáng tạo trong “hệ sinh thái giáo dục”,
ở đó việc dạy và học khơng chỉ được diễn ra giữa thầy và trị, mà còn được diễn ra



Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN

355

giữa thầy và thầy, trị và trị, khơng chỉ dừng lại ở một lĩnh vực mà có tính liên ngành,
đa lĩnh vực. Chính vì vậy, việc các trường đại học nghiên cứu và tận dụng không gian
mạng Internet trở thành một hình thức dạy và học cũng là một trong những giải pháp
hữu hiệu giúp nâng cao sự tự chủ, tạo động lực cho người học, tạo tiền đề cho việc
đánh giá đúng năng lực của người học.
2.5. Chất lượng đào tạo phải đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong thời đại CMCN 4.0

Để thực hiện được sứ mệnh cao cả đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã
hội, nhất là trong thời đại mới với quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ và các ứng
dụng của CMCN 4.0 được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, các trường đại học cần
có những nghiên cứu về yêu cầu của thị trường lao động, cụ thể là nghiên cứu các nhóm
ngành nghề có xu hướng phát triển và dự báo những nhóm ngành sẽ xuất hiện trong
tương lai; nghiên cứu những phẩm chất cần thiết của người lao động để có thể làm việc
trong môi trường hiện đại, mục tiêu cuối cùng là để điều chỉnh, bổ sung chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo cho phù hợp, từ đó kế có hoạch cho việc giảng dạy chuyên môn,
đào tạo kỹ năng, bổ sung những phẩm chất còn thiếu cho sinh viên hiện nay.
KẾT LUẬN

Đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại CMCN 4.0 là nhiệm vụ trọng tâm của các
trường đại học, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mỗi cá nhân cần được đào tạo để trở
thành “công dân tồn cầu” mới có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Để thực
hiện được nhiệm vụ quan trọng này, các trường đại học cần nghiên cứu vấn đề “học thật,
thi thật, nhân tài thật” một cách nghiêm túc để có những biện pháp phù hợp, xây dựng nền
tảng vững chắc, hướng đến sự phát triển bền vững trong giáo dục đại học, như vậy mới có
thể đào tạo ra những thế hệ con người mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alex Gray (2016), The 10 skills you need to thrive in the Fourth Industrial Revolution,
World Economic Forum, Truy xuất từ />2. Ictvietnam.vn (2021), Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều ngành nghề, Truy xuất từ
/>3. Nel Noddings (2021), Triết học giáo dục, NXB Khoa học xã hội.
4. Nguyễn Phan Anh (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu đối với hệ thống giáo
dục Việt Nam, truy xuất từ />5. Trần Văn Thụy (2021), Góp phần bàn về triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay, truy xuất từ
/>


×