Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa động cơ ô tô du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.91 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KỸ THUẬT GIAO THƠNG

CHUN ĐỀ TỐT NGHIỆP
LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ
Ô TÔ DU DỊCH TẠI GARAGE TIẾN PHÁT – NINH HÒA

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Thuần
Sinh viên thực hiện:

Võ Minh Quốc

Mã số sinh viên:

59132010

Khánh Hòa - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KỸ THUẬT GIAO THƠNG

CHUN ĐỀ TỐT NGHIỆP

LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ
Ô TÔ DU DỊCH TẠI GARAGE TIẾN PHÁT – NINH HÒA


Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Thuần
Sinh viên thực hiện:

Võ Minh Quốc

Mã số sinh viên:

59132010

Khánh Hòa - 2022

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa: Kỹ thuật Giao thông
PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
(Dùng cho CBHD và nộp cùng báo cáo CĐ của sinh viên)
Tên đề tài: Lập quy trình bảo dưỡng và sửa chữa động cơ ô tô du lịch tại garage ô tơ
Tiến Phát – Ninh Hịa
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Thuần
Sinh viên được hướng dẫn:
Khóa: 2019-2022
Lần KT

Võ Minh Quốc MSSV: 59132010
Ngành: Kỹ thuật ô tô

Nội dung


1

Ngày
19/5/2022

Nhận xét của GVHD

2

20/5/2022

Duyệt nội dung chương 2

3

29/5/2022

Duyệt chuyên đề

Duyệt nội dung chương 1

Kiểm tra giữa tiến độ của Trưởng BM
Ngày KT:
…………………..

Đánh giá công việc hồn thành: ………..%
Được tiếp tục: □

Ký tên


Khơng tiếp tục: □ .………………...

5
6
7
8
Nhận xét chung (sau khi sinh viên hoàn thành CĐ):
……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…
Điểm hình thức:……/10

Điểm nội dung:......./10

Điểm tổng kết:

………/10
Đồng ý cho sinh viên:

Được bảo vệ: 

Khơng được bảo vệ: 

Khánh Hịa, ngày......., tháng......, năm.......
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Văn Thuần
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2



Khoa: Kỹ thuật Giao thông
PHIẾU CHẤM ĐIỂM CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
(Dành cho cán bộ chấm phản biện)
1. Họ tên người chấm:………………………………….
2. Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện CĐ (sĩ số trong nhóm: 1)
Võ Minh Quốc

MSSV: 59132010

Lớp: 61C.CNOT-1

Ngành: Kỹ thuật ô tô
3. Tên đề tài: Lập quy trình bảo dưỡng và sửa chữa động cơ ô tô du lịch tại garage
Tiến Phát – Ninh Hịa
4. Nhận xét
-

Hình thức:...............................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
-

Nội dung:................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
Điểm hình thức:....../10

Điểm nội dung:....../10

Đồng ý cho sinh viên:

Được bảo vệ: 

Điểm tổng kết:....../10
Khơng được bảo vệ: 

Khánh Hịa, ngày.......,tháng.......,năm...........
Cán bộ chấm phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)

3


LỜI CAM ĐOAN
Xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Lập quy trình bảo dưỡng và sửa
chữa động cơ ô tô” là công trình nghiên cứu của cá nhân và chưa từng được
cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày……tháng……năm 2022
Sinh viên thực hiện
Võ Minh Quốc

4



MỤC LỤ
PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP.............ii
PHIẾU CHẤM ĐIỂM CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP...................................................iii
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................iv
MỤC LỤC..................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 2
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ GARAGE Ô TÔ TIẾN PHÁT.......................................3
1.1. KHU VỰC GARAGE TIẾN PHÁT......................................................................3
1.1.1. Vị trí, địa hình.....................................................................................................3
1.1.2. Tiền năng khu vực...............................................................................................3
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN.......................................................................................3
1.3. TRANG THIẾT BỊ CỦA GARAGE TIẾN PHÁT................................................4
1.4. QUY TRÌNH TIẾP NHẬN XE CỦA GARAGE TIẾN PHÁT..............................6
Chương 2. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ.........................7
2.1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ Ô TÔ..................7
2.1.1. Cấu tạo................................................................................................................. 7
2.1.2. Nguyên lý hoạt động..........................................................................................10
2.2. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ........................................................10
2.2.1. Các hư hỏng các chi tiết động cơ.......................................................................10
2.1.1.1. Các dạng hư hỏng do hao mòn........................................................................11
2.1.1.2. Các dạng hư hỏng do tác động cơ giới............................................................11
2.1.1.3. Các dạng hư hỏng do tác động hóa - nhiệt......................................................13
2.2.2. Các phương pháp xác định tình trạng hư hỏng của các chi tiết động cơ.............14
2.3. QUY TRÌNH CHẨN ĐỐN HƯ HỎNG CỦA ĐỘNG CƠ.................................14
2.3.1. Chẩn đốn dựa vào cơng xuất............................................................................15
2.3.2. Chẩn đốn dựa vào khí thải................................................................................16
2.3.3. Chẩn đốn dựa vào trạng thái nhiệt động cơ......................................................18

2.3.4. Chẩn đoán dựa vào áp xuất nén của xilanh........................................................18
2.3.5. Chẩn đốn dựa vào dầu bơi trơn.........................................................................19
2.3.6. Chẩn đốn dựa dựa vào tiếng gõ động cơ..........................................................20
2.4. QUY TRÌNH THÁO RÃ ĐỘNG CƠ....................................................................21
5


2.5. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁC CHI TIẾT TRÔNG ĐỘNG

........................................................................................................................ 22
2.5.1. Hệ thống phát lực - cố định................................................................................22
2.5.1.1. Nắp quy lát......................................................................................................22
2.5.1.2. Thân máy........................................................................................................24
2.5.1.3.Trục khuỷu.......................................................................................................25
2.5.1.4. Thanh truyền...................................................................................................27
2.5.1.5. Pittông.............................................................................................................27
2.5.1.6. Xéc măng........................................................................................................28
2.5.2. Hệ thống phân phối khí......................................................................................29
2.5.2.1. Trục cam.........................................................................................................29
2.5.2.2. Xupáp.............................................................................................................. 30
2.5.2.3. Dẫn động trục cam..........................................................................................31
2.5.2.4. Cò mổ.............................................................................................................. 32
2.5.2.5. Con đội............................................................................................................ 32
2.5.3. Hệ thống bôi trơn...............................................................................................32
2.5.3.1. Bơm dầu..........................................................................................................32
2.5.3.2. Lọc dầu...........................................................................................................34
2.5.4. Hệ thống làm mát...............................................................................................34
2.5.5. Hệ thống nhiên liệu............................................................................................35
2.5.6. Hệ thống đánh lửa..............................................................................................36
2.5.6.1. Bugi................................................................................................................. 38

2.5.6.2. Dây cao áp.......................................................................................................38
2.5.6.3. Bôbin............................................................................................................... 39
2.5.6.4. Bộ chia điện....................................................................................................39
2.5.7. Các bộ phận cần phải thay thế khi sửa chữa động cơ.........................................39
Chương 3. KẾT LUẬN................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................42

DANH MỤC HÌNH ẢN

6


Hình 1.1. Hình ảnh tổng quan về garage........................................................................3
Hình 1.2. Các dụng cụ thường xuyên dùng....................................................................4
Hình 1.3. Cầu nâng 2 trụ................................................................................................4
Hình 1.4. Máy bơm hơi..................................................................................................5
Hình 1.5. mài và đánh cước...........................................................................................5
Hình 1.6. Hình ảnh con đội chữ A.................................................................................5
Hình 1.7. Máy hàng hồ quang........................................................................................6
Hình 2.1. Động cơ trên ơ tơ...........................................................................................7
Hình 2.2. Hệ thống truyền lực.......................................................................................7
Hình 2.3. Thân máy và nắp máy....................................................................................8
Hình 2.4. Hệ thống phân phối phí..................................................................................8
Hình 2.5. Cấu tạo hệ thống phun xăng EFI trên động cơ...............................................9
Hình 2.6. Hệ thống bơi trơn trên động cơ......................................................................9
Hình 2.7. Piston bị mịn do ma sát...............................................................................11
Hình 2.8. Trục khuỷu bị nứt do chịu tải lớn.................................................................12
Hình 2.9. Xu páp bị cong vênh do lắp sai....................................................................12
Hình 2.10. Vấu cam vị mịn do nhiệt...........................................................................13
Hình 2.11. Xu páp bị ăn mịn do nhiệt độ cao..............................................................13

Hình 2.11. Đo áp xuất buồng đốt.................................................................................16
Hình 2.12. Kiểm tra thành phần khí thải trên máy.......................................................17
Hình 2.13. Bơm nước bị hỏng do q nóng.................................................................18
Hình 2.14. Đo áp xuất nén xi lanh...............................................................................19
Hình 2.15. xéc măng dầu bị gãy...................................................................................20
Hình 2.16. Kiểm tra độ phẳng bề mặt cổ nạp và xả.....................................................23
Hình 2.17. Mài nắp quy lát..........................................................................................23
Hình 2.18. Vệ sinh thân máy........................................................................................24
Hình 2.19. Đo độ phẳng bề mặt của thân máy.............................................................24
Hình 2.20. Đo độ ơ van của xi lanh.............................................................................25
Hình 2.21. Đo đường kính trục khuỷu theo mặt phẳng đứng.......................................26
Hình 2.22. Đo đường kính trục khuỷu theo mặt phẳng ngang.....................................26
Hình 2.23. Đo đường kính piston.................................................................................28
7


Hình 2.24. Đo khe hở miệng xéc măng........................................................................28
Hình 2.25. Đo khe hở rãnh xéc măng..........................................................................29
Hình 2.26. Đo chiều cao vấu cam................................................................................30
Hình 2.27. Đo đường kính xupáp nạp và xả.................................................................30
Hình 2.28. Kiểm tra miệng xu páp...............................................................................31
Hình 2.29. Tháo các vít và bu lơng bơm dầu bơi trơn..................................................33
Hình 2.30. Kiểm tra khe hở đỉnh răng rơ to.................................................................33
Hình 2.31. Bơm nước bị oxy hóa.................................................................................35
Hình 2.32. Kiểm tra van hằng nhiệt.............................................................................35
Hình 2.33. Xúc, rửa vịi phun.......................................................................................36
Hình 2.34. Đo áp suất xăng..........................................................................................36
Hình 2.35. Bugi có màu vàng nâu có thể vệ sinh và dùng lại......................................38
Hình 2.36. Phốt chắn dầu cũ........................................................................................40
Hình 2.37. bộ giăng mới..............................................................................................40


8


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐCĐT: Động cơ đốt trong
ĐCT: Điểm chết trên
ĐCD: Điểm chết dưới
CO (Carbon monoxide): ôxytcacbon
HC (Hydrocarbure) : hyđrơcacbon
NOx (oxit nitric ): ơxytnitơ
IC ( Integrated Circuit): Mạch tích hợp
ECU (Engine control unit): Hộp điều khiển

9


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hiện đại, động cơ xăng được sử dụng rất phổ biến từ các động
cơ đốt trong nhỏ như: máy bơm nước, xe máy , máy phát điện đến ô tô và một số loại
máy chuyên dùng. Vậy việc bảo dưỡng định kỳ và khắc phục các sự cố của động cơ là
rất cần thiết, vì vậy tơi chọn đề tài : “Lập quy trình bảo dưỡng và sửa chữa động cơ ô
tô du lịch tại gara ơ tơ Tiến Phát – Ninh Hịa”.
Đối tượng nghiên cứu
Động cơ trên ơ tơ du lịch.
Mục tiêu
Lập quy trình bảo dưỡng và sửa chữa động cơ ô tô du dịch
Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về gara Tiến Phát.
- Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa động cơ ơ tô.

- Kết luận.
Giá trị khoa học và thực tiễn
+ Về giáo dục và đào tạo:
Nâng cao kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ về các hệ thống trong ô tô.
Kết quả thu được trong đề tài được lưu trữ làm tài liệu phục vụ cho công tác học
tập và nghiên cứu sau này.
+ Đối với Trường Đại học Nha Trang nói chung và khoa Kỹ thuật Giao thơng nói
riêng:
Nộp báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài để phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học
tập cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật ô tô.
Nha Trang, ngày ……tháng……năm 2022
Sinh viên thực hiện
1


Võ Minh Quốc

2


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đồ án, nhận được nhiều sự giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt
tình của các quý thầy, gia đình và bạn bè là điều may mắn đối với em.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS. Nguyễn Văn Thuần đã trực tiếp
hướng dẫn và hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình thực tập tại xưởng và triển khai đồ
án, giúp em nhận rõ những thiếu sót của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy thuộc khoa Kỹ thuật Giao thơng
đã hỗ trợ nhiệt tình khi em tìm đến và nhờ sự trợ giúp, để em thực hiện đồ án dễ dàng
hơn.

Cuối cùng, em muốn cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln bên cạnh, động viên và cho
em những lời góp ý hữu ích để hồn thành chun đề.
Trong q trình thực hiện đồ án, khó tránh khỏi sai sót, em mong quý thầy đóng
góp ý kiến, bổ sung để bài làm được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ GARAGE Ô TÔ TIẾN PHÁT

1.1.

KHU VỰC GARAGE TIẾN PHÁT

1.1.1. Vị trí, địa hình
Vị trí: Garage ô tô Tiến Phát nằm ở khu vực tổ dân phố 9 phường Ninh Hiệp, thị
xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hịa trên tuyến quốc lộ 1A (hình 1.1).

Hình 1.1. Hình ảnh tổng quan về garage
Địa hình: là vùng đất khá thơng thống, bằng phẳng cao ráo và khơng bị ngập lụt
vào mùa mưa.
1.1.2. Tiền năng khu vực
Nằm gần trung tâm thị xã Ninh Hịa khoảng 2km về phía Đơng nên có vị trí khá
thuận lợi về mặt đi lại cho các phương tiện giao thơng, thị xã Ninh Hịa đang trên đà
phát triển và được thúc đẩy mạnh mẻ nên lượng ô tô tại địa phương khá nhiều. Là cơ
hội cho sự phát triển trong lĩnh vực bảo dưỡng và sửa chữa ô tô sau này.
1.2.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


4


Garage mới được thành lập vào khoảng cuối năm 2019, hoạt động chuyên về bảo
dưỡng và sửa chữa khung gầm và hệ thống động cơ ô tô.
Đến đầu năm 2022 thì bắt đầu hoạt động thêm lĩnh vực về đồng sơn và hệ thống
điện. Đây cũng là năm hoàn thiện nhất của garage Tiến Phát vì khi đó xưởng đã đầy đủ
các dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, là bước ngoặc quan trọng nhất và là bước đà
phát triển sau này của garage

1.3.

TRANG THIẾT BỊ CỦA GARAGE TIẾN PHÁT
Gồm nhiều bộ cờ lê và bộ tuýp từ 8 đến 34, các loại cần tuýp như: cần chữ L, cần

lắc léo, và cần tự động. Và các vật dụng chuyên dùng như búa sắt, búa cao su, sung
hơi, đục, khúc nối. Những vật dụng này có nhiệm vụ chính là để tháo các bu lơng và
con tán. Hình 2.1 cho cho thấy các dụng cụ được sử dụng thường xuyên tại xưởng.

Hình 1.2. Các dụng cụ thường xuyên dùng
Cầu nâng 2 trụ: chuyên dùng để nâng xe lên cao để hỗ trợ cho các công việc sửa
chữa. Cụ thể như, kiểm tra các thiết bị phụ tùng, các ống dẫn hệ thống nhiên liệu, sữa
chữa hệ thống phanh một cách nhanh chống hơn. Hình 1.2 mơ tả cầu nâng tại garage.

5


Hình 1.3. Cầu nâng 2 trụ
Máy bơm hơi: Dùng để bơm hơi cho các sung hơi bắn các bu lông, con tán giúp

cho việc lành của kỹ thuật viên dễ dàng hơn. Hình 1.3 cho chúng ta thấy máy bơm tại
xưởng.

Hình 1.4. Máy bơm hơi
Máy mài và máy đánh cước, giúp gia công và làm sạch lại các chi tiết bị gỉ sét và
đóng bụi. Hình 1.5 dưới đây là máy mài và đánh cước.

6


Hình 1.5. mài và đánh cước
Các con đội xe để kích nâng xe lên cao để thực hiện việc bảo dưỡng và sửa chữa
như: đội cá sấu, đội chữ A, đội kích thủy lục. Hình 1.6 dưới đây cho chúng ta thấy con
đội chữ A

Hình 1.6. Hình ảnh con đội chữ A
Những đồ cảo như cảo hai chân, cảo tròn. Các thiết bị điện tử như đồng hồ vạn
năng, bút thử điện, đồng hồ đo áp suất xăng.
Máy chẩn đoán dùng để chuẩn đốn hư hỏng các dịng xe sử dụng ECU.
Máy hàn hồ quang dùng để thực hiện công việc làm đồng của khung và vỏ ơ tơ.
Hình 1.7 mô tả máy hàn được dùng trong garage.

7


Hình 1.7. Máy hàng hồ quang
1.4.

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN XE CỦA GARAGE TIẾN PHÁT
Để giúp công việc sửa chữa ô tô được diễn ra một cách nhanh gọn và tiện lợi


nhất, qua đó khiến khách hàng hài lịng và n tâm hơn trước khi lựa chọn sử dụng các
gói dịch vụ sửa thì garage Tiến Phát thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Nhận xe ô tô cần sửa chữa, ghi nhận những ý kiến và yêu cầu
sửa chữa ban đầu, kiểm tra sơ bộ tình trạng xe gặp phải.
- Bước 2: Kỹ thuật viên báo lỗi hư hỏng và báo giá sửa chữa. Đợi khách
hàng phê duyệt sửa chữa.
- Bước 3: Tiếp nhận sửa chữa các mục khách hàng đã chọn, đồng thời
thông báo tiến độ làm việc cho khách.
- Bước 4: Tiến hành sửa chữa, bộ phận kỹ thuật viên tiến hành sửa chữa
theo đúng bảng báo giá cho khách hàng.Nếu như phát sinh bất cứ lỗi gì trong
q trình sửa chữa, cần lập tức thơng báo và giải thích ngay cho khách hàng.
- Bước 5: Thẩm định chất lượng sửa chữa, khách hàng và đại điện của
gara sẽ cùng tiến hành kiểm tra chất lượng của xe sau khi sửa chữa. Khi cả hai
đã cảm thấy đạt yêu cầu thì chuẩn bị bàn giao xe.
- Bước 6: Quá trình bàn giao xe sau sửa chữa, khách hàng thanh tốn các
khoản chi phí đúng với trên báo giá ban đầu, hai bên ký biên bản bàn giao xe.
8


- Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau sửa chữa, lên kế hoạch để chăm sóc
và giải quyết các vấn đề khiếu nại của khách hàng.

Chương 2. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ
2.1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ Ô TÔ
2.1.1. Cấu tạo
Trong tất cả bộ phận trên xe ô tô, động cơ ô tô được đánh giá là phần quan trọng
nhất vì nó ảnh hưởng cơng suất vận hành nói chung của nó, động cơ ơ tơ được ví như
linh hồn của một chiếc ơ tơ vì nó là nhân tố quyết định xe có hoạt động tốt hay khơng.
Động cơ ơ tô là một hệ thống linh kiện nằm dưới nắp capo của mỗi chiếc xe và

làm nhiệm vụ kết hợp với nhau để chuyển hóa xăng – dầu thành năng lượng cho ô tô
vận hành, động cơ đốt trong như động cơ xăng, động cơ diesel, động cơ xoay,… là loại
ưu tiên dùng cho ơ tơ du lịch. Hình 2.1 mơ tả động cơ trên ơ tơ.

Hình 2.1. Động cơ trên ơ tơ
Cấu tạo động cơ đốt trong sẽ có 6 hệ thống chính [1].
- Hệ thống phát lực trên động cơ xe ô tô: Đây là hệ thống cung cấp nguồn
năng lượng chính cho động cơ và xe ơ tơ vận hành. Các chi tiết chính của hệ
thống phát lực gồm có: Piston, thanh truyền, trục khuỷu và bánh đà. Các chi tiết
Piston, thanh truyền và trục khuỷu góp phần chuyển năng lượng từ hóa năng
sang động năng và được bánh đà tích trữ năng lượng để sử dụng cho hệ thống
truyền lực trên ơ tơ. Hình 2.2 mơ tả hệ thống truyền lực trên ô tô.

9


Hình 2.2. Hệ thống truyền lực
- Thân máy và nắp máy: Có 2 nhiệm vụ chính là “Bệ đỡ” để lắp đặt các
chi tiết trên động cơ và cùng với hệ thống phát lực tạo thành “Buồng đốt” để
đốt cháy động cơ. Các chi tiết chính trong hệ thống này cũng gồm có: Nắp máy,
thân máy 2 chi tiết này góp phần tạo ra buồng đốt của ơ tơ và nắp cate phía dưới
động cơ để chứa dầu và một số chi tiết bạc đỡ. Hình 2.3 mơ tả thân máy và nắp
máy được làm kín với nhau bằng giăng.

Hình 2.3. Thân máy và nắp máy
- Hệ thống phối khí trên động cơ xe ô tô: Hệ thống này thực hiện q trình
nạp và thải khí sao cho phù hợp với các kỳ hoạt động của động cơ. Các chi tiết
chính trong hệ thống này gồm có: Trục Cam, cị mổ, con đội, Xupap. Hệ thống
phối khí có 1 u cầu đó chính là: Phải nạp được càng nhiều hịa khí (hoặc
khơng khí nếu là động cơ Diesel hoặc động cơ GDI) và phải thải càng sạch khí

thải càng tốt. Hình 2.4 dưới đây nơ tả hệ thống phân phối phí.

10


Hình 2.4. Hệ thống phân phối phí
- Hệ thống nhiên liệu: hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí (Động
cơ xăng) hay động cơ sử dụng hệ thống nhiên liệu có bơm cao áp điều khiển cơ
khí (Động cơ Diesel). hệ thống phun xăng điều khiển điện tử EFI hay hệ thống
phun dầu điều khiển điện tử EFI. Cải tiến tiếp theo của hệ thống phun nhiên
liệu gồm rất nhiều cải tiến như hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp GDI, hệ thống
phun dầu điện tử Commonrail hay hệ thống phun dầu điện tử tích hợp bơm cao
áp và kim phun. Hình 2.5 mơ tả hệ thống phun xăng EFI trên ơ tơ.

Hình 2.5. Cấu tạo hệ thống phun xăng EFI trên động cơ
- Hệ thống làm mát và bôi trơn trên động cơ ô xe tô: Nhiệm vụ hệ thống
làm mát đó chính là duy trì nhiệt độ hoạt động lý tưởng của động cơ không thay
đổi trong suốt quá trình động cơ hoạt động. Nhiệm vụ hệ thống bôi trơn là giúp
đưa dầu bôi trơn lên các bề mặt cơ khí của động cơ hạn chế việc màn mòn động
cơ và nhiệm vụ còn lại của hệ thống bôi trơn là làm mát các chi tiết của động
cơ. Hình 2.6 mơ tả hệ thống bơi trơn trên động cơ.

11


Hình 2.6. Hệ thống bơi trơn trên động cơ.
- Hệ thống điện trên động cơ xe ô tô: Hệ thống này sẽ cung cấp điện cho
các chi tiết cần nguồn điện hoạt động trên động cơ như hệ thống đánh lửa
(Động cơ xăng), hệ thống khởi động (Motor đề). 2 nguồn cấp điện chính là
Acquy và máy phát điện trên động cơ., Acquy sẽ cấp điện cho motor đề và hệ

thống đánh lửa hoạt động khi máy phát chưa chạy, còn máy phát sẽ nạp điện lại
vào trong Acquy khi động cơ đã hoạt động,…

2.1.2. Nguyên lý hoạt động
Hoạt động của động cơ được chia thành 4 giai đoạn chính là: Hút, nén, nổ, xả.
Khi động cơ dừng hoạt động thì các piston có thể đang nằm ở bất kỳ giai đoạn
nào. Khi khởi động trở lại thì bộ khởi động sẽ làm quay bánh đà, bánh đà quay trục
khuỷu để lấy đà cho các piston chuyển động. Xong giai đoạn này thì bộ khởi động sẽ
hết nhiệm vụ và các piston sau khi đã quay được rồi sẽ tự hoạt động[2].
Piston chuyển động sẽ có hai điểm chết trên và chết dưới, đây là hai điểm cao
nhất và tháo nhất của piston khi chuyển động. Mỗi xi lanh có một piston và có hai xu
páp, xu páp làm nhiệm vụ đóng mở để cho khí và nhiên liệu ra vào.
- Kỳ hút: Theo quán tính từ bánh đà của trục khuỷu, piston sẽ chuyển động từ
điểm chết trên đến điểm chết dưới trong xi lanh. Xu páp nạp sẽ mở ra tạo điều kiện
12


cho hỗn hợp khơng khí và nhiên liệu đi vào buồng đốt.Khơng khí đi vào trong
buồng đốt do áp suất trong buồng đốt giảm, nhiên liệu được đưa vào bởi các vòi
phun nhiên liệu đạt cạnh xu páp nạp. Nhiên liệu và khơng khí sẽ hịa trộn với nhau
trong buồng đốt.
- Kỳ nén: Ở kỳ này, piston sẽ đi từ dưới lên trên đến nén hỗn hợp khí và
nhiên liệu lại dưới áp suất cao. Khi đó cả xu páp nạp và xả đều đóng.
- Kỳ nổ: Piston chuyển động đến điểm chết trên, đồng thời bugi sẽ đánh
tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp khơng khí và nhiên liệu dưới áp suất cao đòng
thời đẩy piston đi xuống dưới. Công sẽ được sinh ra ở kỳ này, các kỳ khác hầu
hết đều chuyển động theo quán tính.
- Kỳ xả: Piston bị đẩy xuống dưới, theo quán tính lại nảy lên trên, khí xả
sẽ được đẩy ra ngồi khi đó xu páp xả mở ra để đẩy khơng khí ra ngồi qua ống
xả, bạn có thể quan sát thấy khói đẩy ra ở ống xả.

Đây là chu trình tuần hoàn lặp đi lặp lại liên tục trong động cơ xe ô tô. Các xu
páp được dẫn động bởi trục cam nằm phía trên cùng, trên trục cam người ta gắn các
con đội ngay phía trên xu páp. Trục cam chuyển động thơng qua dây cu roa và dây
xích dẫn động từ trục khuỷu lên.
2.2. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ
2.2.1. Các hư hỏng các chi tiết động cơ
Động cơ đốt trong là tổ hợp phức tạp của các chi tiết và cụm chi tiết, do đó trong
q trình vận hành, các chi tiết của động cơ có thể gặp nhiều loại hư hỏng khác nhau,
và nguyên nhân của các loại hư hỏng đó cũng hết sức đa dạng.
Tuy nhiên các dạng hư hỏng đó có thể quy về 3 nhóm chính như sau:
- Nhóm thứ nhất: các hư hỏng do hao mịn.
- Nhóm thứ hai: các hư hỏng do tác động cơ giới.
- Nhóm thứ ba: các hư hỏng do tác dụng hóa nhiệt.
13


2.1.1.1. Các dạng hư hỏng do hao mòn
Hao mòn là q trình tất yếu xảy ra, là khơng thể tránh khỏi đối với các chi tiết
làm việc ở chế độ ma sát kể cả trong trường hợp tuân thủ đầy đủ các quy định về quy
trình khai thác và bảo dưỡng sửa chữa.
Trong hao mòn lại chia ra:
- Hao mòn bình thường (hao mịn dần dần): thơng thường có quy luật và có thể
xác định được quy luật đó.
- Hao mịn khơng bình thường (hao mịn đột biến như xước, kẹt, xây sát, v.v…):
thường xảy ra do không tuân thủ các quy trình kỹ thuật về khai thác, bảo dưỡng, sửa
chữa, do không đảm bảo chế độ bôi trơn, do quá tải về nhiệt và các nguyên nhân khác
như mòn vẹt, tróc, hao mịn với cường độ q lớn. Nói chung dạng hao mịn này
khơng có quy luật hoặc rất khó xác định các quy luật đó.
Q trình hao mịn của chi tiết động cơ xảy ra kèm theo các hiện tượng lý - hóa
phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nhìn chung có thể chia ra những dạng

hao mòn chủ yếu như: Mòn cơ học, mòn dính (mịn tróc), mịn oxy hóa, mịn do nhiệt,
mịn do hạt mài, mịn rỗ (mịn đậu mùa). Hình 2.7 dưới đây mơ tả hư mịn do ma sát
của piston.

Hình 2.7. Piston bị mòn do ma sát
2.1.1.2. Các dạng hư hỏng do tác động cơ giới
Các hư hỏng do tác động cơ giới thường có các biểu hiện dưới dạng nứt, vỡ,
bong, tróc, thủng, cong, xoắn, v.v...
14


Trong quá trình làm việc của động cơ, rất nhiều chi tiết chịu tải trọng thay đổi về
trị số và về hướng. Dưới tác dụng của các tải trọng đó, ở những vị trí tập trung ứng
suất, sau một thời gian vận dụng sẽ xuất hiện những vết nứt tế vi, những vết nứt tế vi
đó, tùy thuộc vào trị số và tần số của lực tác dụng, sẽ dần dần lan truyền thành những
vết nứt lớn và cuối cùng chi tiết bị phá hủy.
Các chi tiết trên động cơ thường bị phá hủy do mỏi là trục khuỷu, thanh truyền,
các trục dẫn động cơ cấu phối khí, các bánh răng, lị xo trịn, lị xo nhíp, ổ lăn, cũng
như các bu lông chịu lực của nắp xy lanh, v.v... Hình 2.8 mơ tả trục khuỷu bị nứt do
chịu tải lớn.

Hình 2.8. Trục khuỷu bị nứt do chịu tải lớn.
Ngồi ra khi chi tiết làm việc ở tải trọng lớn hơn tải trọng tính tốn và khi độ
cứng bề mặt và sự bố trí tương hỗ giữa chúng thay đổi thì sẽ xuất hiện ứng suất dư,
làm cho chi tiết bị cong, xoắn, dập, tróc, thủng, v.v... bên cạnh đó, các loại hư hỏng
này cịn có thể xuất hiện do khơng tn thủ quy trình cơng nghệ sửa chữa, lắp ráp, do
biến dạng và ứng suất đột biến trong quá trình làm việc. Hình 2.9 dưới đây cho ta thấy
xu páp bị cong vênh trong quá trình làm việc do lắp sai vị trí.

15



×