Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

tieu luan phap luat dai cuong ve vi pham dan su va trach nhiem dan su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.79 KB, 28 trang )

lOMoARcPSD|19480892

Tiểu luận pháp luật đại cương về vi phạm dân sự và trách
nhiệm dân sự
Pháp luật đại cương (Đại học Kinh tế Quốc dân)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KINH TẾ SỐ

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề tài: Quy phạm pháp luật về vi phạm dân sự và trách nhiệm dân sự
Sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Lớp: Khoa học máy tính 63
Giảng viên giảng dạy: ThS. Phạm Đức Chung

Hà Nội, tháng 5 năm 2022

1

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892



MỤC LỤC
NHÓM 3............................................................................................................................ 4
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ DÂN SỰ..................................................6
1.1.

KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT DÂN SỰ................................6

1.2.

CẤU TẠO QUY PHẠM PHÁP LUẬT DÂN SỰ....................................6
1.2.1. Phần giả định...................................................................................6
1.2.2. Phần quy định..................................................................................6
1.2.3. Phần chế tài.....................................................................................6

1.3.

PHÂN LOẠI CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT DÂN SỰ.......................6
1.3.1. Quy phạm định nghĩa......................................................................6
1.3.2. Quy phạm mệnh lệnh......................................................................7
1.3.3. Quy phạm tùy nghi lựa chọn...........................................................8
1.3.4. Quy phạm tùy nghi..........................................................................8

CHƯƠNG 2. VI PHẠM DÂN SỰ....................................................................................9
2.1.

KHÁI NIỆM..............................................................................................9

2.2.


DẤU HIỆU CỦA VI PHẠM DÂN SỰ...................................................10

2.3.

PHÂN LOẠI VI PHẠM DÂN SỰ..........................................................11
2.3.1. Vi phạm nghĩa vụ...........................................................................11
2.3.2. Vi phạm gây thiệt hại ngoài hợp đồng..........................................12

CHƯƠNG 3. TRÁCH NHIỆM VI PHẠM DÂN SỰ....................................................13
3.1.

KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ..............................................13
3.1.1. Khái niệm.......................................................................................13
3.1.2. Đặc điểm.........................................................................................13

3.2.

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ DÂN SỰ........14

2

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

3.2.1. Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự..............................14
3.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.................................................16
3.2.3. Phạt vi phạm (phạt hợp đồng)......................................................17

3.3.

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 19
3.3.1. Khái niệm.......................................................................................19
3.3.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.................................................................................................19
3.3.3. So sánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp
đồng.................................................................................................20
3.3.4. Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng ..............................................21
3.3.5. Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân...........................22
3.3.6. Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của pháp nhân......................23

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................26

3

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

NHĨM 3
STT
1

2

Họ và Tên
Trần Thành Đạt

Nguyễn Huyền Trâm
(Nhóm trưởng)

Nhiệm vụ
Thuyết trình chương 1 + Làm PPTx + Tìm
nhiều ví dụ, video + Làm sơ đồ
Tìm hiểu nội dung chương 1, mục 2.3 +
Thuyết trình mục 2.1, 2.2 + Tìm ví dụ +
Hồn thiện tiểu luận chương 3

3

Lê Vũ Tấn Minh

Tìm hiểu nội dung mục 2.1, 2.2 + Thuyết
trình mục 2.3 + Tìm câu hỏi trắc nghiệm
chương 1

4

Trần Việt Hà

Tìm hiểu nội dung và thuyết trình mục 3.1
+ Tìm câu hỏi trắc nghiệm chương 2

5

Đỗ Hương Trà

Tìm hiểu nội dung và thuyết trình mục

3.2.1 chương 3 + Tìm ví dụ + Vẽ mindmap

6

Nguyễn Thị Như Quỳnh

Tìm hiểu nội dung và thuyết trình mục
3.2.2 + Tìm câu hỏi trắc nghiệm chương 3

7

Nguyễn Đức Huy

Tìm hiểu nội dung và thuyết trình mục
3.2.3 + Hồn thiện tiểu luận chương 2

8

Vũ Hồng An

Tìm hiểu nội dung và thuyết trình mục
3.3.1, 3.3.2

9

Vũ Thủy Tiên

Tìm hiểu nội dung và thuyết trình mục
3.3.3, 3.3.4 + Tìm ví dụ + Hồn thiện tiểu
luận chương 1


10

Vi Đức Anh

Tìm hiểu nội dung và thuyết trình mục
3.3.5 + Tìm ví dụ

11

Phan Hải Quân

Tìm hiểu nội dung và thuyết trình mục
3.3.6 + Tìm ví dụ

4

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

LỜI NĨI ĐẦU
Trong cuộc sống xung quanh chúng ta ln có những hiện tượng lệch chuẩn
xã hội, gây ra hoặc đe dọa gây ra những hậu quả xấu cho xã hội. Những hiện
tượng đó được coi là các hành vi vi phạm pháp luật. Ngày nay, cùng với sự phát
triển của đời sống xã hội, nhận thức của con người về vi phạm pháp luật cũng
ngày càng toàn diện, đầy đủ và chính xác hơn. Trong đó khơng thể khơng kể đến
vi phạm dân sự - một vi phạm điển hình mà chúng ta thường xuyên bắt gặp. Vi
phạm dân sự xâm phạm đến các quan hệ dân sự được pháp luật bảo vệ. Vì vậy

cần có các biện pháp xử phạt, răn đe thích đáng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp giữa các chủ thể trong xã hội, được gọi chung là các trách nhiệm dân sự.
Trách nhiệm dân sự là một trong những vấn đề quan trọng của pháp luật
dân sự, đây là một loại chế tài được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân
sự kéo theo sự tước đoạt quyền hoặc áp dụng nghĩa vụ bổ sung với người vi
phạm nhằm phục hồi tình trạng ban đầu về tài sản nhân thân cho người bị vi
phạm. Hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, bên vi phạm không
những phải chịu trách nhiệm dân sự mà còn phải chịu những biện pháp chế tài
khác. Và để xác định được những vi phạm dân sự trong cuộc sống cũng như tầm
quan trọng của trách nhiệm dân sự, nhóm em đã nghiên cứu đề tài: “Quy định
pháp luật về vi phạm dân sự và trách nhiệm dân sự”.

5

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

CHƯƠNG 1. QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ DÂN SỰ
1.1. KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Quy phạm pháp luật dân sự là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước
đặt ra để điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều
chỉnh của luật Dân sự để các quan hệ đó phát sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp
với ý chí của Nhà nước.
Các quy phạm pháp luật dân sự vừa có tính hệ thống vừa có tính độc lập
tương đối.
1.2. CẤU TẠO QUY PHẠM PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Quy phạm pháp luật dân sự được cấu tạo bởi các phần: giả định, quy định
và chế tài. Quy phạm pháp luật dân sự và điều luật trong văn bản pháp luật dân

sự không đồng nghĩa với nhau. Có thể một điều luật chứa đầy đủ các cấu thành
của quy phạm song cũng có thể chỉ có một bộ phận (giả định, quy định, chế tài),
cũng có thể chế tài được quy định ở phần khác, thậm chí ở văn bản pháp luật
khác.
1.2.1. Phần giả định
Là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hồn cảnh, tình huống
có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hồn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ
thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên
trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.
1.2.2. Phần quy định
Là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và khơng thể thiếu. Nó nêu
lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà
phần giả định đã đặt ra.
1.2.3. Phần chế tài
Là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối
với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được
nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ
thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.
Giá trị cốt lõi nhất của quy phạm pháp luật dân sự là định hướng cho các
chủ thể về hành vi xử sự của mình sao cho xử sự đó phù hợp với trật tự chung
của xã hội, phù hợp vởi lợi ích quốc gia và khơng xâm phạm đến quyền, lợi ích
hợp pháp của chủ thể khác.
1.3. PHÂN LOẠI CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1.3.1. Quy phạm định nghĩa

6

Downloaded by Natalie Duerre ()



lOMoARcPSD|19480892

Là những quy phạm trong đó nêu ra khái niệm và nêu nội dung khái niệm
đó. Quy phạm định nghĩa xác định phạm vi một sự kiện và giới hạn áp dụng sự
kiện đó. Thơng thường quy phạm, điều luật dạng này thể hiện dưới dạng “X
là...”.
Ví dụ, Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
"'Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
hay Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát
sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định".
Thông qua quy phạm định nghĩa, các chủ thể hiểu được về thuật ngữ cũng
như nội hàm của vấn đề được quy định.
1.3.2. Quy phạm mệnh lệnh
Là loại quy phạm nêu ra cách xử sự bắt buộc của chủ thể tham gia vào quan
hệ dân sự. Xử sự này có thể là một hành vi bắt buộc phải thực hiện, thông thường
được diễn tả từ các điều luật dưới dạng “phải”...
Ví dụ: “Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện
bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực, đăng kí thì phải tn theo quy định
đó” (khoản 2 Điều 119 BLDS năm 2015).
Hay trong Điều 78 Bộ luật Dân sự năm 2015 về tên gọi của pháp nhân được
quy định như sau:
“1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.
2. Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tố chức của pháp nhân và
phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
3. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự”.
Loại quy phạm này có những trường hợp thể hiện dưới dạng duy nhất một
sự kiện, ví dụ: “Đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân
chấm dứt”.

Quy phạm mệnh lệnh cũng được thể hiện dưới dạng quy định một hành vi
bị cấm khơng được làm. Ví dụ: “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi
ích hợp pháp của người khác" (khoản 4 Điều 3 BLDS năm 2015).
Về nguyên tắc, quy phạm mệnh lệnh là những quy định dứt khoát, các bên
tham gia không thể thỏa thuận để thay đổi các quy phạm đó. Những loại quy
phạm này khơng phổ biến, không đặc trưng cho các quy phạm pháp luật dân sự
bởi các quan hệ dân sự rất đa dạng, phong phú (về chủ thể, khách thể, nội dung).
7

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

Thông thường, những quy phạm mệnh lệnh được quy định trong trường hợp: nếu
làm khác đi thì khơng chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của bên kia mà cịn ảnh hưởng
đến lợi ích chung của xã hội, Nhà nước, đến quyền và lợi ích của người khác.
1.3.3. Quy phạm tùy nghi lựa chọn
Là những quy phạm nêu nhiều cách xử sự khác nhau, trong đó các chủ thể
tham gia có thể lựa chọn một trong các cách đã nêu.
Ví dụ: “Trong trường hợp bên bán giao vật với số lượng nhiều hơn số
lượng đã thoả thuận, thì bên mua có quyển khơng nhận phần dơi ra; nếu nhận,
thì phải thanh tốn theo giá thoả thuận phần dơi ra” (khoản 1 Điều 437 BLDS
năm 2015).
Hay theo quy định tại khoản 1 Điều 101 BLDS năm 2015:
“Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp
nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tố hợp tác, tổ
chức khác khơng có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện

giao dịch dân sự..."
Theo quy định này thì khi các tổ chức khơng có tư cách pháp nhân tham gia
quan hệ dân sự có một trong hai sự lựa chọn sau đây: một là, các thành viên của
tổ chức tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; hoặc hai là, các thành viên
ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch.
Trong trường hợp này, pháp luật đưa ra các cách xử sự khác nhau và người
có quyền có thể lựa chọn một trong các cách đó. Loại quy phạm này là dạng
“trung chuyển” giữa quy phạm mệnh lệnh và quy phạm tuỳ nghi (tiểu mục d).
Bởi vì ở đó các chủ thể chỉ được phép lựa chọn trong các cách xử sự đã được quy
định. Mặt khác, nó cũng tạo cho các chủ thể các cách lựa chọn khác nhau, tạo
điều kiện các chủ thể phát huy được quyền tự định đoạt của mình.
1.3.4. Quy phạm tùy nghi
Khác với các quy phạm đã nêu trên (dữ liệu bắt buộc, dữ liệu lựa chọn có
hạn chế), các quy phạm tùy nghi theo thỏa thuận cho phép các chủ thể tự định
đoạt. Giới hạn sự tự định đoạt này bị hạn chế bởi các nguyên tắc của pháp luật
nói chung và luật dân sự nói riêng.
Ví dụ: “Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận” (Điều 277
BLDS năm 2015). Thỏa thuận là cốt lõi của mọi hợp đồng dân sự, ở đây các chủ
thể được toàn quyền quyết định về quan hệ mà họ tham gia. Loại quy phạm này
phổ biến trong các quy phạm pháp luật dân sự. Ngay cả trong trường hợp pháp
luật có quy định một cách xử sự nào đó thì trước tiên phải được áp dụng theo sự
thỏa thuận của các bên và được thể hiện dưới dạng: "... Nếu khơng có thỏa thuận
khác... ”, “bên thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp để thực
hiện nghĩa vụ nếu các bên khơng có thỏa thuận khác”. Như vậy, việc thỏa thuận
có thể giống, có thể khác các quy định của pháp luật.
8

Downloaded by Natalie Duerre ()



lOMoARcPSD|19480892

9

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

CHƯƠNG 2. VI PHẠM DÂN SỰ
2.1. KHÁI NIỆM
Vi phạm dân sự là sự xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được
quy định chung trong bộ luật Dân sự và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp
luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. Chế tài dân sự là hậu
quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi
phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện, thực hiện không đúng các nghĩa vụ
dân sự. Đối với chế tài dân sự, nó được đặt ra để bảo vệ quyền và lợi ích mang
tính tư giữa các chủ thể trong xã hội với nhau, là điều kiện cần thiết để bảo đảm
cho cam kết giữa các bên được thực hiện.
Theo quy định của pháp luật, do đó, các chế tài dân sự thường là bồi thường
thiệt hại, xin lỗi, cải chính. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính
tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn
thất vật chất, tinh thần cho người bị hại. Đối tượng là cá nhân, tổ chức. Hình thức
xử lý trách nhiệm dân sự là chịu mức bồi thường thiệt hại và các biện pháp khắc
phục. Căn cứ phát sinh sau khi thỏa thuận thành cơng thì người có có lỗi phải bồi
thường thiệt hại. Nếu khơng thỏa thuận được, thì được giải quyết tại tịa án dân
sự, sau khi có quyết định của tịa án thì người có lỗi phải bồi thường thiệt hại và
có biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có). Mục đích là nhằm răn đe những đối
tượng có hành vi vi phạm pháp luật phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho
người bị hại do hành vi vi phạm gây ra nhằm khắc phục những tổn thất do họ gây

ra
Ví dụ:1
Tranh chấp tác quyền “Thần đồng đất Việt” giữa tác giả sáng tác và công ty
đầu tư phát hành bộ truyện tranh này.
Năm 2002, tập đầu tiên của “Thần đồng đất Việt” do họa sĩ Lê Linh thực
lhiện và công ty Phan Thị phát hành. Theo họa sĩ Lê Linh, lí do ơng khởi kiện vì
năm 2006 ơng phát hiện hình tượng các nhân vật và tranh trong bộ truyện bị vẽ
lại trên nhiều ấn phẩm khác. T4/2007, họa sĩ Lê Linh gửi đơn kiện cty Phan Thị
yêu cầu công nhận ông là tác giả duy nhất với các hình vẽ trong bộ truyện tranh
chứ khơng phải đồng tác giả với bà Phan Thị Mỹ Hạnh như hồ sơ đăng ký bản
quyền. Sau đó cơng ty Phan Thị phản đối họa sĩ Lê Linh, dùng hình ảnh nhân vật
Trạng Tí để sáng tác bộ truyện tranh mới. Sau 12 năm với nhiều lần hịa giải
khơng thành và cơng ty Phan Thị nhiều lần xin hỗn phiên tịa, vụ kiện tranh
chấp bản quyền tác giả “Thần đồng đất Việt” mới được phân xử tại phiên tòa vào
ngày 24 và 25/1/2019.
Theo đơn kiện của họa sĩ Lê Linh, ông là tác giả duy nhất của bộ truyện
tranh này. Đồng thời họa sĩ LL đề nghị tịa tun bố khơng cho phép công ty
Hải Duyên (2019). Tranh cãi gay gắt bản quyền Thần đồng đất Việt,
VnExpress
1

10

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

Phan Thị sửa chữa tác phẩm gốc để làm tiếp các tác phẩm vì nó làm xâm phạm
đến sự tồn vẹn của tác phẩm. Công ty Phan Thị xin lỗi công khai khi đăng ký

tên bà Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả với họa sĩ Lê Linh. Tuy nhiên luật sự
đại diện cho công ty Phan Thị phản đối những nội dung này vì cho rằng hình ảnh
nhân vật trong truyện này xuất phát từ sáng tạo trong đầu bà Hạnh và ông LL chỉ
là người giúp bà thể hiện ra bằng hình ảnh đó.
Tuy nhiên theo điều 8 Nghị định 100/2006:
1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm
văn học nghệ thuật và khoa học.
2. Tổ chức, cá nhân hỗ trợ, góp ý hoặc cung cấp tư liệu cho người khác
sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.
Theo điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ về quyền nhân thân của tác giả có quy
định:
“Bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm, khơng cho người khác sửa chữa, cắt xén
hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự
và uy tính của tác giả.”
Cuối cùng, Hội đồng xét xử công nhận họa sĩ Lê Linh là tác giả duy nhất
của bộ truyện Thần đồng đất Việt và bốn hình tượng nhân vật trong truyện là
Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo. Tịa buộc cơng ty Phan Thị chấm dứt việc
tiếp tục sáng tác những biến thể của nhân vật, yêu cầu bị đơn xin lỗi công khai
họa sĩ Lê Linh ba kỳ liên tiếp trên các báo. Công ty Phan Thị phải trả phí thuê
luật sư phía Lê Linh là 15 triệu đồng (yêu cầu ban đầu của nguyên đơn là 20 triệu
đồng).
2.2. DẤU HIỆU CỦA VI PHẠM DÂN SỰ
Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền được bảo vệ danh
dự, nhân phẩm, uy tín:
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp
luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền u cầu Tịa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến
danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Vậy nên, nếu một người xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì
đã vi phạm quy định pháp luật dân sự, xâm phạm đến chủ thể được Bộ luật dân

sự 2015 bảo vệ.
Ví dụ 1: Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng th nhà.
Ví dụ 2: Cơng ty A ký kết hợp đồng mua bán 1 tấn gạo với công ty B. Theo
thỏa thuận bên A có trách nhiệm giao hàng cho bên B vào ngày 10/10/2020. Đến
ngày giao hàng mà A không mang hàng đến, do điều kiện sản xuất B phải mua
hàng của C. Như vậy A có trách nhiệm phải trả số tiền chênh lệch giữa giá trị
11

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

hàng hóa mà B mua của C so với giá thị trường. Ở ví dụ này trách nhiệm dân sự
do vi phạm nghĩa vụ dân sự là bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Như vậy, trách nhiệm pháp lý dân sự phát sinh khi có nghĩa vụ dân sự mà khơng
thực hiện hay thực hiện không đúng. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp
đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự). Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự do người của
pháp nhân gây ra.
Ví dụ 3: Bạn ký hợp đồng với Công ty xây dựng để xây nhà trong thời hạn
6 tháng. Tuy nhiên, đội xây dựng của Công ty do thiếu trách nhiệm nên hơn 6
tháng chưa xây xong. Họ đã vi phạm nghĩa vụ về thời hạn hồn thành cơng việc.
Vi phạm đó gây thiệt hại là làm bạn khơng có nhà ở như dự định và phải tiếp tục
mướn nhà ở. Công ty phải bồi thường số tiền phát sinh này cho bạn, đó là trách
nhiệm dân sự.
2.3. PHÂN LOẠI VI PHẠM DÂN SỰ
2.3.1. Vi phạm nghĩa vụ
Theo điều 351, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ :

“1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối
với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ khơng thực hiện
nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không
đúng nội dung của nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả
kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ khơng phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được
nghĩa vụ không thực hiện được là hồn tồn do lỗi của bên có quyền.”
Nghĩa vụ hợp đồng được hiểu là việc một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi
chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc
giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện cơng việc nhất
định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có
quyền) dựa trên căn cứ giao kết hợp đồng của các bên.
Vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng là việc bên có nghĩa vụ khơng thực hiện
nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không
đúng nội dung của nghĩa vụ (Khoản 1 Điều 351 BLDS). Cũng theo quy định này,
bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với
bên có quyền. Như vậy, BLDS Việt Nam đã có một tuyên bố rất rõ ràng như thế
nào là vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng để từ đó làm căn cứ áp dụng các biện
pháp chế tài cho việc vi phạm. Trong khi đó, theo pháp luật Nhật Bản, khi nói về
vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, Minpo không chứa bất kỳ quy định nào nêu
lên khái niệm của vấn đề này, mà chỉ đề cập đến các biện pháp chế tài cho việc vi
12

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892


phạm (Điều 414, 415, 541 và 543 Minpo). Nói cách khác, Minpo chỉ nêu lên
quyền áp dụng các biện pháp buộc thực hiện nghĩa vụ nhất định, bồi thường thiệt
hại hay chấm dứt hợp đồng cho bên có quyền khi bên có nghĩa vụ khơng thực
hiện nghĩa vụ đó; cịn như thế nào là khơng thực hiện nghĩa vụ thì Minpo khơng
đề cập đến. Về vấn đề này, có thể thấy pháp luật Việt Nam rõ ràng hơn pháp luật
Nhật Bản trong việc đánh giá có hay khơng việc vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ
hợp đồng, để từ đó có đủ cơ sở để áp dụng biện pháp chế tài.
Bên cạnh việc đưa ra khái niệm vi phạm nghĩa vụ, BLDS Việt Nam cũng
đưa ra khái niệm như thế nào là vi phạm nghiêm trọng nhằm áp dụng các biện
pháp chế tài mang tính chất cứng rắn hơn. Theo Khoản 2 Điều 423 BLDS, vi
phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức
làm cho bên kia khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Đây là cơ
sở để bên có quyền áp dụng các biện pháp như hủy bỏ hợp đồng và đơn phương
chấm dứt hợp đồng theo quy định tại các Điều 424 và 428 BLDS. Về phần luật
Nhật Bản, cũng liên quan đến khái niệm này, Minpo khơng có bất kỳ điều khoản
nào để miêu tả về vi phạm nghiêm trọng trong hợp đồng nhằm làm cơ sở cho
việc áp dụng các biện pháp chế tài nghiêm khắc. Tuy nhiên, trong một phán
quyết của Tòa án tối cao Nhật Bản, Tòa án đã cho rằng những vi phạm nhỏ về
nghĩa vụ trong hợp đồng không phải là lý do để dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng.
Cụ thể bản án cho rằng, vi phạm nghĩa vụ phụ trong hợp đồng được xem là vi
phạm không nghiêm trọng, bởi vì mục đích của hợp đồng về cơ bản khơng bị ảnh
hưởng nhiều. Nói cách khác, mặc dù khơng có luật thành văn để xác định như thế
nào là vi phạm nghiêm trọng để áp dụng biện pháp chế tài về chấm dứt hợp đồng,
nhưng thực tiễn xét xử của Nhật Bản đã công nhận rằng vi phạm nhỏ là những vi
phạm không gây ảnh hưởng nhiều đến việc đạt được mục đích của việc giao kết
hợp đồng và do vậy không được áp dụng biện pháp chế tài chấm dứt hợp đồng
trong trường hợp đó.
2.3.2. Vi phạm gây thiệt hại ngoài hợp đồng
Vi phạm gây thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là loại vi phạm không phát
sinh từ quan hệ hợp đồng; mà là hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng,

sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người
khác và gây thiệt hại.

13

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

CHƯƠNG 3. TRÁCH NHIỆM VI PHẠM DÂN SỰ
3.1. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
3.1.1. Khái niệm
Trách nhiệm dân sự (TNDS) là một trong các loại trách nhiệm pháp lý.
TNDS có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Theo nghĩa rộng, TNDS được hiểu là: bổn phận xác định của các chủ thể
pháp luật dân sự trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung và
pháp luật nói riêng, vì lợi ích nhà nước, xã hội và các chủ thể khác. Hoặc TNDS
là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng nhằm khơi phục lại tình trạng
ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm.
TNDS (theo nghĩa hẹp) là: các biện pháp có tính cưỡng chế áp chế đối với
người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác, người gây
thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của
mình.
3.1.2. Đặc điểm
 Đặc điểm chung
Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý nói chung, nên giống
như các loại trách nhiệm pháp lý khác, nó cũng có những đặc điểm chung sau
đây:
- Là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm, chỉ được áp dụng khi có hành vi

vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó.
- Là một hình thức cưỡng chế của nhà nước và do cơ quan có thẩm quyền
của nhà nước áp dụng.
- Luôn mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm.
 Đặc điểm riêng
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự là hành vi vi phạm luật dân sự hoặc
vi phạm hợp đồng: đó là việc khơng thực hiện, thực hiện khơng đúng, khơng đầy
đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự.
- Trách nhiệm dân sự là biện pháp cưỡng chế mang tính tài sản. Đây chính
là đặc điểm cơ bản của trách nhiệm dân sự. Do đó, trách nhiệm dân sự của người
vi phạm bao giờ cũng là sự bù đắp cho bên vi phạm những lợi ích vật chất nhất
định.
- Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự có thể là người vi phạm nhưng cũng có
thể là người khác, như là người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành
niên, pháp nhân, cơ quan, tổ chức.

14

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

- Hậu quả bất lợi mà người vi phạm phải chịu là việc bắt buộc phải thực

hiện nghĩa vụ hoặc bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền và khắc phục vật chất
cho bên vi phạm.

- Trách nhiệm dân sự nhằm đền bù hoặc khôi phục lại quyền và lợi ích
bị xâm phạm.

3.2. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ DÂN SỰ
Khái niệm trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự: Trong nghĩa vụ dân sự
các chủ thể mang nghĩa vụ đều phải thực hiện đúng và đầy đủ. Nếu một bên
không thực hiện, thực hiện không đúng, khơng đầy đủ nội dung của nghĩa vụ thì
phải chịu TNDS đối với người có quyền. TNDS do có vi phạm nghĩa vụ dân sự
là điều bắt buộc đối với bên vi phạm nghĩa vụ, chỉ hình thành giữa các bên chủ
thể trong một quan hệ nghĩa vụ đang tồn tại và nó chỉ phát sinh khi có sự vi
phạm nghĩa vụ. Có thể hiểu, nghĩa vụ dân sự là cái có trước, cịn TNDS là do vi
phạm nghĩa vụ dân sự là cái có sau. Mặt khác, nếu các bên thực hiện nghĩa vụ
của mình trong thời hạn đã được xác định và các bên tự giác thực hiện nghĩa vụ
đó thì quan hệ nghĩa vụ, cịn trong trường hợp nghĩa bị vi phạm , quan hệ pháp
luật phát sinh là quan hệ nghĩa vụ, còn trong trường hợp nghĩa vụ bị vi phạm,
quan hệ phát sinh sau đó là quan hệ trách nhiệm.
Như vậy, có thể hiểu TNDS do vi phạm hợp đồng hoặc do không thực hiện
một nghĩa vụ đã có giữa các bên chủ thể được gọi là “TNDS do vi phạm nghĩa
vụ”. “Trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ dân sự phải
tiếp tục thực hiện đúng hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa
vụ của họ gây ra. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ bao gồm trách nhiệm
do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ.
3.2.1. Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự
Điều 352: Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
“Khi bên có nghĩa vụ thực hiện khơng đúng nghĩa vụ của mình thì bên có
quyền được u cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”.
Trách nhiệm dân sự là hậu quả bất lợi mà bên vi phạm phải gánh chịu khi vi
phạm thực hiện nghĩa vụ. Khoản 1 Điều 351 BLDS 2015 quy định: “Bên có
nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có
quyền”. Theo đó, trách nhiệm mà bên vi phạm phải chịu có thể là bồi thường
thiệt hại xảy ra, hoặc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Trong đó, pháp luật quy định
về tiếp tục thực hiện nghĩa vụ việc bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực
hiện tiếp nghĩa vụ mà mình vi phạm. Đây là trách nhiệm mà bên vi phạm nghĩa

vụ phải gánh chịu khi không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã
thỏa thuận, thì bên có quyền có thể yêu cầu họ thực hiện tiếp tục nghĩa cụ đó.
Quy định này mang tính bao quát, và giúp bảo vệ lợi ích của bên mang quyền
một cách tốt nhất, bởi lẽ trong quan hệ nghĩa vụ việc thực hiện nghĩa vụ có vai
trị quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của bên mang quyền.
Điều 353: Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ
15

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

Chậm thực hiện nghĩa vụ là bên có nghĩa vụ phải có hành động cụ thể
hướng tới bên có quyền, thơng báo cho bên có quyền biết về việc mình khơng thể
hồn thành nghĩa vụ đúng thời hạn. Bên có quyền chấp nhận việc gia hạn cho
bên có nghĩa vụ để hồn thành nghĩa vụ. Bản thân bên có nghĩa vụ phải có các
biện pháp, hành động chứng tỏ việc thực hiện nghĩa vụ vẫn diễn ra và vẫn tiếp
tục thực hiện nghĩa vụ. Bên có nghĩa vụ phải thơng báo ngay về việc chậm thực
hiện nghĩa vụ cho bên có quyền và việc khơng thực hiện đúng thời hạn. Việc
chậm thực hiện nghĩa vẫn khiến bên có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nốt nghĩa
vụ của mình, trừ trường hợp bên có quyền u cầu khơng tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ.
BLDS năm 2015 đưa ra khái niệm tại khoản 1 Điều 353:
“Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc
chỉ được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện
nghĩa vụ đã hết”
Trong trường hợp hợp nghĩa vụ hợp nghĩa vụ bị chậm thực hiện, theo khoản
2 Điều 353 BLDS năm 2015 có quy định:
“Bên chậm thực hiện phải có nghĩa vụ thơng báo ngay cho bên có quyền được

bết về việc khơng thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.”
Việc thơng báo này phải nhanh chóng và kịp thời để đảm bảo cho bên có
quyền có các biện pháp xử lý như cho phép gia hạn thực hiện hợp đồng hay giảm
thiểu rủi do do việc chậm thực hiện hợp đồng của các bên có nghĩa vụ gây ra.
Bên có nghĩa vụ phải thơng báo về việc chậm thực hiện nghĩa vụ, bên có quyền
có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ thực hiện tiếp nghĩa vụ đã cam kết, giúp cho
các bên có thể hoàn thành hợp đồng theo như mong muốn, nguyện vọng ban đầu.
Điều 355: Chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ
Chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ dân sự được hiểu là “tiếp nhận việc thực
hiện nghĩa vụ muộn hơn thời hạn đã cam kết, thỏa thuận”. Bên có quyền chậm
tiếp nhận việc thưc hiện nghĩa dân sự là việc bên có quyền tiếp nhận việc thực
hiện nghĩa vụ muộn hơn thời hạn đã cam kết, thỏa thuận với bên có nghĩa vụ.
Theo quy định tại khoản 1 điều 355 BLDS năm 2015 thì “Chậm tiếp nhận
việc thực hiện nghĩa vụ dân sự là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có
nghĩa vụ đã thực hiện theo thỏa thuận nhưng bên có quyền khơng tiếp nhận việc
thực hiện nghĩa vụ đó”.
Trách nhiệm của các bên trong việc chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ2
Người có nghĩa vụ không được miễn việc thực hiện nghĩa vụ nhưng được
miễn mọi điều bất lợi gắn liền với việc không thực hiện nghĩa vụ. Khi bên có
quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ, thì bên có nghĩa vụ vẫn phải có

2 Khoản 2,3 Điều 355 Bộ luật Dân sự 2015

16

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892


các biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản và có quyền u cầu thanh tốn chi
phí hợp lý phát sinh đối với việc bảo quản đó.
Nếu đối tượng của nghĩa vụ có nguy cơ bị hư hỏng, thì bên có nghĩa có
quyền bán tài sản đó và trả cho bên có quyền khoản tiền thu được từ việc bán tài
sản sau khi trừ đi chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó. Bên có nghĩa vụ
khơng phải chờ sự đồng ý của bên có quyền về việc bán tài sản của mình.
Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ chỉ phải bồi thường
thiệt hại cho bên có nghĩa vụ nếu việc chậm tiếp nhận đó làm phát sinh thiệt hại
cho bên có nghĩa vụ.
Điều 358: Trách nhiệm do khơng thực hiện hoặc không được thực hiện
một công việc.
Đây là trường hợp TNDS trong hợp đồng phát sinh khi của hợp đồng là
công việc phải thực hiện hoặc không thực hiện. Nếu các bên thỏa thuận bên có
nghĩa vụ phải làm một việc hay khơng được làm một việc, thì bên có nghĩa vụ
phải thực hiện theo đúng thỏa thuận đó. Đối tượng là công việc phải thực hiện
hoặc không thực hiện thường xuất hiện trong các hợp đồng gia công hoặc dịch
vụ.
Khi các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng về việc thực hiện hay khơng thực
hiện, mà bên có nghĩa vụ vi phạm cam kết đó thì bên có nghĩa vụ phải chịu
TNDS.
Điều 358 BLDS quy định:
“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện một cơng việc mà mình
phải thực hiện thì bên có quyền có thể có yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực
hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện cơng việc đó và
u cầu bên có nghĩa vụ thanh tốn chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.
2. Khi bên có nghĩa vụ khơng được thực hiện một cơng việc mà lại thực
hiện cơng việc đó thì bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ chấm dứt việc thực
hiện, khơi tình phục trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.”
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong việc vi phạm này thường đi kèm với
biện pháp tiếp tục thực hiện hoặc chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ. Đó là biện

pháp nhằm ngăn chặn hậu quả xấu đã hoặc có thể xảy ra cho bên bị vi phạm hợp
đồng còn biện pháp chế tài bồi thường thiệt hại đi kèm nhằm đền bù, khắc phục
những thiệt hại về mặt vật chất cho bên bị vi phạm.
3.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH)
 Khái niệm
Bồi thường thiệt hại là hình thức TNDS nhằm buộc bên có hành vi gây ra
thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và
tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Có thể nói rằng, bồi thường thiệt hại là
chế tài quan trọng và cơ bản nhất nhằm bảo đảm lợi ích của bên bị vi phạm, tạo
17

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

ra khả năng bảo đảm lợi ích tối đa cho mọi bên có liên quan trong quan hệ hợp
đồng. TNBTTH chỉ phát sinh từ một hợp đồng hợp pháp và có hiệu lực pháp
luật.
Theo điều 360 BLDS 2015 có quy định, bên có nghĩa vụ phải bồi thường
tồn bộ thiệt hại cho bên có quyền.
 Loại thiệt hại được bồi thường
Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về
tinh thần: 3
-

Thiệt hại về vật chất: bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn
chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Trong lĩnh vực hợp đồng, cái khoản lợi đáng ra được hưởng cũng là thiệt hại
được bồi thường. 4


-

Thiệt hại về tinh thần: gồm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín
và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể. (Ví dụ như quyền về hình ảnh)

Lưu ý: Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của
bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức
độ lỗi của mình.
Lỗi trong trách nhiệm dân sự 5 bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý:
Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây
thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong
muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Lỗi vô ý là trường hợp một người khơng thấy trước hành vi của mình có
khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra
hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt
hại sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.”
 Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
Theo điều 362 BLDS 201: “Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần
thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình.”
Nếu khơng ngăn chặn, hạn chế mà có thể ngăn chặn, hạn chế được thì trong
trường hợp này, thiệt hại đáng ra ngăn chặn hoặc hạn chế được sẽ không được
bồi thường.
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại: Chi phí hợp lý là
một số tiền đúng với sự cần thiết phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục
thiệt hại. Tính hợp lý của các chi phí này được hiểu vào trường hợp đó, bất cứ ai
3 Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015
4 Khoản 2 Điều 419 Bộ luật dân sự 2015
5 Điều 364 Bộ luật Dân sự 2015


18

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

bị thiệt hại cũng phải áp dụng các biện pháp để khắc phục, hạn chế tối đa nhất
các thiệt hại có thiệt hại có thể xảy ra.
3.2.3. Phạt vi phạm (phạt hợp đồng)
 Khái niệm
Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi
phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
Để có phạt vi phạm hợp đồng thì đầu tiên phải có vi phạm nghĩa vụ. Tuy
nhiên bản thân việc vi phạm nghĩa vụ chưa đủ để áp dụng phạt vi phạm hợp
đồng, để áp dụng phạt vi phạm hợp đồng phải có cả sự thỏa thuận giữa các bên
trong hợp đồng. Vì vậy, nếu khơng có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng thì
khơng có phạt vi phạm cho dù có vi phạm. Đây là điểm khác nhau giữa phạt vi
phạm và bồi thường thiệt hại.
 Mức phạt vi phạm
Mức phạt vi phạm là một khoản tiền nhất mà các bên vi phạm nghĩa vụ phải
nộp cho bên bị vi phạm.
Khoản 2 điều 418 quy định:
“Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan
có quy định khác.”
Ví dụ:6
Ơng V.Q (ngụ phường Cô Giang, quận 1, TP HCM) ký hợp đồng cho một
cá nhân thuê căn nhà 4 tầng ở quận Gị Vấp (TP HCM) để làm chỗ ở gia đình và
văn phịng cơng ty, thời hạn 5 năm, giá th được thỏa thuận theo từng năm.
Trong hợp đồng thuê nhà có nội dung về giải quyết đơn phương chấm dứt hợp

đồng.
Tuy nhiên, điều khoản về chấm dứt hợp đồng nêu khá sơ sài, đại ý: Nếu bên
A (hoặc B) đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà này trước hạn thì phải báo
cho bên B (hoặc A) ít nhất một tháng...
Ông Q. giao nhà và lập kế hoạch về tài chính, sinh hoạt... cho 5 năm tới.
Sau gần 1 năm êm đẹp, đùng một cái, bên thuê báo tin "tháng sau tôi trả nhà". Lý
do trả trước hạn, bên thuê cho biết vì có kế hoạch khác, mong thơng cảm! Ông Q.
trả lời: "Đồng ý. Dừng trước hạn thì phải chịu phạt tiền theo hợp đồng".
Nhưng khi xem lại hợp đồng thì thấy khơng hề có điều khoản về phạt tiền
đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn.
Như vậy, trong trường hợp này, cơ sở pháp lý cao nhất trong trường hợp
này là hợp đồng thuê nhà mà hai bên đã ký, trong đó phải có điều khoản về phạt
vi phạm hợp đồng. Căn cứ vào đó để buộc bên vi phạm trả tiền phạt. Nếu bên vi
6 Tư Văn (2022). Ngậm trái đắng khi bị vi phạm hợp đồng, Người Lao Động

19

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

phạm khơng thực hiện nghĩa vụ thì bên cho th có thể làm đơn khởi kiện lên cơ
quan có thẩm quyền, đề nghị can thiệp đòi quyền lợi. Như vậy ông Q. đã thua
vừa không lấy được tiền phạt vừa nhận lại nhà trong tình cảnh lỡ dở nhiều thứ.
 Kết hợp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Phạt vi phạm khơng lệ thuộc vào thiệt hại (dù có thiệt hại xảy ra hay khơng
thì vẫn bị phạt vi phạm khi có hành vi vi phạm).
Trong lĩnh vực dân sự, khoản 3 điều 418 quy định phạt vi phạm và bồi
thường không đương nhiên kết hợp với nhau. Phạt và bồi thường chỉ kết hợp với

nhau khi các bên có sự thỏa thuận về sự kết hợp ấy mà thơi.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận
về việc vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt
vì vi phạm.
3.3. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
3.3.1. Khái niệm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát
sinh giữa các chủ thể mà trước đó khơng có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan
hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi
hành hợp đồng đã ký kết.
Ví dụ 1: A thuê B đến sơn lại nhà cho mình. Trong quá trình làm việc, B đã
ăn trộm chiếc điện thoại của A đã bán cho người khác. Trong trường hợp này
không thể tìm lại chiếc điện thoại thì A chỉ có thể khởi kiện B yêu cầu bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
Ví dụ 2: A cho B thuê nhà làm trụ sở. Do sơ suất A làm cháy nhà mình và
lửa cháy sang nhà B làm thiệt hại cho B. B có thiệt hại. Chúng ta nhận thấy rằng
mặc dù giữa A và B có tồn tại một quan hệ hợp đồng thuê. Nhưng thiệt hại A gây
ra cho B khơng xuất phát từ hợp đồng th mà chính từ sự bất cẩn của A. Vì vậy
đây sẽ được xem là thiệt hại ngoài hợp đồng.
3.3.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 có quy định:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy
định khác.”
Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH bao gồm 3 yếu tố chính:
- Có thiệt hại xảy ra:

20


Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Trách
nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh
thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất
được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính tốn được thành một số tiền
nhất định. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương,
buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lịng tin…
và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
+ Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm7
+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm8
+ Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm9
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm10
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật:
Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của
chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm
đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm:
Làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc
phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược
lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ
là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất
yếu có tính quy luật chứ khơng phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu
của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy

ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.
3.3.3. So sánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng

Thời
điểm
phát sinh
trách
nhiệm

Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng

Kể từ thời điểm hợp đồng bắt
đầu có hiệu lực và có bên vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Kể từ thời điểm xảy ra hành vi
gây thiệt hại.

7 Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015
8 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015
9 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015
10 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015

21

Downloaded by Natalie Duerre ()



lOMoARcPSD|19480892

Điều kiện
phát sinh
trách
nhiệm

Chủ thể
chịu
trách
nhiệm

Các bên thỏa thuận đặt ra các
điều kiện phát sinh có thể bao
gồm đầy đủ những điều kiện
như bên vi phạm hợp đồng
khơng có lỗi phải bồi thường
thiệt hại.

Có thiệt hại xảy ra, có lỗi, có
hành vi trái pháp luật, có mối
quan hệ nhân quả những hành vi
trái pháp luật và hậu quả xảy ra.

Là bên tham gia hợp đồng mà
không thể áp dụng với người
thứ 3.


Là người có hành vi trái pháp
luật; hoặc người khác như cha,
mẹ của người chưa thành niên,
người giám hộ đối với người
giám hộ, pháp nhân đối với
người của pháp nhân,…

Ngoài những đặc điểm khác biệt ở trên thì trách nhiệm BTTH ngồi hợp
đồng cịn khác trong hợp đồng ở chỗ: khi thực hiện xong việc BTTH thì quan hệ
về BTTH ngồi hợp đồng cũng chấm dứt còn đối với BTTH trong hợp đồng thì
sau khi thực hiện xong việc BTTH, hợp đồng vẫn có hiệu lực và các bên vẫn phải
tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã ký kết.
3.3.4. Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng 11
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể
thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật
hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi
thường nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý và thiệt hại q lớn so với khả năng
kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc
bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì khơng được bồi
thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm khơng được bồi thường nếu thiệt hại
xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế
thiệt hại cho chính mình.
Ví dụ: Bên cạnh nhà A có nhà máy sản xuất nước đá, nhà A bên cạnh nên
ảnh hưởng rất lớn, tường nhà A luôn luôn ẩm ướt, nước chảy tràn trên sàn nhà,
dẫn đến có thể xảy ra chập điện bất cứ lúc nào. Vậy trách nhiệm bồi thường thiệt

hại cho nhà A của nhà máy sản xuất nước đá đó là như thế nào?

11 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015

22

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

Đầu tiên có thể xác định được thiệt hại của gia đình anh trong trường hợp
này là thiệt hại về tài sản, tường nhà anh bị ẩm thấp có thể xảy ra chập điện bất
cứ lúc nào do hoạt động sản xuất của nhà máy nước bên cạnh gây ra.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 585 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại BLDS
2015, với trường hợp của nhà anh A thì nhà máy sản xuất nước đá đó với anh A
nên có sự thỏa thuận với nhau, mức bồi thường thiệt hại này sẽ dựa trên sự thỏa
thuận của hai bên để đảm bảo bồi thường kịp thời. Có thể bồi thường bằng tiền
mặt hoặc bằng việc khắc phục tình trạng tường nhà anh A bị ảnh hưởng.
3.3.5. Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân
Điều 586 BLDS 2015 có quy định như sau:
“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà cịn cha, mẹ thì cha, mẹ
phải bồi thường tồn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường
mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi
thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải
bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ
phải bồi thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó

khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì
người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu
người được giám hộ khơng có tài sản hoặc khơng đủ tài sản để bồi thường thì
người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng
minh được mình khơng có lỗi trong việc giám hộ thì khơng phải lấy tài sản của
mình để bồi thường.”
Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất
năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân
khác trực tiếp quản lý
“1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản
lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong
thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân
khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này khơng phải bồi thường nếu chứng minh được mình khơng có lỗi trong
quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm
tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.”

23

Downloaded by Natalie Duerre ()


lOMoARcPSD|19480892

Ví dụ 1: A là học sinh lớp 8 (14 tuổi) một hôm trên đường đi học bằng
chiếc xe đạp mini Nhật, do tính thích thể hiện trước các bạn gái, thấy xung quanh
nhiều bạn gái đi cùng đường với mình A liền lượn lách, đánh võng, khơng làm
chủ được chiếc xe đạp dẫn đến việc đâm vào ông C- 75 tuổi đang đi bộ tập thể

dục, làm ông C ngã, gãy xương sườn. Mọi người xung quanh vội cho đi viện
nhưng do tuổi cao sức yếu nên sau đó ông C bị nằm liệt giường, k đi lại được,
mọi sinh hoạt phải có người chăm sóc.
Có thể thấy rõ ràng hành vi đi xe đạp nghịch ngợm lượn lách, đánh võng
của A đã gây thiệt hại sức khỏe cho ông C, thiệt hại này đã xảy ra, ở đây phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như quy định tại Điều 584
BLDS 2015. Như vậy, A sẽ phải bồi thường thiệt hại về hành vi gây thiệt hại về
sức khỏe cho ông C.
Nhưng chủ thể bồi thường thiệt hại đây là ai thì tại khoản Điều 586 BLDS
2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân đã chỉ
rõ, do đó trong tình huống này cha mẹ của A sẽ phải bồi thường thiệt hại về sức
khỏe cho ơng C.
Ví dụ 2: A là người chưa thành niên học tại trường B. Thông thường sau
giờ học trường B đưa A về và để A tại một bãi đưa đón cách nhà A vài trăm mét.
Và thông thường cha mẹ A đến đón khi trường để A tại địa điểm đó. Trong một
lần trường B đưa A về thì cha mẹ A khơng kịp thì A tự về từ bến đưa đón về nhà.
Trong đoạn đường từ bến về nhà, A đã đốt nhà hàng xóm.
Trong trường hợp này, ta khẳng định A gây thiệt hại không trong thời gian
trường trực tiếp quản lý, khơng có cơ sở để quy trách nhiệm cho trường. Vậy
phải quy trách nhiệm cho ai. Trong trường hợp này khoản 3 điều 599 cha mẹ phải
bồi thường.
3.3.6. Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của pháp nhân
 Pháp nhân
Dựa theo những quy định tại điều 74 BLDS 2015, ta có thể đưa ra một khái
niệm cơ bản của pháp nhân như sau:
Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con người, được pháp luật của Nhà
nước quy định có quyền hạn chủ thể. Tuy nhiên, khơng phải bất kỳ một tổ chức
nào cũng được Nhà nước công nhận có tư cách pháp nhân. Chỉ những tổ chức
được thành lập theo trình tự, thủ tục và có đủ các điều kiện do pháp luật quy định
hoặc tồn tại trên thực tế đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định và

được Nhà nước công nhận thì mới có tư cách pháp nhân.
 Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH của pháp nhân
Trên cơ sở điều 597 BLDS 2015:
- Có thiệt hại (do người của pháp nhân gây ra) và là ngoài hợp đồng.

24

Downloaded by Natalie Duerre ()


×