Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu phong cách thời trang Menswear

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.82 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH THỜI TRANG MENSWEAR
Lê Thị Mỹ Duyên, Trần Thị Xiếu Tiên, Đặng Thị Ngọc Vân,
Lại Thị Thùy Linh, Nguyễn Vũ Quỳnh Phương
Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Đào Thị Thảo Hiền
TÓM TẮT
Menswear là tên gọi để chỉ trang phục cũng như phong cách ăn mặc như nam giới. Tất cả những gì mà phái
mạnh khốc lên mình giờ đây bỗng có một sức cuốn hút đặc biệt với nữ giới khi các cơ nàng có thể “diện”
quần tây, áo sơ mi, veston như nam giới với sự quyến rũ riêng. Chưa bao giờ, nữ giới lại chiếm thế thượng
phong đến thế trong những thiết kế menswear vốn mặc định gắn liền với nam giới. Phụ nữ, một cách tự
nhiên, khốc trên mình bộ trang phục mang âm hưởng mạnh mẽ đầy nam tính, bỗng chốc trở nên ấn tượng
và dồn mọi sự chú ý từ xung quanh về phía mình, thay vì về phía những người đàn ông trong set đồ bảnh
bao.
Từ khóa: bộ sưu tập Le Smoking, dandy style, nữ quyền, phong cách thời trang bình đẳng giới, Pop –
Madonna
1. PHONG CÁCH THỜI TRANG MENSWEAR
1.1 Khái quát phong cách
Menswear được coi là một tuyên ngôn mạnh mẽ của phái nữ xóa bỏ định kiến về cách
ăn mặc giữa nam và nữ, ra đời để chứng minh rằng những gì đàn ơng mặc trên người,
phụ nữ cũng có thể làm y chăng, thậm chí là đẹp hơn, hấp dẫn và cuốn hút hơn. Phong
cách thời trang menswear đã xóa nhịa ranh giới thời trang hai phái từ những năm đầu
thế kỷ 20 ở các quốc gia phương Tây và cho đến thời điểm hiện tại, menswear đã chứng
minh sự ảnh hưởng của nó trên tồn thế giới. Menswear là cách biến tấu những món
đồ vốn chỉ dành cho đàn ơng trở nên hài hịa, thanh lịch và cá tính với cơ thể phụ nữ.
Khơng phải là dạng rộ lên rồi tắt lịm, menswear âm ỉ tồn tại trong chuỗi dài lịch sử
thời trang thế giới, là phong cách mà chỉ có những phụ nữ thực sự có gu mới tìm đến
và mặc được, mặc đẹp.

Hình 1

Khi mà thời đại ngày nay, phái đẹp khơng cịn chuẩn mực với phong cách váy áo “bánh bèo”, gạt những


hình ảnh dịu dàng nữ tính trong những bộ váy kiêu sa, lộng lẫy, thì thời đại của Menswear bắt đầu khởi
xướng và trở thành trào lưu.

913


1.2 Lịch sử, Giai đoạn hình thành và phát triển.
1.2.1. Lịch sử
Thời trang chủ đạo của phụ nữ những năm 1920 bắt đầu vay mượn phong cách của nam giới. Cùng với dáng
váy ngắn, hình ống của Flapper, một phong cách nam tính nghiêm túc cũng đang thịnh hành. Phụ nữ cắt tóc,
đơi khi ngắn như đàn ơng - kiểu Eton - và mặc những chiếc áo khoác được thiết kế riêng và áo khoác. Tuy
nhiên, ngay cả những phụ nữ phấn đấu cho tầm cao của thời trang cũng mặc trang phục tơn vẻ nam tính của họ
với váy. Quần tây chỉ được chấp nhận trong các môn thể thao và chắc chắn không phải trong cuộc sống hàng
ngày cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Năm 1928, phụ nữ cuối cùng đã được bỏ phiếu theo các điều khoản giống như nam giới. Trong bối cảnh thay
đổi này, các tạp chí và báo chí đã dấy lên cảnh báo sự đảo ngược vai trò giới tiềm ẩn được thể hiện trong quần
áo.

Hình 2

Hình 3

1.2.2. Nguồn gốc hình thành
Menswear có mối quan hệ mật thiết với ‘dandy style’. Người khởi xướng trào lưu này là George Bryan Beau
Brummell, một người bạn của Vua George IV. Brummell, nổi tiếng với phong cách ăn mặc cầu kỳ và tinh tế,
với các bộ suit được may đo kỹ lưỡng, áo khoác đuôi tôm sẫm màu, đi bốt đua ngựa, thắt nơ hoặc cà vạt chỉnh
tề. Xu hướng ăn mặc này không chỉ ảnh hưởng đến phong cách của những người đàn ông trung lưu khao khát
gia lập giới thượng lưu mà còn khiến cho phái đẹp mê
mệt. Người phụ nữ dần trút bỏ những bộ váy phồng diêm dúa hay áo corset thắt đáy lưng ong để thử nghiệm
những bộ trang phục rộng rãi đậm chất nam tính.


914


Hình 4: phụ nữ tự tin và thoải mái mang phong cỏch nam tớnh
Ting Phỏp cng cú t Garỗonne do văn sỹ người Pháp J.K. Huysmans khai sinh năm
1880 chỉ những phụ nữ chuyên mặc trang phục và để kiểu tóc như nam giới. Nó được
dùng lại và được nhà văn Victor Margueritte phổ biến những năm 1920 để gọi các quý
cô nổi loạn, dám từ bỏ chiếc áo corset bó buộc hay áo khốc nhỏ để chuyển sang những
trang phục rộng rãi, thoải mái mang phong cách nam tính.
Phong cỏch Garỗonne chung nhng chic ỏo cú thit k lm
ngc trông phẳng hơn và dài phủ hông để che đi đường cong
cơ thể. Phụ nữ theo phong cách này thường cắt tóc ngắn và làm mọi thứ để thốt khỏi
vẻ nữ tính yếu đuối Thế chiến thứ nhất là một trong những chất xúc tác cho sự biến
chuyển chính trong giải phóng phụ nữ, bao gồm cả thời trang. Phụ nữ bắt đầu chọn
những trang phục gọn gàng và năng động hơn. Trang phục nam giới là nguồn cảm
hứng bất tận cho phong cách menswear của các q cơ có cá tính mạnh mẽ.
Hình 5
Một số phụ nữ đổi qua mặc suit, quần dài thay vì váy xịe, chọn họa tiết kẻ sọc, ca-rơ thay vì hoa lá… Phụ
kiện cũng được tiết chế bớt. Dĩ nhiên sự thay đổi quyết liệt này không chỉ xảy ra trong một đêm và được sự
tán đồng của tất cả mọi người.
1.2.1 Phát triển
Trong thập niên 20 là Coco Chanel. Cô nổi loạn rũ bỏ phong cách nữ tính ngày nào và
đón nhận phong cách ái nam ái nữ, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển hướng tới
việc trao quyền cho phụ nữ và mở đường cho quần áo lấy cảm hứng từ nam giới, thiết
kế những bộ vest thanh lịch, áo khoác vải tuýt và trang phục đơn giản hàng ngày cho phụ
nữ.
Coco Chanel đã khởi động trào lưu menswear bằng cách lăng xê mốt quần âu và áo jersey
- trước đây vốn là những trang phục dành riêng cho nam giới. Sau đó, bà sáng tạo mẫu
Hình 6: Coco

Chanel.

áo khốc len đặc trưng của nhà mốt: dáng hộp, với phần tay áo rộng và khuy cài kiểu
nam

Đến đầu thập niên 1960, quần âu bằng chất liệu khêu gợi và tông màu pastel trở thành lựa chọn thời thượng
cho các quý cô. Nhưng phải đợi đến năm 1966, khi nhà thiết kế huyền thoại Yves Saint Laurent tung ra bộ sưu
tập "Le Smoking" gồm tuxedo đậm chất thời trang, thì trào lưu menswear mới thực sự bùng nổ. Không những
tinh tế trong từng đường nét, các mẫu áo toát lên vẻ mạnh mẽ tiềm ẩn của nữ giới. Từ giới chuyên môn đến
khách hàng đều không ngừng ca ngợi bộ sưu tập này, biến "Le Smoking" thành một trong những bộ sưu tập
kinh điển có tầm ảnh hưởng lớn và quan trọng trong giới thời trang đến cả ngày nay.

915


Hình 8 BST “Le Smoking”.
Đến thời đại disco 1970, set đồ kinh điển bao gồm áo sơ mi tay dài phối cùng vest khơng tay, áo khốc blazer
kiểu nam, cà vạt chấm bi và quần kaki xếp ly phản ánh tính chất nổi loạn của nữ giới trong xã hội lúc bấy giờ.
Đơi khi, phụ nữ cịn mượn cả quần áo trong tủ đồ của bạn trai để tạo phong cách menswear riêng cho mình.
Sau đó những năm 1980 là tất cả về bộ đồ quyền lực, bao gồm một chiếc áo khoác được thiết kế riêng với
miếng đệm vai lớn và một chiếc váy dài đến đầu gối.

Hình 9 Giai đoạn 1970 của phong cách menswear.
Trong 20 năm gần đây thời trang lấy cảm hứng từ menswear ngày càng phổ biến từ vai điêu khắc, áo vest cài
cúc, họa tiết kẻ sọc, mũ phớt cổ điển và áo khoác trench cho đến quần jean boyfriend và bộ suit. Tuy nhiên,
cho đến gần đây, nó vẫn mang yếu tố nữ tính với phần eo thắt lại, thêm dải ruy băng hoặc ren, và màu phấn.

916



2 ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH
2.1 Form dáng
Là những trang phục tối giản mang kết cấu kiến trúc, gãy gọn, vuông vắn, chiếc áo vest với form dáng
xuông thẳng cùng đường cắt may tinh xảo, chất liệu dày. Từ những bộ suit, áo vest, áo sơ-mi, quần ống
rộng, sọc ca-rô, mũ fedora đến những chiếc áo khoác dài kiểu military. Phụ nữ cịn ưa chuộng những món
đồ được đặt tên boyfriend jeans, boyfriend blazers.
Vest: được may với chất liệu giống hệt như Suit Jacket và quần Âu nhằm tạo nên sự đồng điệu cho toàn
thể bộ trang phục, được thắt caravat. Vest được phối hợp với nhiều kiểu dáng khác nhau, có thể kết hợp
với quần jeans, quần skinny, áo phơng, áo sơ mi.
Suit: là một bộ Âu phục hoàn chỉnh bao gồm: áo khoác (Suit jacket) và quần âu. Chúng được may từ cùng
một loại vải, cùng chất liệu, cùng màu sắc và cùng họa tiết tạo cho người mặc sự đồng bộ
Áo ghi lê: Nó được mặc bên ngồi áo sơ mi nhưng bên dưới áo khoác và cần thiết phải được thể thao với
cà vạt hoặc nơ. Có những dạng ghi lê thùng thình tạo cảm giác dễ chịu.
Áo Sơmi: để tạo nên một diện mạo theo đúng chuẩn xu hướng menswear, diện áo khốc blazer boyfriend
phủ ngồi áo sơmi và quần jeans.
2.2 Màu sắc
Phong cách menswear tập trung vào những gam màu trung tính nhã nhặn, bao gồm những gam màu trầm
tối hoặc tơng lạnh. Có thể diện màu hoặc họa tiết kẻ sọc, nhưng không nên có q nhiều chi tiết trang trí
cầu kỳ. Các lớp cịn lại phải có màu tương phản hoặc tương đồng với trang phục chính.
2.3 Chất liệu
Vải tuýt si, vải jeans, da các loại, kate, vải quần tây, vải thun.…
3 CÁC BIỂU TƯỢNG VÀ NTK TIÊU BIỂU VỀ PHONG CÁCH
3.1 Các biểu tượng
Coco Chanel
Một trong những biểu tượng có sức ảnh hưởng lớn nhất thập niên 1920 cho đến ngày nay là Coco Chanel.
Bà được gọi là the first female dandy. Coco Chanel đã táo bạo bỏ đi những kiểu cách quá nữ tính trong
trang phục nữ và đi theo trường phái lưỡng tính (androgynous). Bà cũng là một trong những nhà thiết kế
đầu tiên giới thiệu trang phục quần tây cho phụ nữ. Nhiều thiết kế của bà được lấy cảm hứng từ trang phục
nam như bộ suit thanh lịch bằng chất liệu tweed huyền thoại, phổ biến đến tận ngày nay…
Marlene Dietrich và Katharine Hepburn

Không màng đến những bộ cánh lộng lẫy, hai nữ diễn viên đình đám này đắm mình trong những bộ vest cá
tính cùng với chiếc mũ chop cao đầy kiêu hãnh. Có thể nói, chưa bao giờ cái tơi và tính cá nhân của người
phụ nữ được đề cao lớn như vậy trong giai đoạn đầu thế kỷ 20 này. Chính phong cách menswear đã là mồi
lửa để cho tuyên ngôn nữ quyền được thắp sáng.
917


Hình 10 Marlene Dietrich.

Hình 11 Katharine Hepburn

3.2 Nhà thiết kế tiêu biểu về phong cách
Là người đi tiên phong trong lĩnh vực đồ menswear cho nữ giới vào thập niên 1930, nhà thiết kế huyền thoại
người Pháp Coco Chanel và sau này có thêm Yves Saint Laurent đều có chung một tư tưởng khi chứng minh
cho thế giới thấy, phụ nữ cần quyền tự quyết trong cuộc sống, cần giải phóng cả tư tưởng lẫn cách mặc. Những
bộ vest khơng chỉ dành riêng cho cánh mày râu. Và phụ nữ khơng cần cố nhịn ăn để có vịng eo 45 cm, nhét
mình khổ sở trong những chiếc corset, váy thắt eo chật chội. Thay vào đó, họ được thể hiện quyền lực trong
những bộ cánh rộng rãi, mạnh mẽ
KẾT LUẬN
Menswear được coi là một tuyên ngôn mạnh mẽ của phái nữ xóa bỏ định kiến về cách ăn mặc giữa nam và nữ,
ra đời để chứng minh rằng những gì đàn ơng mặc trên người, phụ nữ cũng có thể làm y chang, thậm chí là đẹp
hơn, hấp dẫn và cuốn hút hơn. Nhưng phong cách menwear không phải là khốc lên mình tất cả những gì của
đồ của đàn ông. Mà đó là sự kết hợp rất tinh tế và khéo léo, để cân bằng những điểm đặc trưng của menwear
với nữ giới mà không tạo thành sự gượng gạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. By Canifa. 2017. ‘Phong cách Menswear’, Canifa, [ONLINE], truy cập ngày 20/04/2022
< />2. Sao Mai. 2015. ‘Menswear- Phong cách đẳng cấp của mọi thời đại’, VNEXPRESS, [ONLINE], truy cập
ngày 20/04/2022 < />3. Do Nhi Ong. 2014. ‘Sức mạnh của những bộ âu phục’, Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar, [ONLINE],
truy cập ngày 20/04/2022


<

/>918


4. Kirrin Finch. 2017. ‘Lịch sử phụ nữ mặc quần áo nam’, Finch, [ONLINE], truy cập ngày 20/04/2022
< />5. Do Nhi Ong. 2014. ‘Menswear: Khi nữ giới mặc thời trang nam’, Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar,
[ONLINE], truy cập ngày 20/04/2022
< />
919



×