Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Tu tập bát quan trai của tín đồ phật giáo tại thành phố hồ chí minh hiện nay (nghiên cứu trường hợp đạo tràng vĩnh nghiêm, phổ quang và ấn quang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 156 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ ĐỨC THỌ

TU TẬP
BÁT QUAN TRAI CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐẠO TRÀNG VĨNH NGHIÊM,
PHỔ QUANG VÀ ẤN QUANG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ ĐỨC THỌ

TU TẬP
BÁT QUAN TRAI CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐẠO TRÀNG VĨNH NGHIÊM,
PHỔ QUANG VÀ ẤN QUANG)

Ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 8.22.90.09



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH NGỌC

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả được trình bày trong luận văn và các số liệu đều chính
xác, trung thực với kết quả đã khảo sát và nghiên cứu.
Những nội dung được trình bày trong luận văn chưa được công bố
trong các công trình nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Ngô Đức Thọ


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là thành quả của quá trình học tập và nghiên cứu tại
khoa Tôn giáo học của Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam.
Tôi xin gửi lời tri ân chân thành đến Học viện Khoa học Xã hội, nhà
trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu tại đây.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy, cô giáo khoa Tôn giáo học
đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học

tập tại trường.
Tôi xin chân thành tri ân PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc đã hướng
dẫn, chỉ dạy cho tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc an lành và thịnh đạt đến quý vị.
Xin cảm ơn!
Học viên

Ngô Đức Thọ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang
1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TU TẬP
BÁT QUAN TRAI
1.1. Tam tạng nói về tu tập Bát quan trai

11
11

1.2. Nguồn gốc, phương thức và lợi ích của tu tập Bát quan trai 21
1.3. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn

27

Chương 2 : THỰC TRẠNG TU TẬP BÁT QUAN TRAI CỦA TÍN
ĐỒ PHẬT GIÁO TẠI ĐẠO TRÀNG VĨNH NGHIÊM,

PHỔ QUANG VÀ ẤN QUANG HIỆN NAY

31

2.1. Khái lược tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và
đặc điểm Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến
tu tập Bát quan trai

31

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tu tập Bát quan trai của tín
đồ Phật giáo tại đạo tràng Vĩnh Nghiêm, Phổ Quang và
Ấn Quang

41

2.3. Thực trạng về tu tập Bát quan trai

49

2.4. Thực trạng về tổ chức tu tập Bát quan trai

55

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ TU TẬP BÁT QUAN TRAI CỦA TÍN
ĐỒ PHẬT GIÁO TẠI ĐẠO TRÀNG VĨNH NGHIÊM,
PHỔ QUANG VÀ ẤN QUANG HIỆN NAY
3.1. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tu tập Bát quan trai


65
65

3.2. Một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả tu tập Bát
quan trai

71

KẾT LUẬN

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BQT

: Bát quan trai

Tp.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ khá sớm. Từ khi vào Việt Nam
Phật giáo không chỉ nhanh chóng kế thừa và tiếp biến văn hóa của dân tộc,

mà còn luôn đồng hành với sự thăng trầm của lịch sử dân tộc.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo đã trở thành một bộ
phận quan trọng gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người
dân Việt. Có những giai đoạn, Phật giáo trở thành quốc giáo (như thời
nhà Lý, nhà Trần), không chỉ chi phối đời sống tâm linh, tín ngưỡng của
nhân dân mà còn tham gia vào công cuộc dựng nước, giữ nước, chống
ngoại xâm của dân tộc.
Trong đời sống xã hội, Phật giáo với chủ trương xây dựng mẫu hình
lý tưởng dựa trên việc hoàn thiện ba mặt đạo đức, sức mạnh và trí tuệ
(Giới-Định-Tuệ) để tạo ra con người căn bản, có những phẩm chất cao
đẹp, có chuẩn mực đạo đức. Thực hành giáo lý của Phật giáo, cá nhân có
thể điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với cái thiện, hạn chế những suy
nghĩ, lời nói sai lầm và hành động không đúng đắn. Nói cách khác, cá
nhân có thể tự chuyển hóa thân và tâm mình để sống tích cực và hòa hợp
với tha nhân, cộng đồng và xã hội. Từ đó, với tinh thần từ bi và trí tuệ của
Phật giáo còn giúp con người biết sống có trách nhiệm, thương yêu, giúp
đỡ đồng loại của mình, hoàn thiện đạo đức cá nhân, lành mạnh hóa đạo
đức xã hội [32].
Phật giáo có mặt ở thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) từ buổi đầu
bình minh của vùng đất này. Tại đây, Phật giáo nhanh chóng hòa nhập,
thích ứng với đời sống xã hội phát triển. Điều đó được thể hiện qua các
hoạt động hoằng pháp không ngừng được phát triển và mở rộng theo
thời gian.
1


Trong những năm gần đây, các hoạt động nhập thế của Phật giáo Việt
Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng diễn ra mạnh mẽ. Các ngày lễ lớn (Lễ
Phật đản, lễ Vu Lan, lễ cầu an đầu năm, lễ cầu siêu các nạn nhân tai nạn
giao thông…) được tổ chức quy mô, long trọng thu hút đông đảo tín đồ và

các tầng lớp nhân dân tham gia.
Thực tế cho thấy, các hoạt động nhập thế mang màu sắc Phật giáo có
ý nghĩa rất lớn đối với người dân thành phố. Các hoạt động hoằng pháp của
Phật giáo như các khóa tu dành cho tuổi trẻ, khóa tu một ngày an lạc, các
đạo tràng Pháp Hoa, đạo tràng tu thiền, đạo tràng niệm Phật… tăng lên cả
về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, đạo tràng Bát quan trai (BQT) là một
trong các đạo tràng được hình thành gần như sớm nhất, đóng góp rất lớn
cho công tác hoằng pháp của Phật giáo.
Đạo tràng BQT là một đạo tràng có thâm niên và chương trình tu học
hoàn chỉnh. Trong đó chương trình tu học sắp xếp có nề nếp từ học tập giáo
lý đến thực hành của tín đồ Phật giáo. Vì vậy, phương thức tu học này góp
phần rất lớn cho việc xây dựng đời sống tu tập, chuyển hóa thân tâm của
mỗi tín đồ Phật giáo, nhất là trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
Phật giáo nói chung, vai trò của Phật giáo nói riêng trong đời sống của mỗi
cá nhân tín đồ hay cộng đồng Phật tử. Tuy nhiên, với những nghiên cứu
chuyên sâu mang tính khoa học, chuyên biệt mà vẫn hàm chứa yếu tính
Phật giáo trong đó, nhất là những nghiên cứu dựa trên năng lực thực chứng
hay quá trình tu tập của chính tác giả nghiên cứu thì cho đến nay vẫn là
mảng còn trống vắng. Nếu có, chỉ dừng lại là một số bài viết ngắn gọn của
một số tác giả về tu tập BQT.

2


Vì vậy, rất cần thiết có những nghiên cứu, khảo sát chuyên sâu trên
cả hai phương diện: lý luận và thực hành tu tập BQT nhằm đánh giá đúng,
sát thực về vị trí và chức năng của tu tập BQT – là một trong số các phương
tiện thiện xảo của Phật giáo nhằm đem lại lợi lạc cho đời sống tu tập của cá
nhân tín đồ và cộng đồng.

Với những lý do trên, chúng tôi chọn“Tu tập Bát quan trai của tín
đồ Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Nghiên cứu trường
hợp đạo tràng Vĩnh Nghiêm, Phổ Quang và Ấn Quang)” làm đề tài
nghiên cứu của luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu một đề tài về Tôn giáo học, tức là nghiên cứu ba vấn đề
niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo và cộng đồng tôn giáo và mối liên hệ
hữu cơ của chúng. Đề tài “Tu tập Bát quan trai của Tín đồ Phật giáo
Tp.HCM hiện nay (Nghiên cứu trường hợp đạo tràng Vĩnh Nghiêm, Phổ
Quang và Ấn Quang)”, không nằm ngoài việc nghiên cứu ba vấn đề trên
nhưng đặc biệt nhấn mạnh đến phần tu tập (thực hành) của tín đồ. Dưới đây
chúng tôi trình bày một số nghiên cứu có liên quan đề tài.
Đề cập đến nguyên nhân hình thành niềm tin tôn giáo, năm 2002,
Luận án tiến sĩ Triết học “Niềm tin: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của
tác giả Trịnh Đình Bảy, đã nêu lên hai nguyên nhân đưa đến sự ra đời của
niềm tin tôn giáo. Đó là do tri thức thấp kém và những mâu thuẫn của xã hội
đã đẩy cuộc sống con người đến chỗ bế tắc đưa đến sự ra đời của niềm tin
tôn giáo. Tác giả cũng đưa ra nhận định, niềm tin tôn giáo ảnh hưởng thiếu
tích cực đến tiến bộ xã hội loài người. Ông nhận định: Niềm tin tôn giáo
hướng về và lấy thế giới siêu nhiên, lấy tri thức mơ hồ, thế giới quan duy
tâm làm nền tảng. Vì vậy niềm tin tôn giáo đã làm hạn chế tính tích cực,
không thể trở thành động lực tinh thần cho tiến bộ xã hội… [2, tr. 98-99].
3


Xét trên cả hai phương diện nhận thức và thực tiễn và xét từ khởi
thủy các tôn giáo được hình thành cho đến nay thì nhận định trên không
thỏa đáng với những vai trò mà tôn giáo mang lại cho cộng đồng xã hội và
đời sống cá thể tín đồ.
Cụ thể là, nếu niềm tin tôn giáo và sự thực hành niềm tin ấy dựa trên

những giá trị nhân văn, bình đẳng, bác ái và vị tha thì dù đó là tôn giáo nào,
nó đều có tác dụng chuyển hóa tích cực đối với cá nhân và cộng đồng; thậm
chí còn trở thành động lực chính để tạo ra bước ngoặt của lịch sử như sự ra
đời của các tôn giáo lớn: Do Thái giáo, Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Islam giáo;
hay tạo nên một diện mạo mới thúc đẩy xã hội phát triển, như sự ra đời của
Tin Lành giáo. Max Weber cho rằng, nền đạo đức Tin lành có một mối liên
hệ “tương hợp chọn lọc” với “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản, và do vậy đã
tạo ra một số động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản ở châu Âu [63].
Với Phật giáo, niềm tin sâu sắc của tín đồ thúc đẩy họ thực hành
Giới (Đạo đức) - Định (Sức mạnh) - Tuệ (Trí tuệ) để đi đến giác ngộ, giải
thoát khổ đau. Từ việc nhận chân được đau khổ, thực hành chuyển hóa đau
khổ thì họ cũng không làm người khác khổ đau và thương tổn, họ hướng
đến tha nhân, đến cộng đồng và tình thương nhân loại, vũ trụ. Do vậy, niềm
tin tôn giáo được xem như phương tiện để đạt đến cứu cánh giải thoát.
Học giả Lý Tùng Hiếu chuyên nghiên cứu về tôn giáo với bài Tổng
quan về tôn giáo của cư dân Nam Bộ [24, tr. 11-32]. Ở đó, tác giả chỉ ra
một trong những nguyên nhân hình thành niềm tin tôn giáo ở Việt Nam, đó
là vì mong muốn có một đời sống hạnh phúc lâu dài mà con người tìm sự
trợ giúp của tôn giáo.
Vào năm 1997, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ấn hành
tập chuyên đề Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam
4


[62]. Trong tập này có 9 bài viết của các nhà nghiên cứu nói đến vai trò,
đặc điểm tôn giáo tại Việt Nam. Đặc biệt, các nghiên cứu chú trọng đến
việc thực hành tôn giáo trong đời sống tín đồ. Họ nhận định các tín đồ chưa
am hiểu giáo lý sâu nhưng lại chăm chỉ thực hiện các nghi thức tôn giáo.
Thái Văn Anh (2018), với tác phẩm Niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật

giáo Tp.HCM (Sách chuyên khảo), tác giả đã thực hiện công trình bằng
việc tiến hành khảo sát về niềm tin và đưa đến những nhận định xác đáng
về giá trị của niềm tin có ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của tín đồ. Tác giả
nhận định: “Niềm tin tôn giáo có tác động tích cực đến đời sống tâm lý tín
đồ. Trong đó, mặt nhận thức chịu tác động mạnh nhất, tiếp đến là thái độ
và cuối cùng là hành vi” [1, tr. 245]. Tác giả cũng nhận định chiều ngược
lại: “Nhận thức phù hợp, hành vi đúng đắn là nền tảng để có niềm tin
khách quan, chân chính” [1, tr. 245]. Tác giả đã nêu được sự tác động qua
lại giữa niềm tin và thực hành. Tức là nhờ có niềm tin tác động đến hành vi
(thực hành) và khi có hành vi đúng đắn thì niềm tin cũng tăng lên.
Năm 2015, Dương thị Tuyến với luận văn Thạc sĩ (Chuyên ngành:
Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn): Hoạt động
văn hóa-Xã hội của Phật giáo người Việt tại Tp.HCM (Chùa Hoằng Pháp
và chùa Vĩnh Nghiêm) tác giả đã trình bày về các hoạt động nhập thế của
Phật giáo ở chùa Hoằng Pháp và chùa Vĩnh Nghiêm. Tác giả đã khảo sát và
chứng minh được sự chuyển hóa suy nghĩ và nhận thức của tín đồ khi tham
gia tu tập (thực hành tôn giáo), đồng thời sau khi tu tập sẽ chuyển hóa được
cách ứng xử và hành động của tín đồ. Ngoài ra, tác giả còn nhận định:
“Bằng những chuẩn mực của giới luật lễ nghi, đạo Phật đã trở thành
khuôn đúc điều chỉnh hành vi đạo đức lối sống của chức sắc, Tăng ni Phật
tử và một bộ phận nhân dân”[56, tr. 105].Tác giả khẳng định, bằng các
hoạt động thiết thực, Phật giáo đã góp phần hoàn thiện đạo đức xã hội.
5


Ngoài ra, còn có các tác giả trí thức Phật giáo như:
Thích Thiện Hoa (1918-1973) với bộ Phật học Phổ thông, gồm có 2
bài viết về BQT giới. Trong hai bài này, tác giả trình bày chủ yếu về nguồn
gốc, lợi ích, nghi thức truyền giới, phương pháp, chương trình, nội quy tu
tập BQT cho tín đồ Phật giáo.

Thích Chơn Thiện (1942-2016), với tác phẩm Phật học khái luận, với
bài viết Liên hệ giữa chư Tăng và cư sĩ, tác giả đã đề cập đến nguồn gốc,
lợi ích của tu tập BQT trong một ngày một đêm [50, tr. 473-513].
Thích Tuệ Sỹ, với bài viết Bát quan trai giới [71], tác giả đề cập
nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung và lợi ích BQT giới rất chi tiết.
Nhìn chung, các công trình trên mới chỉ đề cập đến khía cạnh niềm tin
tôn giáo và sự ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo với xã hội, đời sống con người.
Một số khác nghiên cứu liên hệ giữa niềm tin tôn giáo và thực hành tôn giáo.
Do vậy, nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề tu tập BQT của tín đồ Phật
giáo vẫn còn là mảng trống vắng. Luận văn sẽ hướng tới làm rõ vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng tu tập BQT của tín đồ Phật giáo
(Đạo tràng BQT ở chùa Vĩnh Nghiêm ở quận 3, chùa Phổ Quang ở quận
Tân Bình, chùa Ấn Quang ở quận 10 tại Tp.HCM).
- Chỉ ra phương hướng và đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả tu tập BQT.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
- Phân tích các bản kinh đề cập đến pháp tu BQT và thực tế từ hoạt động
tu tập BQT (Đạo tràng BQT ở chùa Vĩnh Nghiêm, Phổ Quang và Ấn Quang
tại Tp.HCM).
- Phân tích nguồn gốc và vai trò của tu tập BQT.

6


- Khảo sát thực trạng tu tập, phương thức tu tập BQT của tín đồ Phật
giáo tại ba đạo tràng đã chọn mẫu.
- Phân tích, đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến việc tu tập BQT tại
Tp.HCM hiện nay.

- Đề xuất một số khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tu
tập BQT giới tại Tp.HCM hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là việc tu tập BQT của tín đồ
Phật giáo ở các đạo tràng BQT chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3), chùa Ấn
Quang (quận 10) và chùa Phổ Quang (quận Tân Bình) tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian nghiên cứu của luận văn là thời gian 2012-2017.
Về không gian nghiên cứu là chùa Vĩnh Nghiêm ở quận 3, chùa
Phổ Quang ở quận Tân Bình và chùa Ấn Quang ở quận 10 tại Tp. HCM.
Chúng tôi chọn ba đạo tràng tu BQT của ba chùa này để làm mẫu với
các tiêu chí:
1) Về số lượng tín đồ tu tập BQT tại đây ổn định và số lượng tín đồ
tham gia tu tập tương đương nhau đảm bảo được tiêu chí chọn mẫu khảo sát
phục vụ nghiên cứu đề tài.
2) Về chất lượng, tại đây là các đạo tràng được tổ chức tốt về nội dung,
chương trình tu học và cơ sở vật chất cùng nguồn nhân lực tổ chức dồi dào.
3) Đây là ba ngôi đại tự lớn có lịch sử lâu đời nằm trên ba quận trung
tâm của Tp.HCM.

7


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Thứ nhất, luận văn đứng trên quan điểm đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước về tôn giáo để làm hệ quy chiếu đánh giá, nhận xét hoạt
động tu tập BQT của tín đồ Phật giáo.

Thứ hai, luận văn xác định thuộc phần “thực hành tôn giáo” là một
trong ba cốt lõi của thực thể tôn giáo đó là niềm tin tôn giáo, thực hành tôn
giáo và cộng đồng tôn giáo. Tuy nhiên, đối với hoạt động tu tập BQT của
tín đồ Phật giáo có sự gắn kết ba cốt lõi niềm tin, thực hành và cộng đồng
tôn giáo. Tức là tín đồ có niềm tin vào Tam bảo (Đức Phật, giáo lý và Tăng
đoàn), có tin lời Phật dạy (giáo lý) mới nỗ lực thực hành và những người
cùng tin và thực hành lời Phật dạy tạo thành cộng đồng Phật giáo.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát tham dự: Áp dụng phương pháp này trong
nghiên cứu, chúng tôi trực tiếp đến đạo tràng tu BQT của các chùa đã chọn
để quan sát tham dự. Qua đó, chúng tôi ghi chép dữ liệu, xem xét mọi hoạt
động tu tập của tín đồ ở từng thời khóa (tụng kinh, sám hối, dùng cơm, kinh
hành, niệm Phật, nghỉ ngơi, ngồi thiền, nghe pháp…) những thay đổi về cử
chỉ, hành vi, cảm xúc của tín đồ trong và sau khi tu tập BQT. Cuối cùng
chúng tôi sử dụng dữ liệu này nhận xét và đánh giá về thực trạng tu tập
BQT của tín đồ.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Với phương pháp này, chúng tôi trực tiếp
nêu ra hệ thống câu hỏi cho người được phỏng vấn trả lời nhằm mục đích thu
thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Cụ thể, chúng tôi phỏng vấn các tín đồ tu tập BQT, mỗi đạo tràng
chúng tôi chọn ngẫu nhiên 2 vị để phỏng vấn, tổng số có 6 tín đồ được
phỏng vấn trực tiếp. Với tín đồ, nội dung hỏi có liên quan đến nội dung của
8


bảng hỏi đã được khảo sát nhằm phục vụ cho nhận xét kết quả thống kê thu
thập được. Đối với các vị hướng dẫn tu tập, chúng tôi chọn mỗi chùa 1 vị,
tổng cộng có 3 vị được phỏng vấn trực tiếp. Với vị hướng dẫn tu tập, nội
dung hỏi liên quan đến công tác tổ chức đạo tràng, phương pháp tu tập…
Đối với giảng sư, chúng tôi cũng chọn mỗi chùa 1 vị, tổng cộng có 3 vị

giảng sư được phỏng vấn. Với vị giảng sư, nội dung hỏi có liên quan đến
phương pháp giảng dạy Phật pháp, phương pháp tu tập… Tổng cộng có 12
biên bảng phỏng vấn sâu cung cấp thông tin có chiều sâu để phục vụ nghiên
cứu.
Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Ở phương pháp này, chúng
tôi sử dụng bảng câu hỏi (bảng bút vấn) liệt kê những câu hỏi cần thiết để
tiến hành khảo sát với các tín đồ tu tập BQT tại các mẫu đã chọn. Sau đó,
căn cứ trên kết quả trả lời chúng tôi hệ thống, đúc kết, kết luận vấn đề cần
nghiên cứu. Nội dung bảng hỏi, ngoài những nội dung cá nhân như tuổi tác,
học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, kinh tế gia đình còn có các nội
dung liên quan đến cách thức tổ chức, phương pháp tu tập, kết quả tu tập
(thân, khẩu, ý) trước, trong và sau khi tu tập đạt được… Chúng tôi sử dụng
100 bảng hỏi cho mỗi đạo tràng và tổng cộng có 300 tín đồ được khảo sát.
Kết quả khảo sát được tổng hợp và tiến hành xử lý trên phần mềm SPSS 22.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận:
Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng tu tập BQT của
tín đồ Phật giáo. Qua đó mở ra hướng nghiên cứu trong tương lai về hoạt
động tu tập của tín đồ Phật giáo ở Việt Nam.
Nghiên cứu cung cấp những luận cứ khoa học góp phần làm phong
phú thêm hệ thống lý luận về hoạt động tu tập của tín đồ Phật giáo.
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn sẽ là tiền đề, là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho
9


những công trình nghiên cứu sâu hơn có liên quan đến hoạt động tu tập của
tín đồ Phật giáo sau này. Luận văn này, có thể dùng làm tài liệu giảng dạy
cho các hoằng pháp viên.
Ban Trị sự Phật giáo Tp.HCM có thể tham khảo để có chiến lược xây

dựng quản lý tổ chức tu tập BQT cho Ban Trị sự các quận huyện trong
thành phố.
Đối với chư Tăng ni trụ trì các cơ sở Phật giáo tại Tp.HCM, có thể
dùng làm tài liệu tham khảo cho việc tổ chức đạo tràng BQT để nâng cao
hiệu quả tu tập cho tín đồ Phật giáo.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung gồm có ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của tu tập bát quan trai. Nội
dung chương này chúng tôi trình bày các sự kiện được đề cập liên quan đến
tu tập BQT trong Tam tạng (Kinh, Luật, Luận) Phật giáo trong tiếng Pali,
tiếng Phạn và tiếng Hán. Sau đó là trình bày về nguồn gốc, phương thức và
lợi ích của tu tập BQT và một số khái niệm sử dụng trong luận văn.
Chương 2. Thực trạng tu tập BQT của tín đồ Phật giáo tại đạo tràng
Vĩnh Nghiêm, Phổ Quang và Ấn Quang hiện nay. Đây là chương chính của
luận văn, trình bày đặc điểm, tình hình có liên quan đến phương thức tu tập
BQT ở ba đạo tràng đã chọn tại Tp.HCM hiện nay; những yếu tố ảnh hưởng
đến tu tập của tín đồ Phật giáo tại ba đạo tràng BQT đã chọn; thực trạng về
tu tập BQT; thực trạng về tổ chức tu tập BQT.
Chương 3. Một số khuyến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả tu tập
của tín đồ Phật giáo tại ba đạo tràng đã chọn hiện nay. Chương này chúng
tôi đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả tu
tập BQT của tín đồ Phật giáo tại ba đạo tràng đã chọn.

10


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TU TẬP BÁT QUAN TRAI


1.1. Tam tạng nói về tu tập Bát quan trai
Bát quan trai giới là pháp tu đức Phật chế cho các Phật tử tại gia (Tín đồ
Phật giáo) tu tập trong một ngày một đêm. Hoạt động tu tập BQT cũng bắt
đầu từ khi đức Phật còn ở đời, được đề cập trong Tam tạng của Phật giáo:
1.1.1. Tam tạng tiếng Pali
Trước tiên, đối với Phật giáo nam truyền, trong Tam tạng hệ Pali có
kinh đề cập đến BQT, đó là Kinh Tăng Chi Bộ, Tập II, V. Phẩm Ngày Trai
Giới, (I) (41) Các Trai Giới [8] có đề cập đến tám trai giới.
Lúc bấy giờ, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì tại Jetanava, khu vườn ông
Anàthapindika, ở đấy Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo: ngày trai giới thành tựu
tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ
lớn; có biến mãn lớn; ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành
thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn.
Và tám chi phần (Tám trai giới) được đề cập trong kinh như sau :
Chi phần thứ nhất: “Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử suy nghĩ
như sau: Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát
sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến
hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Hôm nay, đêm này và ngày
nay, ta cũng đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm
quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài
hữu tình. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành trai
giới. Ðây là chi phần thứ nhất được thành tựu”.
Chi phần thứ hai: “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận lấy
của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự
11


sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta
cũng đoạn tận lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong
những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Với chi phần

này, ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới. Ðây là chi
phần thứ hai được thành tựu”.
Chi phần thứ ba: “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận phi Phạm
hạnh, hành Phạm hạnh, sống xa lánh, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Hôm nay, đêm
này và ngày nay, ta cũng đoạn tận phi Phạm hạnh, hành Phạm hạnh, sống xa
lánh, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ
thực hành ngày trai giới. Ðây là chi phần thứ ba được thành tựu”.
Chi phần thứ tư: “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận nói láo,
từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy,
không lường gạt đời. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận nói
láo, từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ sự thật, chắc chắn, đáng tin
cậy, không lường gạt đời. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ
thực hành ngày trai giới. Ðây là chi phần thứ tư được thành tựu”.
Chi phần thứ năm: “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận đắm
say men rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Hôm nay,
đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận đắm say men rượu men, rượu nấu, từ
bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán,
ta sẽ thực hành ngày trai giới. Ðây là chi phần thứ năm được thành tựu”.
Chi phần thứ sáu: “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày
một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời.
Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng dùng mỗi ngày một bữa, không ăn
ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời. Với chi phần này, ta
theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới. Ðây là chi phần thứ
sáu được thành tựu”.
12


Chi phần thứ bảy: “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ không đi xem
múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu
thoa và các thời trang. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng từ bỏ không đi

xem múa, hát, nhạc diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu
thoa và các thời trang. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực
hành ngày trai giới . Ðây là chi phần thứ bảy được thành tựu”.
Chi phần thứ tám: “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận,
không dùng các giường cao, giường lớn, từ bỏ không dùng các giường cao,
giường lớn. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận, không dùng
các giường cao, giường lớn, từ bỏ không dùng các giường cao, giường lớn.
Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới.
Ðây là chi phần thứ tám được thành tựu” [8, tr. 363-365].
Kết thúc phần này đức Phật nói với các Tỷ-kheo rằng, ngày trai giới
thành tựu tám chi phần được thực hành như vậy, sẽ chứng quả và được lợi
ích lớn. Kinh này cũng được Tỷ-khưu Bodhi trích dịch và in trong tác phẩm
Những lời Phật dạy (Trích lục các bài giảng trong kinh điển Pali), Bình
Anson dịch sang tiếng Việt và xuất bản năm 2016 [3].
Tiếp theo là phần (II) (42) Ngày Trai Giới. Phần này đức Phật cũng
trình bày về: Ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có
được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn. Tám chi phần
được đề cập giống ở phần (41). Phần sau là nói về lợi ích của tu Bát quan
trai sẽ được sanh lên các cõi trời: “Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông,
sau khi thực hành trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng
chung, được sanh cộng trú với chư Thiên Bốn thiên vương, chư Thiên cõi
trời Ba mươi ba, chư Thiên cõi trời Yàma, chư Thiên cõi trời Tusità (ÐâuXuất), chư Thiên cõi trời Hóa lạc, chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại”[8, tr.
365-368]. Phần cuối, đức Phật nói rõ lợi ích bằng hình thức kệ tụng.
13


(III) (43) Visàkhà, đức Phật dạy BQT cho nữ thí chủ Visàkhà ở
Sàvavatthì, tại Ðông Viên, lâu đài mẹ của Migàrà: ngày trai giới đầy đủ tám
chi phần được thực hành, thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn,
có biến mãn lớn ... (giống như kinh 42).

(IV) (44) Vàsettha, Phật dạy giới BQT cho nam cư sĩ Vàsettha ở
Vesàli, tại Mahàvana. Đức Phật nhấn mạnh với nam cư sĩ, ai cũng có thể
thực hành tám giới này và đạt được lợi lạc.
“Này Vàsettha, nếu tất cả các Sát-đế-lỵ thực hành ngày trai giới, với
đầy đủ tám chi phần, tất cả các Sát-đế-lỵ được hạnh phúc an lạc lâu dài.
Này Vàsettha, nếu tất cả Bà-la-môn ... các Phệ-xá ... các Thủ-đà thực hành
ngày trai giới với đầy đủ tám chi phần, tất cả các Thủ-đà sẽ được hạnh
phúc an lạc lâu dài. Này Vàsettha, nếu thế giới chư Thiên, với các ác ma,
các Phạm thiên, hay quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn thực hành ngày trai
giới, với đầy đủ tám chi phần, như vậy, thế giới chư Thiên, các ác ma, các
Phạm thiên, hay quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, sẽ được hạnh phúc an lạc
lâu dài” [8, tr. 368-369].
(V) (45) Bojjhà, Phật dạy giới BQT cho nữ cư sĩ Bojjhà ở Sàvavatthì,
tại Jetanava.
Trong Kinh Tăng Chi Bộ, Tập II, Chuơng 10, V. Phẩm Mắng Nhiếc,
đức Phật đề cập đến BQT cho các Thích tử trong ngày trai giới Uposatha.
Câu chuyện tại Kapilavatthu, Thế Tôn ở giữa các Thích tử trong khu vườn
Nigrodha. Thế Tôn dạy các Thích tử nếu thực hành trai giới đầy đủ tám chi
phần và sống nhiệt tâm, tinh cần, không phóng dật thì có thể chứng được
quả Nhất-lai, quả Bất-lai và quả Dự-lưu [8, tr. 589-591].
Kinh Nhựt Tụng của Phật giáo Nam truyền có trình bày nghi thức
truyền thọ giới BQT. Tín đồ phát nguyện thọ tám giới như sau:

14


1. Pānātipātā veramamī sikkhāpadam samādiyāmi. (Đệ tử nguyện
giữ giới không sát sanh).
2. Adinnādānā veramanī sikkhāpadam samādiyāmi. (Đệ tử nguyện
giữ giới không trôm cắp).

3. Abrahmacariyā

veramanī

sikkhāpadam

samādiyāmi.(Đệ

tử

nguyện giữ giới không dâm dục).
4. Musāvādā veramanī sikkhāpadam samādiyāmi. (Đệ tử nguyện giữ
giới không nói dối).
5. Surāmerayamajjappamādatthānā

veramamī

sikkhāpadam

samādiyāmi. (Đệ tử nguyện giữ giới không uống rượu và các chất say).
6. Vikālabhojanā veramanī sikkhāpadam samādiyāmi.(Đệ tử nguyện
giữ giới không ăn phi thời).
7. Naccagītavāditavisūkadassanamālāgandhavilepanadhāranamand
anavibhūsanatthānā veramanī sikkhāpadam samādiyāmi.(Đệ tử nguyện giữ
giới không ca vũ nhạc kịch, trang điểm và trang sức).
8. Uccāsayanamahāsayanāveramanī sikkhāpadam samādiyāmi.(Đệ
tử nguyện giữ giới không nằm ngồi chỗ cao sang)”[45, tr. 465-466].
1.1.2. Tam tạng tiếng Phạn (Sanskrit)
Trong kinh điển của hệ tiếng Phạn có đề cập về nội dung tám giới
BQT và lợi ích của tu tập BQT giới:

Trước hết, Kinh Trung A Hàm III, Phẩm Bô Đa Lợi, 202. Kinh Trì
Trai, ghi lại việc nữ cư sĩ Tỳ-xá-khư đến xin thọ giới BQT với đức Phật ở
nước Xá-vệ trong Đông viên, tại giảng đường Lộc-tử-mẫu. Tại đây đức
Phật nói có ba loại trai: Thứ nhất là loại trai của mục đồng; thứ hai là loại
trai của Ni-kiền; thứ ba là Thánh trai tám chi.

15


Loại trai của mục đồng và loại trai của Ni-kiền, đức Phật dạy rằng,
nếu ai trì loại trai này thì sẽ không lợi ích, không có công đức và không đạt
được đại quả. Thứ ba là Thánh trai tám chi, đức Phật trình bày tám chi phần
tương tự như Kinh Tăng Chi Bộ, Tâp II, V. Phẩm Ngày Trai Giới, (I) (41)
Các Trai Giới.
Phần cuối kinh nói về phước do trì trai, nếu người hành trì Thánh trai
tám chi phần này sẽ được sanh lên các cõi trời: Tứ-vương thiên, Tam-thậptam thiên, Diệm-ma thiên, Đâu-suất-đà thiên, Hóa-lạc thiên, Tha-hóa-lạc
thiên. Sau khi nghe Phật dạy xong, nữ cư sĩ phát nguyện thọ trì Thánh trai
tám chi đến trọn đời.
Ngoài ra, kinh này được Thích Nhật Từ soạn dịch và in trong tập
Kinh Phật cho người tại gia [58, tr. 63-73], đây là bản dịch rõ ràng, dễ hiểu
hơn các bản dịch cũ.
Kinh Tăng Nhất A Hàm I, Phẩm Cao Tràng: Kinh này trình bày sự
kiện đức Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc, bảo các Tỳkheo về phép BQT. Đức Phật nói với các Tỷ-kheo, nếu có thiện nam tử,
thiện nữ nhân, vào các ngày mười bốn, ngày mười lăm trong tháng, khi
thuyết giới trì trai, đến trong bốn bộ chúng nên nói: Nay là ngày chay, tôi
muốn trì phép BQT. Cúi mong Tôn giả, hãy thuyết cho tôi. Khi đó, bốn bộ
chúng nên dạy thuyết phép BQT cho họ tu tập.
Trước hết, bậc giáo thọ dạy các thiện nam tử, thiện nữ nhân phát
nguyện và sám hối, trong kinh chép lời sám hối: “Nay tôi vâng giữ pháp
chay của Như Lai đến sáng sớm ngày mai, tu giới thanh tịnh, trừ bỏ pháp

ác. Nếu thân làm ác, miệng thốt lời ác, ý sanh niệm ác, thân ba, miệng bốn,
ý ba, các điều ác hạnh đã tạo, đang tạo hoặc hay vì tham dục sẽ tạo, hoặc
hay vì sân hận sẽ tạo, hoặc hay do ngu si sẽ tạo, hoặc hay vì hào tộc mà
tạo, hoặc hay nhân ác tri thức mà tạo, hoặc có thể do thân này, thân sau,
16


vô số thân, hoặc hay chẳng biết Phật, chẳng biết Pháp, hoặc hay tranh đấu
với Tỳ-kheo Tăng, hoặc hay sát hại cha mẹ và các bậc tôn trưởng. Nay tôi
tự sám hối, chẳng tự che giấu, nương theo giới, nương theo pháp để thành
tựu các giới hạnh, thọ Bát quan trai của Như Lai”. Sau khi các tín đồ được
hướng dẫn sám hối xong, bậc giáo thọ truyền tám trai giới.
Giới thứ nhất: “Giữ tâm như chân nhân, trọn đời không giết, không
có tâm hại. Ðối với chúng sanh có niệm từ tâm. Nay con tên..., trì trai đến
sáng sớm ngày mai, chẳng giết, chẳng có tâm hại, có tâm từ đối với tất cả
chúng sanh”.
Giới thứ hai: “Như A-la-hán không có tà niệm, suốt đời không trộm
cắp, vui thích bố thí. Nay con tên... suốt đời không trộm cắp, từ nay đến
ngày mai”.
Giới thứ ba: “Giữ gìn tâm như chân thật, nay con suốt đời không
dâm dật, không có tà niệm, hằng tu Phạm hạnh, thân thể thơm sạch. Hôm
nay trì giới chẳng dâm, cũng chẳng nhớ vợ mình, cũng chẳng nghĩ đến đàn
bà khác, đến sáng sớm ngày mai không có xúc phạm ”.
Giới thứ tư: “Như A-la-hán suốt đời không vọng ngữ, hằng biết chân
thành chẳng dối gạt người; từ nay đến ngày mai con không vọng ngữ. Con
từ nay về sau không nói dối nữa ”.
Giới thứ năm: “Như A-la-hán suốt đời không uống rượu, tâm ý chẳng
loạn, giữ gìn cấm giới của Phật, không chỗ xúc phạm; nay con cũng sẽ như
vậy, từ hôm nay đến ngày mai không uống rượu nữa; giữ gìn cấm giới Phật
không chỗ xúc phạm ”.

Giới thứ sáu: “Như A-la-hán suốt đời không hoại trai pháp, hằng ăn
đúng giờ, ăn ít, biết đủ, không đắm mùi vị, nay con cũng lại như thế, suốt
đời không hoại trai pháp, hằng ăn đúng giờ, ăn ít biết đủ, không đắm mùi
vị. Từ hôm nay đến sáng mai không có xúc phạm. ”
17


Giới thứ bảy: “Như A-la-hán suốt đời không ngồi trên giường cao
rộng, giường cao rộng là giường vàng, bạc, ngà voi, hoặc giường (sừng) tòa
của Phật, tòa Bích-chi Phật, tòa A-la-hán, tòa các Tôn sư, vậy A-la-hán,
không ngồi trên tám loại tòa này, con cũng không chạm đến chỗ ngồi này ”.
Giới thứ tám: “Như A-la-hán suốt đời không đeo hương hoa, trang
điểm phấn sáp; nay con cũng sẽ như thế, suốt đời không đeo hương hoa
phấn sáp tốt đẹp ”.
Sau khi nghe giáo thọ truyền giới xong, các thiện nam tín nữ thệ
nguyện giữ giới: “Nay con tên ... lìa tám việc này, vâng giữ pháp Bát quan
trai chẳng đọa ba đường ác. Giữ công đức này không vào địa ngục, ngạ
quỷ, súc sanh và trong tám nạn, hằng được thiện tri thức, chẳng theo hầu
ác tri thức, hằng được sanh vào nhà cha mẹ lành, chẳng sanh chỗ biên địa
không Phật pháp, chẳng sanh cõi trời Trường Thọ, chẳng làm nô tỳ cho
người, chẳng làm Phạm thiên, chẳng làm trời Ðế Thích, cũng chẳng làm
Chuyển luân Thánh vương, hằng sanh ở trước Phật, tự mình thấy Phật, tự
nghe Pháp, khiến các căn chẳng loạn. Con chỉ thệ nguyện hướng Tam thừa
tu hành mau thành đạo quả” [60, tr. 501-511].
Đặc biệt, bản kinh này trình bày tương tự như nghi thức thọ giới
BQT được soạn lại về sau. Đây có thể là cơ sở để hình thành nghi thức
truyền giới BQT sau này.
1.1.3. Tam tạng tiếng Hán
Trong tam tạng tiếng Hán, cũng có các kinh đề cập đến BQT. Như là
Kinh Bát Quan Trai (Thư Cừ Kinh Thanh đời Lưu Tống dịch) và Kinh Ưubà-di-đọa-xá-ca (khuyết tên người dịch), hai kinh này đều thuộc Đại chánh

tạng tập I. Theo Phật Quang Đại từ điển chép rằng hai kinh này là cùng
một bản mà dịch khác [15, tr. 482]. Hai kinh này đều nêu đầy đủ tám trai
giới của người cư sĩ. Điểm khác nhau là, Kinh Ưu-bà-di-đọa-xá-ca, đức
18


Phật dạy cho Tỳ-xá-khư Lộc-tử-mẫu về tám trai giới thọ trì sáu ngày trong
mỗi tháng và công đức trì trai rất lớn cũng giống như công đức đem của
báu của mười sáu nước cúng dường cho chư Tăng. Kinh Bát Quan Trai thì
đức Phật nói BQT cho các Tỷ-kheo nghe và công đức trì giới được so sánh
như lượng nước của năm con sông lớn.
Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật có đề cập đến sự kiện vua Tần-bà-sala được thọ giới BQT. Vua Tần-bà-sa-la bị con trai là thái tử A-xà-thế nhốt
vào trong nhà tối bảy tầng cửa và cấm các quan không cho ai vào. Hoàng
hậu Vi-đề-hi lấy tô và mật, nhồi mì sợi giấu trong người, đựng nước nho
trong chuỗi ngọc mang vào cho vua ăn uống. Ăn xong vua hướng về núi Kỳxà-quật đảnh lễ Phật và xin Phật cho tôn giả Mục-kiền-liên truyền thọ BQT
giới. Hằng ngày, vua được tôn giả Mục-kiền-liên đến truyền giới BQT và tôn
giả Phú-lâu-na đến thuyết pháp. Trải qua hai mươi mốt ngày, vua nhờ được
thọ trì BQT và nghe pháp mà nhan sắc tươi sáng đẹp đẽ [57, tr. 62-65].
Kinh Dược Sư ghi: “Bạch Đại đức nếu có người ốm, muốn thoát
bệnh khổ, nên vì người ấy, bảy ngày bảy đêm, chịu giữ cho đủ, tám phần
trai giới... đêm ngày sáu buổi lễ bái cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư
Lưu Ly Quang Như Lai... thời có thể qua tai nạn nguy ách, chẳng bị chết
uổng, quỷ ác ám hại” [36, tr. 55-56]. Đó là lời của ngài Cứu-thoát nói với
ngài A-nan về việc giữ gìn BQT sẽ thoát khỏi bệnh khổ. Ngài Cứu-thoát
nói: nếu có người nào bị bệnh khổ nên vì người ấy trong bảy ngày bảy đêm
phải giữ cho đủ tám phần trai giới... thì được tai qua nạn khỏi.
1.1.4. Nghi thức truyền giới
Về nghi thức truyền giới BQT, hai truyền thống Phật giáo Bắc truyền
và Nam truyền dùng hai nghi thức khác nhau. Hai nghi thức khác về hình
thức trình bày văn phong. Nhưng nội dung chính là vẫn truyền tám trai giới

cho tín đồ xin thọ giới (giới tử).
19


×