Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh trung học người Khmer tỉnh Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.24 KB, 14 trang )

NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC NGƯỜI KHMER TỈNH SĨC TRĂNG
Trần Quang Thuật1
Tóm tắt: Bài viết trình bày những vấn đề liên quan đến năng lực sử dụng tiếng Việt
của học sinh bậc trung học phổ thơng người Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Thơng
qua việc khảo sát, phỏng vấn, dự giờ, phân tích lỗi, bài viết đi đến đánh giá: năng lực sử
dụng tiếng Việt của học sinh bậc trung học phổ thông người Khmer chỉ ở mức trung bình.
Song song đó, tác giả cũng chỉ ra các nguyên nhân hạn chế về năng lực sử dụng tiếng
Việt và đề xuất một vài giải pháp nhằm giúp học sinh người Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong q trình học tập.
Từ khóa: Năng lực, Học sinh trung học, Tiếng Việt, Sóc Trăng, Người Khmer.
1. Mở đầu
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Mỗi dân tộc đều có ngơn ngữ
riêng, mang đặc trưng văn hóa tộc người của mình. Tuy nhiên, trong một vùng miền
khơng chỉ có một dân dân tộc mà có thể nhiều dân tộc cùng sinh sống. Đó là hiện tượng
cộng cư. Chính hiện tượng cộng cư đã nảy sinh nhiều vấn đề về ngôn ngữ: song ngữ, đa
ngữ. Đây là những vấn đề phức tạp, chứa đựng hàng loạt nội dung khoa học và còn nhiều
điều cần bàn thảo. Trong vấn đề song ngữ, chúng tôi thấy năng lực sử dụng ngôn ngữ của
học sinh trung học là một vấn đề khá quan trọng.
Sóc Trăng là tỉnh nằm ven biển phía Đơng Nam khu vực đồng bằng sơng Cửu Long,
là tỉnh đa dân tộc và đa ngôn ngữ. Nhiều năm qua, công tác dạy học tiếng Việt cho đồng
bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng đã được quan tâm với nhiều cách làm ở nhiều mức độ
khác nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh bỏ học và học lực yếu kém vẫn còn cao. Trong số các
nguyên nhân bỏ học thì nguyên nhân “học kém nên chán học” chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều
đó có nghĩa là năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer ở Sóc Trăng vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu học tập trong nhà trường. Tuy nhiên, xét về mặt khoa học lại chưa có
minh chứng nào cụ thể cho thấy năng lực tiếng Việt thực tế của học sinh dân tộc Khmer
ở Sóc Trăng.
Vì những lẽ đó, bài viết tiến hành nghiên cứu năng lực sử dụng tiếng Việt của học
sinh trung học người Khmer tỉnh Sóc Trăng là cần thiết, nhằm đánh giá thực trạng dạy và
học song ngữ của địa phương này một cách chính xác, cụ thể.


2. Năng lực tiếng Việt của học sinh trung học người Khmer trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng
Trên cơ sở những tư liệu về vốn ngôn ngữ và khả năng tư duy của học sinh Khmer
cấp THPT mà chúng tôi khảo sát thông qua phiếu, phỏng vấn, dự giờ, quan sát, chúng tôi
1  GV trường THPT Trần Trường Sinh, Bến Tre

81


Năng lực sử dụng tiếng Việt...
có được những phân tích đánh giá về mức độ thành thạo các kĩ năng tiếng Việt của học
sinh Khmer như sau:
Mức 1: Hoàn toàn khơng biết gì về tiếng Việt
Mức 2: Nghe đọc được, khơng thể nói viết, tức là chỉ có khả năng tiếp nhận ngơn
ngữ mà khơng có khả năng sản sinh ngơn ngữ.
Mức 3: Đọc viết được, khơng thể nghe nói, tức là chỉ có khả năng giao tiếp văn bản
khơng thể giao tiếp khẩu ngữ.
Mức 4: Thành thạo nghe, nói, đọc, viết. Thành thạo ở đây được hiểu là có thể sử
dụng 4 kĩ năng không bị hạn chế ở kĩ năng nào. Sử dụng tiếng Việt giống như người Việt.
Học sinh cấp trung học phổ thông dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có
các mức kĩ năng tiếng Việt là khác nhau. Hầu hết học sinh bậc trung học phổ thơng ở Sóc
Trăng đều có thể nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt. Chúng tơi tiến hành phỏng vấn học
sinh và thu thập bài kiểm tra để có những đánh giá chính xác về năng lực của các em thì
kết quả thu được như sau:
2.1. Xét về năng lực giao tiếp văn bản
Năng lực giao tiếp văn bản được thể hiện qua hai kĩ năng: kĩ năng đọc và kĩ năng
viết. Đây là hai kĩ năng chủ yếu mà học sinh được rèn luyện trong nhà trường thông qua
môn Ngữ văn.
a. Kĩ năng đọc:
Khi đọc bài, tuy ở trình độ trung học phổ thơng nhưng khả năng đọc của các em

còn nhiều hạn chế.
Bảng 1. Thống kê lỗi thanh điệu qua các mẫu ghi âm ở các trường
Số lượng mẫu mắc lỗi phát âm sai về
thanh điệu

Trường

Số mẫu
ghi âm

THPT DTNT Huỳnh Cương

20

17

10

8

THPT DTNT Vĩnh Châu

15

13

8

7


THPT Vĩnh Hải

15

13

9

7

Phát âm lẫn
Phát âm các
thanh trắc thành lộn thanh hỏi Lỗi khác
và thanh ngã
thanh bằng

Nhìn vào bảng trên, ta thấy lỗi sai về phát âm thanh điệu tập trung nhiều nhất ở
trường THPT DTNT Huỳnh Cương ở hầu hết các lỗi. Ở một khía cạnh khác, ngồi mắc
lỗi phát âm về thanh điệu, học sinh Khmer còn bị mắc lỗi về phụ âm đầu và phần vần. Có
thể thấy học sinh Khmer mắc khá nhiều ở các lỗi phụ âm sau:
- Lỗi phụ âm:
+ Không phân biệt các cặp phụ âm đầu tr - ch, s - x, gi - d
82


Trần Quang Thuật
+ Các phụ âm v, r phát âm thành d, g
Do phương ngữ Nam Bộ có sự chuyển hóa các phụ âm /v/ (chữ viết: v) thành [j]
hoặc âm tắc, xát [bj], vì vậy học sinh phát âm thành d.
- Lỗi đối với âm đệm u/o (/-w-/):

Trường hợp /qu/ phát âm thành thành /v/. Ví dụ: quên đi -> vên đi, quá khứ -> vá
khứ. Và hiện tượng phát âm bỏ âm đệm. Ví dụ: xuất hiện -> xức hiện, chuẩn bị -> chẩn bị.
Trên đây là những ghi nhận quan sát từ lớp học, phỏng vấn mà chúng tôi đã ghi
nhận lại về các lỗi thường gặp của học sinh Khmer khi phát âm bằng tiếng Việt, cũng qua
ghi nhận từ dự giờ thăm lớp chúng tôi cũng thấy rằng: giáo viên hầu như cũng chưa quan
tâm đến lỗi phát âm phần vần của học sinh, chủ yếu chỉ quan tâm đến lỗi phụ âm đầu và
thanh điệu, vì lỗi phần vần khó nhận biết hơn, nhất là trong tình trạng cả giáo viên cũng
phát âm sai vần do ảnh hưởng của phương ngữ Nam Bộ khá nhiều.
b. Kĩ năng viết:
Kĩ năng viết được đánh giá qua khả năng viết đúng chính tả, sử dụng đúng về mặt
từ vựng, viết câu đúng, đảm bảo tính liên kết và mạch lạc của văn bản trên cơ sở truyền
tải được thơng điệp đến người đọc. Việc phân tích 300 bài kiểm tra ở các điểm trường
khác nhau trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng sẽ giúp xác định được kĩ năng tiếng Việt của học
sinh Khmer.
Các bài kiểm tra của học sinh được thu thập, phân tích và phân loại theo ba loại: (1)
lỗi chính tả, (2) lỗi từ vựng, (3) lỗi cú pháp (câu và văn bản).
Bảng 2. Thống kê lỗi chính tả thường gặp của học sinh dân tộc Khmer

Các loại lỗi
Âm đầu
Âm đệm
Nguyên âm
Âm cuối
Thanh điệu
Viết hoa
Viết tắt
Phiên âm
Dấu câu
Tổng cộng


THPT DTNT
Huỳnh Cương

THPT DTNT
Vĩnh Châu

THPT
Vĩnh Hải

SL
(150 bài)

%

SL
(100 bài)

%

SL
(50 bài)

%

114
110
98
96
135
102

97
119
137
1008

76
73.3
65.3
64
90
68
64.7
79.3
91.3
74.7

88
76
62
60
89
87
79
75
92
708

88
76
62

60
89
87
79
75
92
78.7

39
37
33
29
42
43
40
41
47
351

78
74
66
58
84
86
80
82
94
78
83



Năng lực sử dụng tiếng Việt...
Tổng số lần mắc lỗi chính tả của học sinh dân tộc Khmer là 2067 lỗi. Trung bình có gần
07 lỗi/ bài. Cũng theo khảo sát của chúng tôi các bài viết của học sinh Khmer thường chỉ
có một trang giấy, tương đương khoảng 18-19 dòng với khoảng 150-200 từ. Như vậy với
số lượng 07 lỗi trên bài là một tỉ lệ khá cao đối với học sinh bậc THPT. Các lỗi có thể kể
đến cao nhất là lỗi dấu câu (hơn 90%), kế đến là lỗi về thanh điệu (88%), tiếp theo là lỗi
viết tắt từ (79% đến 87%), lỗi viết hoa (hơn 85%).
Trong lỗi về phụ âm cuối, phần lớn những lỗi do ảnh hưởng của phương ngữ Nam
Bộ. Nổi bật ở đây là sự lẫn lộn giữa t và c, n và ng. Do phương ngữ Nam Bộ phát âm các
âm tiết có phụ âm cuối /-t/ thành [-k], /-n/ thành [-ŋ].
Ví dụ:
t chuyển thành c

c chuyển thành t
nói tắc
thành đạc
hạng nhấc
nổi bậc

nói tắt
thành đạt
hạng nhất
nổi bật
n chuyển thành ng
khn mặt
bàn tay
màn đêm
nhỏ nhắn


mặt áo
cát bạn
ăn mặt
giất ngủ

mặc áo
các bạn
ăn mặc
giấc ngủ
ng chuyển thành n

khuông mặt
bàng tay
màng đêm
nhỏ nhắng

cố gắn
bân khuân
khả năn
hăn hái

cố gắng
bâng khng
khả năng
hăng hái

Ngồi ra, các học sinh cịn mắc nhiều lỗi khác như lỗi thanh điệu, lỗi viết hoa, lỗi
viết tắt, lỗi phiên âm, lỗi dâu câu.
Ở lỗi về từ vựng, chúng tôi cũng tiến hành thống kê như sau:

Bảng 3. Thống kê lỗi từ vựng thường mắc của học sinh dân tộc Khmer
STT

Loại lỗi

Số lượng

Tỉ lệ %

1

Lỗi hiểu sai nghĩa của từ

201

33,4

2

Lỗi viết sai âm gây ra lẫn lộn nghĩa

80

13,3

3

Lỗi về phong cách

155


25,8

4

Lỗi về khả năng kết hợp

98

16,3

5

Lỗi dùng từ lặp và thừa

67

11,2

601

100

Tổng cộng

Lỗi hiểu sai nghĩa của từ khá phổ biến trong bài làm của học sinh với tỉ lệ 33,4%.
Lỗi này xảy ra khi học sinh không hiểu nghĩa từ vựng của từ dẫn đến dùng từ khơng chính
xác nội dung và khơng chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp. Chẳng hạn như: Các chiến sĩ Tây
tiến có vẻ đẹp xa hoa, lãng mạn.
84



Trần Quang Thuật
Ở lỗi về cú pháp: Lỗi cú pháp là một lỗi thường gặp ở tất cả học sinh chứ khơng chỉ
có ở học sinh Khmer. Lỗi này chịu ảnh hưởng từ ngơn ngữ nói vào ngơn ngữ viết. Chẳng
hạn như khảo sát ở cấp độ câu, học sinh mắc các lỗi:
- Câu thiếu chủ ngữ
Ví dụ : Như vậy, đã cho ta thấy tinh thần thép của Hồ Chí Minh.
- Câu thiếu vị ngữ
Ví dụ : Con sơng Đà, dịng sơng Tây Bắc được Nguyễn Tn tái hiện trên trang
văn.
- Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt
Ví dụ 1: Với những điều vốn có của bản thân Việt thật sự tỏa sáng.
Ví dụ 2: Để dạy cho những em nhỏ những kiến thức mà thầy em đã dạy em.
Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt là dạng câu sai hết sức phổ biến trong bài làm
của học sinh. Biểu hiện của lỗi sai này là câu chỉ có giới từ (có giá trị trạng ngữ) mà khơng
có chủ ngữ và vị ngữ. Ở các ví dụ trên, các ngữ danh từ (VD1), ngữ động từ (VD2) được
kết hợp với một giới từ ở đầu, do đó đã biến các ngữ danh từ hoặc ngữ động từ thành
ngữ giới từ khiến cho nó trở thành câu chưa hoàn chỉnh (thiếu kết cấu chủ - vị nịng cốt).
Ngồi ra, ở cấp độ câu, học sinh người Khmer ở Sóc Trăng cịn mắc lỗi câu sai do vi phạm
quy tắc kết hợp.
Khi khảo sát ở cấp độ văn bản, lỗi liên kết và mạch lạc sẽ cho thấy rõ năng lực tổ
chức văn bản của học sinh dân tộc Khmer.
- Lỗi liên kết: Về cơ bản, có thể quy hiện tượng vi phạm tính liên kết vào ba loại là
lỗi liên kết chủ đề, lỗi liên kết lơ-gích và lỗi liên kết hình thức.
+ Lỗi liên kết chủ đề: Thể hiện qua hiện tượng học sinh Khmer viết thiếu tập trung
vào chủ đề, vào đối tượng được đề cập đến trong nội dung do việc lập dàn ý triển khai vấn
đề còn thiếu hệ thống, rạch ròi. Học sinh viết theo mạch cảm xúc là chủ yếu chứ không
khái quát được đối tượng bàn luận. Chẳng hạn như:
Ví dụ : Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930 mất năm 1989 là cây bút xuất sắc của

văn học Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa” được lấy làm tựa đề
cho tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Nguyễn Minh Châu
xứng đáng thuộc những người mở đường tinh anh và tài năng trong chặng mở đầu của
công cuộc đổi mới văn học như lời đánh giá của nhà văn Nguyên Ngọc. Triết lí trong
“Chiếc thuyền ngồi xa” là một triết lí giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý
nghĩa tổng kết cuộc đời một con người.
Trong đoạn văn trên có hai chủ đề được đề cập đến đó là tác giả Nguyễn Minh Châu
(câu 1,3) và tác phẩm (câu 2,4). Hai chủ đề này hồn tồn được trình bày một cách tùy
tiện mất phương hướng và thiếu tập trung. Từ việc đang nói về tác giả, học sinh liên hệ
đến tác phẩm, nói đến tác phẩm học sinh lại nói về tác giả. Chủ đề chồng chéo lên nhau
85


Năng lực sử dụng tiếng Việt...
chưa làm rõ được đối tượng bàn luận ở đây là gì. Đây là lỗi mà học sinh Khmer mắc khá
nhiều trong bài viết của mình lỗi do“nhớ đâu viết đấy”.
+ Lỗi liên kết lơ-gích: Đây là loại lỗi liên quan đến nội dung bàn luận. Những nội
dung được miêu tả, trần thuật giữa các câu trong đoạn mang tính rời rạc, mâu thuẫn hay
đan xen, rối rắm, thiếu mạch lạc là những biểu hiện cụ thể của lỗi liên kết lơ-gích.
Ví dụ : Bài thơ Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt. Đó là cuộc
chia tay của người cán bộ và đồng bào miền ngược sau 15 năm gắn bó nghĩa tình. Chia
tay là đề tài thường tạo nhiều cảm xúc luyến lưu. Lý Bạch thời nhà Đường ở Trung Quốc
cũng từng trải qua cảm xúc này. Hoàn cảnh sáng tác này giúp ta hiểu hơn về tình cảm của
người đi – kẻ ở. Tố Hữu thật sự xuất sắc khi viết bài thơ trong thời điểm này.
Đây là đoạn văn thể hiện rõ sự phân tán về nội dung được bàn luận, thiếu sự lơ-gích
giữa các câu trong cùng một đoạn. Câu (1), (2), (5), (6) thì nói về hoàn cảnh ra đời và bài
thơ Việt Bắc và nhận định về tác giả. Nhưng câu (3), (4) nói về đề tài đưa tiễn đan xen vào
đã phá vỡ tính lơ-gích của đoạn văn.
Từ các ví dụ trên cho thấy lỗi liên kết lơ-gích là một lỗi khá phổ biến ở học sinh.
Đặc biệt, đối với học sinh Khmer, tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ của các em. Lỗi

lơ-gích làm cho bài viết của học sinh thiếu mạch lạc, khơng rõ ràng về nội dung. Bên cạnh
đó, chúng tơi cịn phát hiện được các lỗi về liên kết hình thức, lỗi sử dụng sai phương tiện
lặp từ vựng, lỗi dùng sai phương tiện nối, lỗi diễn đạt thiếu mạch lạc...trong bài làm của
học sinh.
Trên đây, khi khảo sát ở năng lực giao tiếp văn bản, chúng tôi mới chỉ đề cập đến
một số lỗi đặc trưng của học sinh Khmer thường mắc.
2.2. Xét về năng lực giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp được thể hiện qua hai kĩ năng: nghe hiểu và nói. Để đánh giá kĩ
năng này, chúng tơi đã tiến hành phỏng vấn trao đổi trị chuyện với học sinh, giáo viên, dự
giờ thăm lớp. Kĩ năng nghe được đánh giá trên cơ sở năng lực nghe hiểu lời giảng và nội
dung học, nghe hiểu khi giao tiếp. Theo ý kiến phỏng vấn thì có 20/30 học sinh Khmer
cho biết bản thân mình tiếp thu tiếng Việt còn chậm. Các em cho biết: “Bản thân chủ yếu
nghe và hiểu được những từ tiếng Việt đơn giản, thường sử dụng, thường gặp trong các
văn bản được học, khi giáo viên nói nhanh các em khó nắm bắt hết ý nghĩa.
Có thể nói rằng, học sinh Khmer tỉnh Sóc Trăng gặp khó khăn khi nghe các từ ngữ
chuyên môn nhưng lại rất dễ dàng tiếp nhận các từ ngữ giao tiếp thơng thường trong sinh
hoạt, trị chuyện với bạn bè thầy cơ. Do đó chúng ta cần phải có các biện pháp khắc phục
tình trạng trên giúp các em có thể nghe hiểu được các từ ngữ chuyên môn thuận lợi cho
việc học tập.
Như vậy, năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer và phân tích năng lực trên
cơ sở cứ liệu thực tiễn nghe, nói, đọc, viết. Nhìn chung năng lực tiếng Việt của đa số học
sinh Khmer bậc THPT ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay chỉ đạt mức trung bình. Hầu hết các em
86


Trần Quang Thuật
biết sử dụng tiếng Việt ở cả bốn kĩ năng nhưng kĩ năng viết và đọc còn hạn chế, trội nhất là
kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ. Học sinh có xu hướng sử dụng song ngữ Khmer – Việt nhiều
hơn trong giao tiếp hằng ngày.
3. Các nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến năng lực sử dụng tiếng Việt của học

sinh người Khmer
3.1. Phương pháp dạy học
Nhiều trường THPT ở Sóc Trăng có học sinh là người dân tộc Khmer theo học
nhưng giáo viên giảng dạy cho học sinh Khmer vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy như
giảng dạy cho học sinh người Kinh. Nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ giáo viên trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng tuy có tham gia một lớp tập huấn về phương pháp dạy học cho
học sinh dân tộc nhưng con số quá ít. Các giáo viên tương lai được đào tạo trong trường
Đại học thì khơng được hướng dẫn một phương pháp giảng dạy riêng cho học sinh dân
tộc thiểu số. Có chăng là đào tạo, tập huấn cho giáo viên dạy tiếng Khmer cho người
Khmer. Việc tập huấn giáo viên dạy tiếng Việt cho học sinh Khmer chưa thực hiện sâu
rộng. Do vậy, khi dạy vùng dân tộc thiểu số Khmer, hầu như giáo viên khó chuẩn bị chu
đáo kiến thức và phương pháp dạy tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai của học sinh
Khmer. Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng năm học 2017 - 2018,
giáo viên dạy được tiếng Khmer là 354/12.350. Con số này quá thấp so với tổng số dân
Khmer cư trú trên địa bàn. Đội ngũ giáo viên dạy được cả tiếng Việt và tiếng Khmer còn
thiếu nghiêm trọng. Số giáo viên được đào tạo bài bản thì khơng biết chữ Khmer, thậm
chí nhiều giáo viên khơng hiểu đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán, đời sống xã hội của
người Khmer nên khó “nhập cuộc”, hạn chế việc truyền tải kiến thức cho học sinh Khmer.
3.2. Vốn ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh Khmer
Trong các gia đình, sinh hoạt văn hóa dân gian, giao lưu nghệ thuật của người
Khmer, các em thường xuyên sử dụng tiếng Khmer để giao tiếp. Có thể nói, với việc sử
dụng tiếng Khmer để giao tiếp trong gia đình như thế sẽ góp phần giữ gìn và củng cố văn
hóa cộng đồng dân tộc Khmer. Điều đó đã làm hạn chế năng lực tiếng Việt của người
Khmer.
Bảng thống kê mức độ giao tiếp ngơn ngữ trong gia đình và cộng đồng
Mức độ
Đối tượng giao tiếp

Hoàn toàn bằng Vừa tiếng Việt,
tiếng Việt

vừa tiếng Khmer

Hồn tồn bằng
tiếng Khmer

SL

%

SL

%

SL

%

Nói với ơng bà

12

4.0

64

21.3

224

74.7


Nói với bố mẹ

19

6.3

101

33.7

180

60

Nói với anh chị em

30

10.0

158

52.7

112

37.3
87



Năng lực sử dụng tiếng Việt...
Nói với bạn bè cùng lứa trong
phum, ấp
Nói với người khác trong ấp
Nói với khách là người dân
tộc mình
Nói với khách là người Kinh
Nói với khách là người dân
tộc khác

29

9.7

152

50.7

119

39.6

188

62.7

67

22.3


45

15.0

32

10.7

82

27.3

186

62.0

274

91.3

12

4.0

14

4.7

270


90.0

14

4.7

16

5.3

Bảng số liệu cho thấy: học sinh Khmer rất ít sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với
những người thân trong gia đình hay người cùng dân tộc. Có thể nói tiếng Khmer được
sử dụng phổ biến trong hầu hết các gia đình và trở thành ngơn ngữ giao tiếp chính. Đặc
biệt khi giao tiếp với ông bà trong gia đình học sinh dân tộc Khmer có xu hướng sử dụng
tiếng Khmer là rất cao, với bố mẹ và anh chị thì xảy ra hiện tượng “trộn mã“ trong hoạt
động lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp của học sinh. Hiện tượng này xảy ra nhiều ở thế hệ anh
chị trong gia đình. Nguyên nhân là do trong gia đình người Khmer, thế hệ ơng bà người
Khmer là những người ít giao tiếp với bên ngồi, sống khép kín trong phum sóc nên khả
năng tiếng Việt hạn chế.
3.3.Thái độ của phụ huynh và bản thân học sinh
Từ bảng thống kê ở mục 3.2, ta cũng thấy được thái độ của phụ huynh và bản thân
học sinh trong việc sử dụng và rèn luyện tiếng Việt. Phần đông các phụ huynh người
Khmer muốn bảo tồn ngôn ngữ dân tộc nên đã giao tiếp gần như hoàn toàn bằng tiếng
Khmer trong nhiều trường hợp và vẫn chưa thấy lợi ích vật chất đích thực mà tiếng Việt
mang lại cho họ. Do vậy, việc đầu tư cho con em học tập cịn hạn chế.Về phía học sinh
Khmer thì ý thức rèn luyện tiếng Việt của học sinh Khmer chưa cao. Phần đơng các em đã
ý thức về vai trị của tiếng Việt có ảnh hưởng đến tương lai của chính mình nhưng chưa
đủ quyết tâm thực hiện việc học tốt tiếng Việt. Các em chỉ xem tiếng Việt (phân môn Ngữ
văn) là môn học để ghi điểm số như các mơn học khác, dù điều này cũng có ảnh hưởng từ

chương trình giáo dục của Việt Nam chỉ thiên về cung cấp kiến thức chứ chưa tập trung
rèn kĩ năng. Và với ý thức suy nghĩ học tập như thế đã ảnh hưởng đến năng lực tiếng Việt
của học sinh Khmer.
4. Giải pháp nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh người Khmer
tỉnh Sóc Trăng
Thơng qua cơng trình nghiên cứu này, chúng tơi cũng xin đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh trung học người Khmer tỉnh Sóc Trăng
như sau:
4.1. Dạy học hướng vào rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh
Về phương pháp, chúng ta cần tiếp tục duy trì chương trình dạy tập nói tiếng Việt
cho trẻ em người Khmer khi vào lớp 1 và tăng cường giờ phụ đạo tiếng Việt cho học sinh
88


Trần Quang Thuật
Khmer. Ngoài ra, giáo viên cũng cần cung cấp cho học sinh người Khmer một vốn từ
Hán – Việt đáng kể, bởi trong từ vựng tiếng Việt đã sử dụng từ có yếu tố Hán Việt đến hơn
60%. Giáo viên cũng nên sử dụng phương pháp dẫn dắt, gợi mở là chủ yếu, trong đó coi
trọng vai trị của giáo cụ trực quan và các hình ảnh minh hoạ.
Giáo viên cũng cần nắm vững các tâm lí sợ khi học tập tiếng Việt của học sinh
Khmer để có biện pháp khuyến khích học tập kịp thời cho các em. Trong q trình dạy
học, giáo viên cần khuyến khích học sinh nói bằng tiếng Việt cả trong giờ học lẫn ngoài
giờ học. Tăng cường tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh. Nội dung của các cuộc tiếp xúc
nên hướng vào những chủ đề như gia đình, bè bạn, những hoạt động diễn ra hàng ngày,
v.v... Những cuộc tiếp xúc, trò chuyện ấy là cơ hội để học sinh Khmer được giao tiếp bằng
tiếng Việt nhiều hơn. Đồng thời, giáo viên (đặc biệt là đối với giáo viên người Kinh ở địa
phương khác) phải tự trang bị cho mình vốn hiểu biết về văn hoá, phong tục tập quán của
người Khmer bằng cách tham gia vào các sinh hoạt văn hố, lễ hội tại địa bàn mình đang
cơng tác nhằm làm tăng vốn ngơn ngữ, văn hố Khmer cho bản thân để phục vụ cho việc
dạy học tiếng Việt cho học sinh Khmer được tốt hơn.

Về chương trình tiếng Việt, Bộ giáo dục và đào tạo có thể ban hành hai khung
chương trình: Một chương trình cho học sinh dân tộc Kinh và một chương trình cho học
sinh dân tộc Khmer.
Về sách giáo khoa, căn cứ vào những tồn tại đã trình bày, chúng tơi thiết nghĩ cần
có sự điều chỉnh theo hướng vừa sức với học sinh nói chung và học sinh Khmer nói riêng.
Sách giáo khoa cần có sự cân bằng giữa việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng
trong mỗi bài tiếng Việt. Bởi vì với học sinh Khmer nói riêng, việc học tiếng Việt khơng
chỉ vì mục đích có kiến thức tiếng Việt mà quan trọng hơn là sử dụng được tiếng Việt để
làm chìa khóa trong học tập và cơng cụ trong giao tiếp. Do vậy, sách giáo khoa cần giảm
bớt lượng kiến thức mà học sinh cần nhớ trong mỗi bài và theo đó là tăng cường cho học
sinh vận dụng kiến thức thơng qua việc xử lí tình huống, diễn đạt theo hình ảnh, viết câu,
viết đoạn văn ngắn... Như vậy, sau mỗi bài học tiếng Việt, học sinh Khmer sẽ được tiếp
thu tiếng Việt đồng thời sẽ biết cách vận dụng kiến thức trong học tập vào giao tiếp hằng
ngày. Thứ hai, ngữ liệu trong sách giáo khoa phải gần gũi, thiết thực để học sinh Khmer có
khả năng chuyển tải “kiến thức vừa học vào q trình nói, viết tiếng Việt. Sách giáo khoa
cần bổ sung hình ảnh ở các bài tiếng Việt. Nguồn hình ảnh có thể lấy từ cuộc sống xã hội
trong nhiều lĩnh vực khác nhau có nội dung, ý nghĩa phù hợp với bài học và gần gũi với
từng đối tượng học sinh.
4.2. Dạy học kết hợp với lí thuyết và thực hành
Thứ nhất, trong quá trình giảng dạy tiếng Việt, giáo viên phải gắn lí thuyết với thực
hành giao tiếp.
Thứ hai, giáo viên cần xây dựng hoạt động nhóm, các trị chơi đóng vai hoặc tình
huống được mơ tả bằng lời nói, tranh ảnh, video...
Thứ ba, trong quá trình giảng dạy tiếng Việt, giáo viên cần mở rộng vốn từ để học
89


Năng lực sử dụng tiếng Việt...
sinh Khmer có thể sử dụng trong học tập và giao tiếp.
4.3. Tạo môi trường học tập bằng tiếng Việt từ bậc học đầu tiên

Bậc học đầu tiên của học sinh là trường mầm non do đó để tạo tiền đề học tập tiếng
Việt cho học sinh Khmer chúng ta cần bắt đầu ngay từ khi các em tiếp xúc với tiếng Việt.
Việc rèn luyện tiếng Việt ngay từ lần đầu tiên trẻ em tiếp xúc với mơi trường giáo dục có
ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị vốn tiếng và kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho
trẻ trước khi vào lớp một. Trong môi trường học tập đầu tiên này kĩ năng nghe, nói tiếng
Việt là hai kĩ năng trẻ được hình thành sớm nhất. Vì thế cách phát âm và hướng dẫn phát
âm cho trẻ bậc mầm non cần phải thật rõ ràng.
4.4. Tổ chức linh hoạt các hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo hướng tăng
cường vốn từ tiếng Việt và rèn kĩ năng giao tiếp
Trong chương trình và sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học chúng ta cần dạy tiếng
Việt phải tập trung vào luyện phát âm chuẩn, phát triển vốn từ và tích cực hóa vốn từ trong
các hoạt động nghe, nói, đọc viết cho học sinh Khmer. Ở cấp học này chúng ta cần rèn
cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo chương trình chung: có thể nghe – hiểu
được; nói được thành câu ngắn những vấn đề đơn giản, gần gũi với đời sống, đọc trơn
được với tốc độ khoảng 20 đến 25 chữ/phút (chuẩn chương trình là 30 chữ/phút); viết
đúng mẫu chữ tiếng Việt. Giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh luyện nói theo chủ đề.
Khi luyện nói theo chủ đề giáo viên cần chọn các chủ đề gần gũi với đời sống, phong tục
văn hóa người Khmer để hướng dẫn cho các em.
4.5. Dạy học theo hướng tích hợp rèn các kĩ năng tiếng Việt trong các mơn học
Ngồi môn tiếng Việt, các môn học khác đều được tổ chức trên cơ sở sử dụng tiếng
Việt làm phương tiện ngơn ngữ để dạy học. Do đó, chúng ta cần tích hợp rèn các kĩ năng
tiếng Việt cho học sinh Khmer thường xuyên thông qua các môn học khác nhau để giúp
học sinh Khmer khắc ghi, bổ sung vốn từ tiếng Việt nhiều hơn. Trong các tiết học trên
lớp ở tất cả các bộ môn giáo viên nên chú ý sửa cách phát âm và viết cho học sinh Khmer
trong bài viết của bộ mơn mình phụ trách.
4.6. Mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh Khmer
Tăng cường các hoạt động tập thể ngoài các giờ học trên lớp nhằm tạo môi trường
giao tiếp tự nhiên cho học sinh. Học sinh Khmer thường không sử dụng tiếng Việt trong
các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giờ ra chơi, nếu chơi tự do, các em sẽ chơi thành từng
nhóm dân tộc và giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Do đó để học sinh Khmer sử dụng thường

xuyên tiếng Việt thì giáo viên nên tham gia cùng học sinh, tổ chức, hướng dẫn các em chơi
các trò chơi sân trường và yêu cầu các em nói với nhau bằng tiếng Việt.
4.7. Rèn chữa lỗi sử dụng tiếng Việt ở các kĩ năng cụ thể
Việc rèn luyện tiếng Việt cho học sinh Khmer phải bắt đầu từ việc rèn cách phát âm
và dạy các quy tắc chính tả tiếng Việt. Để nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh Khmer,
chúng ta cần phải rèn cho các em ở một số kĩ năng cụ thể như phát âm đúng từ, viết đúng
90


Trần Quang Thuật
từ, viết đúng thanh điệu là điều kiện trước tiên của học sinh Khmer khi học tiếng Việt.
Sau đây là một số dạng bài tập mẫu theo gợi ý rèn kĩ năng phát âm tiếng Việt cho
học sinh Khmer:
- Phát âm đúng các phụ âm đầu khó phát âm trong tiếng Việt: như r/s/tr. Giáo viên
sưu tầm các dạng bài tập như các câu thơ, câu văn toàn phụ âm đầu r/s/tr để học sinh đọc
đi, đọc lại trong các giờ học nhóm hay các tiết phụ đạo.
Ví dụ:
Bắt con cá rơ bỏ vào rổ, nó giãy nghe rồ rồ/
- Rờ răng rụng, rờ rốn rung rinh, rờ râu ra rậm rạp.
b. Sắm sửa sẵn sàng, sung sướng san sẻ, sửa sang sổ sách.
c. Trời trong trăng sáng, trao trả tám trăm triệu trong tích tắc.
- Trung trầy trật trang trí tranh truyện, trịnh trọng treo trước trường. Trong tranh, trời
trống trải, tre trúc trơ trụi, trai tráng trần trùng trục, truyện trúc trắc.
Việc phát âm này giúp các em học sinh Khmer rèn luyện được cơ quan phát âm.
Đặc biệt là lưỡi để từ đó phát âm các tiếng rõ ràng hơn, ngồi ra nó cịn cung cấp cho các
em vốn từ vựng tiếng Việt đáng kể, thấy được cái hay của tiếng Việt kích thích các em
tham gia tìm hiểu khám phá tiếng Việt.
- Phát âm phân biệt các phụ âm: n-l/ s-x: dạng này giáo viên hướng dẫn học sinh
phát âm nhiều lần để phân biệt, đưa ra các bài tập để học sinh điền từ s-x/n-l thích hợp và
tập phát âm.

Ví dụ:
a. Nó làm lần này nữa là năm mươi lăm lần.
- Lính lệ leo lên lầu lấy lưỡi lê
- Lấy lộn lại leo lên lấy lại
b. Lúc nào lên núi
Lấy nứa về làm lán
Nên lưu ý nước lũ
c. Lúa nếp là lúa nếp vàng
- Lúa lên lớp lớp
- Lòng nàng lâng lâng
- Phát âm đúng các từ có âm đệm khó phát âm theo mẫu ghi sẵn, sau đó khơng nhìn
và ghi nhận lại như:
1. bồng bềnh
2. chảnh chọe
3. chập choạng
4. gập ghềnh
5. ganh ghét

6. huyênh hoang
7. huyên thuyên
8. khập khiễng
9. khệnh khạng
10. khuya khoắt

11. ngốc nghếch
12. loằng ngoằng
13. lênh khênh
14. ngoe nguẩy
15. ngoằn ngoèo
91



Năng lực sử dụng tiếng Việt...
- Phát âm phân biệt phụ âm tr/ ch; phân biệt phụ âm s/x; phân biệt n/ng; phân biệt
r/d/gi: Giáo viên sưu tầm bài thơ, đọan văn để học sinh điền các phụ âm thích hợp vào
khoảng trống, sưu tầm tranh cho học sinh quan sát gọi tên các đồ vật có phụ âm đó, sau
đó hướng dẫn học sinh phát âm.
Ví dụ 1: trời nắng chói chang/ con châu chấu đậu chênh vênh trên lưng con trâu.
- Con sáo xổ lồng bay sang sông.
- Trời quang mây, một ơng quan đi vào rừng. Ơng thấy một đàn chim bay ngang
bầu trời. Chúng kêu vang cả khu rừng, nghe như van xin điều gì. Vị quan bèn trở về làng
và gặp một đám tang.
- Trước mặt các giám thị, không ai dám trao đổi bài.
a. Phân biệt âm đầu ch/tr: Quan sát một số hình ảnh chỉ tên đồ vật, tên con vật bắt
đầu bằng âm ch: chổi, chảo, chén, chiếu, chum, chó, chuồn chuồn, châu chấu, chim sẻ,
chim sâu, …
b. Phân biệt phụ âm đầu s/x: Các em thi tìm tên chỉ cây cối hoặc tên con vật đều
bắt đầu bằng âm “s”: sả, sầu đâu, sầu riêng, sắn, sứ, si, sị, sóc, sứa, sáo, sói, sư tử,
sên,…
Ví dụ 2: Hãy điền r/d/gi thích hợp vào chỗ trống
a. …ỗ dành, …ỗ chạp, mặt …ỗ
b.…ữ gìn, cặp …a, ..a vào
5. Kết luận
Thơng qua việc tìm hiểu năng lực học tập tiếng Việt của học sinh Khmer cấp THPT,
tác giả nhận thấy học sinh dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng đang thực sự gặp phải một số vấn
đề về rào cản ngôn ngữ khi học tập trong môi trường giáo dục không phải bằng ngôn ngữ
mẹ đẻ của các em và học chung một chương trình, với cùng một hệ thống sách giáo khoa
như học sinh người Kinh. Những khó khăn về ngơn ngữ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
các kĩ năng tư duy và năng lực sử dụng ngôn ngữ của các em đối với việc học tập trong
nhà trường. Những ảnh hưởng này cịn gây khó khăn cho các em trong quá trình học tập

tại cấp THPT và ở các bậc học cao hơn, khi mà người ta thường nghĩ các em đã vượt qua
rào cản ngôn ngữ rồi.
Bên cạnh việc khảo sát năng lực tiếng Việt của học sinh Khmer cấp THPT trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng, chúng tơi cịn đưa ra được một số nguyên nhân, lí do dẫn đến hạn
chế năng lực tiếng Việt của học sinh Khmer và biện pháp khắc phục những hạn chế yếu
kém đó. Có thể nói, trước khi chưa nghiên cứu năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh
Khmer, chúng tôi luôn cho rằng nguyên nhân bỏ học của học sinh Khmer là do kinh tế
gia đình. Nhưng khi nghiên cứu vấn đề thực tế, chúng tôi hiểu rõ rằng, nguyên nhân sâu
xa của thực trạng học sinh Khmer bỏ học hằng năm ngày càng cao trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng là do rào cản ngôn ngữ. Học sinh Khmer thật sự chưa vượt qua rào cản ngôn ngữ để
tiếp cận với chương trình học giống như người Kinh, đã dẫn đến chán học bỏ học.
92


Trần Quang Thuật
Tuy nhiên, đến bậc THPT, học sinh Khmer có ý thức rõ hơn về nghề nghiệp trong
tương lai, buộc các em phải cố gắng học hết bậc THPT, mặc dù họ phải học bằng tiếng
Việt. Bên cạnh đó, ở các trường THPT DTNT, học sinh Khmer còn được nhận tiền học
bổng. Đây là điều kiện tốt, tiếp thêm động lực cho các em đến trường. Do vậy, tỉ lệ học
sinh bỏ học ở bậc THPT có phần kéo giảm. Nhưng vấn đề lớn ở đây là năng lực sử dụng
tiếng Việt của học sinh trung học người Khmer vẫn chỉ ở mức trung bình. Các em cịn hạn
chế trong việc sử dụng ngôn ngữ do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Đó là
một thực tế buộc chúng tơi phải suy ngẫm và tìm ra các giải pháp để nâng cao năng lực sử
dụng tiếng Việt cho học sinh THPT người Khmer ở Sóc Trăng.
Theo chúng tơi, học sinh dân tộc Khmer nói riêng khi học ở bậc học nào thì việc học
tiếng Việt ln được chú trọng. Trong đó, bậc trung học phổ thơng là bậc học phổ thông
cuối cùng, là tiền đề để các em bước vào ngưỡng cửa của nghề nghiệp trong tương lai. Do
vậy, việc dạy học tiếng Việt cho học sinh Khmer ở bậc học này rất cần thiết nhằm nâng
cao chất lượng học tập của đối tượng học sinh này và giúp các em hội nhập sâu rộng vào
cuộc sống đang thời kì hội nhập.


[1]
[2]

[3]
[4]
[5]

[6]
[7]

[8]

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cổng thơng tin điện tử tỉnh Sóc Trăng (www.soctrang.gov.vn )
Đinh Lư Giang (2011), Tình hình song ngữ Khmer-Việt tại đồng bằng sơng Cửu
Long-một số vấn đề lí thuyết và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại
học KHXH&NV Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
Đinh Lư Giang (2015), “Các đặc điểm chính của song ngữ Khmer - Việt vùng
Nam Bộ”, Tạp chí Ngơn ngữ và Đời sống, số 04 (234).
Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Văn Khang (2003), “Vị thế của tiếng Việt đối với ngôn ngữ các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam: Từ chủ trương, chính sách đến thực tế”, Tạp chí Ngơn ngữ,
số 11.
Hồng Quốc (2013), “Tình hình dạy - học và sử dụng ngôn ngữ trong trường phổ
thông vùng dân tộc Khmer (An Giang)”, Tạp chí Ngơn ngữ, số 10.
Hồng Quốc (2005), “Tình hình dạy và học ở trường tiểu học cho học sinh Khmer
huyện Tri Tôn tỉnh An Giang”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học nâng cao chất lượng
đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ngữ văn THPT ở trường Đại học Sư phạm, Trường

đại học Sư phạm Huế, Huế.
Hoàng Quốc (2010), “Thái độ ngôn ngữ của học sinh Khmer An Giang đối với
việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường”, Thông tin Khoa học Đại học An Giang,
số 42.
93


Năng lực sử dụng tiếng Việt...
Title: VIETNAMESE LANGUAGE PROFICIENCY OF KHMER HIGH
SCHOOL STUDENTS IN SOC TRANG PROVINCE
Tran Quang Thuat
Abstract: The paper presents issues related to the Vietnamese language proficiency
of Khmer high school students in Soc Trang province. The results of our surveys,
interviews, observation and error analysis show that the Vietnamese language proficiency
of Khmer high school students is only at average level. At the same time, the paper also
provides some reasons for students’ limited capacity of using Vietnamese and proposes
some solutions for helping Khmer students in Soc Trang province to improve their ability
to use Vietnamese.
Keywords: Proficiency, High school students, Vietnamese, Soc Trang, Khmer.

94



×