Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

nội dung đào tạo cho giáo viên tiểu học về đánh giá năng lực sử dụng tiếng việt của học sinh bằng trắc nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.09 KB, 39 trang )

Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Khoa Giáo dục tiểu học

Báo cáo tập huấn thử nghiệm

NỘI DUNG ĐÀO TẠO CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH BẰNG
TRẮC NGHIỆM

Người nghiên cứu: Th.s. Hồng Thị Tuyết

Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh
Tháng 12/2001


Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Khoa Giáo dục tiểu học

Báo cáo tập huấn thử nghiệm

NỘI DUNG ĐÀO TẠO CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH BẰNG
TRẮC NGHIỆM

Người nghiên cứu: Th.s. Hồng Thị Tuyết

Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh
Tháng 12/2001


MỤC LỤC



I. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TẬP HUẤN .................................................................... 1
1. Đối tƣợng tham gia ............................................................................................ 1
2. Thời gian tập huấn ............................................................................................. 1
3. Nội dung tập huấn .............................................................................................. 1
4. Phƣơng thức tập huấn ........................................................................................ 2
II. NHỮNG KẾT QUẢ TÌM THAY ĐƢỢC SAU ĐỢT TẬP HUẤN ..................... 3
1. Về hoạt động phân tích nội dung kiến thức hay kỹ năng/ hành vi cần đo lƣờng
đƣợc của những bài trắc nghiệm ........................................................................................ 3
2. Về hoạt động xác lập bảng mục tiêu ................................................................. 4
3. Về việc xác lập tầm quan trọng của các mục tiêu dạy học và bảng phân bố câu
hỏi trong bài trắc nghiệm ................................................................................................... 5
4. Về việc chọn lựa và thiết kế hình thức trắc nghiệm phù hợp với bảng mục tiêu
............................................................................................................................................ 5
5. Về việc xem xét tính giá trị của các bài trắc nghiệm ......................................... 6
6. Về số lƣợng các mục trắc nghiệm của một bài trắc nghiệm. ............................. 7
7. Về việc tính độ tin cậy cho bài trắc nghiệm....................................................... 7
III. NHỮNG KINH NGHIỆM TỪ ĐỢT TẬP HUẤN GIÁO VIÊN VỀ ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC ................................ 7
PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................................... 9
MỘT SỐ BẢNG MỤC TIÊU VÀ BÀI TRẮC NGHIỆM DO HỌC VIÊN BIÊN
SOẠN......................................................................................................................................... 9


I. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TẬP HUẤN
1. Đối tượng tham gia
33 cán bộ quản lý chuyên môn của các trƣờng tiểu học thuộc địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh tự nguyện tham gia đợt tập huấn của nghiên cứu. Họ đang theo học khóa cử nhân
tiểu học của Khoa Giáo dục tiểu học, trƣờng Đại học sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh.
33 cán bộ này đều đã từng biên soạn đề thi, kiểm tra định kỳ hay hàng tháng cho

trƣờng tiểu học mà mình phụ trách. Trong khoa trình học lớp cử nhân tiểu học, họ đƣợc trang
bị một số hiểu biết về trắc nghiệm nói chung qua việc học bộ môn Tâm lý học trắc nghiệm
(45 tiết). Theo họ, những hiểu biết lĩnh hội đƣợc từ bộ môn này đã bƣớc đầu cho họ một số
cơ sở để nhìn lại những điều mình đã làm và ít nhiều biết điều chỉnh việc biên soạn các đề thi,
đề kiểm tra. Tuy nhiên, tất cả họ đều chƣa trải qua một khoa tập huấn chính thức nào về đo
lƣờng thành quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học bằng trắc nghiệm. Cùng với
mơn Tốn, ở tiểu học, thành quả học tập môn Tiếng Việt đƣợc đánh giá chủ yếu theo hƣớng
định lƣợng với rất nhiều bài kiểm tra: kiểm tra hàng tháng, kiểm tra định kỳ và kiểm tra cuối
năm. (Ý kiến này nêu ra khi các trƣờng tiểu học chƣa áp dụng đại trà thông tƣ 15 của Bộ giáo
dục- đào tạo về đánh giá thành quả học tập của học sinh tiểu học. Theo thông tƣ này, hiện
nay, kết quả học tập môn Tiếng Việt và Tốn chỉ đƣợc tính trên điểm số của bốn bài kiểm tra:
2 bài kiểm tra giữa học kỳ và 2 bài kiểm tra cuối kỳ. Các bài tập, bài làm hàng tháng chỉ đánh
giá là hoàn thành hay chƣa hoàn thành). Vì vậy, họ thực sự có nhu cầu tìm hiểu, nắm vững
kiến thức về đo lƣờng thành quả môn Tiếng Việt bằng trắc nghiệm để có thể vận dụng chúng
vào thực tiễn biên soạn các bài tập, bài kiểm tra. Mặt khác, nếu không trực tiếp biên soạn các
bài trắc nghiệm thì đối những nhà quản lý chun mơn, những giáo viên, hiểu biết về vấn đề
đo lƣờng thành quả học tập mơn Tiếng Việt cũng hữu ích cho họ trong quá trình xem xét, xác
định giá trị và hiệu quả của các bài trắc nghiệm do những cơ quan chuyên môn ở cấp cao hơn
biên soạn.

2. Thời gian tập huấn
Thời gian tập huấn kéo dài trong bốn tháng rƣỡi.
- 6 buổi học viên tham gia bài giảng để nắm những vấn đề lý thuyết kết hợp với một
số bài tập thực hành mẫu trên lớp.
- Phần thực hành đƣợc tiến hành kéo dài trong hơn ba tháng. Trong thời gian này,
ngƣời nghiên cứu trực tiếp làm việc với từng nhóm nhỏ để hƣớng dẫn, theo dõi và điều chỉnh
các hoạt động thực hành của các học viên.

3. Nội dung tập huấn
a. Lý thuyết

- Đo lƣờng định lƣợng và trắc nghiệm
- Cách phân loại trắc nghiệm
- Các hình thức trắc nghiệm
- Mục tiêu dạy học và cách xác lập bảng mục tiêu
- Trắc nghiệm trong dạy học các lĩnh vực hoạt động ngơn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, từ
ngữ và ngữ pháp.
- Tính giá trị và cách xác định tính giá trị của bài trắc nghiệm ngơn ngữ.

1


- Độ tin cậy và cách xác định độ tin cậy của bài trắc nghiệm ngôn ngữ.
b. Thực hành
- Nhận diện và phân tích các mục tiêu cụ thể (hành vi học tập/ hành vi ngôn ngữ)
đƣợc thể hiện trong bài trắc nghiệm
- Phân tích các mục tiêu cụ thể đƣợc thể hiện trong bài trắc nghiệm rồi đối chiếu với
bảng mục tiêu đã định để xác định tính giá trị của bài trắc nghiệm.
- Xem xét, diễn giải các mục tiêu dạy học đã đƣợc công bố trong môn Tiếng Việt của
Dự thảo chƣơng trình TH 2000, rồi xác lập bảng mục tiêu cho một phân môn học = một lĩnh
vực hoạt động ngôn ngữ trong một thời đoạn làm cơ sở để thực hiện trình dạy học và đánh
giá.
- Theo dõi những mục tiêu đã định đƣợc thực hiện trong thực tế dạy học nhƣ thế nào?
Có sự thay đổi điều chỉnh nào không? Ghi lại các điều đã ghi nhận đƣợc trong quá trình theo
dõi.
- Căn cứ trên trên bảng mục tiêu đã định cùng với những thay đổi điều chỉnh trên thực
tế (nếu có), xem xét lại nội dung đã giảng dạy, xác định những hình thức trắc nghiệm thích
hợp.
- Biên soạn các bài trắc nghiệm và cho học sinh làm.
- Vận dụng một cách tính độ tin cậy đơn giản để xác định mức độ tin cậy của bài trắc
nghiệm.


4. Phương thức tập huấn
- Học viên nắm những lý thuyết về trắc nghiệm dạy tiếng thông qua nghe giảng và
đọc nghiên cứu tài liệu theo hƣớng dẫn của giáo viên tập huấn. Việc cung cấp lý thuyết giúp
mỗi học viên hình thành một phƣơng pháp luận thích hợp cho bản thân, nhờ đó học viên có
thể ứng dụng những lý thuyết này vào thực tiễn lớp học.
- Tổ chức một số hoạt động/ hình thức bài tập giúp học viên truy cập lại kiến thức,
kinh nghiệm đã có về biên soạn trắc nghiệm, rồi suy nghĩ , dƣới hình thức cá nhân hay trao
đổi với ngƣời khác, phác thảo ra những phƣơng diện lý thuyết liên quan đến trắc nghiệm.
Hƣớng dẫn học viên đối chiếu các phƣơng diện lý thuyết đã nghiệm thấy với các phần lý
thuyết trong tài liệu tham khảo, sau đó thử nghiệm những lý thuyết này một lần nữa trong
thực tiễn.
- Tập hợp giáo viên/ nhà quản lý từ nhiều trƣờng khác nhau thảo luận theo nhóm về
những tiêu chí hay tiêu chuẩn năng lực thơng qua việc phân tích các sản phẩm bài làm của
học sinh. Những trao đổi nhƣ thế này cung cấp cho học viên cơ hội nhận ra những năng lực
tiêu biểu biểu hiện những trình độ khác nhau của học sinh, và nhƣ vậy giúp họ nâng cao tính
nhất qn của các phán đốn của mình về năng lực ngôn ngữ của học sinh thông qua việc
xem xét các kết quả học tập thu đƣợc từ các bài trắc nghiệm
- Giáo viên tập huấn làm mẫu, học viên theo mẫu luyện tập thực hành
- Tổ chức đƣa học viên vào những hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm/cặp
nhằm giúp họ thực hành hình thành và phát triển bảng mục tiêu qui định các kết quả học tập,
thực hành viết các câu trắc nghiệm, thực hành xem xét nội dung kiểm tra có tƣơng thích với

2


các mục tiêu đã đề ra theo dự tính cũng nhƣ đã diễn ra trên thực tiễn không; thực hành đo độ
tin cậy các bài trắc nghiệm bằng một phƣơng pháp đơn giản.
- Ngƣời nghiên cứu theo dõi, sửa chữa bài tập thực hành của các nhóm.
- Học viên nộp các sản phẩm cùng của mình sau đợt tập huấn, sau đó trực tiếp nhận

phản hồi nhận xét từ ngƣời nghiên cứu

II. NHỮNG KẾT QUẢ TÌM THAY ĐƢỢC SAU ĐỢT TẬP HUẤN
1. Về hoạt động phân tích nội dung kiến thức hay kỹ năng/ hành vi cần đo
lường được của những bài trắc nghiệm
Hoạt động phân tích nội dung kiến thức hay kỹ năng/ hành vi cần đo lƣờng của những
bài trắc nghiệm giúp học viên hình thành kỹ năng xem xét và nhận diện giá trị nội dung của
một bài trắc nghiệm khi sử dụng hay khi biên soạn một bài trắc nghiệm. Trƣớc một bài trắc
nghiệm đã đƣợc biên soạn bởi ngƣời khác hay bởi chính mình, có lẽ một trong những điều
quan trọng nhất mà giáo viên cần phải biết đó là học sinh sẽ phải thể hiện những hành vi
ngôn ngữ nào hay những kiến thức ngơn ngữ nào khi làm bài trắc nghiệm đó. Điều này giúp
ngƣời giáo viên nhận ra giá trị đo lƣờng cụ thể của bài trắc nghiệm, từ đó. Trên cơ sở phân
tích kết quả trắc nghiệm của học sinh, giáo viên sẽ có cơ sở điều chỉnh việc giảng dạy của
mình một cách cụ thể theo cách tập trung rèn luyện những thao tác, hành vi ngôn ngữ nào hay
những kiến thức ngơn ngữ nào mà học sinh mình cịn non kém. Mặt khác, hoạt động này
cũng có tác dụng giúp học viên, với tƣ cách là ngƣời biên soạn trắc nghiệm tiếng ở lớp học,
hình thành ý thức rằng bất kỳ một bài trắc nghiệm nào cũng gắn với những kết quả học tập cụ
thể nghĩa là những hành vi học tập hay kiến thức mà ta có thể quan sát đƣợc. Từ đó giúp học
viên hƣớng đến hoạt động xác lập bảng mục tiêu cho việc giảng dạy và đánh giá kết quả
giảng dạy ấy bằng trắc nghiệm.
Khi xem xét phân tích nội dung kiến thức hay kỹ năng/ hành vi cần đo lƣờng đƣợc
của một bài trắc nghiệm, học viên dễ dàng xác định mức độ nhận thức của bài trắc nghiệm
này là biết, hiểu hay ứng dụng. Tuy nhiên khi miêu tả hành vi ngôn ngữ hay nhận thức mà
học sinh phải thực hiện trong quá trình suy nghĩ, làm bài để cuối cùng có câu trả lời đúng cho
câu hỏi trắc nghiệm thì học viên thƣờng lúng túng, phần lớn miêu tả, chung chung sơ sài.
Giáo viên hƣớng dẫn phải làm mẫu nhiều bài, và ln ln nhắc rằng anh (chị) cần phải đặt
mình vào vị trí của ngƣời làm bài, nghĩa là học sinh thì mới có thể hình dung ra học sinh
chúng ta thể hiện hành vi hay kiến thức nào khi làm bài trắc nghiệm.
Theo cách này, học viên dần dần tiến bộ hơn khi phân tích những câu trắc nghiệm về
sau. Thí dụ, họ nhận diện và miêu tả nội dung câu trắc nghiệm dạng trả lời ngắn : "Điều gì

làm cho tác giả nhớ lại buổi đầu đi học?" trong bài trắc nghiệm đọc hiểu "Nhớ lại buổi đầu đi
học" ở lớp Ba, CTTH 2000 thử nghiệm nhƣ sau:
Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên học sinh phải đọc câu hỏi để nắm bắt ý câu hỏi, và từ
then chốt học sinh phải trả lời là "điều gì". Kế tiếp các em định vị câu trả lời cho cho câu hỏi
này là ở đâu trong bài đọc: ở câu thứ nhất của bài. Đó là câu: "Hàng năm, cứ vào cuối thu,
khi lá ngồi đƣờng rụng nhiều, lịng tơi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu
trƣờng". Thế nhƣng, nguyên văn câu này không phải là tất cả của câu trả lời đúng. Học sinh
cần phải xem xét, chọn ra những từ có thể kết cặp với những từ trong câu hỏi thì mới có đƣợc
câu trả lời thích hợp. Việc học sinh bê nguyên văn câu trên để trả lời se"chứng tỏ sự thất bại
của học sinh trong việc hiểu câu hỏi cũng nhƣ hiểu câu văn của bài đọc, mặc dù có vẻ là câu
này cũng có liên quan đến câu hỏi.

3


2. Về hoạt động xác lập bảng mục tiêu
Xem xét bảng mục tiêu đƣợc các học viên biên soạn lần thứ nhất, chúng tơi thấy nhƣ
sau:
Có một số học viên đã vận dụng đƣợc những điều vừa mới học về thế nào là trắc
nghiệm, cách viết bảng mục tiêu cho một bài trắc nghiệm, họ đã miêu tả mục tiêu dạy học
dƣới giác độ của ngƣời học với những kết quả học tập khá cụ thể.
Thí dụ: Mục tiêu dạy học ngữ pháp lớp từ tuần 18 đến tuần 22
Về kiến thức
- Nắm đƣợc đặc điểm công dụng của dấu chấm hỏi dùng viết sau câu hỏi
- Nắm đƣợc đặc điểm công dụng của dấu chấm cảm dùng viết sau câu cảm, câu cầu
khiến.
Về kỹ năng
- Nhận biết và sử dụng dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm cho chính xác.
- Biết dùng dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm cho đúng chỗ.
- Vận dụng cách đặt dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm vào các câu, viết đoạn văn chú ý sử

dụng dấu chấm câu.
- Đọc dấu chấm hỏi bằng cách cao giọng ở cuối câu hoặc nhấn mạnh vào từ dùng để
hỏi.
- Đọc dấu chấm cảm thay đổi giọng đọc cho phù hợp với tình cảm đƣợc diễn đạt trong
câu đó. Biết quan sát cách nhấn giọng của ngƣời đọc câu hỏi hay biết tìm hiểu câu văn diễn tả
tâm trạng của ngƣời khác khi nghe thể hiện dấu cảm.
- Biết vận dụng dấu câu đã học vào đoạn văn, vào bài tập làm văn, nâng cao cách sử
dụng dấu câu vào văn viết.
Tuy nhiên, việc sắp xếp các kết quả học tập thƣờng tuỳ tiện, thiếu hệ thống. Sở dĩ nhƣ
vậy có lẽ do học viên hiểu biết hạn chế về tính hệ thống của kiến thức, của các kỹ năng thuộc
một lĩnh vực học tập ngơn ngữ nào đó. Điều này cũng dẫn đến sự hạn chế trong khả năng
nhận diện ra các mục tiêu đƣợc nêu ra trong tài liệu có sẵn cũng nhƣ xem xét chúng có thực
sự liên kết với nhau một cách hệ thống không
Bên cạnh đó, đa số học viên nêu mục tiêu chung chung, sao chép từ các tài liệu giảng
dạy, không cụ thể và tƣơng thích với nội dung và mục tiêu giảng dạy của từng phần học cụ
thể. Đặc biệt, hầu hết các kết quả học tập khơng đƣợc trình bày nhƣ những mục tiêu hành vi
có thể quan sát đƣợc để nhờ vậy có thể đo lƣờng một cách cụ thể. Bảng mục tiêu, nhìn chung
đƣợc trình bày theo mơ thức gồm ba phần kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các mục thuộc kiến
thức và kỹ năng nhiều khi có liên quan mật thiết với nhau vẫn đƣợc xếp tách bạch nhau.
Có một số bảng mục tiêu dƣờng nhƣ đƣợc viết theo cách moi trong ký ức những gì đã
giảng dạy trong lớp học rồi cứ nhƣ thế mà đặt thành các mục tiêu không theo thứ tự hay
nhằm đến một mục đích nào rõ rệt.
Có một số bảng mục tiêu có vẻ nhƣ khơng thực sự đƣợc xây trên dự kiến về mục đích,
về nội dung, và hình thức của sự khảo sát, do đó có tình trạng ngƣời biên soạn trắc nghiệm
đặt tầm quan trọng quá đáng về một phần nào đó của chƣơng trình trong khi coi nhẹ những
phần khác cũng quan trọng không kém.

4



Ở một vài bảng mục tiêu, ngƣời biên soạn tập trung khảo sát những gì mới giảng dạy,
trong khi quên lãng những gì đã giảng dạy từ lâu nhƣng có liên quan và không kém phần
quan trọng hoặc chỉ khảo sát vào một số điểm nội dung giới hạn với mong muốn mọi đối
tƣợng học sinh đều có thể đạt kết quả tốt.
Tất cả các bản thảo bảng mục tiêu của 33 học viên đều đƣợc yêu viết lại cho cụ thể và
hệ thống hơn theo hƣớng mục tiêu hành vi, thích hợp cho việc biên soạn trắc nghiệm.

3. Về việc xác lập tầm quan trọng của các mục tiêu dạy học và bảng phân
bố câu hỏi trong bài trắc nghiệm
Việc xác lập tầm quan trọng của các mục tiêu dạy học và bảng phân bố câu hỏi trong
bài trắc nghiệm là cơng việc hồn tồn mới mẻ đối với ngƣời tham gia tập huấn. Phần vì từ
trƣớc đến nay, mặc dù đã có biên soạn các bài kiểm tra định kỳ hay hàng tháng nhƣ ngƣời
tham gia tập huấn hầu nhƣ làm theo kinh nghiệm, dở lần theo trang sách và căn cứ vào nội
dung kiến thức thể hiện trên sách giáo khoa mà biên soạn. Căn cứ đánh giá tầm quan trọng
của từng mục tiêu dạy học lại khơng rõ ràng bởi vì vốn khơng thực sự có một chƣơng trình
đúng nghĩa cho các mơn học ở tiểu học chƣơng trình CCGD. Do vậy, ngƣời tham gia tập
huấn xác định tầm quan trọng của các mục tiêu dạy học để phân bố lƣợng câu hỏi thích hợp
cho từng mục tiêu chủ yếu dựa vào cảm nhận cái gì là trọng tâm của bài học hay của phần
học hay tồn mơn học. Cảm nhận về trọng tâm thƣờng dễ dàng và chính xác trong phạm vi
hẹp của một bài học , nhƣng khó khăn và dễ sai lầm trong phạm vi rộng hơn là một phần học
hay tồn mơn học.
Tuy nhiên, thông qua việc thực hành công việc này, các đối tƣợng tham gia tập huấn
bắt đầu hiểu công việc biên soạn trắc nghiệm một cách tƣờng minh hơn và có ý thức hơn.
Đặc biệt, qua cơng việc này, họ lĩnh hội một cách cụ thể về mối quan hệ chặt chẽ giữa những
gì đƣợc dạy với những gì học sinh cần phải hay có thể đạt trong quá trình học tập của mình.

4. Về việc chọn lựa và thiết kế hình thức trắc nghiệm phù hợp với bảng
mục tiêu
Xem xét bài trắc nghiệm đƣợc các học viên biên soạn lần thứ nhất, chúng tơi thấy
chúng có những đặc điểm sau:

- Khả năng hình dung và tạo ra một hình thức trắc nghiệm tƣơng thích với từng mục
tiêu của học viên cụ thể còn rất hạn chế. Thƣờng nêu mục tiêu có thể cụ thể, nhƣng khi biên
soạn bài trắc nghiệm, họ lại lấy những bài soạn sẵn mà họ ang áng là quan trọng, khơng thực
sự có sự chọn lọc các bài trắc nghiệm có sẵn theo hƣớng xem xét cân nhắc xem chúng tƣơng
ứng thế nào với các kết quả học tập cụ thể đã nêu trong bảng mục tiêu.
- Có những bài trắc nghiệm thể hiện cách biên soạn là lật những trang sách giáo khoa
rồi lần lƣợt biến cải những ý tƣởng bắt gặp trên trang giấy sách thành những câu hỏi trắc
nghiệm.
- Nhiều câu trắc nghiệm lấy nguyên văn từ sách giáo khoa, điều này tạo cho học sinh
thêm cơ hội đốn mị hoặc khuyến khích ngƣời làm trắc nghiệm cho câu trả lời theo kiểu
nhận diện lại đơn thuần những điều đã học.
- Đối việc biên soạn kiểu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, học viên gặp khó khăn trong
việc biên soạn các câu mồi nhử. Các câu mồi nhử thƣờng có xu hƣớng khác biệt một cách
rạch ròi với câu trả lời đúng cho hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Điều này, làm cho độ
khó của bài trắc nghiệm khơng đạt mức độ phù hợp.

5


- Đối với loại bài điền từ, các chỗ trống chừa khơng đều nhau. Đặc biệt học viên ít để
ý đến việc ngữ cảnh của đoạn có đủ rõ để giúp học sinh dựa vào đó để đốn ra nghĩa của câu
để từ đó có thể định ra từ cần điền ra gì. Việc điền từ đơi khi đƣợc thực hiện nhƣ những thao
tác lấp chỗ trống bằng cách nhớ và ghi lại những điều đã học. Cách thực hiện này làm cho
mục đích của loại trắc nghiệm điền từ trong dạy tiếng là đo lƣờng khả năng hiểu từ trong ngữ
cảnh và sử dụng từ phù hợp với ngữ cảnh của học sinh không đƣợc bộc lộ.
- Trong trắc nghiệm đọc hiểu, xu hƣớng sử dụng lại ngữ liệu đã học và các câu hỏi đã
dùng trong khâu hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu trở thành quan niệm, quán tính của giáo viên.
Việc biên soạn trắc nghiệm đọc hiểu theo hƣớng dựa trên một ngữ liệu mới (dĩ nhiên ngữ liệu
này phải chứa lƣợng từ mà hầu hết học sinh đã gặp hay đã biết) để qua đó có thể đo lƣờng
khả năng học sinh sử dụng các kỹ năng đọc hiểu vào một tình huống mới thƣờng bị giáo viên

phản ứng là quá cao so với học sinh, ngay cả ở lớp 4 và 5. Điều này cho thấy rằng quá trình
dạy đọc ở tiểu học, đặc biệt giai đoạn 2 vẫn chƣa nhấn vào việc rèn và hình thành những kỹ
năng đọc hiểu cho học sinh. Cách thiết kế các bài trắc nghiệm khả năng đọc hiểu bằng cách
dùng lại ngữ liệu đã học và các câu hỏi đã sử dụng trong tiết dạy đọc ngữ liệu đó giúp ta tìm
thấy những hiểu biết của học sinh về nội dung bài đọc đã học hơn là giúp ta đo lƣờng khả
năng sử dụng kỹ năng đọc hiểu của các em. Chẳng hạn, trắc nghiệm đọc hiểu thiên về hỏi các
chi tiết, hơn là từ các chi tiết yêu cầu học sinh khái quát, suy luận, phán đoán, nghĩa là ít chú
ý khảo sát kỹ năng hiểu ngơn ngữ. Điều này xảy ra do sự hiểu biết hạn chế của ngƣời tham
dự tập huấn về các kỹ năng ngơn ngữ trong tổng thể của chúng. Thí dụ kỹ năng tạo lập ngôn
bản gồm hệ thống các hành động, thao tác nào. Kỹ năng đọc hiểu gồm hệ thống các hành
động, thao tác nào? Chúng có quan hệ hỗ tƣơng với nhau nhƣ thế nào.
Sau một tháng đƣợc theo dõi, đƣợc hƣớng dẫn xem xét, điều chỉnh những bài trắc
nghiệm đã biên soạn nháp, các học viên hoàn chỉnh các bài trắc nghiệm và cho học sinh làm
thử nghiệm và chấm điểm.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, vấn đề thu thập kết quả làm trắc nghiệm của học
sinh khơng phải là tiêu điểm của q trình thử nghiệm tập huấn biên soạn trắc nghiệm dạy
tiếng Việt nên chúng tôi không báo cáo các kết quả này.

5. Về việc xem xét tính giá trị của các bài trắc nghiệm
Phỏng vấn 12 trên 33 học viên về vấn đề liên quan đến những cơng việc xem xét tính
giá trị của bài trắc nghiệm, chúng tơi nhận thấy nhƣ sau:
- Ít chú ý xem xét và chứng minh xem nội dung và câu trả lời của bài trắc nghiệm có
thể là mẫu đại diện cho toàn thể các mục tiêu của phần học/ lĩnh vực học tập đang khảo sát
không; số câu hỏi trong bài trắc nghiệm có tiêu biểu cho tồn thể kiến thức mà ta địi hỏi học
sinh cần đạt đƣợc sau khi học.
- Ít có ý thức thƣờng trực và vận dung phƣơng pháp xem xét (tự đặt câu hỏi và trả lời)
mỗi bài trắc nghiệm có phục vụ đƣợc mục đích cần đo lƣờng của nó hay khơng, và phục vụ
đến mức độ nào. Vì vậy, có những câu trắc nghiệm mang nội dung đo lƣờng không thực sự
tƣơng thích với kết quả học tập đã nêu.
- Có trƣờng hợp nhiều mục tiêu cần đánh giá đƣợc nêu ra nhƣng khi biên soạn bài trắc

nghiệm ngƣời viết lại chỉ đề cập đến một vài trong số các mục tiêu đã đề ra.

6


Rõ ràng, khơng phải sự phán đốn, phân tích nào của ngƣời biên soạn trắc nghiệm
cũng đều đúng cả, nhƣng nếu suy xét thật kỹ các mục tiêu của bài trắc nghiệm và phân tích
thật chi tiết các thành phần của nó, cũng nhƣ xem xét các câu trắc nghiệm có đo lƣờng đúng
kết quả học tập ta đã định khơng thì cũng sẽ làm tăng giá trị của bài trắc nghiệm lên rất nhiều.
Bài trắc nghiệm có thể phục vụ cho nhiều mục đích. Ngƣời biên soạn trắc nghiệm phải biết rõ
mục đích của mình thì mới soạn thảo đƣợc bài trắc nghiệm có giá trị, bởi vì chính mục đích
này chi phối nội dung, hình thức bài trắc nghiệm

6. Về số lượng các mục trắc nghiệm của một bài trắc nghiệm.
Số lƣợng các mục trắc nghiệm cho từng kết quả học tập, thƣờng chỉ một hoặc hai
mục. Điều này do ảnh hƣởng của việc quen với cách thiết kế các bài kiểm tra môn Tiếng Việt
hiện nay. Bài trắc nghiệm cho mỗi lĩnh vực hoạt động ngôn ngữ thƣờng chỉ bao gồm từ 3 đến
5 mục. Thí dụ, bài kiểm tra đọc hiểu chỉ gồm ba hay năm câu, bài từ ngữ hay ngữ pháp chỉ
gồm 5 đến 10 mục. Mặt khác cũng do các đối tƣợng tham gia có tâm lý mang tính định kiến
là nhiều câu trắc nghiệm trong một bài kiểm tra là quá cao đối với học sinh tiểu học. Thực tế
này làm cho các bài kiểm tra tiếng Việt có một độ tin cậy khơng cao.

7. Về việc tính độ tin cậy cho bài trắc nghiệm
Do khơng có nhiều thời gian lại rất bận nhiều cơng việc chính khác nên các học viên
tham gia tập huấn hầu nhƣ không thể tập trung tâm sức vào đợt tập huấn. Hơn nữa, các thành
viên tham gia đợt tập huấn một cách tự nguyện, không thực sự chịu một sự ràng buộc gì về
trách nhiệm phải hoàn thành bài tập nên việc xác lập bảng mục tiêu hay phân bố câu trắc
nghiệm hay viết các câu trắc nghiệm diễn ra khá chậm chạp và khó khăn. Tất cả thành viên
tham gia đều không thể biên soạn dạng thứ hai cho bài trắc nghiệm của mình. Vì vậy, việc
vận dụng phƣơng pháp phỏng định độ tin cậy đơn giản đối với loại trắc nghiệm tiêu chí lớp

học bằng cách tính chỉ số nhất quán của bài trắc nghiệm theo công thức đớn giản:
Số "thành thạo"
+ Số chƣa thành thạo
cả 2 dạng
cả hai dạng
= -----------------------------------------------------Tổng số ngƣời trong nhóm
đã khơng thực hiện đƣợc.

III. NHỮNG KINH NGHIỆM TỪ ĐỢT TẬP HUẤN GIÁO VIÊN VỀ
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TIỂU
HỌC
Qua đợt tập huấn thử nghiệm, chúng tôi rút ra những kinh nghiệm triển khai phƣơng
thức đào tạo giáo viên về đánh giá năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh tiểu học nhƣ sau:
1. Tập huấn cho giáo viên tiểu học về đo lƣờng năng lực sử dụng tiếng Việt của học
sinh tiểu học nhất định không thể thực hiện tập trung ngắn hạn (trong ba hay năm ngày..) nhƣ
cách chúng ta vẫn thƣờng làm trong các đợt bồi dƣỡng giáo viên hiện nay)
- Hoặc là phải đƣợc tiến hành theo hình thức một khoa học kéo dài khoảng từ 6 đến 9
tháng.

7


- Hoặc là phải đƣợc tiến hành theo hình thức kết hợp học từ xa với hình thức học tập
trợ giảng (tutoring). Hình thức học từ xa đƣợc thực hiện trong giai đoạn hƣớng dẫn ngƣời học
nắm lý thuyết về đánh giá năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh tiểu học bằng trắc
nghiệm. Hình thức học trợ giảng thực hiện ở giai đoạn hƣớng dẫn học viên làm các bài tập
thực hành, đặc biệt khâu thiết kế và biên soạn bài trắc nghiệm.
Sở dĩ không thể thực hiện tập huấn tập trung ngắn hạn là vì những lý do sau đây:
(1) Tính chất phức tạp của lý thuyết đòi hỏi ngƣời học dành thời gian đọc nghiền
ngẫm tài liệu học tập kết hợp với nghe ngƣời dạy giảng giải cụ thể của mới có thể hiểu

chúng.
(2) Để có thể biên soạn các bài trắc nghiệm sau khi học, nhất thiết ngƣời học phải
đƣợc tham gia thực hành một cách hệ thống, cẩn thận dƣới sự hƣớng dẫn của giảng viên. Các
cơng việc thuộc q trình biên soạn địi hỏi nhiều thời gian và sự suy nghĩ, nghiên cứu thực
hiện của ngƣời học, đồng thời sự hƣớng dẫn, giúp đỡ cận kỹ của ngƣời dạy.
2. Phần trình bày lý thuyết phải tinh gọn, cơ bản, phải giúp cho học viên hiểu rõ và
nắm các thuật ngữ cơ bản. Đặc biệt lý thuyết phải có giá trị thực tiễn, nghĩa là lý thuyết phải
giúp ngƣời học thực hành đƣợc và nhờ vậy họ hình thành đƣợc khả năng biên soạn trắc
nghiệm cho bản thân.
3. Đối với đối tƣợng đã có kinh nghiệm biên soạn trắc nghiệm, trong phần giảng giải
lý thuyết cần tổ chức cho học viên hoạt động khơi gợi lại những kinh nghiệm họ đã có, hƣớng
họ hình dung và suy nghĩ lại những kinh nghiệm mình đã có. Trên cơ sở ấy, giáo viên trình
bày lý thuyết theo hƣớng cung cấp kiến thức nhằm giúp học viên nhận ra cơ sở lý luận cho
những cách thức biên soạn trắc nghiệm mà ít nhiều họ đã biết.
4. Sau khi học viên nghe giảng, giáo viên cần đƣa ra những câu hỏi nhằm khuyến
khích học viên nắm chắc những điều cơ bản bằng cách phải đọc lại bài giảng, đọc lại tài liệu
học tập và tài liệu tham khảo rồi ghi vắn tắt những câu trả lời. Hình thức học cặp hay nhóm
thích hợp cho hoạt động học tập này.
5. Lƣu ý học viên những thói quen, qn tính trong biên soạn trắc nghiệm do kinh
nghiệm đã đƣợc tích lũy một cách tự phát hơn là tự giác.
6. Trong phần hƣớng dẫn thực hành biên soạn trắc nghiệm, hình thức học cá nhân là
tốt nhất. Tuy nhiên có thể sử dụng hình thức học cặp đối với hai học viên có cùng một nội
dung biên soạn nhƣng phải ở hai trƣờng khác nhau. Công tác thực hành của học viên cần có
sự theo dõi sát sao và sự hƣớng dẫn, giúp đỡ của giáo viên để giúp học viên có thể điều chỉnh
ngay sau khi họ hồn thành bản thảo, trƣớc khi có thể có một bài trắc nghiệm chính thức đƣa
đến học sinh. Sự giám sát này cần đƣợc thực hiện nhƣ hình thức học tập trợ giảng (tutoring),
thầy làm việc trực tiếp với từng trò.
7. Trong quá trình trao đổi, giúp đỡ học viên thực hành, tránh lối bày sẵn mà nên tìm
cách kích thích họ phải xem xét lại những điều mình đã làm, giúp học nhận ra những ƣu và
nhƣợc điểm của bài thực hành, gợi hƣớng tham khảo lại tài liệu liên quan để có thể điều

chỉnh và hồn thành cơng việc.

8


PHẦN PHỤ LỤC
MỘT SỐ BẢNG MỤC TIÊU VÀ BÀI TRẮC NGHIỆM DO
HỌC VIÊN BIÊN SOẠN
Sản phẩm 1
Bảng mục tiêu dạy học
Từ ngữ lớp 2 - Tuần lễ 18 -22
Chủ đề học tập

Tầm
quan

Mục tiêu

Số câu

trọng

 Mục tiêu 1: Hiểu nghĩa từ thuộc chủ đề thiếu nhi
- Giải nghĩa đƣợc một số từ cho sẵn

15%

3

- Sắp xếp các từ ngữ nào cùng chủ đề


10%

2

- Đƣa ra đƣợc những từ cùng nghĩa, gần nghĩa hay trái nghĩa.

15%

3

- Giải nghĩa / đoán nghĩa đƣợc một số từ mới trong một đoạn văn về chủ đề

5%

1

thiếu nhi.

5%

1

nhi.

15%

3

 Mục tiêu 2: Hiểu và sử dụng từ


10%

2

- Biết chọn từ cho sẵn thích hợp để điền vào câu.

10%

2

- Biết chọn từ (khơng cho sẵn) thích hợp để điền vào câu.

5%

1

- Biết chọn từ cho sẵn thích hợp để điền vào một đoạn văn.

5%

1

- Biết chọn từ (không cho sẵn) thích hợp để điền vào đoạn văn.

5%

1

100%


20

- Nhận ra một vài từ dùng chƣa thích hợp trong một đoạn văn về chủ đề thiếu

- Biết đặt câu với những từ cho sẵn
- Biết đặt thêm một vài câu phù hợp, liên quan ý với một câu cho sẵn

Bài trắc nghiệm nội dung từ ngữ lớp Hai từ tuần 18 đến tuần 22.
Chủ đề Học tập
1. Đánh dấu X vào ơ trống em cho là đúng "Đồn kết" là:
□ Cùng học, cùng chơi với bạn ngồi chung bàn.
□ Không trêu chọc nhau
□ Cùng hợp sức đồng lòng làm một việc chung

9


□ Chơi thân với nhau.
2. Đánh dấu X vào ô trống em cho là đúng. "Dũng cảm" là
□ Không sợ ai hết.
□ Việc gì cũng làm.
□ Dám đƣơng đầu với khó khăn, khơng sợ nguy hiểm.
□ Sẵn sàng và dám làm mọi điều ngay cả việc không tốt.
3. Đánh dấu x vào ô trống em cho là đúng. "Đến nơi đến chốn" là:
□ Làm hồn thành một cơng việc, khơng bỏ dở dang.
□ Đi đến một nơi mà ta muốn đến.
□ Làm giỏi mọi việc.
□ Làm một việc đƣợc giao.
4. Đánh dấu vào câu chứa tất cả các từ đều thuộc chủ đề đồ dùng học tập

□ Sách vở, lọ mực, kẹp tóc, đồng phục.
□ Thƣớc kẻ, bút chì màu, viên bi, gôm.
□ Bút mục, sách ở, thƣớc kẻ, lọ mức.
□ Giá sách, lọ mực, búp bê, sách vở.
5. Nối từ ngữ cùng chủ đề lại với nhau
Chăm học
Chăm làm
Siêng năng học tập
Phụ cha me làm viêc nhà
Bài khó cũng quyết làm cho
xong

Chuẩn bị bài đầy đủ khi đến lớp
Làm vệ sinh trƣờng lớp sạch sẽ
Học bài xong mới đi chơi

6. Đánh dấu x vào ô trống em cho là đúng Từ gần nghĩa, cùng nghĩa với "chăm chỉ"
là:
□ Lƣời biếng
□ Gắn bó, cần cù
□ Chuyên cần, khó nhọc
□ Siêng năng, chuyên cần.
7. Đánh dấu x vào ô trống em cho là đúng. Từ gần nghĩa, cùng nghĩa với "can đảm" là
□ Liều mạng
□ Gan dạ, gan góc, dũng cảm.
□ Cần cù, gan góc.
□ Đồng sức, đồng tâm.
8. Đánh dấu x vào ô trống em cho là đúng.

10



Từ trái nghĩa với từ "chăm học " là:
□ Chăm làm
□ Lƣời biếng
□ Lƣời học
□ Ham học
□ Tối dạ
9. Điền thêm từ vào chỗ trống trong các câu sau
a) Nơi nào trong nhà đƣợc bố trí dành làm chỗ riêng cho trẻ ngồi học gọi là......
b) Ngƣời biết xếp đặt đồ đạt gọn gàng, đúng nơi đúng chỗ gọi là ngƣời..............
10. Đánh dấu x vào những câu có từ dùng chƣa thích hợp
□ Ở lớp, Hoa ln ln chăm học, ở nhà Hoa chăm làm.
□ Việc gì Hoa cũng làm đến nơi đến chốn
□ Đi học về Hoa biết đồng tam hiệp lực giúp đỡ cha mẹ.
□ Bạn Mai đi học rất cần cù
Ghi chú: Bài trắc nghiệm có 10 câu, chỉ thực hiện đo lƣờng các kết quả học tập thuộc
mục tiêu 1.

11


Sản phẩm 2
Bảng mục tiêu giảng dạy
Từ ngữ lớp 4 - Tuần lễ 18 - 21
Chủ đề Quân đội - Công nghiệp
 Mục tiêu 1: Hiểu nghĩa từ ngữ thuộc chủ đề
- Xác định nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ đề
- Đƣa ra định nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ đề
- Nêu đƣợc những từ cùng nghĩa/gần nghĩa với một số từ thuộc chủ đề.

- Nắm cấu tạo từ Hán Việt và liên quan của cấu tạo hình thức với nghĩa của từ:
TD: . . . . + quân
TD: Chiến +.......
 Mục tiêu 2: Biết cách tạo từ, mở rộng vốn từ theo chủ đề
- Tạo các từ ghép với một tiếng gốc nào đó
- Liệt kê những từ cùng trƣờng nghĩa với từ cho sẵn.
Ví dụ: hải qn → lục qn, khơng qn, bộ binh
- Tìm và đối chiếu từ Hán Việt với từ thuần Việt mang cùng một nghĩa.
- Tìm một vài đoạn văn chứa nhiều từ ngữ cùng chủ đề đang học.
 Mục tiêu 3: Sử dụng từ..........
- Điền từ còn khuyết trong một câu
- Điền từ vào một đoạn văn đã học (với những từ không cho sẵn)
- Chọn những từ (cho sẵn) điền vào một đoạn văn chƣa học.
- Chọn những từ (không cho sẵn) điền vào một đoạn văn chƣa học.
- Nhận diện một số từ dùng chƣa thích hợp trong một đoạn văn và thay thế chúng
bằng những từ ngữ khác.
- Thay thế một số từ ngữ trong câu. Đoạn mà nghĩa không thay đổi.
- Đặt câu với từ cho sẵn
- Viết đoạn văn theo chủ đề trong đó có các từ liên quan chủ đề đang học
Bài trắc nghiệm Nội dung kiến thức từ ngữ lớp 4
Chủ đề Quân đội và Công nghiệp
1. Đánh dấu (x) vào ô đúng từ thích hợp cho các câu sau: (1 điểm)
a. "............phịng khơng bảo vệ vùng trời Tổ quốc"
□ Quân đội

12


□ Anh hùng
□ Binh chủng

□ Cán bộ
b. Đất nƣớc ta đang phát triển.............................................”
□ Than đá
□ Công nghiệp nhẹ
□ Nông nghiệp Sản xuất
2. Điền từ vào 1 đoạn văn với các từ thích hợp sau: hiện đại hóa, cơ khí, sản xuất, máy
móc, kỹ thuật (5 đ)
a. "Các nhà máy............................................................................................ở nƣớc ta đang
đƣợc..........................................................................................
từng bƣớc. Muốn phát
triển.......................................................................................cần phải trang bị đầy đủ cho các
nhà máy những............................................................................dụng cụ, phụ tùng, nguyên
liệu và ................................................................................................................cần thiết".
b. Chọn từ "Bộ đội, hỏa điểm, súng, tiêu diệt, địa hình" điền vào chỗ trống (2,5đ)
"Lợi dụng...............................................................có lợi, anh tiếp cận,
ném.............................................................................................................lựu đạn rồi vụt đứng
dậy dùng bao cát bịt chặt lấy họng.............................................................địch. Tiếp theo, tiếng
anh hô vang lên: "Xung phong" ................................................................................. ta .
..................................................... xơng lên. Địch hồn tồn
bị.......................................................................................................”
3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống đoạn văn sau: (2.5đ)
"Tháng hai vừa qua, anh tôi đã trúng tuyển..............................Anh bắt đầu những ngày luyện
tập trên ................................Anh đƣợc phân công ....................................ở cỗng chào vào
ngày Chủ nhật. Anh mặc............................................rất chỉnh tề. Trên vai áo cịn đeo
........................................................................của binh chủng đặc cơng. Em rất vui khi anh giờ
đã khỏe mạnh."
4. Các từ gạch dưới trong đoạn văn sau chưa thích hợp, em hãy chữa lại cho đúng:(2đ)
"Đơn vị bác tôi thuộc quân phục (.......................................) Hải quân. Sau một năm đóng
quân trên trận địa (..................................), các bác đƣợc trở về đất liền. Để chào mừng ngày
Quân đội nhân dân Việt Nam, bác tôi chuẩn bị quần áo (

) để đi duyệt binh.
Đơn vị của bác đƣợc phong tặng danh hiệu dũng cảm (
)".
5. Tìm và gạch dưới các từ trong đoạn văn sau chưa thích hợp và chữa lại cho đúng:
(2đ)
"Nhà máy sản xuất nông sản đƣợc cung cấp nhiều thiết bị hiện đại. Nhờ thế, sản phẩm làm ra
đƣợc sự tín nhiệm của ngƣời tiêu dùng. Cũng vì thế đời sống ngƣời cơng nhân đỡ vất vả hơn
vì hàng hóa làm ra đƣợc nhà máy thu mua để đƣa vào chế biến".
Từ sai
- ......................................................

- ...................................................
- ...................................................

13


Chữa lại
- ...................................................
- ...................................................

- ...................................................
- ...................................................

6. Thay thế các từ ngữ gạch dưới trong các câu dưới đây mà nghĩa khơng đổi.(2,5đ)
a. Những ngƣời thợ cơ khí rất u nghề ( .............................................)
b. Họ đƣợc trang bị kiến thức kỹ thuật tiên tiến ( .............................................. )
c. Trong kháng chiến, ngƣời giải phóng quân đã gian khổ chiến đấu trên mọi trận địa
(..............................................................................................................................)
d. Các anh không ngại gian khổ, sẵn sàng dũng cảm xơng lên phía trƣớc.

(............................................................................................................................)
e. Trong cuộc tổng tiến cơng và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đất nƣớc ta đã xuất hiện nhiều
gƣơng chiến đấu thật gan dạ (................................................................).
7. Đặt câu với mỗi từ sau: (5đ)
- Chiến trƣờng: ...................................................................................................................
- Hành quân: ......................................................................................................................
- Quyết chiến quyết thắng: ..................................................................................................
- Sản xuất: ...........................................................................................................................
- Khai thác: ..........................................................................................................................
Ghi chú: Ngƣời lập bảng mục tiêu này đã không xác lập tầm quan trọng của các mục tiêu dạy
học và không dự kiến phân bố câu hỏi trong bài trắc nghiệm. Bài trắc nghiệm đƣợc biên soạn
gồm 7 bài nhỏ với tổng cộng 34 câu, có câu 1 điểm, câu ½ điểm. Điểm tổng cho tồn bài là
20. Chỉ các kết quả học tập thuộc mục tiêu thứ ba đƣợc đo lƣờng.

14


Sản phẩm 3
Mục tiêu dạy học của môn Tập Đọc lớp Bốn
Chủ đề Nhân dân và Đất nước
Từ tuần 18 đến tuần 22
Tầm
quan
trọng

Mục tiêu

Số
câu


 Mục tiêu 1: Hình thành kỹ năng đọc thành tiếng
- Phát âm đúng các phụ âm đầu, âm cuối, vần thanh dễ lẫn lộn do
phƣơng ngữ.
- Đọc đúng từ, câu, đoạn
- Đọc ngắt đúng chỗ, rõ ràng, rành mạch Đọc diễn cảm.
 Mục tiêu 2: Hình thành kỹ năng đọc hiểu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó

10%

2

- Hiểu ý câu, mối liên hệ về ý giữa các câu

10%

2

- Hiểu đoạn văn nhƣ là một tập hợp câu biểu lộ một ý trọn vẹn.

5%

2

- Khái quát ý chính từng đoạn

10%

1


- Từ một số từ ngữ suy luận ra tình cảm, thái độ hay quan niệm của

10%

2

- Khái qt ý chính tồn bài

5%

1

- Có một lƣợng từ nhất định về đề tài

10%

2

- Mở rộng vốn từ bằng phƣơng thức ghép, láy

5%

1

- Mở rộng vốn từ bằng phƣơng thức liên tƣởng: trái nghĩa, gần

5%

1


- Đặt câu với một số từ đã học trong bài đọc.

10%

2

- Hiểu đƣợc một đoạn văn mới có chứa những từ đã học

10%

2

5%

1

5%

1

100%

20

tác giả.
Mục tiêu 3: Tăng đƣơc vốn từ theo chủ đề đã học

nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm khác nghĩa.

 Mục tiêu 4: Hình thành tƣ tƣởng, tình cảm.

- Thể hiện ý thức biết đoàn kết với bạn bè, với anh chị em trong gia
đình.
- Có hiểu biết về tinh thần tập thể và vận dụng ý tƣởng này vào việc
hiểu những đoạn văn mới có nội dung liên quan.

15


Bài trắc nghiệm đo lường khả năng đọc hiểu của học sinh lớp 4 trên ngữ liệu thuộc chủ
đề Đất nước và Nhân dân (tuần lễ 18- 22)
Đi tàu trên sơng Von-ga
Tơi cịn nhớ rất rõ những ngày thu vơ cùng đẹp đẽ ấy. Suốt từ sáng đến tối, tôi với bà
tôi đứng trên boong tàu, dƣới bầu trời trong sáng, giữa đôi bờ sông Von-ga đƣợc mùa thu
thêu lên một màu vàng óng nhƣ hai dải lụa. Con tàu màu gạch tƣơi đi ngƣợc dịng sơng, bánh
lái uể oải khuấy động mặt nƣớc xanh sẫm. Nó kéo theo ở đầu sợi dây cáp dài một chiếc xà
lan xám trông giống nhƣ con bọ đất. Mặt trời lững lờ di chuyển trên sông, cảnh vật đổi mới
từng giờ từng phút. Những ngọn đồi xanh giống nhƣ những nếp gấp lộng lẫy trên bộ y phục
sang trọng của mặt đất; hai bên bờ sông, các thành phố và làng mạc nom xa nhƣ những chiếc
bánh. Thỉnh thoảng có chiếc lá thu vàng bập bền trên mặt nƣớc.
M. Gorki
Trích "Những ngày thơ ấu"
(Sách giáo khoa Tiếng Việt 4- tập 2, tr.5)
Đánh dấu x v à o ô trống em cho là đúng
1. Đoạn văn tả
□ Cảnh đi tàu trên sông Von-ga của tác giả và bà của tác giả.
□ Cảnh sông Von-ga đẹp lộng lẫy.
□ Cảnh những ngày thu đẹp đẽ.
□ Những cảnh đẹp của sông Von-ga vào mùa thu dƣới con mắt của tác giả và bà của tác giả.
Hãy thay thế mỗi từ gạch dưới trong từng câu sau đây bằng một từ khác có giá trị gợi tả
tương tự.

2. Bánh lái uể oải khuấy động mặt nƣớc xanh xầm.(.....................................................).
3. Mặt trời lững lờ di chuyển trên sông. (.......................................................)
4. Những ngọn đồi xanh giống nhƣ những nếp gấp lộng lẫy trên bộ y phục sang trọng của mặt
đất. (...........................................................................................)
5. Thỉnh thoảng có chiếc lá thu vàng bập bền trên mặt nƣớc. (................................)
Những bơng hoa tím
Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dƣơng đang độ lớn vây
quanh mộ với hàng chữ đỏ khắc trên bia: " Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-101968".
Những ngƣời già trong làng kể lại rằng: chiều nào cô Mai cũng ra cồn cát đỏ với một
khẩu súng trƣờng. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đƣờng bay của
giặc, mọc lên những bơng hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng
là ngày cô hi sinh.... Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng, làm nơn nao cả
lịng ngƣời những buổi chiều nhƣ chiều nay.
Trần Nhật Thu

16


(Sách giáo khoa Tiếng Việt 4- tập 2, tr.13)
Đánh dấu x v à o ô trống em cho là đúng
1. Từ "nằm nghỉ" trong câu cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ thể hiện cách
diễn đạt:
□ cô Mai đang nghỉ mệt.
□ cô Mai đã mất
□ cô Mai đã mất với tấm lịng thƣơng u trìu mến
□ cô Mai đã hy sinh trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm
2. Cô Mai đã hi sinh trong thời kỳ:
□ chống Mỹ
□ chống Pháp
□ thực dân Pháp đô hộ nƣớc ta

□ chống phát xít Nhật
3. Cơ Mai là:
□ Một dân qn có cơng bắn máy bay giặc
□ Ngƣời con gái đƣợc dân làng yêu mến
□ Ngƣời thích hoa tím
□ Câu trả lời 1 & 2 đúng
4. Hình ảnh "những bơng hoa tím" nở khắp nơi trên cồn cát trong bài là cách thức thể hiện
□ Lòng thƣơng nhớ, biết ơn sâu sắc của dân làng, của đồng đội đối với liệt sĩ Nguyễn Thị
Mai.
□ Sự hy sinh cao đẹp của nữ dân quân Nguyễn Thị Mai
□ Cảnh đẹp của một ngôi làng ven biển.
□ Một ngôi làng ven biển nơi nữ dân quân Nguyễn Thị Mai đã hy sinh có nhiều hoa tím
5. Hãy viết một cụm từ hay một câu thể hiện cảm nghĩ của em về sự hy sinh của nữ dân quân
Nguyễn Thị Mai:
Lƣu ý: Bài trắc nghiệm chỉ có 10 câu, bằng 1/2 so với số lƣợng câu dự kiến. Đặc biệt 10 câu
này tập trung vào việc đó lƣờng các kết quả học tập thuộc mục tiêu 2

17


Sản phẩm 4
MỤC TIÊU GIẢNG DẠY NGỮ PHÁP LỚP 4
Tuần 18- 2 2
Chủ ngữ - Vị ngữ - Danh từ
Mục tiêu


Mục tiêu 1: Nhận biết đặc điểm/khái niệm CN - VN, Danh từ
- Nêu vài đặc điểm chính của chủ ngữ, vị ngữ
- Nhận diện chủ ngữ, vị ngữ trong câu đơn

- Nhận ra câu thiếu chủ yếu hay thiếu vị ngữ.
- Xác định ranh giới của chủ ngữ, các vị ngữ, song song
- Nêu đƣợc ý nghĩa của vị ngữ trạng thái hay hoạt động
- Nhận biết danh từ trong câu
- Nêu đặc điểm của danh từ cụ thể/danh từ trựu tƣợng
- Nêu đƣợc điểm khác nhau giữa danh từ trừu tƣợng và danh từ cụ

Tầm
quan
trọng

Số
câu

50%

15

50%

15

thể.
- Nêu đƣợc điểm khác nhau giữa danh từ chung và riêng.
- Nhận diện và phân biệt các loại danh từ trong một câu hay trong
một đoạn.
- Hệ thống, phân loại danh từ trong 1 chuỗi các danh từ khác nhau
- Nêu đƣợc công dụng của danh từ trong câu: làm chủ ngữ, làm vị
ngữ với từ "là"
 Mục tiêu 2: Sử dụng câu.

- Đặt câu đơn có 1 chủ ngữ - 1 vị ngữ
- Đặt câu đơn chủ ngữ song song - vị ngữ
- Đặt câu đơn chủ ngữ - các vị ngữ song song
- Điền thêm chủ ngữ trong câu khuyết chủ ngữ
- Điền thêm vị ngữ trong câu khuyết vị ngữ
- Thay vị ngữ có ý nghĩa khơng phù hợp với chủ ngữ
- Nhận ra và sửa câu thiếu thành phần trong một đoạn văn
- Nhận ra và sửa câu thiếu thành phần trong bài làm của bạn hay của
mình
- Viết đoạn văn theo chủ đề và nêu rồi phân tích các câu đơn trong
đoạn.
- Tìm ra những danh từ cụ thể khơng theo chủ đề
- Tìm ra những danh từ trừu tƣợng khơng theo chủ đề
- Tìm ra những danh từ cụ thể/danh từ trừu tƣợng theo chủ đề
- Viết câu với những danh từ tìm ra.
- Viết đoạn theo chủ đề, nêu và giải nghĩa các danh từ đƣợc dùng
trong đoạn.
- Điền danh từ cụ thể/danh từ trừu tƣợng vào đoạn văn (từ cho sẵn/từ
không cho sẵn)

18


- Tạo danh từ trừu tƣợng từ những động từ
- Phân tích cấu tạo những danh từ trừu tƣợng có cấu tạo.
100%

+ động từ

30


Ghi chú: Ngƣời viết bảng mục tiêu và lập bảng phân bố câu hỏi theo tầm quan trọng của các
mục tiêu trên khá cẩn thận và cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn trắc nghiệm, học
đã bận một số công tác xa đột xuất nên đã không biên soạn đƣợc bài trắc nghiệm.

19


Sản phẩm 5
MỤC TIÊU GIẢNG DẠY TIẾT 18, 19, 20, 21. NGỮ PHÁP LỚP 5
Câu ghép Đẳng lập
 Biết sử dụng câu ghép đẳng lập
1) Thêm một vế câu phù hợp với ý nghĩa của một vế cho sẵn. (15% - 3 câu )
Dạng 1: Thêm vế câu và dấu câu thích hợp vào 1 vế cho sẵn
- Bố đi làm ........................................................................................
Dạng 2: Nối vế câu thích hợp ở cột A và cột B
A
B
- Trời mƣa to
- Bạn Lan học giỏi mơn tiếng Việt
- Bạn hồng học giỏi mơn tốn
- Đƣờng lầy lội
2) Sửa một vế câu không phù hợp với vế câu đầu tiên (15% - 3 câu)
- Nam đá banh, trời nắng chang chang
- Hoa hồng thơm nức, quả xoài ăn ngon
3) Viết lại một đoạn văn trong đó sử dụng dấu phẩy và dấu hai chấm cho thích hợp. (15% -3
câu)
" Những cảnh tuyệt đẹp của đất nƣớc hiện ra, cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm
cỏ: dịng sơng với những đồn thuyền ngƣợc xi."
4) Dùng từ chỉ quan hệ thích hợp để nối hai vế câu. (10% -2 câu)

Dạng 1: Sửa lại từ chỉ quan hệ đã dùng lại
- Cuộc chiến đấu sắp bắt đầu còn mọi ngƣời vẫn điềm tĩnh.
Dạng 2: Nối 2 vế câu thích hợp và thêm từ chỉ quan hệ thích hợp để đƣợc câu ghép đẳng lập.
AB
Tiếng gió trên bờ tre rì rào

Tổ hai tập nhảy xa

Trên bãi tập, tổ một tập nhảy
cao

Tiếng là khô kêu xào xạc dƣới
chân

Dạng 3: Thêm từ chỉ quan hệ giữa 2 vế câu
- Trời mƣa to.... bạn Lan khơng có áo mƣa
-

20


- Gia đình bạn linh có nhiều khó khăn..............bạn ấy vẫn học giỏi
5) Viết đƣợc câu ghép đẳng lập đủ 2 vế câu có quan hệ tƣơng đồng.( 10 %- 2 câu)
- Sau cơn mƣa, bầu trời trong xanh trở lại và quang cảnh đẹp hơn.
- Lớp 5A đạt giải nhất cờ vua còn lớp 5B đạt giải nhất cờ tƣớng.
6) Viết đƣợc câu ghép đẳng lập đủ 2 vế câu có quan hệ tƣơng phản. (10% - 2 câu)
- Nhà bạn Hồng giàu có cịn nhà bạn Loan nghèo khổ.
- Ngoài sân, trời rất lạnh nhƣng trong nhà em rất ấm
7) Viết một đoạn văn theo chủ đề trong đó có một/hai câu ghép đẳng lập có tƣơng
quan ý với các câu khác. (15%- 3 câu)

Ví dụ: Nắng ấm, sân rộng và sạch, Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai
tai dựng đứng lên, cái đi ngoe nguẩy. Chạy chán, mèo con lại nép vào một gốc cau, một sợi
lơng cũng khơng động: nó rình một con bƣớm đang chập chờn bay qua. Bổng cái đuôi quất
mạnh một cái, mèo con chồm ra. Thôi hụt rồi!. . . .
Bài trắc nghiệm nội dung kiến thức ngữ pháp lớp 5 từ tuần 18 đến tuần 22
Câu ghép đẳng lập
1. Thêm vế câu và dấu thích hợp vào 1 vế cho sẵn: (lđ)
- Bố đi làm .............................................................................................................
- Hôm nay, bài tập rất nhiều...................................................................................
2. Nối vế câu thích hợp ở cột A và cột B: (lđ)
A
B
- Trời mƣa to
- Bạn Lan học giỏi môn Tiếng Việt
- Bạn Hồng học giỏi mơn Tốn
- Đƣờng lầy lội
3. Sửa một vế câu không phù hợp với vế câu đầu tiên: (lđ)
- Nam đá banh, trời nắng chang chang
- Hoa hồng thơm nức, quả xoài ăn ngon.
4. Sửa lại từ chỉ quan hệ đã dùng sai: (lđ)
- Cuộc chiến đầu sắp bắt đầu cịn mọi ngƣời vẫn bình tĩnh.
- Bố mẹ em đi làm thì em đi học.
5. Thêm từ chỉ quan hệ giữa hai vế câu: (lđ)
- Trời mƣa to .......................................... bạn Lan khơng có áo mƣa.
- Gia đình bạn Nam có nhiều khó khăn ................................. bạn ấy vẫn học giỏi.
- Con Nâu đứng lại ................................. cả đàn đứng theo.
- Chị Vân đã dứt câu hát ...................................Em vẫn còn nghe nao nao.
6. Đặt hai câu ghép đẳng lập có sử dụng dấu câu hay từ chỉ quan hệ: (2đ)
- .................................................................................................................
- .................................................................................................................

7. Đặt một câu ghép đẳng lập mà hai vế có quan hệ tƣơng đồng: (lđ)
VD: Sau cơn mƣa, bầu trời trong xanh trở lại và quang cảnh đẹp hơn
- .................................................................................................................
- .................................................................................................................
8. Đặt một câu ghép đẳng lập mà hai vế có quan hệ tƣơng phản: (lđ)
VD: Nhà bạn Hồng giàu có còn nhà bạn Lan nghèo khổ.
- .................................................................................................................
- .................................................................................................................
21


9. Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả quang cảnh "Giờ ra chơi", trong đó có một, hai câu ghép
đẳng lập. (lđ)
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

22


×