Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Khảo sát nghiên cứu năng lực sử dụng tiếng việt của học sinh dân tộc khmer trên địa bàn huyện tịnh biên và tri tôn tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC SỬ DỤNG
TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH DÂN TỘC KHMER
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỊNH BIÊN VÀ TRI TÔN
TỈNH AN GIANG

Chủ nhiệm đề tài: HOÀNG QUỐC

Long Xuyên, tháng 12 năm 2012


MỤC LỤC
PHẦN TÓM TẮT ………………………………………………………………………1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………………..2
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………. 1
I. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………… 1
II. Mục tiêu của đề tài………………………………………………………………… 1
III. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………... 2
IV. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………….. 2
V. Phương pháp nghiên cứu và mẫu nghiên cứu ………………………………….. 2
5.1. Phương pháp ……………………………………………………………… 2
5.2. Mẫu nghiên cứu…………………………………………………………… 3
VI. Khả năng tiển khai ứng dụng, triển khai kết quả của đề tài ………………….. 4
VII. Đóng góp của đề tài ……………………………………………………………... 4
1. Đóng góp về mặt khoa học, phục vụ cơng tác đào tạo……………………… 4
2. Những đóng góp liên quan đến phát triển kinh tế…………………………… 4


3. Những đóng góp về mặt xã hội …………………………………………….. 4
NỘI DUNG……………………………………………………………………………. 5
CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN VỀ GIÁO DỤC NGÔN
NGỮ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ……………………. 5
I. Cơ sở lý luận của chính sách ngơn ngữ ở quốc gia đa dân tộc ………………….. 5
1.1. Tầm quan trọng của ngôn ngữ…………………………………………….. 6
1.2. Khái niệm chính sách ngơn ngữ……………………………………………6
1.3. Về các khái niệm “ngôn ngữ quốc gia”, “ngôn ngữ dân tộc”……………..8
1.4. Về “Luật ngôn ngữ” ………………………………………………………..9
II. Quan niệm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề ngôn ngữ các dân tộc thiểu số 10
2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về ngôn ngữ giao tiếp giữa cộng đồng
các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc…………………………………………….11
2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về ngôn ngữ của dân tộc thiểu số... 12
2.3. Chính sách ngơn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam………….13
2.4. Vị thế của tiếng Việt đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số nhìn từ chủ
trương đường lối ……………………………………………………………………….17
CHƯƠNG 2

TRẠNG THÁI SONG NGỮ KHMER – VIỆT TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
KHMER Ở AN GIANG……………………................20


I. Một số vấn đề cơ bản về hiện tượng song ngữ…………………………………… 20
1.1. Khái niệm song ngữ xã hội...........................................................................20
1.2. Nguyên nhân nảy sinh hiện tượng song ngữ xã hội......................................23
1.3. Sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ trong xã hội song ngữ................................ 24
1.3.1. Tiếp xúc ngôn ngữ ....................................................................................24
1.3.2. Giao thoa ngôn ngữ ..................................................................................26

1.4. Giao tiếp trong xã hội song ngữ...................................................................27
1.4.1. Hiện tượng trộn mã ……………………………………………………..28
1.4.2. Hiện tượng chuyển mã ..............................................................................29
II. Về cảnh huống ngơn ngữ ………………………………………………...............30
III. Vai trị và chức năng xã hội của tiếng Việt và tiếng Khmer ………………….33
3.1. Vài trò, chức năng xã hội của tiếng Việt ………………………………….33
3.2. Vai trò, chức năng của tiếng Khmer …………………………………….. .33
IV. Vấn đề sử dụng ngôn ngữ của người Khmer ở An Giang ……………………..34
4.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và xã hội của tỉnh An Giang ………………34
4.2. Vấn đề sử dụng ngôn ngữ của người Khmer ở An Giang………………….. 36
4.3. Thái độ ngôn ngữ của người Khmer ở An Giang ...........................................37
V. Nhận thức của đồng bào Khmer ở An Giang về vị trí và lợi ích của tiếng Việt 41
VI. Tiểu kết ....................................................................................................................42
CHƯƠNG 3

TÌNH HÌNH DẠY – HỌC VÀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG TRƯỜNG PHỔ
THÔNG VÙNG DÂN TỘC KHMER TRI TÔN VÀ TỊNH BIÊN........44
I. Đặt vấn đề ..................................................................................................................44
II. Thực trạng dạy học trong trường hổ thông vùng dân tộc Khmer An Giang ....45
III. Tình hình sử dụng ngơn ngữ của học sinh Khmer ở huyện Tri Tôn và Tịnh
Biên hiện nay……….………………………………………………………………….48
3.1. Năng lực ngôn ngữ của học sinh Khmer .....................................................49
3.2. Ngôn ngữ của học sinh Khmer thường dùng để giao tiếp trong gia đình ...54
3.3. Ngơn ngữ thường dùng để giao tiếp trong trường học và trong các trường
hợp sinh hoạt khác ..........................................................................................................56
IV. Ý kiến của học sinh và phụ huynh người Khmer đối với việc sử dụng ngôn ngữ
trong nhà trường ..........................................................................................................61
4.1. Ý kiến của học sinh Khmer ..........................................................................61
4.2. Ý kiến của phụ huynh người Khmer đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong
nhà trường ......................................................................................................................62

V. Tiểu kết .....................................................................................................................63


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................65
Kết luận ..........................................................................................................................65
Một số kiến nghị ...........................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................70
PHỤ LỤC.......................................................................................................................70


1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTTS: Dân tộc thiểu số
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
DTNT: Dân tộc nội trú
HS: Học sinh
Nxb: Nhà xuất bản
T/c: Tạp chí
TMĐ: Tiếng mẹ đẻ
TV: Tiếng Việt
Tr: Trang
TH: Tiểu học
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
SGK: Sách giáo khoa
SL: Số lƣợng


2
PHẦN TĨM TẮT

1. Cảnh huống ngơn ngữ vùng An Giang là cảnh huống đa dân tộc và đa ngữ phi
đồng nguồn và đồng hình đơn lập, phi cân bằng, nội ngơn, trong đó tiếng Việt, tiếng
Khmer là những ngơn ngữ có vai trị nổi trội. Đây là trạng thái song ngữ bất bình đẳng
trong đó tiếng Việt chiếm ƣu thế hơn. Tiếng mẹ đẻ (tiếng Khmer) đƣợc ngƣời Khmer sử
dụng trong các phạm vi giao tiếp khơng chính thức, nhƣ trong gia đình, trong hội thoại
hàng ngày giữa những ngƣời thuộc cùng dân tộc. Khi đó trong ngơn ngữ giao tiếp của
họ thƣờng xảy ra hiện tƣợng trộn mã ngôn ngữ. Tiếng Việt đƣợc sử dụng trong các
phạm vi giao tiếp chính thức, nhƣ trong giáo dục, giao tiếp hành chính... Do vậy có thể
nói song ngữ ở đây là song ngữ bổ sung... Tuy nhiên khả năng nắm tiếng Việt của ngƣời
Khmer ở đây chủ yếu là ở 2 kĩ năng nghe và nói. Lớp trẻ nắm và sử dụng tiếng Việt tốt
hơn tầng lớp trung niên và cao niên.
Trong các gia đình Khmer thƣờng xảy ra giao tiếp song ngữ, nhất là trong các gia
đình trí thức. Khả năng song ngữ của các thành viên trong gia đình là rất cao. Ở những
gia đình cơng chức hay giáo viên, thƣờng cha mẹ rất có ý thức cố gắng nói bằng tiếng
Việt với con cái, nhằm rèn luyện cho con em mình khả năng song ngữ. Tùy theo thói
quen, các gia đình ngƣời Khmer có thể chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp với
nhau, nhƣng có thể thay đổi khi trong cuộc thoại có mặt ngƣời dân tộc khác. Cũng tùy
tình huống giao tiếp khác nhau mà các thành viên trong gia đình có thể sử dụng song
ngữ bằng cách trộn mã, chuyển mã giữa tiếng Việt và tiếng Khmer.
2. Đa số học sinh Khmer đều dùng tiếng Khmer trong phạm vi giao tiếp gia đình,
thân tộc và nội bộ dân tộc Khmer ở nhà. Tiếng Việt đƣợc sử dụng với khách đến nhà
chơi là ngƣời Kinh hoặc ngƣời dân tộc khác, còn ở trƣờng tiếng Việt đƣợc dùng trong
trƣờng hợp chính thức, bắt buộc nhƣ trong giờ học, với thầy cô giáo hoặc đối với ngƣời
dân tộc khác, dù trong hay ngồi lớp học. Vì thế năng lực tiếng Việt của các em học
sinh TH và THCS còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khả năng đọc – hiểu và khả năng viết
của các em rất kém, kể cả học sinh THPT. Ngoài những lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt
câu, các em rất hạn chế về diễn đạt do vốn từ tiếng Việt của các em nghèo nàn. Thực tế
này chứng tỏ rằng, tiếng Việt đối với học sinh Khmer ở ĐBSCL nói chung và ở An
Giang nói riêng vẫn cịn là vấn đề nan giải. Cho nên, khi giảng dạy, giáo viên thƣờng
xuyên chú ý để sửa những lỗi sai của học sinh thƣờng mắc do thói quen phát âm tiếng

mẹ đẻ, tích cực làm giàu vốn từ cho học sinh.
Học sinh ở huyện Tịnh Biên và Tri Tơn (An Giang) cịn gặp khó khăn trong q
trình học tập do nhiều ngun nhân, trong đó ngồi ngun nhân khó khăn về hồn cảnh
kinh tế cũng giống nhƣ nhiều gia đình nơng dân ngƣời Kinh, ngƣời Hoa và ngƣời Chăm
trong tỉnh, cịn có ngun nhân về rào cản ngơn ngữ.
3. Các mơ hình giáo dục ngôn ngữ đƣợc áp dụng trong trƣờng phổ thông vùng dân
tộc Khmer ĐBSCL nói chung và ở An Giang nói riêng từ nhiều năm nay, song kết quả
mang lại chƣa đạt yêu cầu nhƣ mong muốn. Có thể là, do các mơ hình giáo dục ngơn
ngữ đang đƣợc áp dụng chƣa phù hợp với vùng dân tộc Khmer, hoặc do nhiều nguyên
nhân khác nhƣ phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên cịn nhiều bất cập hay vì chƣơng
trình và SGK dùng chung với học sinh ngƣời Kinh nên học sinh Khmer khơng theo kịp
chƣơng trình, nội dung kiến thức của SGK. Vì thế, học sinh dân tộc Khmer cịn gặp
phải rất nhiều khó khăn trong học tập. Thực tế cho thấy, không những học sinh TH bị
rào cản ngôn ngữ mà học sinh THCS vẫn chƣa vƣợt qua đƣợc rào cản này. Hệ quả tất
yếu xảy ra là, số lƣợng học sinh càng lên lớp cao sinh càng giảm, tỉ lệ học sinh bậc học
sau so với bậc học trƣớc chênh lệch quá lớn do các em không hiểu bài, dẫn đến tâm lí
chán học, ngại học và cuối cùng là bỏ học.


3

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tiếng Việt là phƣơng tiện giao tiếp chung của đại gia đình các dân tộc Việt
Nam. Tuy nhiên, tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ của học sinh các dân tộc thiểu số
(DTTS). Vì vậy, học tiếng Việt đối với học sinh DTTS (trong đó có sinh dân tộc Khmer
ở Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và học sinh dân tộc Khmer ở hai huyện Tịnh
Biên và Tri Tôn tỉnh An Giang nói riêng), là ngơn ngữ thứ hai. Có nhiều khó khăn khi
học tiếng Việt, nhất là đối với học sinh Khmer bậc tiểu học: khi đến trƣờng các em
khơng biết hoặc biết ít tiếng Việt, nên rất khó tiếp thu bài học. Vậy phải dạy nhƣ thế nào

để học sinh nắm đƣợc tiếng Việt trong một thời gian tƣơng đối ngắn là một yêu cầu cơ
bản của việc dạy tiếng Việt ở trƣờng phổ thông. Bởi lẽ tiếng Việt đối với học sinh dân
tộc Khmer không thuần tuý là một mơn học mà cịn là phƣơng tiện để tiếp thu các mơn
học khác.
Đã có chƣơng trình dạy mơn tiếng Việt cho học sinh DTTS ở bậc tiểu học với
những thời lƣợng khác nhau (100 tuần; 165 tuần và hiện nay là chƣơng trình tiểu học
năm 2000). Dùng chƣơng trình, phƣơng pháp và sách giáo khoa dạy tiếng Việt với tƣ
cách là tiếng mẹ đẻ để dạy cho học sinh DTTS nói chung và học sinh Khmer nói riêng
trên thực tế đã không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.
Đội ngũ giáo viên và việc nghiên cứu phƣơng pháp giảng dạy tiếng Việt cho học
sinh dân tộc Khmer còn nhiều bất cập. Hiện nay đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên
dạy tiểu học vùng dân tộc Khmer thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn của tỉnh An
Giang đƣợc đào tạo theo nhiều trình độ. Các giáo sinh dù học theo hệ đào tạo nào thì
vẫn theo học chƣơng trình chung của cả nƣớc trong đó có môn tiếng Việt. Do các
trƣờng phổ thông cả nƣớc dạy tiếng Việt cho học sinh với tƣ cách là tiếng mẹ đẻ nên
các giáo trình sƣ phạm cũng chỉ theo một cách. Các giáo viên tƣơng lai dạy vùng dân
tộc thiểu số Khmer hầu nhƣ không chuẩn bị kiến thức và phƣơng pháp dạy tiếng Việt
với tƣ cách là ngôn ngữ thứ hai của học sinh.
Từ những thực tế trên có thể thấy rằng: vấn đề dạy tiếng Việt cho học sinh dân
tộc Khmer ở cấp tiểu học đã đặt ra từ nhiều năm nay, với nhiều cách làm ở nhiều mức
độ, song kết quả thu đƣợc chƣa đáp ứng đƣợc yếu cầu trong thực tế.
Vì lẽ đó, khảo sát, nghiên cứu năng lực tiếng Việt của học sinh Khmer ở hai
huyện Tịnh Biên và Tri Tôn tỉnh An Giang là một yếu cầu cấp thiết nhằm cải tiến, nâng
cao chất lƣợng dạy và hiệu quả học tập môn tiếng Việt và dạy – học bằng tiếng Việt cho
học sinh Khmer.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Nêu thực trạng dạy - học tiếng Việt và dạy - học bằng tiếng Việt trong trƣờng
phổ thông vùng dân tộc Khmer ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn hiện nay.
- Xác định đƣợc năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer ở hai địa bàn
trên.

- Tìm hiểu thái độ (sự đánh giá) và mong muốn của giáo viên dạy tiếng Việt và
học tiếng Việt của học sinh Khmer đối với mơn tiếng Việt nói riêng, vai trị và chức
năng của tiếng Việt nói chung trong dạy và học các mơn học khác (ngồi mơn tiếng
Việt) cũng nhƣ việc nâng cao dân trí vùng dân tộc Khmer.


4
- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về năng lực tiếng Việt của học sinh
dân tộc Khmer giữa các vùng.
- Kiến nghị về định hƣớng, biện pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh
dân tộc Khmer.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Tiến hành điều tra thực trạng năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer
ở cả ba cấp học trên hai mặt: tiếng Việt trong giao tiếp và tiếng Việt với tƣ cách là mơn
học.
2. Phân tích, đánh giá các nhân tố xã hội (nhƣ kinh tế, văn hoá,...) tác động đến
năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer.
3. Mức độ sử dụng tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc) của ngƣời học sinh dân tộc
Khmer so với tiếng Việt và tác động hai chiều (tích cực và tiêu cực) đối với năng lực
tiếng Việt.
4. Vai trò của giáo viên đứng lớp đối với năng lực tiếng Việt của học sinh.
5. Vai trò của gia đình nhà trẻ đối với năng lực tiếng Việt của trẻ trƣớc khi đến
lớp.
6. Tác động của thông tin đại chúng (báo chí, đài phát thanh và truyền hình) đối
với năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer.
7. Thái độ của học sinh dân tộc Khmer đối với việc thụ hƣởng giáo dục và sử
dụng tiếng Việt.
8. Khả năng tiếng Việt của học sinh ngƣời Khmer với sách giáo khoa hiện nay.
9. Kiến nghị về định hƣớng và giải pháp trong việc nâng cao năng lực tiếng Việt
cho học sinh dân tộc Khmer.

IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu tình hình dạy và học tiếng Việt trong trƣờng phổ thông DTTS
phải trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng dạy – học tiếng Việt và dạy học bằng tiếng Việt trong trƣờng phổ
thông vùng DTTS hiện nay là nhƣ thế nào?
- Thái độ (sự đánh giá) và mong muốn của ngƣời dạy tiếng Việt (giáo viên) và
học tiếng Việt (học sinh DTTS) đối với môn tiếng Việt nói riêng, vai trị, chức năng của
tiếng Việt nói chung trong dạy và học các mơn học khác (ngồi mơn tiếng Việt) cũng
nhƣ trong việc nâng cao dân trí vùng DTTS có vài trị nhƣ thế nào đối với nắm bắt và sử
dụng tiếng Việt?
- Để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của việc dạy và học môn tiếng Việt cũng nhƣ
việc dạy và học bằng tiếng Việt ở vùng DTTS, cần có những yêu cầu, phƣơng hƣớng và
biện pháp nào?
V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp. Để tìm hiểu việc dạy tiếng Việt của giáo viên và học tiếng
Việt của học sinh Khmer, đề tài áp dụng hai phƣơng pháp ghi âm và phỏng vấn.
- Phương pháp ghi âm: đƣợc đƣơc sử dụng để ghi âm ngôn ngữ tự nhiên của học
sinh và giáo viên trong những hoàn cảnh khác nhau (trong giờ học, trong giờ ra chơi, trả


5
lời thầy cơ giáo, giải thích bài cho học sinh, nói chuyện với bạn học, với ngƣời lớn, với
ngƣời thân trong gia đình, với ngƣời thuộc các dân tộc khác…). Qua ghi âm có thể xác
định tình trạng song ngữ của học sinh và giáo viên, vài trị, vị trí của tiếng Việt trong
trƣờng học ở vùng dân tộc Khmer.
- Định lượng: xây dựng các phiếu điều tra năng lực tiếng Việt trong sử dụng
theo các đặc điểm giới tính, tuổi tác, cấp học và đặc điểm xã hội của học sinh dân tộc
Khmer để tìm hiểu xem tiếng Việt (ở dạng nói và viết) đƣợc sử dụng trong những hồn
cảnh, điều kiện và mơi trƣờng cụ thể nào; các nhân tố ảnh hƣởng và ý nguyện của cả
giáo viên lẫn học sinh… Do đó có hai bảng hỏi: một bảng cho giáo viên và một bảng

cho học sinh (ở cả ba cấp học).
- Định tính: (với cách tổ chức thảo luận theo nhóm, tọa đàm hoặc hỏi trực tiếp
từng giáo viên) để tìm hiểu cụ thể hơn những khó khăn, thuận lợi của việc dạy tiếng
Việt cho học sinh Khmer; tìm hiểu những nhận định, đánh giá của giáo viên về năng lực
tiếng Việt của học sinh; tìm hiểu ý kiến của giáo viên về chƣơng trình học tập, về sách
giáo khoa; tìm hiểu về tâm tƣ nguyện vọng và những đề xuất của giáo viên xung quanh
việc dạy và học tiếng Việt ở trƣờng phổ thông vùng dân tộc Khmer cũng nhƣ vai trò của
tiếng Khmer trong trƣờng học.
- Phương pháp quan sát trực tiếp: dự giờ, tham gia trò chuyện với giáo viên và
học sinh, thu thập các bài kiểm tra, vở,…
5.2. Mẫu nghiên cứu
Đề tài đƣợc triển khai ở ba khu vực khác nhau (về điều kiện sống, mơi trƣờng
giao tiếp, trình độ dân trí): một khu vực ở nông thôn, một khu vực ở biên giới và một
khu vực ở thị trấn. Có thể chọn địa điểm (trƣờng) học sinh Khmer học xen kẽ với học
sinh ngƣời Kinh để đối chiếu với địa điểm (trƣờng) học sinh Khmer chiếm đa số.
Tổng số phiếu điều tra học sinh cho đề tài nghiên cứu là 1.254 phiếu, trong đó,
phiếu điều tra trong học sinh Khmer là 993 phiếu; học sinh ngƣời Kinh là 261 phiếu (để
đối chứng).
Ngoài ra, chúng tơi cịn điều tra 120 giáo viên dạy tiểu học và phỏng vấn sâu giáo
viên dạy THCS, THPT ở vùng dân tộc Khmer. Đối tƣợng phụ huynh ngƣời Khmer cũng
đƣợc chúng tôi điều tra, phỏng vấn. Cụ thể, chúng tơi điều tra 88 phụ huynh ngƣời
Khmer có con em đang học tiểu học (30 phụ huynh), trung học cơ sở (48 phụ huynh),
THPT (10 phụ huynh).
Tiến hành điều tra 993 học sinh Khmer, 261 học sinh ngƣời Kinh ở cả ba cấp học ở
các trƣờng sau:
1. Trƣờng phổ thông trung học dân tộc nội trú An Giang
2. Trƣờng phổ thông trung học Nguyễn Trung Trực, huyện Tri Tôn
3. Trƣờng phổ thơng cơ sở Lạc Qƣơí, huyện Tri Tơn
4. Trƣờng tiểu học “A” Lạc Qƣơí, huyện Tri Tơn
5. Trƣờng phổ thông cơ sở Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn

6. Trƣờng phổ thông cơ sở Lƣơng Phi, huyện Tri Tôn
7. Trƣờng tiểu học “B” Lƣơng Phi, huyện Tri Tôn
8. Trƣờng tiểu học “A” Châu Lăng, huyện Tri Tôn


6
9. Trƣờng phổ thông cơ sở Châu Lăng, huyện Tri Tơn
10. Trƣờng phổ thơng cơ sở Ơ Lâm, huyện Tri Tôn
11. Trƣờng trung học phổ thông Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên
12. Trƣờng trung học cơ sở Nhà Bàng , huyện Tịnh Biên
13. Trƣờng phổ thông trung học cở sở Xuân Tô, xã Xuân Tô, huyện Tịnh Biên
14. Trƣờng tiểu học Xuân Tô, xã Xuân Tô, huyện Tịnh Biên
15. Trƣờng phổ thông trung học cở sở Văn Giáo, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên
16. Trƣờng tiểu học “A” An Cƣ, xã An Cƣ, huyện Tịnh Biên
17. Trƣờng tiểu học “B” Vĩnh Trung, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên
18. Trƣờng phổ thông trung học cở sở Tân lợi, xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên
19. Trƣờng phổ thông trung học cở sở An Hảo, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên
20. Trƣờng tiểu học “A’ An Hảo, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên.
VI. KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp luận cứ khoa học cho trƣờng Đại học An Giang mà cụ thể là khoa Sƣ
phạm ứng dụng toàn bộ kết quả nghiên cứu này để xây dựng chƣơng trình đào tạo, kế
hoạch bồi dƣỡng cho giáo sinh ngƣời dân tộc Khmer và giáo sinh ngƣời Kinh (Việt)
công tác ở vùng dân tộc Khmer. Nhằm, nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh
Khmer và việc giáo dục tiếng Việt trong nhà trƣờng.
VII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1. Đóng góp về mặt khoa học, phục vụ cơng tác đào tạo
a. Bồi dưỡng cán bộ khoa học:
- Góp phần đào tạo đội ngũ giáo viên Ngữ văn của trƣờng Đại học An Giang
trong nghiên cứu khoa học và trong thực tế giảng dạy.
- Giúp cho sinh viên Sƣ phạm hiểu biết thực tế và bƣớc đầu làm quen với nghiên

cứu khoa học.
b. Đối với lĩnh vực khoa học có liên quan:
- Có kiến nghị đối với đội ngũ giáo viên nhất là giáo viên cấp tiểu học.
- Có chiến lƣợc bồi dƣỡng, đào tạo tiếng Việt - tiếng dân tộc đối với giáo viên
công tác ở các vùng dân tộc Khmer.
2. Những đóng góp liên quan đến phát triển kinh tế
Có ý nghĩa sâu sắc bởi đây là chiếc cầu nối cho đồng bào dân dân tộc Khmer nói
chung và học sinh dân tộc Khmer nói riêng đến với chính sách của Đảng và Nhà nƣớc;
đến với khoa học kỹ thuật tiến tiến, nâng cáo dân trí,...
3. Những đóng góp về mặt xã hội (các giải pháp cho vấn đề xã hội)
Cung cấp luận cứ khoa học cho lãnh đạo phịng Giáo dục huyện Tịnh Biên, Tri
Tơn tỉnh An Giang và trƣờng Đại học An Giang xây dựng chính sách và giải pháp nâng
cao năng lực tiếng Việt cho học sinh Khmer và việc giáo dục tiếng Việt trong nhà
trƣờng.


7

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NGƠN NGỮ VÙNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ Ở QUỐC GIA ĐA DÂN TỘC
1.1.Tầm quan trọng của ngôn ngữ
Muốn thấy hết tầm quan trong của chính sách ngơn ngữ trong các chính sách của
một quốc gia, cần có nhận thức rõ về tầm nhìn quan trọng của ngơn ngữ với sự tồn
vong, thịnh vƣợng của quốc gia dó, dân tộc đó. Nhìn vào cả q trình phát triển lịch sử
lâu dài của lồi ngƣời, chúng ta thấy rõ vai trò và tác dụng của ngôn ngữ. Cùng với sự
phát triển của tƣ duy, của ý thức, ngơn ngữ đã góp phần hồn thiện con ngƣời, là dấu

hiệu phân biệt con ngƣời với con vật. Khi đã xuất hiện dân tộc, quốc gia, thì ý thức về
một quốc gia thống nhất bao giờ cũng gắn bó với ý thức về một ngơn ngữ quốc gia
chung. Kể từ thời kì dựng nƣớc, trải qua quá trình lịch sử hàng ngàn năm cho đến nay,
nếu xét riêng về mặt ngơn ngữ thì lịch sử đất nƣớc Việt Nam là lịch sử trong đó ngƣời
Việt Nam cùng nhau xây dựng, thống nhất và phổ biến tiếng Việt trong cƣơng vị một
ngơn ngữ dùng chung trên tồn lãnh thổ của nƣớc ta.
Ngôn ngữ cũng thƣờng đƣợc coi là một trong những tiêu chuẩn chính, góp phần
làm nên diện mạo, bản sắc của một dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Trong suốt lịch sử lâu dài đấu tranh vì chủ quyền dân tộc, vì độc lập tự do của đất nƣớc,
dân tộc Việt Nam đã phấn đấu vơ cùng gian khổ để thốt đƣợc hiểm họa diệt chủng về
ngơn ngữ và văn hóa, để bảo vệ và phát triển đƣợc tiếng Việt, nhƣ Bác Hồ nói, “thứ
của cải vơ cùng lâu đời và vơ cùng quí báu của dân tộc”.
Trong các mặt đời sống của một dân tộc, của một đất nƣớc thì ngơn ngữ gắn bó
mật thiết hơn cả với văn hóa. Ngơn ngữ là một trong những nhân tố hợp thành quan
trọng, góp phần làm nên cái nền tảng về giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân
tộc; góp phần làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội. Cùng với quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa Việt Nam hàng ngàn
năm qua, tiếng Việt cũng hình thành và phát triển, ngày nay đã trở thành một ngôn ngữ
rất giàu đẹp, rất phong phú và độc đáo; đó là một cơng cụ rất có hiệu lực trong cuộc
cách mạng tƣ tƣởng và văn hóa, trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, và trong việc xây dựng con ngƣời Việt Nam về ý
thức, tâm hồn, tình cảm đối với ngôn ngữ dân tộc, đối với đất nƣớc, q hƣơng của
mình.
Ngơn ngữ nào cũng có hai chức năng chủ yếu, là phƣơng tiện quan trọng nhất
trong sự giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời và là phƣơng tiện, là cơng cụ của tƣ duy. Vì thế,
muốn xây dựng và phát triển con ngƣời nhƣ đối tƣợng và chủ thể của sự phát triển kinh
tế - xã hội, xây dựng và phát triển đất nƣớc, cần phải phát triển tiếng Việt, công cụ giao
tiếp, công cụ tƣ duy, công cụ phát triển của con ngƣời Việt Nam, cũng nhƣ ngôn ngữ
của các dân tộc thiểu số anh em khác. Điều này rất quan trọng về phƣơng diện nhận
thức – đó chính là lý do sâu xa vì sao lại cần phải có sự quan tâm đúng mức, sự chú ý
đầy đủ đến việc bảo vệ và phát triển tiếng Việt, việc bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các

dân tộc thiểu số anh em, đặc biệt là hiện nay, ở thời kì đẩy manh cơng nghiệp hóa, hiện


8
đại hóa đất nƣớc, thực hiện dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn
minh…
1.2. Khái niệm chính sách ngôn ngữ
Trong những thập niên gần đây, chúng ta thấy có những sự thay đổi, điều chỉnh
chính sách ngơn ngữ ở nhiều quốc gia. Đó là bởi vì càng ngày ngƣời ta nhận ra rằng:
một chính sách ngơn ngữ chỉ thực sự hữu hiệu nếu nhƣ nó phù hợp với cảnh huống
ngơn ngữ ở quốc gia đó. Rõ ràng là mỗi một quốc gia cần thiết phải thực hiện một chính
sách ngơn ngữ - dân tộc riêng, tƣơng hợp với cảnh huống ngôn ngữ, với thành phần dân
tộc, với quan niệm về bản sắc văn hóa dân tộc, về giá trị của các dân tộc nói các ngơn
ngữ khác nhau.
Chung quanh khái niệm “chính sách ngơn ngữ” quan niệm cịn có chỗ khác nhau
nhƣ trong cách hiểu về “sự xây dựng ngôn ngữ” của các nhà ngôn ngữ học Xơ Viết,
hoặc trong quan niệm về “kế hoạch hóa ngơn ngữ” (language planning; planification
linguistique) của các học giả phƣơng Tây và Mỹ. Tuy vậy, cũng có thể thấy đƣợc cái
chung trong quan niệm về chính sách ngơn ngữ. Trong phần lớn những nghiên cứu ngơn
ngữ học hiện nay, khi nói đến chính sách ngơn ngữ của một quốc gia, thƣờng ngƣời ta
đề cặp đến những phƣơng diện, những luận điểm chính sau:
Chính sách ngơn ngữ (language policy), hiểu theo nghĩa rộng, là các ngun tắc
có tính tƣ tƣởng chính trị và các biện pháp thực tế để giải quyết các vấn đề ngơn ngữ
trong một quốc gia.
Chính sách ngơn ngữ, hiểu theo nghĩa hẹp, là hệ thống các biện pháp nhằm làm
biến đổi hoặc duy trì cảnh huống ngơn ngữ, hoặc làm biến đổi hay duy trì chuẩn mực
ngơn ngữ (nhằm tiêu chuẩn hố ngơn ngữ văn hố; làm phong phú vốn từ, thuật ngữ,
phong cách; cải tiến chính tả, xây dựng, cải thiện chữ viết). Theo cách hiểu này, chính
sách ngơn ngữ đƣợc dùng với ý nghĩa gần giống nhƣ thuật ngữ “kế hoạch hố ngơn
ngữ” (hoặc quy hoạch ngơn ngơn ngữ), thƣờng đƣợc hiểu nhƣ là nói về việc tiến hành

các biện pháp có tổ chức để giải quyết các vấn đề ngôn ngữ ở cấp độ nhà nƣớc. Cần chú
ý đến cách nói “một cách có tổ chức” ở đây, với hàm ý đề cập đến các bƣớc sau đây của
việc kế hoạch hoá, đƣợc tiến hành theo trình tự và hệ thống: 1) xác định mục đích của
kế hoạch hố, 2) xác định các biện pháp tiến hành, 3) dự báo kết quả của việc kế hoạch
hố ngơn ngữ. Nói riêng về mục đích của kế hoạch hố, ngƣời ta cho rằng có thể có tới
11 loại mục đích nhƣ: 1) Làm trong sáng ngơn ngữ, 2) Phục hồi ngôn ngữ, 3) Cải cách
ngôn ngữ, 4) Chuẩn hố ngơn ngữ, 5)Phát triển ngơn ngữ, 6) Hiện đại hoá từ vựng, 7)
Thống nhất thuật ngữ, 8) Giải hố phong cách, 9) Giao tiếp liên ngơn ngữ, 10) Bảo vệ
ngơn ngữ, 11) Chuẩn hố hệ thống chuẩn mã bổ trợ.
Trong các quốc gia đa dân tộc, nhìn chung chính sách ngơn ngữ thƣờng rất phức
tạp, phải chú ý đến nhiều nhân tố khác nhau, bởi vì chính sách ngơn ngữ thƣờng đƣợc
coi là một bộ phận của chính sách dân tộc và nó phụ thuộc vào các nguyên tắc chung
của chính sách dân tộc. Mỗi quốc gia, một Đảng phái chính trị có cách hiểu khác nhau
về dân tộc, tộc ngƣời, mối quan hệ giữa tộc ngƣời với ngơn ngữ, văn hố, tơn giáo, quốc
gia. Thực tế ở một số nƣớc chính sách ngơn ngữ dân tộc đã khơng thu đƣợc kết quả
mong muốn, do nó khơng đƣợc xây dựng trên một cơ sở lý luận đúng đắn. Ở một số
nƣớc châu Á, châu Phi, việc đồng nhất dân tộc và quốc gia dẫn đến vi phạm lợi ích của
những dân tộc thiểu số khơng có quốc gia. Những xung đột giữa các bộ tộc ở một số
nƣớc châu Phi những năm gần đây là các ví dụ. Ở một số nƣớc đạo Hồi là quốc giáo,
ngƣời ta đồng nhất dân tộc và tôn giáo, dẫn đến việc coi nhẹ sự khác biệt dân tộc. Thí
dụ, Pakistan đƣợc tuyên bố là đất nƣớc của một dân tộc thống nhất và tiếng Uocđu là


9
ngôn ngữ quốc gia; thế nhƣng thực ra Pakistan là quốc gia đa dân tộc, đa ngơn ngữ, chỉ
có 10% dân số nói tiếng Uocđu cho nên ngơn ngữ này không thực hiện đƣơc chức năng
là phƣơng tiện giao tiếp giữa các dân tộc.
Chính sách ngơn ngữ bao giờ cũng hàm chứa sự tác động có ý thức của xã hội
đối với ngôn ngữ, đặc biệt là khi trong xã hội nảy sinh những vấn đề ngơn ngữ (thí dụ ở
nƣớc ta hiện nay có vấn đề cách đọc, cách viết từ ngữ nƣớc ngồi…). Sự tác động đó, ở

một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ nhƣ Việt Nam, sẽ đồng thời liên quan đến tiếng
Việt, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số anh em, các ngoại ngữ (đang dạy học và sử dụng ở
Việt Nam). Đối với một ngơn ngữ cụ thể nhƣ tiếng Việt thì trƣớc hết chính sách ngơn
ngữ của Nhà nƣớc thƣờng nhằm vào những phạm vi, những địa hạt ngôn ngữ sau:
+ Vốn từ ngữ (đặc biệt là các từ ngữ chính trị - xã hội, các thuật ngữ khoa học công nghệ),
+ Các phong cách chức năng (hành chính, khoa học, văn học -nghệ thuật),
+ Sự khác biệt giữa địa phƣơng và nhu cầu thống nhất ngơn ngữ tồn dân,
+ Những sửa đổi chính tả.
Bất kỳ chính sách ngơn ngữ nào cũng có hai mặt: mặt ngun lý bao giờ cũng
mang tính ý thức (quan điểm, chủ trƣơng) của giai cấp cầm quyền, và mặt các phƣơng
pháp (biện pháp) thực hiện. Để xây dựng một chính sách ngơn ngữ, thƣờng phải trải qua
4 giai đoạn sau:
+ Hình thành chính sách (formulation),
+ Luật điển hóa chính sách (codification),
+ Cụ thể, chi tiết hóa chính sách (elaboration)
+ Áp dụng chính sách (implementation),
Việc hoạch định hay áp dụng một chủ trƣơng, một biện pháp nào đó trong chính
sách ngơn ngữ phụ thuộc trƣớc hết vào cảnh huống ngơn ngữ (language situation) của
quốc gia đó. Thơng thƣờng, cảnh huống ngơn ngữ đƣợc hiểu là: tồn bộ các hình thái
tồn tại (kể cả các phong cách) của một ngôn ngữ hay của các ngôn ngữ trong một quốc
gia hay một khu vực địa lí nhất định. Xét về mặt này thì Việt Nam là một quốc gia đa
ngôn ngữ, giữa các ngôn ngữ (tiếng Viêt với các tiếng dân tộc thiểu số anh em) có
những quan hệ về dân số, về nơi cƣ trú, về cội nguồn ngơn ngữ, về loại hình ngơn ngữ,
về chức năng ngơn ngữ - khơng giống nhau. Khi nói về một ngơn ngữ cụ thể, ngƣời ta
hay nói đến trạng thái của ngơn ngữ đó, tức là đến các biển thể địa phƣơng (phƣơng
ngữ), biến thể xã hội và biến thể phong cách của ngơn ngữ đó.
Trong chính sách ngơn ngữ, cần đặc biệt chú ý đến chính sách ngơn ngữ đối với
các ngơn ngữ dân tộc thiểu số, vì chính sách này đƣợc coi là bộ phận của chính sách dân
tộc, mà trong đó có 3 phạm vi quan trọng nhất là:
+ Lựa chọn ngơn ngữ (language choice): thí dụ, ở Việt Nam đó là vấn đề lựa

chọn tiếng Việt là “tiếng phổ thơng”, là ngơn ngữ giao tiếp chung, có tƣ cách nhƣ ngôn
ngữ quốc gia.
+ Bảo tồn ngôn ngữ (language maintenance): thí dụ, ở Việt Nam đó là vấn đề
giữ gìn và phát huy bản sắc ngơn ngữ - văn hóa của các dân tộc thiểu số (đặc biệt là một
số ngơn ngữ rất ít ngƣời có nguy cơ bị tiêu vong) trong quan hệ với tiếng Việt, văn hóa
Việt.
+ Phát triển song ngữ: thí dụ, đó là cơng việc dạy học tiếng Việt và các tiếng
dân tộc ở vùng dân tộc và miền núi.
1.3. Về các khái niệm “ngôn ngữ quốc gia”, “ngôn ngữ dân tộc”


10
Trong việc xây dựng chính sách ngơn ngữ, có một vấn đế quan trọng hàng đầu là
xác định vị thế, chức năng của các ngôn ngữ. Muốn làm điều này, trƣớc hết cần phải
làm sáng tỏ về mặt lý thuyết một số khái niệm nhƣ ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ tộc
người, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc, ngôn ngử quốc
gia, ngôn ngữ chính thức. Hiện nay, ở nƣớc ta cũng nhƣ ở nhiều nƣớc khác chƣa có
đƣợc một cách hiểu thống nhất về các khái niệm này.
Ngôn ngữ mẹ đẻ là ngôn ngữ mà trẻ em học nói từ những năm đầu tiên, thƣờng
là ngơn ngữ của ngƣời mẹ, của gia đình, đƣợc coi là sự tiếp thụ ngôn ngữ thứ nhất ở
mỗi ngƣời (ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ là ngơn ngữ “thứ hai”); nhờ đó hình thành
các thói quen sớm nhất của hoạt động nói năng và những mối liên hệ đầu tiên giữa các
đơn vị ngôn ngữ với thế giới bên ngồi. Ngơn ngữ mẹ đẻ trong đa số các trƣờng hợp
(tuy không phải là tất cả) thƣờng là ngơn ngữ tộc ngƣời. Cũng với sự hình thành và phát
triển ngôn ngữ, mổi cá nhân đƣợc làm quen với truyền thống văn hoá, đạo đức, tinh
thần của tộc ngƣời; nhân cách dần dần đƣợc hình thành và phát triển; đƣợc xã hội hố.
Do đó, mỗi ngƣời chúng ta khi phải sử dụng một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ,
thƣờng có cảm giác xa lạ, khơng thoả mãn về tộc ngƣời, về văn hoá. Đối với ngƣời
Kinh (Việt) thì tiếng Kinh (Việt) là tiếng mẹ đẻ, cịn đối với đồng bào dân tộc thiểu số
nhƣ đồng bào Khmer thì tiếng mẹ đẻ là tiếng Khmer.

Ngơn ngữ tộc người là ngôn ngữ mẹ đẻ của các thành viên trong cộng đồng tộc
ngƣời và góp phần hình thành nên tộc ngƣời đó. Ngơn ngữ tộc ngƣời là phƣơng tiện
giao tiếp giữa các thành viên tộc ngƣời và nó phản ánh các kinh nghiệm lịch sử của tộc
ngƣời, nhờ nó văn hố tộc ngƣời đƣợc bảo tồn, phát triển. Do đó, ngôn ngữ tộc ngƣời là
tài sản thân thiết của mỗi tộc ngƣời. Ngôn ngữ tộc ngƣời tồn tại dƣới dạng các phƣơng
ngữ, thổ ngữ và nền văn học truyền khẩu. Ở nƣớc ta, theo các tài liệu chính thức thƣờng
nói có 54 “dân tộc”, tức là 54 “tộc ngƣời”; nhƣng số lƣợng các ngơn ngữ có lẽ là nhiều
hơn. Để hoạch định chính sách ngơn ngữ dân tộc ở nƣớc ta, cần phải xác định chính xác
số lƣợng các ngơn ngữ tộc ngƣời, quan hệ nguồn gốc giữa chúng, đặc điểm cấu trúc,
khả năng hành chức của chúng.
Ngôn ngữ dân tộc là một phạm trù lịch sử, tồn tại dƣới dạng ngơn ngữ văn hố
của dân tộc, và là nhân tố quan trong để thống hợp dân tộc. Hình thức tồn tại của ngôn
ngữ dân tộc là các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học giáo dục,... Trong đó, đội ngũ
tri thức thức dân tộc có vai trị quan trọng trong việc giữ gìn, và phát triển ngơn ngữ văn
hố dân tộc, ngơn ngữ văn hố dân tộc có thể là ngôn ngữ chuẩn. Việc chuyển từ ngôn
ngữ tộc ngƣời thành văn hoá dân tộc, chuẩn mực, là một q trình lâu dài. Ở nƣớc ta,
trong hàng chục ngơn ngữ, không phải mọi ngôn ngữ đều phát triển ở giai đoạn ngơn
ngữ văn hố dân tộc. Điều này phụ thuộc vào mức độ phát triển mà mỗi ngôn ngữ có
khả năng đạt đến, vào việc nó thực hiện các chức năng xã hội nào.v.v... Thiết nghĩ, việc
xác định tình hình hiện nay và viễn cảnh phát triển của các ngơn ngữ, từ đó có chính
sách phù hợp với từng ngôn ngữ là nhiệm vụ cấp thiết của giới nghiên cứu dân tộc và
ngôn ngữ các dân tộc thiểu số.
Ngôn ngữ quốc gia thƣờng đƣợc hiểu một cách chung nhất là ngôn ngữ do luật
pháp Nhà nƣớc quy định, đƣợc sử dụng trong phạm vi cả nƣớc, không hạn chế trong
một khu vực lãnh thổ hay trong nội bộ một tộc ngƣời hay nhóm tộc ngƣời. Với tƣ cách
là ngơn ngữ của cả quốc gia, đƣợc sử dụng trong hoạt động chính trị, xã hội văn hố,
đối ngoại, ...ngơn ngữ quốc gia là tài sản của quốc gia và có ý nghĩa biểu trƣng cho độc
lập, thống nhất của quốc gia, ngôn ngữ quốc gia đƣợc sử dụng trong phạm vi cả nƣớc, là
công cụ giao tiếp chung của các dân tộc; do đó, nó là phƣơng tiện thống nhất quốc gia



11
về mặt ngôn ngữ. Cùng với ý thức quốc gia, ngôn ngữ quốc gia tạo nên sự gắn kết về
tinh thần, tình cảm của các thành viên quốc gia. Tiếng Việt hiện nay ở Việt Nam trên
thực tế, có cƣơng vị của ngôn ngữ quốc gia.
Ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc là ngôn ngữ đƣợc coi là phƣơng tiện
giao tiếp giữa các tộc ngƣời trong quốc gia đa ngôn ngữ. Đây là một thuật ngữ đƣợc
dùng ở Liên Xô trƣớc đây, với nội dung dung khoa học gần nhƣ thuật ngữ “ngơn ngữ
quốc gia”, nhƣng có sự tế nhị về chính trị (trong mối quan hệ giữa tiếng Nga với các
tiếng khác ở các nƣớc cộng hoà nhƣ tiếng Ucraina, tiếng Grudi, tiếng Adecbaigiăng...).
Một quốc gia đa dân tộc không thể thiếu ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc:
thiếu nó, có thể dẫn đến chia rẽ dân tộc, cản trở sự phát triển kinh tế văn hoá, xã hội của
quốc gia. Kinh nghiệm ở Liên Xô trƣớc đây cho thấy các nhân tố quyết định để lựa chọn
một ngôn ngữ (là tiếng Nga) làm phƣơng tiện giao tiếp chung giữa các dân tộc gồm có:
1) Nhu cầu phát triển kinh tế; 2) Là ngôn ngữ của dân tộc chiếm đa số; 3) Đƣợc các dân
tộc tự nguyện coi là phƣơng tiện giao tiếp chung; 4) Đảm bảo dân chủ triệt để. Ở Việt
Nam, tiếng Việt (Kinh) hội đủ các nhân tố này và từ lâu đã đảm nhận chức năng phƣơng
tiện giao tiếp chung giữa các dân tộc, đƣợc coi chính thức là “ngơn ngữ chung”, tức là
“tiếng phổ thơng”.
Ngơn ngữ chính thức là ngơn ngữ do luật pháp của Nhà nƣớc quy định, đƣợc sử
dụng trong hoạt động của Nhà nƣớc, ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc thƣờng
có xu thế đƣợc coi là ngơn ngữ chính thức, nhƣng khơng nhất thiết là ngôn ngữ quốc
gia. Ở Singapore, 4 ngôn ngữ là tiếng Hán, tiếng Tamil, tiếng Mã Lai, tiếng Anh đều
đƣợc cơng nhận là ngơn ngữ chính thức, nhƣng chỉ tiếng Mã Lai đƣợc tuyên bố là ngôn
ngữ quốc gia. Tiếng Việt hiện nay là ngơn ngữ chính thức duy nhất ở Việt Nam.
Ở đây cần chú ý tới sự khác biệt tế nhị giữa ngơn ngữ chính thức và ngơn ngữ
quốc gia: Ngôn ngữ quốc gia mang ý nghĩa biểu trƣng cho độc lập, thống nhất của quốc
gia; cịn ngơn ngữ chính thức mang giá trị là cơng cụ để thống nhất quốc gia, giúp cho
các thành viên trong quốc gia giao tiếp, học hành, tìm việc làm, lao động, thành đạt
trong đời sống vì vậy, ngƣời ta cho rằng trong việc lựa chọn ngôn ngữ quốc gia cần chú

ý khả năng của ngơn ngữ đó gắn kết tinh thần tình cảm các thành viên với quốc gia. Cịn
trong việc lựa chọn ngơn ngữ chính thức thì lại cần chú ý khả năng làm phƣơng tiện
giao tiếp chung, đảm bảo cho sự thống nhất quốc gia và đủ khả năng thực hiện các chức
năng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hố, xã hội đất nƣớc.
Ngơn ngữ của dân tộc đa số hay của bộ phận chính của cƣ dân khơng tự nhiên
trở thành ngơn ngữ quốc gia. Để thừa nhận là ngôn ngữ quốc gia, cần thiết phải tuyên
bố một cách chính thức bằng luật định của nhà nƣớc. Ở một số nƣớc, có khi một vài
ngôn ngữ phổ biến đƣợc tuyên bố là ngôn ngữ quốc gia: ở Thuỵ Sĩ cả tiếng Đức, tiếng
Pháp và tiếng Ý đều đƣợc luật pháp thừa nhận là ngơn ngữ quốc gia; ở Phần Lan thì
tiếng Phần Lan và tiếng Thuỵ Điển đều là ngôn ngữ quốc gia. Sau khi tuyên bố một
ngôn ngữ là ngôn ngữ quốc gia, Nhà nƣớc cần phải bảo đảm sự quan tâm để đảm bảo sự
phát triển ngơn ngữ đó, đảm bảo sự sử dụng tích cực nó trong đời sống chính trị, văn
hố, khoa học. Mỗi cơng dân thuộc mọi thành phần dân tộc đều có trách nhiệm khơng
ngừng học tập, trau dồi khả năng sử dụng ngôn ngữ quốc gia.
1.4. Về “Luật ngôn ngữ”
Trong một xã hội pháp quyền ở một quốc gia đa dân tộc, vị thế và chức năng của
các ngôn ngữ cần thiết đƣợc xác định bằng luật định. Tuy nhiên cần nói ngay rằng
khơng phải tất cả các nƣớc đa ngơn ngữ đều đã có luật về ngôn ngữ; theo một số nhà
nghiên cứu thống kê thì trong 147 bản Hiến pháp chỉ có 110 bản có các điều khoản liên


12
quan đến ngơn ngữ. Có nhiều lý do để giải thích cho hiện tƣợng này, nhƣ hồn cảnh
chính trị - xã hội của từng quốc gia, thời điểm thích hợp để đƣa ra luật ngơn ngữ nói
riêng cũng nhƣ các luật khác nói chung. Tuy nhiên, cũng có một khuynh hƣớng cho
rằng bản thân việc không đƣa ra các điều khoản về ngơn ngữ trong hiến pháp, hay
khơng có đạo luật riêng về ngơn ngữ, thực ra cũng có thể coi là một kiểu loại chính sách
ngơn ngữ: Đó là sự không can thiệp, một kiểu thả nổi của các cơ quan Nhà nƣớc đối với
vấn đề ngôn ngữ. Hoa Kỳ thƣờng đƣợc đƣa ra làm ví dụ cho loại hình chính sách này:
Trong Hiến pháp Hoa Kỳ, việc khơng nhắc đến đến ngơn ngữ chính thức khơng phải là

vơ tình mà là một việc làm có ý thức, nhằm tạo ra địa vị ƣu đãi cho tiếng Anh, có lợi
cho giới cầm quyền.
Luật ngôn ngữ là một phần của luật dân sự, trình bày về mặt pháp lý những luận
điểm cơ bản của chính sách ngơn ngữ và kế hoạch hố ngơn ngữ do Nhà nƣớc chính
thức tiến hành; hiển định các quy chế ngôn ngữ, phân bố chức năng các ngơn ngữ, đồng
thời, đảm bảo giữ gìn phát triển các ngơn ngữ, các quyền ngơn ngữ của tồn xã hội của
mỗi dân tộc và của từng cá nhân. Luật ngơn ngữ có thể đƣợc xem xét ở ba bình diện:
a) Bình diện chính trị liên quan tối các nhiệm vụ và mục đích chính trị của luật
ngơn ngữ và vị trí luật ngơn ngữ trong chính sách chung của Nhà nƣớc
b) Bình diện pháp lý liên quan tới việc phân tích ngơn ngữ trong bối cảnh chung
của Hiến pháp và sự phù hợp của luật ngôn ngữ với các chuẩn mực pháp lý đƣợc mọi
ngƣời thừa nhận.
c) Bình diện ngôn ngữ học – xã hội liên quan tới việc xem xét luật ngôn ngữ
trong đời sống ngôn ngữ của quốc gia.
Trong việc xây dựng luật ngôn ngữ cần phân biệt các phƣơng diện các luật pháp
khác nhau nhƣ:
1) Luật hiến về ngôn ngữ: Thừa nhận các ngôn ngữ và điều hoà quyền và nghĩa
vụ của Nhà nƣớc và cá nhân trong phạm vi này.
2) Luật về xây dựng luật ngôn ngữ: Quản lý việc dự thảo và kiến giải các đạo
luật và sắc lệnh về ngôn ngữ.
3) Luật hành chính về ngơn ngữ: Xác định quan hệ một phía là chính quyền, một
phía là dân chúng.
4) Luật tƣ pháp về ngôn ngữ: Xác định việc sử dụng ngôn ngữ trong xét xử.
5) Luật về văn hố ngơn ngữ: Bảo tồn đầy đủ các trí thức về các ngơn ngữ và
đảm bảo khả năng xây dựng tác phẩm nghệ thuật bằng các ngơn ngữ.
Hiện nay, Việt Nam chƣa có luật ngơn ngữ, trình bày về mặt pháp lý những luận
điểm cơ bản của chính sách ngơn ngữ - dân tộc và công cuộc xây dựng ngôn ngữ do
Nhà nƣớc chính thức tiến hành; hiến định các quy chế ngơn ngữ; phân bố chức năng của
các ngôn ngữ, đồng thời đảm bảo giữ gìn, phát triển các ngơn ngữ, các quyền của toàn
xã hội, của các dân tộc riêng rẽ và của từng cá thể. Các hình thức thể chế hố cao nhất là

luật hố chính sách ngơn ngữ là cơ sở pháp lý của chính sách ngơn ngữ.
II. QUAN NIỆM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA VỀ VẤN ĐỀ NGƠN NGỮ CÁC
DÂN TỘC THIỂU SỐ
Trong suốt q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ Tịch
Hồ Chí Minh ln quan tâm đến vấn đề dân tộc, đề ra đƣờng lối, chính sách dân tộc
nhất quán và đúng đắn, nhờ đó đƣa lại những thắng lợi vĩ đại cho sự nghiệp cách mạng
giải phóng dân tộc cũng nhƣ giành nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Thực tiễn công cuộc đổi mới nƣớc ta trong những năm gần đây theo định hƣớng
xã hội chủ nghĩa đang đặt những vấn đề lý luận phải giải đáp nhằm xây dựng xã hội
Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh, sánh vai với các cƣờng quốc


13
trên thế giới. Những vấn đề nóng bỏng trong quan hệ dân tộc giữa các quốc gia trên thế
giới và trong bản thân một quốc gia đa dân tộc cũng đang đặt ra những nhiệm vụ cần
phải đƣợc giải quyết. Ở nƣớc ta, những thế lực thù địch với sự tiến bộ thƣờng lợi dụng
vấn đề dân tộc để gây rối và khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ các dân tộc, chống phá
sự nghiệp cách mạng nhằm kìm hãm sự phát triển của đất nƣớc ta. Trƣớc tình hình nhƣ
vậy, đòi hỏi chúng ta phải xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh để nghiên cứu đầy đủ những chính sách thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà
nƣớc ta về vấn đề dân tộc, mà cụ thể là vấn đề ngôn ngữ văn hố dân tộc, nhằm góp
phần giải quyết tốt nhất vấn đề dân tộc đang đƣợc đặt ra hiện nay.
Chúng ta biết rằng, chính sách về vấn đề dân tộc thiểu số nói chung và đặt biệt là
các chính sách về vấn đề ngơn ngữ văn hố ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng ln là
mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc. Đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ
phận hữu cơ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Hiện nay có vùng đồng bào dân tộc
thiểu số là vùng lãnh thổ thuộc địa bàn của khoảng 40 tỉnh của cả nƣớc, với diện tích tự
nhiên là 230 ngàn km2, bằng 75% đất đai của tổ quốc, với số dân khoảng 24 triệu ngƣời,
chiếm 30% dân số chung của cả nƣớc. Vùng lãnh thổ này lại có gần 4000km đƣờng
biên giới chung với các nƣớc Campuchia, Lào và Trung Quốc. Đây là một địa bàn trọng

yếu về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phịng, văn hoá xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên,
vùng dân tộc thiểu số cũng là một vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở cho sự
phát triển còn hết sức khó khăn. Do có địa hình phức tạp, giao thông kém phát triển,
vùng lãnh thổ tạo ra những tiểu vùng miền biệt lập đặc thù, gây nên những khó khăn
khơng dễ vƣợt qua trong việc giao lƣu phát triển kinh tế xã hội. Cùng với sự khó khăn
về điều kiện tự nhiên ấy, do nhiều nguyên nhân lịch sử để lại, nơi đây cịn là vùng lãnh
thổ có đời sống kinh tế xã hội rất thấp kém, thậm chí có nơi có thể nói là q thấp kém.
Vào thời điểm hiện nay, do hạ tầng cơ sở không có, cộng với xã hội lạc hậu, đời sống
của đồng bào nhiều dân tộc thiểu số vẫn còn hết sức nghèo nàn, đơn điệu. Trong diều
kiện tự nhiên và xã hội nhƣ vậy, vùng dân tộc thiểu số chƣa tƣơng xứng với vị thế địa chính trị của nó, nhất là trong địi hỏi đất nƣớc theo con đƣờng cơng nghiệp hố - hiện
đại hố, một địi hỏi cấp bách hiện nay trong phát tiển kinh tế xã hội ở nƣớc ta.
2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về ngôn ngữ giao tiếp giữa cộng
đồng các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc
Thấm nhuần tƣ tƣởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và vấn đề dân tộc, ngay từ khi
giành độc lập dân tộc bằng cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại, Đảng và Nhà
nƣớc ta đã ý thức rất rõ nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Và để thực
hiện nhiệm vụ chung ấy, một trong những nhiệm vụ cụ thể đƣợc đặt ra là phải phát triển
nền văn hoá của đồng bào dân tộc, trong đó nhiệm vụ phát triển ngơn ngữ có vai trị
quan trọng. Bởi vì trên địa bàn dân tộc của nƣớc ta, có tới trên 53 ngơn ngữ khác nhau
là tiếng mẹ đẻ của các dân tộc (ngoài tiếng Việt của ngƣời Việt (Kinh)). Với bức tranh
đa dạng đó, các dân tộc có thể giao tiếp đƣợc với nhau, bình đẳng cùng phát triển thì vai
trị của ngôn ngữ với tƣ cách là công cụ giao tiếp chung thật nặng nề.
Ngƣời ta có thể thấy rõ quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề ngôn ngữ
làm công cụ giao tiếp chung ở vùng dân tộc thiểu số thể hiện ở nhiều Chỉ thị, Nghị
quyết, Kế hoạch đã đƣợc công bố. Những tƣ tƣởng thể hiện chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc đối với vấn đề này đều có chung một nhiệm vụ là xác định và xác nhận tiếng
Việt có vai trị là cơng cụ giao tiếp, đồng thời là công cụ phát triển xã hội của tất cả các
dân tộc trong môi trƣờng đa dân tộc nhƣ ở nƣớc ta.



14
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bộ Quốc gia Giáo Dục (nay là
Bộ Giáo Dục và Đào tạo) đã có Chỉ thị “Từ nay tất cả các khoa học điều phải dạy bằng
tiếng Việt”. Đây là một chỉ thị sáng suốt, hợp thời khi Đảng dành đƣợc chính quyền, thể
hiện thấm nhuần tƣ tƣởng Mácxít của Đảng ta. Chính ngay từ đầu xác định tiếng Việt có
một vị trí xứng đáng của mình trong một quốc gia đa dân tộc độc lập nhƣ ở nƣớc ta mà
nó tạo tiền đề vững chắc cho vị thế ngôn ngữ quốc gia của tiếng Việt. Điều này khơng
chỉ góp phần đảm bảo cho sự bình đẳng giữa các dân tộc nƣớc ta, mà cịn đảm bảo cho
sự đồn kết dân tộc của nƣớc ta, một thực tế mà không phải quốc gia nào ở khu vực
Đông Nam Á sau khi dành độc lập đều làm và làm có kết quả.
Tiếp theo bƣớc đi đúng đắn ban đầu ấy, đến năm 1969, Quyết định 153-CP cuả
Thủ tƣớng Chính phủ đã cụ thể hố vai trị của tiếng Việt trong đời sống của đồng bào
dân tộc thiểu số ở cấp độ một Văn bản có giá trị pháp lý cao hơn. Theo đó “Tất cả dân
tộc trên lãnh thổ Việt Nam điều cần học và dùng tiếng, chữ phổ thông là ngôn ngữ
chung của cả nước. Nhà nước cần ra sức giúp đỡ các dân tộc học biết nhanh tiếng, chữ
phổ thông”. Và với quyết định 53-CP của Hội Đồng Chính phủ (1980), tiếng Việt thực
sự đƣợc công nhận nhƣ một thứ chữ giao lƣu và phát triển về mọi mặt trong đời sống
của ngƣời dân tộc thiểu số, là phƣơng tiện đồn kết, phƣơng tiện thực hiện quyền bình
đẳng giữa các dân tộc trong quốc gia Việt Nam độc lập thống nhất. Đối với ngơn ngữ,
“chính sách của Đảng và Nhà nước ta là tơn trọng tiếng nói và chữ viết của tất cả các
dân tộc, và tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều phải học tiếng phổ thông và
chữ Quốc ngữ là ngôn ngữ chung của cả nước. Nó là phương tiện giao lưu khơng thể
thiếu được giữa các địa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp cho các dân tộc địa
phương và các dân tộc cả nước có thể phát triển đồng đều các mặt kinh tế, văn hoá,
khoa học kỹ thuật... Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện quyền bình
đẳng dân tộc” (Chỉ thị số 23 – CT/TW ngày 15- 11-1997). Quan điểm vừa nhân văn
vừa khoa học này đƣợc tiếp tục khẳng định và chính thức đƣợc luật pháp hoá trong luật
phổ cập giáo dục tiểu học (1991) và luật giáo dục (1998) đã đƣợc Quốc hội nƣớc ta
thông qua. Và gần đây, tƣ tƣởng đƣợc nhắc lại trong Đại Hội Đảng lần thứ IX, đại hội
đặt nền móng chiến lƣợc cho sự phát triển xã hội của nƣớc ta trong thế kỷ XXI là “Vấn

đề dân tộc và đồn kết các dân tộc ln ln có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách
mạng. Thực hiện tốt các chính sách bình đẳng dân tộc, tương trợ giúp nhau cùng phát
triển”[9;127] là động lực thúc đẩy sự phát triển vùng dân tộc thiểu số ở nƣớc ta trong
giai đoạn lịch sử hiện nay.
2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về ngôn ngữ của dân tộc thiểu số
Bên cạnh việc xác định vai trị ngơn ngữ phổ thông của tiếng Việt trong giao tiếp
chung giữa các dân tộc, Đảng và Nhà nƣớc còn nhận thức đúng giá trị của tiếng mẹ đẻ
các dân tộc trong sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển bản sắc văn hoá của
họ. Bên cạnh việc khuyến khích, tổ chức và tạo điều kiện để tiếng việt thực sự là công
cụ, là động lực phát triển các dân tộc thiểu số. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn luôn tôn trọng,
coi trọng và quan tâm đến quyền đƣợc sử dụng và phát triển tiếng mẹ đẻ của các dân tộc
thiểu số. Từ năm 1941, khi chƣa giành đƣợc chính quyền, Đảng ta đã xác định trong
Nghị quyết của mình là “Văn hố của mỗi dân tộc sẽ được tự do phát triển, tồn tại và
được đảm bảo”. Sau khi dành đƣợc chính quyền và giải phóng 1/2 đất nƣớc thân yêu, tƣ
tƣởng ấy đƣợc thể hiện trong Hiến pháp năm 1960 theo đó thừa nhận “Các dân tộc có
quyền duy trì và sửa đổi phong tục, tập qn, dùng tiếng nói, chữ viết phát triển văn
hố dân tộc cuả mình”. Điều này đƣợc khẳng định lại trong Hiến pháp năm 1980 và
Hiến pháp 1992 tức là Hiến pháp đang có giá trị pháp luật hiện nay, rằng “Các dân tộc


15
có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục
tập quán, truyền thống văn hố tốt đẹp của mình”[10;124].
Để đảm bảo những quyền cơ bản trong việc phát triển tiếng mẹ đẻ của các dân
tộc thiểu số đƣợc ghi trong luật cơ bản của Nhà nƣớc trở thành hiện thực, Nhà nƣớc ta
đã xây dựng nhiều kế hoạch hành động cụ thể trong các Nghị quyết của Chính phủ.
Quyết định 53-CP của Hội Đồng Chính phủ (1980) ghi rõ “Tiếng nói và chữ viết hiện có
của các dân tộc thiểu số được Nhà nước tơn trọng, duy trì, gíup đỡ và phát triển”. Năm
1997 Bộ Giáo dục-Đào tạo đã có Thơng tƣ số 1. GD-ĐT cụ thể hố kế hoạch đó: “Các
dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình cùng tiếng

Việt để phổ cập giáo dục tiểu học”. Đồng thời cơ quan quản lý Nhà nƣớc này cũng có
những biện pháp cụ thể để hƣớng dẫn việc dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc theo
tinh thần Nghị quyết 53-CP và Luật phổ cập giáo dục tiểu học đã đƣợc Quốc hội thơng
qua.
2.3. Chính sách ngơn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Trong 70 năm qua, đặc biệt là trên 50 năm trở lại đây, ngôn ngữ các dân tộc
thiểu số ở nƣớc ta đã có những bƣớc phát triển khá lớn, mà nguyên nhân vô cùng quan
trọng là những chủ trƣơng đúng đắn của Đảng đối với các ngơn ngữ dân tộc, trong đó có
chữ viết.
Tuy chƣa có một văn kiện riêng chính thức nào trình bày toàn bộ vấn đề này,
nhƣng qua nhiều nghị quyết, qua nhiều bài viết, qua nhiều lời phát biểu của các đồng
chí lãnh đạo của Đảng có thể thấy đƣờng lối dân tộc và chủ trƣơng của Đảng đối với
vấn đề ngôn ngữ và chữ viết các dân tộc ở Việt Nam.
Sau khi đƣợc thành lập, trong giai đoạn chƣa giành đƣợc chính quyền, quan
điểm của Đảng là tơn trọng quyền của các dân tộc thiểu số đƣợc tự do sử dụng và phát
triển tiếng mẹ đẻ và đã đƣợc thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng.
“Các dân tộc...được dùng tiếng mẹ đẻ của mình trong sinh hoạt chính trị, kinh tế
và văn hố của mình” (Nghị quyết về cơng tác trong các dân tộc, Đại hội 1,3 -1935).
“Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục của mình” (Nghị
quyết Trung ƣơng 7, 11-1940)
Sau cách mạng tháng tám năm 1945, Đảng đã giành đƣợc chính quyền, nƣớc
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Trong mấy năm đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp Đảng đã chủ trƣơng “Giúp các dân tộc có chữ viết phát triển giáo dục bằng tiếng
và chữ dân tộc mình. Chủ trương xây dựng chữ viết mới cho một số dân tộc” (Nghị
quyết 4 (1948) và Nghị quyết 5 (1949).
“Tôn trọng tiếng nói, chữ viết các dân tộc. Dân tộc thiểu số nào có sẵn chữ viết
rồi, thì dùng chữ viết ấy mà dạy họ”(Nghị quyết Bộ Chính trị sau đại hội 2, 1951).
Sau khi đất nƣớc đƣợc thống nhất và hoà bình, đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng
về vấn đề dân tộc, là tạo ra điều kiện cần thiết để xoá tận gốc mọi sự chênh lệch về trình
độ kinh tế, văn hố giữa các dân tộc ít ngƣời và dân tộc đông ngƣời, đƣa miền núi tiến

kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp làm cho tất cả các dân tộc có cuộc sống ấm
no và hạnh phúc.
“Tơn trọng tiếng nói và có chính sách đúng về chữ viết đối với các dân tộc”
(Nghị quyết Đại hội 7, 1991).
“Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử
dụng ngôn ngữ chữ viết phổ thơng, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc
thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói và chữ viết của dân tộc
mình” (Nghị quyết Trung ƣơng 5, khố 8, ngày 16 – 7- 1998).


16
Đƣờng lối và chủ trƣơng của Đảng đã đƣợc thể chế hoá bằng Hiến pháp đầu tiên
của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp theo là Hiến pháp nƣớc Cộng hoà Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản pháp quy nhƣ Nghị định, Nghị quyết, Quyết định
của Chính phủ về vấn đề ngơn ngữ chữ viết của các dân tộc thiểu số cùng các Thông tƣ,
Chỉ thị, Quy định của các bộ có liên quan chỉ đạo và hƣớng dẫn cụ thể các biện pháp
thực hiện.
“Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết giữ gìn bản sắc dân tộc và phát
huy những phong tục tập qn, truyền thống và văn hố tốt đẹp của mình”, và :”Tồ án
nhân dân đảm bảo cho cơng dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các
dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước tồ án” (Hiến pháp
1992).
Sau Nghị định 206/CP (27- 11 - 1961) của Chính phủ phê chuẩn các phƣơng án
chữ Tày Nùng, chữ Thái và chữ Mèo và đƣợc chính thức đƣa vào nhà trƣờng và các cơ
quan hành chính ở địa phƣơng, có hai Quyết định quan trọng có liên quan: đó là quyết
định 153/CP của Chính phủ (20 – 08 - 1969) về công tác đẩy mạnh việc phổ biến và sử
dụng chữ dân tộc đã ban hành trên các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, thơng tin, hành chính
và điều chỉnh một số nhƣợc điểm của các bộ chữ; và Quyết định 53/CP của chính phủ
(22 – 02 - 1980) về chủ trƣơng đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số trong mối quan
hệ với tiếng và chữ phổ thông, coi trọng và giải quyết từng bƣớc yêu cầu xây dựng hoặc

cải tiến chữ các dân tộc nếu có. Tiếng nói và chữ viết dân tộc vừa là vốn quý của dân
tộc, vừa là tài sản văn hoá chung của cả nƣớc, đƣợc dạy xen kẽ với chữ phổ thông (cấp
1, bổ túc văn hoá) ở vùng dân tộc. Sƣu tầm vốn văn hố và khuyến khích sáng tác bằng
tiếng và chữ dân tộc. Tổ chức thực hiện cho các tỉnh. Ngoài ra, có Chỉ thị của Thủ
tƣớng Chính phủ và các Chỉ thị, các Quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo chỉ đạo và
hƣớng dẫn việc dạy chữ các dân tộc ở Tây Nguyên, chữ Hán trong trƣờng phổ thông ở
một số địa phƣơng có đơng ngƣời Hoa cƣ trú, chữ Chăm ở miền Tây và miền Đông, chữ
Khmer ở đồng bằng Nam bộ.
Trong thời kì đất nƣớc bị chia cắt, Cƣơng lĩnh chính trị của mặt trận dân tộc giải
phóng và Tun bố và chƣơng trình của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt
Nam đều chủ trƣơng: “Các dân tộc ít người có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của
mình để phát triển văn hố và nghệ thuật dân tộc”.
Hiện nay, trong khi chƣa tổng kết thật đầy đủ về chính sách ngơn ngữ - dân tộc
của Đảng và Nhà nƣớc ta, nhƣng từ kết quả to lớn của việc thực hiện chính sách này
trong phát triển ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số, có thể nêu lên những nhận xét
chung nhƣ sau:
Chính sách ngơn ngữ - dân tộc là một phần của chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nƣớc ta, dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là học
thuyết về dân tộc của V.I.Lênin. Nguyên tắc cơ bản của chính sách này là tơn trọng,
đảm bảo quyền bình đẳng và tự nguyện trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
của các dân tộc. Trong hoàn cảnh cụ thể của nƣớc ta, giải quyết vấn đề dân tộc chủ yếu
là giải quyết hài hoà lợi ích giữa các dân tộc anh em với nhau, giữa lợi ích của từng dân
tộc với lợi ích chung của quốc gia, giữa ý thức dân tộc và ý thức quốc gia, giữa yêu cầu
bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hoá riêng từng dân tộc và sự thống nhất về chính trị, kinh tế
chung tồn quốc gia; làm cho các dân tộc đều phát triển trong một đất bƣớc “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, có nền văn hố thống nhất mà đa
dạng”.


17

Nói riêng, trong phạm vi ngơn ngữ, chữ viết, nội dung cơ bản của chính sách
dân tộc của Đảng ta có thể tóm tắt trong những luận điểm chủ yếu sau đây:
- Thừa nhận và đảm bảo về mặt pháp lý quyền có ngơn ngữ riêng (tiếng nói, chữ
viết) của tất cả các dân tộc.
- Thừa nhận và đảm bảo về mặt pháp lý quyền bình đẳng giữa các ngơn ngữ dân
tộc; các dân tộc có quyền bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của mình.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dân tộc có thể sử dụng tiếng nói, chữ viết
của mình trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
- Trên các nguyên tắc tự nguyện và tôn trọng sự phát triển bình đẳng, tự do của
tất cả ngơn ngữ các dân tơc anh em, khuyến khích các dân tộc thiểu số học tiếng Việt,
đƣa tiếng Việt thành ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc, ngôn ngữ quốc gia,
ngôn ngữ chính thức, thực sự là phƣơng tiện để đồn kết, củng cố khối đoàn kết, thống
nhất các dân tộc anh em trong cả nƣớc.
Những ngun tắc có tính chiến lƣợc trên chỉ đạo nhất quán mọi chủ trƣơng,
chính sách về ngôn ngữ chữ viết dân tộc thiểu số và đƣợc thể hiện trong Cƣơng lĩnh của
Đảng, những văn kiện các kì Đại hội tồn quốc, từ đại hội Đảng đầu tiên, trong cách
mạng giải phóng dân tộc, cho đến những văn kiện Đại hội, trong thời kì Đảng lãnh đạo
nhân dân cả nƣớc xây dựng xã hội xã hội chủ; cũng nhƣ đƣợc ghi nhận trong hiến pháp
- luật cơ bản của nhà nƣớc. Những ngun tắc có tính chất chiến lƣợc trên ln đƣợc
hiện thực hố bằng những chủ trƣơng, chính sách cụ thể, thích hợp với từng lĩnh vực,
từng vùng, từng thời kỳ của cách mạng. Dễ dàng nhận thấy rằng, trong quá trình lãnh
đạo cách mạng, các chủ trƣơng về ngôn ngữ - dân tộc của Đảng ngày càng cụ thể, sát
hợp tình hình và có tính hiệu quả cao hơn.
Phát triển bình đẳng các ngơn ngữ trong mọi lĩnh vực, tức là mở rộng chức năng
xã hội của chúng là một định hƣớng quan trọng trong chính sách ngơn ngữ - dân tộc của
Đảng ta.
Trong số các quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số trong đời sống chính trị,
kinh tế, văn hố, trƣớc hết, phải kể đến quyền đƣợc dùng tiếng mẹ đẻ để bảo vệ quyền
lợi hợp pháp của mình trƣớc cơ quan pháp luật. Hiến pháp nƣớc cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khẳng định: “Toà án nhân dân đảm bảo cho cơng dân nước cộng hồ

xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân
tộc mình”.
Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của mình, ngơn ngữ dân tộc thiểu số đƣợc
sử dụng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Ngay từ Hội nghị Trung ƣơng lần thứ
6, khoá 1 (tháng 11 – 1939), Đảng đã có chủ trƣơng yêu cầu cán bộ công tác tại vùng
dân tộc thiểu số “phải học tiếng của các dân tộc ấy, phải tìm cách ra sách báo bằng chữ
của họ”. Thực hiện chủ trƣơng này, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngôn
ngữ dân tộc thiểu số trở thành công cụ hữu hiệu để tuyên truyền đƣờng lối kháng chiến
của Đảng. Nhiều tác phẩm thơ ca, báo chí, viết bằng chữ Tày – Nùng phiên âm, chữ
Thái, chữ Nôm Dao đã đƣợc ấn thành và phổ biến trong đồng bào các dân tộc. Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, bất chấp những khó khăn, ác liệt, tại vùng giải phóng ở
Bình Trị Thiên, Quảng Đà, Tây Nguyên... sách báo, truyền đơn, khẩu hiệu bằng tiếng,
chữ Bru, Pa Cô, Ka Tu, Ba Na, Xơ Đăng... đã mang đến cho đồng bào các dân tộc các
chủ trƣơng, đƣờng lối, tin tức của Mặt trận dân tộc giải phóng và Chính phủ cách mạng
lâm thời miền Nam Việt Nam.
Vào thập kỉ 60 – 70, Tỉnh Đảng bộ các tỉnh Lào Cai, Hà Giang tổ chức xuất bản
báo bằng chữ Hmông: Laol caz Fliz yaz (Lào Cai đổi mới), Hol jax (Hà Giang). Hàng


18
chục năm nay, ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số đƣợc dùng để phát thanh trên Đài
tiếng nói Việt Nam; ở hầu hết các địa phƣơng có đồng bào dân tộc cƣ trú đều có chƣơng
trình phát thanh, một số tỉnh có cả chƣơng trình truyền hình bằng ngôn ngữ dân tộc
thiểu số. Ngôn ngữ, chữ viết dân tộc đƣợc sử dụng để sáng tác văn học, sƣu tầm văn học
dân gian. Từ trong những hoạt động này đã xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà văn
hoá ngƣời dân tộc. Những sáng tác văn học, một số tác phẩm văn học dân gian của các
dân tộc thiểu số nhƣ Nam Kinh Thi Đan (Tày), Đăm San, Xinh Nhã (Ê Đê), Xong Chu
Xon Xao (Thái), Đẻ đất đẻ nƣớc, Ưt Lót Vi Điêu, Huy Nga Hai Mối (Mƣờng), Tiếng
hát làm dâu (Hmông)... đã đƣợc dịch, hoặc in song ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số đã
phát huy vai trị và sức mạnh của mình trong việc phát triển nền văn hoá đa sắc màu của

các dân tộc. Đồng thời, trong khi hành chức với tƣ cách là cơng cụ phát triển văn hố
dân tộc, ngơn ngữ dân tộc thiểu số đã tự hoàn thiện và phát triển.
Một lĩnh vực khác có vai trị quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ dân tộc
thiểu số là giáo dục. Giáo dục nhà trƣờng là điều kiện nhất thiết dể chữ viết tồn tại và
hoàn thiện. Nhà trƣờng dạy con em đồng bào dân tộc hiểu các văn bản và tạo ra các văn
bản mới, nhờ đó ngơn ngữ dân tộc đƣợc bảo tồn. Hơn thế nữa, ngôn ngữ dân tộc dạy
trong nhà trƣờng đƣợc truyền cho thế hệ nối tiếp thế hệ là một ngôn ngữ với chức năng
lớn hơn, phong phú hơn ngôn ngữ đƣợc dùng trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ đó, ngơn
ngữ khơng ngừng hồn thiện, phát triển. Trong quốc gia đa dân tộc, giáo dục song ngữ
có vai trị đặc biệt quan trọng.
Nhận rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ dân tộc trong phát triển giáo dục vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có định hƣớng: “mỗi dân tộc
thiểu số có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục của mình”. Trong từng thời kỳ
cách mạng, từng khu vực, định hƣớng chiến lƣợc này đƣợc cụ thể hoá bằng các nghị
quyết của Đảng, các quyết định của Chính phủ, các thơng tƣ, nghị định của Bộ, Ngành
có liên quan về công tác giáo dục miền núi và dân tộc.
Thực hiện Nghị định 206 CP (27-11-1961), Quyết định 153/CP (20-8-1969),
chữ Tày Nùng, chữ Hmông, chữ Thái cải tiến đƣợc đƣa vào giáo dục, dùng để xoá mù
chữ, bổ túc văn hố và giáo dục phổ thơng. Từ năm 1961 đến 1968, phong trào học
tiếng Hmông, chữ Tày Nùng phát triển rầm rộ. Trong các năm 1961 – 1965, hàng nghìn
ngƣời HMơng đã xố đƣợc nạn mù chữ; các huyện nhƣ Bắc Hà, Mù Căng Chải đã
thanh toán nạn mù chữ bằng chữ Hmơng. Năm học 1967 – 1968, có trên 1000 lớp học,
với 37.240 học sinh cấp I và 25.000 học sinh vỡ lòng đƣợc học tiếng và chữ Tày Nùng.
Chƣơng trình giáo dục song ngữ Việt - dân tộc đƣợc quan tâm đặc biệt, theo tinh
thần của Quyết định 53/CP (22 – 02 - 1980): “Tiếng và chữ phổ thông là ngôn ngữ
chung của các cộng đồng dân tộc Việt Nam (...) Vì vậy, mọi cơng dân Việt Nam có
nghĩa vụ và quyền lợi học tập và sử dụng tiếng phổ thơng. Tiếng nói và chữ viết cùa mỗi
dân tộc thiểu số ở Việt Nam vừa là vốn quý của dân tộc đó, vừa là tài sản chung của cả
nước. Ở vùng dân tộc thiểu số, tiếng và chữ dân tộc được dùng đồng thời với tiếng và
chữ viết phổ thông”. Điều 4 Luật giáo dục tiểu học (16 – 08 – 1991) ghi rõ: “Giáo dục

tiểu học thực hiện bằng tiếng Việt; các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói, chữ
viết của mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học”.
Các chƣơng trình giáo dục song ngữ Việt – Hmơng, Việt – Thái, Việt – Ê Đê,
Việt – Gia Rai, Việt – Nùng, Việt – Bru Vân Kiều, Việt – Pa Cô, Việt – Khmer,… đã và
đang đƣợc nghiên cứu, biên soạn và áp dụng tại bậc tiểu học ở các trƣờng phổ thông
vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


19
Chữ viết truyền thống của các dân tộc ngƣời Hoa, Thái, Chăm, Khmer cũng
đƣợc giảng dạy cho đồng bào dân tộc trong chƣơng trình giáo dục song ngữ. Tại thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành có ngƣời Hoa sinh sống, tiếng Hoa và chữ Hoa
đƣợc giảng dạy cho con em ngƣời Hoa. Chữ Thái cổ đang đƣợc dạy cho đồng bào và
học sinh ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá. Đƣợc sự chỉ đạo của bộ giáo dục, chƣơng
trình dạy song ngữ Việt – Chăm cho con em ngƣời Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận đã
thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Việc dạy chữ Khmer cùng tiếng và chữ phổ
thông ngày càng đi vào nề nếp khoa học và tổ chức, về chƣơng trình, phƣơng pháp
giảng dạy tại các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long.
Chính sách dân tộc nói chung và chính sách ngơn ngữ nói riêng đƣợc thực hiện
trong những năm đổi mới vừa qua kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, đã
góp phần tạo ra vùng dân tộc và miền núi những bƣớc chuyển biến, tiến bộ so với trƣớc
ở tất cả các mặt: Chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh quốc phịng. Trong tình hình
có nhiều khó khăn hiện nay những thành tựu đạt đƣợc đó là rất cơ bản và quan trọng.
Tuy nhiên, mặt khác, cũng có thể thấy rõ rằng: Cuộc sống nói chung của đồng
bào các dân tộc (nhất là ở vùng cao biên giới, vùng sâu, vùng xa) còn rất nhiều khó
khăn. Nói riêng về đời sống tinh thần thì cịn rất nghèo nàn, dân trí thấp, chất lƣợng hiệu
quả của cơng tác giáo dục, văn hố, thơng tin chƣa cao. Nguyên nhân của những tồn tại
kém trên có các mặt khách quan, nhƣng trong nhiều trƣờng hợp ở mặt chủ quan là
chính: chúng ta chƣa có nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc về vấn đề dân tộc (vị trí chiến
lƣợc của nó, là một trong những nhiệm vụ chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam trong

thời kỳ đổi mới, cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nƣớc); một số cơ chế và chính
sách chƣa phù hợp; nhất là khâu tổ chức thực hiện chƣa tốt.
Nói riêng ở phạm vi các quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối, biện pháp, chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc, chúng ta cũng
nhận thấy tình hình tƣơng tự là: bên cạnh những ƣu điểm và thành tựu là cơ bản, rõ ràng
là đang cịn những tồn tại địi hỏi phải có những giải phái tích cực, đồng bộ và khoa học.
Điều trƣớc tiên là phải chú trọng đến các biện pháp trong việc hoạch định và tổ
chức thực hiện chính sách ngơn ngữ nhƣ là:
- Nâng cao tính pháp lý của chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nƣớc ta, bằng
cách ban hành luật về ngôn ngữ (bên cạnh luật về dân tộc). Trong khi chờ đợi dự thảo
và thông qua luật về ngôn ngữ, cần ban hành ngay pháp lệnh hoặc ra Quyết định mới về
chính sách ngơn ngữ dân tộc.
- Ban hành chính sách đặc biệt đối với các ngơn ngữ có q ít ngƣời sử dụng,
nhằm bảo tồn ngôn ngữ của các tộc ngƣời này tránh đƣợc nguy cơ diệt vong.
- Đổi mới về nội dung của chính sách ngôn ngữ dân tộc và nhất là cách tổ chức
thực hiện.
- Nhất thiết phải tiến hành “tổng điều tra cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam” làm
cơ sở cho việc hốch định chính sách ngơn ngữ và xây dựng luật ngôn ngữ.
- Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến những ý kiến tƣ vấn và sự tham gia trực tiếp
của các nhà ngơn ngữ học, coi đó là chỗ dựa đáng tin cậy của Đảng và Nhà nƣớc trong
việc xây dựng chính sách ngơn ngữ và chính sách ngơn ngữ dân tộc thiểu số ở nƣớc ta.
2.4. Vị thế của tiếng Việt đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số nhìn từ chủ
trương đường lối
Tiếng Việt đảm nhận chức năng của một ngôn ngữ quốc gia kể từ khi có Nhà
nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hồ ra đời năm 1945 (nay là nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam). Tiếng Việt cùng với quốc huy và quốc kì Việt Nam là ba chỉ tố quốc


20
thể Việt Nam về mặt hình thức. Với vị thế là ngôn ngữ quốc gia, tiếng Việt đƣợc quyền

phát huy chức năng sử dụng của mình trong giao tiếp và trong giáo dục thông qua chủ
trƣơng đƣờng lối của Đảng, Chính phủ và việc thực thi chủ trƣơng, đƣờng lối đó. Tuy
nhiên, việc phát huy chức năng của tiếng Việt luôn đặt trong mối quan hệ với ngôn ngữ
của 53 dân tộc anh em trong đại gia đình Việt Nam. Là một quốc gia xã hội chủ nghĩa
thống nhất đa dân tộc đa ngơn ngữ, Nhà nƣớc Việt Nam “có nhiệm vụ giữ gìn và phát
triển sự đồn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc ln
bị nghiêm cấm” (trích Điều 3 Chƣơng I Hiến pháp năm 1960). Chức năng của các ngôn
ngữ dân tộc thiểu số trong mối quan hệ với tiếng Việt đã đƣợc ghi rõ trong Hiến pháp,
trong pháp luật, trong các Nghị định, Quy định của Chính phủ. Ví dụ, trong bốn bản
Hiến pháp của Việt Nam đều có điều khoản riêng về dân tộc trong đó nêu rõ ngƣời dân
tộc thiểu số có quyền “học bằng tiếng của mình” “có quyền dùng tiếng nói của mình
trước tồ án”, “có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn và phát huy phong tục, tập
quán, truyền thống văn hoá tốt dẹp của mình”. Trong luật pháp “Nhà nước tạo điều kiện
để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Việc dạy và
học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính
phủ” (Luật Giáo dục). Trong các Nghị định, Quy định, Chính phủ ln coi trọng việc
bảo vệ, giữ gìn tiếng nói, chữ viết dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, có mối quan hệ gắn
bó với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hố giáo dục ở vùng dân tộc và miền núi. Coi
tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam “vừa là vốn quý của các dân tộc
đó, vừa là tài sản văn hoá chung của cả nước”, Chính phủ trong các Nghị định 53 –CP
năm 1969 và năm 1980 đã chú trọng tới việc xây dựng, cải tiến và sử dụng chữ viết của
các dân tộc thiểu số. Cụ thể là “xây dựng, cải tiến và sử dụng chữ viết dân tộc; sử dụng
tiếng và chữ viết dân tộc trên các lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thơng tin báo chí, v.v. ở
những nơi có đơng đảo đồng bào dân tộc; quyền dùng chữ viết dân tộc trong việc ghi sổ
sách, viết thư và làm đơn từ gửi các cơ quan nhà nước” (Quyết định 53-CP, 1969); “ở
các vùng dân tộc thiểu số, tiếng và chữ dân tộc được dùng đồng thời với chữ phổ
thông”, “đi đôi với việc hoàn thành phổ cập tiếng và chữ phổ thông, cần ra sức giúp đỡ
các dân tộc thiểu số xây dựng mới hoặc cải tiến chữ viết của từng dân tộc”, “(…) chữ
dân tộc được dạy xen kẽ với chữ phổ thông ở cấp I trong các trường phổ thơng và
trường bổ túc văn hố” (Quyết định 53-CP, 1980). Để làm tốt cơng tác về tiếng nói, chữ

viết dân tộc, Chính phủ cịn có những Thơng tƣ hƣớng dẫn cụ thể. Ví dụ Thơng tƣ số 1GD/ĐT ngày 03 – 02 - 1997 hƣớng dẫn việc dạy học tiếng nói chữ viết dân tộc thiểu số
đã chỉ ra “Một số nguyên tắc chung”, “Một số việc làm cụ thể trƣớc mắt” và “Tổ chức
thực hiện”. Thông tƣ nhấn mạnh đến việc triển khai dạy học môn tiếng dân tộc trong
các trƣờng mẫu giáo, các trƣờng tiểu học, các lớp xoá mù chữ và bổ túc văn hoá tại các
vùng dân tộc thiểu số. Thông tƣ nhấn mạnh đến các điều kiện về hành chính (đƣợc
chính quyền địa phƣơng cấp tỉnh đồng ý), cơ sở vật chất và phƣơng pháp dạy học cần
đa dạng hố. Nhƣ vậy, có thể thấy, khẳng định vị thế quốc gia của tiếng Việt, chủ
trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam luôn chú trọng bảo tồn và phát huy
chức năng của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số. “Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ và chữ
viết các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ chữ viết phổ thông, khuyến khích thế
hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo
tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình” (Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng khoá VIII, 1998). Những quy định cụ thể hoá đƣờng lối, chủ trƣơng
của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đối với ngôn ngữ dân tộc thiểu số cho thấy, đây là kế
hoạch hố hồn tồn mang tính xây dựng: việc bảo vệ, truyền bá và giáo dục tiếng Việt
đƣợc đặt trong mối quan hệ với việc bảo vệ, phát triển và giáo dục ngôn ngữ các dân tộc
thiểu số ở và ngƣợc lại. “Ở các vùng dân tộc thiểu số, tiếng và chữ dân tộc được dùng


21
đồng thời với tiếng và chữ phổ thông” (Quyết định 53-CP, 1980). Chẳng hạn, việc xây
dựng và sử dụng chữ dân tộc trong mối quan hệ với chữ Việt, tiếng Việt là: “giúp đỡ
người dân tộc ó thể học nhanh được tiếng, chữ phổ thông”, “(…) “nơi nào không biết
hoặc ít biết tiếng phổ thơng thì cho học xen kẽ chữ dân tộc với tiếng và chữ phổ thông ở
các lớp cấp I. Từ cấp II trở lên thì học hồn tồn bằng tiếng và chữ phổ thơng”, “ở cấp
II và III, chủ yếu là dạy tiếng và chữ phổ thơng, đồng thời có dạy mơn ngữ văn dân tộc”
(Quyết định 153-CP); v.v… Có thể thấy, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam
là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của đất nƣớc trong sự đồn kết hồ
hợp giữa các dân tộc. “Nó chẳng những không làm cho tiếng Việt trở thành mối đe doạ
đối với ngôn ngữ các dân tộc mà việc phát huy chức năng của tiếng dân tộc còn nhằm

tạo điều kiện cho sự truyền bá và giáo dục tiếng Việt” [14; 26]. Đồng thời, các ngôn ngữ
dân tộc muốn phát huy đƣợc thật tốt chức năng của mình thì khơng thể khơng tính đến
vai trị và tác động tích cực của tiếng Việt (nhƣ việc chế tác chữ viết cho những ngơn
ngữ dân tộc chƣa có chữ viết, v.v.).
Muốn đánh giá đúng về tình hình thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và
Nhà nƣớc về vị thế của tiếng Việt đối với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số cần phải có một
chƣơng trình điều tra mang tính quy mơ về tình hình sử dụng tiếng Việt ở các vùng dân
tộc thiểu số (bao gồm sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hành chính và trong giao tiếp
đời sống, v.v…); tiếng Việt trong giáo dục; thái độ ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu
số đối với tiếng Việt; v.v… Ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu trƣờng hợp là học sinh
Khmer và một số huynh ngƣời Khmer qua khảo sát tình hình sử dụng ngơn ngữ và thái
độ ngơn ngữ của họ tại địa bàn hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang cũng sẽ
cho chúng ta thấy đƣợc vị thế của tiếng Việt đối với ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong
thực tế (thực hiện).


×