Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Năng lực sử dụng tiếng việt của người khmer trên địa bàn tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.52 MB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI
KHMER TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

TRƯƠNG CHÍ HÙNG

An Giang, tháng 3-2015


TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Đề tài nghiên cứu khoa học “Năng lực sử dụng tiếng Việt của người Khmer
trên địa bàn tỉnh An Giang” do tác giả Trương Chí Hùng, công tác tại Khoa Sư phạm
thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào
tạo Trường Đại học An Giang thông qua ngày 9 tháng 04 năm 2015
MSĐT

Thư ký

……………………………………………..

Phản biện 1

Phản biện 2

……………………………………..

……………………………………..

Chủ tịch Hội đồng


(Ký tên)

……………………………………..

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học An Giang, các giảng
viên đồng nghiệp tại Bộ môn Ngữ văn, Khoa Sư phạm đã giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Tơi xin gởi lời cám ơn chân thành đến chính quyền địa phương và bà con Khmer
tại địa bàn hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên tỉnh An Giang đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu
thập tư liệu, khảo sát, điều tra để thực hiện đề tài.
Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến Tiến sĩ Hồng Quốc, người đã có nhiều ý
kiến quý báu, những góp ý xác đáng và kịp thời cho tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành tri ân!
An Giang, ngày 25 tháng 3 năm 2015
Tác giả

Trương Chí Hùng

ii


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong
cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của cơng
trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
An Giang, ngày 25 tháng 3 năm 2015

Tác giả

Trương Chí Hùng

iii


TÓM TẮT
Mặc dù đã thống nhất sử dụng tiếng Việt làm ngơn ngữ tồn dân, nhưng vì nhiều
lí do khác nhau, năng lực sử dụng tiếng Việt của đồng bào các dân tộc ít người, trong đó
có người Khmer ở An Giang còn nhiều hạn chế. Năng lực sử dụng tiếng Việt hạn chế
khiến đa số người dân Khmer gặp khó khăn trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ
thuật để ứng dụng vào đời sống sản xuất, nắm bắt thơng tin chậm, khó hồ nhập với các
dân tộc khác trong cộng đồng…
Để có cái nhìn khách quan, khoa học về năng lực sử dụng tiếng Việt của người
Khmer ở An Giang, đề tài tiến hành khảo sát 600 đối tượng là người Khmer cư trú tại
địa bàn hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, thuộc ba khu vực khác nhau (nông thôn, miền
núi, đô thị) bằng phiếu điều tra kết hợp với quan sát và phỏng vấn sâu. Trên cơ sở dữ
liệu thu thập được, nghiên cứu chỉ ra thực trạng về năng lực tiếng Việt, đặc điểm sử
dụng ngôn ngữ cũng như thái độ ngôn ngữ của cộng đồng Khmer ở An Giang.
Đề tài cũng tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sử dụng tiếng
Việt, đề ra những giải pháp, những kiến nghị cần thiết cho việc phát huy năng lực ngôn
ngữ của người Khmer ở An Giang.

ABSTRACT
Although Vietnamese was agreed as the official and common language in Vietnam, for
different reasons, the ethnic minorities’ ability of using Vietnamese, including the
Khmer people in An Giang, is limited. This causes difficulty in acquiring the progress of
science and technology to apply in manufacturing; the slow acknowledgement of
information, and the difficulty in integrating with other races in the community.

To get an objective and scientific view about this matter, a survey on 600 Khmers who
reside in Tri Ton and Tinh Bien district was carried out, spreading three different areas
(rural, mountainous and urban) through questionnaires along with observation and
interviews. Based on the data collected, the study indicates the fact about the ability,
features as well as the attitude of the Khmers An Giang in using Vietnamese language.
The thesis also analyzes factors affecting the Khmers’ ability to use Vietnamese, and
proposes solutions, the necessary recommendations for developing this ability of the
Khmer people in An Giang.

iv


MỤC LỤC
Chương 1: Giới thiệu…………………………………………………………….

1

1.1 Lý do chọn đề tài………………………………………………………………

1

1.2 Mục tiêu của đề tài………………………………………………………………

2

1.3 Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu và mẫu nghiên cứu ………………………………..

3


1.5 Câu hỏi nghiên cứu………………………… …………………………………..

4

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu…………………….……………………. 5
2.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước…………….……………………………………..5
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước……. ………………….………………………….6
Chương 3: Cơ sở lý luận ……………………….……………………..…….................10
3.1 Khái quát về cộng đồng Khmer và tiếng Khmer ở An Giang…..…………….….... 10
3.2 Ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ và các thuật ngữ liên quan ........................................20
Chương 4: Kết quả khảo sát và đánh giá.......................................................................28
4.1 Năng lực sử dụng tiếng Việt của người Khmer ở An Giang..................................... 28
4.2 Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của người Khmer ở An Giang......................................38
4.3 Thái độ ngôn ngữ của người Khmer ở An Giang.......................................................43
4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sử dụng tiếng Việt của người Khmer..........48
4.5 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực ngôn ngữ cho người Khmer….………………..54
Chương 5: Kết luận và kiến nghị……….......................................................................59
5.1 Kết luận…………………………………………………………..….....…...............59
5.2 Kiến nghị……….....…………………………… ………………………………….60
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………………62
Phụ lục………………………………………………………………….……………………......67

v


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1

LÍ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


Ngơn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội lồi người. Con
người sử dụng ngơn ngữ để trao đổi thơng tin, thể hiện suy nghĩ, tình cảm, để học tập
và lao động sáng tạo. Nói cách khác, với mỗi người, việc biết và sử dụng ngôn ngữ là
điều kiện thiết yếu để tồn tại trong xã hội, kết nối trong cộng đồng. Chính vì thế,
năng lực ngơn ngữ là vơ cùng cần thiết. Vai trị của ngơn ngữ rất quan trọng đối với
sự tồn tại và phát triển của một cộng đồng dân tộc, trong mọi thời đại.
Việt Nam là quốc gia có 54 cộng đồng dân tộc cùng cư trú. Trong đó, hầu hết
các dân tộc có ngơn ngữ riêng để giao tiếp trong phạm vi cộng đồng dân tộc mình.
Do vậy, để có sự thống nhất về ngôn ngữ, Đảng và Nhà nước ta nhất quán chọn tiếng
Việt là ngôn ngữ chung cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia được dùng làm công cụ giao tiếp chung
trong cộng đồng 54 dân tộc. Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của dân tộc Kinh, nhưng lại là
ngôn ngữ thứ hai của 53 dân tộc còn lại. Do vậy, việc học tập và sử dụng tiếng Việt
của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước:
“Tất cả các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều cần học và dùng tiếng, chữ phổ
thông. Nhà nước cần ra sức giúp đỡ nhân dân các dân tộc thiểu số học biết nhanh
tiếng phổ thông.” (Quyết định 153/CP, ngày 20 tháng 8 năm 1969)
Ở tỉnh An Giang, ngồi người Kinh cịn có các dân tộc anh em khác cộng cư,
đa số là người Chăm, Hoa, Khmer. Trong đó, dân tộc Khmer có dân số đứng thứ hai
sau dân tộc Kinh. Người Khmer sống tập trung chủ yếu tại hai huyện Tri Tôn và
Tịnh Biên. Điều kiện sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang cịn
nhiều khó khăn, do nhiều ngun nhân khác nhau, trong đó có ngun nhân về rào
cản ngơn ngữ. Năng lực sử dụng tiếng Việt hạn chế khiến đa số người dân Khmer
nơi đây gặp khó khăn trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng
vào đời sống sản xuất, nắm bắt thông tin chậm, khó hồ nhập với các dân tộc khác
trong cộng đồng… Do vậy, chúng tôi cho rằng, vấn đề năng lực tiếng Việt của đồng
bào Khmer ở An Giang cần phải được quan tâm đặc biệt.
Thực tế cho thấy, mặc dù chúng ta đã thống nhất sử dụng tiếng Việt làm ngơn
ngữ tồn dân, nhưng vì nhiều lí do khác nhau, năng lực sử dụng tiếng Việt của đồng

bào các dân tộc ít người, trong đó có người Khmer ở An Giang cịn khá nhiều điều
đáng băn khoăn. Chúng tơi thiết nghĩ, cần có những khảo sát, nghiên cứu một cách
nghiêm túc để có cái nhìn khoa học, biện chứng về năng lực ngôn ngữ của người
Khmer ở An Giang. Từ đó tạo cơ sở cho những định hướng và giải pháp nhằm nâng
cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho người Khmer ở An Giang.
Căn cứ những yếu tố đã nêu, việc thực hiên đề tài Năng lực sử dụng tiếng Việt
của người Khmer trên địa bàn Tỉnh An Giang là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu
của đề tài giúp ta có cái nhìn khoa học về năng lực hiểu và sử dụng tiếng Việt của
cộng đồng dân tộc Khmer ở An Giang, từ đó tạo cơ sở cho những giải pháp góp phần
phát triển năng lực tiếng Việt, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào
Khmer nơi đây.

1


1.2

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1. Khái quát về tiếng Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long (trong giao tiếp
thường ngày và trong giáo dục). Cụ thể là tìm hiểu đặc điểm loại hình, cội nguồn
tiếng Khmer để từ đó chỉ ra những ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ (Khmer) của người
Khmer khi học và sử dụng tiếng Việt (giao thoa ngôn ngữ dẫn đến lỗi phát âm, chính
tả, ngữ pháp…);
2. Tìm hiểu năng lực sử dụng tiếng Việt của người Khmer trên địa bàn hai
huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang;
3. Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của người Khmer An Giang (bao gồm:
Ngôn ngữ giao tiếp với người thân trong gia đình, xóm giềng, người cùng dân tộc,
người Kinh; ngơn ngữ giao tiếp ngồi xã hội: trong các cơ quan chính quyền, trường
học; ngơn ngữ sử dụng trong một số trường hợp khác: cầu cúng, tế lễ, đọc sách báo,

xem truyền hình, ca hát…);
4. Phân tích thái độ ngôn ngữ của người Khmer An Giang đối với tiếng
Khmer và tiếng Việt.
5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tiếng Việt của người
Khmer;
6. Đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng song ngữ
Khmer - Việt và năng lực tiếng Việt cho cộng đồng Khmer ở An Giang.
1.3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Tiến hành điều tra thực trạng năng lực tiếng Việt của cộng đồng dân tộc
Khmer ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang;
2. Phân tích, đánh giá các nhân tố xã hội (như kinh tế, văn hoá, tuổi tác, giới
tính, địa bàn cư trú...) tác động đến năng lực tiếng Việt của cộng đồng dân tộc
Khmer;
3. Mức độ sử dụng tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc) của cộng đồng dân tộc Khmer
so với tiếng Việt và tác động hai chiều (tích cực và tiêu cực) đối với năng lực tiếng
Việt;
4. Vai trị của gia đình, xã hội đối với năng lực tiếng Việt của người dân
Khmer;
5. Tác động của các phương tiện thơng tin đại chúng (báo chí, đài phát thanh
và truyền hình) đối với năng lực tiếng Việt của cộng đồng dân tộc Khmer;
6. Thái độ của cộng đồng dân tộc Khmer đối với việc thụ hưởng giáo dục và
sử dụng tiếng Việt;
7. Khả năng tiếng Việt của người dân Khmer với sách, báo, truyền thanh,
truyền hình…
8. Kiến nghị về định hướng và giải pháp trong việc nâng cao năng lực tiếng
Việt cho đồng bào dân tộc Khmer.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU

Phương pháp chung: Kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng và
phương pháp nghiên cứu định tính. Trong đó:

2


- Phương pháp định lượng: thu thập dữ liệu bằng các chỉ số liên quan đến sự
lựa chọn ngôn ngữ, thái độ ngôn ngữ của cộng đồng người Khmer An Giang.
- Phương pháp định tính: mơ tả đặc điểm ngơn ngữ Khmer, bổ sung kiểm
chứng các thống kê định lượng thu được, phân tích năng lực sử dụng tiếng Việt của
người Khmer và lí giải các nguyên nhân dẫn đến thái độ ngôn ngữ của người Khmer
ở An Giang.
Các phương pháp cụ thể:
Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành ngôn ngữ học
xã hội. Cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu:
+ Mục đích:
 Tìm hiểu các cơng trình, bài viết, các ấn phẩm có liên quan đến đối
tượng (kể cả tư liệu trên Internet) để từ đó có những đánh giá, nhận định khách quan,
biện chứng về đối tượng.
+ Kỹ thuật tiến hành:
 Sưu tầm, tập hợp và khảo sát các tài liệu tham khảo, các cơng trình
nghiên cứu khoa học, các ấn phẩm, bài viết có liên quan đến đề tài.
 Ghi chép, đúc kết các nhận định khoa học từ các nguồn tư liệu để làm
cơ sở đối sánh.
- Phương pháp khảo sát
+ Chọn mẫu khảo sát
 Địa bàn khảo sát:
 Đề tài chọn khảo sát 6 địa bàn theo các tiêu chí: có nhiều đồng bào
Khmer sinh sống; có địa bàn đơ thị, có địa bàn biên giới, có địa bàn nơng thơn hoặc

miền núi.
 Theo đó, chúng tơi chọn 6 địa bàn sau: xã Văn Giáo (Tịnh Biên), xã
An Hảo (Tịnh Biên), thị trấn Chi Lăng (Tịnh Biên); xã Vĩnh Gia (Tri Tôn), xã Núi
Tô (Tri Tôn), thị trấn Tri Tôn (Tri Tơn)
 Đối tượng khảo sát:
 Tiêu chí chọn đối tượng: đối tượng lựa chọn khảo sát là người Khmer trên địa
bàn An Giang theo các tiêu chí có tính phân tầng như: giới tính, tuổi tác, nơi sinh,
nơi ở, trình độ học vấn và nghề nghiệp.
 Số lượng người được khảo sát: 600 (sáu trăm người)
+ Nội dung khảo sát:
+ Năng lực sử dụng tiếng Việt
+ Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ
+ Thái độ ngôn ngữ
- Phương pháp quan sát:
+ Phát phiếu khảo sát ngẫu nhiên cho các đối tượng là người Khmer theo phân
tầng giới tính, tuổi tác, nơi sinh, nơi ở, trình độ học vấn và nghề nghiệp.
3


+ Mục đích: Thu thập thơng tin về năng lực tiếng Việt của người Khmer.
+ Nội dung quan sát: cách phát âm, dùng từ trong giao tiếp; sự lựa chọn ngơn
ngữ trong các tình huống giao tiếp cụ thể.
Đối với các đối tượng khảo sát là người Khmer không biết tiếng Việt hoặc năng
lực tiếng Việt hạn chế, chúng tôi sử dụng lực lượng cộng tác viên là người Khmer
song ngữ hoàn hảo để phiên dịch, chuyển tải các nội dung khảo sát và thu thập
thông tin.
- Phương pháp so sánh:
+ Mục đích:
 Tìm ra sự khác biệt về năng lực sử dụng tiếng Việt của người Khmer theo
độ tuổi, giới tính, địa bàn cư trú…

+ Kỹ thuật tiến hành:


So sánh dựa trên những cứ liệu đã thống kê, tổng hợp được.

Ngồi những phương pháp chính đã nêu trên, trong q trình nghiên cứu
chúng tơi cịn vận dụng một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích - tổng
hợp, phương pháp thống kê và xử lí số liệu… nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống
về đối tượng.
1.5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Năng lực sử dụng tiếng Việt của người Khmer ở tỉnh An Giang như thế nào?
- Người Khmer An Giang sử dụng tiếng Việt trong những hoàn cảnh giao tiếp
nào?
- Năng lực sử dụng tiếng Việt của người Khmer theo độ tuổi, theo trình độ học
vấn, theo giới tính theo địa bàn cư trú… có gì giống và khác nhau?
- Trong hồn cảnh nào thì người Khmer dùng tiếng mẹ đẻ (tiếng Khmer)?
- Thái độ lựa chọn ngôn ngữ của người Khmer ở An Giang như thế nào?
- Làm cách nào để nâng cao năng lực tiếng Việt cho người Khmer?

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Nghiên cứu về ngơn ngữ dân tộc Khmer nói chung từ trước đến nay đã trở
thành một nội dung được khá nhiều học giả quan tâm. Tuỳ theo mục đích, đối tượng
mà các nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp và cách thức tiếp cận khác nhau, khai
thác những khía cạnh khác nhau. Điều này một mặt cho thấy tính hấp dẫn của vấn đề.
Mặt khác cũng phản ánh tính phức tạp của nó. Điểm qua các cơng trình nghiên cứu

ngồi nước về ngơn ngữ cộng đồng dân tộc Khmer, chúng tôi thấy đáng lưu ý là loạt
công trình của các học giả người Pháp.
Trước hết, G. Maspero (1915) trong quyển “Grammaire de Langue Khmer”
đã đi sâu vào nghiên cứu ngữ pháp và ngữ âm tiếng Khmer ở Campuchia cũng như
khu vực Nam Bộ. Trong cơng trình này, tác giả còn đưa ra nhận định cho rằng tiếng
Khmer ở Nam Bộ giống như một phương ngữ của tiếng Khmer ở Campuchia, vì vậy,
nó cần được nghiên cứu với đúng bản chất phương ngữ của nó. Nghĩa là, vừa đối
chiếu với ngôn ngữ gốc (tiếng Khmer ở Campuchia), vừa tìm ra sự khác biệt tương
đối với ngơn ngữ gốc này. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra hiện tượng ngữ âm của
tiếng Khmer ở Nam Bộ đã chịu sự ảnh hưởng lớn từ tiếng Việt bản địa (và ngữ âm
tiếng Việt cũng chịu ảnh hưởng lớn từ ngữ âm tiếng Khmer). Do vậy, nó cần phải
được nhìn nhận, nghiên cứu trong thế độc lập với tiếng Khmer ở Campuchia.
Học giả F. Martini (1959) đã nghiên cứu mối quan hệ giao thoa, pha trộn giữa
tiếng Khmer và tiếng Việt ở Nam Bộ. Tác giả cho rằng quá trình tiếp xúc, sử dụng
ngôn ngữ giữa hai cộng đồng dân tộc Việt và Khmer ở khu vực Nam Bộ tất yếu xảy
ra hiện tượng ảnh hưởng qua lại giữa tiếng Việt và tiếng Khmer. Sự ảnh hưởng này
diễn ra theo cả hai chiều: tiếng Khmer bị ảnh hưởng bởi tiếng Việt và tiếng Việt bị
ảnh hưởng bởi tiếng Khmer. Từ nhận định đó, tác giả đưa đến kết luận sự giao thoa,
pha trộn này là nội dung rất quan trọng đối với công tác nghiên cứu tiếng Việt hoặc
tiếng Khmer khu vực Nam Bộ. Vấn đề này hiện vẫn được nhiều nhà nghiên cứu
Khmer ngữ quan tâm.
Marie A. Martin (1979) đã đặc biệt quan tâm đến ngôn ngữ Khmer vùng
Châu Đốc, Việt Nam. Trong bài viết “Les voyelles du Combodigien parlé dans la
province de Chau Doc (sub- Viet Nam)” (Marie A. Martin. 1979), tác giả cho rằng
tiếng Khmer khu vực Châu Đốc (Việt Nam) vào khoảng năm 1970 chỉ bao gồm trên
dưới 900 đơn vị từ vựng. Sau đó, chúng được phát triển lên trong quá trình hoạt động
giao tiếp và trở nên phong phú như hiện tại. Hệ thống nguyên âm tiếng Khmer bao
gồm nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Tác giả tiến hành đối chiếu các từ Khmer ở
Campuchia và từ Khmer Châu Đốc, từ đó đi đến nhận định hệ thống ngữ âm của
cộng đồng người Khmer Châu Đốc còn giữ nhiều đặc điểm ngữ âm của tiếng

Campuchia bên kia biên giới. Nguyên nhân là do người Khmer Châu Đốc ít vay
mượn ngữ âm bản địa (tiếng Việt). Ngoài ra, tác giả cũng đặt vấn đề phát triển ngơn
ngữ cộng đồng Khmer Nam Bộ nói chung để tạo cơ sở cho việc phát triển kinh tế xã
hội vùng đồng bào dân tộc này.
Tác giả Gérard Diffloth (2003) đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu
tổng quan về tiếng Khmer (nguồn gốc, phương ngữ, âm vị học, hệ thống chữ viết,
hình thái, cú pháp, phong cách từ vựng). Gérard Diffloth cho rằng tiếng Khmer là
5


một trong những ngơn ngữ có số lượng ngun âm nhiều nhất trên thế giới. Tác giả
này nhận định, tiếng Khmer đang được sử dụng ở Miền Nam Việt Nam thuộc nhóm
ngơn ngữ Khmer Krom (tiếng Khmer ở Miền Nam Camphuchia), có sự khác biệt
nhất định so với tiếng Khmer chuẩn hiện đại. Tuy nhiên, sự khác biệt này không lớn
lắm, không gây ảnh hưởng đến việc giao tiếp.
Bên cạnh các cơng trình kể trên, việc nghiên cứu ngơn ngữ Khmer còn phải
kể đến Từ điển tiếng Khmer của Choun Nath (1967 - 1968). Đây được xem là quyển
từ điển thông dụng nhất của cộng đồng người Khmer ở Campuchia. Ngoài số lượng
mục từ phong phú, trong Từ điển tiếng Khmer của Choun Nath, tác giả còn ghi chú
rất cụ thể về nguồn gốc các từ, đối chiếu những từ Khmer thông dụng với từ gốc từ
Pa-li, Sangskrit hoặc từ pha trộn Pa-li, Sangskrit.
Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu tiếng Khmer còn phải kể đến bài viết của A.G.
Haudricourt: “La place du Vietnamien dans les langues austroasiatiques” đăng trên
Tạp chí Bulletin de la Société de Linguistique (1953). Trong bài viết này, A.G.
Haudricourt đã trình bày cái nhìn khái quát về các ngơn ngữ Nam Á ở Việt Nam,
trong đó có ngơn ngữ Khmer. Ơng cũng nhận định tiếng Việt có mối liên hệ nhất
định với các ngôn ngữ họ Nam Á, dịng Mơn-Khmer. Năm (1954), trong bài viết:
“De l’origine des tons en vietnamien” (Journal Asiatique, 242, 69-82), A.G.
Haudricourt tiếp tục đưa ra nhận định nguồn gốc của các âm trong tiếng Việt có mối
quan hệ với tiếng Khmer.

Thomas David (1960, 1969, 1976), đã thống kê, khảo sát các từ vựng cơ bản
cũng như hệ thống chữ số trong ngôn ngữ Khmer; khảo sát khái quát về ngôn ngữ
Khmer khu vực miền Nam Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với tiếng Khmer ở
Campuchia để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt. Ngoài ra, Thomas
David & Wanna Tienmee (1983) đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu ngữ
âm tiếng Khmer, so sánh ngữ âm tiếng Khmer với một số ngơn ngữ trong khu vực.
Nhìn chung, các học giả ngoại quốc đã đề cập đến khá nhiều vấn đề trọng yếu
của ngôn ngữ Khmer như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, sự giao thoa ngơn ngữ… Tùy
vào mục đích khác nhau, các tác giả có thể nghiên cứu những mặt khác nhau của
ngơn ngữ Khmer. Nhưng nhìn chung, hầu hết các tác giả đều đặt ngôn ngữ trong mối
quan hệ qua lại với nhau để nghiên cứu. Đặc biệt, là dù xuất phát từ góc độ nào,
đứng trên quan điểm nào thì các tác giả cũng khá đồng nhất với nhau trong việc nhìn
nhận mối quan hệ qua lại tất yếu giữa tiếng Khmer ở khu vực Nam Bộ với tiếng Việt.
Do vậy, khi nghiên cứu tiếng Khmer khu vực này thì khơng thể tách rời với tiếng
Việt, và ngược lại, nghiên cứu tiếng Việt cũng phải đặt trong mối quan hệ gắn bó,
giao thoa với tiếng Khmer.
Tuy nhiên, khảo sát các cơng trình nghiên cứu tiếng Khmer của học giả nước
ngồi, chúng tơi nhận thấy chưa có học giả nào tập trung nghiên cứu vấn đề năng lực
tiếng Việt của cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ nói chung và người Khmer An
Giang nói riêng. Điều này cho thấy, vấn đề mà đề tài chúng tôi hướng đến vẫn cịn
mới mẻ.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ Khmer cũng được quan tâm từ khá
sớm. Các cơng trình đã phác thảo phần nào về bức tranh đa ngữ ở các vùng dân tộc
thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các cơng trình nghiên
cứu chun sâu về ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở nước ta vẫn cịn khá khiêm tốn so với
các cơng trình nghiên cứu ngơn ngữ học nói chung. Riêng về tiếng Khmer ở khu vực
6



Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng, chúng tơi nhận thấy có
các cơng trình nổi bật sau đây:
Trước hết, có thể kể đến những nội dung liên quan đến tiếng Khmer được Lê
Hương (1969) đề cập trong cuốn “Người Việt gốc Miên” in tại Sài Gịn. Phần Ngơn
ngữ trong sách này, Lê Hương trình bày khái lược về nguồn gốc, một số đặc điểm
ngữ âm, từ vựng tiếng Khmer ở Nam Bộ. Ngoài ra, sách “Tự học chữ Miên” (Lê
Hương, 1963) cũng đề cập nhiều vấn đề liên quan đến ngữ âm, chữ viết của tiếng
Khmer. Tuy nhiên, trong hầu hết các cơng trình của Lê Hương, ngôn ngữ Khmer đều
không phải là đối tượng nghiên cứu chính. Do đó, tác giả chỉ đề cập ở một mức độ
thích hợp, chưa đưa ra những luận điểm cơ bản và hầu như không đề cập đến năng
lực ngôn ngữ của cộng đồng Khmer ở Nam Bộ.
Nguyễn Đình Hồ (1997) trong cơng trình Tiếng Việt khơng son phấn cũng
đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng của tiếng Việt như ngữ âm, từ vựng, cú pháp.
Đặc biệt, tác giả nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến nguồn gốc tiếng Khmer trong
tiếng Việt, mở ra hướng tiếp cận tiếng Việt trên cơ sở tham chiếu với các ngơn ngữ
trong khu vực, đặc biệt là tiếng Khmer.
Hồng Học (1977, 1979) đóng góp vào việc nghiên cứu ngơn ngữ Khmer với
hai bộ từ điển rất giá trị: Từ điển Việt – Khmer (2 tập) và Từ điển Khmer - Việt. Đóng
góp lớn nhất của cả hai bộ từ điển này là số lượng mục từ phong phú, bên cạnh các từ
thường dùng trong sinh hoạt cịn có các từ chuyên sâu thuộc lĩnh vực kinh tế, chính
trị, quân sự, văn hóa… Chính vì vậy, nó rất thuận lợi cho việc tra cứu, học tập tiếng
Khmer cũng như tiếng Việt, đúng theo tiêu chí, mục đích ban đầu của tác giả từ điển
là bên cạnh việc nghiên cứu ngôn ngữ của dân tộc mình, việc tìm hiểu ngày càng đầy
đủ hơn ngôn ngữ của dân tộc láng giềng sẽ tạo thêm được nhiều thuận lợi mới.
Cơng trình Tiếng Việt và các Ngơn ngữ dân tộc phía Nam do Viện Khoa học
Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (1992) thực hiện đã đề cập đến những vấn đề về
ngữ âm, từ vựng, sự vay mượn qua lại giữa tiếng Việt và tiếng Khmer. Từ đó, các tác
giả nhận định, cần có một chính sách hợp lý để phát triển ngơn ngữ dân tộc ở khu
vực phía Nam.
Phát triển giáo dục vùng dân tộc Khmer Nam Bộ là cơng trình tập hợp 37 bài

viết trích từ Kỷ yếu hội thảo “Thực trạng và giải pháp cho việc phát triển giáo dục
vùng đồng bào Khmer Nam Bộ”. Các tác giả đề cập khá nhiều nội dung quan trọng
xoay quanh vấn đề về công tác giáo dục của đồng bào Khmer ở khu vực Nam Bộ
trên cơ sở phân tích, đối sánh những khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Khmer (Đinh
Lê Thư và cs. 2003).
Đinh Lư Giang (2003, 2008, 2011) đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên
cứu Tình hình song ngữ Khmer - Việt của cộng đồng người Khmer ở khu vực Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt, Đinh Lư Giang (2010) đã nghiên cứu khá tồn diện
về tình hình song ngữ Khmer – Việt tại Đồng bằng sông Cửu Long. Trong cơng trình
của mình, tác giả Đinh Lư Giang đã giải quyết nhiều vấn đề trọng yếu liên quan đến
cảnh huống ngôn ngữ Khmer ở Đồng Bằng sông Cửu Long; các môi trường song
ngữ ở Đồng bằng sông Cửu Long; một số hệ quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ Khmer –
Việt; giao thoa ngơn ngữ Khmer – Việt; chính sách và giáo dục song ngữ Khmer –
Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long… Tác giả chọn đối tượng khảo sát chủ yếu là
người Khmer ở hai tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và một phần thuộc xã Cô Tô, huyện Tri
Tơn, tỉnh An Giang. Có thể nói, kết quả khảo sát, phân tích, kiến giải trong cơng
trình của Đinh Lư Giang là những gợi ý hết sức quý báu cho chúng tơi trong q
trình tiếp cận, thực hiện đề tài này.
7


Nguyễn Thị Huệ (2013) cũng đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến giao
thoa, tiếp xúc ngôn ngữ Khmer – Việt ở Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và Trà
Vinh nói riêng; miên tả trạng thái của sự tiếp xúc ngôn ngữ Khmer – Việt (cảnh
huống ngôn ngữ, song ngữ, chức năng xã hội, thái độ ngôn ngữ, các hiện tượng giao
thoa, chuyển mã…); vấn đề giáo dục song ngữ trong cộng đồng Khmer ở Trà Vinh.
Từ các cơ sở phân tích, đánh giá về tình hình song ngữ và giáo dục song ngữ Khmer
– Việt ở Trà Vinh, tác giả Nguyễn Thị Huệ đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả dạy - học tiếng Việt cho học sinh Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Tác giả Hoàng Quốc (2005, 2008, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015a,

2015b) đã có nhiều cơng trình, bài viết về năng lực ngơn ngữ và tình hình sử dụng
ngơn ngữ của học sinh Khmer cũng như cộng đồng Khmer ở An Giang. Đặc biệt,
những nghiên cứu về vấn đề song ngữ, cảnh huống ngôn ngữ ở khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng của tác giả Hoàng Quốc đã bao
quát được khá toàn diện vấn đề ngơn ngữ dân tộc ít người trong tỉnh và khu vực. Kết
quả nghiên cứu từ các cơng trình của tác giả Hoàng Quốc là những gợi ý quan trọng
và những cứ liệu tham khảo cần thiết cho việc khai thác, tiếp cận đề tài này.
Nguyễn Thị Thoa (2012) đã khảo sát các phương thức vay mượn của tiếng
Khmer đối với tiếng Việt tại một số tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long. Theo đó, tác giả
trình bày 5 phương thức vay mượn chủ yếu là: (1) dịch nghĩa từ tiếng Việt sang tiếng
Khmer; (2) vay mượn từ và phát âm theo cách phát âm của người Khmer; (3) vay
mượn nghĩa và giữ nguyên cách phát âm; (4) mượn bằng cách dịch một hoặc một vài
thành tố và mô phỏng cách phát âm đối với thành tố còn lại trong tổ hợp từ tiếng
Việt; (5) vay mượn theo kiểu kết hợp giữa từ tiếng Khmer với từ tiếng Việt.
Phan Thái Bích Thuỷ (2008a, 2008b) trong hai đề tài: “Thực trạng dạy - học
tiếng Việt cho học sinh Khmer bậc tiểu học huyện Tri Tôn tỉnh An Giang” và
“Nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy - học học vần cho học sinh lớp 1 dân tộc
Khmer huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang” - đã đề cập đến các yếu tố xoay quanh việc
dạy tiếng Việt cho học sinh Khmer. Qua việc khảo sát năng lực tiếng Việt của học
sinh Khmer, khảo sát thực trạng dạy và học tiếng Việt ở một số trường tiểu học ở
huyện Tri Tôn, tác giả đã đề xuất các mơ hình giáo dục sáng tạo nhằm giúp học sinh
Khmer lĩnh hội tiếng Việt tốt hơn.
Có thể thấy, tính đến thời điểm hiện tại, các đề tài nghiên cứu về ngôn ngữ
Khmer khá phong phú và đa dạng. Những cơng trình này là định hướng, gợi ý quan
trọng cho chúng tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Chúng tơi xem các cơng trình của những tác giả đi trước như một nguồn tư
liệu tham khảo quý giá và cần thiết, đồng thời kế thừa các thành tựu mà giới nghiên
cứu đã đóng góp để có những định hướng thiết thực, những giải pháp cụ thể cho việc
tiếp cận đề tài nghiên cứu của mình.
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu liên quan đến ngơn ngữ của người

Khmer nói chung, chúng tơi nhận thấy, các tác giả đề cập đến những vấn đề cơ bản
như ngữ âm, từ vựng, chữ viết, ngữ pháp, giao thoa ngôn ngữ, hiện tượng song ngữ
Khmer - Việt, việc phát triển giáo dục vùng đồng bào Khmer Nam Bộ… Hầu hết các
đề tài đều dàn trải nghiên cứu ngôn ngữ cộng đồng Khmer trên diện rộng (khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long), các đề tài nghiên cứu hẹp thường chọn mẫu nghiên cứu
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. Vấn đề nghiên cứu liên quan đến ngôn ngữ
của người Khmer ở An Giang chỉ mới tập trung chủ yếu vào đối tượng là học sinh
Khmer, chưa đi sâu nghiên cứu năng lực ngôn ngữ của cộng đồng người Khmer. Từ
8


đó cho thấy, vấn đề năng lực sử dụng tiếng Việt của cộng đồng người Khmer ở tỉnh
An Giang vẫn là vấn đề còn bỏ ngõ.

9


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1

KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG KHMER VÀ TIẾNG KHMER Ở AN
GIANG
3.1.1

Cộng đồng dân tộc Khmer ở An Giang

An Giang là một tỉnh miền Tây Nam bộ, thuộc khu vực Đồng bằng sơng Cửu
Long, diện tích tự nhiên 353.676 ha, trong đó có 297.872 ha đất sản xuất nơng
nghiệp. An Giang là tỉnh vừa có đồng bằng, vừa có núi và có đường biên giới dài gần

100 km, giáp với 02 tỉnh Tà - Keo và Kan – Đan (Vương quốc Campuchia); có 02
cửa khẩu quốc tế là Xuân Tô (huyện Tịnh Biên), Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu) và
01 cửa khẩu quốc gia là Khánh Bình (huyện An Phú). Về địa giới hành chính: tỉnh
An Giang có 08 huyện, 01 thị xã, 02 thành phố và 156 xã, phường, thị trấn. Trong đó
có 18 xã biên giới, 38 xã dân tộc.
Theo số liệu thống kê đến tháng 5 năm 2015, dân số toàn tỉnh 2.155.323
người, với 539.347 hộ. Đồng bào dân tộc thiểu số 114.128 người, với 27.296 hộ,
chiếm tỷ lệ 5,29% dân số toàn tỉnh. Có 03 dân tộc thiểu số là Khmer, Hoa, Chăm
cùng chung sống lâu đời. Dân tộc Khmer có 91.138 người (22.631 hộ) chiếm 4,19%;
dân tộc Chăm có 14.358 người (3.518 hộ), chiếm 0,66% và dân tộc Hoa có 8.282
người (2.024 hộ), chiếm tỷ lệ 0,37% dân số toàn tỉnh. Đồng bào dân tộc thiểu số của
tỉnh An Giang đa số là người dân tộc Khmer (chiếm gần 80% dân tộc thiểu số cả
tỉnh) và tập trung nhiều nhất ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh biên. Người Chăm sinh
sống tại huyện An Phú, Tân Châu và Phú Tân, ngoài ra cịn có một bộ phận nhỏ ở
huyện Châu Thành và Thành phố Long Xuyên. Người Hoa ở An Giang hiện sinh
sống chủ yếu tại thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và rải rác ở một số
huyện thị khác như Châu Phú, Tân Châu, Phú Tân, Tri Tơn. Tình trạng sống đan xen
giữa các dân tộc là phổ biến. Tình hình này tạo nên một trạng thái đa ngữ phức tạp
trong giao tiếp, trong tiếp xúc ngôn ngữ và trong giáo dục song ngữ.
Điều kiện sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Khmer cịn gặp nhiều khó
khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân về rào cản ngôn
ngữ, làm ảnh hưởng đến việc nắm bắt và tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật để
ứng dụng vào đời sống sản xuất và vấn đề hoà nhập cộng đồng xã hội.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang (Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang,
2015), tổng số học sinh dân tộc thiểu số ở An Giang năm học 2014 - 2015 là 17.319
học sinh (tiểu học: 10.396 học sinh, trung học cơ sở: 5.611 học sinh, trung học phổ
thông: 1.312 học sinh), chiếm tỷ lệ 5,12% học sinh toàn tỉnh. Giáo viên người dân
tộc thiểu số là 665 giáo viên (Khmer: 563 người, Chăm: 18 người, Hoa: 84 người)
trong đó: trình độ đại học là 386 người, sau đại học là 5 người. Tỉnh có 01 Trường
phổ thơng Dân tộc nội trú có 2 cấp học: Trung học cơ sở và Trung học phổ thông

dành cho học sinh dân tộc Khmer, đặt tại thị trấn Tri Tôn (Tri Tôn); 01 Trường trung
học cơ sở Dân tộc bán trú, đặt tại thị trấn Chi Lăng (Tịnh Biên). Các em học sinh
Trường Dân tộc nội trú được học chữ Khmer trong chương trình chính khóa. Mỗi
trường có dạy tiếng dân tộc Khmer được bố trí thêm 01 biên chế, định mức dạy 23
tiết/tuần đối với tiểu học, 17 tiết/tuần đối với trung học cơ sở và 15tiết/tuần đối với
trung học phổ thông.

10


Đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang hầu hết theo Phật giáo Nam tông, rất
tôn trọng sư sãi, xem chùa vừa là nơi sinh hoạt tôn giáo, vừa là nơi sinh hoạt văn hố
tinh thần. Tồn tỉnh có 65 chùa Khmer (trong đó có 46 chùa theo hệ phái Mahanikai
và 19 chùa theo phái Thommadut), chư tăng Nam tông Khmer có 979 vị, trong đó có
04 Hồ thượng, 11 Thượng toạ, 30 đại đức; 130 Tà cha. Phật giáo Nam Tơng Khmer
ở An Giang mang tính biệt truyền, nhưng gần đây đã có những thay đổi, thanh niên
tự nguyện vào chùa tu chứ khơng bắt buộc. Có người vào tu một thời gian ngắn rồi
xuất tu, kể cả một số sải cả tu lâu năm, nên số lượng sư sãi ln biến động và có
nhiều sải cả tuổi đời cịn rất trẻ.
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh An Giang có chương trình phát thanh 2
giờ/ngày và phát sóng truyền hình 7 giờ/ngày bằng tiếng dân tộc Khmer trên truyền
hình tiếng dân tộc ATV2. Nội dung các phóng sự, tin bài, chuyên mục tuyên truyền
trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số; những thay
đổi, phong trào xây dựng đời sống và những mơ hình làm ăn mới đem lại hiểu quả,
các chế độ chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số... Tất cả các xã trong vùng
đồng bào dân tộc Khmer đều được trang bị loa truyền thanh hoạt động 2 buổi trong
ngày. Công tác thông tin, cổ động qua hình thức phát thanh, pano, áp phích ở vùng
đồng bào dân tộc Khmer đều được phát và in bằng 02 thứ tiếng Việt và Khmer.
Người Khmer ở An Giang chủ yếu là cư dân nông nghiệp, địa bàn cư trú
trong vùng nông thôn, miền núi. Nền tảng kinh tế truyền thống của họ là trồng lúa và

hoa màu. Ngồi ra, họ cịn phát triển chăn ni gia súc, gia cầm, dệt vải, làm đường
thốt lốt… Đặc điểm kinh tế truyền thống nông nghiệp qui định vấn đề cư trú của
người Khmer, qua đó cũng ảnh hưởng đến việc giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữ với các
dân tộc khác trong khu vực. Điển hình, đồng bào Khmer lựa chọn vùng đất đồi núi
khu vực Tri Tôn và Tịnh Biên để định cư. Đồng thời, họ tổ chức cư trú theo các
phum, sóc. Đa số các phum, sóc này đều được thành lập khá lâu đời và thường phân
bố theo chân núi, bìa rừng vùng Thất Sơn. Nhà nước hầu như cũng luôn giữ nguyên
trạng cơ cấu của các phum, sóc này. Thơng thường từ 3 đến 7 phum sẽ được gộp lại
thành một ấp, nhiều ấp hình thành nên một xã. Mỗi phum, sóc ở An Giang thường có
hàng trăm nhà, thuộc nhiều dịng họ qui tụ. Ngồi ra, trong mỗi phum, sóc cịn chia
ra thành nhiều “chịm nhà” (tiếng Khmer gọi là “đom pteah”). Mỗi “đom pteah” có
khoảng 10 đến 20 nhà. Thông thường các “đom pteah” này tập hợp các gia đình có
cùng huyết thống, và có tên gọi riêng, dùng để phân biệt với các “đom pteah” khác
trong phum, sóc.
Như vậy, có thể thấy q trình cư trú và truyền thống kinh tế của cộng đồng
Khmer An Giang hầu như đã tạo cho họ một ranh giới khá biệt lập so với các dân tộc
khác. Chính vì vậy mà khả năng tiếp xúc ngơn ngữ với các dân tộc khác có phần bị
hạn chế. Cụ thể là trong môi trường giao tiếp ở các “đom pteah” hay phum, sóc thì
hầu như người Khmer chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ. Từ đó dẫn đến năng lực tiếng Việt
của họ khơng tốt.
Cũng cần nói thêm, địa bàn cư trú của đa số người dân Khmer ở An Giang là
vùng sâu, vùng xa, miền núi. Đây là những địa bàn xa xơi cách trở, giao thơng khơng
thuận lợi, vì vậy mà việc được đến trường học tập cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Điều này thể hiện ở các đặc điểm như đa phần các người lớn trước đây không được
đi học. Nhiều trẻ em Khmer đến trường muộn hơn so với độ tuổi qui định. Nhiều trẻ
em đến trường nhưng năng lực tiếng Việt hạn chế, không tiếp thu được kiến thức,
học chậm hơn so với bạn bè đồng lứa nên bỏ học sớm. Từ đó dẫn đến năng lực tiếng
Việt rất hạn chế. Do nếp sống quần cư và đặc điểm địa phương, hầu hết trẻ em
Khmer khi cịn học tiểu học có thể đến trường với cự li tương đối ngắn, vì mạng lưới
11



trường tiểu học ở An Giang tương đối rộng khắp. Tuy nhiên, càng lên các bậc học
cao hơn, các em phải di chuyển khá xa để đến trường. Nhiều gia đình khó khăn,
khơng trang bị được phương tiện cho các em, không mua sắm đủ các dụng cụ học
tập, đồng phục… từ đó dẫn đến việc cho trẻ nghỉ học sớm. Những yếu tố này đều có
ảnh hưởng rất lớn năng lực tiếng Việt của của trẻ em Khmer nói riêng và cộng đồng
Khmer ở An Giang nói chung.
3.1.2

Đặc điểm tiếng Khmer

Tiếng Khmer thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn – Khmer, nằm trong ngữ hệ Nam
Á, có nguồn gốc bản địa và từng bước được bổ sung bởi các ngôn ngữ du nhập.
Tiếng Việt và tiếng Khmer đều là những đại diện cho các nhánh khác nhau
thuộc khối Môn – Khmer, Ngữ hệ Nam Á, một ngữ hệ lớn và cổ xưa ở khu vực Đơng
Nam Á. Tiếng Việt thuộc nhóm Vietic (gồm các ngôn ngữ Việt, Mường, Tum, Rục,
Arem, Thà vựng). Nhóm ngơn ngữ này được sử dụng chủ yếu ở Việt Nam và Lào.
Trong khi đó, tiếng Khmer là đại diện duy nhất của nhóm Khmeric. Cả Vietic và
Khmeric cùng với Katuic, Bahnaric thuộc khối Khmero-Vietic. Như vậy, tiếng
Khmer và tiếng Việt có quan hệ khá gần gũi, nằm chung một khối nhưng khác nhau
về nhánh.
Ở Việt Nam, tiếng Khmer là ngôn ngữ đứng hàng thứ 6 về số lượng người
nói, sau các ngơn ngữ Việt, Tày-Nùng, Thái, Mường, Hoa. Tiếng Khmer phổ biến ở
các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng sơng Cửu Long như Sóc Trăng, Trà Vinh, An
Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau…
Tiếng nói và chữ viết được nhân dân Khmer Nam Bộ tôn trọng và giữ gìn
trong sự kết hợp chặt chẽ giữa ba dạng: Đom rai (tiếng thường), Pali và Sanskrit.
Tiếng nói và chữ viết Khmer đã có khả năng diễn đạt và thể hiện những vấn đề khác
nhau của khoa học, văn học và xã hội.

Ngày nay, tiếng Khmer ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long được dùng chủ
yếu trong gia đình, trong sinh hoạt tơn giáo, trong giao tiếp giữa người Khmer với
nhau và gồm ba phương ngữ chính: phương ngữ Trà Vinh, phương ngữ Sóc Trăng,
phương ngữ Kiên Giang. Ba phương ngữ này có những điểm khác nhau chủ yếu trên
phương diện phát âm và một phần trên phương diện sử dụng từ ngữ. Nhưng khơng
q cách biệt, vì người Khmer vùng này nói (một cách rõ ràng) các vùng khác đều
hiểu được.
Tiếng Khmer có chữ viết từ khá sớm, ước tính vào khoảng thế kỷ thứ III sau
Cơng nguyên. Cũng như chữ Thái, chữ Lào, chữ Khmer bắt nguồn từ hệ thống chữ
Pali – Sanskrit, loại chữ mà người ta đã dùng ở miền Nam Ấn Độ vào thế kỷ thứ I
sau Công nguyên. Tuy nhiên, trước đây ở Nam Bộ, tiếng Khmer chủ yếu chỉ được
dùng trong giao tiếp hàng ngày. Nói cách khác, chức năng giáo dục của tiếng Khmer
chưa được đề cao. Người Mỹ không mở trường dạy tiếng Khmer cho con em người
Khmer. Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, hệ thống giáo dục nước ta ngày
càng phát triển, vấn đề ngôn ngữ dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm. Vì vậy
mà vị thế của tiếng Khmer cũng không ngừng được nâng lên trong đời sống xã hội
của cộng đồng.
Riêng về góc độ chức năng tơn giáo, tiếng Khmer có một vị thế hết sức quan
trọng. Hàng trăm bộ kinh Phật bằng tiếng Pali đã được dịch ra tiếng Khmer để lưu
truyền trong các chùa, hàng trăm tập sách (chủ yếu là văn học dân gian) đã được ghi
chép bằng tiếng Khmer trên lá buông
12


Dạng chữ Khmer truyền thống là dạng chữ khó viết và khó nhớ hơn dạng chữ
Latinh nên nói chung, nó không được phổ cập rộng rãi trong dân chúng Khmer Đồng
bằng Sơng Cửu Long. Chỉ có tầng lớp “trí thức” Khmer, gồm sư sãi và những người
hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục… là biết sử dụng thành thạo chữ viết.
Về mặt ngữ âm, tiếng Khmer thường có nhiều tổ hợp phụ âm đầu, khơng có
tổ hợp phụ âm cuối. Âm tiết chính trong từ thường được kết thúc bằng nguyên âm

hoặc phụ âm đơn. Vì vậy mà trong tiếng Khmer, số lượng phụ âm cuối ít hơn phụ âm
đầu.
Phụ âm tiếng Khmer gồm có 33 con chữ, được chia làm 2 giọng là giọng “O”
và giọng “Ơ”.
Tiếng Khmer là một trong những ngơn ngữ có nhiều nguyên âm, vào loại
nhất nhì trên thế giới. Nguyên âm tiếng Khmer có 2 loại:
Nguyên âm thường là những nguyên âm phải ráp với các phụ âm mới có
nghĩa. Loại này gồm 24 nguyên âm. Nhưng khi phát âm thì mỗi nguyên âm lại có 2
giọng khác nhau. Tức là khi chúng đi với phụ âm giọng “O” thì đọc khác, khi đi với
phụ âm giọng “Ơ” thì đọc khác.
Ngun âm độc lập là nguyên âm không cần ráp vần với phụ âm vẫn có
nghĩa, tức là bản thân các nguyên âm này đã có chứa những nét khu biệt nhất định.
Loại này có 13 nguyên âm.
Sự gia tăng và biến động về số lượng các nguyên âm trong tiếng Khmer là kết
quả của quá trình biến đổi lâu dài của ngơn ngữ này, trong đó có vai trị tác động của
các phụ âm.
Tiếng Khmer khơng có thanh điệu, các từ phần lớn là từ đơn tiết hoặc từ có
một tiền âm tiết không mang trọng âm, với nguyên âm bị nhược hóa đứng trước và
một âm tiết chính đứng sau. Tiếng Khmer cũng sử dụng các phụ tố cấu tạo từ, bao
gồm tiền tố và trung tố. Chức năng của các tiền tố này là làm thay đổi từ loại của từ.
Tuy nhiên, đặc điểm hình thái này hiện nay cũng ít xuất hiện trong tiếng Khmer,
nhiều phụ tố đã có ý nghĩa chuyên biệt hóa.
Theo Lê Hương (Lê Hương, 1969), tính tơn ti trong tiếng Khmer thể hiện khá
rõ nét. Cụ thể là việc phân chia các tiếng bình dân và các tiếng có sắc thái trang
trọng, q phái. Việc sử dụng chính xác các tiếng này được xem là một yêu cầu bắt
buộc, nếu không tuân thủ có thể xem như xúc phạm người đối thoại. Điển hình như
tiếng “ăn” trong ngơn ngữ Khmer trước kia phải dùng trong từng trường hợp cụ thể
như sau:
-


“si”: bình dân, hạ cấp, dùng cho thú vật.

-

“pisa”: dùng với thái độ lễ phép, trân trọng người đối thoại.

-

“chann”: dùng đối với nhà sư.

-

“pisa kraya”: dùng đối với nhà vua.

Hay tiếng “đi” trong ngôn ngữ Khmer cũng dùng khác nhau đối với từng trường
hợp cụ thể:
-

“tâu”: đối với người bình dân.

-

“nimon”: đối với nhà sư.

-

“trong diên/ sđach diên”: đối với nhà vua.
13



Vấn đề phân biệt về “giới” cũng xuất hiện khá phổ biến trong tiếng Khmer.
Nghĩa là, trong từng trường hợp cụ thể, tương đồng về ngữ cảnh, tiếng Khmer sẽ qui
định người nam nói một cách, người nữ nói một cách. Ví dụ: khi cần nói “dạ/ vâng”
như trong tiếng Việt, người nam phải nói là “bat”, nữ nói là “chaks”.
3.1.3 Một số điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Khmer và tiếng Việt
3.1.3.1 Tương đồng
Như đã trình bày ở trên, tiếng Khmer và tiếng Việt có quan hệ cội nguồn,
cùng thuộc ngữ hệ Môn – Khmer, họ Nam Á. Do vậy, giữa tiếng Việt và tiếng
Khmer có những nét tương đồng nhất định về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Cụ thể
như sau:
Về ngữ âm: tiếng Việt và tiếng Khmer đều thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập,
khơng biến hình, đơn tiết. Tiếng Khmer cũng giống tiếng Việt về âm đoạn, có điều
tiếng Khmer khơng có thanh điệu, thay vào đó các nguyên âm có sự đối lập về âm
vực để khu biệt nghĩa. Âm tiết tiếng Khmer và âm tiết tiếng Việt thường không phải
là những đơn vị ngữ âm thuần túy mà còn là đơn vị có nghĩa.
Về từ, giữa tiếng Việt và tiếng Khmer có nét tương đồng rất lớn. Trước hết,
xét trên bình diện số lượng nghĩa của từ, cả hai tiếng này đều có hai loại là từ đơn
nghĩa – có một nghĩa duy nhất và từ đa nghĩa. Các từ đơn nghĩa trong tiếng Khmer
như “tia” (con vịt), “kro bây” (con trâu)… Các từ đa nghĩa trong tiếng Khmer điển
hình như “chơh” có 3 nghĩa: 1. Xuống; 2. Hao tốn; 3. Đồng tình. Xét trên bình diện
quan hệ giữa nghĩa và âm, cả hai ngơn ngữ này đều có lớp từ đồng âm và lớp từ đồng
nghĩa. Điển hình, khi thể hiện nghĩa “ăn”, có nhiều từ đồng nghĩa như “si, hốp,
nhăm, xôi, xép, pisa, tô tuôl tiên…” Điều này cũng giống như trường hợp “ăn, xơi,
dùng, xực, ngốn…” trong tiếng Việt. Hay từ “ba” có các nghĩa như sau: “ba” (cha),
“ba” (con trai), “ba” (con bị đực), “ba” (tn ra). Tiếng Khmer cũng có hiện tượng
từ trái nghĩa như trong tiếng Việt. Ví dụ “tâu” (đi) – “nâu” (ở); “thum” (lớn) – “toch”
(nhỏ)…
Trong tiếng Khmer cũng có hiện tượng vay mượn từ ngữ từ các ngôn ngữ
khác như trong tiếng Việt. Điều này phần nhiều do q trình tiếp xúc ngơn ngữ của
cộng đồng Khmer với các ngôn ngữ khác trong khu vực và yêu cầu bổ sung vốn từ

cho tiếng Khmer. Chúng tôi nhận thấy, vốn từ được vay mượn trong tiếng Khmer có
các nguồn gốc chủ yếu sau:
1. Từ các ngơn ngữ Ấn – Âu. Ví dụ trong tiếng Khmer có các từ như: “ghi ta”
(đàn guitar), “vi ơ lon” (đàn violon)…
2. Vay mượn từ tiếng Việt. Trường hợp này khá phổ biến vì quá trình tiếp
xúc lâu dài trong lịch sử hai ngôn ngữ. Cộng đồng Khmer mượn các từ tiếng Việt để
bổ sung vốn từ còn thiếu trong ngơn ngữ của mình. Cụ thể như “chhe keo” (xe kéo);
“hơp tac” (hợp tác), “bi thư” (bí thư)…
3. Ngồi ra, tiếng Khmer còn vay mượn các từ ngữ thuộc tiếng Pali và
Sanskrit, ngơn ngữ có quan hệ khá lâu đời với tiếng Khmer.
Các từ ngữ được cộng đồng Khmer vay mượn hầu hết là các từ mới, thuộc
các lĩnh vực khoa học kỹ thuật hiện đại hoặc trong các lĩnh vực hành chính cơng vụ.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, các từ vay mượn (từ tiếng Việt chẳng hạn) đã
có những đơn vị tương ứng trong tiếng Khmer, nhưng người Khmer vẫn vay mượn
và sử dụng theo 2 phương thức: khi thì dùng từ mượn của tiếng Việt; khi thì dùng từ
Khmer (vì dụ các từ: “bộ đội” – “tia hiên”; “chính phủ” – “rắch chă ka”…).
14


Tiếng Khmer có hệ thống từ loại và các tiêu chí phân định từ loại khá giống
với các phân định từ loại của tiếng Việt. Theo đó, tiếng Khmer có 9 từ loại bao gồm:
danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, phụ từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ. Trong đó,
đơn cử từ loại danh từ thì chức năng cú pháp khá giống với tiếng Việt. Cụ thể là danh
từ trong tiếng Khmer chủ yếu làm thành phần chủ ngữ trong câu, làm trung tâm của
danh ngữ. Về ý nghĩa khái quát, đây là lớp từ chỉ tồn tại trong thế giới. Ví dụ: “prek”
(sơng), “phnom” (núi), “pơ pơk” (mây)…
Về mặt ngữ pháp, tiếng Khmer có cách phân loại câu khá giống tiếng Việt.
Cụ thể câu trong tiếng Khmer cũng được chia dựa theo hai tiêu chí. Thứ nhất là chia
câu theo cách nói năng, chúng ta quen gọi là chia theo mục đích nói, gồm có câu kể
(trần thuật), câu hỏi (nghi vấn), câu cầu khiến (câu mệnh lệnh), câu cảm xúc (câu

cảm thán). Thứ hai là chia theo cấu trúc, gồm có câu đơn (câu đơn thường và câu đơn
đặc biệt), câu ghép (câu ghép có quan hệ từ và câu ghép khơng có quan hệ từ).
Như vậy, có thể thấy sự tương đồng khá lớn ở tiếng Khmer và tiếng Việt, trên
tất cả các bình diện từ ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp. Chính những nét tương
đồng này tạo điều kiện cho q trình giao thoa ngơn ngữ diễn ra khá tự nhiên đối với
đồng bào Khmer ở An Giang cũng như đối với những người Kinh sống ở các khu
vực có nhiều đồng bào Khmer cộng cư. Tuy nhiên, giữa tiếng Việt và tiếng Khmer
vẫn có những nét khác biệt khá cơ bản.
3.1.3.2 Khác biệt
Sự khác biệt thể hiện ở cụm danh từ (danh ngữ) của hai ngôn ngữ này. Cụ
thể:
Cụm danh từ (danh ngữ) trong tiếng Việt là một tổ hợp tự do có bộ phận
trung tâm do danh từ đảm nhận. Tổ hợp này thường có ba thành tố: thành tố đứng
trước danh từ trung tâm (gọi là phần phụ trước), thành tố đứng sau danh từ trung tâm
(gọi là phần phụ sau) và danh từ trung tâm. Dạng thức không đầy đủ của danh ngữ
tiếng Việt bao gồm:
- Phụ trước + trung tâm
- Trung tâm + phụ sau
Hiện tại, những phần phụ trước và phụ sau trong danh ngữ tiếng Việt thường
khơng có gì bàn cãi. Tuy nhiên, phần trung tâm của danh ngữ có rất nhiều quan điểm
khác nhau và cịn khá nhập nhằng. Điển hình là hai xu hướng chính: hướng thứ nhất,
các học giả cho rằng ở danh ngữ tiếng Việt, trung tâm là một bộ phận ghép gồm một
trung tâm ngữ pháp (loại từ) và một trung tâm từ vựng (danh từ). Hướng thứ hai cho
rằng chính danh từ chỉ loại mới là thành tố trung tâm, còn danh từ ở sau chỉ là thành
tố phụ.
Ở đây, chúng tôi quan niệm trung tâm của danh ngữ tiếng Việt như sau:
- Danh ngữ có danh từ làm trung tâm trong những trường hợp bản thân nó là
danh từ chính, tức khơng có danh từ chỉ loại đứng trước (làng, màu, người, nơi, ngày
hay một số danh từ chỉ tên riêng…)
Ví dụ: Hai năm đó.

- Danh ngữ nếu có danh từ chỉ loại đứng trước thì từ này đảm nhận vai trị
trung tâm (chính) trong cụm danh từ đó vì danh từ chỉ loại hiểu rộng là tất cả những
từ có tính chất của từ loại danh từ và có nội dung ý nghĩa chỉ thứ, hạng của sự vật, kể
cả những danh từ có ý nghĩa từ vựng trực tiếp chỉ loại như: thứ, loại, hạng, kiểu...
15


Danh từ chỉ loại khá đa dạng và chúng ta thường gặp với vai trị thành tố
chính cụm danh từ và trực tiếp đứng sau các số từ đếm:
+ Danh từ chỉ loại có thể đi với danh từ vật thể: cái, con, cây, cục, quyển, tờ,
bức…
Ví dụ: Mấy con chim sâu nhỏ ấy.
+ Danh từ chỉ loại có thể đi cùng với danh từ thể chất: cục, hòn, thanh, tấm,
miếng, giọt, luồng, hạt…
Ví dụ: Những hạt dưa ấy.
- Một số danh từ (có gốc động từ) chỉ đơn vị đại lượng cũng được xếp vào
danh từ chỉ loại như: bó, nắm, ơm, vốc…
Ví dụ: Một bó củi.
- Danh từ chỉ loại hiểu rộng ra còn bao gồm các trường hợp như: sự, nỗi,
niềm, cuộc… và từ để gọi tên các đơn vị vật thể rời gộp lại như: lũ, đàn, bầy, đồn,
bọn, tụi…
Ví dụ: Một đàn cị trắng.
- Danh từ đơn vị đo lường đặt trước danh từ chỉ chất liệu cũng được chúng tôi
xác định là danh từ chính: cân, lít, tấn, sào…
Ví dụ: Một cân thịt lợn.
- Ngồi phần trung tâm của danh ngữ thì các phần phụ trước và phụ sau cũng
có vai trị vơ cùng quan trọng trong cấu trúc danh ngữ tiếng Việt. Để có cách nhìn
tổng quan chúng tơi sẽ đưa ra những đặc điểm khác nhau cơ bản của hai thành phần
này:
• Về mặt từ loại: thành tố phụ trước trung tâm trong nhiều trường hợp đều do

những từ có nghĩa khơng chân thực đảm nhiệm, còn thành tố phụ đứng sau trung tâm
lại phần lớn do những từ có nghĩa chân thực đảm nhiệm.
• Về mặt số lượng: những từ có thể làm thành tố phụ trước có số lượng rất
hạn chế, có thể thống kê và lập danh sách được. Những từ có khả năng dùng làm
thành tố phụ sau lại có số lượng rất lớn.
• Về mặt tổ chức: thành tố phụ trước phần lớn xuất hiện dưới dạng của một
từ, thành tố phụ sau thường lại rất dễ dàng kèm thêm yếu tố phụ để phát triển thành
một cụm từ nhỏ.
• Về mặt phân bố vị trí: thành tố phụ trước phân thành những vị trí rất rành
mạch, mỗi kiểu thành tố phụ bao gồm những từ có chung một ý nghĩa khái quát bao
giờ cũng được quy vào một vị trí. Ở phần cuối lại khơng có hiện tượng đó.
• Về mặt ý nghĩa: thành tố phụ đứng đầu ít có tác dụng hạn chế khái niệm
nêu ở danh từ trung tâm, thành tố phụ ở cuối thường có tác dụng hạn định khái niệm
của danh từ trung tâm.
Điều này được miêu tả cụ thể bằng ví dụ sau:
Tất cả

những

- 3

- 2

cái

cuốn

sách

mới


ấy

0

+1

+2

+3

- 1

Trong đó:
16


- Vị trí số 0 là vị trí của danh từ trung tâm. Trước và sau danh từ trung tâm có
thể có các yếu tố xuất hiện theo một trật tự khá ổn định.
- Vị trí (-3) là vị trí của các từ chỉ tổng lượng như: tất cả, cả, tất thảy, hết thảy,
tồn bộ…
- Vị trí (-2) là vị trí của các yếu tố chỉ số lượng, như: số đếm (một, hai, trăm,
nghìn, vạn…), từ chỉ số ước lượng (vài, dăm, mươi, dăm ba…), từ với ý nghĩa phân
phối (mọi, mỗi, từng…), các hư từ chỉ số (những, các, mọi…).
Vị trí (-1) là vị trí của từ “cái” chỉ xuất.

-

- Vị trí (+1) là vị trí của thành tố phụ hạn định do danh từ đảm nhận. Vị trí này
trong cấu trúc danh ngữ của tiếng Việt chính là trung tâm ngữ nghĩa của danh ngữ.

- Vị trí (+2) là vị trí phức tạp nhất của danh ngữ. Đây được xem là thành tố phụ
hạn định có tính “mở”, có thể do một từ, một cụm từ hoặc một cấu trúc C-V đảm
nhận. Thành tố này nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ trung tâm biểu hiện để
miêu tả cụ thể về nó, hạn định nó khỏi sự vật cùng loại.
- Vị trí (+3) là vị trí của những đại từ chỉ định (ví dụ: ấy, đó, kia, nọ, này, nấy,
nay, đây, đấy…). Nhiệm vụ của các đại từ này là chỉ rõ vị trí của sự vật (danh từ
trung tâm) trong không gian, thời gian và trong diễn tiến của q trình giao tiếp.
Ngồi ra, vị trí (+3) cịn là vị trí kết thúc của một cụm danh từ.
Sau đây là khái quát các kiểu cấu trúc danh ngữ tiếng Việt:
cuốn

sách

mới

ấy

0

+1

+2

+3

cái

cuốn

sách


mới

những

cái

cuốn

sách

những

cái

cuốn

Tất cả

những

- 3

- 2

Tất cả

những

Tất cả

Tất cả

cái
- 1

mới

ấy

cuốn

sách

mới

ấy

cuốn

sách

mới

ấy

cái

cuốn

sách


mới

ấy

những

cái

cuốn

sách

mới

ấy

những

cái

cuốn

sách

mới

những

cái


cuốn

sách

những

cái

cuốn

Tất cả
Tất cả

ấy

những

Tất cả

những

Tất cả

những

mới

ấy


cuốn

sách

mới

ấy

cái

cuốn

sách

mới

ấy

cái

cuốn

những
Tất cả

ấy

mới

cuốn


sách

cuốn

sách

mới
ấy
ấy

cuốn







17








Như vậy, có thể thấy khả năng kết hợp của danh từ tiếng Việt trong một ngữ
đoạn là hết sức phức tạp. Nó có nhiều điểm khác biệt với cấu tạo của một cụm danh

từ trong tiếng Khmer.
Sơ đồ cụm danh từ trong tiếng Khmer có thể khái quát như sau:
Danh
từ Định ngữ Từ chỉ tổng Từ chỉ số Loại từ
trung tâm
hạn định
lượng
lượng

Đại từ chỉ
định

0

1

2

3

4

5

photes

thmây

ten osk


bây

kho nong

nis

nhà

mới

tất cả

ba

ngôi

này

(tất cả ba ngơi nhà mới này)
- Vị trí (0) là vị trí của danh từ trung tâm. Trong danh ngữ tiếng Khmer, danh
từ trung tâm luôn đứng đầu. Nghĩa là các thành tố phụ chỉ có thể phân bổ phía sau
nó. Danh từ trung tâm trong danh ngữ tiếng Khmer vừa là trung tâm về ngữ pháp,
vừa là trung tâm về ngữ nghĩa.
- Vị trí (1) là vị trí định ngữ hạn định. Vị trí này có thể do danh từ, động từ,
tính từ hoặc các cụm từ, thậm chí là một kết cấu C-V đảm nhận. Định ngữ hạn định
đặt sau danh từ trung tâm, điều này phần nào giống với cấu trúc danh ngữ trong tiếng
Việt.
- Vị trí (2) là vị trí của từ chỉ tổng lượng. Ví dụ như các từ “ten osk” (tất cả),
“pơuk” (các), “ten mơl” (tồn bộ)… Điều này cũng khác biệt so với danh ngữ tiếng
Việt. Bởi trong danh ngữ tiếng Việt, các từ chỉ tổng lượng nếu có xuất hiện thì nó

ln đứng trước danh từ trung tâm.
- Vị trí (3) là vị trí từ chỉ số lượng. Điều này cũng khác biệt so với danh ngữ
tiếng Việt. Vì trong cấu trúc danh ngữ tiếng Việt, số từ luôn được đặt trước danh từ
trung tâm. Ví dụ: tiếng Việt có danh ngữ: “bốn cơ gái đó” thì trong tiếng Khmer sẽ
là: “nia ry bn niak” (cơ gái bốn đó).
- Vị trí (4) là vị trí của danh từ đơn vị. Đây cũng là một trong những điểm
khác biệt giữa danh ngữ tiếng Khmer so với danh ngữ tiếng Việt. Tiếng Khmer đặt
danh từ đơn vị sau danh từ trung tâm. Trong khi đó, ở danh ngữ tiếng Việt, về mặt
ngữ pháp, danh từ đơn vị được xem là trung tâm của danh ngữ.
- Vị trí (5) là vị trí của các đại từ chỉ định, là thành tố đánh dấu sự kết thúc của
danh ngữ tiếng Khmer. Các từ này chủ yếu có: “nis” (này), “nuôc” (kia), “enuôc”
(ấy)…
Cũng như danh ngữ tiếng Việt, danh ngữ tiếng Khmer không phải lúc nào cũng
xuất hiện đầy đủ các thành phần như đã liệt kê. Trong từng trường hợp cụ thể, các vị
trí 1/2/3/4/5 có thể vắng mặt. Dạng thức đơn giản nhất của danh ngữ Khmer chỉ bao
gồm yếu tố (0) và (5). Sau đây là bảng khái quát các kiểu cấu trúc danh ngữ tiếng
Khmer:

18


0

1

2

3

4


5

Danh từ
trung tâm

Định ngữ
hạn định

Từ chỉ
tổng lượng

Từ chỉ số
luợng

Loại từ

Đại từ chỉ
định

photes

thmây

ten osk

bây

khonoong


nis

nhà

mới

tất cả

ba

ngơi

này

nhà

mới

tất cả

ba

ngơi

nhà

mới

ba


ngơi

nhà

mới

tất cả

nhà

mới

tất cả

nhà

mới

nhà

mới

nhà

mới

này
này

ba


ngơi

này
này

nhà

này

nhà

ba

ngơi

nhà

ba

ngơi

nhà

tất cả

ba

ngơi


nhà

tất cả

ba

ngơi

này

này

Có thể nói, trật tự phân bố thành tố chính và thành tố phụ trong cấu trúc danh
ngữ thể hiện nét đặc trưng của các mối liên hệ ngữ pháp bên trong các ngôn ngữ.
Trong ngôn ngữ, các thực từ được coi là những từ nhiều ngữ trị, có thể tham gia vào
nhiều mối liên hệ với các thành phần khác. Trong khi đó, các hư từ hoặc các từ đã bị
hư hóa là những từ thường có một hoặc ít ngữ trị. Nghĩa là khả năng kết hợp của
chúng trong cấu trúc rất hạn chế.
Nhìn chung, trật tự các yếu tố trong danh ngữ tiếng Khmer đi theo khuynh
hướng tăng dần tính cụ thể. Điều này phản ánh qui luật tư duy trong quá trình quan
sát sự vật hiện tượng sau đó khái qt hóa qua ngơn ngữ. Tính chất của sự vật hiện
tượng thường được khái quát từ cái chung tới cái riêng, từ sự thể hiện chung nhất của
lớp sự vật đi đến những đặc điểm cụ thể hơn.
So sánh cấu trúc danh ngữ tiếng Khmer và cấu trúc danh ngữ tiếng Việt, có
thể nhận thấy tính ổn định của một số vị trí trong cấu trúc danh ngữ tiếng Khmer
kém hơn tiếng Việt. Trong cấu trúc danh ngữ tiếng Việt, sự phân bố các thành tố phụ
trước và thành tố phụ sau danh từ trung tâm tương đối chặt chẽ, có khi là cố định và
bắt buộc. Các thành tố phụ trước hầu như không thể hoặc rất ít khi được chuyển
xuống đứng sau danh từ trung tâm và ngược lại. Nhiều vị trí trong cấu trúc danh ngữ
tiếng Việt có chức năng như một kiểu dấu hiệu nhận dạng danh ngữ.

Về mơ hình đầy đủ, hai danh ngữ này có sự khác biệt, thể hiện qua hai mơ
hình khái qt sau:
Mơ hình đầy đủ của danh ngữ tiếng Việt:
Phụ trước

Trung tâm
19

Phụ sau


×