Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận các GIẢI PHÁP tái CHẾ và tận DỤNG CHẤT THẢI TRONG CÔNG NGHIỆP hóa CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC

TIỂU LUẬN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
CH6076 Cơng nghệ Hóa học xanh
Tên đề tài:
CÁC GIẢI PHÁP TÁI CHẾ VÀ TẬN DỤNG CHẤT THẢI TRONG CƠNG
NGHIỆP HĨA CHẤT

Học viên
Mã số học viên
Lớp

: Nguyễn Việt Anh
: 20223371M
: ETM-HOA04

HÀ NỘI, 2021


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ

2

NỘI DUNG CHÍNH

3

I. KHÁI NIỆM VỀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI



3

II. PHÂN LOAI CHẤT THẢI CƠNG NGHIỆP

4

III. TÌNH HÌNH TÁI CHẾ CHẤT THẢI CƠNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI

8

IV. THỰC TRẠNG TÁI CHẾ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP

10

1. Tận dụng phế liệu gỗ trong công nghiệp giấy

10

2. Tái chế giấy và tận dụng chất thải rắn trong sản xuất giấy bao bì
cơng nghiệp
3. Tuần hồn nước và chất thải rắn trong sản xuất phân bón

11
11

4. Tận dụng khí thải

13


5. Thực trạng tái chế và tận dụng chất thải tại đơn vị

14

KẾT LUẬN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

16


ĐẶT VẤN ĐỀ

Tái chế được hiểu là quá trình rác thải hoặc vật liệu không cần thiết
(phế liệu) thành vật liệu mới với khả năng ứng dụng đem lại lợi ích cho con
người. ... Đối với các loại rác thải hữu cơ như xác động thực vật hay thực
phẩm được xử lý làm phân bón người ta cũng xem như là một quá trình tái
chế chất thải.
Tái thế là chìa khóa dẫn đến thành cơng trong việc giảm thiểu chất thải
hiện đại và là thành phần trong mơ hình phân loại rác hiện nay bao gồm: giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế.
Có một số tiêu chuẩn ISO liên quan đến tái chế như ISO
15270:2008 đối với chất thải nhựa, ISO 14001:2004 về quản lý môi trường
đối với tái chế. Việc đảm bảo thực hiện một số tiêu chuẩn ISO liên quan tới
tái chế này là lời cam kết của doanh nghiệp trong việc đảm bảo bảo vệ môi
trường.
Các vật liệu có thể tái chế bao gồm nhiều loại thủy tinh, giấy, kim
loại, nhựa, lốp xe, sản phẩm dệt, và hàng điện tử. Đối với các loại rác thải hữu
cơ như xác động thực vật hay thực phẩm được xử lý làm phân bón người ta
cũng xem như là một quá trình tái chế chất thải [3]. Chất thải tái chế được thu
gom từ các bãi rác, lề đường,… sau đó được phân loại, làm sạch và cuối cùng
là tái chế thành vật liệu mới.

Tái chế chất lượng cao được công nhận là một trong những thách thức
chính cần được giải quyết cho sự thành cơng của một kế hoạch có tầm nhìn
dài hạn về một nền kinh tế xanh và khơng gây lãng phí. Chất lượng tái chế
thường nói đến lượng nguyên liệu thô mục tiêu được tạo ra là bao nhiêu so
với lượng vật liệu không phải mục tiêu và các vật liệu không tái chế. Một tỷ lệ
khá lớn lượng vật liệu không phải mục tiêu và vật liệu khơng tái chế gây khó
khăn trong việc đạt mục tiêu tái chế chất lượng cao. Nếu chất tái chế có chất
lượng kém, thì sẽ có xu hướng giảm xuống việc tái chế hoặc, trong trường
hợp cực đoan, có thể đổi các phương án thu hồi khác hoặc được chôn lấp. Ví
dụ, để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lại các sản phẩm thủy tinh rõ ràng,
có những hạn chế chặt chẽ đối với thủy tinh màu đi vào q trình tái phân
hủy.
Chất lượng tái chế khơng chỉ hỗ trợ việc tạo ra các sản phảm tái chế
chất lượng cao mà cịn mang lại những lợi ích về môi trường đáng kể bằng
cách giảm, tái sử dụng và bảo quản sản phẩm khỏi các bãi chôn lấp. Tái chế
chất lượng cao có thể giúp hỗ trợ tăng trưởng trong nền kinh tế bằng cách tối
đa hóa giá trị kinh tế của chất thải thu được. Mức thu nhập cao từ việc bán sản
phẩm được tái chế có chất lượng cao có thể mang lại giá trị có ý nghĩa đối với
chính quyền địa phương, hộ gia đình và doanh nghiệp. Theo đuổi tái chế chất
lượng cao cũng có thể cung cấp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp sự tự tin


trong ngành quản lý chất thải, tài nguyên và có thể khuyến khích đầu tư vào lĩnh
vực đó.

NỘI DUNG CHÍNH
I. KHÁI NIỆM VỀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI

Tái chế chất thải là hoạt động sử dụng trực tiếp lại các chất thải hoặc
qua một quá trình cải tiến, chế tạo lại chất thải để tạo thành nguồn nguyên liệu

phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tái chế chất thải mới khác, được bán ra thị
trường.

Hầu hết các chất thải được tái chế thường ở dạng chất thải rắn như: một
số vật dụng làm bằng đồng, nhôm, nhựa, sắt, inox,…Dựa trên mức độ hư hại
cũng như số lượng cịn có thể sử dụng mà một số công ty thu mua phế liệu
công nghiệp để tái chế.
Tái chế chất thải có thể hiểu theo một cách đơn giản nhất là vịng tuần
hồn của các loại vật liệu. Là nguồn cung cấp nguyên liệu thơ cho cùng một
loại sản phẩm. Ví dụ như giấy thải ở văn phòng sau khi được sử dụng người
ta có thế tái chế lại và sử dụng nó tại một nơi khác. Nhưng ở mặt khác thì việc
sử dụng lại nguồn nguyên liệu như thế này có thể rất khó hoặc đắt hơn nếu so
sánh với cùng nguồn nguyên liệu thô cung cấp cho sản xuất một sản phẩm. Vì


thế việc tái sử dụng thường được sử dụng nguồn nguyên liệu để sản xuất loại
sản phẩm khác như giấy văn phịng có thể dùng để sản xuất bìa cứng. Một
trường hợp khác ví dụ việc tái chế chất thải đó là sử dụng lại nguồn nguyên
liệu xuất phát từ giá trị nội tại của chúng trong đó người có thể lấy được chì từ
ắc-qui ơ tơ, vàng từ vi mạch, tái sử dụng thủy ngân trong nhiệt kế. Điều này
góp phần tận dụng nguồn nguyên liệu cũng như giảm phát thải chất độc
hại ra môi trường.
Tái chế chất thải khơng chỉ có ý nghĩa về mặt mơi trường mà cịn đem
lại lợi ích về kinh tế. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào việc
khai thác. Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Với
lượng hữu cơ lớn trong chất thải sinh hoạt (50-70%). Thì đây sẽ là nguồn
nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh. Một loại phân rất tốt cho cây
trồng và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó việc tái chế chất thải cịn
giúp chúng ta thu hồi các loại nguyên liệu như. chất thải nhựa, giấy, Tái chế
chất thải kim loại tránh lãng phí tài nguyên, ngăn ngừa được sự ô nhiễm.

II. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI CƠNG NGHIỆP
Chất thải cơng nghiệp là chất thải được tạo ra từ hoạt động công
nghiệp, bao gồm bất kỳ vật liệu nào trở nên vơ dụng trong q trình sản xuất
tại các nhà máy, công nghiệp, luyện kim và hoạt động khai thác. Các loại chất
thải công nghiệp bao gồm bụi bẩn và sỏi, gạch và bê tông, kim loại phế liệu,
dầu, dung mơi, hóa chất, gỗ phế liệu, thậm chí cả thực vật từ các nhà hàng.
Chất thải cơng nghiệp có thể là chất rắn, lỏng hoặc khí. Nó có thể là chất thải
nguy hại hoặc khơng nguy hại. Chất thải nguy hại có thể độc hại, dễ bắt lửa,
ăn mịn, phản ứng hoặc phóng xạ có thể gây ơ nhiễm khơng khí, đất hoặc các
nguồn nước gần đó, cuối cùng làm ô nhiễm biển thường được trộn vào chất
thải đơ thị, làm cho việc đánh giá chính xác trở nên khó khăn.
Qua q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa càng nhanh thì các loại
chất thải nguy hại càng trở nên phổ biến và phát tán rộng rãi ra môi trường.
Việc phân loại chất thải nguy hại giúp mỗi cá nhân có thêm thơng tin để có
hướng xử lý và phòng tránh những hiểm họa tiềm ẩn từ nhóm nguồn thải này.
Dựa vào thành phần hóa học và các hợp chất có mặt mà người ta chia
chất thải cơng nghiệp thơng thuofng thành 3 nhóm chính:
- Nhóm 1: nhóm chứa các loại kim loại độc hại (kim loại nặng)


Kim loại nặng được biết đến là các kim loại có yếu tố nhiễm bẩn cao,
chứa nhiều độc tố độc hại. Nó dao động trong khoảng 3,5 – 7g/cm3, rất độc
và độc ít nếu ở nồng độ thấp. Bao gồm có: Thủy ngân (Hg), Asen (As),
Cadmium (Cd), Đồng (Cu), Kẽm (Kz), chì (Pb), Crom (Cr), Niken (Ni) và
Thallium (Tl).
Độc tính kim loại hoặc ngộ độc kim loại là tác dụng độc tính của một
số kim loại ở một số dạng và liều lượng nhất định đối với sự sống. Trong
trường hợp chì, bất kỳ lượng có thể đo lường nào cũng có thể có ảnh hưởng
tiêu cực đến sức khỏe. Thông thường kim loại nặng được coi là đồng nghĩa,
nhưng kim loại nhẹ hơn cũng có thể độc hại trong một số trường hợp nhất

định, chẳng hạn như berili và lithium. Không phải tất cả các kim loại nặng
đều đặc biệt độc hại, và một số là rất cần thiết, chẳng hạn như sắt. Định nghĩa
cũng có thể bao gồm các nguyên tố vi lượng khi ở liều cao bất thường có thể
gây độc. Một lựa chọn để điều trị ngộ độc kim loại có thể là liệu pháp thải
phức chất, đây là một kỹ thuật liên quan đến việc sử dụng các tác nhân thải
phức chất để loại bỏ kim loại khỏi cơ thể.
Kim loại độc hại đôi khi bắt chước hoạt động của một yếu tố thiết yếu
trong cơ thể, can thiệp vào quá trình trao đổi chất dẫn đến bệnh tật. Nhiều kim
loại, đặc biệt là kim loại nặng là độc hại, nhưng một số kim loại nặng là thiết
yếu, và một số, như bismuth, có độc tính thấp. Thơng thường định nghĩa về
kim loại độc hại bao gồm ít nhất cadimi, mangan, chì, thủy ngân và các kim
loại phóng xạ.
Kim loại nặng mặc dù rất quan trọng đối với chúng ta, thế nhưng kim
loại nặng tồn tại trong nước lại gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người như:
+ Khi sử dụng nước chứa hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép
sẽ là mối nguy hại cho sức khỏe con người về lâu về dài. Nếu cơ thể tích lũy
hàm lượng lớn kim loại nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, gây tổn
thương não, co rút các bó cơ, kim loại nặng có thể tiếp xúc với màng tế bào,


ảnh hưởng đến quá trình phân chia DNA, dẫn đến thai chết, dị dạng, quái thai
của các thế hệ sau.
+ Một số kim loại nặng cũng là nguyên nhân của các căn bệnh ung thư:
ung thư da, ung thư vòng họng, ung thư dạ dày…
+ Ngoài ra sử dụng nước nhiễm kim loại nặng cịn làm kích ứng da,
tích tụ về lâu dài sẽ gây viêm da, các bệnh về da…
- Nhóm 2: Chứa các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ không độc hại
Chất thải vô cơ và chất hữu cơ (gọi chung là chất thải) được sinh ra mỗi
ngày. Với tốc độ phát triển của xã hội hiện nay, chất thải ngày càng được thải ra
nhiều hơn đồng nghĩa với việc ơ nhiễm ngày càng trầm trọng. Vì thế việc phân

loại chất thải từ nguồn là công việc thật sự cần thiết để xử lý chất thải được tốt
hơn.
+ Chất thải vơ cơ là gì?
Chúng ta có thể hiểu chất thải vô cơ là những loại chất thải có thể tái sử
dụng lại hoặc tái chế như nilon, sành sứ, gỗ đá, gạch, chén, đồ nhựa, đồ cao
su, đồ sắt, thủy tinh.. Bạn có biết những chiếc túi nilon hàng ngày chúng ta
hay dùng khi đem chôn phải mất hàng trăm năm thì nó mới phân hủy.Hiện tại
người ta đã sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày như túi
tự phân hủy, ống hút tre, ly giấy, túi giấy,…Nếu vẫn thích sử dụng đồ nhựa thì
hãy dùng những đồ nhựa có thể tái sử dụng nhiều lần.Những loại chất thải vô
cơ sau khi sử dụng khơng thể tái chế được và khi đó sẽ mang đến khu chôn
lấp rác thải.

Để bảo vệ môi trường thì việc làm quan trọng nhất vẫn là nâng cao ý
thức và nhận thức cho tất cả người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc làm này


phải được tiến hành toàn diện, trong một thời gian dài. Từ đó, phát huy tối đa
tính tiếp cận rộng rãi của các phương tiện truyền thông.
+ Chất thải hữu cơ là gì?
Rác hữu cơ là các loại rác dễ phân hủy như thức ăn thừa, rau củ quả,
trái cây, bã trà, cà phê, cỏ, lá cây,… Những rác thải này sẽ được đem đi chế
tạo thành phân bón. Có rất nhiều rác thải hữu cơ như:
+ Phế thải nông nghiệp như rơm, rạ, cành lá cây khơng có giá trị sử
dụng hoặc ít giá trị sử dụng.
+ Các loại chất thải là những nguyên liệu công nghiệp như vỏ cà phê, bã
mía…
+ Phế liệu từ giấy, sợi từ nhà máy giấy, nhà máy sợi.
+ Chất thải từ những làng nghề chế biến tinh bột
+ Thực phẩm đã bị hỏng hoặc thức ăn thừa như rau củ quả, thịt, trứng

+ Chất thải trong sinh hoạt: vải, sợi bông

Việc thu gom, tái chế chất thải hữu cơ có thành phần hữu cơ vi sinh
đang là cách làm đúng đắn để tạo ra phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho
ngành nông nghiệp sạch. Đồng thời giúp giải quyết các vấn đề về ơ nhiễm
mơi trường.
- Nhóm 3: chất thải từ nhựa (không lẫn với chất bản khác như da, cao
su..)
Nhựa hay chất dẻo tổng hợp là sản phẩm khơng có sẵn trong tự nhiên
mà do con người tạo ra. Chúng có thời gian phân hủy rất lâu, có thể kéo dài
đến trăm năm hay ngàn năm (chai nhựa từ 450-1000 năm mới phân hủy, ống
hút nhựa và túi nilon thì mất 100-500 năm).
Chất thải nhựa là những sản phẩm nhựa sau khi đã sử dụng và thải ra
môi trường: chai nhựa, túi nhựa, ống hút nhựa, các loại chất dẻo tổng hợp,..


Chất thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường.
Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các
bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Trong rác
thải sinh hoạt cịn có các loại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa phế thải. Rác
thải ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc mỗi năm cả thế giới có khoảng 300
triệu tấn rác thải nhựa (trong đó, Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn) đến từ
nhiều nguồn khác nhau như:
+ Chất thải nhựa từ sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng
ngày của con người như túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa,… Đặc biệt, với đời
sống ngày càng bận rộn như hiện nay thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm thức
ăn nhanh, đồ dùng 1 lần ngày càng cao, kéo theo đó là lượng rác thải nhựa
cũng tăng lên theo cấp số nhân.
+ Chất thải nhựa từ hoạt động công nghiệp: xuất hiện từ các nhà máy,

xí nghiệp, khu cơng nghiệp… trong cả q trình sản xuất, thi cơng lẫn q
trình sinh hoạt của cán bộ nhân viên, công nhân viên.
+ Chất thải nhựa từ các khu du lịch, dịch vụ: Các điểm buôn bán, khu
vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn… cũng là nơi xuất phát của rất nhiều rác
thải.
+ Chất thải nhựa từ y tế: Do đặc thù của ngành y tế là sử dụng đồ dùng
1 lần để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, quy định nghiêm ngặt về an toàn nên
lượng rác thải nhựa từ y tế là rất lớn. Các loại rác thải từ y tế gồm: túi nilon,
bao gói vật tư thiết bị y tế, dụng cụ đóng gói thuốc, hóa chất hay kim tiêm,
găng tay, chai, lọ, thuốc…
+ Chất thải từ hàng hóa nhập khẩu: Khi nhập khẩu hàng hóa từ nước
ngồi, nhất là nhu cầu mua hàng Trung Quốc tăng cao thì lượng rác thải nhựa
từ các túi, hộp nhựa đựng đồ tăng lên rất nhanh.


III. TÌNH HÌNH TÁI CHẾ CHẤT THẢI CƠNG NGHIỆP TRÊN
THẾ GIỚI

Trên thực tế ngành Công nghiệp tái chế chất thải đã mang lại lợi nhuận
rất lớn. Dẫn đến đã có những làn sóng đầu tư vào lĩnh vực này từ khối doanh
nghiệp tư nhân, từ đó, tạo ra một thị trường vơ cùng tiềm năng và đang dần
đóng vai trị nền kinh tế các nước. Đặc biệt đối với các nước đông dân thi đây
giải pháp để phát triển trong đó có Việt Nam.
Hiện tại sự liên kết giữa các nước đặc biệt đối với doanh nghiệp tham
gia tái chế. Tại các nước như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc có chính sách về trách
nhiệm của nhà sản xuất (EPR) trong thực hiện tái chế chất thải. Cùng với đó,
cũng có chương trình hệ thống đặt cọc hồn trả đặc biệt áp dụng đối với các loại
vỏ chai, đồ uống nhằm mục tiêu thu hồi và tái sử dụng. điều này giup các Nhà
đầu tư đảm bảo các nguyên tắc thị trường (nguồn cung - cầu) đã hình thành nên
giá thị trường.

Tùy vào môi đặc điểm của mỗi quốc gia đất nước mà có những hướng
giải quyế khác nhau. Chất thải là giá trị và thực tế đã chứng minh điều đó, Nói
khơng q nếu chất thải được coi như một nguồn tài nguyên, là nguyên liệu
đầu vào cho ngành công nghiệp tái chế phát triển.
- Sự liên kết từ các chủ thể:
Để có thể giải thích được sự phát triển của công nghiệp xử lý chất thải
các chuyên gia của Viện Khoa học Môi trường (Bộ TN&MT) chỉ ra rằng, một
thị trường tái chế chất thải phát triển phải dựa vào sự tham gia của các chủ thể
khác nhau, tạo thành những mạng lưới liên kết, chia sẻ thông tin với sự quản
lý của các cơ quan quản lý Nhà nước thơng qua các chương trình, chính sách.
Lấy ví dụ điển hình: Canada đã hình thành một thị trường tái chế chất
thải với sự tham gia của các chủ thể thực hiện việc thu gom chất thải, các nhà
máy tái chế, tới nhu cầu sử dụng của các đơn vị như cơng ty dệt, sản xuất đồ
hộp… Dẫn đến hình thành mạng lưới dưới sự hô trợ và quản lý của chính
phủ, Và đây cùng là giải pháp được áp dụng ở các nước ở trên. Tất nhiên thị
trường này có sự điều tiết và hỗ trợ từ các cơ quan quản lý như khuyến khích
mua sắm cơng. Nhà nước và các cơ quan chính phủ sẽ là những khách hàng đi
tiên phong trong việc tieieu thụ sản phẩm tái chế, tiếp đến sẽ là doanh nghiệp
và người dân. Các sản phẩm tái chế đều được gán nhãn xanh, logo hoặc biểu
tượng đặc trưng giúp người tiêu dùng dễ nhận biết.
Mặt khác, các nước cũng chặt chẽ đưa ra quy định đối với doanh
nghiệp tham gia tái chế. Tại các nước như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc có chính
sách về trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR) trong thực hiện tái chế chất thải.


Cùng với đó, cũng có chương trình hệ thống đặt cọc hoàn trả đặc biệt áp dụng
đối với các loại vỏ chai, đồ uống nhằm mục tiêu thu hồi và tái sử dụng.
- Hình thế hệ thống tái chế chất chất thải giữa các quốc gia
+ Trung Quốc: với quy mô dân số lớn nhất trên thế giới (1,5 tỷ người)
Hiện nay với tốc độ đơ thị hóa nhanh dẫn đến việc cần phải đẩy hoạt động tái

chế.Nếu khơng đó sẽ là mối nguy lớn. Theo thống kê doanh thu từ ngành
công nghiệp tái chế chất thải rắn của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ hàng
năm là 13,5%, ước đạt 16,2 tỷ USD trong giai đoạn 5 năm tính tới năm 2022

+ Hoa Kỳ: Hoa kì là nước phát triển công nghiệp. Theo thống kê hiện
tại Hoa kỳ là nước phát trải lớn nhất thế giới. Theo như thống kê mới đây thì
ngành cơng nghiệp chất thải có giá trị tới 70 tỷ USD.
IV. THỰC TRẠNG TÁI CHẾ VÀ TẬN DỤNG CHẤT THẢI CÔNG
NGHIỆP

1. Tận dụng phế liệu gỗ trong công nghiệp giấy
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp giấy có sự đóng góp đáng kể cho sự
phát triển của nền kinh tế, âm thầm đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản
xuất như: Sản xuất bao bì, dùng trong bao gói sản phẩm... cộng hưởng để phát
triển các ngành kinh tế khác như: Trồng rừng, khai thác gỗ rừng trồng của lâm
nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc và hỗ trợ người trồng rừng...


Việc tận dụng phế liệu gỗ trong công nghiệp giấy vừa giúp giảm lượng
rác thải, những sản phẩm từ quy trình tái chế giấy cịn có thể tạo ra rất
nhiều những sản phẩm hữu ích cho con người. Thơng qua việc tái chế phế
liệu từ gỗ vừa có thể đem lại những giá trị lớn lao cho môi tường xung
quanh, vừa có thể tạo ra một xã hội xanh sạch, lành mạnh và ít rác thải hơn
và cũng đem lại nhiều lợi ích:
+ Tiết kiệm tài nguyên rừng: gỗ là nguyên liệu chính để làm ra giấy
viết. với nhu cầu sử dụng giấy nhiều như hiện nay, chẳng mấy chốc, rừng
sẽ bị cạn kiệt. Việc tái sử dụng phế liệu từ gỗ sẽ giúp giảm thiểu phần nào
việc khai thác gỗ để sản xuất giấy.
+ Giảm phát thải: tận dụng phế liệu gỗ thì sử dụng rất ít năng lượng,
bên cạnh đó, q trình tận dụng cịn giúp cắt giảm sự phân huỷ gây ra khí

thải metan, như vậy, chúng ta sẽ có thể đảm bảo được việc giảm phát thải,
ít khí nhà kính được thải vào khí quyển hơn.
+ Tiết kiệm không gian chôn lấp: đồng nghĩa với việc giảm đi tình trạng
đất bị chứa đầy chất thải. Tài nguyên đất cũng sẽ được tiết kiệm đáng kể.
2. Tái chế giấy và tận dụng chất thải rắn trong sản xuất
giấy bao bì cơng nghiệp
Giấy được tạo ra trực tiếp từ bột gỗ để tạo ra các sản phẩm rất đa dạng
như giấy carton, giấy báo, giấy tập,…. Mỗi loại giấy có tính chất khác nhau
thì sẽ ứng với nhu cầu sử dụng khác nhau trong đời sống. Vì tính ứng dụng
thực tế nhiều nên hằng ngày trên thế giới có lượng giấy khổng lồ được sản
xuất ra.
Nhưng kèm theo đó chính là những hậu quả ảnh hưởng đến mơi trường
bởi nguyên liệu tạo ra giấy chính là bột gỗ mà muốn có bột gỗ thì phải chặt
cây. Chính vì nhận ra điều đó nên mọi người đã tìm ra những phương pháp
khác để tạo ra giấy và làm giảm ảnh hưởng đến mối trường. Tất nhiên để tạo
ra giấy thì nguồn nguyên liệu tốt nhất vẫn là bột gỗ, nhưng song song với nó


thì những sản phẩm giấy sau khi đã sử dụng cũng chính là một nguồn nguyên
liệu tuyệt vời để tạo ra giấy mới. Vì vậy mà người ta đã tìm ra được những
phương pháp để tái chế lại giấy đã sử dụng để tiết kiệm hơn nhiều.

Thơng thường, quy trình tái chế giấy sẽ tạo thành các thành phẩm tái
chế như giấy hoặc giấy bìa. Loại giấy được làm ra sau quá trình tái chế
cho thể là loại giấy tương tự hoặc với chất lượng thấp hơn loại giấy ban
đầu. Bên cạnh đó, bột giấy qua q trình tái chế cịn có thể làm ra các sản
phẩm như: túi giấy tái chế, hộp giấy tái chế, ly giấy tái chế, thùng đựng
sơn, nhiên liệu, làm vách tường, trần nhà và mái nhà hay đúc thành các
khay đựng trứng hoặc trái cây,…
Hiện nay, tái chế giấy khơng cịn là một việc quá mới mẻ. Bên cạnh

việc giúp giảm lượng rác thải, những sản phẩm từ quy trình tái chế giấy
cịn có thể tạo ra rất nhiều những sản phẩm hữu ích cho con người.
3. Tuần hoàn nước và chất thải rắn trong sản suất
phân bón
- Tuần hồn nước trong sản xuất phân bón
Nơng nghiệp tuần hồn dường như là khái niệm khá mới mẻ với nhiều
người, nhưng thực tế chính là tận dụng những thứ tưởng như bỏ đi như thân cây
ngơ, đậu, lạc, bã sắn, bã mía, vỏ trấu… để làm thành phân bón, thức ăn chăn
ni.
Hiện nay, nước thải, nước đã qua xử lý, nước lợ và nước nhiễm mặn có
thể được tái sử dụng trong nơng nghiệp đặc biệt ở các vùng khí hậu khơ hạn
bán khơ hạn và vùng phát triển gần đô thị. Nước thải từ các thành phố thực tế
là một nguồn nước và nguồn chất dinh dưỡng có thể dùng cho nơng nghiệp
giúp giảm thiểu nguy cơ cho môi trường và sức khỏe con người nếu nó được
quản lý một cách hợp lý và có thể hạn chế áp lực lên nguồn nước cấp bằng
cách sử dụng lượng nước dư thừa trong quá trình sử dụng, quay vòng dòng
chảy


Để đảm bảo tính kinh tế cho việc tuần hồn nước trong sản xuất phân bón,
cần phân luồng dịng thải và xử lý riêng, đặc biệt đối với những dòng có hàm
lượng chất gây ơ nhiễm cao với mục đích ưu tiên là thu hồi và tuần hoàn sử dụng
lại cho sản xuất và sau đó là giảm lưu lượng nước thải cẩn xử lý. Dòng thải cần
xử lý riêng bao gồm: Dịng thải mang tính axid hay kiềm cao; dòng thải chứa
NH3 và ure nồng độ cao; dòng thải chứa fluor và photphat; dòng thải chứa dầu
và chất rắn lơ lửng cao; dịng thải của khí hóa than chứa xyanua, H2S, phenol.
- Tái chế chất thải rắn trong sản xuất phân bón
Tái chế chất thải rắn thành phân bón hữu cơ đang là hướng đi đúng đắn,
giúp tạo ra lượng phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho nông nghiệp sạch, góp
phần giải quyết được những vấn đề ơ nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.


Biện pháp xử lý hiệu quả được đưa ra là thực hiện tái chế chất thải sinh
hoạt thành phân bón hữu cơ, biến thành nguyên liệu phục vụ cho nông nghiệp
sạch. Trước khi thực hiện xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ cần thực hiện
phân loại đúng các loại chất thải trong sinh hoạt.
+ Thứ nhất, chất thải hữu cơ dễ phân hủy bao gồm: thức ăn thừa, lá cây,
rau củ quả, xác động vật… có thể sử dụng ủ làm phân bón trong nơng nghiệp.


+ Thứ hai, chất thải có khả năng tái chế như giấy, vỏ hộp, vỏ lon nhôm,
vỏ chai nhựa… người dân sẽ thu gom lại và chuyển cho các đơn vị có khả
năng tái chế để sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm mới.
+ Thứ ba, các loại chất thải cịn lại như vỏ trứng, bóng đèn, sành, sứ, túi
nylon… thực hiện thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý an toàn.

Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy được tái chế thành phân bón hữu cơ
bằng cách đơn giản, trước hết thực hiện phân loại rác, tiếp theo đưa chất thải
dễ phân hủy vào hố ủ hoặc thùng ủ phân hữu cơ. Đối với thùng ủ bằng nhựa,
cần đặt cách xa nguồn nước sinh hoạt, đặt chậu nhựa để thu nước rỉ từ rác.
Sau đó, sử dụng nước rỉ từ rác tưới lên lượng rác ủ trong thùng giúp rác mau
phân hủy thành phân. Đặc biệt lưu ý, không đưa các loại lá như lá bạch đàn,
lá tràm, lá sả tươi, vỏ cam, quýt vào thùng ủ vì các loại lá này chứa tinh dầu
làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật. Phân hữu cơ được tạo thành sau 30 35 ngày được sử dụng bón cho cây trồng, vườn rau hữu cơ. Ngồi ra, có thể
sử dụng tháp trồng rau kết hợp ủ phân hữu cơ.
4. Tận dụng nguồn khí thải
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần làm cho kinh tế
phát triển. Với mục tiêu phát triển công nghiệp trong nước, số lượng các khu
công nghiệp được thành lập để thực hiện thu hút các dự án đầu tư cơng nghiệp
đang ngày càng gia tăng. Do đó nguồn khí thải công nghiệp ngày càng
nghiêm trọng và hầu như chưa có sự quản lý chặt chẽ.

Nguồn phát sinh rất đa dạng và thành phần của chúng cũng khác nhau.
Ngoài sản xuất năng lượng, các ngành cơng nghiệp chính chịu trách nhiệm về
lượng khí thải phát sinh là cơng nghiệp hóa dầu, cơng nghiệp hóa chất, cơng
nghiệp khống sản (khai thác và chế biến) cũng như các hoạt động xử lý chất
thải, ngành cơng nghiệp thực phẩm…
Việc tái chế khí thải không đúng cách sẽ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực
đến con người và môi trường xung quoanh. Là nguyên nhân lớn gây nên mưa


axit, làm thay đổi độ PH của ao, hồ gây thiệt hại cho hẹ sinh thái. Hơn nữa,
còn là tác nhân gây nên hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon. Đối với con
người thì hít phải nhiều khí độc gây nên bệnh ung thư phổi, nhiễm độc mãn
tính làm suy nhược rối loạn hệ thần kinh.

Vì vậy, để việc tái chế và tận dụng khí thải một cách triệt để, vừa bảo
đảm kinh tế vừa bảo vệ môi trường, chúng ta cần đưa ra những giải pháp phù
hợp, cân bằng hẹ sinh thái như:
- Thay thế dây chuyền máy móc cơng nghiệp lạc hậu phát sinh nhiều
khí thải bằng dây chuyền máy móc hiện đại.
- Thay thế các nhiên liệu đốt truyền thống như than đá, dầu mazut bằng
việc sử dụng điện.
- Sử dụng công nghệ sạch thân thiện với môi trường trong các ngành công
nghiệp.
- Xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải đúng quy định trong các nhà
máy, khu chế xuất.
- Khí thải được xử lý và sau đó được kiểm tra thường xun để tránh
khí thải độc hại đi vào khơng khí
5. Thực tiễn tại doanh nghiệp trong tái chế chất thải công nghiệp
Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21 là một đơn vị sản xuất và
kinh doanh nhiều mặt hàng đa dạng, với nhiều khâu, nhiều chặng khác nhau,

lượng rác thải hàng năm là tương đối lớn, trong đó rất nhiều đã được tái chế,
xử lý và tận dụng đem lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao.
Có thể thống kê một số hình thức và vật liệu đã được tái chế và tận thu
tại đơn vị như sau:
- Tận thu nhựa từ các dụng cụ, máy móc cũ, hỏng vào sản xuất mới cho
các sản phẩm.
- Tận thu gỗ: Các mảnh gỗ nhỏ sau khi gia cơng hịm hộp được tái sử
dụng làm các chi tiết nhỏ hơn; các mẩu gỗ, dăm, vụn gỗ, mùn cưa được sử
dụng để làm nhiên liệu đốt trong lò hơi, lò nấu nhựa đường.


- Tận thu kim loại: Các kim loại thừa sau khi gia công được tận dụng
gia công các chi tiết nhỏ hơn; các phoi kim loại được thu gom ép và bán phế
liệu.
- Tận thu cồn: Cồn sau khi sử dụng để lau, rửa…được thu lại vào các
can, chai lọ và được tiến hành lọc, chưng cất tận thu lại trong hệ thống chưng
cất cồn.
- Tận thu giấy bìa, giấy loại: Giấy bìa, giấy loại được kiểm tra phân loại
và tái sử dụng vào các mục đích khác nhau từ làm chèn lót trong các thùng sản
phẩm, làm chi tiết có kích thước nhỏ hơn, bán phế liệu nếu khơng thể tái sử
dụng.
- Tận thu Nitroxenlulo: Nitroxenlulo được sử dụng trong các sản phẩm
còn thừa được tận thu pha thành keo sử dụng chống ẩm cho các sản phẩm.
- Tận thu thuốc và nhựa từ dây nổ, kíp hỏng: Sản phẩm dây nổ và kíp
chứa một lượng nhựa nhất định, sản phẩm hỏng được bóc tách để tận thu phần
thuốc, riêng phần nhựa được băm vụn, rửa sạch và tái sử dụng vào mục đích
khác.
- Tận thu nguồn nước và dung dịch làm mát trong gia cơng cơ khí: Các
máy gia cơng cơ khí, máy cắt…sử dụng lượng nước và dung dịch làm mát
nhất định, nhưng không thải loại luôn mà có thể lọc và tuần hồn trên một hệ

thống liên hồn cho các máy sau có u cầu thấp hơn.
- Tận dụng các loại hòm gỗ, hộp giấy, hộp nhựa: Các hòm gỗ, hộp giấy,
hộp nhựa chứa sản phẩm khi khơng cịn dùng để chứa sản phẩm được nữa thì
được tận dụng cho chứa các bán thành phẩm, các chặng chung chuyển hoặc
các sản phẩm có yêu cầu thấp hơn.
Do đặc thù là sản xuất các sản phẩm có tính chất cháy nổ cao, nên cũng
có một số vật tư, vật liệu có thể tận thu được hiện vẫn chưa tận thu, việc xử lý
còn chưa triệt để, còn gây lãng phí và gây ơ nhiễm mơi trường ở mức độ nhất
định, cụ thể:
- Việc xử lý các loại dây cháy chậm hỏng: Hiện vẫn dùng phương pháp
chôn hủy là chính.
- Các chất thải của dây chuyền mạ, tẩy rửa, của một số dây chuyền hóa
chất: Chỉ xử lý được một số hóa chất và ở mức độ cơ bản, còn lại là cho ra ao
lắng và định kỳ nạo vét.
- Cặn thuốc nổ, sản phẩm lẫn tạp, sản phẩm chưa đạt yêu cầu ở các
chặng khác nhau: Một số loại chưa có giải pháp xử lý, một số loại có thể tận
thu tái chế nhưng quy mơ nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu, chất lượng sản
phẩm tái chế chưa cao.
Có thể thấy đơn vị cũng đã có sự quan tâm đầu tư và triển khai nhiều
phương án để tái chế và tận dụng chất thải trong sản xuất, nhưng quy mô nhỏ
và chất lượng chưa cao, chưa mang tính đồng bộ. Trong thời gian tới đơn vị
có thể liên hệ phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên ngành tư


vấn đầu tư và triển khai các công nghệ tái chế, xử lý chất thải đạt hiệu quả cao
hơn.
KẾT LUẬN

Chất thải ngày nay được coi như một nguồn tài nguyên quý giá nếu
chúng ta biết quản lý chúng. Tái chế chất thải là một biện pháp thu hồi lại

những gì mà lẽ ra đã bị thải bỏ ra môi trường, nó được hiểu là q trình rác
thải hoặc vật liệu khơng cần thiết được chuyển thành vật liệu mói với khả
năng ứng dụng đem lại lợi ích cho con người. Tái chế chất thải vừa giảm bớt
phát thải vừa tạo ra những giá trị vật chất cho đời sống. Đây là một trong 3
cấu thành trong giải pháp môi trường được phổ biến “3R” là Reduce - Giảm
thiểu, Reuse - Tái sử dụng và Recycle - tái chế.
Hiện nay, vấn đề môi trường đã trở nên cấp bách, không chỉ đối với một
nước mà đối với tất cả các nước trên thế giới. Thế nhưng không phải tất cả
đều nhận thức đúng về môi trường, thông tin đại chúng và dư luận chú ý đã và
đang nói nhiều về chất thải, thải ra môi trường một cách bừa bãi làm mất mỹ
quan. Môi trường là điều kiện sống của chúng ta, để có một mơi trường trong
sạch cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoa Lê và Hồn Vinh (2019), “Cần cơng nghệ xử lý mới thay việc

chôn lấp rác”, Báo Lao động, 11311, tr.1.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Hiện trạng môi trường Quốc
gia: Môi trường Đô thị, Hà Nội.
3. Sở Tài nguyên và Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh (2016). Báo
cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch năm 2017, Phòng
Quản lý chất thải rắn.



×