Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những rào cản và vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.19 KB, 7 trang )

NHỮNG RÀO CẢN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC - DOANH NGHIỆP
TRONG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Nguyễn Thị Hải1, Nguyễn Như Yến2
1
Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo
2
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Tóm tắt
Bài báo này trình bày kết quả phân tích yếu tố rào cản mối quan hệ giữa trường đại học doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Kết quả phân tích cho thấy, mối quan
hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp mang lại lợi ích cho cả hai bên, các bên đều có những
động lực thúc đẩy nhất định để tăng cường sự hợp tác. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều rào cản, cản
trở quá trình hai bên gắn kết với nhau như: (i) Rào cản liên quan đến thể chế, mục tiêu, văn hóa,
chức năng, quan điểm, nhận thức; (ii) Rào cản liên quan đến khả năng tài chính và năng lực của
hai bên; (iii) Rào cản về thông tin; (iv) Rào cản liên quan đến đặc tính của sản phẩm nghiên cứu
và chuyển giao công nghệ; (v) Rào cản về rủi ro trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Rõ
ràng khi những rào cản này q lớn thì có thể lấn át động cơ hợp tác, khiến quan hệ hợp tác giữa
trường đại học - doanh nghiệp không diễn ra hoặc diễn ra không ở mức độ hiệu quả như xã hội
mong muốn. Để gắn kết mối quan hệ này, cần phải có một bên thứ ba điều phối, hỗ trợ và thúc đẩy
đó là Nhà nước. Nhà nước có vai trị thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp
trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, từ đó đưa ra những đánh giá chung về những chính
sách trong phát triển nhân lực ở Việt Nam.
Từ khoá: Đại học; Doanh nghiệp; Nhà nước; Nguồn nhân lực; Nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ.
Abstract
Barriers and the role of the state in promoting university - enterprise relations in research and
technology transfer
This paper presents a barrier factor analysis of university - enterprise relationships in
research and technology transfer. The findings show that the relationship between universities
and enterprises benefited both parties and that both parties had specific motivations to improve
cooperation. However, there were many barriers that prevented the two sides from connecting,


such as (i) Barriers related to institutions, goals, culture, functions, views, and perceptions; (ii)
Barriers related to the two parties’ financial viability and capacity; (iii) Information barriers;
(iv) Barriers related to the characteristics of research and technology transfer products; and
(v) Risk barriers in research and technology transfer. Obviously, when these barriers were too
high, they could overwhelm the motivation for cooperation, resulting in a university - enterprise
collaboration that did not occur or did not occur at the efficiency level that society desires. To
cement this relationship, a third party that coordinates, supports and promotes was required, which
was the State. The State had a role to play in promoting the relationship between universities and
enterprises in research and technology transfer, thereby providing a general assessment of human
resource development policies in Vietnam.
Keywords: University; Enterprise; State; Human resources; Research; Technology transfer.
326

Hội thảo Quốc gia 2022


1. Đặt vấn đề
Nhân lực được coi là nguồn tài nguyên đặc biệt, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển
của mỗi quốc gia. Vốn có thể vay, cơng nghệ có thể nhập khẩu nhưng lao động sáng tạo thì chủ yếu
phải bằng nội lực. Vì vậy, phát triển con người với tư cách là nguồn nhân lực (NNL) chiếm vị trí
trung tâm trong phát triển nguồn lực quốc gia. Đặc biệt, NNL chất lượng cao, trình độ cao (được
đào tạo từ bậc đại học trở lên) là bộ phận quan trọng nhất của NNL quốc gia, có vị trí đặc biệt, có
vai trị quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, NNL chất lượng cao
phải đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động của doanh nghiệp, vì vậy việc đẩy mạnh hợp tác giữa
trường đại học và doanh nghiệp (trường ĐH - DN) là yêu cầu quan trọng. Các giải pháp, chính sách
phải thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự hợp tác này.
Quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp
hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường ĐH và các DN nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi
ích của cả hai bên: Hợp tác trong nghiên cứu và phát triển; Kích thích sự vận động năng động qua lại
của giảng viên, sinh viên và các nhà chuyên mơn đang làm việc tại các DN; Thương mại hóa các kết

quả nghiên cứu; Xây dựng chương trình đào tạo; Hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp và quản trị tổ chức.
Sinh viên cũng cần được trang bị kỹ năng nghiên cứu độc lập, tự học tốt đảm bảo nền tảng cho cập
nhật cơng nghệ, kỹ năng làm việc nhóm và tiếng Anh tốt, kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo,…
mà điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ từ cả 3 phía: Trường ĐH - DN và Nhà nước.
Theo Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi bổ sung năm 2018): “Gắn đào tạo với nhu cầu sử
dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; Đẩy mạnh hợp
tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và cơng nghệ; Có chính sách ưu
đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; Khuyến khích cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo” (Điều 12),
“Cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong
việc sử dụng chuyên gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức đào tạo thực hành, thực tập nhằm
nâng cao kỹ năng thực hành, thực tập và tăng cơ hội việc làm của sinh viên (Khoản 3 Điều 37) [1].
Theo tinh thần của Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị Trung ương
8 (khóa XI) thơng qua: “Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ
trợ hoạt động đào tạo. Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính phù hợp đối với các loại hình trường.
Có cơ chế ưu đãi tín dụng cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện định kỳ kiểm toán các cơ sở
giáo dục - đào tạo”. Khuyến khích thành lập viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ,
doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hỗ trợ đăng ký và khai thác sáng chế, phát minh trong các
cơ sở đào tạo. Hoàn thiện cơ chế đặt hàng và giao kinh phí sự nghiệp khoa học và cơng nghệ cho
các cơ sở giáo dục đại học. Nghiên cứu sáp nhập một số tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai
công nghệ với các trường đại học công lập [2].
Xuất phát từ thực trạng nguồn lao động của Việt Nam, chủ yếu là lao động tay nghề thấp, nên
dễ dàng bị thay thế bởi máy móc. Trước tình hình đó, việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao là vô cùng cấp thiết. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này đòi hỏi phải được thực
hiện một cách đồng bộ trên nhiều phương diện, trong đó vai trị của Nhà nước trong việc thúc đẩy
mối quan hệ giữa trường ĐH - DN trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ (NC&CGCN) hiện
nay được xem là một trong những khâu quan trọng đầu tiên và đóng vai trị quyết định.

Hội thảo Quốc gia 2022

327


2. Những yếu tố rào cản trong mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong
nghiên cứu và chuyển giao cơng nghệ
Các lợi ích và động lực đều khẳng định sự hợp tác giữa trường ĐH - DN là đơi bên cùng có
lợi, tuy nhiên mối quan hệ này bị ảnh hưởng bởi rất nhiều rào cản cũng như những khó khăn trong
việc duy trì hợp tác nghiên cứu từ cả hai. Có thể chia thành các nhóm rào cản như sau:
Rào cản liên quan đến thể chế, mục tiêu, văn hóa, chức năng, quan điểm, nhận thức. Sự khác
biệt về mục tiêu - yếu tố phản ánh sự khác biệt về văn hố giữa hai loại hình tổ chức - được xem là
rào cản lớn trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa trường ĐH - DN. Hầu hết các nghiên
cứu về hợp tác trường ĐH - DN cũng đều xác định các yếu tố liên quan đến sự khác biệt văn hoá
và giá trị cốt lõi giữa các bên là rào cản chính ảnh hưởng đến mối quan hệ [3].
Rào cản liên quan đến khả năng tài chính và năng lực của hai bên. Trong giai đoạn đầu của mối
quan hệ hợp tác giữa các trường ĐH - DN, rào cản về tài chính để triển khai q trình NC&CGCN
có thể sẽ phát sinh nhiều hơn do sự khơng hồn hảo của thị trường NC&CGCN. Đây thường là
động lực để chính phủ các nước cần cung cấp thêm kinh phí cho hợp tác trong NC&CGCN để hỗ
trợ trường ĐH - DN khi cả hai phải đối mặt với vấn đề tài chính cần phải giải quyết các vấn đề phát
sinh trong đó có các vấn đề về rủi ro do tính bất biến trong nghiên cứu và triển khai thử nghiệm
từ phịng thí nghiệm đến sản xuất đại trà mà không phải lúc nào các bên cũng đủ nguồn tài chính
hoặc sẵn sàng cung cấp nguồn tài chính cho dự án hợp tác hoặc sẵn sàng đầu tư nguồn kinh phí
để đổi mới công nghệ mà họ thường chọn các giải pháp an toàn hơn để hạn chế rủi ro và bảo toàn
vốn. Khi có nhu cầu về sản phẩm nghiên cứu mới, ngồi vấn đề về kinh phí từ phía trường đại học,
doanh nghiệp, các bên còn phải đối mặt với năng lực, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ nghiên cứu
khoa học, năng lực của đội ngũ kỹ thuật tiếp nhận và vận hành sản phẩm NC&CGCN, trang thiết
bị, cơ sở hạ tầng phù hợp để tham gia hợp tác trong NC&CGCN. Nghiên cứu của Nguyễn Quang
Tuấn (2016) đã chỉ ra rằng thiếu tài trợ cho nghiên cứu thử nghiệm và hồn thiện cơng nghệ là một
trong những rào cản lớn nhất cản trở thương mại hóa kết quả nghiên cứu [4].

Rào cản về thơng tin: Do tính chất bất đối xứng thơng tin nên các sản phẩm NC&CGCN rất
khó để thẩm định, xác định giá. Việc đàm phán hợp tác giữa các bên rất khó thành cơng do sự khơng
tin tưởng vào năng lực của đối tác, không chia sẻ một tầm nhìn và nỗ lực chung cho sự phát triển.
Rào cản liên quan đến đặc tính của sản phẩm NC&CGCN: Các trường đại học cho rằng tri
thức được tạo ra thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học không thuộc sở hữu cá nhân, mà là
quyền sở hữu công của đại học. Điều này trái ngược với các quy chuẩn của hầu hết các tổ chức
doanh nghiệp. Họ có xu hướng xem bí quyết khoa học cơng nghệ của họ như là sở hữu độc quyền,
do đó có sự khác biệt giữa “tự do xuất bản với bí mật của các kết quả nghiên cứu” như một rào cản
chính trong quá trình hợp tác giữa các trường ĐH - DN [5]. Nhà khoa học muốn bảo vệ quyền độc
quyền của các sáng chế ngay cả trước khi tiến hành hợp tác. Nên việc mua lại các quyền đó có thể
là một q trình tốn kém, dài và khó khăn. Doanh nghiệp cũng muốn quyền sở hữu công nghệ để
chiếm lĩnh lợi thế cho các đối thủ cạnh tranh và vì đã thực hiện vào quá trình đầu tư tài chính. Rõ
ràng, q trình NC&CGCN khơng chỉ cịn là mối quan hệ đơn thuần giữa hai bên mà là mối quan
hệ ba bên nhà khoa học - đại học - doanh nghiệp. Lợi ích nhận được từ kết quả NC&CGCN là một
yếu tố quan trọng thúc đẩy cán bộ nghiên cứu tham gia vào quy trình này. Lợi ích khơng đủ lớn sẽ
khó có thể kích thích được cán bộ nghiên cứu tham gia vào NC&CGCN [4].
Rào cản về rủi ro trong NC&CGCN: Quá trình từ ý tưởng triển khai đến thương mại hóa sản
phẩm khơng phải là một q trình tuyến tính từ khoa học đến thị trường mà là một hệ thống phức
tạp bao gồm rất nhiều các nhân tố khác nhau. Do hình thành từ nhiều nhân tố và do có sự tương tác
328

Hội thảo Quốc gia 2022


giữa các nhân tố nên sự thất bại của chu trình, hệ thống sẽ xuất hiện. Sự thất bại này phát sinh trong
các trường hợp việc tiếp cận tri thức bị ngăn chặn hoặc do tổ chức sản xuất ra tri thức đó bị thất bại.
Tổng hợp các nội dung đã phân tích trên cho thấy, mối quan hệ giữa trường ĐH - DN mang
lại lợi ích cho cả hai bên, các bên đều có những động lực thúc đẩy nhất định để tăng cường sự hợp
tác. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều rào cản cản trở q trình hai bên gắn kết với nhau như rào cản về
khả năng nhận thức, đặc tính của sản phẩm NC&CGCN, tài chính, thị trường NC&CGCN, thơng

tin bất đối xứng và tính khơng chắc chắn trong NC&CGCN. Rõ ràng khi những rào cản này q
lớn thì có thể lấn át động cơ hợp tác, khiến quan hệ hợp tác giữa trường ĐH - DN không diễn ra
hoặc diễn ra không ở mức độ hiệu quả như xã hội mong muốn. Để gắn kết mối quan hệ này, các
nghiên cứu đều cho rằng phải có một bên thứ ba điều phối, hỗ trợ và thúc đẩy đó là nhà nước. Điều
phối hoạt động hợp tác trường ĐH - DN là một thách thức không nhỏ đối với Nhà nước vì vấn đề
này bao trùm cả nội dung quản lý nhà nước về kinh tế (đối với khu vực doanh nghiệp) và quản lý
nhà nước về xã hội (đối với khu vực giáo dục đại học). Hơn nữa, vai trò của Nhà nước càng quan
trọng và khó khăn hơn trong bối cảnh đổi mới kinh tế, hội nhập quốc tế và đổi mới căn bản và toàn
diện trong khu vực giáo dục hiện nay.
3. Vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh
nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
Xuất phát từ những rào cản ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa trường ĐH - DN và cơ sở lý
luận về vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường là luận cứ kinh tế mạnh mẽ cho sự can thiệp
của nhà nước vào mối quan hệ giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN. Yếu tố chính cần đến sự
can thiệp của Nhà nước là sự tồn tại của những thất bại thị trường (market failure). Mỗi biện pháp
can thiệp chính sách của Nhà nước sẽ chỉ được coi là cần và đáng làm nếu nó thỏa mãn cả hai điều
kiện: Sửa chữa một loại lỗi thị trường nào đó và chi phí thực hiện chính sách này thấp hơn lợi ích
mà nó mang lại. Để minh chứng cho sự cần thiết của Nhà nước khi can thiệp vào mối quan hệ này,
Arrow (1962) đã giải thích rằng thị trường tự do có bản chất không thuận lợi cho giao dịch sản
phẩm NC&CGCN. Nếu khơng có bảo vệ quyền sở hữu, sẽ khơng khả thi để bán thông tin trong
một thị trường mở, khi mà bất cứ một bên mua nào cũng có thể sao chép và bán lại thơng tin đó
với chi phí khơng đáng kể. Trong khi đó nếu doanh nghiệp đầu tư mua sản phẩm họ sẽ không tạo
được lợi thế cạnh tranh giữa các đối thủ, thất thoát doanh thu và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh
doanh. Những vấn đề trên là nguyên nhân để các doanh nghiệp e ngại khi đầu tư vào hoạt động
NC&CGCN và đây cũng được coi là một điển hình của thất bại thị trường - là trường hợp phân bố
đầu tư cho NC&CGCN bởi các lực thị trường thấp hơn mức đầu tư tối ưu mà xã hội mong muốn.
Bên cạnh đó, thị trường sản phẩm NC&CGCN còn tồn tại khoảng cách rất lớn so với thị trường
cạnh tranh hồn hảo, ln tiềm ẩn những thất bại trong hệ thống sáng tạo cũng là những lý do cần
có sự can thiệp của Nhà nước [6]. Vì vậy, muốn phát triển và thúc đẩy mối quan hệ giữa trường
ĐH - DN trong NC&CGCN cần có vai trị của Nhà nước.

Nhà nước muốn thúc đẩy mối quan hệ giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN trước hết
phải thúc đẩy thị trường NC&CGCN phát triển. Bên cạnh đó, có rất nhiều cách thức để Nhà
nước thúc đẩy mối quan hệ hai bên phát triển như: Hạn chế rào cản, tạo động lực thúc đẩy, tạo
cầu nối giữa hai bên hoặc tạo các chính sách lồng ghép trường đại học, doanh nghiệp với nhau.
Tuy nhiên, để đảm bảo phát huy hiệu quả sự phân bố nguồn lực bằng cơ chế thị trường, Nhà
nước chỉ nên can thiệp vào những rào cản phát sinh từ những rủi ro khách quan cho cả trường
đại học, doanh nghiệp như những dạng thất bại thị trường, thất bại từ hệ thống và cấu trúc cứng
nhắc mà nó tác động đến tất cả các giao dịch, sản sinh ra chi phí giao dịch ngăn cản mối quan
hệ và hạn chế việc mua bán. Vì vậy, cũng giống như vai trị của Nhà nước đối với nền kinh tế
Hội thảo Quốc gia 2022

329


thị trường, Nhà nước có vai trị quan trọng trong việc tạo lập những điều kiện cho sự hình thành,
phát triển của mối quan hệ giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN thông qua việc bảo đảm
cơ sở thiết chế, luật pháp cho các hoạt động kinh tế, phát huy những quy luật khách quan của
thị trường, bù đắp và giảm bớt những khiếm khuyết của thị trường do đặc trưng của sản phẩm
NC&CGCN gây ra; Bảo hộ bằng pháp luật nhằm bảo vệ tự do cá nhân và quyền sở hữu của tư
nhân; Bằng cơng cụ tài chính để hỗ trợ những rủi ro khách quan trong chu trình NC&CGCN, tạo
ra những tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu
của xã hội mà thị trường không giải quyết và can thiệp được. Tại các nước đang phát triển khi mà
nhận thức, tiềm lực của các bên liên quan cịn nhiều hạn chế, hỗ trợ tài chính đặc biệt quan trọng
trong mối quan hệ này. Trong can thiệp về tài chính, Nhà nước có thể hỗ trợ trực tiếp thông qua
việc phân bổ ngân sách hoặc hỗ trợ gián tiếp thơng qua chính sách tín dụng thương mại, quỹ hỗ
trợ và chính sách thuế. Tuy nhiên, để chính sách nhà nước phát huy hiệu quả cần được xây dựng
trên cơ sở mục tiêu và các nguyên tắc tại Bảng 1 như sau:
Bảng 1. Những nguyên tắc và cách làm trong việc xây dựng một số chính sách thúc đẩy mối
quan hệ hợp tác giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN
Những nguyên

tắc xây dựng
Những cách làm tốt nhất
chính sách
Đảo bảo quyền sở Khuyến khích sáng tạo,
Quyền sở
Bảo hộ tài sản của các
hữu của nhà sáng khuyến khích cạnh tranh,
hữu trí tuệ. tổ chức, các nhân.
chế.
chia sẻ cộng đồng.
Nâng cao hiệu quả,
- Thu hút, khuyến khích các
sức cạnh tranh của
nhà đầu tư mạo hiểm;
Chính sách nền kinh tế, góp phần Đảm bảo công
- Bảo hiểm các công nghệ mới,
bằng, coi thị
thương mại hóa kết
thúc đẩy
sản phẩm cơng nghệ mới;
trường là một
nghiên cứu quả nghiên cứu, đổi
- Bảo đảm rủi ro cho các cá
và chuyển
mới công nghệ, nâng trong những yếu
nhân NC&CGCN;
tố quan trọng thúc
giao công
cao năng suất, chất
- Động viên, hỗ trợ để tiếp tục

lượng sản phẩm và là đẩy NC&CGCN.
nghệ.
phát huy hiệu quả sức sáng
căn cứ pháp lý để các
tạo của các nhà khoa học.
bên hợp tác, liên kết.
- Theo tầm quan trọng của
các dự án, đề tài nghiên cứu
có tính ứng dụng cao;
Chính sách Nâng cao năng lực
Minh bạch, công
- Phát huy sáng tạo, ưu tiên
phân bổ ngân nghiên cứu, khuyến
bằng, hợp lý, hiệu
các nghiên cứu lớn có tầm
sách cho
khích đổi mới cơng
quả.
chiến lược, mang tính nền
NC&CGCN. nghệ.
tảng hoặc định hướng lâu
dài.
- Bảo toàn vốn và
khả năng sinh lời; Sử dụng chính sách cho vay
Chính sách
Hỗ trợ nguồn vốn.
- Hài hịa quyền ưu đãi đối với các hoạt động
tín dụng.
lợi và lợi ích các NC&CGCN.
bên.

Hợp lý để giúp
Gia tăng về số lượng
Chính sách
các bên tích cực - Giảm hoặc miễn thuế trong
giao dịch, điều tiết thị
thuế.
tham gia vào
hoạt động NC&CGCN.
trường NC&CGCN.
NC&CGCN.
Chính sách

330

Mục tiêu

Hội thảo Quốc gia 2022

Những cách
làm nên tránh
Độc quyền.

Bất bình đẳng
giữa các đối
tượng, đưa ra các
rào cản, tạo các
định mức trần
để triệt tiêu sáng
tạo.
- Tránh ưu tiên

cho chủ thể này
mà bỏ qua cho
chủ thể khác,
gây bất bình
đẳng, triệt tiêu
sự cạnh tranh
trên thị trường.
Thủ tục rườm rà,
phức tạp.

Thiếu thiết thực,
các bên trục lợi.


4. Đánh giá chung về chính sách trong phát triển nhân lực ở nước ta
Để đánh giá so sánh các hệ thống phát triển nhân lực (PTNL) nhìn từ góc độ chính sách của
Nhà nước, Ngân hàng Thế giới (World Bank 2013) đã xây dựng một khung khổ lý thuyết với ba
chiều đo chức năng như sau: 1) Khung chiến lược, là cái định hướng cho PTNL trong mối quan
hệ với các mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội và tăng năng suất; 2) Giám sát hệ thống,
tức là quản lý nhà nước cùng cơ chế, chính sách trong việc tổ chức thực hiện PTNL; 3) Cung ứng
dịch vụ, tức là tổ chức các hoạt động cùng phương thức giáo dục và đào tạo nhằm đạt được mục
tiêu trong PTNL [7].
Mỗi chiều đo trên được mơ tả thơng qua các mục tiêu chính sách và tiêu chí cụ thể để có thể
thu thập dữ liệu phục vụ cho đánh giá trong quan hệ so sánh với các thông lệ tốt trên thế giới. Kết
quả đánh giá là sự xếp hạng từng chiều đo trên một thang 4 bậc từ thấp đên cao với tên gọi như
sau: 1) Tiềm ẩn (latent), tức là vẫn còn nhiều hạn chế; 2) Bước đầu (emerging), tức là đã có một số
thơng lệ tốt; 3) Định hình (established), tức là các thơng lệ tốt đã mang tính hệ thống; 4) Tiên tiến
(advanced), tức là hệ thống thông lệ tốt đáp ứng tiêu chuẩn tồn cầu. Ở đây, thơng lệ tốt được hiểu
là thơng lệ chính sách tốt, tức là chính sách có hiệu quả trong thực tế PTNL.
Vận dụng mơ hình trên vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam, báo cáo quốc gia năm 2013 cho

thấy thực trạng phát triển chính sách PTNL của Việt Nam như sau (World Bank, 2013) [7]:
Bảng 2. Thực trạng phát triển chính sách PTNL của Việt Nam
TT

Các mục tiêu chính sách theo từng chiều đo PTNL
Mức độ đạt được
Khung chiến lược
1 Xác lập định hướng chiến lược trong PTNL
Định hình
2 Ưu tiên trong tiếp cận dựa theo cầu
Bước đầu
3 Tăng cường quan hệ phối hợp
Định hình
Giám sát hệ thống
4 Bảo đảm tính hiệu quả và cơng bằng trong cấp tài chính
Tiềm ẩn
5 Bảo đảm các tiêu chuẩn phù hợp và tin cậy
Bước đầu
6 Đa dạng hóa các con đường đến với kỹ năng
Bước đầu
Cung ứng dịch vụ
7 Tạo điều kiện cho sự đa dạng và tính ưu tú trong đào tạo
Bước đầu
Tăng cường tính phù hợp trong các chương trình đào tạo (tức là mối quan
8
Bước đầu
hệ giữa đào tạo với doanh nghiệp và nghiên cứu khoa học)
9 Thúc đẩy trách nhiệm giải trình trên cơ sở bằng chứng
Tiềm ẩn
Đó là bức tranh chung về chính sách PTNL nước ta vào năm 2012. Tuy nhiên, đến nay về cơ

bản bức tranh này vẫn đúng. Nó cho thấy điểm mạnh của Việt Nam là Nhà nước đã có định hướng
chiến lược trong PTNL, bao gồm cả nhân lực chất lượng cao, thông qua việc ban hành chiến lược
và quy hoạch PTNL giai đoạn 2011 - 2020. Ngoại trừ điểm mạnh đó ra, sự phát triển chính sách
của Việt Nam cịn bất cập trên một loạt lĩnh vực cụ thể, từ việc ưu tiên trong tiếp cận dựa theo cầu,
bảo đảm các tiêu chuẩn phù hợp và tin cậy, đến việc đa dạng hóa các con đường đến với kỹ năng,
tăng cường tính phù hợp trong các chương trình đào tạo. Các bất cập trên đều có liên quan đến một
vấn đề cơ bản là sự bất cập của chính sách Nhà nước trong việc tạo dựng mối liên kết hợp tác cần
thiết giữa các cơ sở GDĐH với doanh nghiệp.
5. Kết luận và đề nghị
Hợp tác trường ĐH - DN là xu thế tất yếu trong bối cảnh tự chủ đại học, hội nhập, cách mạng
công nghiệp 4.0. Hợp tác này được triển khai trên nguyên tắc đồng thuận và đồng lợi ích trong: (i)
Hội thảo Quốc gia 2022

331


Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp và xã hội; (ii) Nâng cao tiềm lực về
khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cho trường đại học; (iii) Chuyển giao kết quả nghiên cứu
và ý tưởng sáng tạo cho doanh nghiệp.
Một trong những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt tiến trình đổi mới giáo dục và đào tạo ở
nước ta là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở gắn đào tạo với sử dụng. Quan điểm
này được thể chế hóa tại Điều 12 của Luật Giáo dục đại học 2018 [1], trong đó có một quy định
về chính sách nhà nước là đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp. Nội
dung cụ thể của chính sách này như thế nào là vấn đề cần phải làm rõ. Để đưa các chính sách này
vào cuộc sống rất cần một văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó có sự phân cơng
cụ thể cho các bộ, ngành có liên quan xây dựng và ban hành từng chính sách cụ thể trong phạm vi
thẩm quyền của mình.
Tuy nhiên, việc ban hành chính sách mới chỉ là bước đi cần thiết ban đầu. Quan trọng hơn
là tổ chức thực hiện chính sách. Muốn vậy, kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng vẫn cần một cơ quan
thường trực với thẩm quyền điều phối, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách để có sự điều

chỉnh, bổ sung không ngừng, tạo điều kiện cho hệ sinh thái ba nhà trong hợp tác giữa trường ĐH
- DN được từng bước hoàn thiện và vận hành hiệu quả [8].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giáo dục đại học năm 2018.
[2]. Hội nghị Trung ương 8, khóa XI (2013). Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
[3]. Mora - Valentin (2002). A theoretical review on cooperative relationships between firm and university.
Science and Public Policy, 29(1), p. 37 - 46.
[4]. Nguyễn Quang Tuấn (2016). Chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển ở
Việt Nam.
[5]. Dierdonck (1990). University - industry relationships: How does the Belgian academic community feel
about it?. Research Policy, 19, p. 551 - 566.
[6]. Arrow, K. J. (1962). Economic welfare and the allocation of resources for invention. In R. Nelson,
(Ed.). The rate and direction of inventive activity, Princeton University Press, Princeton.
[7]. World Bank (2013). What matters for workforce development: A framework and tool for analysis.
Worldbank.org/education/saber.
[8]. European regional development fund (2020). University - industry collaboration: A policy brief from
the policy learning platform on research and innovation. Interreg Europe.
[9]. Salleha, M. S. & Omar, M. Z. (2013). University - industry collaboration models in Malaysia. Procedia
- Social and Behavioral Sciences, 102(2013), 654 - 664.

BBT nhận bài: 30/9/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022

332

Hội thảo Quốc gia 2022




×