Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động định hướng nghề nghiệp thời kỳ 4.0 cho sinh viên khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.86 KB, 7 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
THỜI KỲ 4.0 CHO SINH VIÊN KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Nguyễn Thị Khánh Ly
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Tóm tắt
Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngày nay là một trong những phần quan trọng mà
nhà trường tại Việt Nam vô cùng quan tâm. Nghiên cứu này nhằm phân tích những tác động ảnh
hưởng đến quyết định chọn lựa công việc trong tương lai của sinh viên. Trong đó có hai yếu tố đó
là gia đình và nhà trường. Số liệu thu được từ khảo sát vào tháng 6 năm 2022, những người được
khảo sát là các em sinh viên tại Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Dựa vào số liệu
khảo sát tác giả đã phân tích chi tiết vào các yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng việc làm của
sinh viên và đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác định hướng cho
sinh viên tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường trong thời kỳ 4.0.
Từ khóa: Định hướng nghề nghiệp; Ngành kinh tế; Cuộc cách mạng 4.0; Sinh viên; Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường.
Abstract
Improving the efficiency of career orientation activities for students’ environmental and
natural resources economics faculty in Revolution 4.0 at Hanoi University of Natural
Resources and Environment
Nowadays career orientation for students is one of the important parts that universities
in Vietnam are extremely interested in. This research aims to analyze the impacts on students’
decision to choose a future job which are two factors family and university. Data obtained from
survey in June 2022 and people surveyed who are students at faculty of Environmental and Natural
Resources Economics. Based on the survey data, the author has analyzed in detail the factors
affecting and recommendations to improve the quality of career orientation for students at Hanoi
university of Natural Resources and Environment in Revolution 4.0.
Keywords: Career orientation; Economic sector; Revolution 4.0; Students; Hanoi University
of Natural Resources and Environment.
1. Đặt vấn đề


Hiện nay vấn đề việc làm của sinh viên sau khi ra trường là rất quan trọng và được cả xã hội
đặc biệt quan tâm. Sinh viên là một nguồn lực lớn đóng góp cho sự phát triển tương lai của đất
nước. Trong quá trình đào tạo đội ngũ nhân lực mới này, Đảng và Nhà nước không ngừng quan
tâm công cuộc giáo dục và đào tạo. Với quan điểm đặt con người vào vị trí trung tâm, khơi dậy mọi
tiềm năng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng, cùng với sự kết hợp hài hịa giữa phát triển kinh tế
đi đơi với phát triển văn hóa xã hội. Nổi bật trong đó là phát huy trí tuệ con người thơng qua phát
triển giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn lực, đuổi kịp trình độ tiên tiến của các nước trong khu
vực, đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong văn kiện Đại hội VIII
đã nhấn mạnh: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, Nhà nước cũng đã quan tâm xây dựng
cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy và học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ tố chất về năng
lực cũng như trình độ giảng dạy cho sinh viên.
456

Hội thảo Quốc gia 2022


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là một trong những trường đại học đã và
đang khẳng định vai trò và mục tiêu là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và
ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, giữ vai trò nòng cốt cho
hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội luôn
hướng đến những chiến lược nhằm đào tạo ra một nguồn nhân lực xuất sắc phục vụ cho yêu cầu
chung của đất nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới Trường
Đại học Tài nguyên và Mơi trường Hà Nội đã hồn thành xuất sắc những nhiệm vụ đã đề ra, trong
đó nhà trường đã bổ sung vào nguồn lực quốc gia những cán bộ, chuyên viên trong lĩnh vực môi
trường, quản lý đất đai, khí tượng thủy văn, địa chất, cơng nghệ thơng tin, đặc biệt là nhân lực
trong lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó nhà trường khơng ngừng bổ sung số lượng giảng viên và bồi
dưỡng chất lượng giảng viên nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành của trường.
Mỗi một sinh viên khi tham gia vào một ngành học đều mong muốn sau khi học xong sẽ tìm
được một cơng việc ổn định, có thu nhập tốt và hơn hết cơng việc đó đem lại sự hứng thú, đam mê
phấn đấu cho bản thân. Mặt khác trong khía cạnh gia đình, ai cũng muốn con cái trưởng thành, có

việc làm và thu nhập ổn định. Mỗi quốc gia đều đã và đang tìm những phương hướng giải quyết
triệt để tình trạng thất nghiệp trong quốc gia đó. Vì đây cũng là những lý do ảnh hưởng đến tốc độ
phát triển kinh tế, ổn định về an ninh. Vì vậy mà công tác định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
trước khi bước ra khỏi cánh cổng đại học luôn là những nhiệm vụ mà các đơn vị giáo dục luôn chú
trọng phát triển và cải thiện không ngừng.
Theo quan điểm giáo dục học, định hướng nghề nghiệp là một khái niệm giáo dục toàn diện
và liên tục được thiết kế nhằm cung cấp cho các cá nhân ở cấp trung học với các thông tin, kinh
nghiệm để chuẩn bị cho họ sống và làm việc trong xã hội, môi trường cần thiết (Nguyễn Thị Kinh
Nhung, Lương Thị Thành Vinh, 2018) hay việc định hướng là một bộ phận cấu thành của quá trình
giáo dục - học tập trong nhà trường (Đặng Danh Anh, 2010). Theo quan điểm cá nhân, định hướng
nghề nghiệp được hiểu là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân về nghề nghiệp trong xã hội, được
hình thành dựa trên sự hiểu biết của cá nhân về nghề nghiệp, năng lực bản thân, đặc điểm cá nhân
và mục tiêu đối với nghề nghiệp. Định hướng nghề nghiệp là sự lựa chọn chủ quan của cá nhân đối
với các nghề nghiệp trong xã hội dựa trên hệ thống các giá trị, tính cách, năng lực, nguyện vọng,
sở thích, hứng thú của cá nhân ra quyết định dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu nghề nghiệp, về hệ
thống phân công lao động trong xã hội hiện hành dưới sự tác động của hệ thống các biện pháp tâm
lý, giáo dục phù hợp (Trần Thị Dương Liễu, 2014).
Định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn mang lại những giá trị thiết thực cho từng cá
nhân và cả xã hội. Thứ nhất, nó giúp cho cá nhân tìm được những cơng việc đúng với khả năng,
sở thích và năng lực của mình và điều đó sẽ quyết định đến sự phát triển trong chính cá nhân đó.
Đó chính là tiền đề để mỗi cá nhân có thể thể hiện và phát huy được khả năng của mình, thành đạt
hơn trong cơng việc giúp ích cho gia đình và xã hội. Thứ hai, định hướng nghề nghiệp đúng đắn
sẽ làm giảm đi tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” gây lãng phí nguồn nhân lực và làm rối loạn cơ
cấu nghề nghiệp. Cuối cùng, việc định hướng nghề nghiệp đúng đắn nhằm điều hòa mối quan hệ
cung cầu trong thị trường lao động hiện nay, dựa vào đó Nhà nước và các doanh nghiệp sẽ đưa ra
những chính sách đảm bảo việc làm cho người lao động khi ra trường (Trần Thị Thu Hiền, 2009).
Theo tác giả Vũ Tuấn Anh viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gịn, cơng nghệ 4.0 đã thay đổi cả
ba chiều: Sâu, rộng và nhanh của nghề nghiệp. Theo chiều rộng, có thể thấy hàng loạt cơng nghệ
như máy in 3D, kết nối vạn vật, di động,... được áp dụng trong gần như tất cả các ngành. Theo
chiều sâu, trí thơng minh nhân tạo (AI) đang dần thay thế con người ra quyết định trong công việc.

Hội thảo Quốc gia 2022

457


Theo chiều nhanh, nghề nghiệp bị tác động bởi sự ra đời nhanh chóng và đi vào cuộc sống của
những công nghệ mới. Sự thay đổi ở cả ba chiều tạo ra sự bất ổn lớn lao, thậm chí là bất định trong
nghề nghiệp. Đây chính là thách thức lớn nhất đối với công tác định hướng nghề nghiệp cho sinh
viên. Hơn nữa, cách mạng 4.0 cũng đặt ra nhiều yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của người
lao động. Một ví dụ đơn giản, lao động 4.0 cần phải hiểu và thành thạo q trình số hóa việc làm;
Cần có những kỹ năng mới như quản trị thông tin, kết nối cộng đồng; Cần một tinh thần sáng tạo
và thái độ tích cực đối với yêu cầu làm mới bản thân để đáp ứng những thay đổi. Chúng ta dễ dàng
nhìn thấy những thay đổi đó qua trường hợp cụ thể mơ hình taxi cơng nghệ. Từ lao động ăn lương
trong các công ty taxi truyền thống, nhiều người chuyển thành chủ xe độc lập và kinh doanh theo
mạng lưới taxi cơng nghệ. Có người thành cơng vì họ chuyển đổi kịp với các yêu cầu về năng lực,
thái độ, nhưng cũng có người thất bại vì không kịp thay đổi bản thân hay không muốn thay đổi.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu “Định hướng nghề nghiệp thời kỳ 4.0 cho sinh viên sau khi ra trường” tìm ra
được những yếu tố tác động tới hành vi lựa chọn nghề nghiệp tương lai của sinh viên và những
nguyên nhân hình thành nên sự nhận thức đó. Một trong những ảnh hưởng quan trọng đối với việc
ra quyết định liên quan đến chọn nghề là mơi trường gia đình (James, 2000) và q trình định
hướng nghề nghiệp cũng được hình thành trong quá trình học tập tại nhà trường (Bùi Hà Phương,
Nguyễn Thị Mỹ Tiên, 2020). Cụ thể, nội dung của nghiên cứu này làm rõ sự tác động của hai yếu
tố gia đình và nhà trường trong việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Nêu nên thực trạng của
việc định hướng nghề nghiệp, việc làm của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội. Đồng thời đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi. Bảng câu
hỏi được thiết kế gồm 03 phần bao gồm (1) Thông tin cơ bản của người trả lời với 3 câu hỏi; (2)

Các yếu tố tác động đến việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên; (3) Kỳ vọng của sinh viên đối
với công tác định hướng tại trường đại học. Thông tin cơ sở của người trả lời khảo sát hỗ trợ phân
tích yếu tố tác động đến việc định hướng cho sinh viên Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường.
Một cuộc khảo sát trực tuyến đã được gửi cho toàn bộ sinh viên Khoa Kinh tế Tài nguyên và
Môi trường vào tháng 6 năm 2022. Tác giả đã nhận được phản hồi của 350 sinh viên theo học tại
các ngành khác nhau từ năm thứ nhất đến năm thứ 4. Sau khi khảo sát đã tiến hành mã hóa, nhập
liệu. Việc phân tích dữ liệu sau đó được tiến hành theo phân tích tỷ lệ phần trăm.
2.3. Kết quả nguyên cứu
Bảng 1. Sinh viên các ngành học tham gia khảo sát
Ngành học
Ngành Quản trị kinh doanh
Ngành Quản trị du lịch dịch vụ và lữ hành
Ngành Kế toán
Ngành Quản trị khách sạn
Các ngành khác
Tổng
458

Hội thảo Quốc gia 2022

Tần số
175
44
92
36
3
350

Tần suất (%)
50.0

12,6
26,3
10,3
0,8
100


Số lượng phiếu phát ra là 400 phiếu dành cho sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư tại
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường. Kết quả thu về 350 phiếu hợp lệ. Trong đó: 145 phiếu
của sinh viên năm nhất (chiếm tỷ lệ 41,4 %), 85 phiếu của sinh viên năm hai (chiếm tỷ lệ 24,3 %),
68 phiếu của sinh viên năm ba (chiếm tỷ lệ 19,4 %) và 52 phiếu của sinh viên năm tư (chiếm tỷ lệ
14,9 %). Tất cả những phiếu hợp lệ có sự phân bố tại các ngành học theo như Bảng 1.
Phân tích các kết quả thu được, sinh viên chọn lựa các ngành trong Khoa Kinh tế Tài nguyên
và Môi trường xuất phát từ những lý do như: Sự yêu thích của cá nhân, do bố mẹ chọn, chọn ngành
theo bạn bè và những lý do khác.
Bảng 2. Lý do chọn ngành học của sinh viên khi vào trường
Lý do
Yêu thích
Bố mẹ chọn
Theo bạn bè
Khác
Tổng

Tần số
144
35
21
150
350


Tần suất (%)
41,1
10
6
42,9
100

Trong tổng số 350 người được hỏi thì có 150 người chọn Lý do khác, chiếm 42,9 % khi theo
học ngành hiện tại. Điều này có thể cho thấy các em sinh viên còn rất thụ động trong việc chọn
ngành học. Trong khảo sát cũng cho thấy, bố mẹ chiếm 10 % trong việc chọn ngành cho con, đây
là một số bộ phận nhỏ chịu ảnh hưởng của gia đình dựa trên khả năng xin việc sau khi ra trường
dựa theo mối quan hệ gia đình mà khơng dựa vào hướng chun môn. Cuối cùng là 41,1 % sinh
viên chọn lựa ngành học của mình vì sự u thích, điều này cho ta thấy các bạn sinh viên này đã
so sánh và cân nhắc việc lựa chọn dựa vào năng lực của mình và nhu cầu xã hội để theo đuổi cơng
việc mà mình thích.
Kết quả tại Bảng 3 thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên khi lựa chọn ngành học, cụ thể
kết quả khảo sát như sau:
Bảng 3. Ý kiến của sinh viên về mức độ yêu thích ngành học
Sở thích
u thích
Bình thường
Khơng thích
Tổng

Tần số
105
210
35
350


Tần suất (%)
30
60
10
100

Trong tổng số 350 sinh viên làm khảo sát, số người yêu thích chuyên ngành mình học là 105
người, chiếm 30 %. Số người chọn bình thường chiếm nhiều nhất là 60 % và số lượng sinh viên
cảm thấy khơng thích chiếm 10 %. Điều này cho thấy bản thân ngành học là tác nhân chính tạo ra
sự thay đổi. Khi tìm hiểu sâu về một chuyên ngành nào đó, sinh viên có thể phát hiện ra những cái
hay của chuyên ngành đó và từ đó sẽ tìm kiếm được sự u thích khi học và nâng cao sự gắn bó với
chuyên ngành đó. Mặt khác, một số bạn lại cảm thấy ngành học hiện tại khơng phù hợp với sở thích
và mong muốn một chuyên ngành khách định hướng rõ ràng về cơng việc hơn. Vì vậy, khơng sai
khi cho rằng việc chọn ngành học gì sẽ ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên. Việc đó được
thể hiện qua ý thức dành thời gian cho hoạt động học tập ngoài thời gian trên lớp của sinh viên, hay
sự chú ý khi nghe các thầy cơ giảng bài. Ngồi những kiến thức tích lũy được trên lớp, theo quan
điểm của một số bạn sinh viên đặc biệt là những bạn học năm ba đó chính là thu thập kiến thức và
kỹ năng thực tế thông qua những công việc làm thêm là vơ cùng cần thiết. Ngày càng có nhiều sinh
Hội thảo Quốc gia 2022

459


viên có nhu cầu đi làm thêm và loại hình công việc cũng rất phong phú. Điều này đã chứng minh
cho việc sinh viên ngày càng chủ động hơn trong việc tiếp cận tham gia với thị trường lao động.
Như trong khung lý thuyết đã đề cập đến sự tác động của gia đình tới định hướng nghề
nghiệp của sinh viên, tác giả đã đưa ra những câu hỏi để nêu lên sự ảnh hưởng của gia đình là đem
lại kết quả như Bảng 4.
Bảng 4. Định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với sinh viên
Định hướng

Bố mẹ chọn
Bố mẹ góp ý, bạn tự chọn
Bạn tự chọn
Gia đình và bạn cùng bàn bạc
Tổng

Tần số
25
121
115
89
350

Tần suất
7,1
34,6
32,9
25,4
100

Theo thống kê số liệu Bảng 4, sinh viên tự chọn ngành học cho mình chiếm 34,6 %, bố mẹ
góp ý chiếm 32,9 %, sinh viên và gia đình cùng bàn bạc chiếm 25,4 % và bố mẹ chọn hoàn toàn là
7,1 %. Điều này cũng cho thấy bố mẹ tham gia góp ý vào chuyện định hướng chọn ngành cho sinh
viên khá là cao bởi xuất phát từ quan niệm cũ phần lớn trong các gia đình Việt Nam vẫn muốn con
cái theo nghề của mình hoặc thơng qua các mối quan hệ của họ để xin việc cho con. Có thể thấy bố
mẹ là nhân tố can thiệp khá sâu vào quá trình xin việc của con, việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
với khả năng và sở thích của sinh viên phải xuất phát từ chính cá nhân đó là nhân tố quyết định sự
thành cơng trong cơng việc vì thành cơng chỉ có thể đến từ niềm đam mê.
Ngồi yếu tố gia đình, vai trị của nhà trường đối với định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
là vô cùng quan trọng.

Bảng 5. Đánh giá chung của sinh viên về chất lượng đào tạo của trường
Các yếu tố
Chất lượng bài giảng
Phương tiện kỹ thuật
Cơ sở vật chất
Thầy cô giáo

Rất tốt
5,5
6,2
7,3
20,8

Các mức độ quyết định
Tốt
Bình thường
43,1
45,2
24,2
47,3
46,5
22,6
40,5
26,3

Chưa tốt
6,2
22,3
23,6
12,4


Tỷ lệ (%)
100 %
100 %
100 %
100 %

Đây là những nhận định và đánh giá của sinh viên về việc giảng dạy cũng như về phương
tiện cơ sở vật chất của nhà trường là tốt. Những con số trên là minh chứng cho việc đảm bảo chất
lượng cũng như việc truyền đạt tri thức, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường.
Sự giáo dục từ phía nhà trường đóng vai trị rất lớn. Mỗi cá nhân sinh ra nhận được sự giáo dục đầu
tiên từ gia đình nhưng quá trình phát triển nhân cách và học hỏi các kỹ năng của cuộc sống chủ yếu
diễn ra trong mơi trường nhà trường. Nhà trường chính là nơi bồi dưỡng nhân cách, tích lũy thêm
tri thức để cá nhân tự tin bước vào cuộc sống. Vì vậy, việc đào tạo trong trường đại học là vô cùng
quan trọng, nó quyết định phong cách làm việc của sinh viên sau này.
3. Thực trạng công tác định hướng tại Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường
Trong những năm gần đây, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thường
xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn học tập, nghiên cứu khoa học, tư vấn hướng nghiệp cho sinh
viên tồn trường thơng qua những chương trình tọa đàm có sự tham gia của đại diện các doanh
nghiệp với sự góp mặt của sinh viên tồn trường. Ngồi ra tại Khoa Kinh tế Tài ngun và Mơi
trường tổ chức định hướng cho các sinh viên đang học năm cuối của các chuyên ngành kinh tế tại
460

Hội thảo Quốc gia 2022


trường. Hiện tại, Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường đã và đang đào tạo những chuyên ngành
như: Kế toán; Quản trị kinh doanh; Marketing; Bất động sản; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
Quản trị khách sạn,… Đối với Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện công tác định
hướng cho sinh viên và đã mang lại những hiệu quả đối với sinh viên khi đang trong giai đoạn tìm

kiếm những cơng việc phù hợp với bản thân để thích ứng với thời kỳ phát triển của công nghệ số.
Nội dung của những buổi định hướng xoay quanh về những khó khăn thực tế trong việc tìm việc
làm, xu hướng của thị trường lao động và thầy cô cùng giúp các em nhận ra được những kỹ năng
mình đang cịn thiếu hay kỹ năng nào cần được trau dồi trước khi đi làm. Tuy nhiên, những buổi
định hướng vẫn chưa thật sự thể hiện được tính thực tiễn cao để đáp ứng đúng mong muốn và hy
vọng của sinh viên. Ví dụ: Những buổi định hướng vẫn nằm trong nội bộ ngành học, vẫn mang
tính lý thuyết, chưa có sự tham gia của những nhà quản trị hoặc những nhà tuyển dụng bên ngồi,
để các em có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường lao động hiện tại.
Đối với các chuyên ngành về kinh tế trong những năm trở lại đây luôn là ngành học mang
đến cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Trên thế giới nói chung và tại
Việt Nam nói riêng, nhu cầu tuyển dụng cử nhân ngành Kinh tế ln ln cao. Chính bởi vì những
kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề trong ngành kinh tế có thể dễ dàng chuyển đổi sang lĩnh
vực khác mà người tốt nghiệp đại học chuyên ngành này cũng có rất nhiều lựa chọn khác nhau
sau khi ra trường.
Vấn đề định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường ln là điều quan tâm của gia đình và sinh
viên hiện nay. Hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có dự định làm việc tại các thành phố lớn,
nơi có nhu cầu về chun mơn cao. Sinh viên sau khi ra trường thường tập trung chủ yếu tại các
cơng ty tư nhân, tổ chức phi chính phủ, bởi họ muốn làm việc trong môi trường sôi động hơn, có
nhiều sức ép hơn nhưng đổi lại là chế độ đãi ngộ cao hơn, hơn nữa làm việc ở các cơng ty tư nhân
nếu họ có năng lực thì họ sẽ có thu nhập cao hơn, khơng bị phụ thuộc vào cơ chế tiền lương như
ở các đơn vị Nhà nước.
Sinh viên tại Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường mong muốn sau khi ra trường sẽ có
được nơi làm việc, cơng việc có thu nhập cao. Thông qua việc học và làm thêm các em đã chủ động
hơn khi tham gia vào thị trường lao động định hướng cụ thể cho mình một cơng việc với mức thu
nhập phù hợp với khả năng và kiến thức của họ.
4. Giải pháp và kiến nghị
Vì vậy đối với nhà trường, hiện nay chương trình học khá nhiều mơn chuyên ngành. Chương
trình học theo chiều rộng như vậy giúp cho sinh viên có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực mang
lại cho hộ nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề cho bản thân sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn
hạn chế về thời gian và điều kiện học tập nên hiểu biết của sinh viên về các lĩnh vực cụ thể chưa

thật sâu sắc. Điều này khiến họ có nhiều khó khăn khi tìm việc làm và làm trái ngành nghề. Vì
vậy, để nâng cao năng lực và trình độ của sinh viên, nhà trường cần có một chương trình học với
hệ thống giáo dục chuẩn và tăng cường hơn nữa việc học ngoại ngữ và tin học. Kết hợp học giữa
lý thuyết và thực tế nhằm nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho sinh viên. Một trong
những hạn chế của công tác đào tạo thuộc mơ hình giáo dục cũ của nước ta đó là chưa gắn thực
hành. Chất lượng của sinh viên khơng chỉ phụ thuộc vào chương trình và nội dung đào tạo mà còn
phụ thuộc vào phương pháp đào tạo. Phương pháp giảng dạy chú trọng tương tác giữa thầy cô và
sinh viên sẽ làm cho sinh viên hứng thú với bài giảng hơn, hay các thầy cơ có thể áp dụng công
nghệ vào trong những bài giảng sao cho phù hợp với xu thế công nghệ bằng cách cho sinh viên
thảo luận trao đổi nhóm và làm thuyết trình. Vì vậy các thầy cơ nên phát huy và sáng tạo trong các
Hội thảo Quốc gia 2022

461


bài giảng. Quan trọng hơn hết nhà trường cần tổ chức thêm các chương trình hoặc tọa đàm về việc
làm cho các em sinh viên, kết nối các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế, quản trị tạo ra cầu nối
giúp các em sinh viên có thể tìm kiếm được công việc phù hợp với chuyên môn và khả năng. Ví
dụ, việc tổ chức ngày hội việc làm hàng năm trong nhà trường, trong đó có sự góp mặt của những
doanh nghiệp vừa và nhỏ đến tham gia.
Mặt khác đối với các sinh viên, bên cạnh tiếp thu những bài giảng trực tiếp trên lớp các em
cần nắm vững những kiến thức cơ bản, tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu thông qua việc tự học
và tự trau dồi cả về lý thuyết lẫn kỹ năng mềm. Sinh viên cần phải hoàn thiện những điều kiện cơ
bản thuộc những yêu cầu về nguồn lao động hiện nay ví dụ như ngoại ngữ. Có khả năng ngoại ngữ
ln là lợi thế tốt khi các em đi xin việc. Bên cạnh đó sự quan tâm và động viên từ phía gia đình
cũng góp phần khơng nhỏ trong tương lai của sinh viên. Cha mẹ thường xuyên trao đổi với con
cái về việc học hành cũng như nghề nghiệp tương lai, qua đó sẽ hiểu hơn về nguyện vọng của con
mình và từ đó sẽ có lời khun chính xác, phù hợp với nguyện vọng của con hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Thị Thu Hiền (2009). Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay. Nghiên

cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Luận văn Thạc sĩ Khoa học - Trường Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[2]. Tâm An (2021). Cần có định hướng nghề nghiệp cho thanh niên. Tạp chí Thanh niên.
[3]. Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng (2022). Hướng nghiệp trong thời đại cách
mạng công nghệ 4.0. Truy cập ngày 18/10/2022.
[4]. Đại học Swinburne (2022). Học kinh tế ra làm gì? Mơi trường làm việc ra sao?. https://swinburne-vn.
edu.vn/hoc-kinh-te-ra-lam-gi/?. Truy cập ngày 18/10/2022.

BBT nhận bài: 29/9/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022

462

Hội thảo Quốc gia 2022



×