Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÓM HỢP CHẤT VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ CAO CHIẾT CỦA CÂY ĐẬU BIẾC (Clitoria ternatea)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA CƠNG NGHỆ ỨNG DỤNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHĨM HỢP CHẤT VÀ
HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ CAO CHIẾT CỦA
CÂY ĐẬU BIẾC (Clitoria ternatea)

Ngành Công nghệ Sinh học
Mã ngành: 7420201

Nguyễn Ngọc Thành Tân (187SH13875)

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Võ Thị Xuyến
Khoa Công Nghệ Ứng Dụng- Trường Đại học Văn Lang
TS. Nguyễn Ngọc Phương Thảo
Khoa Công Nghệ Ứng Dụng- Trường Đại học Văn Lang

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA CƠNG NGHỆ ỨNG DỤNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHĨM HỢP CHẤT VÀ
HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ CAO CHIẾT CỦA
CÂY ĐẬU BIẾC (Clitoria ternatea)



Ngành Công nghệ Sinh học
Mã ngành: 7420201

Nguyễn Ngọc Thành Tân

Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thị Xuyến
TS. Nguyễn Ngọc Phương Thảo
Khóa luận được chấp thuận bởi Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp gồm:
TS. Nguyễn Hữu Hùng

– Chủ tịch Hội đồng

ThS. Trần Thị Minh

– Ủy viên thư ký

ThS. Cao Ngọc Minh Trang

– Ủy viên

Khóa luận được bảo vệ tại
Hội đồng chấm Khóa luận Tốt nghiệp Trường Đại học Văn Lang
Ngày 20 tháng 06 năm 2022


Lời cảm ơn
Trong suốt thời gian kể từ khi bắt đầu học tập tại trường Đại học Văn Lang, em đã may
mắn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ đến từ nhà trường, q Thầy Cơ, gia
đình và bạn bè.

Em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô khoa Công Nghệ Ứng Dụng – Trường Đại Học
Văn Lang đã luôn giúp đã em trong suốt thời gian đi học cũng như trong thời gian thực
hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp. Đối với em mỗi sự giúp đỡ và quan tâm của các Thầy
Cô đều là bài học và là món quà quý báu của em.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS. Võ Thị Xuyến, cơ là người nhiệt tình giúp
đỡ, chỉ bảo truyền dạy kiến thức cũng như định hướng và giúp em từng bước thực hiện
còn đường nghiên cứu khoa học. Cô luôn quan tâm và động viên giúp em vượt qua
những khó khăn trong lúc thực hiện đề tài khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Th.S Vũ Cơng Danh, thầy là người nhiệt tình giúp đỡ
và ln hỗ trợ em về mọi mặt cũng như truyền bảo cho em một số kiến chuyên ngành
trong thời gian em thực hiện đề tài khóa luận.
Em xin cảm ơn anh Th.S Lữ Hồng Khang ở phịng thí nghiệm Khoa Cơng Nghệ Ứng
Dụng - Đại học Văn Lang, đã hỗ trợ và giúp em những khó khăn trong q trình thực
hiện khóa luận.
Em xin cảm ơn chị Trần Nguyễn Phúc Nhàn, người đã chỉ dạy thao tác, kỹ năng, cũng
như kinh nghiệm quý báo từ những ngày đầu thực hiện nghiên cứu khoa học đến khóa
luận tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, con xin cảm ơn ba mẹ người ln đứng phía sau ủng hộ hết mình cho con,
động viên con vượt qua nhiều khó khăn.
Và đặc biệt, khơng nhắc đến người bạn: Thu Tuyết đã luôn đồng hành cùng nhau, cùng
phấn đấu để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Trong q trình thực hiện khóa luận, em vẫn cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận
được ý kiến và chỉ bảo của q Thầy Cơ để hồn thiện những thiếu sót của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Ngọc Thành Tân



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


ĐƠN XIN ĐỔI ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Kính gửi:

-

Ban chủ nhiệm Khoa Cơng nghệ ứng dụng
GVHD: TS. Võ Thị Xuyến

Em tên: Nguyễn Ngọc Thành Tân
MSSV: 187SH13875
Lớp: K24S01
Ngành: Công Nghệ Sinh Học
Lý do làm đơn: Sau thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phân lập S.
aureus BACTERIOPHAGE và xác định đặc điểm bộ gen BACTERIOPHAGE”, kết
quả của nội dung đầu tiên đã khơng khả quan, mặc dù em đã cố gắng tìm nhiều cách
giải quyết. Sau đó, qua sự trao đổi và được chấp thuận của giáo viên hướng dẫn, em đã
thay đổi hướng nghiên cứu với tên đề tài “Nghiên cứu một số hoạt chất và hoạt tính sinh
học từ cao chiết của cây đậu biếc (C. ternatea) nhằm hướng tới ứng dụng chăm sóc sức
khỏe”.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 3 năm 2022

Giảng viên hướng dẫn

Người làm đơn

TS. Võ Thị Xuyến

Nguyễn Ngọc Thành Tân


Ý kiến Ban chủ nhiệm Khoa

TS. Nguyễn Hữu Hùng


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN ĐỔI TÊN ĐỀ TÀI KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Kính gửi:

-

Ban chủ nhiệm Khoa Cơng nghệ ứng dụng
GVHD: TS. Võ Thị Xuyến

Em tên: Nguyễn Ngọc Thành Tân
MSSV: 187SH13875
Lớp: K24S01
Ngành: Công Nghệ Sinh Học
Lý do làm đơn: Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận với tên đề tài “Nghiên cứu
một số hoạt chất và hoạt tính sinh học từ cao chiết của cây đậu biếc (C. ternatea) nhằm
hướng tới ứng dụng chăm sóc sức khỏe” vì một số lý do như khơng đủ kinh phí và thời
gian thực hiện nên em không thể tiến hành nghiên cứu về một số hoạt chất như dự định
mà chỉ có thể làm được một số nhóm hợp chất. Vì thế, qua sự trao đổi và được chấp
thuận của giáo viên hướng dẫn, em đã thay đổi hướng nghiên cứu với tên đề tài “Nghiên
cứu một số nhóm hợp chất và hoạt tính sinh học từ cao chiết của cây đậu biếc (C.
ternatea)”.


TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2022

Giảng viên hướng dẫn

Người làm đơn

TS. Võ Thị Xuyến

Nguyễn Ngọc Thành Tân

Ý kiến Ban chủ nhiệm Khoa

TS. Nguyễn Hữu Hùng





TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG
BẢN GIẢI TRÌNH CÁC NỘI DUNG CHỈNH SỬA KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành Cơng nghệ Sinh học
Kính gửi:

Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp tháng 6/2022
Ban Chủ nhiệm Khoa Công nghệ ứng dụng

Em tên: Nguyễn Ngọc Thành Tân
Mã SV: 187SH13875
Lớp: K24S01


Ngày sinh: 23/09/2000
Ngành: Cơng nghệ Sinh học

Khóa luận tốt nghiệp đã trình bày trước Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp ngày
20/6/2021 tại Hội đồng 2 gồm các Thành viên: TS. Nguyễn Hữu Hùng – chủ tịch HĐ,
ThS Cao Ngọc Minh Trang – TV, ThS Trần Thị Minh – TV(thư kí).....với tên đề tài
“Nghiên cứu một số nhóm hợp chất và hoạt tính sinh học từ cao chiết của cây đậu biếc
Clitoria ternatea”
Em đã hoàn thiện thuyết minh theo các ý kiến của Hội đồng và nhận xét của Giáo viên
phản biện. Các nội dung chỉnh sửa cụ thể như sau:
Nội dung góp ý
Điều chỉnh trích dẫn các
nội dung đã viết ở phần
tính cấp thiết
Bỏ những nội dung chưa
thực hiện, nội dung hướng
tới sản xuất dược phẩm và
thực phẩm chức năng
Thêm vào phụ lục về số
liệu thô và số liệu đã xử lý
để xác nhận kết quả ở phần
trình bày kết quả
Nêu kết luận cuối cùng ở
phần kết luận
Bảng kết quả và hình biểu
đồ cùng thể hiện 1 nội
dung nên chọn 1 cách để
trình bày
Chỉnh sửa kết quả thể hiện

2 số thập phân
Vẽ đường cong tương quan
giữa nồng độ mẫu thử với
IC50

Giải trình nội dung đã
Trang số
chỉnh sửa
Đã chỉnh sửa trích dẫn nội Trang 1-2
dung đã viết ở phần tính
cấp thiết
Đã chỉnh sửa và bỏ nội Trang 2
dung chưa thực theo góp ý
của phản biện
Đã chỉnh sửa theo góp ý Trang 63-84
của phản biện
Đã nêu kết luận cuối cùng Trang 55
theo góp ý của phản biện
Đã chỉnh sửa theo góp ý Trang 41-50
của phản biện
Đã chỉnh sửa theo góp ý Trang 41-50
của hội đồng
Đã chỉnh theo góp ý của Trang 66-76 và trang 80hội đồng
84


TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 06 năm 2022

Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn
(ký tên, ghi rõ họ, tên)


Sinh viên thực hiện
(ký tên, ghi rõ họ, tên)

TS. Võ Thị Xuyến

Nguyễn Ngọc Thành Tân

Q. Trưởng Khoa

TS. Nguyễn Hữu Hùng


Mục Lục
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ...............................................................................................ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................... iii
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
1.1

Tổng quan về Clitoria ternatea......................................................................... 3

1.1.1 Giới thiệu chung ........................................................................................... 3
1.1.2 Một số đặc điểm sinh học của C. ternatea ................................................... 4
1.2

Một số thành phần hợp chất của C. ternatea .................................................... 5


1.2.1 Saponin ......................................................................................................... 5
1.2.2 Tanin ............................................................................................................ 7
1.2.3 Triterpenoid .................................................................................................. 8
1.2.4 Steroid .......................................................................................................... 9
1.2.5 Alkaloid ...................................................................................................... 10
1.2.6 Phenol ......................................................................................................... 11
1.2.7 Flavonoid.................................................................................................... 13
1.2.8 Một số thành phần khác trong hoa C. ternatea .......................................... 14
1.3

Một số hoạt tính sinh học ................................................................................ 15

1.3.1 Hoạt tính kháng oxy hóa ............................................................................ 15
1.3.2 Hoạt tính ức chế α – glucosidase ............................................................... 16
1.3.3 Hoạt tính ức chế tyrosinase ........................................................................ 18
1.3.4 Hoạt tính kháng viêm ................................................................................. 19
1.4

Các nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................................. 21

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 24
2.1

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 24

2.2

Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 24

2.3


Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................... 24

2.3.1 Một số hóa chất .......................................................................................... 24
2.3.2 Dụng cụ và thiết bị cơ bản ......................................................................... 25


2.4

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 25

2.4.1 Phương pháp chiết cao ............................................................................... 26
2.4.2 Phương pháp xác định độ ẩm ..................................................................... 27
2.4.3 Định tính một số hợp chất .......................................................................... 27
2.4.4 Định lượng phenol và flavonoid ................................................................ 29
2.4.5 Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa .............................................................. 30
2.4.6 Khảo sát hoạt tính ức chế α – glucosidase ................................................. 32
2.4.7 Khảo sát hoạt tính ức chế tyrosinase .......................................................... 34
2.4.8 Khảo sát hoạt tính kháng viêm ................................................................... 35
2.4.9 Xác định mối tương quan giữa hợp chất với các hoạt tính sinh học.......... 36
2.4.10 Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................... 36
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 37
3.1

Hàm lượng cao chiết ....................................................................................... 37

3.2

Định tính một số hợp chất ............................................................................... 37


3.3

Định lượng một số hợp chất............................................................................ 38

3.3.1 Định lượng phenol (TPC) .......................................................................... 38
3.3.2 Định lượng flavonoid (TFC) ...................................................................... 39
3.4

Kết quả khảo sát một số hoạt tính sinh học .................................................... 41

3.4.1 Khả năng kháng oxy hóa ............................................................................ 41
3.4.2 Khảo sát khả năng ức chế α-glucosidase ................................................... 44
3.4.3 Khả năng ức chế tyrosinase ....................................................................... 46
3.4.4 Khả năng kháng viêm ................................................................................ 47
3.4.5 Tương quan giữa hàm lượng TPC, TFC với các hoạt tính sinh học .......... 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 51
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 51
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 53
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 60


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Độ ẩm và hàm lượng cao chiết ..................................................................... 37
Bảng 4.2 Kết quả định tính một số hợp chất ................................................................ 38
Bảng 4.3 Hàm lượng phenol trong các mẫu cao chiết.................................................. 39
Bảng 4.4 Hàm lượng flavonoid trong các mẫu cao ...................................................... 40
Bảng 4.5 Giá trị IC50 của mẫu trong hoạt tính bắt gốc DPPH tự do ........................... 41
Bảng 4.6 Giá trị IC50 của mẫu trong hoạt tính bắt gốc ABTS+ tự do ......................... 43
Bảng 4.7 Khả năng ức chế α-glucosidase của các mẫu cao ......................................... 45

Bảng 4.8 Khả năng ức chế tyrosinase của các mẫu cao ............................................... 46
Bảng 4.9 Giá trị IC50 của các mẫu cao chiết trong hoạt tính kháng viêm ................... 48

i


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 C. ternatea trong tự nhiên................................................................................ 4
Hình 2.2 Cấu tạo Clitoria ternatea. ................................................................................ 5
Hình 2.3 Một số cấu trúc của tanin ................................................................................. 7
Hình 2.4 Cấu trúc hóa học của triterpen ......................................................................... 9
Hình 2.5 Khung xương cấu trúc của steroid ................................................................. 10
Hình 2.6 Một số cấu trúc đặc trưng của alkaloid ......................................................... 11
Hình 2.7 Cấu trúc hóa học của phenol (đại diện acid gallic). ...................................... 12
Hình 2.8 Cấu trúc flavonoid. ........................................................................................ 14

ii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ thu cao chiết và xác định một số hợp chất và hợp chất ..................... 26

iii


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng anh


Tiếng việt

C. ternatea

Clitoria ternatea

Hoa đậu biếc

DPPH

α, α-diphenyl – β-picrylhydrazyl

ABTS

2,2’-azinobis (3ethylbenzothiazoline-6-sulfonate

DMSO

Dimethyl sulfoxide

EA

Acarbose equivalent

ME

Methanol

nNPG


Nitrophenyl β-D-glucopyranoside

IC50

Half maximal inhibitory
concentration

Nồng độ ức chế 50%

OD

Optical density

Giá trị mật độ quang

L-DOPA

L - 3,4 - dihydroxyphenylalanin

HK EA

Hoa khô chiết với dung
môi ethyl acetate

HK ME

Hoa khô chiết với dung
môi methanol


LK EA

Lá khô chiết với dung môi
ethyl acetate
Lá khô chiết với dung môi
methanol
Kháng oxy hóa bằng
phương pháp bắt gốc
DPPH
Kháng oxy hóa bằng
phương pháp bắt gốc
ABTS+

LK ME
OXH-DPPH
OXH-ABTS+
iv


K-GLU

Ức chế α-glucosidase

K-TYR

Ức chế tyrosinase

K-V

Kháng viêm


TPC

Total phenol content

Tổng hàm lượng phenol

TFC

Total flavonoid content

Tổng hàm lượng flavonoid

v


MỞ ĐẦU
Clitoria ternatea (C. ternatea) còn được gọi là cây đậu biếc, đây là một loại cây
thuộc họ đậu giàu protein, có giá trị làm thuốc nhuộm cũng như trong y học cổ truyền
và đã nhiều nghiên cứu chứng minh cao chiết từ hoa của C. ternatea giúp tăng cường
hệ miễn dịch, ngăn chặn ung thư, tốt cho tim mạch, bệnh do mất cân bằng các gốc tự
do... Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy hoa của C. ternatea có các thành phần
như phenol và flavonoid với khả năng kháng oxy hóa. Ngồi ra, hoa của C. ternatea
cịn được biết đến do có hiệu quả kháng khuẩn rất tốt cũng như ức chế α – glucosidase,
kháng viêm cũng như ức chế tyrosinase [12].
Ngoài ra, theo một nghiên cứu thực hiện trên chuột mắc bệnh đái tháo đường được
công bố trên Tạp chí Khoa học Ứng dụng Dược phẩm, chiết xuất trà C. ternatea có thể
làm giảm đáng kể nồng độ glucose trong huyết thanh do sự ức chế các enzyme (αamylase và α-glucosidase) được báo cáo là có hoạt tính chống đái tháo đường. Theo tạp
chí Journal of Zhejiang University – Science B, khi nghiên cứu trên động vật đã ghi
nhận: chiết xuất từ hoa C. ternatea có khả năng làm lành tổn thương tinh hoàn và bảo

vệ gan ở chuột. Đây là cơ sở cho thấy dược liệu này có khả năng thanh nhiệt, giải độc
gan, bảo vệ chức năng thận, … hiệu quả từ cây dược liệu.
Do hoa C. ternatea có màu sắc đẹp mắt, thu hút nên được người dân trồng làm
cây cảnh và sử dụng làm màu thực phẩm. Trong hoa C. ternatea có chứa nhiều nhóm
hợp chất tự nhiên như: flavonoid, phenol, glycoside, este, saponin, tanin, alkaloid,
carbohydrate, protein, tinh dầu, chất kháng oxy hóa, nucleotide, acetylcholine,
cyclotide, … [1], [12]. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy alkaloid có nhiều tác
dụng dược lý như giảm đau, chống rối loạn nhịp tim… vừa có lợi cũng vừa có hại nếu
sử dụng khơng đúng cách. Ngồi alkaloid có nhiều cơng dụng mang tính dược lý ra thì
nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng saponin trong cây hoa C. ternatea mang lại nhiều
lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe cho con người như là giảm lượng cholesterol trong máu,
chống ung thư, giúp xương thêm chắc khỏe, tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ
thể [1]. Trong những năm gần đây anthocyanin được tìm thấy là hợp chất tạo màu (tạo
nên màu xanh tím rực rỡ của hoa), hợp chất anthocyanin giúp bảo vệ DNA và lipid
peroxidation khỏi tổn thương và tăng sản xuất cytokine để tăng miễn dịch cho cơ thể.
Một số nghiên cứu trên Tạp chí quốc tế về dược phẩm cho rằng: các flavonoid trong
1


loài cây này chứa các hợp chất giúp cơ chế của chúng là làm giãn nở các mạch máu
dưới da, tăng lưu lượng máu, kích thích đổ mồ hơi, lợi tiểu, giải cảm nhanh chóng. Một
số nghiên cứu cịn đánh giá tác dụng khác của cây C. ternatea có thể sử dụng các thuốc
kháng viêm. Vì vậy, lồi thực vật này sẽ hỗ trợ cơ thể trước các bệnh lý cấp và mãn
tính. Hơn nữa, thành phần cyclotides trong cây có tác dụng kháng các vi khuẩn in vitro
như Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Bacillus
subtilis, Streptococcus agalactiae… [12].
Mặc dù hoa C. ternatea có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng ở nước ta các
nghiên cứu về tách chiết hay xác định hợp chất, hoạt tính của hoa C. ternatea thì hầu
như chưa nhận được sự quan tâm từ các nhà khoa học. Từ những vấn đề đã nêu, chúng
tơi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số nhóm hợp chất và hoạt tính sinh học từ cao

chiết của cây đậu biếc (C. ternatea)”.
Mục tiêu nghiên cứu: Thu nhận cao chiết từ lá và hoa của cây đậu biếc; Định tính
và định lượng một số thành phần hợp chất; Đánh giá một số hoạt tính sinh học; Đồng
thời đánh giá mối tương quan giữa các hoạt tính này với các thành phần hợp chất trong
lá và hoa của cây hoa đậu biếc.
Giới hạn nghiên cứu:
Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 6 năm 2022
tại phịng thí nghiệm Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Công Nghiệp, Trường
Đại học Tự nhiên. Với mẫu cây đậu biếc được thu mua tại ở cơ sở có uy tín ở Quận 9,
TP. Hồ Chí Minh; Để đạt được mục tiêu trên, cần tiến hành một số nội dung sau:
- Thu nhận cao chiết methanol, ethyl axetat từ lá và hoa của cây đậu biếc;
- Định tính một số hợp chất gồm saponin, tanin, triterpenoid, steroid, alkaloid;
Định lượng phenol và flavonoid trong cao chiết của lá và hoa từ cây đậu biếc;
- Xác định một số hoạt tính sinh học như kháng oxy hóa, ức chế α-glucosidase,
ức chế tyrosinase và kháng viêm từ cao chiết của lá và hoa của cây đậu biếc;
- Xác định mối tương quan giữa thành phần phenol và flavonoid với các hoạt tính
trong cao chiết của lá và hoa từ cây đậu biếc.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về Clitoria ternatea
1.1.1 Giới thiệu chung
C. ternatea mang vẻ đẹp cuốn hút cùng với ý nghĩa đặc biệt, sâu sắc. Chúng vừa
đại diện cho sự duyên dáng, dịu dàng vừa mang đến cảm giác thân thuộc, gần gũi. Trong
dân gian, người ta hay gọi nó với nhiều tên khác nhau như hoa đậu bếp, cây bơng biếc
hay đậu tím [1].
Theo nhiều tài liệu ghi nhận, nguồn gốc của cây C. ternatea là từ châu Á. Ngày

nay, loài phân bố ở khắp thế giới, xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, …
Ở Việt Nam, ta dễ dàng bắt gặp C. ternatea ở hàng rào, sân vườn, công viên… Tùy vào
địa phương, có thể dùng cây làm cảnh, che bóng mát, phân bón, che phủ, cải tạo đất.
Lồi cây C. ternatea này thích hợp sinh sống và phát triển mạnh mẽ nơi khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm. Có khả năng chịu nắng tốt, nhiệt độ trung bình khoảng 30°C và được nhân
giống bằng hạt. Từ lúc gieo trồng đến thu hoạch trong khoảng 3-5 tháng. Ra hoa thường
vào tháng 6 đến tháng 11 hằng năm. Bất kể nguồn gốc địa lý cụ thể và lịch sử tiến hóa
của C. ternatea, sự phân bố ngày nay của các quần thể tự nhiên của C. ternatea là vùng
nhiệt đới, được tạo điều kiện thuận lợi bởi các đặc điểm chính của lồi: khả năng chống
chịu với điều kiện khô hạn, không phụ thuộc vào các lồi thụ phấn cụ thể vì tự thụ phấn
và khả năng cố định nitơ. Bộ phận chứa chất độc của cây C. ternatea là hạt và rễ. Trong
thành phần của hạt chứa các acid amin và một loại dầu độc dùng làm thuốc tẩy. Rễ có
vị chát, đắng, chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm dịu và săn da. [1],
[2].
Theo cơ sở dữ liệu của National Center for Biotechnology Information (NCBI) thì
C. ternatea thuộc [54]:

3


Giới (regnum)

Plantae;

Bộ (ordo)

Fabales;

Họ (familia)


Fabaceae;

Chi (genus)

Clitoria;

Lồi (species)

Clitoria ternatea.

Hình 2.1 C. ternatea trong tự nhiên.
1.1.2 Một số đặc điểm sinh học của C. ternatea
Cây C. ternatea thuộc nhóm cây thân thảo và thuộc họ Đậu (Fabaceae), thân mềm
thường có lơng tơ nhỏ bao quanh, có đặc tính dẻo dai và khỏe mạnh, bám được vào
xung quanh các vật thể khác. Dễ trồng và chăm sóc, chịu được nắng nóng và hạn rất tốt,
sợ rét, ít sâu bệnh. Nhiệt độ ưa thích của C. ternatea là từ 20 – 32°C [1]. Hoa C. ternatea
có đài hoa gồm năm lá đài hợp nhất và tràng hoa có năm cánh hoa tự do, hoa có cuống
và chiều dài của cuống là 4-5 mm, các tràng hoa thường có màu xanh lam đậm nhưng
cũng có thể có màu trắng và các sắc thái trắng xanh khác nhau ở giữa [3].
Thân có thể dài tới 15 – 17m, nên hay được ứng dụng để trang trí hàng rào hay
cổng nhà [1].
Lá có hình bầu dục, nhọn ở đầu màu xanh đậm, có gân nổi rõ, đặc biệt lá xanh
quanh năm, bình thường cứ 1 lá to sẽ mọc ở giữa ngay ngọn, 5 lá chét còn lại sẽ mọc
đối xứng nhau, mỗi lá có kích thước khoảng 4cm [1].
Hoa thường có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng và sẽ có màu tím, màu trắng hoặc màu
hồng với hình dáng lạ mắt dạng trứng ngược, hoa này mọc thành chùm hoặc riêng lẻ,
hoa C. ternatea được phân thành 2 loại: loại hoa kép và hoa cánh đơn [1].
Quả có độ dài từ 4 đến 13cm, giống như đậu ván, khi non có màu xanh khi già thì
quả có màu nâu đốm từ 6 đến 10 hạt còn đặc điểm của hạt C. ternatea thì thường có
màu đen tuyền, bóng và có đốm nhỏ [1].


4


Hình 2.2 Clitoria ternatea (A) hoa, (B) vỏ, (C) lá, và (D) rễ có nốt sần. Hoa C.
ternatea bao gồm nhị (st), nhụy (p), lá đài (sp) và tràng hoa. Các tràng hoa bao gồm
năm cánh: một banner (b), hai wings (w) và hai keels (k). C. ternatea có lá kép hình
lơng chim, vỏ dẹt và nhọn và rễ tạo ra nốt sần (n).
1.2 Một số thành phần hợp chất của C. ternatea
Theo một số nghiên cứu cho biết, thành phần hóa học chứa trong C. ternatea rất
đa dạng. Mỗi bộ phận của cây đều chứa những thành phần dược chất không giống nhau
[1].
Hoa của C. ternatea: Chứa nhiều chất nhựa glycoside và este. Bên cạnh đó, các
nghiên cứu phân tích hoa C. ternatea cho biết, dược liệu này chứa nhiều chất kháng oxy
hóa flavonoid và hợp chất cliotide [3].
Lá cây: Bao gồm aparajita và G-lactose [3].
Hạt: Chất nhựa đắng và các acid amin như valin, leucin, adenin và isoleucin. Ngồi
các thành phần này, hạt C. ternatea cịn chứa các hợp chất khác như arginine, tyrosine,
glycine, acid aspartic… [3], hạt chứa axit palmitic (19%), axit stearic (10%), axit oleic
(51-52%), axit linoleic (17%) và axit linolenic (4%) [3].
C. ternatea tạo ra một hệ thống rễ sâu rộng, giúp cây có thể tồn tại đến 7-8 tháng
hạn hán, rễ cũng tạo ra các nốt sần lớn để cố định đạm [3].
1.2.1 Saponin

5


Saponin là một glycoside tự nhiên thường được tìm thấy trong nhiều loại thực vật
như cây mao lương hoa vàng, tỏi, hành tây, hoa chuông, đậu xanh, kiều mạch, cây dong,
… trong đó cả hoa C. ternatea [12].

Saponin cịn gọi là saponoside là một nhóm glycoside lớn, gặp rộng rãi trong thực
vật. Saponin có trong nhiều lồi thực vật, cả thực vật hoang dại lẫn thực vật gieo trồng.
Có hai loại saponin, đó là saponin acid (triterpenoid saponin) và saponin trung tính
(steroid saponin). Saponin acid có mặt chủ yếu trong thực vật gieo trồng cịn saponin
trung tính có mặt chủ yếu trong thực vật hoang dại, đặc biệt là trong thảo dược. Nhóm
cây đậu như đậu tương, đậu Hà lan, cỏ luzern... và một số cây cỏ có tính chất tạo bọt
như rễ cây xà phòng (soap root), vỏ cây xà phòng (soap bark) khá giàu saponin. Saponin
khi thủy phân cho ra glycon (gốc đường, bao gồm glucose, arabinose, xylose và acid
glucoronic) và aglycon (gốc sapogenin, bao gồm saponin trung tính và saponin acid).
Cấu trúc hóa học cơ bản của nhóm saponin trung tính là steroid cịn của nhóm saponin
acid là triterpenoid [13].
Do tính chất hoạt động về mặt tẩy rửa, saponin là tác nhân tạo bọt rất tốt cho các
dung dịch cần có bọt bền. Dịch chiết của các cây có nhiều saponin cịn được dùng trong
cơng nghệ đồ uống để gây bọt cho nước uống [13]. Hoạt động bề mặt chịu trách nhiệm
về đặc tính tạo bọt, cũng như một số chức năng sinh học khác bao gồm hoạt tính tan
huyết, được cho là do các đặc điểm cấu trúc đặc trưng của saponin và bản chất lưỡng
tính của chúng là kết quả của sự hiện diện của một gốc đường ưa nước và một genin kỵ
nước (gọi là sapogenin). Saponin có thể sở hữu từ một đến ba chuỗi đường thẳng hoặc
nhánh, thường bao gồm D -glucose, L -rhamnose, D -galactose, D -glucuronic acid, L
-arabinose, D -xylose hoặc D -fucose. Chuỗi đường có thể chứa từ một đến một số gốc
monosaccharide, và thường được gắn ở C-3 [42].
Có tác dụng phá huyết mạnh khi tiêm vào mạch máu. Đó cũng là tính đặc trưng
của saponin. Ngun nhân phá huyết có thể giải thích do sự tạo phức giữa saponin với
cholesterol và cholesterol este hóa của màng hồng cầu. Nhưng lại thấy có nhiều trường
hợp chỉ số phá huyết và khả năng tạo phức với cholesterol không tỉ lệ thuận với nhau vì
vậy phải xét đến khả năng tạo phức của saponin với các thành phần khác của màng hồng
cầu. Hồng cầu của các loài động vật khác nhau cũng bị ảnh hưởng khác nhau đối với 1
6



loại saponin. Hồng cầu cừu dễ bị phá huyết nhất nên dùng tốt để tính chỉ số phá huyết,
nếu khơng có máu cừu thì có thể dùng máu của động vật có sừng khác [13].
1.2.2 Tanin
Tanin được dùng đầu tiên vào năm 1796 để chỉ những chất có mặt trong dịch chiết
từ thực vật có khả năng kết hợp với protein của da sống động vật làm cho da không thối
và bền [14].
Tanin là hợp chất phenol thứ cấp của thực vật, tanin là các este galloyl hoặc
proanthocyanidins oligomeric và polyme, được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất thứ cấp
của thực vật và thường được tìm thấy chủ yếu trong vỏ, thân, hạt, rễ, chồi và lá. Ngoài
ra, tanin cũng có trong thực phẩm, chẳng hạn như nho, dâu đen, dâu tây, quả óc chó,
hạt điều, quả phỉ, xồi và có cây đậu biếc và hoạt động như các chất bảo vệ thực vật,
bảo vệ cây khỏi nấm, mầm bệnh, côn trùng và động vật ăn cỏ. [14]. Theo nghiên cứu
của R KavithaV và cộng sự (2013) đã nghiên cứu về thành phần hóa học của cao được
chiết xuất từ lá của cây đậu biếc đã tiến hành định lượng một số hợp chất như phenol,
flavonoid, carbohydrate và có cả tanin và hàm lượng tanin 78,75 ± 2,09 mg TEA/g chiết
xuất, ngoài ra tanin cũng được coi là một chất kháng oxy hóa tốt [57].
Tất cả tanin đã biết cho đến nay là các phenol đa phân tử, phần lớn nằm trong
khoảng 500-5.000 đơn vị C. Khi nung chảy tanin với kiềm thu được các chất như:
pyrocatechin, acid potorcatechin, pyrogalot, acid galic và phloroglutin [14].

Hình 2.3 Một số cấu trúc của tanin.
Về mặt hóa học, tanin thường được chia thành hai nhóm chính: tanin thủy phân
(HTs) và tanin ngưng tụ (CT). Tanin có thể thủy phân có thể được phân tách thành
gallotanin và ellagitanin được tạo thành từ các este của axit gallic hoặc axit
hexahydroxydiphenic, tương ứng, được liên kết với một gốc đường. Tanin ngưng tụ

7



×