Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học kiến trúc hà nội luận văn ths khoa học thư viện 60 32 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TÀO THỊ THANH MAI

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LIBOL 5.5 TẠI
TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THƢ VIỆN

Hà Nội – 2013

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TÀO THỊ THANH MAI

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LIBOL 5.5 TẠI
TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Chuyên ngành : Khoa học Thƣ viện
Mã số : 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THƢ VIỆN


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Chu Ngọc Lâm

Hà Nội – 2013

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 8
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................... 9
2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................................ 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 11
5. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................................... 11
6. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................ 12
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ..................................................................... 12
8. Bố cục của đề tài ............................................................................................................. 12
9. Dự kiến kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 13
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................... 14
CHƢƠNG 1: PHẦN MỀM LIBOL 5.5 VỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ..................................................14
1.1 Phần mềm Libol 5.5 trong hoạt động Thông tin thƣ viện .................... 14
1.1.1 Khái quát về phần mềm thư viện quản trị tích hợp và phần mềm
Libol 5.5 ............................................................................................ 14
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5.................. 18
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng của phần mềm Libol 5.5 .......... 19

1.2 Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội ... 22
1.2.1 Khái quát về Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội .......................................... 22
1.2.2 Giới thiệu về Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội ........................................................................................................................ 23
1.2.3 Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động.............................................................. 26
1.2.4 Nguồn lực thông tin ........................................................................................ 29
1.2.5 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin ....................................................... 39
1.2.6 Cơ sở vật chất .................................................................................................. 41

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3
1.3 Vai trò và yêu cầu của việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung
tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội .................... 45
1.3.1 Vai trò của việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm ................... 45
1.3.2 Yêu cầu của việc ứng dụng Libol 5.5 tại Trung tâm ................................... 47
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LIBOL 5.5
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
KIẾN TRÚC HÀ NỘI..................................................................................................... 48
2.1 Các phân hệ của phần mềm Libol 5.5 ứng dụng tại Trung tâm ........... 48
2.1.1 Phân hệ bổ sung............................................................................................... 49
2.1.2 Phân hệ biên mục ............................................................................................ 58
2.1.3 Phân hệ bạn đọc .............................................................................................. 66
2.1.4 Phân hệ lưu thông............................................................................................ 73
2.1.5 Phân hệ ấn phẩm định kỳ................................................................................ 78
2.1.6 Phân hệ quản lý ............................................................................................... 80
2.1.7 Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC ................................................................. 83

2.2 Các phân hệ chƣa đƣợc Trung tâm triển khai ứng dụng ...................... 89
2.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol 5.5 vào hoạt động tại
Trung tâm. ....................................................................................................... 90
2.3.1 Kết quả đạt được.............................................................................................. 90
2.3.2 Một số hạn chế ................................................................................................. 95
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG
PHẦN MỀM LIBOL 5.5 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ............................................................. 99
3.1 Các giải pháp chủ yếu ............................................................................... 99
3.1.1 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện ................................................................. 99
3.1.2 Đào tạo người dùng tin ................................................................................. 101
3.1.3 sử dụng hết tính năng của phần mềm Libol 5.5......................................... 103

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4
3.1.4 Nâng cấp ứng dụng phần mềm Libol 6.0 .................................................... 105
3.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ ............................................................................ 103
3.2.1 Trang bị hạ tầng công nghệ thông tin bền vững......................................... 106
3.22 Thiết lập tổ hợp các đơn vị dùng phần mềm Libol để tiến tới hoạt động liên
thư viện ..................................................................................................................... 106
3.3 Khuyến nghị ............................................................................................. 110
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 117
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 120

4


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
AACR2

Anglo – American Cataloging Rules, second edition (Quy tắc
biên mục Anh – Mỹ. Xuất bản lần thứ 2)

CDS/ISIS

Computer Documentation System/Intergreter Set of Information
System

CNTT

Công nghệ thông tin

DDC

Dewey Decimal Classification (Khung phân loại thập phân
Dewey)

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội


ĐHKHXH&NV

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

ILL

Inter – Library Loans (Mƣợn liên thƣ viện)

ISBD

International Standard Bibliographic Description (Mô tả thƣ tịch
theo chuẩn quốc tế)

ISO 2709

Phân loại tiêu chuẩn khổ mẫu trao đổi thông tin

ISO 10161

Chuẩn các giao thức thông tin thƣ viện cho trao đổi văn bản ảo

LAN

Local Area Netword (Mạng cục bộ)

LCC

Library of congress classification (Khung phân loại quốc hội Hoa
kỳ)


MARC

Machine Readable Catalogue (Khổ mẫu đọc máy cho dữ liệu thƣ
mục)

NCT

Nhu cầu tin

NDT

Ngƣời dùng tin

Phần mềm Libol

Hệ quản trị thƣ viện tích hợp Libol

RFID

Radio Frequency Identification (Công nghệ định dạng bằng song
Radio)

TT- TV

Thông tin - Thƣ viện

UNIMARC

Universal Machine Readable catalogue Format (Khuôn thức
MARC quốc tế)


Z39.50

Chuẩn tra cứu liên thƣ viện

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá định tính phần mềm thƣ viện
Bảng 1.2: Cơ cấu tổ chức nhân sự của Trung tâm TT - TV
Bảng 1.3: Thống kê số lƣợng tạp chí có trong Trung tâm
Bảng 1.4: Thống kê tài liệu luận án, luận văn
Bảng 1.5: Số lƣợng trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kinh phí từ năm 2008 - 2012 của Trung tâm
Bảng 2.2:Bảng hiển thị thông tin về bạn đọc
Bảng 2.3: Bảng thống kê bạn đọc
Bảng 2.4: Lịch mƣợn trả tài liệu của NDT
Bảng 2.5: Tiêu chí đánh giá phần mềm Libol 5.5
Bảng 2.6: Thống kê số lƣợng biểu ghi
Biểu đồ 1.1: Thống kê giáo trình theo năm xuất bản
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ tài liệu tham khảo tiếng Việt, ngoại văn và giáo trình
Biểu đồ 1.3 : Thành phần cơ cấu các nhóm NDT tại Trung tâm TT – TV
Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội

6


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: cơ sở dữ liệu Đồ án mơn học
Hình 1.2: Trang chủ của cơ sở dữ liệu phục vụ đồ án thiết kế kiến trúc
Hình 1.3: Giao diện của Website Trung tâm TT-TV
Hình 1.4: Phịng đọc giáo trình và tài liệu tham khảo
Hình 2.1 : Phân hệ bổ sung
Hình 2.2: Giao diện chức năng bổ sung – Phân hệ bổ sung
Hình 2.3: Mẫu mã vạch của Trung tâm
Hình 2.4: Giao diện phần mềm QuarkXPress
Hình 2.5: Giao diện chức năng kho – Phân hệ bổ sung
Hình 2.6: Giao diện chức năng thống kê – Phân hệ bổ sung
Hình 2.7: Thống kê bổ sung theo định kỳ thời gian
Hình 2.8: Thống kê bổ sung theo thuộc tính ấn phẩm
Hình 2.9: Phân hệ biên mục.
Hình 2.10: Hình ảnh đặt giá trị ngầm định cho tài liệu là Luận văn
Hình 2.11: Giao diện chức năng từ điển – Phân hệ biên mục
Hình 2.12: Phân hệ bạn đọc
Hình 2.13: Hình ảnh thẻ bạn đọc
Hình 2.14: Giao diện Tra cứu bạn đọc – Phân hệ bạn đọc
Hình 2.15: Giao diện chức năng sửa và gia hạn thẻ - Phân hệ bạn đọc
Hình 2.16: Giao diện chức năng in thẻ - Phân hệ bạn đọc
Hình 2.17: Giao diện phân hệ lƣu thơng
Hình 2.18: Giao diện chức năng ghi mƣợn – Phân hệ lƣu thơng
Hình 2.19: Giao diện chức năng ghi trả - Phân hệ lƣu thơng
Hình 2.20: Giao diện phân hệ ấn phẩm định kỳ
Hình 2.21: Giao diện phân hệ quản lý

Hình 2.22: Giao diện phân hệ tra cứu
Hình 2.23: Giao diện kết quả tìm kiếm trên phân hệ tra cứu OPAC
Hình 2.24: Giao diện hiển thị thông tin thƣ mục trên phân hệ tra cứu.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, CNTT đã và đang giữ vai trò rất lớn, làm biến đổi sâu sắc mọi
lĩnh vực trong hoạt động của con ngƣời. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó,
Đảng và Nhà nƣớc ta xác định CNTT là ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn
cần đƣợc ƣu tiên phát triển để mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.
Chỉ thị 58- CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị đã khẳng định:
“CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng một số
ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế văn hóa
của thế giới hiện đại”. Với vai trị quan trọng nhƣ vậy, Thƣ viện Việt Nam đang
từng bƣớc đổi mới, hiện đại hóa để phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội và
dần khẳng định đƣợc vai trị, vị thế của mình trong thời đại mới, xã hội mới - Xã
hội thông tin.
Vậy mục tiêu đặt ra cho vấn đề hiện đại hóa hoạt động TT- TV đó là hƣớng
vào việc ứng dụng CNTT để tự động hóa các hoạt động của thƣ viện truyền
thống, xây dựng thƣ viện điện tử làm cho thƣ viện trở thành cầu nối giữa NDT
với nguồn thông tin tri thức nhân loại, thỏa mãn tối đa NCT của NDT.
Trong hơn 40 năm tồn tại và hoạt động của mình, Trung tâm TT- TV
Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ và đã
có những bƣớc tiến quan trọng trong việc ứng dụng những thành tựu của CNTT

vào hoạt động của mình. Nhất là việc triển khai sử dụng Phần mềm Libol 5.5 tạo
ra sự chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình ứng dụng bên cạnh những
ƣu điểm thì phần mềm Libol 5.5 bộc lộ một số nhƣợc điểm cần phải khắc phục
để việc ứng dụng đạt hiệu quả cao nhất.
Để có cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về vấn đề này, tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài “Ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện
Trƣờng Đại học Kiến Trúc Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học thƣ viện
của mình.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9
2. Tình hình nghiên cứu
Phần mềm Libol là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều đề tài từ nghiên cứu
khoa học, niên luận, khóa luận cho đến các luận văn, trên nhiều góc độ khác
nhau. Khơng những vậy có những cơng trình đề cập tới phần mềm Libol nhƣ một
vấn đề, một khía cạnh có trong đề tài nghiên cứu. Có thể kể đến các cơng trình
nhƣ :“Ứng dụng cơng nghệ thông tin trong các cơ quan Thông tin - Thư viện
khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Hiện trạng và triển vọng” (Luận văn 1995)
của tác giả Nguyễn Văn Hùng ; “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
Thông tin - Thư viện tỉnh Bắc Giang - Thực trạng và phát triển” (Luận văn 2000)
của tác giả Vũ Thị Xuân Hƣơng ; “Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện
Viện Kinh tế Việt Nam” (Luận văn 2006) của tác giả Dƣơng Hồ Điệp ; “Ứng
dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học
Giao thông vận tải thực trạng và giải pháp” (Luận văn 2006) của tác giả Đỗ
Tiến Vƣợng.
Về Thƣ viện điện tử có cơng trình : Xây dựng mơ hình Thư viện điện tử ở

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (2003) của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn ;
Về hệ thống tra cứu điện tử có các cơng trình nhƣ : Nghiên cứu xây dựng
mục lục liên hợp trực tuyến cho hệ thống Thư viện cộng cộng Việt Nam (2005)
của tác giả Đỗ Văn Hùng ; Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tra cứu tin
điện tử tại Trung tâm Thông tin Lưu trữ địa chất (2006) của tác giả Võ Thị Kim
Ngân.
Bên cạnh đó, phần mềm Libol còn trở thành vấn đề nghiên cứu trên các tạp
chí và kỷ yếu. Cụ thể: “Chọn lựa phần mềm quản trị thư viện” (Tạp chí thơng tin
tƣ liệu, số 2,2000) của tác giả Vũ Văn Sơn; “Tin học hóa thư viện” (Kỷ yếu hội
thảo khoa học và thực tiễn hoạt động thông tin thƣ viện: Kỷ niệm 5 năm thành
lập Trung tâm thông tin thƣ viện Đại học quốc gia Hà Nội (1997- 2002) của Tiến
sĩ Nguyễn Huy Chƣơng; “Tổ chức phòng tra cứu ở một thư viện đại học trong
thời đại điện tử” (Tập san thƣ viện, số 2, 2001) của tác giả Nguyễn Thị Hạnh;…
Trên bình diện các luận văn thạc sỹ, đến nay có khá nhiều Luận văn chuyên

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10
ngành Khoa học thƣ viện nghiên cứu trực tiếp về hệ quản trị thƣ viện tích hợp
Libol, ví dụ nhƣ: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bổ sung
trao đổi tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” (2002) của tác giả Nguyễn Trọng
Phƣợng; “Khảo sát việc ứng dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu tích hợp Libol 5.5 tại
Trung tâm Thơng tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà nội” (2006) của tác giả
Chu Vân Khánh; “Nghiên cứu việc ứng dụng phần mềm Libol tại thư viện trường
Đại học Xây dựng Hà Nội”(2008) của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh;…
Tuy nhiên, mỗi trƣờng lại có những hồn cảnh và điều kiện khác nhau, hơn nữa
Trung tâm TT - TV Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội có những đặc thù riêng do

vậy bài toán về ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại đây cần có cách tiếp cận và giải
quyết riêng.
Trung tâm TT - TV Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội đã có 03 luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Khoa học thƣ viện đó là: “Phát triển và quản lý nguồn lực
thơng tin số tại Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội”
(2008) của tác giả Hoàng Sơn Công; “Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm
và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội” (2008) của tác giả Vũ Thị Mỹ Nguyên; “Nghiên cứu phát triển và khai thác
nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội” (2011) của tác giả Phạm Thanh Bình. Các cơng trình trên chỉ tập
trung vào nghiên cứu nguồn lực thông tin số, quy trình số hóa tài liệu, hệ thống
sản phẩm và dịch vụ thơng tin... cho đến nay chƣa có một cơng trình nào nghiên
cứu tồn diện về ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm TT – TV Trƣờng
Đại học Kiến trúc Hà Nội. Với việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này, tơi hy vọng
có thể kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trƣớc và
những kinh nghiệm làm việc của bản thân để có thể nghiên cứu, khảo sát thực
trạng, ƣu, nhƣợc điểm của việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm
TT – TV Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội. Từ đó, đề xuất những phƣơng hƣớng
và giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11
để nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt NCT, phục vụ công tác giảng dạy,
học tập, nghiên cứu khoa học và thực hành sản xuất của Nhà trƣờng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu khảo sát tình hình ứng dụng phần mềm
Libol 5.5 tại Trung tâm TT- TV Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội. Qua đó tác
giả rút ra một số nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm (Trung tâm TT- TV Trƣờng Đại học
Kiến trúc Hà Nội) để nâng cao hiệu quả hoạt động.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết đƣợc yêu cầu đề ra, đề tài luận văn sẽ thực hiện một số nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại
Trung tâm.
- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm Libol 5.5.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề ứng dụng phần mềm Libol 5.5 trong hoạt động TT - TV
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại
Trung tâm TT – TV Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội từ năm 2002 đến nay.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm TT – TV Trƣờng Đại học
Kiến trúc Hà Nội đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng nhƣ: hiện đại hóa cơng
tác bổ sung, xử lý tài liệu, quản lý và phục vụ bạn đọc, phát triển nguồn tin, đa
dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ TT – TV, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thƣ
viện và bạn đọc khai thác thơng tin… Tuy nhiên q trình ứng dụng còn bộc lộ

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



12
những hạn chế cần phải có những giải pháp cụ thể phù hợp để nâng cao hiệu quả
sử dụng phần mềm Libol 5.5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, trên quan điểm chỉ đạo, đƣờng lối chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc về phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và hoạt động
TT – TV.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp phƣơng pháp sau:
-

Thu thập, phân tích & tổng hợp tài liệu.

-

Quan sát khoa học.

-

Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp.

7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học
Làm phong phú thêm lý luận về hệ quản trị thƣ viện tích hợp nói chung và
phần mềm Libol 5.5 nói riêng trong hoạt động TT – TV.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở khảo sát và phân tích thực trạng ứng dụng phần mềm Libol 5.5
tại Trung tâm TT – TV Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội tiến tới đánh giá khả

năng đáp ứng của phần mềm đối với các yêu cầu về nghiệp vụ, đƣa ra giải pháp
khắc phục tồn tại từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sự phát triển của
sự nghiệp TT - TV.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm
có 3 chƣơng :
Chƣơng 1 : Phần mềm Libol 5.5 với hoạt động Thông tin - Thƣ viện tại
Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Chƣơng 2 : Thực trạng ứng dụng phần mềm thƣ viện Libol 5.5 tại Trung
tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Kiến Trúc Hà Nội.

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13
Chƣơng 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol
5.5 tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội.
9. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Với dung lƣợng khoảng hơn 100 trang với kết cấu 3 chƣơng, Luận văn sẽ
tập trung vào một số nội dung sau:
- Giới thiệu về phần mềm Libol 5.5 với hoạt động TT- TV tại Trƣờng Đại
học Kiến trúc Hà Nội.
- Đánh giá đúng hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol 5.5
- Nhận xét đúng các kết quả đạt đƣợc, một số hạn chế, nguyên nhân.
- Đề ra các kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm
Libol 5.5 tại Trung tâm TT- TV Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội.

13


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
PHẦN MỀM LIBOL 5.5 VỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
1.1 Phần mềm Libol 5.5 trong hoạt động thông tin thƣ viện
1.1.1 Khái quát về phần mềm thư viện quản trị tích hợp và phần mềm libol 5.5
* Khái quát về phần mềm thƣ viện quản trị tích hợp
Hiện nay khi triển khai các ứng dụng tin học trong hoạt động TT – TV có
hai loại phần mềm chuyên dụng thƣờng đƣợc sử dụng là: Phần mềm tƣ liệu và
phần mềm tích hợp quản trị thƣ viện.
Phần mềm tƣ liệu: là phần mềm dùng để quản lý, lƣu trữ và tìm kiếm tài
liệu, đồng thời tạo ra các sản phẩm thông tin thƣ mục. Đối tƣợng quản lý của
phần mềm tƣ liệu là các tài liệu nhƣ: Sách, báo, tạp chí, các bài trích,… cơ sở dữ
liệu đƣợc tạo ra bởi phần mềm tƣ liệu là cơ sở dữ liệu thƣ mục. Đó chính là bộ
máy tra cứu thơng tin tự động hóa. Ví dụ nhƣ phần mềm CDS/ISIS một trong
những phần mềm tƣ liệu rất hữu hiệu trong khâu tùy biến xây dựng cơ sở dữ liệu
và tìm kiếm thông tin.
Tuy nhiên, ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và viễn thơng, sự
xuất hiện Internet, thì phần mềm tƣ liệu khơng cịn phù hợp nữa. Thực tế hoạt
động TT – TV địi hỏi cần có phần mềm quản trị thƣ viện mạnh hơn có khả năng
quản lý hàng triệu biểu ghi, quản trị các định dạng số của tài liệu (âm thanh, tồn
văn, hình ảnh), có khả năng khai thác trực tuyến và chia sẻ thông tin, đặc biệt có
khả năng tự động hóa quy trình dây chuyền thông tin tƣ liệu từ khâu bổ sung,
biên mục, tìm tin, quản lý bạn đọc, quản lý kho đến lƣu thông tài liệu, chia sẻ tài
liệu để phục vụ NDT. Chính vì vậy đã xuất hiện các phần mềm quản trị thƣ viện

tích hợp.
Nhƣ vậy, Khái niệm Hệ quản trị thƣ viện tích hợp có thể hiểu là phần
mềm có khả năng thực hiện tồn diện các chức năng quản lý của thƣ viện, bao

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15
gồm: Theo dõi việc bổ sung tài liệu, biên mục tự động, tìm tin tự động hay từ xa,
quản lý bạn đọc, quản lý lƣu thông tài liệu, quản lý kho, trao đổi thông tin thƣ
mục với các đơn vị khác.
Về mặt cấu trúc, Hệ quản trị thƣ viện tích hợp bao gồm 2 nhóm chính là:
Nhóm tác nghiệp và nhóm ngƣời sử dụng.
Nhóm tác nghiệp: thực hiện các chức năng nghiệp vụ của thƣ viện: bổ
sung, biên mục, báo cáo thống kê, phân quyền bảo mật.
Nhóm ngƣời sử dụng: thực hiện các chức năng khai thác thông tin giúp
ngƣời sử dụng có thể tìm kiếm, đọc tài liệu và yêu cầu sử dụng các dịch vụ trong
thƣ viện.
* Khái quát về phần mềm Libol 5.5
Libol 5.5 là một phần mềm thƣ viện tích hợp hồn chỉnh, hỗ trợ các quy
trình nghiệp vụ chuẩn của một thƣ viện hiện đại tức là một phần mềm thích hợp
với đặc thù cơng việc của ngành thƣ viện.
Phần mềm Libol 5.5 đƣợc nâng cấp từ phần mềm Libol 1.0 do Công ty
Công nghệ tin học Tinh Vân xây dựng năm 2000. Libol 5.5 đƣợc xây dựng trên
cơ sở hợp tác giữa các kỹ sƣ tin học và các đơn vị thƣ viện đầu ngành cho ra một
sản phẩm phần mềm „phù hợp‟ với những gì đang diễn ra trong thƣ viện, cố gắng
bổ khuyết những diểm hạn chế của CDS/ISIS, kết hợp tham khảo các phần mềm
thƣ viện nổi tiếng nhƣ: INNOPAC, GEAC, DYNIX,…

Libol có những tính năng chính sau:
- Hỗ trợ chuẩn biên mục MARC 21, AACR2, ISBD; các khung phân loại
thông dụng nhƣ DDC, BBK, NLM, LOC, UDC; chuẩn ISO 2709 cho nhập /xuất
dữ liệu.
- Liên kết với các thƣ viện và tài nguyên thông tin trực tuyến trên Internet
qua giao thức Z39.50 và OAI – PMH.
- Mƣợn liên thƣ viện theo giao thức ISO 10161, sử dụng định dạng mã hóa
dữ liệu BER/MINE.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


16
- Tích hợp với các thiết bị mã vạch, thẻ từ và RFID; các thiết bị mƣợn trả tự
động theo chuẩn SIP2.
- Hỗ trợ đa ngữ Unicode với dữ liệu và giao diện làm việc; các bảng mã
Tiếng Việt nhƣ TCVN 5712, VNI…
- Công cụ xây dựng, quản lý, khai thác kho tài liệu số.
- Xuất bản các cơ sở dữ liệu hoặc thƣ mục trên đĩa CD.
- Tìm kiếm toàn văn.
- Khả năng tùy biến cao.
- Bảo mật và phân quyền chặt chẽ.
- Thống kê tra cứu đa dạng, chi tiết và trực quan phục vụ mọi nhóm đối
tƣợng.
- Vận hành hiệu quả trên cơ sở dữ liệu lớn hang triệu bản ghi, hỗ trợ hệ
quản trị cơ sở dữ liệu Oracle hoặc MS SQL Server.
- Khai thác và trao đổi thông tin qua Web, thƣ điện tử, GPRS (điện thoại di
động) và thiết bị hỗ trợ ngƣời khiếm thị.

- Tƣơng thích với cả mơ hình kho đóng và kho mở.
- Hỗ trợ hệ thống thƣ viện nhiều kho, điểm lƣu thơng.
Chƣơng trình Libol hoạt động trên một cơ sở dữ liệu và cơ chế quản lý
thống nhất. Tuy vậy, để đảm bảo rằng các quy tắc nghiệp vụ đƣợc phân tách rõ
ràng, phần mềm Libol 5.5 đƣợc chia thành 9 phân hệ.
Do thông tin đƣợc chia sẻ giữa các phân hệ, một phân hệ có thể khai thác tối
đa lƣợng dữ liệu liên quan đến quy tắc nghiệp vụ mà nó đảm trách từ cơ sở dữ
liệu chung trong khi ngƣời sử dụng phân hệ chỉ cần nhập một lƣợng thơng tin ít
hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, các phân hệ cũng đƣợc thiết kế với mức độc lập sao cho sự thay
đổi cấu trúc cơ sở dữ liệu liên quan đến phân hệ này sẽ không làm ảnh hƣởng đến
sự vận hành của các phân hệ khác.
+ Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC:

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


17
Là cổng thông tin chung cho mọi đối tƣợng để khai thác tài nguyên và
dịch vụ thƣ viện theo cách riêng phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.
Là môi trƣờng giao tiếp và trao đổi thông tin giữa bạn đọc với nhau, giữa
bạn đọc và thƣ viện, giữa bạn đọc với các thƣ viện khác.
+ Phân hệ bổ sung:
Quy trình quản lý ấn phẩm chặt chẽ và xuyên suốt kể từ lúc phát sinh nhu
cầu bổ sung, đặt mua, kiểm nhận, gắn số đăng ký cá biệt, xếp giá tới lƣu kho và
đƣa ra khai thác.
+ Phân hệ biên mục:
Công cụ mạnh, thuận tiện và mềm dẻo giúp biên mục mọi dạng tài

nguyên thƣ viện theo các tiêu chuẩn thƣ mục quốc tế; giúp trao đổi dữ liệu biên
mục với các thƣ viện trên mạng Internet và giúp xuất bản các ấn phẩm thƣ mục
phong phú và đa dạng.
+ Phân hệ ấn phẩm định kỳ:
Tự động hoá và tối ƣu hoá các nghiệp vụ quản lý đặc thù cho mọi dạng ấn
phẩm định kỳ (báo, tạp chí…) nhƣ bổ sung, theo dõi, đăng ký, đóng tập và khiếu nại.
+ Phân hệ bạn đọc:
Quản lý thông tin cá nhân và phân loại bạn đọc giúp thƣ viện áp dụng
đƣợc những chính sách phù hợp với mỗi nhóm bạn đọc và tiến hành các xử lý
nghiệp vụ theo lô hoặc theo từng cá nhân.
+ Phân hệ lƣu thơng:
Tự động hố những thao tác thủ công lặp đi lặp lại trong q trình mƣợn
trả và tự động tính tốn, áp dụng mọi chính sách lƣu thơng do thƣ viện thiết đặt.
+ Phân hệ mƣợn liên thƣ viện (ILL):
Quản lý những giao dịch trao đổi tƣ liệu với các thƣ viện khác theo chuẩn
quốc tế dƣới các vai trò là thƣ viện cho mƣợn và thƣ viện yêu cầu mƣợn.
+ Phân hệ phát hành:
Theo dõi và xử lý các yêu cầu đặt mua tài liệu điện tử qua mạng.
+ Phân hệ ấn phẩm điện tử:

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


18
Quản lý việc lƣu trữ, xử lý, khai thác mọi định dạng tƣ liệu số hoá trên
nền tảng của một hệ quản trị nội dung (CMS) mạnh.
+ Phân hệ quản lý:
Quản lý, phân quyền ngƣời dùng và theo dõi toàn bộ hoạt động của hệ

thống.
Qua một số nét tổng quan về phần mềm Libol 5.5 chúng ta thấy rằng đây
là phần mềm đƣợc xây dựng khá chuyên nghiệp, phù hợp với thƣ viện đại học,
cao đẳng, có khả năng tích hợp và là phần mềm mở, đáp ứng yêu cầu của một
phần mềm thƣ viện.
Phần mềm Libol 5.5 có nhiều phân hệ với các chức năng khác nhau nhằm
có thể đảm bảo cho cơng tác hiện đại hóa mọi hoạt động thƣ viện: từ việc quản lý
của ngƣời lãnh đạo; cho đến mọi khâu trong chu trình đƣờng đi của tài liệu từ lúc
bổ sung, trong quá trình xử lý, biên mục cho đến tình hình mƣợn trả tài liệu của
bạn đọc và hình thức mƣợn liên thƣ viện.
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5
Tin học hóa hoạt động TT – TV là một xu thế tất yếu của các cơ quan
TT – TV hiện nay. Một hệ thống thông tin tự động hóa bao gồm 4 yếu tố:
- Nguồn nhân lực
- Các thiết bị xử lý thơng tin tự động: máy tính điện tử, các thiết bị ngoại
vi, các vật mang tin điện tử, các phƣơng tiện viễn thông
- Các phần mềm hệ thống và phần mềm chuyên dụng
- Các nguồn thông tin điện tử - nguồn thơng tin số
Trong đó yếu tố phần mềm đóng một vai trị rất quan trọng góp phần tin học
hóa hoạt động thƣ viện. Nhƣng để ứng dụng phần mềm có hiệu quả cao nhất
trong hoạt động thƣ viện cần có sự hỗ trợ của 3 yếu tố còn lại:
* Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đổi mới
về chất của hoạt động TT – TV. Bởi lẽ nguồn nhân lực là cầu nối giữa vốn tài
liệu của thƣ viện và NDT. Họ là nhân tố trực tiếp tác động và đảm bảo chất

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



19
lƣợng vốn tài liệu cũng nhƣ các sản phẩm và dịch vụ TT – TV. Chính họ là nhân
tố để vận hành toàn bộ các phân hệ của phần mềm thƣ viện hoạt động hiệu quả.
* Cơ sở hạ tầng CNTT
Cơ sở hạ tầng CNTT là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các cơ quan TT –
TV. Nó thể hiện sự vững mạnh của các cơ quan này trong tiến trình hoạt động.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại là điều kiện thuận lợi cho NDT khai thác,
sử dụng nguồn tin nhanh chóng, thuận tiện và có hiệu quả.
Sự can thiệp của CNTT đã mang lại lợi ích hết sức thiết thực đối với các cơ
quan TT – TV. Nó trợ giúp cho cán bộ thƣ viện tiết kiệm thời gian công sức
trong việc xử lý tài liệu, giúp tốc độ xử lý thông tin nhanh chóng, đảm bảo tính
thời sự của thơng tin. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại là nền tảng góp
phần nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol trong hoạt động thƣ viện.
* Nguồn tin điện tử
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thƣ viện, đặc biệt sử dụng kỹ thuật
số để biểu diễn thông tin đã dẫn đến việc ra đời một nguồn thông tin mới, đó là
nguồn tin điện tử ( Electronic Informarmation Resources).
Nguồn tin điện tử bao gồm các tài liệu nhƣ sách điện tử, báo điện tử, cơ sở
dữ liệu, các CD – ROM,…
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng của phần mềm Libol 5.5
Trong quá trình nghiên cứu để tìm ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng
dụng của phần mềm Libol đã có nhiều quan điểm khác nhau.
Theo Philippa Ryan [2], một nhà nghiên cứu về phần mềm thƣ viện hiện
đại các tiêu chí đánh giá có thể đƣợc xếp vào 9 nhóm chính sau đây:
- Các yêu cầu chung của phần mềm: bao gồm các yêu cầu về hệ thống, sự
tiện ích của phần mềm, các yêu cầu về cơ sở dữ liệu, sự cung cấp tài liệu, hệ
thống an toàn và các mật khẩu, sao lƣu và khắc phục dữ liệu hỗ trợ hệ thống.
- Các yêu cầu về biên mục: bao gồm các vấn đề nhƣ yêu cầu khi đƣa dữ liệu
vào, bảo quản dữ liệu, kiểm sốt tính nhất qn của dữ liệu.


19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


20
- Các u cầu về tìm kiếm thơng tin: bao gồm các vấn đề tra cứu chỉ dẫn, các
dạng tìm kiếm, sự hiển thị các kết quả tìm.
- Các yêu cầu về sự luân chuyển yêu cầu tin: Bao gồm các vấn đề bảo quản
dữ liệu, nhập dữ liệu và loại bỏ dữ liệu, thông báo mƣợn quá hạn, hệ thống kiểm
soát việc cho mƣợn, chức năng thống kê, bảo trì dữ liệu về bạn đọc.
- Các yêu cầu về bổ sung
- Các yêu cầu về quản lý ấn phẩm định kỳ
- Các yêu cầu về mƣợn sách
- Các yêu cầu về kết nối mạng
- Các yêu cầu về hỗ trợ hệ thống.
Bên cạnh tiêu chí đánh giá phần mềm nêu trên của Philippa Ryan, vào
tháng 9 năm 1997 Sở Giáo dục Victorian đã công bố bản báo cáo đánh giá phần
mềm thƣ viện và khả năng hồn thiện nó trong các trƣờng học Victorian. Các
tiêu chí đƣa ra trong bản báo cáo này đƣợc thể hiện theo 2 nhóm; định tính và
định lƣợng.
Các tiêu chí định lƣợng liên quan đến:
- Các chức năng tra cứu OPAC.
- Chức năng quản trị bộ sƣu tập
- Chức năng xuất nhập dữ liệu
- Hỗ trợ kỹ thuật
- Quản trị hệ thống
Các tiêu chí định tính liên quan đến các vấn đề sau:
- Giá thành của phần mềm

- Môi trƣờng kỹ thuật
- Liên kết đa phƣơng tiện
- Các tiêu chí hỗ trợ
- Vấn đề an tồn của phần mềm
- Khả năng tiện ích của phần mềm
- u cầu khơng có sự cố với Y2K năm 2000

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


21
Các tiêu chí nay đƣợc thể hiện trong bảng tiêu chí đánh giá định tính của
phần mềm thƣ viện
Các tiêu chí đánh giá

Chú giải

Giá thành của phần mềm

Đơn giản

Mơi trƣờng kỹ thuật

Bộ vi xử lý chạy trên môi trƣờng nào

Liên kết đa phƣơng tiện

Không kết nối Internet hay tháp CDROM


Yêu cầu khơng có sự cố Y2K năm Đƣợc đảm bảo bởi nhà cung cấp
2000
Các tiêu chí hỗ trợ

Đảm bảo 24h kết nối bằng đƣờng dây
di động

Vấn đề an toàn của phần mềm

Thật sự an tồn.khơng có thời gian chết
máy móc

Sự tiện ích của phần mềm – Đối với Dễ dàng
NDT
Sự tiện ích của phần mềm – Đối với Quản lý công việc 1 cách dễ dàng
cán bộ thƣ viện
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá định tính phần mềm thƣ viện
Cao Minh Kiểm [1] đã đƣa ra các tiêu chí đánh giá phần mềm thƣ viện bao gồm;
- Các yêu cầu về kỹ thuật
- Các phiên bản đặc biệt và sự an tồn
- Sự tiện ích của các chƣơng trình
- Sự hạn chế của phần mềm
- Việc đƣa dữ liệu vào và bảo quản cơ sở dữ liệu đó
- Các bảng tra thông tin
- Tra cứu thông tin
- Đƣa dữ liệu ra ngồi
Các tiêu chí đƣa ra trên đây của các cá nhân và tổ chức tuy chƣa phải là
tiêu chí đánh giá hiệu quả của phần mềm một cách thống nhất nhƣng đó chính là


21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


22
tiền đề cho ta có cái nhìn tồn diện trong việc đƣa ra tiêu chí đánh giá giệu quả
ứng dụng của phần mềm Libol.
1.2 Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội
1.2.1 Khái quát về Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội đƣợc thành lập theo quyết định số 181/CP
ngày 17 tháng 09 năm 1969 của Hội đồng Chính phủ. Qua hơn 40 năm xây dựng
và phát triển, Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo
đầu ngành của quốc gia, đạt đƣợc nhiều thành tựu trong hoạt động đào tạo và hợp
tác quốc tế. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, thế giới
đang chuyển biến mạnh mẽ sang nền kinh tế tri thức, giáo dục đại học đang
không ngừng phát triển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng và quốc tế hóa, Trƣờng
Đại học Kiến trúc Hà Nội đã xác định tầm nhìn chiến lƣợc phát triển Nhà trƣờng.
Bộ máy tổ chức của trƣờng đƣợc chia thành 4 khối nhƣ sau:
- Khối quản lý: Gồm 8 đơn vị
- Khối đào tạo: gồm 8 khoa, 2 trung tâm và 1 bộ môn trực thuộc
- Khối khoa học công nghệ và thông tin: gồm 4 đơn vị
- khối lao động sản xuất và dịch vụ: gồm 3 đơn vị
Hiện nay trƣờng có khoảng 850 cán bộ viên chức trong đó có hơn 400 cán bộ
giảng dạy phục vụ cho gần 9000 sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh
đang theo học tại Trƣờng.
Các chuyên ngành đào tạo Đại học:
- Khoa Kiến trúc đào tạo và cấp bằng Kiến trúc sƣ và bằng cử nhân Mỹ thuật
công nghiệp các chuyên ngành thiết kế đồ họa, nội thất và hồnh trangs.
- Khoa Quy hoạch đơ thị và nơng thơn đào tạo và cấp bằng Kiến trúc sƣ quy

hoạch đô thị và nông thôn.
- Khoa Xây dựng đào tạo và cấp bằng Kỹ sƣ xây dựng dân dụng và công
nghiệp, Kỹ sƣ xây dựng và cơng trình ngầm.
- Khoa Kỹ thuật hạ tầng và môi trƣờng đô thị đào tạo và cấp bằng kỹ sƣ cấp
thoát nƣớc, Kỹ sƣ kỹ thuật hạ tầng đô thị, Kỹ sƣ kỹ thuật môi trƣờng đô thị.

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


23
- Khoa quản lý đô thị đào tạo và cấp bằng Kỹ sƣ quản lý xây dựng đô thị.
Các chuyên ngành đào tạo sau đại học:
- Bằng tiến sĩ kiến trúc đƣợc cấp cho 4 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ: Lý
thuyết và lịch sử kiến trúc – mã số: 62.58.01.01, kiến trúc cơng trình – mã số
62.58.01.05. quy hoạch vùng – mã số 62.58.05.01, quy hoạch đô thị và nông
thôn – mã số: 62.58.05.05
- Bằng tiến sĩ kỹ thuật đƣợc cấp cho 3 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ: Xây
dựng cơng trình dân dụng và cơng nghiệp – mã số: 62.58.20.01, cấp thoát nƣớc mã số 62.58.70.01, Kỹ thuật hạ tầng đô thị - mã số:62.58.22.01
- Bằng tiến sỹ quản lý đơ thị và cơng trình – mã số: 62.58.10.01 đƣợc cấp cho
đào tạo tiến sỹ chuyên ngành Quản lý đơ thị và cơng trình.
- bằng thạc sỹ kiến trúc đƣợc cấp cho 2 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ: Kiến
trúc – mã số: 60.58.01, Quy hoạch – mã số: 60.58.05
- Bằng thạc sỹ kỹ thuật đƣợc cấp cho 3 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ: Xây
dựng dân dụng và công nghiệp – mã số: 60.58.20, hạ tầng kỹ thuật đơ thị mã số 60.58.22, Cấp thốt nƣớc mã số: 60.58.70
- Bằng thạc sỹ Quản lý đô thị - mã số: 60.58.10 đƣợc cấp cho chuyên ngành
Quản lý đô thị và cơng trình
Chứng chỉ bồi dƣỡng sau đại học đƣợc cấp cho các khóa bồi dƣỡng ngắn hạn.
1.2.2 Giới thiệu về Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Kiến trúc

Hà Nội
Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm TT-TV gắn chặt với sự hình thành
và phát triển của Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội.
+ Giai đoạn từ 1961 đến 1969
Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội chƣa đƣợc thành lập mà chỉ là Khoa Kiến
trúc thuộc Trƣờng Đại học Xây dựng.
Năm 1969 theo Quyết định 181CP, Trƣờng Đại học Kiến trúc đƣợc thành lập.
Trung tâm là một tổ thuộc phòng Đào tạo, cơ sở vật chất nghèo nàn, vốn tài liệu ít ỏi
và chỉ có 3 cán bộ.

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


24
+ Giai đoạn từ năm 1971 đến 1980
Năm 1971, Trung tâm vẫn thuộc sự quản lý của phòng Đào tạo. Hoạt động thƣ
viện trong thời gian này cũng chƣa có gì mới, cán bộ thƣ viện, cơ sở vật chất và vốn
tài liệu đều bị phân tán do ảnh hƣởng của chiến tranh song đã bắt đầu thể hiện vai trò
trong việc phục vụ cán bộ giáo viên, sinh viên của trƣờng.
+ Giai đoạn từ 1981 đến 2000
Mặc dù vẫn chịu sự quản lý của phòng Đào tạo song Trung tâm đã tổ chức
hoạt động một cách hợp lý, đƣa hoạt động thƣ viện ngày càng khởi sắc, đã có mối
quan hệ mở với các thƣ viện khác, trang bị các thiết bị hiện đại nhƣ máy vi tính, máy
in, máy photocopy và một hệ thống phòng phục vụ rộng rãi, đội ngũ cán bộ vững về
chuyên môn. Các hoạt động của thƣ viện đã dần dần khẳng định vai trị khơng thể
thiếu trong q trình giáo dục đào tạo của Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội.
+ Từ năm 2001 đến nay
Năm 2001, Trung tâm TT-TV Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội đƣợc thành

lập theo quyết định số 43/QĐ - BXD ngày 8/1/2001. Trung tâm đã ra đời và bắt đầu
phát triển theo xu thế mới của thƣ viện các trƣờng đại học. Trung tâm đã có nhiều sự
đổi mới từ cơ cấu tổ chức, phƣơng thức hoạt động cũng nhƣ việc áp dụng CNTT vào
thƣ viện..
Mặc dù thành lập với thời gian chƣa dài song Trung tâm đã phát triển từ nền
tảng có sẵn cộng với sự quan tâm đầu tƣ của Trƣờng Đại học Kiến trúc và Bộ Xây
dựng, Thƣ viện Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trở thành một trong những trung
tâm TT - TV có bƣớc phát triển mới của các trƣờng đại học ngày nay.
Hiện nay, trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Trƣờng, Trung tâm trực thuộc khối
phòng ban Khoa học Công nghệ. Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, Trung tâm
đã có những đóng góp nhất định trong sự nghiệp giáo dục của Trƣờng. Trƣớc đây
Trung tâm có chức năng lƣu trữ, quản lý kho tài liệu sách, báo tạp chí truyền thống và
phục vụ bạn đọc. Ngày nay, trong tình hình phát triển mới, Trung tâm đã cải tiến, bổ
sung nội dung cũng nhƣ cách thức hoạt động cho phù hợp với yêu cầu phát triển của
thƣ viện trƣờng đại học.

24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×