Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.84 KB, 19 trang )

Ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm
Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội

Tào Thị Thanh mai

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS ngành: Khoa học thư viện; Mã số: 60 32 20
Người hướng dẫn: TS. Chu Ngọc Lâm
Năm bảo vệ: 2013




Abstract: Khái quát về Phần mềm Libol 5.5 với hoạt động Thông tin - Thư viện tại Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội. Khảo sát phân tích thực trạng ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại
Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đánh giá khả năng đáp
ứng của phần mềm đối với các yêu cầu về nghiệp vụ, đưa ra giải pháp khắc phục tồn tại từ đó
nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp Thông tin – Thư viện.
Keywords: Phần mềm thư viện; Phần mềm Libol; Thư viện
Content:




3
3
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1


2. Tình hình nghiên cứu 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Giả thuyết nghiên cứu 2
6. Phương pháp nghiên cứu 2
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 2
8. Bố cục của đề tài 3
9. Dự kiến kết quả nghiên cứu 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: PHẦN MỀM LIBOL 5.5 VỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 4
1.1 Phần mềm Libol 5.5 trong hoạt động Thông tin thư viện 4
1.1.1 Khái quát về phần mềm thư viện quản trị tích hợp và phần mềm
Libol 5.5 4
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 4
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng của phần mềm Libol 5.5 4
1.2 Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 4
1.3 Vai trò và yêu cầu của việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung
tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LIBOL 5.5
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KIẾN TRÚC HÀ NỘI. 5
2.1 Các phân hệ của phần mềm Libol 5.5 ứng dụng tại Trung tâm 5
2.1.1 Phân hệ bổ sung 5
2.1.2 Phân hệ biên mục 5
2.1.3 Phân hệ bạn đọc 6
2.1.4 Phân hệ lưu thông 6


4

4
2.1.5 Phân hệ ấn phẩm định kỳ 6
2.1.6 Phân hệ quản lý 6
2.1.7 Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC 7
2.2 Các phân hệ chưa được Trung tâm triển khai ứng dụng 8
2.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol 5.5 vào hoạt động tại
Trung tâm. 8
2.3.1 Kết quả đạt được 8
2.3.2 Một số hạn chế 9
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG
PHẦN MỀM LIBOL 5.5 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 12
3.1 Các giải pháp chủ yếu 12
3.1.1 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện 12
3.1.2 Đào tạo người dùng tin 12
3.1.3 sử dụng hết tính năng của phần mềm Libol 5.5 12
3.1.4 Nâng cấp ứng dụng phần mềm Libol 6.0 12
3.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ 12
3.2.1 Trang bị hạ tầng công nghệ thông tin bền vững 12
3.22 Thiết lập tổ hợp các đơn vị dùng phần mềm Libol để tiến tới hoạt động liên
thư viện 12
3.3 Khuyến nghị 12
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
PHỤ LỤC 18


1
1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, CNTT đã và đang giữ vai trò rất lớn, làm biến đổi sâu sắc mọi
lĩnh vực trong hoạt động của con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó,
Đảng và Nhà nước ta xác định CNTT là ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn
cần được ưu tiên phát triển để mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.
Trong hơn 40 năm tồn tại và hoạt động của mình, Trung tâm TT- TV
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ và đã
có những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng những thành tựu của CNTT
vào hoạt động của mình. Nhất là việc triển khai sử dụng Phần mềm Libol 5.5 tạo
ra sự chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình ứng dụng bên cạnh những
ưu điểm thì phần mềm Libol 5.5 bộc lộ một số nhược điểm cần phải khắc phục
để việc ứng dụng đạt hiệu quả cao nhất.
Để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề này, tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài “Ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện
Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học thư viện
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Phần mềm Libol là đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài từ nghiên cứu
khoa học, niên luận, khóa luận cho đến các luận văn, trên nhiều góc độ khác
nhau. Không những vậy có những công trình đề cập tới phần mềm Libol như một
vấn đề, một khía cạnh có trong đề tài nghiên cứu.
Trung tâm TT - TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã có 03 luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Khoa học thư viện đó là: “Phát triển và quản lý nguồn lực
thông tin số tại Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội”
(2008) của tác giả Hoàng Sơn Công; “Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm
và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội” (2008) của tác giả Vũ Thị Mỹ Nguyên; “Nghiên cứu phát triển và khai thác
nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội” (2011) của tác giả Phạm Thanh Bình. Các công trình trên chỉ tập
trung vào nghiên cứu nguồn lực thông tin số, quy trình số hóa tài liệu, hệ thống

sản phẩm và dịch vụ thông tin cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên
cứu toàn diện về ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm TT – TV Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội. Với việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này, tôi hy vọng
có thể kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước và
những kinh nghiệm làm việc của bản thân để có thể nghiên cứu, khảo sát thực
trạng, ưu, nhược điểm của việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm
TT – TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Từ đó, đề xuất những phương hướng
và giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm
để nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt NCT, phục vụ công tác giảng dạy,
học tập, nghiên cứu khoa học và thực hành sản xuất của Nhà trường.


2
2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu khảo sát tình hình ứng dụng phần mềm
Libol 5.5 tại Trung tâm TT- TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Qua đó tác
giả rút ra một số nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm (Trung tâm TT- TV Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội) để nâng cao hiệu quả hoạt động.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết được yêu cầu đề ra, đề tài luận văn sẽ thực hiện một số nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại
Trung tâm.
- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm Libol 5.5.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề ứng dụng phần mềm Libol 5.5 trong hoạt động TT - TV
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại
Trung tâm TT – TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội từ năm 2002 đến nay.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm TT – TV Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng như: hiện đại hóa công
tác bổ sung, xử lý tài liệu, quản lý và phục vụ bạn đọc, phát triển nguồn tin, đa
dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ TT – TV, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thư
viện và bạn đọc khai thác thông tin… Tuy nhiên quá trình ứng dụng còn bộc lộ
những hạn chế cần phải có những giải pháp cụ thể phù hợp để nâng cao hiệu quả
sử dụng phần mềm Libol 5.5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, trên quan điểm chỉ đạo, đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và hoạt động
TT – TV.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp sau:
- Thu thập, phân tích & tổng hợp tài liệu.
- Quan sát khoa học.
- Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp.


3
3
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học
Làm phong phú thêm lý luận về hệ quản trị thư viện tích hợp nói chung và

phần mềm Libol 5.5 nói riêng trong hoạt động TT – TV.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở khảo sát và phân tích thực trạng ứng dụng phần mềm Libol 5.5
tại Trung tâm TT – TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tiến tới đánh giá khả
năng đáp ứng của phần mềm đối với các yêu cầu về nghiệp vụ, đưa ra giải pháp
khắc phục tồn tại từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sự phát triển của
sự nghiệp TT - TV.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm
có 3 chương :
Chƣơng 1 : Phần mềm Libol 5.5 với hoạt động Thông tin - Thư viện tại
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Chƣơng 2 : Thực trạng ứng dụng phần mềm thư viện Libol 5.5 tại Trung
tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
Chƣơng 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol
5.5 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
9. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Với dung lượng khoảng hơn 100 trang với kết cấu 3 chương, Luận văn sẽ
tập trung vào một số nội dung sau:
- Giới thiệu về phần mềm Libol 5.5 với hoạt động TT- TV tại Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội.
- Đánh giá đúng hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol 5.5
- Nhận xét đúng các kết quả đạt được, một số hạn chế, nguyên nhân.
- Đề ra các kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm
Libol 5.5 tại Trung tâm TT- TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.


4
4
PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1
PHẦN MỀM LIBOL 5.5 VỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
1.1 Phần mềm Libol 5.5 trong hoạt động thông tin thƣ viện
1.1.1 Khái quát về phần mềm thư viện quản trị tích hợp và phần mềm libol 5.5
Mục này tập trung giới thiệu khái quát về phần mềm thư viện quản trị tích hợp,
cũng như đề cập tới phần mềm libol 5.5 trên các phương diện như: Cấu trúc, tính
năng của phần mềm.
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5
Tin học hóa hoạt động TT – TV là một xu thế tất yếu của các cơ quan
TT – TV hiện nay. Một hệ thống thông tin tự động hóa bao gồm 4 yếu tố:
- Nguồn nhân lực
- Các thiết bị xử lý thông tin tự động: máy tính điện tử, các thiết bị ngoại
vi, các vật mang tin điện tử, các phương tiện viễn thông
- Các phần mềm hệ thống và phần mềm chuyên dụng
- Các nguồn thông tin điện tử - nguồn thông tin số
Trong đó yếu tố phần mềm đóng một vai trò rất quan trọng góp phần tin học
hóa hoạt động thư viện. Nhưng để ứng dụng phần mềm có hiệu quả cao nhất
trong hoạt động thư viện cần có sự hỗ trợ của 3 yếu tố còn lại.
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng của phần mềm Libol 5.5
Trong mục này tác giả đưa ra một số tiêu chí đánh giá trên cơ sở đánh giá
của một số cơ sở và nhà nghiên cứu về phần mềm như:
Theo Philippa Ryan một nhà nghiên cứu về phần mềm thư viện hiện đại; Sở
Giáo dục Victorian đã công bố bản báo cáo đánh giá phần mềm thư viện và khả
năng hoàn thiện nó trong các trường học Victorian; Cao Minh Kiểm đã đưa ra
các tiêu chí đánh giá phần mềm thư viện
Các tiêu chí đưa ra trên đây của các cá nhân và tổ chức tuy chưa phải là
tiêu chí đánh giá hiệu quả của phần mềm một cách thống nhất nhưng đó chính là
tiền đề cho ta có cái nhìn toàn diện trong việc đưa ra tiêu chí đánh giá giệu quả
ứng dụng của phần mềm Libol.

1.2 Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội
Mục này giới thiệu khái quát về Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; Giới
thiệu về Trung tâm TT – TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và cơ cấu tổ
chức, cơ chế hoạt động; Nguồn lực thông tin; Đặc điểm NDT, NCT; Cơ sở vật
chất cuả Trung tâm.
1.3 Vai trò và yêu cầu của việc ứng dụng Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin
– Thƣ viện Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội


5
5
Mục này trình bày về vai trò và yêu cầu của việc ứng dụng phần mềm
Libol 5.5 tại Trung tâm.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LIBOL 5.5 TẠI TRUNG TÂM
THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
KIẾN TRÚC HÀ NỘI.

2.1 Các phân hệ của phần mềm Libol 5.5 ứng dụng tại Trung tâm

2.1.1 Phân hệ bổ sung
Nhận xét:
Ưu điểm: Nhìn chung việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 ở khâu bổ sung đã làm
thay đổi công tác bổ sung tài liệu giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho cán bộ
thư viện. Do tính năng tra trùng tài liệu của phần mềm mà cán bộ thư viện đã
khắc phục được tình trạng tài liệu bổ sung bị trùng lặp, tránh gây lãng phí. Có thể
nói rằng đây là một trong những ưu điểm nổi bật của việc ứng dụng Libol tại
Trung tâm mà khi làm thủ công không thể đáp ứng được.
Sử dụng Libol trong công việc thống kê, in báo cáo cũng rất nhanh chóng,
chính xác, giám thời gian công sức ghi tay của cán bộ.

Mã vạch được in ra giúp cho công tác quản lý tài liệu, hỗ trợ cho khâu
mượn trả và kiểm kê tài liệu
Nhược điểm: Trung tâm chưa triển khai ứng dụng chức đơn đặt, kế toán.
2.1.2 Phân hệ biên mục
Nhận xét:
Ưu điểm: Với phân hệ biên mục, phần mềm Libol 5.5 hỗ trợ cán bộ biên mục
thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng cao, đúng chuẩn và các quy tắc của
nghiệp vụ thư viện một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đồng thời nó còn tiết kiệm
được thời gian và tiền bạc đáng kể cho thư viện.
Nhược điểm: Trung tâm chưa ứng dụng tới chức năng danh mục và mẫu biên
mục
Hiện nay do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà Trung tâm chưa tiến
hành sử dụng tới tính năng hỗ trợ việc xuất/nhập dữ liệu theo tiêu chuẩn ISO
2709.
Trong quá trình biên mục đôi khi phần mềm bị lỗi gây khó khăn cho cán bộ
biên mục trong việc xử lý tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu, sữa chữa và hiệu đính
lại dữ liệu.
Sau khi cán bộ biên mục đã biên mục xong tài liệu tiến hành xếp giá và
thao tác cuối cùng là cập nhật, nhiều khi phần mềm xảy ra sự cố đó là khi thao
tác cập nhật được nhấn nhiều lần thì tạo ra nhiều biểu ghi mới giống nhau gây lặp


6
6
dữ liệu. Bên cạnh đó khi sửa biểu ghi trong biên mục và lưu thì máy tự động
tạo ra biểu ghi mới cũng gây ra tình trạng lặp dữ liệu như khi cập nhật.

2.1.3 Phân hệ bạn đọc
Nhận xét:
Ưu điểm: Phân hệ bạn đọc tạo ra những tính năng thông dụng giúp cán bộ thư

viện có thể quản lý bạn đọc chất lượng, tiện lợi hơn. Phân hệ cho phép tìm kiếm
bạn đọc một cách nhanh và chính xác.
Việc In và cấp thẻ cho bạn đọc rất thuận tiện, mẫu thẻ đẹp, tích hợp với mã vạch.
Ngoài ra phân hệ bạn đọc còn trợ giúp cho việc thống kê lượt bạn đọc một
cách nhanh chóng và chính xác (trước đây để theo dõi được số lượt bạn đọc trong
ngày, trong tháng, cán bộ thư viện phải đánh dấu vào bảng rất mất thời gian. Đến
nay, cán bộ thư viện chỉ cần dùng máy đọc mã vạch ghi nhận số thẻ đã được in
sẵn trên thẻ bạn đọc , thông tin được lưu lại trên máy tính nhằm trợ giúp cho
việc thống kê).
Nhược điểm: Trong quá trình sử dụng chức năng gia hạn thẻ theo nhóm của phân
hệ xảy ra lỗi không hoạt động được.
Ở chức năng nhập dữ liệu đôi lúc việc cập nhật dữ liệu xảy ra sự cố.
2.1.4 Phân hệ lưu thông
Nhận xét:
Ưu điểm: Phân hệ lưu thông tài liệu được đánh giá là công cụ hữu hiệu và đắc
lực nhất của phần mềm Libol 5.5 trong việc quản lý lưu thông tài liệu tại Trung
tâm. Với sự trợ giúp của phần mềm Libol 5.5 quá trình ghi mượn, ghi trả đã
thuận tiện và dễ dàng hơn
Việc lưu thông tài liệu với sự trợ giúp của công nghệ mã vạch đã thể hiện
rất nhiều ưu điểm trong việc giảm thiểu công sức của cán bộ thư viện khi nhập
dữ liệu và tránh được những sai sót, nhầm lẫn. Ngoài ra, tiết kiệm rât nhiều thời
gian cho bạn đọc, nhất là đối với một thư viện có số lượng bạn đọc khá đông đảo
như Trung tâm
Nhược điểm: Hiện nay Trung tâm chưa ứng dụng tới chức năng thống kê và lập lịch
Trong chức năng Bạn đọc của phân hệ lưu thông thì hiện nay thư viện chưa
triển khai sử dụng tới phần đặt chỗ.
2.1.5 Phân hệ ấn phẩm định kỳ
Nhận xét:
Ưu điểm: Phân hệ ấn phẩm định kỳ giúp Thư viện theo dõi, quản lý các số xuất
bản của ấn phẩm được cập nhật vào thư viện một cách chặt chẽ và thuận tiện.

Phân hệ đưa ra tiêu chí thống kê giúp cán bộ thư viện có được những báo
cáo về hoạt động bổ sung ấn phẩm định kỳ.


7
7
Nhược điểm: Phần mềm không cho phép kết nối mục lục của tạp chí (tạp
chí online) thông qua trang Web của các nhà xuất bản mà phải nhập lại dữ liệu
mục lục rất mất thời gian.
Khi thống kê theo tiêu chí “những ấn phẩm định kỳ thiếu trong khoảng thời
gian” thì chỉ thống kê được những ấn phẩm đã về thư viện trước khoảng thời gian
đó. Ví dụ: một đầu tạp chí Quy hoạch, nếu các số về tuần tự thì không sao, nhưng
nếu số 4 về trước mà nhập máy rồi thì số 3 thì không thể nhập vào được và bị báo
lỗi luôn.
Các tạp chí đều có số phụ san, phụ trương, số đặc biệt nhưng không hiểu sao
khi nhập vào thì phần mềm không hiểu đó là số đặc biệt không có định kỳ xuất
bản mà lại gán cho nó một số của ấn phẩm. Ví dụ như tạp chí Kiến trúc Việt Nam
có 8 số/ năm thì số đặc biệt đó mặc nhiên ghi là số thứ 9.
2.1.6 Phân hệ quản lý
Nhận xét:
Ưu điểm: Phân hệ quản lý giúp cho việc bảo mật trong công tác quản lý được
chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Ứng dụng phần mềm Libol vào công tác quản lý giúp ban lãnh đạo có thể
kiểm soát được mọi hoạt động của thư viện.
Với tiện ích của việc sử dụng phần mềm đã giúp người lãnh đạo thiết lập
được các tham số làm việc của toàn hệ thống, hệ thống số lượng cơ sở dữ liệu tại
Trung tâm, tự lập các báo cáo đánh giá về quá trình làm việc.
Nhược điểm: Do phân hệ Quản lý được Trung tâm TT –TV Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội giao cho cán bộ quản trị mạng áp dụng và quản lý nên việc quản lý
hoạt động tại Trung tâm không được đồng bộ và nhất quán. Vì vậy mà không

thuận tiện cho lãnh đạo trong việc kiểm soát tình hình hoạt động tại Trung tâm.
2.1.7 Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC
Nhận xét:
Ưu điểm: Ngày nay thay vì sử dụng những bộ thẻ mục lục cồng kềnh và mất
nhiều thời gian, phân hệ OPAC đã hỗ trợ bạn đọc tìm kiếm thông tin thư mục về
các ấn phẩm lưu giữ trong thư viện 1 cách nhanh chóng và chính xác.
Giao diện tra cứu của phân hệ thân thiện với bạn đọc, dễ dàng sử dụng.
Cung cấp 3 giao diện tìm tin: Tìm đơn giản, tìm chi tiết và tìm nâng cao. Cho
phép tìm tin theo 1 vài ngôn ngữ khác nhau, cho phép tìm tin theo các toán tử
Bool (AND, OR, NOT), các toán tử lân cận (cách nhau đúng hoặc không quá số
ký tự hay từ nào đó).
Cung cấp nhiều tiện ích cho bạn đọc sử dụng: cho biết tình trạng hiện tại
của tài liệu (số bản hiện có trong thư viện hay đã cho mượn), có thông tin trợ
giúp, hướng dẫn.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm của chức năng tra cứu, vẫn còn tồn đọng những
khả năng khai thác tìm kiếm tin qua mạng Internet chưa được áp dụng:


8
8
Một là: Khả năng khai thác dữ liệu số. Khi bạn đọc tìm kiếm một biểu
ghi được đính kèm tư liệu số, ngoài những thông tin chi tiết về biểu ghi, bạn đọc
có thể kích chuột vào các liên kết để xem . Đó có thể là dạng sách điện tử, dạng
video hay âm thanh… Tuy hiện nay Trung tâm chưa sử dụng được chức năng
này bởi việc số hóa tài liệu đòi hỏi nhiều thời gian công sức, số lượng và trình độ
cán bộ xử lý nghiệp vụ còn hạn chế, nhưng trong thời gian không xa thư viện sẽ
tiến hành số hóa tài liệu dạng tạp chí và một số tài liệu quý hiếm, có giá trị thông
tin cao để có thể phục vụ số lượng lớn bạn đọc có nhu cầu.
Hai là: Tìm kiếm liên thư viện qua giao thức Z39.50 và tìm kiếm toàn văn

trên các ấn phẩm điện tử thông qua mạng Internet. Đây là hình thức các thư viện
tận dụng nguồn tài liệu của các thư viện bạn nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của
NDT. Ở thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội hình thức này chưa được sử
dụng. Lý do một phần là phương thức mượn một phần là do NDT chưa quen với
việc trả tiền khi mượn tài liệu, phí vận chuyển lại tương đối cao…
Mặt khác có 1 bất cập đó là nếu nhập tin từ phân hệ biên mục xong khi
sang OPAC sẽ tìm thấy tài liệu đó hiện trong mục ấn phẩm mới nhưng nếu quay
lại tìm theo loại hình trên OPAC thì không thấy, mặc dù dùng toán tử %. Liên hệ
với nhà cung cấp thì được giải thích là do tài liệu đó chưa được đanh Index nên
chưa tìm được và thường là tài liệu mới đến hôm sau mới tìm được
Mặc dù chưa ứng dụng được hết các chức năng của phân hệ tra cứu nhưng
với những gì Trung tâm đã làm được đã phần nào giúp bạn đọc hiểu biết hơn về
vốn tài liệu của Trung tâm đồng thời tạo cho họ thói quen sử dụng máy tính để
tra cứu góp phần nâng cao hiệu quả học tập.
2.2 Các phân hệ chƣa đƣợc Trung tâm triển khai ứng dụng
Như đã trình bày ở mục 2.1, phần mềm Libol 5.5 có 9 phân hệ nhưng cho
tới thời điểm này Trung tâm đang ứng dụng được 7 phân hệ. Trong 2 phân hệ
còn lại chưa được triển khai là: Phân hệ phát hành và phân hệ mượn liên thư viện
cũng cần được thư viện đưa vào sử dụng.
2.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol 5.5 vào hoạt động tại
Trung tâm.
2.3.1 Kết quả đạt được
* Về phần mềm
Tiêu chí
Đánh giá
1.Tốc độ xử lý
Tốc độ xử lý khá nhanh các yêu cầu
khi đưa vào xử lý, giúp cho cán bộ
thư viện tiết kiệm thời gian và công
sức cũng như đáp ứng yêu cầu bạn

đọc
2. Giao diện và công nghệ
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
cho bạn đọc và cán bộ thư viện
- Ứng dụng công nghệ về cơ sở dữ
liệu và ngôn ngữ lập trình hiện đại.


9
9
Sử dụng mô hình Client – server
3.Bảo mật và an toàn dữ liệu
Phần mềm có chức năng bảo mật và
an toàn dữ liệu, có nhiều cấp độ
quyền truy cập từ người quản trị đến
người nhập dữ liệu
4. Đối tượng sử dụng hệ thống
Cấp sự phân cấp mức độ đối tượng
sử dụng thành: cán bộ quản lý, nhân
viên thư viện, bạn đọc
5. Hỗ trợ tiếng Việt và đa ngôn ngữ
Libol 5.5 đã hỗ trợ sử dụng unicode,
đáp ứng yêu cầu hỗ trợ đa ngữ, hỗ
trợ tiếng Việt một cách đầy đủ
6. Phạm vi hệ thống
Phần mềm Libol 5.5 gồm 9 phân hệ,
mỗi phân hệ có chức năng cơ bản
riêng và được kết hợp chặt chẽ với
nhau
7. Tích hợp với hệ thống hiện có

Hiện nay phần mềm Libol 5.5 được
cài đặt trên mạng intranet do sử
dụng cơ sở dữ liệu Oracle hoặc Cơ
sở dữ liệu SQL nên nó có thể dễ
dàng tích hợp với hệ thống có sử
dụng cơ sở dữ liệu trên
Bảng 2.5: Tiêu chí đánh giá phần mềm Libol 5.5

* Về phía Trung tâm
Sau 11 năm ứng dụng phần mềm Libol 5.5, Trung tâm TT – TV Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội đã đạt được kết quả như sau:
- Sản phẩm và dịch vụ TT - TV của Trung tâm sau khi áp dụng phần mềm Libol 5.5:.
CSDL
Số lượng biểu ghi
Sách
3.697
Tạp chí
58
Luận văn, luận án
1.320
Bảng 2.6: Thống kê số lượng biểu ghi
- Sau khi áp dụng phần mềm Libol 5.5, hoạt động thư viện đã đạt được bước phát
triển mới về kỹ thuật nghiệp vụ thư viện.
- Trình độ cán bộ thư viện được nâng cao lên một bước
* Về phía NDT
- Trợ giúp việc phổ cập hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại tới NDT
- Đáp ứng được cùng 1 lúc số lượng lớn NDT thông qua hệ thống mạng Lan và
mạng Internet



10
10
- Tạo điều kiện cho NDT tìm kiếm thông tin nhanh chóng, hiệu quả
2.3.2 Một số hạn chế
* Về phần mềm:
Bên cạnh những ưu điểm, phần mềm Libol 5.5 có những hạn chế nhất định
làm ảnh hưởng đến chất lượng xử lý, hiệu quả phục vụ bạn đọc tại Trung tâm, đó
là:
- Phần mềm không cung cấp tính năng hỗ trợ xây dựng các bảng tra phụ trợ cho
quá trình biên mục.
- Tính năng từ điển của phần mềm còn quá sơ lược chưa hỗ trợ hiệu quả Thư
viện trong công tác kiểm soát tính thống nhất.
- Trong khi sử dụng phân mềm đôi khi xảy ra tình trạng lỗi làm ảnh hưởng tới
hiệu quả sử dụng, chủ yếu là khi tiến hành thống kê, tìm kiếm dữ liệu hay cập
nhật biểu ghi vào cơ sở dữ liệu.
- Phần mềm quá đóng ( cán bộ thư viện gần như không can thiệp được) mà phải
có sự hỗ trợ của nhà cung cấp khi cần điều chỉnh. Điều nay gây trở ngại cho hoạt
động nghiệp vụ tại Trung tâm.
- Chưa có phân hệ dành cho sưu tập số nên việc số hóa tài liệu của thư viện hiện
là vấn đề khó khăn.
- Một số tính năng trong phân hệ sắp đặt còn chưa khoa học gây mất thời gian
cho cán bộ thư viện. Cụ thể là hiện nay tổ Phân loại và biên mục chịu trách
nhiệm in mã vạch, in nhãn và xếp giá cho tài liệu, song tính năng này lại đặt
trong phân hệ bổ sung. Khi làm việc cán bộ tổ biên mục lại phải cấp thêm quyền
vào phân hệ bổ sung để in mã vạch cho tài liệu.
Ở 1 số thao tác, Phần mềm Libol 5.5 nên có những cải tiến để đạt hiệu quả
sử dụng cao. Ví dụ như khi tiến hành biên mục sơ lược và đăng ký cá biệt cho tài
liệu xong, cán bộ bổ sung buộc phải nhấn nút sinh giá trị. Nếu quên công đoạn
này thì coi như tài liệu chưa được đăng ký cá biệt vào cơ sở dữ liệu, như vậy sẽ
dẫn đến tài liệu nằm chết trong kho mà bạn đọc không mượn được. Ở đây phần

mềm Libol 5.5 nên hỗ trợ thông báo “Bạn chưa hoàn thành công đoạn đăng ký cá
biệt cho tài liệu” để nhắc nhở người nhập tin.
Những hạn chế trên là do những nguyên nhân chính sau:
- Thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị sản xuất phần mềm với các chuyên gia
thư viện nên sản phẩm phần mềm còn thiếu thân thiện và chuẩn xác. Có nhiều
bài toán các thư viện đặt ra để giải quyết nhu cầu thực tế thì phần mềm không
đáp ứng được hoặc người lập trình chưa nghĩ đến.
- Việc cài đặt, vận hành, bảo trì, sữa chữa, nâng cấp phần mềm đều hoàn toàn lệ
thuộc vào nhà cung cấp phần mềm, gây khó khăn cho cán bộ thư viện mỗi khi
gặp sự cố.
- Vấn đề kinh phí cũng là bài toán khó đặt ra cho Trung tâm TT – TV Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội bởi Trung tâm không tự chủ về kinh phí mà còn phụ
thuộc vào Nhà Trường.


11
11
* Về phía Trung tâm
Trải qua 11 năm ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm TT – TV
Trươ
̀
ng Đa
̣
i ho
̣
c Kiến tru
́
c Ha
̀


̣
i nhưng cán bộ thư viện vẫn chưa khai thác hết
các tính năng trong các phân hệ cũng như chưa khắc phục được những điểm hạn
chế của phần mềm, do đó hiệu quả sử dụng chưa cao.
Phân hệ ấn phẩm định kỳ: phần Báo cáo chưa được áp dụng.
Tính năng mượn liên thư viện theo giao thức ISO 10161, sư
̉
du
̣
ng đi
̣
nh
dạng mã hóa dữ liệu BER/MINE Trung tâm cũng đã mua nhưng chưa đưa vào sử
dụng.
Vấn đề an toàn dữ liệu chưa được chú trọng trong các vấn đề như: mạng
lưới điện cung cấp cho Trung tâm, phương án giải quyết khi cơ sở dữ liệu hoặc
ngân hàng dữ liệu bị virút xâm nhập, phá hoại, những trục trặc về phần cứng…
Đó là những vấn đề thực tế mà bất kỳ một hệ thống thông tin hiện đại nào cũng
phải tính đến và cần đề ra những biện pháp hữu hiệu để giải quyết.
Phầm mềm Libol 5.5 có nhiều tính năng hữu ích, tuy nhiên vẫn chưa được
thư viện tiến hành sử dụng, một phần do nguồn lực, trình độ cán bộ thư viện về
CNTT còn hạn chế.
Hiện nay Trung tâm đã đầu tư trang thiết bị một hệ thống máy chủ và máy
trạm với 9 máy chủ và 76 máy trạm, ngoài ra còn có các thiết bị trợ giúp, thiết bị
ngoại vi song sau một thời gian sử dụng, các thiết bị đã cũ dần và không đáp ứng
được yêu cầu xử lý dữ liệu nhanh chóng. Trong khi đó sử dụng phần mềm thư
viện đòi hỏi tính liên thông trong môi trường mạng rất cao, máy móc phải tương
đối hiện đại và đồng bộ.
Đối với một số tài liệu quý, đắt tiền, Trung tâm chỉ có khả năng mua với số
lượng hạn chế, trong khi đó nhiều bạn đọc có nhu cầu cũng là một khó khăn cản

trở khiến Trung tâm không thể hoàn thành tốt công tác phục vụ.
Đội ngũ của Trung tâm hiện nay đang dần được trẻ hóa, có trình độ và được
đào tạo bài bản, song về kinh nghiệm nghiệp vụ còn hạn chế, trong quá trình xử
lý tài liệu còn nhiều thiếu sót, chất lượng biểu ghi chưa được hoàn chỉnh.
Về phía NDT: Chưa nắm được cách tra cứu tìm tin qua phân hệ của
OPAC nên không tìm kiếm được tài liệu và hiện nay rất nhiều tài liệu quý hiếm
của thư viện trên phòng đọc dành cho Giáo viên và sinh viên nghiên cứu khoa
học ở tầng 6 tòa nhà 9 tầng chưa được khai thác.









12
12






CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM
LIBOL 5.5 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI
HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI.


3.1 Các giải pháp chủ yếu
3.1.1 Nâng cao trình độ cán bộ thông tin thư viện
3.1.2 Đào tạo người dùng tin
3.1.4 Nâng cấp ứng dụng phần mềm Libol 6.0
3.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ
3.2.1 Trang bị hạ tầng công nghệ thông tin bền vững
3.2.2 Thiết lập tổ hợp các đơn vị dùng phần mềm Libol để tiến tới hoạt động
liên thư viện
3.3 Khuyến nghị
* Về phía Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội:
- Đề nghị bổ sung thêm số lượng, nâng cao trình độ cán bộ cán bộ về
nghiệp vụ tin học và ngoại ngữ.
- Tiếp tục tăng mức đầu tư kinh phí hàng năm cho công tác bổ sung, nhất
là bổ sung các tài liệu điện tử nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của
bạn đọc cũng như xu hướng phát triển thư viện hiện đại.
- Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị như:
+ Hợp lý hóa địa điểm, bổ sung diện tích và không gian chức năng
+ Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống máy tính
+ Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống máy chuyên dụng (scaner, photocopy)


13
13
+ Bổ sung máy định vị tài liệu
+ Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống máy kiểm soát từ
+ Bổ sung hệ thống thông tin, thông báo.


* Về phía Trung tâm TT-TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Tiếp tục khai thác triệt để các tính năng của phần mềm thư viện Libol 5.5

từng bước đưa toàn bộ các khâu hoạt động của Trung tâm TT - TV theo hướng
hiện đại hóa.
- Nhanh chóng xây dựng trang Web riêng của Trung tâm nhằm giới thiệu cho
NDT trong và ngoài thư viện các thông tin chung về thư viện, mở rộng các chức
năng tra cứu, trao đổi và liên hệ Web giữa Trung tâm với NDT.
- Cùng các thư viện bạn, nhất là các thư viện sử dụng phần mềm Libol tiến
hành nối mạng nhằm trao đổi thông tin, trao đổi tài liệu và kinh nghiệm trong
công việc.
- Liên hệ, đóng góp ý kiến, kiên quyết yêu cầu với nhà sản xuất phần mềm
kịp thời sửa chữa sai sót, hoặc đóng góp những đề xuất nâng cao hiệu quả ứng
dụng của phần mềm Libol 5.5.
- Tổ chức các buổi hội thảo khoa học, giới thiệu sách giúp bạn đọc và đồng
nghiệp học tập trao đổi kinh nghiệm, hiểu rõ hơn về hoạt động của thư viện, về
ứng dụng phần mềm Libol 5.5 trong hoạt động TT – TV.
- Nâng cấp ứng dụng phần mềm Libol 6.0







14
14








KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu quá trình áp dụng phần mềm thư viện Libol 5.5 tại Trung tâm
TT- TV Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội tác giả mong muốn góp phần nhỏ để
phát huy hơn tính năng của phần mềm, hạn chế những khó khăn trong việc triển
khai sử dụng từ đó có giải pháp khắc phục, hoàn thiện để ngày càng phục vụ tốt
NCT của mọi đối tượng NDT.
Tác giả tin chắc rằng với sự quan tâm của Nhà trường (Trường Đại học
Kiến Trúc Hà Nội), trong thời gian tới Trung tâm TT- TV sẽ ngày càng phát
triển, theo kịp xu hướng của thời đại, tăng cường khả năng hội nhập nhằm khai
thác, chia sẻ nguồn thông tin phong phú của nhân loại, góp phần nâng cao vị thế,
hiệu quả hoạt động của Trung tâm, phục vụ đắc lực yêu cầu đổi mới giáo dục &
đào tạo và sự nghiệp “đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho Thủ đô Hà Nội
và Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.










15
15
References:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt


1. Chỉ thị số 58/CT-TW Ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ chính trị về việc
“Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH”.
2. Công ty tin học Tinh Vân, Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm tích hợp
quản trị thư viện Libol 5.5 của Công ty tin học Tinh Vân
3. Chu Vân Khánh (2006), Khảo sát việc ứng dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu tích
hợp Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà nội.
Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Đại học văn hóa, Hà Nội.
4. Đào Linh Chi (2007), Nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ tại Thư viện
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ khoa học thư viện, Đại
học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
5. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, ĐHQGHN, 336 tr.
6. Đinh Thị Thu Hiền (2006), Tìm hiểu một số phần mềm thư viện tiêu biểu hiện
đang được áp dụng tại các cơ quan Thông tin – Thư viện Việt Nam. Khóa
luận tốt nghiệp, ĐHKHXH&NV.
7. Hoàng Sơn Công (2008), Phát triển và quản lý nguồn lực thông tin số tại
Trung tâm TT – TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
8. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Hà Nội, Văn hóa thông tin, 630
tr.
9. Nguyễn Thị Thủy (2003), Tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung
tâm thông tin thư viện Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. Khóa luận tốt
nghiệp,trường ĐHKHXH&NV, 50 tr.
10. Nguyễn Huy Chương(2002), Tin học hóa thư viện, Kỷ yếu hội thảo khoa học
và thực tiễn hoạt động thông tin thư viện: Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung
tâm TT- TV ĐHQGHN(1997- 2002), Đại học Quốc gia, tr93- 97.
11. Nguyễn Thị Dinh (2011), Tìm hiểu việc ứng dụng phần mềm Libol trong thư
viện Trường Đại học Thủy Lợi. Khóa luận tốt nghiệp,Trường
ĐHKHXH&NV.
12.Phạm Thanh Bình (2011), Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông
tin của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

13. Phạm Thị Thanh Mai (2011), Khảo sát ứng dụng phần mềm Libol 6.0 tại
Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Luận văn
thạc sĩ khoa học thư viện, Đại học văn hóa Hà Nội.
14. Trịnh Hồng Đoàn (2001), Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội những chặng
đường đã qua, (số 2), tr2- 4.


16
16
15.Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2006), Tập bài giảng tự động hoá
công tác Thông tin – thư viện, Khoa TT – TV, ĐHKHXH&NV, Hà Nội.
16. Trần Thị Minh nguyệt (2010), Tập bài giảng Người dùng tin và Nhu cầu tin
nâng cao dành cho học viên cao học ngành Thư viện học tại Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Trần Thu Thủy (2012), Ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 tại
Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Hà Nội, Luận văn thạc sĩ
khoa học thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
18. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (2006), Nâng cao chất lượng đào tạo và
nghiên cứu khoa học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đại học Kiến trúc Hà
Nội.
19. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (2006), 45 năm truyền thống đào tạo và
phát triển Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 1961 – 2006.
20. Vũ Cao Đàm (2000), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb. Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội.
21. Vũ Thị Mỹ Nguyên (2008), Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm và dịch
vụ thông tin khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
22. Vũ Thị Mỹ Nguyên, Hoàng Sơn Công (2007), Các giải pháp cung cấp thông
tin phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại hệ

thống phòng đọc Trung tâm TT-TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường, 95tr.
23. Vũ Văn Sơn (2000), Chọn lựa phần mềm quản trị thư viện, Tạp chí thông tin
tư liệu,( số 2), tr5- 10.
24.
25. />ThuVien/Gioi-thieu/
Tài liệu tiếng anh
1. Cao Minh Kiểm (1997), Comparative evaluation of Unesco’s CDS/ISIS and
some immagic text storage anf retrieval products,92pp
2. Ryan Philippa (2000), Expression of interest to be included on a list of
preferred software are Providers for Western Autralian Goverment school
Libraries, 17pp





×