Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐÁNH GIÁ NHỮNG RÀO CẢN KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.9 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mơn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Lớp: D19
Giảng viên : ThS. Ngô Vi Trọng

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ NHỮNG RÀO CẢN KỸ THUẬT ẢNH
HƯỞNG TỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
VÀ EU”

Sinh viên

: Đỗ Việt Thắng

Mã số sinh viên

: 030632162091


I.

II.

Tên đề tài : “ đánh giá những rào cản kỹ thuật ảnh hưởng tới kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam và EU ”.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:

Năm 2018 tình hình kinh tế - xã hội nước ta diễn biến tích cực, hội nhập quốc tế được tăng
cường với hai FTA mới là Hiệp định Đối tác Xun Thái Bình Dương có 12 nước thành viên
chính thức ký ngày 4/2/2016, có hiệu lực từ năm 2019 và FTA EU-VIệt Nam (EVFTA) đang


được trình lên Quốc hội hai bên để phê chuẩn.
Hàng rào kỹ thuật có thực sự cản trở thương mại quốc tế?, đặc biệt với Việt Nam - được coi
là nước mới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mặc dù gia nhập đã hơn 10
năm, vẫn là điều cần thiết. Theo phân loại năm 2012 của Tổ chức Thương mại và Phát triển
của Liên hợp quốc (UNCTAD) có 175 biện pháp phi thuế quan trên thế giới được áp dụng,
trong đó có 58 các biện pháp kỹ thuật (bao gồm cả SPS và TBT), chiếm 1/3. Hiểu một cách
đơn thuần là trên thế giới cứ 3 biện pháp phi thuế được áp dụng thì có 1 hàng rào kỹ thuật,
TBT hay SPS.
Sự phát triển nhanh chóng cả về bề rộng và bề sâu trong thương mại giữa Việt Nam và EU
đãđặt ra yêu cầu xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới giữa hai bên. Do đó, vào tháng
06/2012, Việt Nam và EU đã chính thức khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam - EU (EVFTA). Trải qua 14 vòngđàm phán, hai bên đã cùng nhau ký kết Tuyên bố
kết thúc đàm phán vào tháng 12/2015. Với nội dung bao phủ sâu và rộng, EVFTA sẽ là một
trong những Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng nhất đối với Việt Nam hiện nay
và mang lại không chỉ các lợi ích, cơ hội mà cịn cả các mất mát, thách thức song hành với
Chính phủ, doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Do đó, trước thềm hội nhập
EVFTA, việc phân tích những rào cản của hang hóa VIỆT NAM xuất khẩu sang EU ảnh
hưởng đến kim ngạch Việt Nam và EU, từ đó nhận diện những lợi ích, cơ hội cũng như
những khó khăn, thách thức khi EVFTA chính thức được hiện thực hố, góp phần hỗ trợ
Chính phủ cũng như các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị cho việc hội nhập với EU có ý
nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam, đòi hỏi cần được đánh giá dựa
trên cơ sở những nghiên cứu và bằng chứng khoa học.

Hiệp định Thương mại tự do với EU ngoài kỳ vọng cắt giảm các loại thuế quan vào EU, hy
vọng sẽ là cơ hội hạn chế khối quốc gia này áp dụng các hàng rào phi thuế quan đối với các
sản phẩm của Việt Nam. Rào cản phi thuế quan lớn nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt
Nam sang EU liên quan đến việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại của EU, chủ yếu
là chống bán phá giá cũng như các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) và các rào cản
kỹ thuật (TBT).
Sự phát triển nhanh chóng cả về bề rộng và bề sâu trong thương mại giữa Việt Nam và EU

đãđặt ra yêu cầu xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới giữa hai bên. Do đó, vào tháng


06/2012, Việt Nam và EU đã chính thức khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam - EU (EVFTA). Trải qua 14 vòngđàm phán, hai bên đã cùng nhau ký kết Tuyên bố
kết thúc đàm phán vào tháng 12/2015. Với nội dung bao phủ sâu và rộng, EVFTA sẽ là một
trong những Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng nhất đối với Việt Nam hiện nay
và mang lại khơng chỉ các lợi ích, cơ hội mà còn cả các mất mát, thách thức song hành với
Chính phủ, doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Do đó, trước thềm hội nhập
EVFTA, việc phân tích tác động của EVFTA đến thương mại giữa Việt Nam và EU, từ đó
nhận diện những lợi ích, cơ hội cũng như những khó khăn, thách thức khi EVFTA chính thức
được hiện thực hố, góp phần hỗ trợ Chính phủ cũng như các doanh nghiệp chủ động chuẩn
bị cho việc hội nhập với EU có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với Việt
Nam, đòi hỏi cần được đánh giá dựa trên cơ sở những nghiên cứu và bằng chứng khoa học
Có thể thấy, mục tiêu của Hiệp định TBT của WTO và các điều khoản TBT trong các FTA là
thúc đẩy thương mại, tuy nhiên việc đạt được mục tiêu này hình như khó khăn và lâu dài hơn
dự định. Ở một khía cạnh nào đó, một phần mục tiêu này cũng đạt được thông qua việc công
khai, minh bạch các biện pháp TBT, tạo điều kiện cho người xuất khẩu biết trước các yêu
cầu của thị trường mà có biện pháp đáp ứng. Tuy nhiên, những thách thức mới mà nhân loại
phải đối mặt như vấn đề môi trường, tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, khủng bố, an ninh
mạng... cũng được các quốc gia đưa vào phạm vi điều chỉnh của TBT ngày một nhiều hơn,
làm cho TBT ngày càng đa dạng, tinh vi hơn và hạn chế thương mại, cả ở khía cạnh tiêu cực
và tích cực. Một trong các khía cạnh tiêu cực là có thể hạn chế hoạt động nhập khẩu trong
ngắn hạn và một trong các khía cạnh tích cực là làm cho thương mại bền vững hơn trong dài
hạn.
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là các biện pháp áp dụng đối với hàng hóa khi lưu thông
trong nước và qua biên giới (nhập khẩu hoặc xuất khẩu), như: quy chuẩn kỹ thuật, tiêu
chuẩn; yêu cầu về an toàn, chất lượng; yêu cầu về ghi nhãn, thông tin tiêu dùng; các thủ tục
đăng ký nhập khẩu; các thủ tục kiểm tra, chứng nhận phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn;…
Bài viết đề cập đến một số công việc được cho là cấp bách để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực

của hàng rào kỹ thuật trong thương mại thời gian tới.

III.

Tổng quan về những nghiên cứu có liên quan:
1. Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp
của Việt Nam ( tác giả: Phạm Thị Lụa - luận án tiến sĩ)
Nội dung nghiên cứu :

- Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong việc vượt qua rào cản kỹ thuật thương mại đối
với hàng hóa dệt may và rút ra các bài học cho Việt Nam.
- Phân tích đánh giá thực trạng Xuất khẩu hàng Dệt may của Việt nam trong những năm gần
đây.
- Phân tích hệ thống rào cản kỹ thuật của một số thị trường chủ yếu đối với mặt hàng dệt
may xuất khẩu và tác động của rào cản kỹ đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam


- Nghiên cứu, phân tích bối cảnh, triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam dến năm
2020, từ đó đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp cả ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm
tăng cường năng lực vượt rào cản kĩ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
/>2. Rào cản kỹ thuật trong thương mại của một số nước công
nghiệp phát triển và các biện pháp giúp Việt Nam vượt rào
cản ( tác giả : Đào Thị Thu Hương- khóa luận tốt nghiệp cử
nhân)
Nội dung nghiên cứu :
-Thực trạng các vấn đề kỹ thuật của hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước EU.
-Các giải pháp giúp hàng hóa Việt Nam vượt qua hàng rào cản kỹ thuật trong thương mại.
-Đề xuất các giải pháp cấp nhà nước và doanh nghiệp .
/>3. Tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong hiệp định
thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đối với Việt Nam ( tác

giả : Trần Văn Nam – báo Kinh tế đối ngoại)
Nội dung nghiên cứu :
-Đánh giá những tác động của hiệp định thương mại tới Việt Nam
- Đề xuất những giải pháp thông qua đàm phán đối thoại đề phá bỏ hàng rào kỹ thuật đối với
sản phầm hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU.
4. Một số giải pháp vượt hàng rào kỹ thuật thương mại khi các
doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU
( tác giả: Trần Quỳnh Chi – khóa luận tốt nghiệp cử nhân)
Nội dung nghiên cứu :
-Rào cản thương mại của các nước EU và tác động đến sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
-Các quy định của WTO về hàng rào kỹ thuật.
-Hệ thống quản lý chung các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường EU


5. Hồn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản
kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Việt Nam (tác giả: Phạm Minh Đạt- luận án tiến sĩ)
-Xác lập các quan điểm và hàm ý giải pháp có luận có luận cứ khoa học thực tế nhằm hồn thiện chính
sách quản lý nhà nước với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Việt Nam.
-Trên cơ sở một số dự báo xu thế và những thay đổi có thể về TBT trên thị trường thủy sản thế giới, xây
dựng các quan điểm đềxuất các giải pháp hàm ý chính sách để hồn thiện chính sách quản mại xuất khẩu
thủy sản Việt Nam đến 2020.

IV.

Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6. Mục tiêu:



Mục tiêu chung

Câu hỏi nghiên cứu chính của luận án là “rào cản thương mại tác động như thế nào đến
thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và EU?"
Để trả lời được câu hỏi này, mục tiêu chính của luận án là những rào cản của EVFTA đến
thương mại hàng hoá giữa hai bên, từ đó rút ra được các hàm ý cho Nhà nước và doanh
nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng được các lợi ích, cơ hội và vượt qua khó khăn, thách thức
mà EVFTA có thể mang lại.


Mục tiêu cụ thể

- Phân tích và đánh giá thương mại hàng hố giữa Việt Nam và EU
- Xây dựng được Khung chuẩn kỹ thuật cơ bản để hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang
EU cạnh tranh lành mạnh với các nước khác.
- Đánh giá tác động của EVFTA đến thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và EU
- Nhận diện những nhóm ngành và thị trường có lợi ích gia tăng xuất khẩu và những nhóm
ngành, thị trường có tiềm năng gia tăng nhập khẩu từ EVFTA
- Đưa ra các hàm ý cho Nhà nước và doanh nghiệp để tận dụng được các lợi ích, cơ hội và
vượt qua những khó khăn, thách thức mà EVFTA có thể mang lại
7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài



Đối tượng nghiên cứu:

-luận án nghiên cứu rào cản kỹ thuật đối với hàng nông sản, thủy hải sản và dệt may xuất
khẩu của Việt Nam.



- Thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và EU; Các chính sách thương mại hàng hố của Việt
Nam và EU
- EVFTA và các tác động của hiệp định này đến thương mại hàng hố giữa Việt Nam và EU.


Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung:
Luận án tập trung nghiên cứu các rủi ro kỹ thuật đối với hàng hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam đến các nước Nhập khẩu, các chính sách và biện pháp
Mơ hình trọng lực và mơ hình SMART được sử dụng để đánh giá định lượng tác động của
việc cắt giảm thuế quan theo EVFTA đến tổng thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và EU,
thương mại trong 18 nhóm ngành và 2 nhóm hàng hoá gồm dược phẩm và hàng may mặc.
Luận án khơng phân tích định lượng tác động của việc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan.
- Phạm vi thời gian: Số liệu phục vụ cho các phân tích trong luận án từ năm 2001 đến 2015.
- Phạm vi không gian: Việt Nam và EU.
V.

Ý nghĩa của nghiên cứu
1. Về mặt lý luận

- Hệ thống được các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của một FTA dựa trên các lý thuyết và
nghiên cứu thực nghiệm.
- Xây dựng được một Khung chuẩn đoántác động tiềm tàng của EVFTA. Khung chuẩn đốn
này có thể áp dụng để đánh giá tác động của các FTA chưa có hiệu lực khác của Việt Nam.
2. Về mặt thực tiễn
- Sử dụng một hệ thống các chỉ số thương mại để đánh giá thực trạng thương mại Việt Nam EU.
- Dựa trên Khung chuẩn đoán tác động của EVFTA, chỉ ra được tác động của EVFTA đến
thương mại giữa Việt Nam và EU.
- Sử dụng mơ hình trọng lực và mơ hình SMART để định lượng tác động của EVFTA đến

tổng thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và EU, thương mại trong 18 nhóm ngành và hai
nhóm hàng là may mặc và dược phẩm.
- Phân tích tác động của các cam kết về hàng rào phi thuế quan đến thương mại Việt Nam EU.
- Đưa ra các đánh giá cụ thể về những nhóm ngành và thị trường có khả năng mở rộng xuất
khẩu, những nhóm ngành và thị trường có tiềm năng mở rộng nhập khẩu; các lợi ích, cơ hội
và khó khăn, thách thức khác của EVFTA đến Việt Nam.
- Đưa ra các hàmý cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam.


VI.

Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu

Nghiên cứu, lấy số liệu từ nguồn dữ liệu đã được công bố trên các websites, báo chí được
các sở và bộ ban hành.


Phương pháp thống kê tốn học:

Sử dụng phương pháp thống kê tốn học, phần mềm thống kê, nhằm phân tích các số liệu
thông qua điều tra về thực trạng vấn đề nghiên cứu và phân tích các số liệu để đưa ra tính
khả thi của các giải pháp.


Phương pháp định tính

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Sưu tầm, tra cứu, nghiên cứu tài liệu, sách báo, internet,
… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó phân tích và tổng hợp lại một cách hệ thống..

VII.


Kết cấu nội dung nghiên cứu

CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CHUNG
1.1 Khái niệm về rào cản kỹ thuật
1.2 Sơ lượt về EU

1.3 Các hiệp định về hàng rào kỹ thuật của EU

CHƯƠNG 2: RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI CỦA EU ĐỐI VỚI TỪNG
NGÀNH HÀNG NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM
2.1 Tổng quân về cơ cấu tỷ trọng trong và thị phần hàng xuất khẩu của
Việt Nam vào EU
2.2 Các tiêu chuẩn kỹ thuật của các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam
vào EU
2.2.1 Nông nghiệp
- Nông sản: Gạo, cà phê
- Thủy sản: Cá basa, tôm.
- Lâm sản: Gô
2.2.2 Công nghiệp: Dệt may, hàng may mặc
2.3 Đánh giá chung theo mô hình SWOT
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP CHO TỪNG NGÀNH HÀNG

KẾT LUẬN: Tìm hiểu các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm Việt Nam là
cần thiết trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế, trên thế giới đang phát triển với tốc độ cao cùng
với tình trạng cạnh tranh gay gắt trong việc chiến tranh giữa các quốc gia lớn và thành phố
trên thế giới hiện nay. Qua bài nghiên cứu này, mong muốn mang đến được cái nhìn rõ hơn
về các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thơng qua cách
phân tích sâu. Từ đó sẽ giúp xác định được các yếu tố cần hoàn thiện và nâng cao để có thể
cải thiện hiệu quả thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố. Bên cạnh đó, nhóm cũng đưa

ra các giải pháp và một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, trong đó có giải
pháp mà bài tiểu luận chú trọng phân tích là “rào cản kỹ thuật ảnh hưỏng xuất khẩu hàng hóa
” và “các giải pháp đưa ra để giúp sản phẩm vượt qua các rào cản ”. Do kiến thức và kỹ
năng của nhóm có hạn cùng thời gian nghiên cứu bị hạn chế nên cuối cùng vẫn chưa bao


gồm được hết các nhân tố và giải pháp có ý nghĩa đến thực trạng rào cản hàng hóa của Việt
Nam xuất khẩu sang các nước EU. Nghiên cứu này hy vọng bài viết này sẽ là nguồn tham
khảo bổ ích cho các nghiên cứu trong tương lai với cùng đối tượng nghiên cứu.

VIII.

Kế hoạch thực hiện

-- Hoàn thành từng công đoạn một, không bắt tay cùng lúc nhiều công đoạn.
-- Phương pháp, mơ hình nghiên cứu có triển vọng nhất: phương pháp thực nghiêm
IX.

Các phương án phối hợp nghiên cứu

Nghiên cứu, lấy số liệu từ nguồn dữ liệu đã được cơng bố trên các websites, báo chí được
các sở và bộ ban hành.
X.

Sản phẩm dự kiến

Sản phẩm dự kiến là một báo cáo khoa học nêu được thực trạng khó khăn trong việc xuất
khầu các sản phẩm nơng nghiệp, công nghiệp trong giai đoạn hiện nay và đưa ra các giải
pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản cần đạt được để tăng cường kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa Việt Nam.



MỤC LỤC:
Contents



×