Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU LS biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.39 KB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN
TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2013

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN
TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành
Mã số

: Luật Hình sự

: 60 38 40



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Quốc Toản

Hà nội – 2013
[

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu khoa học của riêng tơi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thùy Dương

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC

Trang


Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP TƯ

9

PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP
LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM
1.1.

Cơ sở lý luận về biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan

9

đến tội phạm
1.1.1. Quan niệm chung về biện pháp tư pháp

9

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của biện pháp tịch thu vật, tiền

12


trực tiếp liên quan đến tội phạm
1.2.

Phân biệt biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội

18

phạm với hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản và biện pháp
xử lý vi phạm hành chính
1.2.1. Phân biệt biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội

18

phạm với hình phạt tiền
1.2.2. Phân biệt biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội

20

phạm với hình phạt tịch thu tài sản
1.2.3. Phân biệt biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội

22

phạm với các biện pháp xử lý vi phạm hành chính

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.3.


Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam quy định biện

23

pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi

23

ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
1.3.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến

26

trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
1.4.

Nghiên cứu so sánh biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên

29

quan đến tội phạm trong luật hình sự Việt Nam với biện pháp
cưỡng chế về hình sự tương đương trong luật hình sự một số
nước
1.4.1. Luật hình sự Cộng hịa Pháp

29

1.4.2. Luật hình sự Thụy Điển


32

1.4.3. Luật hình sự Nhật Bản

34

1.4.4. Nhận xét

38

Chương 2: BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN

41

TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1.

Các quy định về biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan

41

đến tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999
2.2.

Thực tiễn áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan

48


đến tội phạm – những tồn tại và hạn chế
2.3.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong áp dụng biện

66

pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP

70

LUẬT HÌNH SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TỊCH THU

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN
TỘI PHẠM
3.1.

Nhu cầu hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả áp

70

dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội
phạm
3.2.


Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về biện

73

pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong
thực tiễn
3.3.

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tịch thu

76

vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong thực tiễn
KẾT LUẬN

85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

87

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

hiệ


Tra
ng

u
bả
ng
1.1 So sánh giữa biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến

18

tội phạm và hình phạt tiền.
1.2 So sánh giữa biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến

21

tội phạm và hình phạt tịch thu tài sản.
1.3 So sánh giữa biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến

22

tội phạm và biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
1.4 So sánh giữa biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến

31

tội phạm trong LHS Việt Nam và hình phạt tịch thu tài sản trong
LHS Pháp.
1.5 So sánh giữa biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến


33

tội phạm trong LHS Việt Nam và hình phạt tịch thu tài sản trong
LHS Thụy Điển.
1.6 So sánh giữa biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến

37

tội phạm trong LHS Việt Nam và hình phạt tịch thu trong LHS
Nhật Bản.
2.1 Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm của Tòa án các cấp từ năm 2006

49

đến năm 2012.
2.2 Tội danh, số vụ, số bị cáo và tỷ lệ so với tổng số 173 vụ án sơ

50

thẩm của Tịa hình sự tỉnh Ninh Bình có áp dụng biện pháp tịch
thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng và Nhà nước đã sử dụng kết hợp các biện pháp về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, pháp luật...để thực

hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống tội phạm. Trong toàn
bộ các biện pháp tác động bằng pháp luật thì pháp luật hình sự
tuy khơng phải là biện pháp đầu tiên, biện pháp quyết định
nhưng nó là một cơng cụ sắc bén, đóng một vai trị rất quan
trọng.
Gắn liền với ngành luật hình sự là biện pháp trách nhiệm
hình sự (TNHS). Hình phạt và các biện pháp tư pháp chính là
chế tài cụ thể để thực hiện TNHS đó. Các biện pháp tư pháp khi
được áp dụng có khả năng tác động hỗ trợ cho hình phạt đối với
người phạm tội và trong nhiều trường hợp các biện pháp này cịn
có thể thay thế hình phạt. Cả hình phạt và các biện pháp tư pháp
về mặt nội dung đều thể hiện được nguyên tắc nhân đạo sâu sắc,
sự kết hợp giữa nghiêm trị với khoan hồng, giữa trừng trị với cải
tạo, giáo dục trong chính sách hình sự của nước ta.
Kế thừa và phát triển Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985,
BLHS năm 1999 là bước phát triển mới trong luật hình sự nước
ta. Nhiều quy phạm luật hình sự (LHS) đã được sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho các cơ quan áp dụng
pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả. Tuy
nhiên, một số quy định về chế định các biện pháp tư pháp nói
chung và về biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


quan đến tội phạm nói riêng trong BLHS hiện hành, ở những
mức độ khác nhau, bộc lộ những hạn chế, thiếu sót nhất định,
chưa đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh hiện nay. Mặt khác, cơng tác giải thích, hướng
dẫn áp dụng pháp luật hình sự trong thời gian qua chưa được

quan tâm đúng mức nên một số quy định của pháp luật hình sự,
trong đó có các quy định về biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền
trực tiếp liên quan đến tội phạm cịn có những nhận thức khơng
thống nhất, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong hoạt
động thực tiễn.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về biện pháp tịch thu vật,
tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong khoa học và việc áp
dụng nó trong thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra những kiến giải lập
pháp hoàn thiện phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội
phạm và ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả của tội
phạm gây ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Đây là lý
do mà chúng tôi chọn đề tài "Biện pháp tư pháp tịch thu vật,
tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong luật hình sự Việt
Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề TNHS cũng như hình phạt, các biện pháp tư pháp,
với tư cách là một trong các dạng của TNHS, đã được nhiều
sách, báo, các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập
một cách đa dạng, phong phú. Nhưng việc nghiên cứu các biện
pháp tư pháp nói chung, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên
quan đến tội phạm nói riêng, với tư cách là những biện pháp hỗ
trợ hoặc thay thế cho hình phạt vẫn cịn chưa được quan tâm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đúng mức mà mới chỉ được đề cập khái quát trong một số cơng
trình nghiên cứu.
Sau khi BLHS năm 1999 ban hành, chế định biện pháp tư
pháp nói chung, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan

đến tội phạm nói riêng cũng được đề cập trong một số giáo trình,
sách tham khảo do các tác giả khác nhau biện soạn như:
- Chương XV – Khái niệm hình phạt, hệ thống hình phạt
và các biện pháp tư pháp của TS. Trịnh Quốc Toản, trong sách:
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung). Tập thể tác giả,
do TSKH. Lê Cảm chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội, 2001 (tái bản năm 2003, 2007);
- Chương XII - Khái niệm hình phạt, hệ thống hình phạt và
các biện pháp tư pháp của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, trong
sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập I. Tập thể tác giả, do
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên, NXB Cơng an nhân dân, Hà
Nội, 2007;
- Chương XV - Khái niệm hình phạt, hệ thống hình phạt và
các biện pháp tư pháp của GS.TS. Võ Khánh Vinh, trong sách:
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập I. Tập thể tác giả, do
GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội, 2005;
- Phần thứ ba – Chương II – Hệ thống hình phạt và các
biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam của PTS. Đỗ
Ngọc Quang, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần chung). Tập thể tác giả, do PTS. Đỗ Ngọc Quang chủ
biên, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1996 (tái bản
năm 2005);

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- ThS. Đinh Văn Quế. Chương XI – Các biện pháp tư
pháp, trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hính sự năm 1999
(Phần chung), NXB thành phố Hồ Chí Minh, 2000;

- Chương VI – Các biện pháp tư pháp của ThS. Trần Minh
Hưởng, trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hính sự năm
1999 (Phần chung). Tập thể tác giả, do ThS. Trần Minh Hưởng
chủ biên, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 2002;
- GS.TS. Lê Cảm. Chương thứ bảy – Hình phạt và biện
pháp tư pháp, trong sách: Những vấn đề cơ bản trong khoa học
luật hình sự (Phần chung), sách chuyên khảo sau đại học, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
- GS.TS. Lê Cảm. Chương thứ bốn – Hệ thống hình sự:
Những phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả của hệ thống
tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền,
trong sách chuyên khảo: Hệ thống tư pháp hình sự trong giai
đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, 2009.
- Ts. Trịnh Quốc Toản. Chương 2 – Các hình phạt bổ sung
trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, trong sách chuyên
khảo: Hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, NXB
Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011.
Ngồi ra, cịn có một số bài đăng trên tạp chí khoa học
pháp lý như:
- “Hình phạt và biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt
Nam” của TSKH.GS Lê Cảm, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số
11/2000;
- “Các biện pháp tư pháp trong Bộ luật hình sự năm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1999 và vấn đề Bộ luật tố tụng hình sự về trình tự, thủ tục áp
dụng các biện pháp đó” của Phạm Hồng Hải, Tạp chí Luật học

số 5/2000;
- “Nghiên cứu so sánh luật hình sự của một số nước Châu
Âu” của TSKH.GS Lê Cảm, Tạp chí Tịa án nhân dân tháng 10
năm 2005;
- "Những khía cạnh pháp lý hình sự về các hình phạt và
biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội" của TS. Trịnh Tiến Việt, Tạp chí Tịa án nhân dân tháng 7
năm 2010.
Các cơng trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến biện
pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm nhưng chỉ
dừng lại ở mức độ khái quát. Tuy nhiên, về phương diện nghiên
cứu lý luận chuyên sâu và có hệ thống về biện pháp tư pháp này
vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức mặc dù đây là một
biện pháp cưỡng chế hình sự có ý nghĩa lớn trong q trình đấu
tranh phịng, chống tội phạm. Do vậy, nhiều vấn đề lý luận và
thực tiễn xung quanh biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên
quan đến tội phạm đòi hỏi cần phải được tiếp tục nghiên cứu một
cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của
luận văn
* Mục đích của luận văn:
- Làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những
nội dung cơ bản về biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp
liên quan đến tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam.
- Phân tích những bất cập của các quy định về biện pháp

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm cả về mặt lý

luận và thực tiễn.
- Từ đó, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn
thiện các quy định của pháp luật, bảo đảm cho việc tịch thu vật,
tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được chính xác và triệt để.
* Nhiệm vụ của luận văn:
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn đặt ra những
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và các quy định trong
pháp luật hình sự Việt Nam về biện pháp tịch thu vật, tiền trực
tiếp liên quan đến tội phạm và các chế định có liên quan như:
hình phạt, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp…
- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc tịch thu vật, tiền trực
tiếp liên quan đến tội phạm trong thực tiễn các giai đoạn thực
hiện tố tụng hình sự (TTHS) ở nước ta hiện nay.
- Nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự một số nước về
vấn đề tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm và các
vấn đề có liên quan.
- Phân tích những tồn tại, hạn chế và những vướng mắc
của việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến chế định biện
pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm và
đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần tạo sự nhận thức
và áp dụng pháp luật được thống nhất.
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Luận văn nghiên cứu về biện pháp tư pháp tịch thu vật,
tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm theo LHS Việt Nam. Cụ thể
là nghiên cứu các vấn đề như sau: Khái niệm; đặc điểm; điều

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



kiện áp dụng; thủ tục áp dụng…
Chế định biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên
quan đến tội phạm liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau của
LHS và luật tố tụng hình sự (LTTHS) như: hình phạt, hình phạt
bổ sung, biện pháp tư pháp chung…Việc đề cập đến các vấn đề
trên của LHS và LTTHS cũng chỉ nhằm giải quyết một cách có
hệ thống và làm rõ hơn chế định biện pháp tư pháp tịch thu vật,
tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm theo LHS Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội
phạm là một nội dung tuơng đối hẹp nhưng lại rất phức tạp. Biện
pháp này đã được nghiên cứu chung trong hệ thống hình phạt và
các biện pháp tư pháp nhưng chưua có nghiên cứu chuyên sâu và
riêng rẽ nên việc hiểu trong lý luận và vận dụng trong thực tiễn
còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc.
Trong khn khổ luận văn chủ yếu nghiên cứu những vấn
đề lý luận và thực tiễn về biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực
tiếp liên quan đến tội phạm trong LHS Việt Nam trong BLHS
năm 1985, BLHS năm 1999 và các văn bản dưới luật hướng dẫn
thực hiện. Bên cạnh đó, luận văn cịn có sự phân tích, đối chiếu,
so sánh với pháp luật hình sự một số nước khác để tham khảo
trong q trình nghiên cứu, hồn thiện các quy định về biện pháp
tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong
pháp luật hình sự của nước ta.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận
văn
* Cơ sở lý luận của luận văn:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí
Minh; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đấu
tranh phòng và chống tội phạm;
- Những thành tựu của khoa học luật hình sự của một số
nước trong khu vực và trên thế giới;
- Các nghiên cứu về hình phạt và biện pháp tư pháp nói
chung, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội
phạm nói riêng của các tác giả trong và ngoài nước.
- BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 hiện hành cũng
như các văn bản pháp luật của các ngành bảo vệ pháp luật hướng
dẫn hoạt động điều tra, xử lý các vụ án hình sự.
* Phương pháp nghiên cứu:
Trong q trình hồn thành, tác giả luận văn đã sử dụng
tổng hợp và đồng bộ các phương pháp nghiên cứu có độ tin cậy
cao của khoa học luật hình sự và một số ngành khoa học khác.
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn đặc biệt coi trọng
các phương pháp điều tra điển hình, so sánh, hệ thống, lịch sử,
phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ những nội dung cần nghiên
cứu của luận văn.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Xác định những bất cập trong việc tịch thu vật, tiền trực
tiếp liên quan đến tội phạm cả về mặt lập pháp và thực tiễn áp
dụng pháp luật hình sự.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện những vấn đề
lý luận về biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội
phạm trong luật hình sự Việt Nam.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn là những bổ sung
vào khoa học luật hình sự Việt Nam, góp phần nâng cao nhận
thức lý luận về biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến
tội phạm. Do đó nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn có
thể được khai thác sử dụng trong cơng tác nghiên cứu lý luận của
các ngành bảo vệ pháp luật phục vụ cơng tác đấu tranh phịng
chống tội phạm; cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật hình
sự, trong việc biên soạn các giáo trình luật hình sự và các luật
khác trong các trường có giảng dạy pháp luật.
Những kết luận, đề xuất của luận văn là kết quả nghiên
cứu có cơ sở lý luận và thực tiễn, vì vậy, các cơ quan quản lý nhà
nước, các ngành pháp luật có thể khai thác, sử dụng để nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của mình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về biện pháp tư pháp tịch
thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.
Chương 2: Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan
đến tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp
dụng.
Chương 3: Những giải pháp hồn thiện pháp luật hình sự
và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực
tiếp liên quan đến tội phạm trong thực tiễn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
TỊCH THU VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN
TỘI PHẠM

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP TỊCH THU
VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM
1.1.1. Quan niệm chung về biện pháp tư pháp
Khi thực hiện tội phạm thì cá nhân người phạm tội sẽ phải
gánh chịu một hậu quả pháp lý bất lợi nhất định trước Nhà nước
về hành vi phạm tội của mình. Hậu quả pháp lý bất lợi đó chính
là TNHS, được thực hiện bằng hình phạt và các biện pháp cưỡng
chế hình sự khác theo quy định của BLHS. Nguyên tắc không
tránh khỏi TNHS khi thực hiện tội phạm là một trong các nguyên
tắc cơ bản của LHS Việt Nam, là nguyên tắc nhằm đảm bảo sự
cơng bằng và bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật, bảo
vệ trật tự pháp luật và giáo dục công dân ý thức tuân thủ pháp
luật.
Hệ thống các dạng TNHS gồm có:
- Các biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc nhất: các
hình phạt chính và hình phạt bổ sung (Từ Điều 29 đến Điều 40 –
BLHS năm 1999).
- Các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác (ít nghiêm
khắc hơn hơn hình phạt), gồm:
+ Các biện pháp tư pháp chung (Từ Điều 41 đến Điều 44 –

BLHS năm 1999).
+ Các biện pháp cưỡng chế về hình sự có tính chất giáo
dục đối với người chưa thành niên phạm tội (Biện pháp tư pháp
riêng) – các biện pháp thay thế hình phạt (Điều 70 – BLHS năm
1999) [8, tr. 614].
Về chế định hình phạt thì đã được ghi nhận khá rõ ràng và
thống nhất trong hệ thống pháp luật hình sự nước ta. Trong khi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đó, trong LHS của nước ta từ trước đến nay (BLHS năm 1985 và
BLHS năm 1999) lại chưa có khái niệm pháp lý nào về biện pháp
tư pháp. Tuy nhiên, nó cũng đã được một số nhà hình sự học đề
cập đến trong khoa học luật hình sự. Và tựu chung lại đều thống
nhất một quan điểm, như GS.TSKH Lê Cảm đã nêu trong Sách
chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học
luật hình sự (Phần chung) – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2005:
Biện pháp tư pháp (bao gồm biện pháp tư pháp chung và
biện pháp tư pháp riêng) là biện pháp cưỡng chế hình sự của
Nhà Nước ít nghiêm khắc hơn hình phạt do pháp luật hình sự
quy định và được cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ
vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể áp dụng đối với
người phạm tội nhằm hạn chế quyền, tự do của người đó hoặc hỗ
trợ hay thay thế cho hình phạt [8, tr. 679].
Từ khái niệm khoa học của biện pháp tư pháp, có thể chỉ
ra 06 (sáu) đặc điểm cơ bản của biện pháp tư pháp như sau:
Thứ nhất, các biện pháp tư pháp là những biện pháp cưỡng
chế về hình sự của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn hình phạt. Và

hậu quả pháp lý của việc áp dụng biện pháp tư pháp là người
phạm tội không bị coi là có án tích (như khi áp dụng hình phạt)
nếu như biện pháp tư pháp được áp dụng độc lập đối với người
phạm tội mà khơng kèm theo hình phạt (Ví dụ: khi người phạm
tội được miễn hình phạt).
Thứ hai, với tính chất là một dạng của TNHS và là một
hình thức để thực hiện TNHS trong văn bản của cơ quan tư pháp
hình sự có thẩm quyền, biện pháp tư pháp cũng chỉ có thể xuất

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hiện khi có sự việc phạm tội, bởi lẽ, nếu khơng có tội phạm thì
cũng khơng thể có biện pháp tư pháp với tính chất là biện pháp
cưỡng chế về hình sự ít nghiêm khắc hơn hình phạt.
Thứ ba, trong khi việc áp dụng hình phạt chỉ có thể do một
cơ quan tư pháp hình sự duy nhất, đó là Tòa án, và chỉ áp dụng
đối với người bị kết án nói riêng thì biện pháp tư pháp lại có chủ
thể áp dụng rộng hơn. Căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự
tương ứng cụ thể, biện pháp tư pháp hỗ trợ hình phạt (từ điều 41
đến điều 43 – BLHS năm 1999) có thể do các cơ quan tư pháp
hình sự khác nhau có thẩm quyền áp dụng (Cơ quan Điều tra,
Viện kiểm sát hoặc Tòa án) và đối với người phạm tội nói chung
(cả bị can, bị cáo, người phạm tội và người bị kết án), còn biện
pháp tư pháp thay thế cho hình phạt (Điều 70 – BLHS năm 1999)
chỉ do Tòa án áp dụng và chỉ đối với người bị kết án nói riêng.
Thứ tư, mục đích của biện pháp tư pháp chỉ là nhằm hạn
chế chứ không tước đoạt quyền, tự do của người phạm tội. Trong
khi hình phạt có thể tước đoạt quyền nhân thân hoặc thậm chí là
tước đoạt tính mạng của người phạm tội thì các biện pháp tư

pháp chỉ có thể hạn chế một số quyền nhân thân của người phạm
tội, thậm chí có một số biện pháp tư pháp xét về mặt xã hội cịn
mang lại lợi ích cho người phạm tội (như biện pháp bắt buộc
chữa bệnh, đưa vào trại giáo dưỡng). Ngồi ra, biện pháp tư pháp
cịn nhằm mục đích hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt.
Thứ năm, biện pháp tư pháp được quy định trong pháp luật
hình sự và phải do cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền áp
dụng theo một trình tự đặc biệt do luật tố tụng hình sự quy định.
Thứ sáu, biện pháp tư pháp chỉ mang tính chất cá nhân vì

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


theo pháp luật hình sự Việt Nam nó chỉ được áp dụng đối với
riêng bản thân người phạm tội [9, tr. 258].
Về việc phân loại, dựa vào đối tượng áp dụng, có thể chia
các biện pháp tư pháp thành 2 loại:
- Biện pháp tư pháp chung áp dụng cả với người đã thành
niên và người chưa thành niên phạm tội, gồm có:
+ Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến
tội phạm (Điều 41 – BLHS năm 1999).
+ Biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi
thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi (Điều 42 – BLHS năm
1999).
+ Biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Điều 43 – BLHS
năm 1999).
- Biện pháp tư pháp riêng chỉ áp dụng với người chưa
thành niên phạm tội, gồm có:
+ Giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 70 –
BLHS năm 1999).

+ Đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 70 – BLHS
năm 1999).
Bộ luật hình sự quy định các biện pháp tư pháp chung và
riêng là góp phần giúp cho các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm
quyền vận dụng linh hoạt, mềm dẻo và đúng đắn chính sách hình
sự của Nhà nước ta. Đồng thời, điều đó cịn phản ánh việc áp
dụng hình phạt với tư cách là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc
nhất của Nhà nước do luật hình sự quy định không phải là
phương tiện duy nhất trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội
phạm.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của biện pháp
tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
1.1.2.1. Khái niệm biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp
liên quan đến tội phạm
Trước đây và hiện nay, nhiệm vụ đấu tranh phòng và
chống tội phạm là một trong những công việc quan trọng của
Nhà nước, của các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật và toàn
xã hội. Bên cạnh việc phát hiện tội phạm thì việc xử lý, trừng trị
tội phạm để hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại cho xã hội
do hành vi phạm tội gây ra, đồng thời ngăn chặn người phạm tội
phạm tội mới, răn đe những người trong xã hội không phạm tội
là việc làm không thể thiếu trong nhiệm vụ đấu tranh phòng và
chống tội phạm. Như vậy, việc nghiên cứu khái niệm biện pháp
tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc.
BLHS năm 1985 gọi biện pháp này là “biện pháp tịch thu

vật và tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm”, đến BLHS năm
1999 tên gọi của nó được sửa lại thành “biện pháp tịch thu vật,
tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm”. Thực ra, về bản chất, hai
tên gọi này không hề mâu thuẫn gì với nhau mà chỉ là sự sửa đổi
để nâng cao kỹ thuật lựa chọn ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong luật
phải đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, chính xác, dễ hiểu,
một nghĩa, tránh sử dụng từ ngữ tối nghĩa hoặc sai nghĩa, không
thể hiện đúng nội dung, gây ra những cách hiểu khác nhau. Việc
giải thích và sử dụng ngơn ngữ tránh dài dịng, mập mờ, đa
nghĩa, khó hiểu gây ra xung đột về nhận thức và thực hiện trong
thực tế. Ngơn ngữ trong luật phải đảm bảo tính phổ thông, thống

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhất, khơng được lạm dụng từ nước ngồi. Vì thế, việc sửa đổi
này là hoàn toàn hợp lý để tránh sự dài dịng khơng cần thiết.
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là biện
pháp tư pháp chung áp dụng cả với người đã thành niên và người
chưa thành niên phạm tội. Biện pháp này được quy định trong
LHS nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nêu đối tượng tịch thu và
phạm vi tịch thu. Cũng như biện pháp tư pháp, trong LHS của
nước ta từ trước đến nay (BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999)
chưa có khái niệm pháp lý nào về biện pháp tịch thu vật, tiền trực
tiếp liên quan đến tội phạm, và kể cả trong ngành khoa học luật
hình sự nó cũng chưa được các nhà hình sự học đề cập đến.
Trong các giáo trình luật hình sự cũng như trong các nghiên cứu
khoa học pháp lý hình sự biện pháp này chỉ được liệt kê tên gọi
và nội dung tịch thu trong hệ thống hình phạt và các biện pháp tư
pháp. Có thấy trong Chương VI – Các biện pháp tư pháp của

ThS. Trần Minh Hưởng (Sách Bình luận khoa học Bộ luật hính
sự năm 1999 (Phần chung), tập thể tác giả, do ThS. Trần Minh
Hưởng chủ biên, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 2002) có
nêu khái niệm của từng biện pháp tư pháp nhưng lại trừ biện
pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm không
được nêu khái niệm. Đó chính là một trong những thiếu sót của
cuốn sách tham khảo này. Từ đó, phải khẳng định việc đưa ra
một khái niệm cho biện pháp tư pháp này là thực sự cần thiết và
mang tính cấp bách.
Tuy chưa có một nhận định nào về khái niệm biện pháp
tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm nhưng có thể
dựa vào bản chất của biện pháp này để đưa ra khái niệm như sau:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội
phạm là biện pháp tư pháp buộc người phạm tội hoặc người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội giao nộp cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm
tội; vật hoặc tiền do phạm tội mà có hoặc do mua bán, đổi chác
những thứ ấy mà có; hoặc vật Nhà nước cấm lưu hành nhằm
ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội hoặc gây nguy hiểm cho xã hội.
1.1.2.2. Đặc điểm của biện pháp tịch thu vật, tiền trực
tiếp liên quan đến tội phạm
Vì biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội
phạm là một biện pháp tư pháp nên nó có đầy đủ 06 (sáu) đặc
điểm cơ bản của biện pháp tư pháp, đó là:
Thứ nhất, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan
đến tội phạm là biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước ít

nghiêm khắc hơn hình phạt. Và hậu quả pháp lý của việc áp dụng
biện pháp này là người phạm tội khơng bị coi là có án tích (như
khi áp dụng hình phạt) nếu như biện pháp này được áp dụng độc
lập đối với người phạm tội mà không kèm theo hình phạt (Ví dụ:
khi người phạm tội được miễn hình phạt).
Thứ hai, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến
tội phạm cũng chỉ có thể xuất hiện khi có sự việc phạm tội, bởi
lẽ, nếu khơng có tội phạm thì cũng khơng thể có biện pháp tư
pháp với tính chất là biện pháp cưỡng chế về hình sự ít nghiêm
khắc hơn hình phạt.
Thứ ba, căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ
thể, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
có thể do các cơ quan tư pháp hình sự khác nhau có thẩm quyền

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


áp dụng (Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tịa án) và đối
với người phạm tội nói chung (cả bị can, bị cáo, người phạm tội
và người bị kết án).
Thứ tư, mục đích của biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp
liên quan đến tội phạm là hỗ trợ cho hình phạt.
Thứ năm, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan
đến tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự và phải do
cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền áp dụng theo một trình tự
đặc biệt do LTTHS quy định.
Thứ sáu, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến
tội phạm chỉ mang tính chất cá nhân.
Ngồi sáu đặc điểm cơ bản của biện pháp tư pháp, biện
pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm cịn có

những đặc điểm riêng sau:
Thứ nhất, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan
đến tội phạm tác động tới cả tài sản của những người tham gia tố
tụng khác cũng như tài sản của cơ quan, tổ chức, thậm chí cả tài
sản của nhà nước chứ không chỉ riêng tài sản của người phạm
tội.
Thứ hai, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan
đến tội phạm được tòa án áp dụng bên cạnh hình phạt khơng chỉ
nhằm mục đích trừng trị, răn đe, giáo dục người phạm tội và
những cá nhân khác trong xã hội mà còn để xử lý vật chứng, xử
lý tài sản, tiền bạc có liên quan đến tội phạm mà các cơ quan tiến
hành tố tụng đã thu giữ, đã kê biên.
1.1.2.3. Vai trò của biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp
liên quan đến tội phạm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×