Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU LS chủ nghĩa hiến pháp lý luận và thực tiễn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 209 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---***---

NGUYỄN MINH TÂM

CHỦ NGHĨA HIẾN PHÁP: LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---***---

NGUYỄN MINH TÂM

CHỦ NGHĨA HIẾN PHÁP: LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã Số: 9380101.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐẶNG MINH TUẤN



HÀ NỘI - 2020

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
độc lập của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong
luận án là trung thực và chưa được công bố trong
các cơng trình khoa học khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Minh Tâm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
Chương 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..... 11
1.1. Tình hình nghiên cứu ......................................................................... 11
1.2. Đánh giá, nhận xét chung .................................................................. 22
1.3. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu..................................... 23
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA HIẾN PHÁP . 25
2.1. Chủ nghĩa hiến pháp và các lý thuyết có liên quan ........................ 25
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiến pháp ........... 42
2.3. Vị trí, vai trị và tầm quan trọng của chủ nghĩa hiến pháp ........... 51
2.4. Các yếu tố cấu thành của chủ nghĩa hiến pháp ............................... 54

2.5. Chủ nghĩa hiến pháp ở một số quốc gia tiêu biểu ........................... 60
Kết luận Chương 2 .................................................................................... 70
Chương 3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM. 72
3.1. Quá trình du nhập và hình thành tư tưởng về chủ nghĩa hiến pháp
ở Việt Nam ................................................................................................. 72
3.2. Nhận thức về chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam .............................. 89
3.3. Tác động, ảnh hưởng của chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam........ 123
Kết luận Chương 3 .................................................................................. 129
Chương 4. THUẬN LỢI, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ
NGHĨA HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM......................................................... 130
4.1. Các thuận lợi đối với chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam ............... 130
4.2. Các thách thức đối với chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam ............ 141
4.3. Triển vọng của chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam ......................... 163
Kết luận Chương 4 .................................................................................. 176
KẾT LUẬN .................................................................................................. 178
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 183
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 184

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chủ nghĩa hiến pháp (tiếng Anh: Constitutionalism) là một chủ đề
nghiên cứu lớn trên thế giới trong lĩnh vực luật học và chính trị học, có ảnh
hưởng lớn đến cách thức tổ chức quyền lực và hoạt động của các nhà nước
hiện đại. Nhiều nghiên cứu hiện có cho thấy, cả trong lý luận và thực tiễn, chủ

nghĩa hiến pháp có quan hệ mật thiết đối với pháp quyền/nhà nước pháp
quyền, có vai trị thiết yếu đối với dân chủ, quyền con người và sự thịnh
vượng của các quốc gia. Ngày nay, chủ nghĩa hiến pháp và pháp quyền (tiếng
Anh: Rule of Law) đều được coi là những giá trị chung phổ quát của nhân loại,
là mục tiêu mà các chính quyền và các xã hội đều muốn xây dựng, hướng tới.
Một xã hội hướng tới pháp quyền thường cũng sẽ đồng thời hướng tới thực
hành chủ nghĩa hiến pháp.
Chủ nghĩa hiến pháp, về bản chất, mang ý nghĩa là quyền lực của nhà
nước phải bị giới hạn, không phải làm mạnh hay làm yếu quyền lực, mà để
ngăn ngừa khả năng chính quyền sẽ hành sử quyền lực một cách tùy tiện, bảo
đảm quyền lực được sử dụng một cách chính đáng, hợp pháp nhằm mục tiêu
bảo vệ quyền con người. Tư tưởng chủ nghĩa hiến pháp được cho đã xuất hiện
và thực hành đến một mức độ nhất định trong các xã hội Hy Lạp-La Mã cổ
đại, nhưng đến thời kỳ Khai Sáng ở châu Âu (thế kỷ 17) mới thực sự được
nhận thức, thể hiện rõ ràng và dần phát triển thành một lý thuyết hoàn chỉnh
gắn với những phong trào chính trị tự do ở Tây Âu và Hoa Kỳ. Ngày nay, chủ
nghĩa hiến pháp thường được hiểu và xem xét theo hai (2) phương diện chủ
yếu: Thứ nhất, theo phương diện tư tưởng, chỉ các quan niệm về một chính
quyền hữu hạn (a limited govern-ment). Thứ hai, theo phương diện thực tế,
chỉ một chính quyền trong đó tồn tại các sắp xếp thể chế (định chế chính trị-

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


pháp lý/legal-political institutions) nhằm bảo đảm mục tiêu giới hạn quyền
lực của nhà nước.
Chủ nghĩa hiến pháp là một chủ đề không mới ở Việt Nam, được du
nhập và thảo luận rất sôi nổi ở nước ta trong những năm cuối thế kỷ 19, đầu

thế kỷ 20. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh, xung đột của đất nước và
những lý do chủ quan, khách quan khác nhau của lịch sử-thời đại, chủ nghĩa
hiến pháp chưa được nhận thức và phổ biến một cách đầy đủ ở nước ta, có sự
phát triển thăng trầm qua từng giai đoạn lịch sử và có vai trị, tác động tương
đối hạn chế trong đời sống chính trị-xã hội và pháp lý ở Việt Nam.
Trong khoảng ba thập niên trở lại gần đây, đặc biệt từ đầu thế kỷ 21, q
trình thực hiện chính sách Đổi Mới về kinh tế và hội nhập quốc tế của Nhà
nước và Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tìm kiếm sự thịnh vượng cho quốc
gia thúc đẩy nhu cầu nội tại cải cách (hiện đại hoá) thể chế và hệ thống chính
trị ở nước ta, dẫn đến khuynh hướng nghiên cứu, nhận thức và tiếp nhận trở
lại những yếu tố hợp lý của chủ nghĩa hiến pháp và pháp quyền, được thể hiện
qua tiến trình xây dựng, sửa đổi và ban hành các bản hiến pháp đầu thế kỷ 21.
Trên cơ sở đó, và trong bối cảnh Việt Nam hiện nay với mục tiêu xây
dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân-do Nhân dân-vì Nhân dân, nghiên
cứu về chủ nghĩa hiến pháp là cần thiết và có ý nghĩa, bởi chủ nghĩa hiến
pháp và pháp quyền có mối quan hệ tương hỗ mật thiết và cả hai đều là nền
tảng của các nền dân chủ hiến định (constitutional democracy). Đây là lý do
chính thúc đẩy tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Chủ nghĩa hiến pháp: Lý
luận và thực tiễn ở Việt Nam” để thực hiện luận án Tiến sỹ Luật học của
mình nhằm góp phần bổ sung cho những nghiên cứu còn thiếu về chủ nghĩa
hiến pháp ở Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mục đích của luận án nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về chủ nghĩa
hiến pháp, những tác động, ảnh hưởng trong thực tế và triển vọng của chủ

nghĩa hiến pháp ở Việt Nam trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ giải quyết bốn (4) nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khái quát được quá trình hình thành và phát triển của chủ
nghĩa hiến pháp trên thế giới; phân tích những nội dung cơ bản về khái niệm,
nội hàm, các yếu tố cấu thành của chủ nghĩa hiến pháp; đánh giá vị trí và tầm
quan trọng của chủ nghĩa hiến pháp, giới thiệu thực tiễn thực hành chủ nghĩa
hiến pháp ở một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới.
Thứ hai, phân tích và làm rõ được mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiến pháp
với những phạm trù có sự giao thoa và/hoặc có liên hệ mật thiết gồm: hiến
pháp, pháp quyền/nhà nước pháp quyền, dân chủ, kiểm soát quyền lực nhà
nước.
Thứ ba, khái quát được quá trình du nhập, phát triển của tư tưởng về chủ
nghĩa hiến pháp ở Việt Nam, thực tiễn vận dụng trên thực tế, qua đó so sánh
và chỉ ra sự tương thích với lý luận và thực tiễn trên thế giới về chủ đề này.
Thứ tư, trên cơ sở thực hiện ba (3) nhiệm vụ nêu trên, luận án đưa ra
nhận định về thuận lợi, thách thức và triển vọng của chủ nghĩa hiến pháp ở
Việt Nam. Đồng thời, luận án đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy khả năng
hiện thực hóa chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam, thực thi hiệu quả các nội dung
của Hiến pháp năm 2013 và xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chủ nghĩa hiến pháp – với ý nghĩa
là một lý thuyết, phạm trù chính trị-pháp lý đã và đang có ảnh hưởng lớn đến
cách thức tổ chức quyền lực và hoạt động của các nhà nước hiện đại trên thế
giới – cùng với những biểu hiện và triển vọng phát triển của nó ở Việt Nam.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Phạm vi nghiên cứu của luận án thể hiện như sau:
- Về mặt nội dung, luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về
chủ nghĩa hiến pháp và biểu hiện của nó trong thực tiễn các quốc gia. Bản
thân hiến pháp và những chủ đề/phạm trù có liên quan đến chủ nghĩa hiến
pháp như: dân chủ, pháp quyền, kiểm soát quyền lực,… cũng được đề cập và
phân tích nhưng khơng phải là trọng tâm của luận án, mà chỉ là nền tảng để
phân tích so sánh và làm rõ hơn nhận thức, thực tiễn thực hành chủ nghĩa hiến
pháp.
- Về mặt thời gian, luận án tập trung nghiên cứu những nội dung về chủ
nghĩa hiến pháp hiện đại, bắt đầu từ thế kỷ 17 cho đến nay. Đối với Việt Nam,
luận án tập trung phân tích những tác động, biểu hiện của chủ nghĩa hiến pháp
từ cuối thế kỷ 19 (thời điểm mà chủ nghĩa hiến pháp bắt đầu được du nhập)
cho đến nay, tuy nhiên trọng tâm là ở thời điểm hiện tại.
- Về mặt không gian, luận án tập trung nghiên cứu về nhận thức và
những biểu hiện cùng triển vọng của chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam. Luận
án đề cập và phân tích nhận thức, thực tiễn thực hành chủ nghĩa hiến pháp ở
một số quốc gia với mơ hình chính thể điển hình trên thế giới, tuy nhiên đây
khơng phải là nội dung trọng tâm mà chỉ là nền tảng để phân tích, so sánh
nhằm làm rõ nhận thức và thực tiễn thực hành chủ nghĩa hiến pháp ở Việt
Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của triết học Marx-Lenin và một số lý thuyết chính trị-pháp lý khác, bao
gồm: lý thuyết chủ quyền nhân dân, lý thuyết quyền con người, lý thuyết phân
công lao động quyền lực (hay lý thuyết phân quyền), lý thuyết kiểm soát
quyền lực nhà nước, và lý thuyết tài phán hiến pháp.

5


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Lý thuyết chủ quyền nhân dân có nền tảng lý luận là tư tưởng chính trị
về khế ước xã hội của John Locke và Rousseau trong thế kỷ 17-18. Theo đó,
trong một xã hội (quốc gia), nhân dân là nguồn gốc và là chủ thể chính đáng
nắm giữ mọi quyền lực chính trị. Chủ quyền nhân dân, hay nguồn gốc hợp
pháp của mọi quyền lực chính trị-pháp lý, dựa trên bản khế ước “đồng thuận”
lập ra khi mọi người quyết định rời bỏ trạng thái tự nhiên để thành lập chính
quyền, nơi có cơ quan lập pháp làm luật, và mọi người đồng ý tuân thủ bất cứ
điều gì đa số quyết định, miễn là chúng tôn trọng các quyền và tự do cơ bản.
Ngày nay, chủ quyền nhân dân được thừa nhận rộng rãi như một nguyên tắc
cơ bản của hiến pháp, là chủ thuyết để thiết lập nên chính quyền. Chủ quyền
nhân dân thường được thể hiện và bảo vệ qua các định chế như: trưng cầu ý
dân về hiến pháp, những vấn đề quan trọng của đất nước; bầu cử tự do và phổ
thông đầu phiếu; giám sát và kiểm soát quyền lực của nhà nước. Tuy nhiên,
cũng cần thấy rằng, mặc dù đều có sự đồng thuận chủ quyền thuộc về nhân
dân, nhưng cách hiểu khác nhau về Nhân dân (chủ thể nắm giữ chủ quyền) là
toàn-thể-người-dân (mỗi người đều là một phần của chủ quyền) hay quốc-dân
(một thực thể trừu tượng và độc lập) sẽ dẫn đến bản chất của các định chế là
khác biệt.
Lý thuyết quyền con người cho rằng mọi người đều có những quyền và
tự do cơ bản, quan trọng tới mức bất cứ chính quyền nào cũng khơng thể phủ
nhận, bất kể vẫn còn những tranh luận về nguồn gốc của quyền (luật tự nhiên
hay luật thực chứng, đạo đức hay pháp lý). Ngày nay, quyền con người là một
cấu phần cơ bản không thể thiếu, một mục tiêu bảo vệ thiết yếu của hiến pháp
của bất cứ quốc gia nào, và là mục đích của chính quyền. Những hành động
thiếu tôn trọng, lạm dụng quyền con người không hẳn phủ nhận tính phổ quát
của nhân quyền, mà là bằng chứng cho thấy khó khăn trong việc duy trì, bảo

đảm chúng. Quyền con người thường được thể hiện, bảo vệ qua các định chế

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


như: nội dung quyền con người trong hiến pháp, tư pháp độc lập, tài phán
hiến pháp, và truyền thống chính trị-pháp lý tôn trọng quyền con người.
Lý thuyết phân công lao động quyền lực [hiện đại] gắn liền với tư tưởng
chính trị của John Locke, xuất hiện từ cuối thế kỷ 17 và được Montesquieu
phát triển thành một lý thuyết hoàn chỉnh (lý thuyết phân quyền) vào đầu thế
kỷ 18, và có ảnh hưởng tới mức dường như ngày nay nó được áp dụng ở khắp
nơi trên thế giới. Trọng tâm của lý thuyết đề cập tới mối quan hệ pháp lý giữa
các nhánh quyền lực nhà nước: quyền lập pháp làm ra luật trao cho Quốc hội;
quyền hành pháp thi hành chính sách và pháp luật trao cho Chính phủ; quyền
tư pháp phán quyết các tranh chấp mà việc áp dụng pháp luật gây ra trao cho
các thẩm phán. Lý thuyết phân quyền có hai trạng thái: Thứ nhất, sự phân biệt
giữa Quốc hội và Chính phủ. Thứ hai, sự hiện hữu của Tịa án độc lập để
kiểm sốt (về mặt pháp lý) Quốc hội và Chính phủ theo nguyên tắc hợp pháp.
Ngày nay, sự xuất hiện của đảng phái và thực tiễn phát triển của đời sống
chính trị đã làm thay đổi hẳn ý nghĩa cổ điển của nguyên tắc phân quyền.
Phân quyền giờ chỉ còn tư pháp độc lập như một bảo đảm chống lại nguy cơ
lạm quyền của nhà nước.
Lý thuyết kiểm soát quyền lực nhà nước là hệ luận tất yếu của nguyên
tắc chủ quyền nhân dân. Theo đó, quyền lực “phái sinh, được ủy nhiệm” phải
chịu sự kiểm soát để bảo đảm được thực thi hợp pháp và hiệu quả, vì phúc lợi
chung. Ngồi ra, lý thuyết kiểm sốt quyền lực cịn xuất phát từ hai (2) luận
điểm quan trọng khác: Thứ nhất, sự cần thiết của nhà nước, bản chất (tha hoá)
của quyền lực và bản tính (tư lợi) của con người. Quyền lực nhà nước có tính

cưỡng chế cao, có tác động mạnh và rộng khắp đến mọi đối tượng trong xã
hội và gần như mọi khía cạnh của đời sống xã hội, nên việc kiểm soát là cần
thiết để ngăn ngừa sự tùy nghi và lạm dụng để thỏa mãn lợi ích riêng của
người nắm giữ nó. Thứ hai, việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước là

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


một quy trình phức tạp, liên quan đến nhiều chủ thể; do đó, cần được kiểm tra
và đánh giá để có những điều chỉnh-hồn thiện, bảo đảm tính mềm dẻo cần có
để thực thi hiệu lực, hiệu quả các cơng việc của nhà nước. Ngày nay, kiểm
soát quyền lực là vấn đề quan tâm đặc biệt ở nhiều quốc gia dân chủ với việc
thiết lập những định chế có tính kiểm soát quyền lực trong hiến pháp và hệ
thống pháp luật quốc gia.
Lý thuyết tài phán hiến pháp hình thành và phát triển ở Hoa Kỳ vào cuối
thế kỷ 18 như một hệ luận tất yếu của nguyên tắc chủ quyền nhân dân và hiến
pháp tối cao. Sang đầu thế kỷ 20, lý thuyết tài phán hiến pháp được chấp
nhận ở nhiều quốc gia Tây Âu (mơ hình châu Âu-lục địa) và được phổ biến ra
nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nội dung căn bản của nó là: Hiến pháp
là luật cơ bản, do nhân dân lập ra, phản ánh tồn vẹn nhất chủ quyền nhân
dân, do đó có tính tối cao và các đạo luật khác phải phù hợp với nội dung và
tinh thần của Hiến pháp. Nhìn chung, tài phán hiến pháp có ý nghĩa giới hạn
quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của thiểu số trước sự
lạm quyền hay sai lầm của đa số trong các nền dân chủ đại diện.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa
học xã hội. Là một nghiên cứu lý thuyết, luận án chủ yếu sử dụng phương
pháp tổng hợp, phân tích, giải thích về chủ nghĩa hiến pháp trên thế giới và

Việt Nam. Chủ đề nghiên cứu có sự giao thoa giữa nhiều ngành khoa học xã
hội, trong đó bao gồm luật học, chính trị học, sử học. Do đó, luận án chủ yếu
sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, và so sánh. Ngoài ra, luật
học là ngành thuộc khoa học xã hội nói chung, do đó luận án cũng sử dụng
các phương pháp nghiên cứu chung của ngành ở mức độ nhất định (phương
pháp định tính, định lượng) để giải quyết các vấn đề trong luận án.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận án có đối tượng nghiên cứu là chủ nghĩa hiến pháp – một lý thuyết
có tính du nhập ở Việt Nam. Do đó, nghiên cứu sẽ chủ yếu được thực hiện
dựa trên văn bản với các phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, và so sánh.
Mục đích của luận án là trình bày một cách có hệ thống và đầy đủ nhận thức
về chủ nghĩa hiến pháp trên thế giới, so sánh với nhận thức, thực tiễn vận
dụng ở Việt Nam nhằm tìm ra những điểm tương đồng-khác biệt của đối
tượng nghiên cứu, đánh giá tính hợp lý của những giải pháp chính trị-pháp lý
ở mỗi trường hợp, từ đó đưa ra những gợi mở nhằm thúc đẩy khả năng thực
hành và hiện thực hoá chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam.

5. Những điểm mới của Luận án
Luận án có những điểm mới sau đây:
Luận án là cơng trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ luận án tiến sỹ luật
học ở Việt Nam, nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về chủ nghĩa
hiến pháp. Cụ thể, luận án khái quát hóa và hệ thống hóa các lý thuyết, quan
điểm trên thế giới về chủ nghĩa hiến pháp; làm rõ vị trí và tầm quan trọng của
chủ nghĩa hiến pháp; mối liên hệ giữa chủ nghĩa hiến pháp với các phạm
trù/chủ đề có mối liên hệ mật thiết (như: hiến pháp, pháp quyền/nhà nước

pháp quyền, dân chủ, kiểm soát quyền lực nhà nước).
Luận án dự đoán và lý giải về xu hướng phát triển của chủ nghĩa hiến
pháp trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và hướng tới pháp quyền.
Luận án đánh giá sự phát triển của nhận thức và thực tiễn thực hành chủ
nghĩa hiến pháp ở Việt Nam trên cơ sở phân tích và so sánh với lý luận và
thực tiễn thực hành chủ nghĩa hiến pháp trên thế giới; đồng thời dự báo những
thuận lợi, thách thức và triển vọng phát triển của chủ nghĩa hiến pháp ở Việt
Nam.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Qua những đóng góp nêu trên, luận án bổ sung, góp phần hồn thiện
nhận thức lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam. Do đó,
luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các chủ thể có liên quan (như: cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội, công chúng,…) trong việc xây dựng và thúc
đẩy khả năng thực hành chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam. Ngoài ra, luận án
cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu về luật
hiến pháp, chính trị học và những chuyên ngành khác có liên quan tại Khoa
Luật, Đại học quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
Ý nghĩa khoa học của luận án thể hiện ở hai (2) khía cạnh: Thứ nhất, bổ
sung nhận thức lý luận về chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam trong mối quan hệ
với các chủ đề/phạm trù chính trị-pháp lý: dân chủ, pháp quyền/nhà nước
pháp quyền, quyền con người, qua đó góp phần làm rõ và củng cố nhận thức
cho các nghiên cứu hiện còn chưa rõ ràng, thống nhất ở Việt Nam về các
phạm trù chính trị-pháp lý này. Thứ hai, làm rõ sự cần thiết của việc nghiên
cứu đa ngành, liên ngành (luật học, chính trị học, sử học) đối với chủ nghĩa

hiến pháp.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án thể hiện ở hai (2) khía cạnh: Thứ nhất, luận
giải thuận lợi, thách thức, và triển vọng của chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam,
đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp trên cơ sở lý thuyết chủ nghĩa hiến pháp
để hiện thực hóa và thúc đẩy khả năng thực hành chủ nghĩa hiến pháp, góp
phần thực thi hiệu quả Hiến pháp, hướng tới mục tiêu xây dựng thành công
Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Thứ hai, luận án bổ sung tư liệu nghiên
cứu cho những lĩnh vực như luật học, chính trị học, và sử học.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung của luận án được kết cấu thành bốn (4) chương, 15 tiết:

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 1 – Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; Chương 2 – Những
vấn đề lý luận về chủ nghĩa hiến pháp; Chương 3 – Sự phát triển của chủ
nghĩa hiến pháp ở Việt Nam; Chương 4 – Thuận lợi, thách thức và triển vọng
của chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam.

Chương 1.
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Tình hình nghiên cứu
Chủ nghĩa hiến pháp (tiếng Anh: Constitutionalism) là lý thuyết có
nguồn gốc từ truyền thống chính trị-pháp lý phương Tây, được khởi đầu từ
khoảng thế kỷ 17, nhưng ngày nay đã trở thành một giá trị chung phổ quát của
nhân loại. Do đó, chủ nghĩa hiến pháp là một chủ đề lớn được giới học thuật

trên thế giới nói chung, phương Tây nói riêng, quan tâm nghiên cứu trong gần
hai (2) thế kỷ qua. Các nghiên cứu hiện có về chủ nghĩa hiến pháp khá phong
phú, có thể khái quát theo từng vấn đề như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của chủ nghĩa
hiến pháp. Có thể nói, tập hợp gồm sáu (6) bài giảng được xuất bản thành
cuốn sách Constitutionalism: Ancient and Modern (Chủ nghĩa hiến pháp: Cổ

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đại và hiện đại, 1947 [1940]) của tác giả Charles H. McIlwain là nghiên cứu
có ảnh hưởng đầu tiên về chủ nghĩa hiến pháp, trong đó trình bày sự phát triển
cơ bản (chưa phải toàn diện) của chủ nghĩa hiến pháp và chỉ ra những nguyên
tắc nổi bật nhất gắn với một số quốc gia nhất định. Trong tác phẩm, McIlwain
đã chia chủ nghĩa hiến pháp thành hai (2) thời kỳ chính với mốc là thế kỷ 18,
gắn với các yếu tố về nguồn gốc, ý nghĩa của hiến pháp: chủ nghĩa hiến pháp
Cổ-Trung đại và chủ nghĩa hiến pháp hiện đại. Quan niệm của ông thường
hay được dẫn chiếu đến là: chủ nghĩa hiến pháp “là những giới hạn pháp lý
đối với chính quyền; là phản đề của sự cai trị tùy tiện” [153, tr.21-22].
Trong một nghiên cứu công phu và toàn diện khác: Controlling the State:
Constitutionalism from Ancient Athens to Today (Kiểm soát Nhà nước: Chủ
nghĩa hiến pháp từ Athens cổ đại cho đến ngày nay, 2002), tác giả Scott
Gordon cho rằng, McIlwain đi đúng hướng khi tập trung vào yếu tố hạn chế
quyền lực nhà nước, nhưng gần như làm mất đi tính mạch lạc khi nhấn mạnh
vào giới hạn pháp lý [138, tr.5]. Trong nghiên cứu của mình, Gordon bắt đầu
với việc nghiên cứu lý thuyết về chủ quyền, chủ quyền nhân dân, chủ quyền
Nghị viện, và phân tích so sánh chủ nghĩa hiến pháp trong các chế độ Athens
và La Mã cổ đại cho đến Anh Quốc, Hoa Kỳ hiện đại. Ông cho rằng, những ý

tưởng ban đầu về chủ nghĩa hiến pháp đã xuất hiện và được thực hành ở mức
độ nhất định trong các xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại (qua các tác phẩm của
Plato, Aristotle, Cicero). Tuy nhiên, phải đến thời kỳ Khai Sáng ở châu Âu, tư
tưởng về chủ nghĩa hiến pháp mới được phát triển và hoàn thiện.
Trong một nghiên cứu có tiêu đề The Origins of Modern
Constitutionalism (Nguồn gốc của chủ nghĩa hiến pháp hiện đại, 1949),
Francis D. Wormuth cũng cho rằng, truyền thống của chủ nghĩa hiến pháp bắt
đầu từ Athens cổ đại và có một lịch sử phát triển dài, gián đoạn, và không
theo quy luật cho đến ngày nay [191, tr.3]. Trong nghiên cứu The Idea of

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nonliberal Constitutionalism (Quan niệm về chủ nghĩa hiến pháp phi tự do,
1997), Graham Walker cho rằng, các lý thuyết chủ nghĩa hiến pháp đã phát
triển ở trong giai đoạn trước thời kỳ Khai Sáng bởi các nhà tư tưởng Hy Lạp,
hiến gia La Mã, học giả trung cổ và triết gia khế ước xã hội [188, tr.160-162].
Các nghiên cứu của tác giả Bo Li (Lý Ba) [3] và David Held [48, tr.115-116]
đều cho rằng chủ nghĩa hiến pháp gắn liền với truyền thống pháp quyền La
Mã cổ đại.
Một nghiên cứu mới cơng bố gần đây thuộc lĩnh vực kinh tế-chính trị:
Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity, and Poverty (Tại sao
các quốc gia thất bại, 2012), hai tác giả Daron Acemoglu và James Robison
đã bổ sung những luận giải về lịch sử hình thành, phát triển của chủ nghĩa
hiến pháp, đặc biệt trong thời hiện đại ở phương Tây. Cuốn sách dựa vào một
lý thuyết rất đơn giản: những định chế kinh tế và chính trị dung hợp/bao gồm
và chiếm đoạt/khai thác để giải thích sự phát triển của kinh tế-chính trị ở khắp
nơi trên thế giới, từ thời kỳ đồ đá cho đến hiện đại. Qua nghiên cứu, có thể

phần nào hiểu được tại sao chủ nghĩa hiến pháp hiện đại lại bắt nguồn từ Anh
chứ không phải quốc gia khác, tại sao Hoa Kỳ là chính quyền hợp hiến tiếp
theo chứ không phải Pháp,… Nghiên cứu cũng cho thấy, sự phát triển thể chế
chính trị hiện đại ở Tây Âu và Hoa Kỳ diễn ra theo ba (3) lộ trình: Thứ nhất,
cách mạng cơng nghiệp và các cuộc nội chiến ở Anh đã thay đổi chế độ cai trị
phong kiến chuyên chế lâu đời, hình thành một thể chế mới dựa trên các
nguyên tắc của hiến pháp và chủ nghĩa đa nguyên. Thứ hai, Hoa Kỳ và Úc
khơng có lịch sử cai trị phong kiến chun chế, đã ra đời trong những hoàn
cảnh khác biệt với các định chế dung hợp và sự ảnh hưởng lan truyền của
cách mạng công nghiệp. Thứ ba, cuộc Cách mạng Pháp đã lật đổ chế độ quân
chủ chuyên chế ở Pháp và sau đó thúc đẩy cải cách thể chế ở phần lớn các
quốc gia Tây Âu [1 và 118].

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số nghiên cứu khác lại sử dụng những tiêu chí nhất định để phân
chia các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa hiến pháp. Như tác giả Đào Trí Úc
dựa vào mơ hình hiến pháp để chia sự phát triển của chủ nghĩa lập hiến thành
ba (3) giai đoạn: chủ nghĩa lập hiến tự do, chủ nghĩa lập hiến xã hội, và chủ
nghĩa lập hiến hiện đại [119]. Hai tác giả Đặng Minh Tuấn và Nguyễn Văn
Quân dựa vào quan niệm về ý nghĩa của hiến pháp chia lịch sử của chủ nghĩa
hiến pháp thành bốn (4) giai đoạn: chủ nghĩa hiến pháp cổ đại, chủ nghĩa hiến
pháp cận đại, chủ nghĩa hiến pháp hiện đại, tân chủ nghĩa hiến pháp [99]. Còn
tác giả Bùi Ngọc Sơn sử dụng cách quan niệm bản chất-mục đích-phương tiện
về chủ nghĩa hiến pháp để khảo sát: chủ nghĩa hợp hiến cổ và trung đại, chủ
nghĩa hợp hiến hiện đại [79], và chủ nghĩa hợp hiến Nho giáo [173]. Ngoài ra,
Bùi Ngọc Sơn cũng nghiên cứu về chủ nghĩa hợp hiến chuyển đổi [69], chủ

nghĩa hợp hiến tích cực [70], chủ nghĩa hợp hiến đại chúng (popular
constitutionalism) [172].
Nhìn chung, phần lớn giới nghiên cứu ở trong và ngoài nước đồng ý rằng,
tư tưởng về chủ nghĩa hiến pháp xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng chỉ phát triển
thành một lý thuyết hoàn chỉnh từ thời kỳ Khai Sáng ở châu Âu cùng sự ra
đời của các định chế chính trị-pháp lý cụ thể (xem Chương 2). Nội dung cốt
lõi của chủ nghĩa hiến pháp là chống lại quyền lực tùy tiện (chứ không phải
mọi quyền lực): quyền lực có được kiểm sốt một cách hiệu quả và thực tế
hay khơng, bảo đảm chính quyền phải có trách nhiệm với các chuẩn mực
chung của cộng đồng, bằng các quy tắc pháp lý thành văn hoặc bất thành văn
(các giới hạn cấu trúc/ structural limits). Đây chính là cơ sở cho các nghiên
cứu về chủ nghĩa hiến pháp cổ và trung đại phát triển, cũng như chủ nghĩa
hiến pháp bên ngồi phương Tây (ví dụ, chủ nghĩa hiến pháp Nho giáo Đông
Á) [72 và 173].

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nhiều nghiên cứu cho rằng, chủ nghĩa hiến pháp cổ và trung đại (ở
phương Tây) gắn liền với ý thức lập hiến và các định chế chính trị phản ánh
các giá trị tự do, bình đẳng, cơng lý có ý nghĩa ngăn ngừa sự lạm quyền của
bạo chúa [72 và 79]. Trong khi đó, chủ nghĩa hiến pháp hiện đại là sự định
chế hóa chủ nghĩa tự do Tây Âu và Hoa Kỳ [4 và 79]. Tuy nhiên, nếu giới hạn
quyền lực với mục đích để bảo vệ các quyền và tự do cá nhân là đặc trưng của
chủ nghĩa hiến pháp ở Hoa Kỳ và phương Tây, thì các xã hội bên ngồi
phương Tây có thể cam kết với những giá trị chung khác của cộng đồng hơn
là chủ nghĩa tự do hoặc chủ nghĩa cá nhân [173]. Trong khi đó, có tác giả cho
rằng sự khác biệt giữa phương Tây (châu Âu và Bắc Mỹ) và phần còn lại của

thế giới là chủ nghĩa tự do hiến định/constitutional liberalism (hay chủ nghĩa
hiến pháp) [191].
Thứ hai, nghiên cứu về khái niệm, nội hàm, các yếu tố cấu thành của
chủ nghĩa hiến pháp. Các nghiên cứu hiện có cho thấy, khơng có/chưa có định
nghĩa chung thống nhất về chủ nghĩa hiến pháp, mà chỉ có thể mơ tả chi tiết
và khái quát hóa khái niệm qua các yếu tố cấu thành. Tuy nhiên, nội hàm căn
bản của chủ nghĩa hiến pháp thì khơng thay đổi: quyền lực của nhà nước là có
giới hạn và phải chịu sự kiểm sốt để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của
con người. Các tác giả như Charles McIlwain [153], Wil Waluchow [189],
Gregory Mahler [152], hay Don Fehrenbacher [122] đưa ra quan niệm về chủ
nghĩa hiến pháp theo phương diện tư tưởng, tức chỉ các quan niệm về một
chính quyền hữu hạn (a limited government). Trong khi đó, các tác giả như
Andrew Heywood [144], Takashi Shogimen [169], Giovanni Sartori [168],
Louis Henkin [143], David Fellman [135], Bo Li (Lý Ba) [3] và Nguyễn
Đăng Dung [25] lại đưa ra quan niệm về chủ nghĩa hiến pháp theo phương
diện thực tiễn, tức chỉ một chính quyền trong đó tồn tại các sắp xếp thể chế
bảo đảm quyền lực của nhà nước bị giới hạn. Các tác giả Graham Walker

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


[188] và Bùi Ngọc Sơn [72] gọi giới hạn theo phương diện tư tưởng là các
giới hạn quy phạm/normative or aspirational limits (như: tự do, bình đẳng,
cơng lý), có tính quy chuẩn mà chính quyền phải tơn trọng và hướng đến; giới
hạn theo phương diện thực tiễn là các giới hạn cấu trúc/structural limits, tức
các sắp xếp thể chế như: phân quyền, chế độ liên bang, lưỡng viện, tài phán
hiến pháp, bầu cử,… được xây dựng để bảo đảm giới hạn quy phạm. Các giới
hạn quy phạm và giới hạn cấu trúc được coi là hai (2) trong số ba (3) thuộc

tính biểu hiện của chủ nghĩa hiến pháp.
Như vậy, cho dù được hiểu hay xem xét theo phương diện nào thì ý
nghĩa chung nhất của thuật ngữ chủ nghĩa hiến pháp là: quan niệm về một
chính quyền với quyền lực hữu hạn. Nền tảng triết học của chủ nghĩa hiến
pháp là chủ nghĩa tự do [cổ điển], gắn liền với tư tưởng chính trị của John
Locke trong tác phẩm Two Treatises of Government (Hai khảo luận về chính
quyền, 1821 [1689]) về trạng thái tự nhiên, khế ước xã hội, và phân quyền. Tư
tưởng phân quyền của Locke được Montesquieu phát triển thành một lý
thuyết hoàn chỉnh trong tác phẩm The Spirit of Law (Tinh thần pháp luật,
1823 [1748]). Còn lý thuyết khế ước xã hội được Rousseau phát triển trong
tác phẩm The Social Contract (Khế ước xã hội, 1940 [1762]). Nếu như lý
thuyết khế ước xã hội của Locke chủ yếu quan tâm đến phạm vi và giới hạn
quyền lực của chính quyền, thì Rousseau lại chủ yếu nhấn mạnh đến chủ
quyền nhân dân, tức nguồn gốc hợp pháp của quyền lực chính trị-pháp lý là
nằm trong các quyết định tập thể của một thực thể gồm toàn bộ công dân (tức
Chủ quyền tối cao/Sovereign) [148]. Bộ ba tác phẩm của Locke, Montesquieu,
và Rousseau là nền tảng triết học của chủ nghĩa hiến pháp hiện đại, được củng
cố, phát triển và làm phong phú thêm bởi các tác phẩm của John Rawls,
David Held [48], hay Micheal Sandel [167],… Luận điểm cơ bản của chủ
nghĩa hiến pháp là: Thứ nhất, chính quyền hợp pháp được hình thành trên cơ

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sở “đồng thuận” của những người bị cai trị. Thứ hai, con người có những
quyền và tự do cơ bản quan trọng tới mức bất cứ chính quyền nào cũng không
thể phủ nhận. Thứ ba, luận điểm về sự cần thiết của nhà nước, về bản chất
(tha hóa) của quyền lực và bản tính (tư lợi) của con người.

Mỗi tác giả, tùy theo góc độ nghiên cứu, đã xác định các yếu tố cấu
thành khác nhau của chủ nghĩa hiến pháp. Ví dụ, Giovanni Sartori đưa ra năm
(5) yếu tố nhấn mạnh theo truyền thống và tinh thần pháp quyền Anh-Mỹ
[168]; Louis Henkin đưa ra chín (9) yếu tố [143]; tác giả Nguyễn Đăng Dung
liệt kê tám (8) yếu tố [25]; Bo Li (Lý Ba) đưa ra định nghĩa về chủ nghĩa hiến
pháp theo hướng diễn giải (miêu tả) các yếu tố cấu thành [3]. Nhìn chung, tác
giả Bùi Ngọc Sơn nhận định, theo các tác giả nêu trên, các yếu tố của chủ
nghĩa hiến pháp đề cập đến hai vấn đề: quyền lực của hiến pháp và nội dung
của hiến pháp. Ở phương diện quyền lực của hiến pháp, chủ nghĩa hiến pháp
gồm ba (3) yếu tố: hiến pháp có quyền lực tối cao, chế độ tu chính hiến pháp
đặc biệt, chế độ tài phán hiến pháp. Ở phương diện nội dung của hiến pháp,
chủ nghĩa hiến pháp gồm bốn (4) yếu tố: chủ quyền nhân dân-chính quyền
dân chủ, phân quyền và kiềm chế-đối trọng, tư pháp độc lập, các quyền con
người và tự do cơ bản [79].
Có thể thấy, có bốn (4) yếu tố cấu thành nhận được sự đồng thuận cao
của giới nghiên cứu, bao gồm: chủ quyền nhân dân, phân chia quyền lực, bảo
vệ quyền con người, và cơ chế bảo vệ hiến pháp. Trong khi ba (3) yếu tố đầu
(chủ quyền nhân dân, phân chia quyền lực, và quyền con người) được thừa
nhận như những nguyên tắc hiến pháp cơ bản của một nền dân chủ hiện đại,
thì yếu tố then chốt cịn lại (cơ chế bảo vệ hiến pháp) có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, bởi đây là cơ chế (định chế) để hiện thực hóa các nội dung của chủ
nghĩa hiến pháp. Lý thuyết hiến pháp tối cao và tài phán hiến pháp là đóng
góp của Hoa Kỳ vào lý luận về chủ nghĩa hiến pháp. Tuy nhiên, cũng cần thấy

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


rằng, gánh nặng đặt lên vai công luận (xã hội) chứ không phải cơ chế bảo vệ

hiến pháp. Chủ nghĩa hiến pháp sẽ khơng xuất hiện hay duy trì được lâu ở
một xã hội không đánh giá cao và coi chủ nghĩa hiến pháp là có giá trị.
Thứ ba, nghiên cứu về chủ nghĩa hiến pháp ở một số quốc gia đương đại
với mơ hình chính thể điển hình trên thế giới. Có nghiên cứu chỉ ra sự khác
biệt giữa phương Tây (Bắc Mỹ và châu Âu) và phần còn lại của thế giới là
chủ nghĩa tự do hiến định/constitutional liberalism (hay chủ nghĩa hiến pháp)
[191]. Các tác giả Daron Acemoglu và James Robinson cho thấy sự phát triển
thể chế chính trị hiện đại ở phương Tây đã diễn ra theo ba (3) lộ trình khác
nhau [1 và 118]: đầu tiên là ở Anh Quốc, tiếp theo là Hoa Kỳ và Úc, và cuối
cùng là Pháp và các quốc gia Tây Âu khác.
Chính quyền hợp hiến hiện đại đầu tiên hình thành ở Anh Quốc với
những đặc trưng của truyền thống Rule of Law và Common Law (luật tự
nhiên/natural law), được thể hiện ở trong tác phẩm Introduction to the Study
of the Law of Constitution (Giới thiệu về nghiên cứu luật hiến pháp, 1979
[1885]) của A. V. Dicey [132]. Mặc dù đây được coi là cái nôi của chủ nghĩa
hiến pháp hiện đại, nhưng do thuyết Nghị viện tối cao thắng thế, nước Anh đã
không thiết lập một cơ chế tài phán hiến pháp thực thụ. Tuy nhiên, Sir
Edward Coke cho rằng, thông luật (Common Law) lại giống như luật tối caobất biến, ràng buộc cả Nghị viện và các tịa án tư pháp [125].
Chính quyền hợp hiến tiếp theo là Hoa Kỳ với bản Hiến pháp năm 1787.
Trong đó, tuyển tập The Federalist Papers (Những luận cương liên bang,
1787-1788) gồm 85 bài chính luận của Alexander Hamilton, James Madison
và John Jay [141], cùng với các thực tiễn án lệ hiến pháp là những giải thích
sâu sắc và thuyết phục nhất về chính quyền hợp hiến Hoa Kỳ. Chủ nghĩa hiến
pháp ở Hoa Kỳ về cơ bản là sự kế thừa của truyền thống Anh và được mở
rộng thêm với lý thuyết hiến pháp tối cao và tài phán hiến pháp [80].

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Các chính quyền hợp hiến tiếp theo là Đức, Pháp với đặc trưng tương
ứng là Rechtsstaat và État de Droit, sau đó mở rộng ra một số quốc gia Tây
Âu khác (thế kỷ 18 và 19) và nhiều khu vực trên thế giới theo làn sóng dân
chủ hóa thứ ba những thập niên cuối thế kỷ 20 với mức độ thành công khác
nhau [79]. Ngày nay, đa số các quốc gia (khoảng 60%) là dân chủ và đa số
người dân (có khoảng 2/3) được sống dưới các chế độ dân chủ hợp hiến [13,
tr.11 và 75].
Trong các quốc gia nêu trên, Anh Quốc là điển hình của mơ hình chính
thể quân chủ đại nghị, Hoa Kỳ là điển hình của mơ hình cộng hịa tổng thống,
Đức là điển hình của mơ hình cộng hịa đại nghị, và Pháp là điển hình của mơ
hình cộng hịa hỗn hợp (cộng hịa lưỡng tính). Các nghiên cứu của Robert
Dahl [10], Daron Acemoglu và James Robinson [118], Fareed Zakaria [191],
Pietro Costa và Danilo Zolo [192], Brian Tamanaha [177 và 178], Nguyễn
Văn Bông [6], Lê Đình Chân [9 và 10] cho thấy, các chính quyền hợp hiến
phương Tây có thể vận hành dựa trên những nguyên tắc giống nhau (như:
pháp quyền, quyền con người, tư pháp độc lập, tài phán hiến pháp), nhưng lựa
chọn các giải pháp chính trị-pháp lý (mơ hình chính thể) khác nhau, phù hợp
với hồn cảnh chính trị, lịch sử và truyền thống văn hóa của mỗi quốc gia.
Các nghiên cứu Luật hiến pháp và chính trị học (Nguyễn Văn Bơng, 1969) và
Luật hiến pháp: khn mẫu dân chủ (Lê Đình Chân, 2 cuốn, 1975) cho thấy,
sự xuất hiện của các đảng phái chính trị có ảnh hưởng lớn tới cơ cấu chính trị
và cách thức sử dụng quyền lực nhà nước ở một quốc gia, làm thay đổi hẳn ý
nghĩa của nhiều nguyên tắc pháp lý cổ điển trong các chính thể điển hình.
Nghiên cứu về chủ nghĩa hiến pháp ở Đông Á (trường hợp Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan), tác giả Bùi Ngọc Sơn nhận định, sự thành công của các
chính quyền hợp hiến Đơng Á phụ thuộc vào sự ủng hộ của các giá trị bản địa.
Trong khi về mặt định chế và hình thức phản ánh các giá trị của chủ nghĩa

19


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hiến pháp phương Tây (như: phân quyền, quyền con người, cơ chế bảo vệ
hiến pháp), thì sự vận hành lại có khuynh hướng phản ánh bối cảnh bản địa.
Bùi Ngọc Sơn kết luận, Đơng Á đang tìm lối đi riêng trên phương diện chủ
nghĩa hiến pháp [75]. Trong một số nghiên cứu khác, tác giả Bùi Ngọc Sơn
ủng hộ một hướng nghiên cứu mới về chủ nghĩa hiến pháp Nho giáo
(Confucian Constitutionalism), mà thực chất là một nỗ lực tìm ra những điểm
tương hợp giữa các giá trị Nho giáo bản địa với các chuẩn mực phổ quát của
chủ nghĩa hiến pháp phương Tây [173 và 175]. Trong khi đó, tác giả Lã
Khánh Tùng lại cho rằng đây là hướng nghiên cứu mới cần được thận trọng
xem xét [103].
Thứ tư, nghiên cứu về chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam. Các nghiên cứu
về pháp chế sử Cổ-luật Việt-Nam và Tư-pháp sử (Vũ Văn Mẫu, 1973) [57] và
Pháp chế sử Việt Nam (Vũ Quốc Thông, 1971) [95] cho thấy, cho đến gần
cuối thế kỷ 19, Việt Nam là một xã hội qn chủ phương Đơng điển hình với
đặc trưng tập quyền, nhân trị (chính trị hiền nhân). Nếu chủ nghĩa hiến pháp
là tư duy về các phương diện của bản tính con người-chính quyền-hiến pháp:
nhân tính bản ác, chính quyền phải được xích lại, hiến pháp là sợi dây xích
[70], thì chế độ quân chủ chuyên chế phương Đông không tương hợp với chủ
nghĩa hiến pháp. Trong khi đó, như đã đề cập, tác giả Bùi Ngọc Sơn ủng hộ
hướng nghiên cứu mới về chủ nghĩa hiến pháp Nho giáo [173 và 175], nhận
định rằng sự du nhập thành cơng chính quyền hợp hiến phụ thuộc vào sự ủng
hộ của các giá trị bản địa [75], và đề xuất mơ hình bảo hiến Viện hiến pháp ở
Việt Nam dựa trên các định chế giám sát trong văn hóa truyền thống dân tộc
[84 và 175].
Đa số giới nghiên cứu đồng ý rằng, tư tưởng chủ nghĩa hiến pháp đã xuất
hiện từ thời Cổ và Trung đại ở châu Âu, nhưng không thể bởi thế mà cho rằng

nó cũng xuất hiện trong các xã hội cổ phương Đông, đặc biệt là các xã hội

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


quân chủ. Chế độ quân chủ-phong kiến ở phương Đông và phương Tây có ít
nhất hai (2) khác biệt lớn: Thứ nhất, ở phương Tây, pháp luật (đặc biệt luật
của giáo hội) có trước nhà nước và giới hạn nhà nước. Trong khi đó, ở
phương Đơng, pháp luật có sau nhà nước, do đó pháp luật đã khơng thể áp đặt
được giới hạn lên nhà nước. Thứ hai, Nho giáo khơng có được địa vị siêu
nhiên như Thiên chúa giáo, do đó, khơng có chức năng và khơng áp đặt được
một trật tự pháp quyền (Rule of Law) thực sự (giới hạn từ bên ngoài) đối với
nhà nước [136].
Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đăng Dung [25], Bùi Ngọc Sơn [71],
Phan Đăng Thanh [90] cho thấy, chủ nghĩa hiến pháp là một quan niệm có
tính du nhập và có thể chia thành ba (3) giai đoạn: Thứ nhất, giai đoạn nghiên
cứu, bàn thảo một cách sôi nổi và mạnh mẽ các giá trị hợp hiến (chủ nghĩa
hiến pháp) phương Tây, từ những năm cuối thế kỷ 19 đến thời điểm ra đời
bản Hiến pháp năm 1946. Thứ hai, giai đoạn thoái trào của chủ nghĩa hiến
pháp khi chủ nghĩa Marx-Lenin chỉ đạo tinh thần lập hiến ở Việt Nam, từ sau
Hiến pháp năm 1946 cho đến hết thế kỷ 20. Thứ ba, các sửa đổi hiến pháp đầu
thế kỷ 21 cho thấy xu hướng tiếp nhận trở lại một cách linh hoạt các giá trị
của chủ nghĩa hiến pháp. Trong khi đó, một số nghiên cứu của tác giả Đào Trí
Úc và Vũ Cơng Giao [107], Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa [89],
Nguyễn Như Phát [63] lại mới chỉ phân tích những luồng tư tưởng lập hiến,
các bản hiến pháp của Việt Nam, và những nguyên tắc hiến pháp chủ đạo,
chưa phân tích cụ thể về khung cảnh pháp lý và thực tiễn chính trị theo tinh
thần của chủ nghĩa hiến pháp.

Một số nghiên cứu của giới luật học miền Nam trước năm 1975 như Luật
hiến pháp và chính trị học (Nguyễn Văn Bơng, 1969) [5], Luật hiến pháp:
khn mẫu dân chủ (Lê Đình Chân, 2 cuốn, 1975) [9 và 10], Hiến pháp chú
thích (Trương Tiến Đạt, 1967) [32] cho thấy những nỗ lực thử nghiệm xây

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dựng và vận hành chính quyền hợp hiến ở miền Nam và những thành công
nhất định (đặc biệt là Hiến pháp năm 1967) [68]. Tuy nhiên, khả năng tiếp
cận các nghiên cứu của giới luật học miền Nam trước năm 1975 hiện nay rất
hạn chế.
Nhìn chung, chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam là chủ đề nghiên cứu
tương đối mới và chưa được quan tâm nhiều. Chỉ có một số tác giả cùng một
số nghiên cứu được xuất bản dưới dạng tạp chí hoặc sách tham khảo. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng, các lý thuyết hiện đại về nhà nước đều có mối liên hệ
và giao thoa nhất định. Do đó, dù chưa được quan tâm nghiên cứu, nhưng các
khía cạnh nội dung của chủ nghĩa hiến pháp đã ít nhiều xuất hiện trong các
cơng trình nghiên cứu đã cơng bố về các chủ đề như: dân chủ, pháp
quyền/nhà nước pháp quyền, hiến pháp, kiểm soát quyền lực nhà nước, quyền
con người ở Việt Nam. Đặc biệt, chủ nghĩa hiến pháp và pháp quyền có quan
hệ tương hỗ mật thiết đối với nhau. Tuy nhiên, các lý thuyết nêu trên cũng
đang đặt ra những vấn đề cần được tiếp tục làm rõ (như: Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân-do Nhân dân-vì Nhân dân, quyền lập
hiến của nhân dân,…).
1.2. Đánh giá, nhận xét chung
Qua phân tích tình hình nghiên cứu, tác giả đi đến nhận định sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về chủ nghĩa hiến pháp ở trên thế giới là khá

phong phú, đầy đủ. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận các nghiên cứu này ở Việt
Nam còn hạn chế, dẫn chứng là các nghiên cứu hoặc tài liệu được dịch hay
tham khảo về chủ đề này không nhiều. Ngoài ra, các nghiên cứu chủ yếu về
các quốc gia đã có truyền thống thực hành chủ nghĩa hiến pháp lâu đời, hoặc
các quốc gia đang xây dựng nền dân chủ mới sau những biến động chính trịxã hội lớn (như: các nước Đông Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), chưa có
nhiều nghiên cứu về nhận thức và thực tiễn thực hành chủ nghĩa hiến pháp ở

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×