Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

VĂN MIÊU tả lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.54 KB, 18 trang )

PHÒNG GD- ĐT PHƯỚC SƠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HÒA

Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phước Sơn, ngày 6 tháng 3 năm 2020
BÁO CÁO
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 LÀM TỐT VĂN MIÊU TẢ

I. Thông tin chung
Họ và tên người thực hiện: Đặng Thị Trị
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường TH&THCS Phước Hòa
Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Chủ nhiệm lớp 5A - TTCM
II. Nội dung:
1.Tình trạng trước khi đề xuất giải pháp và sự cần thiết cải tiến:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Tiếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt Nam. Trong nhà trường Tiểu
học, Tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh. Đồng thời, cũng là một
môn học được gọi là môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm
vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học
tập và giao tiếp trong mơi trường hoạt động, góp phần rèn luyện các thao tác tư
duy. Mơn Tiếng Việt cịn cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về
tiếng Việt. Học tập mơn này, học sinh cịn được bồi dưỡng tình u tiếng Việt,
hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành
nhân cách con người Việt Nam.
Trong chương trình Tiểu học mới, Tiếng Việt được chia thành các phân môn,
mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định.


Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất và là một phân
mơn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học, nó khơng chỉ giúp học
sinh hình thành các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết mà cịn rèn cho học sinh khả
1

1


năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt cịn hình thành cho học
sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy
Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế
vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách
ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản - còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách
chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt.
Với học sinh lớp Năm, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là cần
thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở
Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hồn thành tốt bài văn
miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học mà còn giúp các em
khám phá được những cái đẹp qua việc xây dựng văn bản.
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong
nhà trường nói chung, dạy cho học sinh lớp Năm học tốt văn miêu tả nói riêng,
tơi đã chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả.
1.2.Giới hạn đề tài:
- Tập trung vào Tập làm văn dạng miêu tả (tả cảnh, tả người) ở lớp 5.
- Học sinh lớp 5A trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phước Hịa.
1.3. Cơ sở lí luận:
Tập làm văn là một phân mơn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng
hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,...
để viết nên một bài Tập làm văn.
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục

chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn
bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả
(tả cảnh, tả người, tả cây cối, tả đồ vật….) nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt
Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu
chuyện, trong các bài tập luyện từ - câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ
có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,...Bài Tập làm văn
2

2


nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khơ cứng, góp nhặt của người khác,
nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các
tác giả nhỏ tuổi.
Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trị phải soạn giảng và học tập
tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất
lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học. Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm
bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục
phổ thơng cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học (ban
hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ GD-ĐT) và phù hợp trình độ của từng
học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896” của Bộ GD-ĐT đã đề ra.
Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu
quả cao cho phân mơn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng
Việt lớp 5.
1.4. Cơ sở thực tiễn:
a. Giáo viên
- Việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học chưa được giáo viên
vận dụng triệt để nên lượng kiến thức, kĩ năng cung cấp cho học sinh trong một
tiết Tập làm văn thường rất lớn, nhiều lúc dẫn đến tình trạng quá tải trong tiết

học.
- Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng
đôi khi cũng ngại không dám thoát li các gợi ý của sách giáo khoa, sách hướng
dẫn vì sợ sai.
b. Học sinh
Năm học này bản thân tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A. Tổng số học sinh
lớp tơi gồm 22 em. Trong đó 100% con em người dân tộc thiểu số. Số con em
mồ côi (6 em); học sinh diện hộ nghèo 15 em và học sinh khuyết tật (3em) nhiều

3

3


nhất trường. Qua khảo sát đầu năm, tôi nhận thấy hầu hết các em còn rất hạn
chế khi làm Tập làm văn. Mặc dù ở lớp 4 các em đã được học văn miêu tả đồ
vật, cây cối, con vật nhưng điểm bài làm của các em vẫn rất thấp. Những hạn
chế chủ yếu của các em như sau:
- Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của học sinh. Vốn tiếng Việt của các em rất hạn
chế. Trong khi đó, việc học kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 5
lại yêu cầu sử dụng vốn từ ngữ, năng lực tư duy rất lớn.
- Vốn từ của học sinh chưa phong phú, các em chưa hiểu hết nghĩa của từ nên
việc vận dụng vào bài làm còn nhiều sai sót.
Chương trình tiếng Việt mới có rất nhiều ưu điểm trong việc phát huy sáng tạo
của học sinh nhưng lại tương đối nặng đối với đối tượng học sinh DTTS.
- Đôi lúc, do nhiều nguyên nhân, một số giáo viên vẫn lạm dụng phương pháp
làm mẫu đối với học sinh DTTS dẫn đến tình trạng học sinh nhìn nhau, học
thuộc bài văn mẫu.
- Trong các lớp vẫn còn rải rác một số học sinh học chậm, cá biệt có học sinh
đọc chưa thơng, viết chưa thạo. Đây là một trở ngại lớn cho việc dạy học tập làm

văn cho học sinh. Với số học sinh này, yêu cầu đặt từng câu văn rời rạc cịn khó,
nói gì đến việc hướng dẫn các em đặt một đoạn văn theo u cầu.
- Hầu hết học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn, các em phải phụ giúp với gia
đình trong công việc đồng áng, nương rẫy. Việc bảo đảm chuyên cần cho học
sinh DTTS rất khó. Các em rất hay nghỉ học vì nhiều lí do như ở nhà giúp gia
đình, … hoặc nhiều khi chỉ vì “khơng muốn đến lớp”. Đi học không đều, việc
tiếp thu bài của các em chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
- Kĩ năng làm văn miêu tả của học sinh DTTS hầu như khơng có. Các em chưa
biết cách quan sát, thực hiện làm một bài văn miêu tả chưa đúng quy trình, chưa
biết cách chọn lọc các chi tiết miêu tả đặc sắc để đưa vào bài văn mà hầu như bê
nguyên si cả những điều đã biết vào bài văn, tạo cho bài văn thành một mớ hỗn
độn của các chi tiết hoặc thành một bản liệt kê khoa học…
- Bài viết cịn mắc nhiều lỗi chính tả.
4

4


- Chưa xác định trọng tâm đề bài cần miêu tả.
- Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về , lủng củng.
- Vốn từ còn nghèo nàn, khn sáo, quan sát sự vật cịn hời hợt.
- Chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
- Chưa biết cách đặt câu, chưa biết tả những chi tiết cụ thể nổi bật.
- Ngoài ra trong q trình giảng dạy, tơi thấy các em thường hay tập trung học
tốn chứ ít ham học Tập làm văn. Nhiều phụ huynh và đôi khi kể cả giáo viên
cũng cho rằng em nào có khiếu văn thì mới học tốt phân môn này. Đây trở thành
là một thách thức đối với giáo viên Tiểu học mà nhất là với những giáo viên
đang dạy lớp 4, 5.
c. Cha mẹ học sinh
Cha mẹ các em hầu như không quan tâm đến các em do hồn cảnh khó khăn

phải vất vả mưu sinh, do nhận thức chưa đúng về giáo dục, do trình độ khơng có
Đâu là ngun nhân dẫn đến tình trạng chất lượng Tập làm văn của học sinh
khơng đạt yêu cầu ? Qua quá trình giảng dạy lớp 5, tơi nhận thấy học sinh chưa
hồn thành phân mơn Tập làm văn là do nhiều nguyên nhân:
Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.
Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tảKhi quan sát thì các
em khơng được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ
đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả.
- Khơng biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi
quan sát.
- Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc,
chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngơn ngữ của mình về một sự vật, cảnh
vật, về một con người cụ thể nào đó.
- Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn Tập
làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người
giáo viên (nhất là giáo viên lớp 4, lớp 5) chưa có cách phát huy tối đa năng lực
học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lịng
u q Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là
người Việt Nam thì phải đọc thơng viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm
của tiếng mẹ đẻ.
2. Nội dung chi tiết của giải pháp:

5

5


Để giúp học sinh lớp mình có vốn từ phong phú, sử dụng từ chính xác và câu
văn có hình ảnh, là giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôi dạy tốt và bám sát chương
trình Tiếng Việt (như Tập đọc, Kể chuyện , Chính tả, Luyện từ và câu). Đặc biệt

là ở phân môn Tập làm văn, từng tiết học tôi cho học sinh nắm chắc bố cục, cách
tiến hành đoạn văn, bài văn. Song kĩ năng đặt câu văn hay và dùng từ trong bài
văn là một việc rất quan trọng, cần cân nhắc lựa chọn kĩ càng. Để làm tốt việc
này tôi đã làm một số biện pháp sau:
Biện pháp 1. Điều tra phân loại học sinh
Ngay từ đầu năm tôi đã điều tra phân loại học sinh, nắm chắc từng đối tượng
học sinh của lớp mình như: học sinh năng khiếu, học sinh học tốt, học sinh học
còn chậm... Sau khi nắm chắc được đối tượng học sinh, tôi sẽ đề ra được kế
hoạch dạy học phù hợp, có những biện pháp dạy học giúp vun xới, phát triển
năng lực học văn của học sinh năng khiếu. Đồng thời, tơi cũng có biện pháp phù
hợp giúp học sinh học còn chậm, học sinh khuyết tật biết làm văn miêu tả, có thể

6

6


vận dụng làm được một bài văn hoàn chỉnh.
Biện pháp 2: Tích lũy kiến thức:
Thứ nhất là kiến thức từ các tác phẩm văn học: Thông qua các tiết Tập đọc, học
thuộc lịng, kể chuyện .. có trong chương trình mà nhất là những bài có thể loại
miêu tả. Đối với những tiết học này, bản thân tôi dạy rất kĩ. Ngoài những nội
dung cơ bản trọng tâm trong bài, tơi cịn cung cấp cho HS về cách cảm thụ văn
học, nhận thấy cái hay, cái đẹp qua cách dùng từ, viết câu, sử dụng biện pháp tu
từ, cách miêu tả của tác giả. Ngay trong cách đọc của học sinh trong các bài tập
đọc, học thuộc lịng tơi cũng chú ý nhiều đễn cách đọc diễn cảm
Thứ hai là từ vốn sống thực tế: Cuộc sống xung quanh các em thật phong phú,
hướng các em biết hịa mình với thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá...mỗi khi có dịp. Để
chuẩn bị tả cảnh cánh đồng lúa hay tả buổi sáng ở quê em, tôi đều giao việc cho
các em về nhà lựa chọn thời gian phù hợp quan sát cánh đồng vào thời điểm đó

có gì đặc biệt: màu sắc như thế nào, khung cảnh xung quanh ra sao.... sau đó về
ghi chép lại....hay cảnh quê em buổi sáng....
Biện pháp 3: Quan sát và ghi chép
Trong văn miêu tả, quan sát rất quan trọng. Tôi chú ý cho các em việc
quan sát và vị trí quan sát tốt, góc quan sát phù hợp: Xa hay gần, trong hay

7

7


ngồi. Khi quan sát, cần giúp các em khơng chỉ quan sát bằng mắt mà phải huy
động tất cả mọi giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác, khướu giác ...Tùy từng
kiểu bài có cách quan sát khác nhau. Ví dụ đối với tả cảnh, quan sát theo trình tự
thời gian, theo đặc điểm nổi bật của từng cảnh và theo từng góc độ của cảnh.
Cũng có thể quan sát theo trình tự từ xa đến gần hoặc ngược lại. Đối với văn tả
người cần quan sát kĩ ngoại hình rồi mới đến tính tình, hoạt động.
*Ghi chép: Quan sát luôn đi liền với ghi chép. Ngay từ đầu năm học tôi cho mỗi
em trong lớp làm riêng một quyển sổ tay văn học và hướng các em ghi chép:
Khi quan sát một cảnh hoặc một người nào đó, các em cần lựa chọn những chi
tiết, những hình ảnh đặc sắc ghi vào sổ tay. Hay thông qua các bài tập đọc, các
bài thơ, bài đọc thêm các em phát hiện một ý hay, một câu văn hay thì nên ghi
ngay vào sổ của mình.
Biện pháp 4: Thực hành tốt các dạng bài tập sau: Thực hành vào những tiết
luyện tiếng Việt
Dạng 1: Hướng dẫn học sinh cách dùng từ:
Ở lớp 1, 2, 3, 4 các em đã được mở rộng và làm phong phú vốn từ, lên lớp
Năm các em vẫn tiếp tục thực hiện cơng việc đó. Nhưng việc dùng từ của các e
em đơi lúc chưa chính xác. Mà dùng từ chính xác là một trong những yêu cầu
hành kiểu bài tập sau:

- GV đưa ra đối tượng miêu tả.
- HS tìm từ tả đối tượng đó.
- Trong quá trình tìm từ, GV giúp HS chắt lọc ra những từ ngữ chính xác, gợi tả
và cho HS thực hành đặt câu sau đó viết đoạn văn tả đối tượng đó.

8

8


* Ví dụ: Tả một người mà em yêu mến
Đối
tượng


Từ ngữ cần dùng (đã
được giáo viên và Câu, đoạn văn (Học sinh hình thành)
học sinh chắt lọc)
nâu, bạc trắng, nhăn Da bà chuyển sang màu nâu, đã có những
nheo, hóp, đơn hậu, chấm đồi mồi.. Mái tóc bà bạc trắng như
đường gân

cước trơng giống những bà tiên trong
chuyện cổ tích. Khn mặt nhăn nheo, hai
má hóp lại nhưng tốt lên vẻ đôn hậu.
Bàn tay, bàn chân bà nổi rõ những đường

Cô giáo

gân dưới lớp da mỏng.

thon thả, trái xoan, Cô em có dáng người thon thả rất phù
trong xanh , cong vút, hợp với những bộ áo dài cô đang mặc. Cơ
đen huyền, đỏ hồng... có khn mặt trái xoan lúc nào cũng nở
nụ cười thật tươi. Nổi bật trên khuôn mặt
ấy là đôi mắt trong xanh với hai hàng
lông mi cong vuốt. Mái tóc đen huyền
ln bng xỗ đến quá vai....

*Tả cảnh
Đối
tượng
Ngôi
trường

Từ ngữ cần dùng

Câu, đoạn văn

Khang trang, đỏ tươi, Tồn bộ ngơi trường được sơn màu vàng
đồ sộ, cao vút, phần trông thật khang trang, sạch đẹp. Mái lợp
phật

ngói đỏ tươi. Từ cổng vào, ngay chính
giữa của ngơi trường đồ sộ là cột cờ cao
vút. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ sao vàng phần
phật bay trước gió....

9

9



*Tả cây cối (Tả cây bàng)
Đối tượng Từ ngữ cần dùng
Gốc cây
To, màu nâu, rễ

Câu , đoạn văn
Gốc bàng to, màu nâu xỉn, mấy rễ lớn trồi lên

Thân

mặt đất.
Cao to, xám, vết Thân cây cao, to một vòng tay em ôm không

bàng
Lá bàng

trầy xước
xanh tươi, nõn nà

xuể.
Mùa xuân đến, bàng bắt đầu nảy lộc, lá xanh

tươi một màu nõn nà, óng ả....
Dạng 2: Hướng dẫn HS dùng cặp từ quan hệ
Ở chương trình lớp Năm các em đã học từ chỉ quan hệ và các em cũng đã từng
đặt câu văn có quan hệ từ như: nhưng, mà, tuy, song,... và các cặp quan hệ từ
như: Nếu...thì; tuy... nhưng; chẳng những...mà cịn...Mà những câu văn có cặp từ
chỉ quan hệ có tác dụng ý định nói ở vế sau. Chính vì vậy, để có câu văn, đoạn

văn hay giáo viên có thể cho HS thực hành nhiều với dạng này. Hình thức bài
tập làm như sau:
- GV cần đưa ra câu văn có ý định tả
- HS dùng từ chỉ quan hệ và thêm một ý mà HS định nhấn mạnh
* Ví dụ tả cảnh
Câu văn GV đưa ra

Câu văn HS hồn chỉnh

- Ngơi trường em khơng rộng.

- Ngơi trường em không rộng lắm nhưng
cũng đủ cho học sinh chúng em vui chơi
thoả mái.
- Mưa càng to gió càng mạnh, cả quê em

- Mưa to, gió mạnh cả quê em chìm ngập trong màn nước trắng xố.
chìm ngập trong màn nước trắng
- Tuy chiếc cặp khơng đẹp lắm nhưng nó
xố.
rất bền.
- Chiếc cặp không đẹp lắm.
10

10


Dạng 3: Hướng dẫn học sinh dùng từ thay thế để liên kết câu
Bài văn của học sinh còn tồn tại một vấn đề là câu văn còn lặp lại từ ngữ dẫn
đến bài văn không hay, luộm thuộm. Để giải quyết thực trạng này, GV có thể

giúp HS thay thế các từ ngữ lặp lại bằng các đại từ thay thế như: nó, ở đấy...hoặc
dùng bộ phận song song để ghép các ý lại. Đối với dạng này GV dạy kĩ ở tíêt
LTVC và cần rèn luyện cho HS bằng hình thức: GV đưa ra đoạn văn, câu văn có
từ ngữ lặp lại cho HS thay thế để tránh sự lặp lại đó.
Ví dụ: Tả người và tả cảnh:
Câu văn, đoạn văn của GV

Câu văn, đoạn văn của HS

- Thảo có vóc dáng dong dỏng cao. -Thảo có vóc dáng dong dỏng cao. Bạn có
Thảo có mái tóc tơ mịn. Thảo có mái tóc tơ mịn ln cắt ngắn đến bờ vai.
đôi mắt trong xanh .

Đẹp nhất ở cô bạn gái ấy là đôi mắt trong
xanh.

-Trường em là trường Tiểu học và
Trung học cơ sở Phước Hòa.
Trường em nằm trên một khu đất
rộng và bằng phẳng giữa thôn 1 xã
Phước Hịa. Trưịng em mới được
xây cất lại trơng thật khang trang

-Trường em là trường Tiểu học và Trung
học cơ sở Phước Hòa. Trường nằm trên
một khu đất rộng và bằng phẳng ở giữa
thơn 1 xã Phước Hịa. Mới đây, ngôi
trường được xây cất lại trông thật khang
trang.


Dạng bài tập 4: Hướng dẫn học sinh cách dùng biện pháp so sánh:
Ở các lớp dưới và trong chương trình lớp Năm các em đã được học và thực
hành làm bài tập so sánh với những hình ảnh có sẵn. Tuy nhiên, các em chưa
động não liên tưởng để tìm ra hình ảnh cần so sánh, hoặc so sánh chính xác. Để
rèn luyện dạng này, tôi làm dạng bài tập sau:
- GV đưa ra câu văn miêu tả,
- HS tìm ra hình ảnh so sánh, từ so sánh và đặt lại câu văn có hình ảnh so sánh.
11

11


* Ví dụ:
Câu văn giáo viên đưa ra

Hình ảnh so sánh
(HS)

Câu văn, đoạn văn của HS

- Cổng trường thật uy người lính gác

- Cổng trường uy nghi như người

nghi

lính gác làm nhiệm vụ bảo vệ

- Trang có làn da mịn
màng.


trường.
trứng gà bóc

- Trang có làn da mịn màng như
trứng gà bóc

- Đầu búp bê trịn.

quả bóng nhỏ

- Đầu búp bê trịn như quả bóng.

Dạng 5: Hướng dẫn học sinh cách dùng biện pháp nhân hóa:
Trong chương trình, các em mới tìm được hình ảnh nhân hố nhưng rất ít.
Chính vì vậy bài văn miêu tả của của HS thường chưa sinh động, rất hiếm sự vật
được nhân hóa. Để các em có kĩ năng thành thạo nhân hóa trong viết văn, giáo
viên nên cho học sinh rèn luyện nhiều từ câu văn đến đoạn văn. Dạng bài này
cũng giống như bài tập so sánh
Câu văn của GV

Câu văn của học sinh(có nhân hóa)

- Ơng mặt trời tỏa những tia nắng - Ông mặt trời vung tay rải những tia
ấm áp xuống sân trường.

nắng ấm áp xuống sân trường.

- Mỗi khi có gió thổi qua thì những - Mỗi khi có gió thổi qua thì những bơng
bơng lúa cọ vào nhau xào xạc


lúa chụm đầu vào nhau như trò chuyện.

Dạng 6: Hướng dẫn HS phương pháp đảo ngữ
Để nhấn mạnh ý của một bộ phận nào đó trong câu, ta có thể đảo vị trí của nó.
Đảo ngữ cịn làm cho câu văn trở nên ấn tượng. Chính vì vậy để có bài văn hay,
GV có thể cho HS làm quen với đảo ngữ qua bài tập như: tìm chủ ngữ, vị ngữ
của các câu văn có đảo ngữ hoặc thực hành đảo ngữ các câu văn.
12

12


Nhưng không phải câu văn nào đảo ngữ cũng hay, do đó GV hướng dẫn HS biết
chọn lọc khi thực hành viết văn.
Câu văn khơng có đảo ngữ

Câu văn đảo ngữ

- Trước mắt em hiện lên một cánh - Một cánh đồng cò bay thẳng cánh hiện
đồng cò bay thẳng cánh.

lên trước mắt em.

- Bạn ấy có sở trường là đá bóng

- Sở trường của bạn ấy là đá bóng

Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
Dàn ý được lập trên cơ sở tìm được những ý đúng với đề tài và trọng tâm bài.

Muốn việc tìm ý đạt yêu cầu tốt ta phải căn cứ vào thực tế quan sát hoặc hiểu
biết đối tượng, căn cứ vào hiểu biết của mình qua thực tiễn sống…
Tìm được nhiều ý là tốt, nhưng cần phải lựa chọn ý tiêu biểu để bài làm hướng
đúng trọng tâm, tránh được sự rườm rà. Việc tìm ý, chọn ý gắn với lập dàn ý và
cả hai công việc này bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Cùng với việc lập dàn ý, ta có thể
bổ sung những ý khác mà trước đó chưa tìm ra hoặc loại bỏ một vài ý chưa cần,
chưa sát trọng tâm của bài…
Lập dàn ý là yêu cầu cần thiết nhất phải có. Một dàn ý rõ ràng, cụ thể, hợp lí sẽ
góp phần vào kết quả bài làm văn của học sinh. Dàn ý của một bài tập làm văn
thường có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Đây là một việc làm khó. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý trước
khi làm thành một bài văn hồn chỉnh. Có lập được dàn bài thì mới có thể tìm ý,
sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý văn trong sáng.
Biện pháp 6: Làm tốt giờ trả bài
Theo tôi, việc chấm và trả bài rất quan trọng. Mỗi bài văn đều được tôi
chấm rất kĩ. Bài viết hay chỗ nào, chưa hay chỗ nào hay viết sai chỗ nào về lỗi
chính tả, cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt... đều được tôi thể hiện rất rõ trong
13

13


bài làm của các em. Đến giờ trả bài tôi cũng làm theo qui trình của một tiết dạy
song phần sửa bài, tơi cho các em tìm tất cả các lỗi có trong bài của mình tự sửa
lại. Sau đó cùng cả lớp giúp nhau sửa để hồn chính bài văn. Tôi sẽ đọc cho cả
lớp nghe những bài văn hay, diễn đạt tốt để học sinh cảm nhận và rút kinh
nghiệm trong viết văn.
3. Kết quả thực tế đạt được (so với thời điểm chưa áp dụng):
Qua quá trình thực hiện từ đầu năm đến nay, hiệu quả làm văn của lớp tôi
rất khả quan. Đa số HS dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, viết văn giàu hình

ảnh, biết vận dụng các biện pháp tu từ trong bài văn của mình.
Giai đoạn

TSHS

Hồn thành
SL
TL

Chưa hồn thành
SL
TL

Khảo sát đầu năm
KTGKI
KTCKI
KTGKII

22
22
22
22

16
18
20
21

6
4

2
1

72,7%
81,8%
90,9%
95,5%

27,3%
18,2%
9,1%
4,5%

- Sau khi áp dụng kết quả nghiên cứu vào lớp học thì chất lượng các bài văn
miêu tả (tả cảnh, tả người) của lớp tơi có sự thay đổi rõ rệt. Các em đã biết cách
dùng từ, đặt câu trong miêu tả, các em biết sử dụng ngữ nghĩa rất chính xác. Các
bài tập làm văn của các em khơng cịn mang tính liệt kê, kể lể nữa. Thực sự các

14

14


bài văn đã được thổi hồn vào trong. Một phần nào cũng đáp ứng được những gì
mà người bản thân tôi mong đợi từ các em.
4. Khả năng tiếp tục duy trì và phát triển mở rộng:
Sau một thời gian áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 5A, qua các kết quả kiểm
tra, đề tài đã thu được một số kết quả nhất định. Học sinh có những chuyển biến
rõ rệt trong việc học kiểu bài miêu tả của chương trình Tập làm văn lớp 5. Đồng
thời, cũng để tiếp tục duy trì và phát triển mở rộng tôi cũng rút ra được một số

bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, Trước hết, người thầy giáo phải luôn có lịng u nghề, u người, có ý
thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp
dụng những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy.
Hai là, Nhiệm vụ quan trong bậc nhất của người giáo viên tiểu học là phải nắm
vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hồn cảnh và sở thích của
từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Phân loại được học sinh, người
giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối
tượng học sinh, với từng cá thể học sinh và có kế hoạch phụ đạo các em ngay từ
những tuần đầu của năm học.
Ba là, Để học sinh có kĩ năng thực hành viết văn hay, giàu hình ảnh thì việc rèn
luyện các bài tập thực hành trên là rất quan trọng và cần thiết. Những vấn đề đặt
ra là thực hành vào lúc nào, mơn học nào,với hình thức gì lại càng quan trọng
hơn. Tùy theo nội dung từng bài học, đặc điểm của từng môn học, GV lựa chọn
cho HS luyện tập dưới dạng bài tập hay trò chơi ngay trong quá trình cung cấp
Song quan trọng hơn, trong các tiết phụ đạo, các tiết luyện Tiếng Việt trong tuần
GV cho HS luyện tập kĩ hơn thì nhất định kĩ năng viết văn của HS sẽ được nâng
cao. Với các bài tập thực hành trên, tôi đã rèn luyện thành thạo kĩ năng dùng từ
gợi tả, các biện pháp tu từ....cho HS. Từ đó, các em biết vận dụng kiến thức, vốn
từ của mình để viết văn hay hơn, giàu hình ảnh hơn.
Bốn là, Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự
15
15


đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn … để nắm bắt những thông tin về nội dung,
phương pháp của chương trình mơn Tiếng Việt. Từ đó, giáo viên mới có thể lập
kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học một cách khoa học, có sự tích hợp giữa
kiến thức các môn học và các lớp học với nhau.
Năm là, Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nhằm khuyến khích học sinh bộc

lộ trí tuệ và cảm xúc của mình trong các ngơn bản mà các em tạo lập:
+ Phương pháp phân tích ngơn ngữ: Trên cơ sở các văn bản mẫu, học sinh khai
thác, nhận biết kết cấu bài văn, trình tự miêu tả.
+ Phương pháp trực quan: Học sinh phải được quan sát đối tượng miêu tả. Các
em có thể quan sát đối tượng tả trên thực tế ở lớp hoặc ở nhà, quan sát qua phim

16

16


ảnh. Vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tạo điều kiện cho học sinh
quan sát những đối tượng miêu tả khơng có ở địa phương để mở rộng hiểu biết
cho các em.
+ Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Dựa vào văn bản mẫu, học sinh tạo lập các
văn bản mới theo nét riêng của các em.
+ Phương pháp thực hành giao tiếp: Tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh
được trình bày sản phẩm của mình, được tranh luận để tìm ra cái mới.
Trẻ em là tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mỗi gia đình, chúng ta
hãy trang bị cho các em một hệ thống tri thức cơ bản, vững chắc để các em tự tin
bước vào đời.
5. Đề nghị:
* Đối với giáo viên:
- Dạy tốt các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu và đặc biệt là phân
môn Tập làm văn.
- Tận dụng thời gian rèn luyện cho học sinh thói quen sử dụng từ g ợi tả chính

xác và dùng biện pháp tu từ khi viết văn.
- Chú ý cho học sinh biết chọn từ phù hợp với văn cảnh.
- Rèn nhiều hơn các đối tượng học sinh học còn chậm để các em vươn lên cùng

các bạn.
Đối với quản lí:
- Thường xun tổ chức sinh hoạt chun mơn về chuyên đề phân môn Tập làm
văn để giáo viên học hỏi và nắm chắc phương pháp dạy học nhất là thể loại miêu
tả đồng thời học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình dạy học.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra trong việc thực
hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đồng thời tôi cũng chia sẻ cùng đội ngũ giáo viên
của mình và được ứng dụng vào thực tiễn, đem lại hiệu quả thiết thực. Tơi rất
mong được sự đóng góp, chia sẻ của Ban giám khảo để tơi có thêm những kinh
nghiệm nhằm góp phần vào cơng tác giáo dục đào tạo trong những năm tiếp theo
đạt được hiệu quả cao hơn, Tôi xin chân thành cảm ơn!
17

17


Người thực hiện

Đặng Thị Trị

18

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×