Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận NHỮNG PHẨM CHẤT cần có của NHÀ LÃNH đạo GIỎI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.49 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
EM6030 Lãnh đạo và quản lý

Tên đề tài:
NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN CÓ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI

Học viên thực hiện

: Văn Việt Vũ

MSHV

: 20202422M

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phạm Đức

0


HÀ NỘI – 6/2021

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................

2



PHẦN I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................

3

PHẦN II: NHỮNG PHẨM CHẤT TẠO NÊN NHÀ LÃNH ĐẠO..................

4

1. Kỹ năng cứng.........................................................................................

5

1.1. Khả năng thu thập và xử lý thông tin...................................................

5

1.2. Lãnh đạo................................................................................................

6

1.3. Quản lý..................................................................................................

7

1.4. Đạo đức và trách nhiệm........................................................................

9

2. Kỹ năng mềm..........................................................................................


9

2.1. Khả năng nhận thức và năng lực tư duy...............................................

10

2.2. Ứng xử giao tiếp....................................................................................

11

2.3. Khả năng (Thuật) dùng người...............................................................

11

2.4. Khả năng truyền thông (Kỹ năng truyền đạt) .......................................

12

2.5. Tầm nhìn................................................................................................

13

3. Những phẩm chất mới của nhà quản trị hiện đại................................

13

PHẦN III: LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI CƠNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN HĨA CHẤT 21..........................................................................................


14

KẾT LUẬN.................................................................................................

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................

17

LỜI NĨI ĐẦU
Trong mỗi người đều có những phẩm chất lãnh đạo nhất định. Sự khác biệt nằm ở
cấp độ những phẩm chất đó được phát triển ra sao. Mỗi cá nhân lựa chọn các con đường
đi cho riêng mình và xác định các kỹ năng được phát triển ở cấp độ nào cũng như thế hiện
các phẩm chất hay kỹ năng đó theo cách thức gì. Khơng phải ngẫu nhiên, từ một người
1


thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội, có tuổi thơ nghèo đói, khơng được học hành nhiều,
Abraham Lincoln đã trở thành một trong những vị Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ.
Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo? Những phẩm chất nào tạo nên một nhà
lãnh đạo tài ba? Để trả lời cho câu hỏi này trên, tơi lựa chọn vấn đề “Những phẩm chất
cần có của nhà lãnh đạo giỏi” làm đề tài tiểu luận môn học Lãnh đạo và quản lý trong
thời gian học tập chương trình cao học tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

2


PHẦN I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hiểu thế nào cho đúng về một nhà lãnh đạo giỏi? Đó có phải là những con người

thiên tài với những năng khiếu bẩm sinh sẵn có, đã được sắp đặt trước là người lãnh đạo
những người khác? Liệu rằng rèn luyện có thể đạt được khả năng đế trở thành một nhà
lãnh đạo?
Và nếu có thế học tập được thì phải học những gì? Đây là những câu hỏi mà chúng
tơi đã tự đặt ra ngay khi được tiếp cận với đề tài này!
Chúng ta sẽ khơng phủ nhận có một số người khi sinh ra đã mang sẵn trong mình
những phẩm chất và điều kiện thiết yếu đế trở thành một nhà lãnh đạo xuất chúng. Nhưng
bạn có biết theo thống kê những người được cho là thiên tài và rất được kỳ vọng ở nước
Mỹ cuối cùng cũng chỉ là nhũng con người làm việc một cách bình thường như bao
người khác, thậm chí một số người cịn rơi vào tình cảnh bi đát.
Vì sao? Tơi giả dụ rằng tơi học chung với một thiên tài có đầu óc lớp năm cùng tơi
học lớp một; biết mình yếu thế tơi cố gắng học hết năm này đến năm kia, trong khi bạn ấy ỷ
vào thiên bấm của mình nên khơng cố gắng bằng. Như một cuộc chạy maratong đường dài
bạn ấy đi một bước tôi cố gắng hai bước và tôi chấp bạn ấy 5 bước ngay từ điểm xuất phát.
Như vậy khi đến một thời điếm nhất định tôi sẽ bằng và vượt qua bạn ấy. Đưa ra ví dụ này là
nhằm giải thích cho bạn năng khiếu bấm sinh là rất quan trọng là món quà chỉ được tặng cho
một số rất ít người nhưng nếu khơng biết rèn luyện và phát huy những phẩm chất đó thì một
ngày họ cũng sẽ bị một người bình thường khác qua mặt. Và đồng thời tơi cũng tin tưởng ai
cũng có những tố chất bẩm sinh nhưng cao thấp tùy mỗi người không ngừng trau dồi học hỏi
nhất định sẽ đạt được mục đích của mình.

Hồ Chí Minh - Minh chứng cho một nhà lãnh đạo không ngừng rèn luyện
3


Vậy, những nhà lãnh đạo giỏi đơn giản chỉ là những con người không ngừng nỗ
lực. Họ là những con người truyền cảm hứng và có một tầm nhìn rộng, là vị thuyền
trưởng chèo lái con thuyền của tố chức họ đi đến những nơi xa và tung hoành khắp mọi
thương trường. Họ không phải là người làm giỏi tất cả việc, họ là người có sức hút mãnh
liệt kết nối và thu hút người người tài giỏi hơn ở bên họ. Theo cách hiểu của tơi đó là một

nhà lãnh đạo giỏi.
PHẦN II: NHỮNG PHẨM CHẤT TẠO NÊN NHÀ LÃNH ĐẠO
Ở phần trên, chúng ta đã tìm hiểu về thế nào là nhà lãnh đạo (quản trị) giỏi và từ
đó chúng ta biết được rằng hồn tồn có thể luyện rèn được. Trong phần này chúng ta
cùng nhau xác định những kỹ năng (phẩm chất) mà nhà lãnh đạo giỏi có để có một mục
tiêu rõ ràng, cụ thế hơn để phấn đấu.
Và sau đây là những kỹ năng theo tơi là bắt buộc phải có ở một nhà quản trị:
- Có khả năng thu thập và xử lý thơng tin.
- Có khả năng lãnh đạo.
- Có kỹ năng quản lý
- Có đạo đức và tinh thần trách nhiệm.
- Khả năng nhận thức và năng lực tư duy.
- Biết cách ứng xử giao tiếp.
- Có khả năng dùng người.
- Có khả năng truyền thơng tốt.
- Có tầm nhìn xa.

Steve Jobs - Một người hội tụ đủ các tố chất của một nhà lãnh đạo kiệt xuất
1. Kỹ năng cứng
Kỹ năng cứng hay còn gọi là kỹ năng nền tảng là những kỹ năng mà ta có thế nhìn
4


thấy, cân đo, đong đếm được. Đó là trình độ học vấn, trình độ chun mơn, kinh nghiệm
làm việc qua nhiều năm. Nhóm kỹ năng này thường được đề cập tới trong các bản sơ yếu
lý lịch - là điều kiện cần khi xin việc.
Kỹ năng cứng là kỹ năng chun mơn trong ngành nghề cụ thể, chính thế mà rất khó
phân biệt rõ ràng đâu là kỹ năng cứng, đâu là kỹ năng mềm vì nó có thể là kỹ năng mềm
trong ngành này nhưng trong ngành khác nó là kỹ năng cứng.
Ví dụ: với vị trí marketing thì kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng là kỹ năng

cứng, bởi đó là chun mơn nghề nghiệp; cịn với lập trình viên máy tính thì đương nhiên đó
là những kỹ năng mềm. Tuy nhiên, trong sự gói gọn về nội dung bài tiểu luận này chúng ta
sẽ chỉ xét đến khía cạnh kỹ năng của các nhà quản trị.
1.1. Khả năng thu thập và xử lý thông tin
Khả năng thu thập và xử lí thơng tin là tên gọi khái quát chung của nhiều kỹ năng
mà nếu chia nhỏ ra sẽ bao gồm kỹ năng công việc: Thu thập và xử lý thông tin dữ liệu, số
liệu,.. .và kỹ năng con người: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nhận định con người,...
Thông thường kỹ năng cứng là những kỹ năng có tính chất quan hệ với cơng việc
và khoa học cịn kỹ năng mềm thường có tính chất quan hệ với con người. Nhưng do xét
thấy công việc quản trị đổi tượng của nó là quản lý con người nên xếp nó vào nhóm kỹ
năng cứng.
Thực tế kỹ năng này đã được giảng dạy một cách bài bản ở các trường có chun
ngành kinh tế thơng qua các mơn học như: xác xuất thống kê, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ
mô,... Biểu đồ cung cầu là dạng thu thập và xử lý thông tin cơ bản nhất mà bất cứ sinh
viên kinh tế nào ra trường cũng phải biết.
Khả năng thu thập và xử lý thông tin là kỹ năng nền giúp người quản trị bước đầu
nhận thức vấn đề từ đó áp dụng và phát huy những kỹ năng khác như khả năng quản lý,
lãnh đạo và khả năng tiên đốn (tầm nhìn).
Nhà quản trị tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: khách hàng, báo cáo
tiêu dùng, nhân viên, đồng nghiệp, chuyên gia tư vấn, truyền thông đại chúng, các bản
báo cáo,... Việc thu thập thông tin một cách đa luồng như vậy giúp nhà quản trị có một
5


cái nhìn khách quan hơn đế xem xét và đánh giá vấn đề. Tuy khả năng thu thập thông tin
rất quan trọng nhưng chính khả năng xử lý thơng tin mới thể hiện được đẳng cấp của một
nhà quản trị có năng lực.
1.2. Lãnh đạo
Nói đến kỹ năng lãnh đạo ta không thế không nhắc đến kỹ năng quản lý và ngược lại.
Sự nhập nhằng và mập mờ giữa hai khái niệm này đơi khi cũng gây khó cho chính những

người học và làm trong ngành kinh tế. Chính vậy mà tôi nghĩ trước khi đi sâu vào kỹ năng lãnh
đạo chúng ta hãy cùng nhau phân biệt rõ hai khái niệm này.
Một người có khả năng lãnh đạo là người có khả năng truyền cảm hứng cho nhân
viên và định hướng đi cho công ty tố chức của họ (hay nói cách khác đó là người quyết
định sự thay đổi của cơng ty), trong khi người có kỹ năng quản lý là những người có
nhiệm vụ trọng tâm là làm người điều khiển, truyền đạt và thực hiện bằng cách quản lý
nhân viên thuộc cấp, bảo đảm hoạt động của công ty diễn ra trôi chảy theo định hướng
của nhà lãnh đạo. Ví dụ đất nước ta là do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm
chủ. Và như Warren B.Bennis và Burt Nanus trong cuốn “Những nhà lãnh đạo” đã nói:
“Người quản lý là những người làm việc đúng cách, còn người lãnh đạo là những người
làm đúng việc”.
Một nhà lãnh đạo giỏi là nhà lãnh đạo có thế giúp nhân viên phát huy được hết
năng lực làm việc của mình và biết cách động viên khi họ vấp ngã.
Một nhà lãnh đạo thành công ắt hẳn phải là một cá nhân gắn bó chặt chẽ với cộng
đồng xung quanh. Nói cách khác họ phải nắm bắt mọi chiến lược phát triến chung giữa
yếu tố cá nhân với yếu tố nhân sự.
Một lãnh đạo giỏi hẳn nhiên phải biết rõ nhiệm vụ của mình là gì, biết vì sao tổ
chức này tồn tại. Từ suy nghĩ của mình, họ phải vẽ lên được những mục tiêu gắn liền với
sự phát triển lâu dài của một tổ chức. Những mục tiêu ấy không phải là những điều bí
truyền mà người trong cuộc mới hiếu và xa rời thực tế, mà là những điều rất rõ ràng, dễ
diễn tả và dễ hiểu với mọi người.
Lấy nhân sự làm gốc, nhà lãnh đạo xuất chúng biết cách giúp mỗi một cấp dưới xác
định được mục tiêu của riêng họ và cần thiết nỗ lực như thế nào đế đạt được thành quả.
6


Khi có thể tiếp cận với người lãnh đạo, họ thường tin rằng cấp trên đang quan tâm
đến họ, tác phong làm việc và kết quả công việc của họ.
Cấp dưới luôn cần đến một người cấp trên để họ hướng đến khi tìm kiếm sự chỉ
đạo, dẫn dắt và thúc đẩy động cơ tiến xa hơn. Do đó, nhà lãnh đạo cần chủ động đến với

họ bằng một đề nghị hoặc đơn giản chỉ là câu động viên kịp thời.
Lãnh đạo là một kỹ năng quan trọng và không phải ai cũng có sẵn. Tuy nhiên, bạn
hồn tồn có thế trở thành nhà lãnh đạo giỏi nhờ học tập và trau dồi kinh nghiệm.
Một nhà lãnh đạo giỏi là người biết tạo động lực, thúc đấy người khác làm việc, là
người ln tin rằng cịn có một con đường và nhìn thấy con đường ấy dù trong hồn cảnh
nguy khốn. Muốn làm được như vậy thì trước tiên bạn cũng phải thúc đẩy bản thân mình
trước đã. Lịng nhiệt tình là một thứ rất dễ lan truyền được từ người này sang người khác.
Nếu người khác thấy bạn nhiệt tình thì lịng nhiệt tình của họ cũng có thể được khuấy động.
Sẵn sàng sửa sai và không giấu dốt - đó chính là những tính cách rất cần thiết ở một
nhà lãnh đạo giỏi. Nhiều người cho rằng khi mình ở cương vị lãnh đạo thì mình khơng
được để cho cấp dưới nhìn thấy những điểm yếu của mình. Họ đã sai lầm. Khơng thừa
nhận những thiếu sót sẽ khiến họ ngày càng trở nên thiếu sót hơn và như vậy thì khơng
thế trở thành một nhà lãnh đạo giỏi được.
Khi có chuyện sai sót xảy ra thì các nhà lãnh đạo giỏi sẽ khơng bao giờ tìm cách đổ
lỗi mà trước tiên họ sẽ tìm cách khắc phục vấn đề. Họ biết rằng việc đổ lỗi lúc đó sẽ
chẳng mang lại tác dụng gì cả.
“Hành động” là một trong những phương châm của các nhà lãnh đạo giỏi. Nếu chỉ
nói, chỉ lập kế hoạch mà khơng hành động thì ý tưởng sẽ mãi mãi chỉ là ý tưởng và nó
khơng mang lại tác dụng gì cả. Một nhà lãnh đạo giỏi cũng khơng chỉ có tinh thần hăng
hái hành động mà họ còn biết cách truyền sự đam mê này cho cả những người khác nữa.
1.3. Quản lý
- Dân chủ: biết lắng nghe những ý kiến đóng góp của mọi người, khơng đặt nặng
vấn đề ý kiến đó của người có trình độ thấp hơn mình hay đó là người mình có những bất
đồng quan điềm, vì khi bạn là một nhà quản trị bạn phải biết lắng nghe một cách đúng
đắn để luôn đảm bảo sự thuận lợi cho công việc của tô chức.
7


- Quyết đốn: khơng phải là độc đốn. Quyết đốn là luôn bảo vệ cho những điều bạn
muốn nhưng không bỏ mặc quyền lợi của người khác. Hầu hết mọi người đều cố gắng tỏ ra

quyết đoán bằng một cách nào đó. Nhưng ít khi người ta thực hiện được như ý muốn.
Chúng ta đều biết, để có được sự thành đạt trong sự nghiệp, khơng có phương thức
nào mười phân vẹn mười song sự quyết đoán thường sẽ giúp bạn rất nhiều, có khi cịn
quyết định sự thành cơng của bạn.
Trong bất kỳ cơng việc gì, nếu bạn là chủ thật sự thì quyết định cuối cùng là bạn. Bởi
thế, bạn có quyết định hay khơng? Có quyết tâm thực hiện ý định hay không? là một điều rất
quan trọng. Khi ra quyết định thường đòi hỏi bạn phải hạ quyết tâm với ý thức quyết đốn
kịp thời, tóm lại là bạn phải sẵn sàng đón nhận thách thức.
Đối mặt với thách thức càng nhiều thì cơ hội càng lớn. Trong cuộc sống có rất
nhiều cơ hội song đối với những người do dự chần chừ, cơ hội chắc chắn sẽ vụt mất. Tất
nhiên, để có thể quyết đốn được một việc cũng không đơn giản song nếu như ta khơng
dám bắt tay vào thì sao có khả năng chiến thắng. Bạn nên nhớ, bất cứ một người hiếu
thắng nào cũng không nhất thiết trận nào cũng thắng cả, chỉ có chiến thắng nhiều hơn mà
thơi. Thế nhưng nếu bạn lại lo sợ ngay từ khi chưa nghênh chiến thì rõ ràng cơ hội chiến
thắng khơng thế nắm trong tay được. Giống như một đứa trẻ phải dũng cảm bước những
bước chân đầu trong nỗi sợ hãi thì sau đó khơng lâu mới có thề bước những bước chân
dài hơn - những bước chân như người lớn mà không cịn chút sợ hãi nữa.
Có một ngun nhân nữa làm bạn thiếu khả năng quyết đốn đó là bản tính biếng
nhác. Bởi vì muốn đưa ra một quyết đốn có hiệu quả, bạn cần phải thu thập thông tin với
một tinh thần bền bỉ trong một thời gian dài. Thu thập đầy đủ sự thật là tiền đề cần có của
sự phát huy khả năng quyết đoán. Sau khi thu thập mọi thông tin trong từng mục, bạn cần
đánh dấu cộng hoặc trừ để sau đó tự so điểm. Nếu cột bên cộng nhiều hơn thì bạn đừng
chần chừ gì nữa hãy quyết đốn thực hiện cơng việc kinh doanh đó, cịn nếu ngược lại thì
cân nhắc thêm, nhưng nếu cả hai bên bằng nhau thì chỉ có cách dựa vào những kinh
nghiệm trước đây của bạn và dựa vào vận may để quyết định.
Quyết đốn khơng phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám làm. Một việc gì nếu bạn
dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì sao thành cơng lại
khơng thể đến.
8



1.4. Đạo đức và trách nhiệm
Đồng tiền và quyền hành ln là những thứ có sức hút mãnh liệt mà nhà quản trị phải
luôn đối mặt với cả hai vấn đề đó. Ngồi ra, trong q trình thực hiện nhiệm vụ của mình nhà
quản trị cịn gặp phải những vấn đề liên quan đến đạo đức như:
+ Môi trường: ô nhiễm môi trường, các vấn đề bảo vệ động vật,... Nhà quản trị phải
quyết định chi tiền đế xây dựng nơi xử lý rác hay thải chúng ra môi trường.
+ Vấn đề cải tổ lại cơ cấu doanh nghiệp: Nhà quản trị vấp phải vấn đề đạo đức khi
phải xa thải những nhân viên đã cổng hiến cho công ty nhiều năm để bảo đảm lợi ích của
chính cơng ty.
+ Các vấn đề xã hội: Phân biệt chủng tộc, sắc tộc, tơn giáo, giới tính,...
+ Quấy rối tình dục.
+ Vấn đề nhân cơng làm th: bệnh AIDS, thuốc kích thích,...
+ Độc quyền: nhà quản trị phải đối mặt với luật chống độc quyền của một số quốc
gia với nguy cơ bị mất bí mật cơng nghệ sản phẩm.
+ Bóc lột nhân công lao động.
Kinh doanh là phải gắn liền với lợi nhuận, khơng ai có thế bác bỏ điều đó nhưng giá
trị làm người của một nhà quản trị thể hiện ở chỗ họ đặt quyết định của mình nghiêng về cán
cân tiền bạc hay đạo đức. Đây có thể được xem là phẩm chất quan trọng nhất của một nhà
quản trị và đây cũng là lý do tôi xếp phẩm chất này vào nhóm kỹ năng phần cứng - nó là nền
tảng là điều khơng bao giờ được thiếu đối với một con người và đặc biệt là một nhà quản trị.
2. Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là gì?
Với một người bình thường đi ngồi đường, rất có thể họ nhìn bạn như... người
“cõi trên” hoặc trả lời mơ hồ kiểu như đó là sự hịa nhã, dịu dàng, thanh lịch... Nhưng có
một thực tế là thuật ngữ kỹ năng mềm hiện đang rất phổ biến trong giới văn phòng.
Kỹ năng mềm khác kỹ năng cứng như thế nào?
Trong môi trường làm việc, kỹ năng mềm thuộc về hành vi ứng xử của mỗi con
người, cách thức tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm việc với nhóm, đội hay
9



trong tập thể lớn. Kỹ năng này thể hiện cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc
sống. Ngày nay, các nhà giáo dục, chủ doanh nghiệp, các chuyên gia quản lý nhân sự đã
bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của các kỹ năng mềm.
Ngồi ra cũng xin nói thêm rằng ngồi cách phân chia theo 2 nhóm kỹ năng lớn
cứng và mềm cịn có thể phân chia theo 4 nhóm kỹ năng dựa theo đối tượng và mục đích
mà nó hướng đến, đó là:
+ Kỹ năng định hướng.
+ Kỹ năng gây ảnh hưởng.
+ Kỹ năng con người.
+ Kỹ năng nhận thức.
Nhưng trong bài tiểu luận này, như bạn thấy tôi đã chọn cách phân chia theo cách
thứ nhất.
2.1. Khả năng nhận thức và năng lực tư duy
Không ở đâu, sức mạnh tư duy lại thể hiện rõ ưu thế như trong nền kinh tế thị trường
hiện đại, nơi kẻ chiến thắng là những người có khả năng sáng tạo ra những mơ hình kinh
doanh mới, những phương thức và cách kinh doanh độc đáo, có độ khác biệt cao... thì chủ
nghĩa kinh nghiệm thuần túy của các cá nhân không đủ để giải quyết vấn đề đặt ra trong
kinh doanh hiện đại, nơi mà xu hướng tiêu dùng thay đổi chóng mặt từng ngày.
Để thành cơng và trở thành người chiến thắng thì các nhà Lãnh Đạo, Quản Trị Viên
phải có trong người hành trang mang tên Kỹ Năng Lãnh Đạo. Một trong 3 kỹ năng rất
khó và đặc biệt quan trọng với nhà lãnh đạo, các quản trị viên cao cấp. Đó là kỹ năng
nhận thức và tư duy: Là khả năng tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các vấn
đề một cách logic...
Là một nhà lãnh đạo giỏi thì cần phải có một tầm nhìn sâu rộng, nhận thức và phân
tích được những nguyên nhân sâu xa, khả năng tiềm ẩn của các sự vật, sự việc.
Kỹ năng này giúp nhà Lãnh Đạo thấy được nhũng sự vật, sự việc chính xác hơn từ
nhiều góc độ, khuyến khích họ suy nghĩ sâu hơn về vấn đề và đưa ra những giải pháp với
tầm nhìn sâu rộng và bền vững.

10


Vì vậy, nó đặc biệt cần thiết cho những người lãnh đạo, nhất là khi phải đưa ra
những quyết định, sách lược quan trọng.
2.2. Ứng xử giao tiếp
Khả năng giao tiếp là bí quyết của một nhà lãnh đạo tài năng. Những người giao tiếp
giỏi có thế đơn giản hố một thông điệp phức tạp để mọi người cùng hiểu.
Mọi người cần được đoàn kết với bạn, và cùng với sức cuốn hút, khả năng giao
tiếp là vũ khí mạnh nhất mà nhà lãnh đạo cần có. Hãy đơn giản hố thơng điệp của bạn.
Hãy tìm hiểu đối tượng giao tiếp của bạn. Hãy nắm vững khả năng thuyết phục và tìm
được sự hưởng ứng. Đừng để mọi việc diễn ra đơn thuần mà hãy khiến chúng diễn ra khi
nó thật sự đem lại giá trị.
2.3. Khả năng (Thuật) dùng người
Để mở đề cho phẩm chất dùng người của nhà lãnh đạo giỏi tơi muốn nhắc đến hai
câu nói rất hay:
“Nếu có một bài học tơi rút ra thì đó là bài học sử dụng nhân tài, càng có nhiều người
giỏi quanh tơi thì tơi càng có thế giải quyết được tốt các vấn đề. Sự lãnh đạo mạnh mẽ không
phụ thuộc sức mạnh một cá nhân, mà là sức mạnh của một đội ngũ người tài quanh mình. Sử
dụng nhân tài chính là trọng tâm của nghệ thuật lănh đạo” - Lý Quang Diệu nhà lãnh đạo đã
đặt nền móng đưa đất nước Singapore trở nên thịnh vượng như ngày hôm nay. Và “Nhà quản
trị giỏi không phải là người giỏi mà là người biết phát huy cái giỏi của người khác”.
Để tăng năng suất lao động trong công ty, dùng đúng người đúng việc ,tăng khả
năng sáng tạo cho nhân viên, làm mối quan hệ giữa nhân viên và sếp trở nên thân thiện
hơn, khơng những thế nó còn làm cho nền kinh tế đất nước trở nên giàu mạnh, có thể xây
dựng sự gắn kết chặt chẽ trong cơng ty, giữ chân nhân tài.
Nó giúp cho nhà lãnh đạo biết cách vận dụng khả năng của cấp dưới, biết khích lệ
động viên truyền cảm hứng cho nhân viên, đánh giá chính xác khả năng của từng nhân
viên, biết cách phê bình và khen thưởng cho nhân viên, biết đồng cảm và chia sẻ, biết lập
niềm tin cho nhân viên , có tính cách chân thật, tận tâm với công việc, biết lo xa cho công

ty, giúp đõ' nhân viên hồn thành cơng việc của họ.
11


Nếu một nhà lãnh đạo biết khiêm tốn biết lắng nghe trao đổi ý kiến của nhân viên,
đánh giá chính xác khả năng của từng nhân viên, chăm lo đến đại cuộc cho cơng ty một
cách nhiệt tình, giao tiếp với nhân viên như một người cộng sự và có khả năng truyền
cảm hứng cho nhân viên, thường xuyên góp ý kiến cho nhân viên.
Thuật dùng người là phẩm chất quan trọng của một nhà lãnh đạo giỏi và rất cần
thiết đế hình thành một cơng ty mạnh và đồn kết, là tiền đề để đưa công ty phát triển hơn
và làm cho nền kinh tế đất nước đi lên tầm cao mới kéo theo xã hội phát triển đời sống
đất nước ngày càng hiện đại.
2.4. Khả năng truyền thông (Kỹ năng truyền đạt)
Sẽ chẳng mấy tác dụng nếu chỉ có trong tay một nhiệm vụ cao cả, một tầm nhìn
thấu đáo và mục tiêu vững chắc, trong khi nhà lãnh đạo lại không thể truyền đạt một cách
hiệu quả những ý tưởng của mình đến mọi người trong tổ chức. Sự lãnh đạo chỉ thực sự
tồn tại khi nó đến được với những người thi hành một cách rõ ràng để có thể thực hiện. Vì
vậy đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng nếu không muốn nói là cần thiết phải
có của một nhà lãnh đạo.
Giao tiếp là yếu tố quan trọng trong quá trình lãnh đạo, nó là phương tiện truyền tải
mà người lãnh đạo cần để truyền đạt những suy nghĩ bên trong sang thế giới bên ngồi.
Những nhà lãnh đạo biết cách nói khiến người ta khao khát làm việc hơn.
Kỹ năng truyền thơng bao gồm nhiều nhóm kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục, khiếu hài hước...
Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, kỹ năng truyền thông gồm yếu tố phi ngôn ngữ chiếm
55%, giọng nói chiếm 30% và nội dung nói chỉ chiếm 15% giá trị tác động trong truyền
thông. Điều này chứng tỏ, kỹ năng diễn đạt, trong đó việc rèn luyện giọng nói, cử chỉ,
thái độ... khi thể hiện thơng điệp rất quan trọng. Ngoài việc sử dụng câu ngắn gọn, dễ hiểu
với giọng nói rõ ràng, mạch lạc bạn nên dùng những cụm từ như “tôi nghĩ”, “tôi tin rằng”,
“theo quan điểm của tơi thì” để chứng tỏ bạn ln có trách nhiệm với suy nghĩ của mình.

Do đó, việc rèn luyện kỹ năng truyền thơng nói riêng và nhóm kỹ năng phần mềm
nói chung là hồn tồn dựa vào ý thức của sinh viên. Các chương trình truyền hình ngày
nay cũng có nhiều cuộc thi hấp dẫn được thiết kế dành cho sinh viên, các bạn có thể đăng
12


ký dự thi để tự thử thách rèn luyện chính mình. Tuy vậy, nhà trường và các cơ quan giáo
dục cũng nên quan tâm tố chức rèn luyện cho học sinh, sinh viên từ sớm chứ chờ đến gần
ra trường e là q muộn.
2.5. Tầm nhìn
Nói đến lãnh đạo là nói đến tầm nhìn, vì lãnh đạo là dẫn đường, mà dẫn đường là
dẫn đến nơi nào đó. Tầm nhìn là “Vision”. Nhưng tại sao người ta nói tầm nhìn, mà lại
khơng nói đích điểm, hay điểm đến “Detination”?
Tầm nhìn là cái nhìn, sự nhìn, hướng nhìn, là một hành động của một người. Điểm
đến là một điểm ở đâu đó, nó chỉ đến một thực thể hiện diện ngồi kia. Khi nói đến tầm
nhìn là nói đến cái gì đó bên trong con người, khi nói tới điểm đến ta nói đến một điểm ở
ngồi. Tầm nhìn phải rất cụ thể mới có thể thành điểm đến tối hậu trong tâm trí. Từ đó,
chúng ta có thể định được con đường từ lúc này đến điểm tối hậu đó. Con đường đó là
chiến lược. Và các trạm đến dọc theo con đường đó là các mục tiêu ngắn hạn và trung
hạn. Và động lực để đòan lữ hành đi trọn con đường đó là lửa của giấc mơ, lửa từ trong
trái tim và tầm nhìn của lãnh đạo, đi ra thắp sáng mọi ngọn lửa khác trong mọi trái tim
của đoàn lữ hành bất tận.
3. Những phẩm chất mới của nhà quản trị hiện đại
Ngoài những phẩm chất nêu trên được nhóm chọn lọc và xem là chính yếu được
đưa ra để phân tích cịn có những phẩm chất, kỹ năng khác cũng rất quan trọng và được
xem là những phẩm mới của một nhà quản trị hiện đại. Đó là:
- Kỹ năng xây dựng và làm việc nhóm
- Ăn mừng thất bại
- Khả năng tự ý thức
- Tư duy tích cực và quản lý Stress

- Kỹ năng điện thoại
- Kỹ năng thư ký và quản lý

13


- Kỹ năng giao quyền
- Kỹ năng tạo động lực làm việc
- Kỹ năng quản lý xung đột
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng điều hành họp và hội thảo
- Kỹ năng phỏng vấn tìm việc
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng bán hàng
- Kỹ năng giảng dạy người lớn
- Kỹ năng xây dựng văn hóa tổ chức
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng dịch vụ khách hàng
PHẦN III: LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
HĨA CHẤT 21
Với vai trị là một Nhân viên kỹ thuật của Phịng Kỹ thuật tại Cơng ty TNHH Một
thành viên Hóa chất 21, tơi nhận thấy bản thân cũng có thể áp dụng các kỹ năng lãnh đạo
vào trong công việc, cụ thể như sau:
1. Lãnh đạo trong làm việc nhóm
Một trong những yếu tố quan trọng mà nhà lãnh đạo cần thấu hiểu chính là sự đa
dạng trong nhóm đến từ giới tính, tuổi tác, trình độ khi xây dựng nhóm để làm việc.
Là một thành viên trẻ tuổi trong phịng, tơi ln chú ý đến các sở thích cá nhân của
mỗi người, chú ý đến gia đình và đặc biệt là thế mạnh, sở trường của họ trong cơng việc.
Nhưng khơng phải lúc nào mình cũng có thể hiểu hết được người ta. Sẽ có lúc bất đồng
quan điểm khi triển khai công việc, dự án. Do vậy, cách làm đầu tiên của tôi là cần phải

biết lắng nghe, phân tích cho thấu đáo để xem các phương án đó có phù hợp hay khơng.
14


Ngồi ra, việc nắm bắt được tâm tư, tình cảm của các thành viên sẽ giúp tơi có
những việc làm động viên kịp thời trước hoặc sau khi làm xong một nhiệm vụ. Đơn giản
nhất có thể là mời mọi người đi liên hoan nhỏ.
2. Trợ giúp các đồng nghiệp
Một trong những cách giúp phát triển kỹ năng lãnh đạo là sẵn sàng giúp đỡ mọi
người xung quanh. Tôi luôn chú ý tới tiến độ công việc mọi người đang thực hiện đến đâu
và xem xét liệu họ có đang gặp khó khăn nào mà bạn có thể giúp đỡ.
Để làm được điều đó thì tơi tiến đến lại gần hỏi han các đồng nghiệp, tìm hiểu xem họ cần
gì cũng như khơng hài lịng với điều gì. Tiếp đó tôi quan sát mọi người để nắm được
thông tin họ đang ở đâu, đang làm gì cũng như có cần giúp đỡ gì hay khơng. Nếu khó
khăn đó vượt ngồi khả năng của tơi thì tơi sẽ báo cáo lên cấp trên nhờ giải đáp, tháo gỡ
để giải tỏa được tâm lý nặng nề cho đồng nghiệp.
Có như vậy, tơi sẽ hỏi được rất nhiều về các công việc khác nhau, vừa trau dồi tinh
thần hợp tác và tin tưởng với đồng nghiệp và tạo ấn tượng với lãnh đạo cấp trên.
3. Luôn đưa ra các sáng kiến
Tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà
lãnh đạo giỏi bởi vì điều này không chỉ làm tăng hiệu quả công việc, mà cịn gắn kết nhân
viên với cơng ty.
Vì vậy, tơi và các thành viên trong nhóm có thể thực hành điều này bằng cách họp
lại, suy nghĩ và đưa ra những sáng kiến giúp nâng cao năng suất làm việc tại các dây
chuyền sản xuất của Cơng ty, góp phần xây dựng hình ảnh và thương hiệu cơng ty. Cụ thể
ở đây là:
- Xây dựng kế hoạch để triển khai gồm thời gian, thành viên cụ thể.
- Chia ra các đội nhỏ để đi khảo sát các dây chuyền sản xuất hiện nay cịn có các
chặng cơng nghệ thủ cơng hoặc chưa phù hợp.
- Đánh giá rồi đưa ra các sáng kiến, giải pháp cải tiến.

Qua cách làm này, tơi có thể nhận ra những gì cịn thiếu sót và xây dựng kế hoạch
để giải quyết vấn đề đó. Hãy chủ động suy nghĩ và cho mọi người thấy được nỗ lực sáng
15


tạo của bạn bằng cách chia sẻ những ý kiến mới lạ với các đồng nghiệp và đề nghị họ
đóng góp ý kiến. Đây là lúc để tơi thể hiện khả năng, vai trò lãnh đạo và trở thành tấm
gương cho mọi người xung quanh.
4. Yêu cầu tăng thêm nhiệm vụ và trách nhiệm
Vào một thời điểm nào đó, khi mà tôi cảm thấy các công việc đã giải quyết xong,
thời gian nhàn dỗi nhiều. Tôi cần sắp xếp một cuộc trị chuyện với sếp của mình để bàn
bạc về công việc cũng như trách nhiệm của tôi.
Điều quan trọng là không phải bước vào cuộc hội thoại với những tư tưởng tiêu
cực, mà hãy chuẩn bị với những ý tưởng cụ thể, suy nghĩ của bản thân về những việc tơi
có thể làm nhằm phát triển kỹ năng lãnh đạo trong cơng việc của mình. Tơi có thể tình
nguyện tham gia các dự án mới như: dự án xây mới các dây chuyền sản xuất, dự án bố trí
nhân lực trong tồn Nhà máy. Tơi cũng có thể đưa ra các ý tưởng các cuộc họp nhóm,
hoặc đề nghị tư vấn cho các thành viên mới. Chắc chắn sếp và đồng nghiệp sẽ ấn tượng
với sự cống hiến và thái độ nhiệt tình của tơi cho các cơng việc của Công ty.
KẾT LUẬN
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng là một việc không hề dễ dàng, không phải ai
trong mỗi chúng ta cũng có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài ba. Nhà lãnh đạo phải trải
qua một thời gian dài được rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ
những người đi trước. Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, học viên chỉ có điều kiện
tổng hợp một số phẩm chất được coi là cần thiết nhất đối với một nhà lãnh đạo tài ba.
Chắc chắn những phẩm chất tạo nên nhà lãnh đạo này cần được bổ sung, điều chỉnh cho
phù hợp với các yêu cầu của từng thời đại hay trong những hoàn cảnh cụ thể. Hi vọng
những chia sẻ của tơi sẽ giúp mọi người có thêm những bí quyết, kinh nghiệm q giá để
hiện thực hóa ước mơ của chính mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Lê Thị Thu Thủy (2010), Slide Bài giảng Kỹ năng lãnh đạo.
16


(2) Trần Vân Như (2010), Slide bài giảng môn Hành vi tổ chức.
(3) John C.Maxwell, 21 Phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo, Nhà xuất bản Việt
Nam (2008).
(4) Steven Silbiger, 10 Ngày quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Thanh Hóa.
(5) Bộ sách đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới, Nhà xuất bản Trẻ.
(6) John Baldoni, Những nhà lãnh đạo vĩ đại, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, Từ
điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

17



×