BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------
CHÂU HỒNG PHƯƠNG THẢO
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG
THÔNG TIN TQHĐ VÀ TQHĐ CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------
CHÂU HỒNG PHƯƠNG THẢO
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG
THÔNG TIN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ THÀNH QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP Ở VIỆT
NAM
Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. LÊ ĐÌNH TRỰC
2. TS. TRẦN VĂN THẢO
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
1
LỜI CAM ĐOAN
Luận án “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin thành quả
hoạt động và thành quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt
Nam” là nghiên cứu độc lập của tôi, thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của
TS. Lê Đình Trực và TS. Trần Văn Thảo.
Trong quá trình thực hiện tơi có tham khảo các tài liệu cùng chủ đề ở
nước ngồi và ở Việt Nam, tơi đã trích dẫn đúng và đủ những nội dung được
kế thừa trong luận án. Kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực, nội dung
tồn văn luận án chưa được cơng bố trên bất kỳ tài liệu học thuật nào.
Tôi xin cam đoan các thơng tin trên là hồn tồn xác thực.
TP. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2022
Nghiên cứu sinh
Châu Hồng Phương Thảo
2
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi vô cùng cảm ơn quý Thầy/Cơ của Trường Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh về nhiệt huyết trong quá trình truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm, tạo nền tảng vững chắc để tơi có thể thực hiện các bước của quá trình
nghiên cứu. Tiếp theo, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Lê Đình Trực và
TS. Trần Văn Thảo, các Thầy đã nhọc cơng dìu dắt tơi trong suốt giai đoạn
thực hiện luận án, từ sự chỉ dẫn chi tiết để khắc phục khiếm khuyết đến những
lời động viên quý giá giúp tôi vượt qua những trở ngại trong từng bước nghiên
cứu. Tôi không quên cảm ơn Viện Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa
Kế toán, Bộ phận Thư ký Khoa Kế toán đã kịp thời cung cấp các hướng dẫn
cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi về việc hồn tất các thủ tục hành chính
trong q trình học tập tại Trường. Bên cạnh đó, tơi muốn gửi lời cảm ơn đến
Quý chuyên gia, bạn bè, Anh/chị đã giúp đỡ tơi trong các giai đoạn khảo sát.
Để hồn thành luận án, bên cạnh sự cố gắng của bản thân tơi cịn được hỗ
trợ rất lớn từ Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế - QTKD, trường Đại học An Giang
và q đồng nghiệp cùng Bộ mơn Tài chính – Kế tốn. Ngồi ra, sự ủng hộ của
gia đình và bạn bè cũng tiếp thêm động lực rất lớn cho tôi. Tơi chân thành cảm
ơn tất cả!
TP. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2022
Nghiên cứu sinh
Châu Hồng Phương Thảo
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................II
MỤC LỤC.............................................................................................................III
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................VII
DANH MỤC TỪ RÚT GỌN.............................................................................VIII
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................IX
DANH MỤC SƠ ĐỒ...............................................................................................X
TÓM TẮT..............................................................................................................XI
ABSTRACT.........................................................................................................XII
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................1
1. Cơ sở hình thành đề tài.....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................4
3. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................6
6. Đóng góp của luận án........................................................................................7
7. Kết cấu luận án.................................................................................................8
1.1. Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài...............................................................9
1.1.1. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin
TQHĐ .................................................................................................................
9
1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến TQHĐ.............................17
1.1.3. Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng thông tin TQHĐ đến
TQHĐ .................................................................................................................
24
1.1.4. Nhận xét những nghiên cứu ở nước ngoài...........................................26
1.2. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam................................................................28
1.2.1. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin
TQHĐ .................................................................................................................
28
1.2.2. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến TQHĐ.............................29
4
1.2.3. Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng thông tin TQHĐ đến
TQHĐ .................................................................................................................
31
1.2.4. Nhận xét các nghiên cứu ở Việt Nam...................................................32
1.3. Nhận diện khoảng trống nghiên cứu.............................................................33
1.4. Hướng nghiên cứu của luận án......................................................................36
Kết luận chương 1.................................................................................................36
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................38
2.1. Tổng quan về ĐVSNCL ở Việt Nam..............................................................38
2.1.1. Khái niệm...............................................................................................38
2.1.2. Phân loại................................................................................................39
2.1.3. Đặc điểm cơ bản....................................................................................40
2.2. Các khái niệm nghiên cứu..............................................................................42
2.2.1. Văn hóa định hướng kết quả................................................................42
2.2.2. Sự phù hợp của hệ thống đo lường TQHĐ..........................................43
2.2.3. Thái độ đối với thông tin TQHĐ..........................................................44
2.2.4. Động lực phụng sự công........................................................................45
2.2.5. Việc sử dụng thông tin TQHĐ..............................................................46
2.2.6. Thành quả hoạt động............................................................................49
2.3. Lý thuyết nền..................................................................................................51
2.3.1. Khung quản trị công mới (NPM – New Public Management)...........51
2.3.2. Lý thuyết thiết lập mục tiêu (Goal setting theory)..............................53
2.3.3. Lý thuyết hành vi theo dự định (Theory of planned behaviour).......55
2.3.4. Lý thuyết xử lý thông tin (Information processing theory)................56
2.3.5. Lý thuyết bản sắc xã hội (Social identity theory)................................57
Kết luận chương 2.................................................................................................59
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................60
3.1. Khung phân tích.............................................................................................60
3.2. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................61
3.2.1. Văn hóa định hướng kết quả và việc sử dụng thông tin TQHĐ.........61
3.2.2. Sự phù hợp của hệ thống đo lường TQHĐ và việc sử dụng thông tin
TQHĐ............................................................................................................... 62
3.2.3. Thái độ đối với thông tin TQHĐ và việc sử dụng thông tin TQHĐ...63
3.2.4. Động lực phụng sự công và việc sử dụng thông tin TQHĐ................64
3.2.5. Văn hóa định hướng kết quả và TQHĐ...............................................65
3.2.6. Sự phù hợp của hệ thống đo lường TQHĐ và TQHĐ........................66
3.2.7. Thái độ đối với thông tin TQHĐ và TQHĐ.........................................67
3.2.8. Động lực phụng sự công và TQHĐ......................................................67
5
3.2.9. Việc sử dụng thông tin TQHĐ và TQHĐ............................................68
3.2.10. Vai trị trung gian của việc sử dụng thơng tin TQHĐ.......................69
3.2.11. Biến kiểm sốt......................................................................................71
3.3. Mơ hình nghiên cứu........................................................................................72
3.4. Thang đo các khái niệm nghiên cứu..............................................................73
3.4.1. Thang đo văn hóa định hướng kết quả................................................73
3.4.2. Thang đo sự phù hợp của hệ thống đo lường TQHĐ.........................74
3.4.3. Thang đo thái độ đối với thông tin TQHĐ..........................................75
3.4.4. Thang đo động lực phụng sự công.......................................................76
3.4.5. Thang đo việc sử dụng thông tin TQHĐ..............................................78
3.4.6. Thang đo TQHĐ....................................................................................79
3.4.7. Thang đo biến kiểm sốt.......................................................................85
3.5. Qui trình nghiên cứu tổng quát.....................................................................85
3.6. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................89
3.6.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính...................................................................89
3.6.2. Nghiên cứu sơ bộ định lượng................................................................93
3.6.3. Nghiên cứu chính thức định lượng......................................................95
3.7. Khắc phục sai lệch đo lường do phương pháp...........................................101
Kết luận chương 3...............................................................................................102
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN..............................103
4.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính............................................................103
4.1.1. Thơng tin mẫu.....................................................................................103
4.1.2. Các bước xử lý dữ liệu........................................................................104
4.1.3. Điều chỉnh thang đo............................................................................104
4.1.4. Sự phù hợp của các mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu...........108
4.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng..........................................................110
4.2.1. Thông tin mẫu......................................................................................110
4.2.2. Đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo..............................................111
4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá thang đo các biến................................114
4.3. Kết quả nghiên cứu chính thức định lượng................................................118
4.3.1. Thơng tin mẫu......................................................................................118
4.3.2. Kết quả kiểm định mơ hình đo lường................................................120
4.3.3. Khắc phục sai lệch đo lường do phương pháp..................................124
4.3.4. Kết quả kiểm định mơ hình cấu trúc.................................................124
4.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu.......................................................................131
4.4.1. Về việc điều chỉnh thang đo................................................................131
4.4.2. Về sự phù hợp của các mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu......132
4.4.3. Về kết quả kiểm định các giả thuyết..................................................133
6
Kết luận chương 4...............................................................................................144
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý..............................................................145
5.1. Kết luận.........................................................................................................145
5.2. Hàm ý............................................................................................................147
5.2.1. Về mặt lý thuyết..................................................................................147
5.2.2. Về mặt quản trị....................................................................................150
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................152
Kết luận chương 5...............................................................................................155
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ............................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................2
PHỤ LỤC............................................................................................................... 24
Phụ lục 1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin TQHĐ
................................................................................................................................. 24
Phụ lục 2. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến TQHĐ....................................27
Phụ lục 3. Tổng hợp nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng thông tin
TQHĐ đến TQHĐ.................................................................................................30
Phụ lục 4. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu và cơ sở đề xuất.......................31
Phụ lục 5. Bản dịch thang đo các khái niệm nghiên cứu....................................33
Phụ lục 6. Dàn bài thảo luận.................................................................................36
Phụ lục 7. Phiếu khảo sát dự thảo........................................................................42
Phụ lục 8. Phiếu khảo sát......................................................................................46
Phụ lục 9. Phiếu khảo sát chính thức...................................................................50
Phụ lục 10. Thơng tin cơ bản về chuyên gia thảo luận........................................53
Phụ lục 11. Tổng hợp dữ liệu thảo luận với các chuyên gia................................54
Phụ lục 12. So sánh thang đo gốc và thang đo đã hiệu chỉnh............................63
Phụ lục 13. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về mơ hình nghiên cứu.......................66
Phụ lục 14. Danh sách đơn vị khảo sát sơ bộ.......................................................71
Phụ lục 15. Thống kê mô tả dữ liệu sơ bộ............................................................77
Phụ lục 16. Chi tiết kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các biến nghiên cứu 80
Phụ lục 17. Chi tiết kết quả phân tích EFA thang đo các biến nghiên cứu.......84
Phụ lục 18. Danh sách đơn vị khảo sát chính thức..............................................90
7
Phụ lục 19. Thống kê mô tả dữ liệu khảo sát chính thức..................................102
Phụ lục 20. Sơ đồ kiểm định mơ hình đo lường trong PLS-SEM....................105
Phụ lục 21. Kết quả kiểm tra một nhân tố Harman..........................................106
Phụ lục 22. Sơ đồ đường dẫn thể hiện kết quả kiểm định các giả thuyết........107
Phụ lục 23. Tổng hợp kết quả có tham chiếu với các nghiên cứu trước..........108
8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BGTVT
BTNMT
BTTT
CG
CP
ĐVSNCL
NĐ
NSNN
TP
TQHĐ
TT
BSC
CB-SEM
EFA
IPSASB
NPM
OECD
OLS
PLS-SEM
Từ đầy đủ
Tiếng Việt
Bộ Giao thông vận tải
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Thông tin và Truyền thơng
Chun gia
Chính phủ
Đơn vị sự nghiệp cơng lập
Nghị định
Ngân sách Nhà nước
Thành phố
Thành quả hoạt động
Thông tư
Tiếng Anh
Balance Scorecard
Covariance Based - Structural Equation Modeling
Exploratory Factor Analysis
International Public Sector Accounting Standard
Board
New Public Management
Organization for Economic Co-operation and
Development
Ordinary Least Aquare
Partial Least Square – Structural Equation Modeling
9
DANH MỤC TỪ RÚT GỌN
Tiếng Việt
Từ rút gọn
ATTITUDES
CUL
DESIGN
PER
PIU
PSM
Từ đầy đủ
Tiếng Anh
Attitudes on performance indicators
Resutls-oriented culture
Design adequacy of performance measurement system
Organizational performance
Performance information use
Public service motivation
10
DANH MỤC BẢNG
Bảng
3.1.
Thang
đo,
biến
quan
sát
và
nguồn
trích
dẫn..............................................84
Bảng
4.1.
Thơng
tin
chung
về
mẫu
khảo
sát
sơ
bộ..................................................110
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến độc
lập....................111
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo việc sử dụng thông tin
thành
quả...........................................................................................................................11
3
Bảng 4.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo
TQHĐ...................................113
Bảng 4.5. Kết quả phân tích EFA thang đo các biến độc lập (lần
1).......................114
Bảng 4.6. Kết quả phân tích EFA thang đo các biến độc lập (lần
2).......................115
Bảng 4.7. Kết quả phân tích EFA thang đo việc sử dụng thơng tin TQHĐ (lần
1).............................................................................................................................116
Bảng 4.8. Kết quả phân tích EFA thang đo việc sử dụng thông tin TQHĐ (lần
2).............................................................................................................................117
Bảng 4.9. Kết quả phân tích EFA thang do
TQHĐ................................................118
Bảng
4.10.
Tổng
quan
đặc
điểm
mẫu
khảo
sát
chính
thức
.....................................119
Bảng 4.11. Chi tiết mẫu phân bổ theo tỉnh
thành....................................................120
Bảng 4.12. Hệ số Cronbach’s Alpha và độ tin cậy tổng hợp của thang đo chính
thức
11
.................................................................................................................................12
1
Bảng 4.13. Trọng số tải ngoài và AVE của thang đo chính thức...........................
121
Bảng
4.14.
Hệ
số
tải
chéo
của
thang
đo
chính
đo
chính
thức.................................................122
Bảng
4.15.
Hệ
số
Fornell-Larcker
của
thang
thức....................................123
Bảng
4.16.
Chỉ
số
HTMT
của
thang
đo
chính
thức.................................................123
Bảng
4.17.
Giá
trị
VIF………………………………………………………….....124
Bảng
4.18.
Kết
quả
kiểm
định
giả
thuyết
………………………………………...125
Bảng 4.19. Kết quả kiểm định bổ sung về các ảnh hưởng gián
tiếp………………128
Bảng
4.20.
Ảnh
hưởng
của
qui
mô
f2.
của
qui
mô
q2
…………………………………………......130
Bảng
4.21.
Ảnh
hưởng
……………………………………………….....131
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích…..……………………………………………………
61
Sơ đồ 3.2. Mơ hình nghiên cứu……………………………………………………
73
Sơ đồ 3.3. Qui trình nghiên
cứu…………………………………………………...89
12
13
TĨM TẮT
Cải cách khu vực cơng ln là chủ đề thu hút sự chú ý trong cộng đồng học
thuật, nhà quản lý và thiết lập chính sách cơng. Các biện pháp cải cách nhằm
hướng đến mục tiêu chính là cải thiện thành quả hoạt động của tổ chức. Theo
học thuyết quản trị cơng mới, khu vực cơng cần có những cải tiến theo định
hướng kinh doanh, trong đó đo lường và quản trị thành quả hoạt động là mối
quan tâm trọng yếu của học thuyết này. Nội dung quan trọng của việc thực
hành đo lường và quản trị thành quả hoạt động là việc sử dụng thơng tin này
vì nó được kỳ vọng giúp cải thiện thành quả hoạt động. Dành sự quan tâm về
chủ đề này đối với tổ chức công ở Việt Nam, đặc biệt là đơn vị sự nghiệp cơng
lập rất cần thiết, bởi vì hiện nay các đơn vị này đang trong tiến trình cải cách
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công và hiệu quả hoạt động. Kết quả phân
tích dựa trên 244 phiếu trả lời của các nhà quản lý và kế toán trưởng trong các
đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam đã cho thấy việc sử dụng thông tin thành
quả hoạt động trong đơn vị chịu tác động từ các nhân tố: văn hóa định hướng
kết quả, sự phù hợp của hệ thống đo lường thành quả hoạt động và thái độ đối
với thông tin thành quả hoạt động. Hơn nữa, kết quả cũng bổ sung thêm minh
chứng về ảnh hưởng tích cực của việc sử dụng thơng tin thành quả hoạt động
đối với thành quả hoạt động của tổ chức, đồng thời xác nhận vị trí trung gian
của việc sử dụng thông tin thành quả hoạt động trong mối quan hệ giữa các
nhân tố và thành quả hoạt động. Kết quả từ luận án đã có những đóng góp
đáng kể xét theo phương diện lý thuyết và thực hành quản trị cho đơn vị sự
nghiệp công lập ở Việt Nam.
Từ khóa: Việc sử dụng thơng tin thành quả hoạt động, thành quả hoạt động,
văn hóa định hướng kết quả, sự phù hợp của hệ thống đo lường thành quả
hoạt động, thái độ đối với thông tin thành quả hoạt động, động lực phụng sự
công.
14
ABSTRACT
Public sector reform is a interesting topic for researchers, public managers
and policy makers. The reform measures are aimed at the ultimate goal of
improving the performance of the public sector. According to the New Public
Management theory, the public sector needs business-oriented innovation,
where performance measurement and management is a key concern of this
theory. An important aspect of performance management and measurement
practice is the use of performance information as it is expected to contribute to
the improvement of organizational performance. Paying attention to this topic
in the context of the public sector in Vietnam in general and public service
institutions in particular is very necessary as these units are also in the process
of reform in order to improve the quality of public services and efficiency.
Analytical results based on 244 survey questionnaires from managers and chief
accountants in public service institutions in Vietnam have shown that the use of
performance information is influenced by results-oriented culture, the design
adequacy of performance measurement system, and attitudes on performance
information. In addition, the results also provide evidence of a positive effect of
the use of performance information on organizational performance, and
confirm the mediating role of performance information use in relationship
between factors and performance. The findings have made significant
theoretical contributions and the basis for proposing governance implications
for public service delivery institutions in Vietnam.
Keywords: Performance information use, performance, results-oriented
culture, the design adequacy of performance measurement system, attitudes on
performance indicators, public service motivation.
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1. Cơ sở hình thành đề tài
Khu vực cơng giữ vai trị thiết yếu đối với sự phát triển toàn diện về kinh
tế, xã hội của một quốc gia, vì thế ba thập niên gần đây thành quả hoạt động
(TQHĐ) của tổ chức công vẫn là vấn đề nhận được sự lưu tâm của các nhà
khoa học quản trị (Boyne, Gould‐Williams, Law và cộng sự, 2004; Dimitrić,
Škalamera-Alilović, & Duhovnik, 2016; Sole & Schiuma, 2010). Ngày nay, hoạt
động của khu vực công đang đứng trước những thách thức lớn như: sự bất ổn
của môi trường hoạt động, áp lực hoạt động hiệu quả hơn với nguồn lực hạn
chế hơn. Trước hiện trạng đó, các nhà quản lý cơng đã khơng ngừng tìm kiếm,
khai phá các kỹ thuật quản trị mới để đạt kết quả như mong đợi, và ngôn ngữ
quản trị nhận được nhiều sự chú ý trong nỗ lực cải tiến khu vực công là triết lý
quản trị công mới (New Public Management – NPM). Xuất hiện vào thập 80
của thế kỷ trước, NPM trở thành kim chỉ nam trong cải cách khu vực công
hiện đại ở các quốc gia cơng nghiệp hóa (Bevan & Hood, 2006; Hood, 1995;
Noordegraaf & Abma, 2003). Phong trào cải cách khu vực công theo định
hướng NPM quan tâm nhiều hơn đến vai trị của kế tốn, đặc biệt là hệ thống
đo lường TQHĐ (Hood, 1991), đây là nền tảng để phát triển dịng nghiên cứu
kế tốn quản trị cơng gắn kết với chủ đề đo lường TQHĐ, tập trung vào các
kiểu đo lường, cách sử dụng các dữ liệu TQHĐ và đánh giá vai trị của nó đối
với TQHĐ ở cấp độ tổ chức (Steccolini, 2018).
Đo lường TQHĐ được nhìn nhận là công cụ cung cấp về hiệu quả cũng
như hiệu lực hoạt động của một tổ chức, nó cung cấp thông tin để ra quyết
định hợp lý hơn (Jan van Helden, Johnsen, & Vakkuri, 2008), thơng tin TQHĐ
cịn được sử dụng cho kiểm sốt, lập kế hoạch, hiệu chỉnh chính sách, thực
hiện trách nhiệm giải trình (De Bruijn, 2002). Mặc dù lợi ích của thơng tin
TQHĐ đối với các tổ chức cơng đã được nhìn nhận nhưng khơng phải lúc nào
các thông tin này cũng đuco75 đánh giá đúng mức về vai trị của nó (Van
Dooren & Van de Walle, 2008), vì thế dịng nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng thông tin TQHĐ của khu vực công được thực hiện khá
2
nhiều (Cavalluzzo & Ittner, 2004; Dimitrijevska‐Markoski & French, 2019;
Julnes & Holzer, 2001; Moynihan & Hawes, 2012; Rivenbark, Fasiello, &
Adamo, 2019; Sole & Schiuma, 2010). Trong những nhân tố đó thì văn hóa tổ
chức giữ vai trị trung tâm và được xem xét phổ biến, ví dụ văn hóa phát triển
(Johansson & Siverbo, 2009; Julnes & Holzer, 2001; Lee, 2020; Moynihan &
Pandey, 2010), văn hóa học tập tổ chức (Moynihan & Pandey, 2005), văn hóa
nhóm, văn hóa phân cấp (Taylor, 2011). Sở dĩ nhân tố văn hóa được quan tâm
nhiều là vì chức năng đặc biệt của nó đối với tổ chức, văn hóa qui định mục
tiêu, chiến lược và cả phương thức hoạt động của tổ chức (Henri, 2006; Kim,
Lee, & Roh, 2006). Cùng với sự tập trung vào cách thức đo lường TQHĐ, học
thuyết NPM cịn khuyến khích thay đổi văn hóa trong tổ chức nhằm hướng tới
TQHĐ cao hơn (Lægreid, Roness, & Verhoest, 2011), cụ thể là cần thay thế
kiểu văn hóa xem trọng các qui tắc, thủ tục bằng văn hóa định hướng kết quả,
khi đó nhân viên có cam kết mạnh mẽ và nhận trách nhiệm về kết quả công
việc (Verbeeten & Speklé, 2015). Khi tổ chức tập trung vào kết quả và hiệu quả
thì sẽ cần sử dụng các thông tin từ hệ thống đo lường thành quả để xác định
mục tiêu, giám sát hoạt động, thực thi chính sách và thiết lập các khuyến khích
gắn liền với TQHĐ (Lỉgreid và cộng sự, 2011). Tuy nhiên, vẫn còn hiếm
nghiên cứu xem xét chức năng của văn hóa định hướng kết quả theo quan
điểm NPM đối với vấn đề sử dụng dữ liệu TQHĐ trong những tổ chức cơng.
Triết lý NPM khuyến khích thực hành đo lường kết quả đạt được và kiến
tạo môi trường công việc định hướng kết quả với kỳ vọng TQHĐ khu vực công
sẽ được cải thiện (Hood, 1991; Pollitt & Bouckaert, 2017). Vậy nhưng, những
nghiên cứu đồng thời xem xét tác động của nhân tố về đặc điểm hệ thống đo
lường và văn hóa định hướng kết quả đến việc sử dụng thơng tin TQHĐ trong
cùng mơ hình lý thuyết vẫn cịn hiếm. Bên cạnh đó, khi đề cập đến những tác
nhân của việc sử dụng thông tin TQHĐ cần lưu ý đến vai trị của người sử
dụng thơng tin (Kroll, 2015a), bởi vì quyết định sử dụng thơng tin khơng chỉ
chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm kỹ thuật của hệ thống đo lường mà còn chịu ảnh
hưởng bởi bản thân người sử dụng (Van de Walle & Van Dooren, 2010). Hai
3
trong số những khía cạnh quan trọng liên quan đến người sử dụng đó là quan
điểm của họ về vai trị của thơng tin (Ammons & Rivenbark, 2008; Ho, 2006;
Taylor, 2011) và động lực sử dụng thông tin xuất phát từ nội tại (Kroll & Vogel,
2014; Moynihan & Pandey, 2010). Những lập luận này là củng cố thêm sự cần
thiết cho việc phát triển mơ hình lý thuyết kiểm tra đồng thời ảnh hưởng của
nhân tố văn hóa định hướng kết quả, sự phù hợp của hệ thống đo lường
TQHĐ, thái độ đối với thông tin TQHĐ và động lực phụng sự công đến việc sử
dụng thông tin TQHĐ trong đơn vị cơng để lắp đầy khoảng trống lý thuyết.
Ngồi ra, ảnh hưởng của việc sử dụng dữ liệu TQHĐ đến TQHĐ cịn chưa
thống nhất, có nghiên cứu cho rằng ảnh hưởng này là cùng chiều (Poister,
Pasha, & Edwards, 2013; Pollanen, Abdel-Maksoud, Elbanna và cộng sự,
2017; Sun & Van Ryzin, 2014), trong khi nghiên cứu khác kết luận là không
ảnh hưởng (Hvidman & Andersen, 2014; Tran & Nguyen, 2020) hoặc gây ra
ảnh hưởng không mong muốn (Adcroft & Willis, 2005). Quản trị theo TQHĐ
là một trong các nguyên tắc được đề xuất bởi khung NPM nhằm giúp TQHĐ
của khu vực công tốt hơn, tuy nhiên theo tổng kết của Osborne (2006) thì các
luận điểm của NPM chỉ phù hợp với một số khu vực nhất định như Anh, Mỹ
hoặc Scandinavia và lợi ích của nó cũng chưa rõ ràng. Vì thế, tiếp tục tìm hiểu
tác động của việc sử dụng thông tin TQHĐ đối với TQHĐ của khu vực công ở
một quốc gia như Việt Nam được xem là một cách kiểm chứng lại những tranh
luận đã nêu.
Tiếp theo, ảnh hưởng của văn hóa định hướng kết quả đến TQHĐ có tồn
tại cơ chế trung gian (Baird, 2017; Garnett, Marlowe, & Pandey, 2008; Moon,
2000; Thi Tran, Nguyen, & Nguyen, 2020). Các đặc điểm của văn hóa định
hướng kết quả sẽ làm phát sinh nhu cầu tích hợp các dữ liệu về kết quả vào qui
trình của tổ chức (Cavalluzzo & Ittner, 2004), việc này ảnh hưởng đến TQHĐ,
do đó có cơ sở để dự đốn vị trí trung gian của mức độ sử dụng thông tin
TQHĐ trong mối quan hệ giữa văn hóa định hướng kết quả và TQHĐthế
nhưng vấn đề này chưa được kiểm chứng trước đây. Giống như văn hóa định
hướng kết quả, động lực phụng sự cơng vừa tiềm ẩn sự ảnh hưởng đến mức độ
4
sử dụng thơng tin TQHĐ và cả TQHĐ (ví dụ Brewer & Selden, 2000; Cerasoli
& Ford, 2014; Jung & Lee, 2013), như vậy cũng cần kiểm tra xem việc sử dụng
thơng tin TQHĐ có phải là trung gian trong mối quan hệ giữa động lực phụng
sự công và TQHĐ hay khơng.
Mặc dù kế tốn quản trị cơng ngày càng nhận được sự quan tâm ở các
quốc gia đang phát triển (van Helden & Uddin, 2016), tuy nhiên những nghiên
cứu về thực hành đo lường và sử dụng thông tin về TQHĐ ở những quốc gia
này vẫn còn khiêm tốn so với các quốc gia đã phát triển. Giống như những nền
kinh tế mới nổi khác, khu vực công chi phối lớn đến sự phát triển kinh tế của
Việt Nam, trong giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế
thị trường, khu vực công của Việt Nam còn nhiều thách thức như: quan liêu và
tham nhũng, sự hạn chế về thể chế (Phan, 2012). Xét riêng trường hợp các đơn
vị sự nghiệp cơng lập (ĐVSNCL) thì hiệu quả hoạt động vẫn cịn thấp, có
ngun nhân đến từ hệ thống quản trị nội bộ yếu kém (Nghị quyết
19/2017/NQ-TW). Hiện nay, các ĐVSNCL đang hướng tới sự tinh gọn về cơ
cấu, cải tiến về mặt quản trị, tăng cường khả năng tự chủ và giữ vững vai trò
thiết yếu trong thị trường dịch vụ công (Nghị quyết 19/2017/NQ-TW), như vậy
các ĐVSNCL đang dần chuyển đổi theo định hướng Nhà nước quản lý sang
định hướng thị trường. Điều này tác động đến xu hướng thực hành kế toán
quản trị công gồm cả vấn đề quản trị TQHĐ (Jayasinghe & Uddin, 2019). Hiện
trạng này cho thấy trong điều kiện tăng cường cơ chế tự chủ của các ĐVSNCL
thì nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin TQHĐ và
TQHĐ của các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam” là cần thiết và hợp lý.
Bên cạnh việc rút ngắn khoảng trống nghiên cứu về phương diện lý thuyết thì
những hàm ý về chính sách sẽ là nguồn tham khảo hữu ích để nhà quản lý
ĐVSNCL, các cơ quan chức năng xem xét thực hiện, góp phần giúp khu vực
cơng của Việt Nam cải thiện TQHĐ.
2.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
5
Mục tiêu tổng quát của luận án là xác định và đo lường ảnh hưởng của
các nhân tố gồm: văn hóa định hướng kết quả, sự phù hợp của hệ thống đo
lường TQHĐ, thái độ đối với thông tin TQHĐ, động lực phụng sự công đến việc
sử dụng thông tin TQHĐ và TQHĐ trong các ĐVSNCL ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, xác định và đo lường ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa định
hướng kết quả, sự phù hợp của hệ thống đo lường TQHĐ, thái độ đối với thông
tin TQHĐ, động lực phụng sự công đến việc sử dụng thông tin TQHĐ trong các
ĐVSNCL ở Việt Nam.
Thứ hai, xác định và đo lường ảnh hưởng của việc sử dụng thông tin
TQHĐ đến TQHĐ của các ĐVSNCL ở Việt Nam.
Thứ ba, xác định và đo lường ảnh hưởng gián tiếp của các nhân tố văn
hóa định hướng kết quả, sự phù hợp của hệ thống đo lường TQHĐ, thái độ đối
với thông tin TQHĐ, động lực phụng sự công đến TQHĐ của các ĐVSNCL ở
Việt Nam thông qua trung gian là việc sử dụng thông tin TQHĐ.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Các nhân tố văn hóa định hướng kết quả, sự phù hợp của hệ
thống đo lường TQHĐ, thái độ đối với thông tin TQHĐ, động lực phụng sự
cơng có ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin TQHĐ của các ĐVSNCL ở Việt
Nam hay không? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc sử dụng
thông tin thành quả trong các ĐVSNCL ở Việt Nam là như thế nào?
Câu hỏi 2: Việc sử dụng thơng tin TQHĐ có ảnh hưởng đến TQHĐ của
ĐVSNCL ở Việt Nam hay không? Mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng thông
tin TQHĐ đến TQHĐ của các ĐVSNCL ở Việt Nam là như thế nào?
Câu hỏi 3: Các nhân tố văn hóa định hướng kết quả, sự phù hợp của hệ
thống đo lường TQHĐ, thái độ đối với thơng tin TQHĐ, động lực phụng sự
cơng có ảnh hưởng gián tiếp đến TQHĐ của các ĐVSNCL ở Việt Nam thông
6
qua việc sử dụng thông tin TQHĐ hay không? Mức độ ảnh hưởng gián tiếp
của các nhân tố này là như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án gồm: văn hóa định hướng kết quả, sự
phù hợp của hệ thống đo lường TQHĐ, thái độ đối với thông tin TQHĐ, việc
sử dụng thông tin TQHĐ, và TQHĐ của các ĐVSNCL ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Dữ liệu được thu thập trong các ĐVSNCL tại Việt Nam.
Về thời gian: Luận án được thực hiện từ tháng 10/2018 đến tháng
12/2021, dữ liệu bước nghiên cứu định tính thu thập từ tháng 3/2020 đến tháng
5/2020, dữ liệu nghiên cứu sơ bộ định lượng được thu thập từ tháng 6/2020 đến
tháng 9/2020, dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu chính thức định lượng được thu
thập từ tháng 11/2020 đến tháng 6/2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hỗn hợp được sử dụng cho luận án, kết hợp định tính và
định lượng. Chi tiết, nghiên cứu hỗn hợp thiết kế theo mô hình khám phá tuần
tự (sequential exploratory model), theo đó, nghiên cứu định tính được thực hiện
đầu tiên, kết quả từ nghiên cứu định tính làm cơ sở cho bước nghiên cứu định
lượng, và trọng tâm đặt vào bước nghiên cứu định lượng (Creswell, 1999).
Trước tiên, tác giả lược khảo tài liệu để xác định khoảng trống nghiên cứu và
dự kiến mơ hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dữ liệu
TQHĐ và TQHĐ của. Như được nêu ở mục 3, nội dung của mỗi câu hỏi nghiên
cứu gồm hai phần: xác nhận và đo lường mối quan hệ giữa các khái niệm. Để
hồi đáp các câu hỏi nghiên cứu, từng giai đoạn được tiến hành như sau:
Thứ nhất, thực hiện nghiên cứu định tính để trả lời nội dung về việc xác
nhận mối quan hệ giữa các khái niệm. Cụ thể, tác giả soạn thảo dàn bài thảo
luận để thu thập ý kiến chuyên gia về mối quan hệ giữa các biến trong tình
7
huống ĐVSNCL tại Việt Nam. Đồng thời, chuyên gia cũng được đề nghị cho ý
kiến về thang đo của các khái niệm để chắc chắn rằng những thang đo này có
thể vận dụng cho ĐVSNCL ở Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu định lượng để đo lường các mức độ trong mơ hình.
Cụ thể, nghiên cứu định lượng tách thành hai bước. Bước 1: nghiên cứu sơ bộ
định lượng, dữ liệu thu thập với cỡ mẫu dự kiến n >100, phân tích dữ liệu để
kiểm tra độ giá trị và độ tin cậy của các thang đo, đây là bước nền tảng để hoàn
chỉnh thang đo phục vụ cho bước khảo sát chính thức. Bước 2: nghiên cứu
chính thức định lượng, khảo sát với cỡ mẫu dự kiến n > 200, sau đó dử liệu
được phân tích để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận án
Về phương diện lý thuyết
Thứ nhất, tác giả bổ sung thêm một nhân tố mới có ảnh hưởng đến việc
sử dụng thơng tin TQHĐ mà chưa được kiểm tra trong các tài liệu trước, đó là
“văn hóa định hướng kết quả” theo quan điểm của khung NPM. Trong khi các
nghiên cứu trước có đề cập nhân tố văn hóa tổ chức (ví dụ Johansson &
Siverbo, 2009; Lee, 2020; Moynihan & Pandey, 2010; Taylor, 2011) nhưng chưa
có tác giả nào xem xét nhân tố văn hóa định hướng kết quả. Vì thế, luận án sẽ
góp phần mở rộng thêm những khía cạnh có ảnh hưởng đến việc sử dụng
thông tin TQHĐ. Bên cạnh đó, luận án cũng là một trong những nghiên cứu có
kiểm định mơ hình về nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thơng tin TQHĐ
mà có sự kết hợp đa dạng các khía cạnh: văn hóa tổ chức, đặc điểm của hệ
thống đo lường TQHĐ và vai trò của người sử dụng thông tin.
Thứ hai, kết luận về tác động của việc sử dụng thơng tin TQHĐ đến
TQHĐ cịn chưa thống nhất như phản ánh của các nghiên cứu trước (ví dụ
Adcroft & Willis, 2005; Hvidman & Andersen, 2014; Pollanen và cộng sự,
2017). Thêm một lần nữa, tác giả kiểm tra lại tác động này, góp phần giải thích
ngun nhân của sự thiếu đồng thuận trong kết quả được tìm thấy.
8
Thứ ba, luận án kiểm tra ảnh hưởng gián tiếp của các nhân tố đến TQHĐ
với trung gian việc sử dụng thông tin TQHĐ. Đặc biệt là đã xác nhận ảnh
hưởng gián tiếp của văn hóa định hướng kết quả đến TQHĐ qua việc sử dụng
thông tin TQHĐ, vấn đề này được gợi mở trước từ lập luận của của Garnett và
cộng sự (2008) rằng các thông tin hồi đáp về việc thực hiện nhiệm vụ và những
kết quả đạt được là trung gian trong mối quan hệ giữa văn hóa của tổ chức và
TQHĐ ở cấp độ tổ chức tổ chức, tuy nhiên trước đây chưa có nghiên cứu nào
đề cập vấn đề này. Vì thế, kết quả từ luận án sẽ tăng cường hiểu biết về lợi ích
của việc sử dụng thông tin TQHĐ trong tổ chức.
Thứ tư, dòng nghiên cứu về chủ đề đo lường và sử dụng các thơng tin
TQHĐ ở nước ngồi chủ yếu sử dụng dữ liệu khảo sát ở cơ quan hành chính
(ví dụ Andrews, Boyne, Law và cộng sự, 2009; Berman & Wang, 2000;
Dimitrijevska‐Markoski & French, 2019; Johansson & Siverbo, 2009; Kroll &
Vogel, 2014; Melkers & Willoughby, 2005; Rivenbark và cộng sự, 2019; Taylor,
2009), ít có nghiên cứu thực hiện trong các tổ chức cung cấp dịch vụ sự nghiệp
công. Với sự hạn chế về số lượng nghiên cứu của chủ đề đo lường và sử dụng
thông tin TQHĐ trong khu vực công ở Việt Nam, luận án sẽ bổ sung thêm tài
liệu về chủ đề này khi khảo sát các ĐVSNCL, góp phần rút ngắn khoảng trống
về bối cảnh nghiên cứu.
Về phương diện thực tiễn:
Thứ nhất, xác định và kiểm tra tác động của các nhân tố đến việc sử dụng
thông tin TQHĐ trong ĐVSNCL ở Việt Nam giúp các nhà thiết lập chính sách,
tổ chức quản lý Nhà nước, ĐVSNCL định hướng khuyến khích nhà quản lý
tăng cường tích hợp thơng tin TQHĐ vào qui trình làm việc để cải thiện hiệu
quả quản lý cũng như nâng cao TQHĐ của ĐVSNCL.
Thứ hai, văn hóa định hướng kết quả trong khu vực cơng có vai trị thúc
đẩy TQHĐ, bởi vì tạo ra “văn hóa định hướng kết quả” trong tổ chức là bước
đầu tiên, cơ bản để TQHĐ tổ chức được nâng cao (Mayne, 2005; Perrin, 2002).
Vì thế, khi bổ sung nhân tố “văn hóa định hướng kết quả” vào mơ hình nghiên
9
cứu được xem như dấu hiệu đánh giá văn hóa định hướng kết quả trong khu
vực công ở Việt Nam, kiểm tra vai trị của nó đối với các ĐVSNCL như thế
nào.
Thứ ba, kết quả về ảnh hưởng của việc sử dụng dữ liệu TQHĐ đến TQHĐ
là cơ sở để các nhà quản lý công điều chỉnh cách sử dụng thông tin phản hồi về
kết quả và hiệu quả hoạt động theo hướng có lợi cho tổ chức.
7. Kết cấu luận án
Kết cấu của luận án gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan những nghiên cứu trước.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chương 5: Kết luận và hàm ý.