ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
BỘ MÔN TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC
------------------------------
BÁO CÁO CUỐI KỲ
MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Chủ đề: Đạo Đức và Giáo Dục Đạo Đức Hiện Nay
Nhóm số: 01
Thành viên nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Hồng Văn Lực - 20041309 (Nhóm trưởng)
Đinh Phương Thảo - 20041321
Nguyễn Đỗ Minh Ngọc - 20040074
Tạ Trần Đạt - 20040018
Ngô Khánh Linh - 20040661
Kiều Vân Anh - 2004004
Phạm Thị Thu Trang - 20041330
Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2022
MỤC LỤC
A. PHẦN LÝ THUYẾT
4
I. Đạo đức
4
1. Khái niệm đạo đức
4
2. Đặc điểm của đạo đức
4
3. Chức năng của đạo đức
5
4. Hành vi đạo đức
5
II. Giáo dục đạo đức hiện nay
6
1. Hình thành hành vi và thói quen đạo đức cho học sinh
6
2. Giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay
6
III. Những thuận lợi và khó khăn cho việc giáo dục đạo đức hiện nay
7
1. Thuận lợi
7
2. Khó khăn
8
B. PHẦN TÌNH HUỐNG
8
1. Tình huống 1
8
2. Tình huống 2
10
3. Tình huống 3
14
4. Tình huống 4
18
5. Tình huống 5
20
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
24
D. BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM
25
1
Lời mở đầu
“There never was a truly great man that was not at the same time truly virtuous.”
(Tạm dịch: Không bao giờ có một người thực sự vĩ đại mà lại không phải là một người
thực sự đạo đức.)
-Benjamin FranklinTừ cổ chí kim, đạo đức ln là thước đo quan trọng và bất biến để đánh giá một con
người. Theo dịng phát triển khơng ngừng của xã hội, càng ngày con người càng có
thêm nhiều yếu tố để đo giá trị của một cá nhân, như: cơng việc, tài chính, gia đình,
thành tựu… Tuy nhiên, điều đó cũng khó có thể lay chuyển được tầm quan trọng của
yếu tố đạo đức.
Trải qua cả một quá trình dài thiết lập tổ chức, ổn định, duy trì trật tự và phát triển với
hằng hà sa số những biến thiên, lịch sử nhân loại đã khẳng định vai trò của đạo đức đối
với xã hội và từng cá nhân. Đạo đức được coi là một trong những phương thức cơ bản
để điều chỉnh hành vi của con người một cách tự nguyện, tự giác. Song song với đó,
đạo đức cũng là một kim chỉ nam hướng con người đến chân-thiện-mỹ. Ngồi ra, nó
cịn thể hiện bản sắc của một dân tộc trong quan hệ quốc tế và là cơ sở để mở rộng
giao lưu các giá trị văn hóa giữa quốc gia này với quốc gia khác.
Từ đó, vấn đề giáo dục đạo đức cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là với
đối tượng học sinh – đối tượng được coi là tương lai của đất nước. Giáo dục đạo đức
giúp học sinh nâng cao trình độ nhận thức về các giá trị hay chuẩn mực đạo đức để từ
đó có thể tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với xã hội. Nó cịn góp phần
tiếp nối dòng chảy của những giá trị cao đẹp mà bao bậc tiền nhân đã tạo dựng và
truyền lại cho lớp lớp các thế hệ sau. Đồng thời, giáo dục đạo đức góp phần tích cực
trong việc hình thành những giá trị đạo đức, lối sống mới; khắc phục những quan điểm
lệch chuẩn, sai trái hay những thói hư tật xấu ở học sinh.
Hiểu được điều tầm quan trọng của đạo đức và giáo dục đạo đức, nhóm 1 chúng em đã
tiến hành thực hiện bài thuyết trình cuối kì môn Tâm lý học với chủ đề “Đạo đức và
giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay”. Bản báo cáo của nhóm chúng em bao gồm
2 nội dung chính:
2
I.
II.
Tóm tắt lý thuyết về Đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay
Phân tích 5 tình huống về Đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay
Chúng em cam kết nội dung được trình bày trong báo cáo đều là kết quả làm việc
nghiêm túc, trung thực của các thành viên trong nhóm và khơng có sự sao chép từ
những nguồn khác. Các tài liệu tham khảo sẽ được trích dẫn đầy đủ ở phần cuối của
báo cáo.
3
A. Phần lý thuyết
I. ĐẠO ĐỨC
1. Khái niệm đạo đức
Vấn đề đạo đức đã được bàn đến từ rất sớm, ngay từ khi con người bắt đầu
nhận thấy sự khác biệt giữa con người và con vật, giữa xã hội loài người và bầy đàn
động vật. Do vậy, đạo đức trở thành một phạm trù quan trọng bậc nhất trong đời sống
xã hội. Hệ quả là có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm này.
Trong xã hội bao giờ một cá nhân cũng có quan hệ với những cá nhân khác,
với xã hội, vì con người là một thực thể xã hội, con người bao giờ cũng sống trong
một cộng đồng nhất định và mọi hoạt động sống của con người ln ln có quan hệ
hai chiều với người khác và xã hội. Trong các mối quan hệ đó, để có thể cùng tồn tại
các cá nhân phải đặt ra các quy định để điều chỉnh lẫn nhau và điều chỉnh bản thân
nhờ có tính tự giác và tính xã hội. Chính những yêu cầu này, trong mối quan hệ của cá
nhân với người khác và với xã hội được gọi là những chuẩn mực đạo đức. Chuẩn mực
đạo đức là những yêu cầu do con người đặt ra cho chính mình trong quan hệ với
người khác và với xã hội. Với tiếp cận đó, Đạo đức có thể được hiểu là:
Hệ thống những chuẩn mực đạo đức do con người tự giác đặt ra và tự giác
chấp hành trong quá trình quan hệ với cá nhân khác và với xã hội.
2. Đặc điểm của đạo đức
Tính lịch sử: Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các chuẩn mực đạo
đức ngày càng trở lên đầy đủ hơn, có sức mạnh điều chỉnh hơn. Mỗi thời kỳ xã hội, có
thể có các chuẩn mực này hay chuẩn mực khác được đề cao.Những chuẩn mực đạo
đức được thay đổi tuỳ theo những hình thái kinh tế xã hội và chế độ chính trị xã hội
khác nhau. Cách hiểu này nhấn mạnh đến tính lịch sử rõ nét của đạo đức. Tuy nhiên,
có những hình thái kinh tế xã hội và chế độ chính trị xã hội khác nhau nhưng lại có
những chuẩn mực đạo đức giống nhau. Đó là các chuẩn mực đạo đức mang tính vĩnh
cửu như lịng nhân ái, vị tha, chung thuỷ, tính nhân bản, tính đồng loại...
Tính tự giác: Một đặc điểm rất quan trọng giúp nhận biết được dấu hiệu của
đạo đức với các yếu tố điều chỉnh hành vi khác (luật pháp, bản năng, sự đe dọa..) là ở
tính tự nguyện và tính ý thức của nó. Khách với pháp quyền, pháp quyền điều chỉnh
các quan hệ xã hội bằng sức mạnh cưỡng bức của nhà nước - chế tài. Việc vi phạm
các quy phạm pháp luật sẽ dẫn tới sự trừng phạt từ bên ngoài, từ cơ quan chấp pháp.
Trong khi đó, đạo đức điều chỉnh hành vi của cá nhân bằng sự tự ý thức, tự điều
chỉnh và sự phán xét bởi chính “lương tâm” của cá nhân. Đạo đức điều chỉnh các
quan hệ xã hội, bằng sức mạnh của dư luận xã hội, của tập quán và của giáo dục,
phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp quyền.
Tính tự chủ: Sự tự ý thức về các chuẩn mực đạo đức, về lương tâm, danh dự và
lòng tự trọng là đặc điểm nổi bật của ý thức đạo đức. Tính tự chủ phản ánh khả năng
của mỗi người trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà khơng có sự giám sát
thường xun của xã hội, đó là sức mạnh hữu hiệu đặc biệt của đạo đức: “lương tâm
là người lãnh đạo cuộc sống đáng tin cậy”. Các chuẩn mực đạo đức có sức thúc đẩy
4
không giống nhau ở các cá nhân khác nhau. Với cá nhân này chuẩn mực đạo đức là
bất biến không thể vi phạm, với cá nhân khác lại có thể linh hoạt ở mức độ nhất định.
Tính thể hiện thái độ: Dưới góc độ của tâm lý học, đạo đức là hệ thống những
chuẩn mực biểu hiện thái độ, đánh giá những quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi
ích của người khác và của xã hội. Khi cá nhân tuân thủ các chuẩn mực đạo đức này
hoặc phủ nhận các chuẩn mực đạo đức khác đồng nghĩa với việc thể
hiện thái độ của mình với các chuẩn mực đó.
Tính định hướng và điều khiển, điều chỉnh: Có thể nói, những chuẩn mực đạo
đức đều chi phối và quy định những hành vi, lối sống của cá nhân, qua đó biểu hiện
cái thiện, cái ác của cá nhân. Đạo đức của con người, cuối cùng được thể hiện ở hành
vi, đó là sự chuyển hóa từ nhận thức đạo đức thành hành vi đạo đức.
3. Chức năng của đạo đức
Đạo đức có ba chức năng:
- Chức năng nhận thức: đạo đức là công cụ giúp con người nhận thức xã
hội về mặt đạo đức, các quan điểm đạo đức, nguyên tắc chuẩn mực đạo
đức. Do vậy, nhận thức đạo đức có vai trị soi sáng con đường thực hiện
các hành vi đạo đức của cá nhân.
- Chức năng giáo dục: trên cơ sở nhận thức đạo đức, các chuẩn mực đạo
đức được con người lĩnh hội, hình thành những phẩm chất nhân cách,
hình thành hệ thống định hướng giá trị điều chỉnh hành vi đạo đức.
- Chức năng điều chỉnh hành vi: thực hiện được chức năng này thì trước
hết bản thân con người phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên cơ
sở những chuẩn mực xã hội. Tập thể tạo ra những dư luận để khen ngợi,
khuyến khích hay phê phán những biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức
trên cơ sở những chuẩn mực, giá trị đạo đức.
4. Hành vi đạo đức
Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có
ý nghĩa về mặt đạo đức.
Không phải mọi hành vi đều là các hành vi đạo đức, chỉ những hành vi nào
được thúc đẩy bởi một động có có nội dung đạo đức mới là các hành vi đạo đức. Để
nhận biết một hành vi đạo đức, có thể căn cứ vào các tiêu chuẩn sau:
Tính tự giác của hành vi là chủ thể hành vi phải có hiểu biết, có thái độ, có ý
thức đạo đức. Chủ thể tự giác hành động dưới sự thúc đẩy của những động cơ của
chính chủ thể mà khơng phải bị tác động mang tính bắt buộc từ người khác.
Tính có ích của hành vi: Đây là một đặc điểm nổi bật của hành vi đạo đức, nó
phụ thuộc vào thế giới quan và nhân sinh quan của chủ thể hành vi. Hành vi vô bổ
không đem lại lợi ích cho người khác hoặc cho xã hội thì không thể coi là hành vi đạo
đức. Trong xã hội hiện đại, một hành vi được coi là có đạo đức hay khơng tùy thuộc ở
chỗ nó có thúc đẩy cho xã hội đi lên theo hướng có lợi cho cơng việc đổi mới hay
khơng.
Tính khơng vụ lợi của hành vi đạo đức: Hành vi đạo đức phải là hành vi có
mục đích vì tập thể vì lợi ích chung, vì cộng đồng xã hội. Cá nhân thực hiện hành vi
đạo đức khơng được lấy lợi ích của mình làm trung tâm hay thực hiện hành vi có bản
5
chất là mong muốn lợi ích cho bản thân.
II. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HIỆN NAY
1. Hình thành hành vi và thói quen đạo đức cho học sinh
Một số cơ chế hình thành hành vi và thói quen đạo đức.
a. Cơ chế bắt chước
Bắt chước là sự tái tạo, mô phỏng lại hành vi của người khác. Thông qua sự
bắt chước có thể giải thích hành vi của con người, đặc biệt là những hành vi giống
nhau giữa các cá nhân trong q trình tác động qua lại. Bắt chước có nhiều loại, bắt
chước vơ thức và bắt chước có ý thức; bắt chước logic (trí tuệ, ý thức) và bắt chước
phi logic (cảm tính, phi lý); bắt chước nhất thời và bắt chước lâu dài; bắt chước hình
thức và bắt chước bản chất; bắt chước giữa các thế hệ và bắt chước trong cùng thế hệ.
Do vậy, trong quá trình sống, học sinh có xu hướng bắt chước các hành vi, các
thói quen đạo đức hoặc ngược lại, các thói quen phi đạo đức. Do đó, trong giáo dục
đạo đức nguyên tắc nêu gương là một nguyên tắc có cơ sở chính là quy luật bắt
chước này.
b. Cơ chế củng cố
Củng cố có thể là sự ngợi khen, sự cổ vũ, sự khuyến khích hay phần thưởng.
Sự bày tỏ thái độ ủng hộ của những người xung quanh là tác nhân củng cố rất hữu
ích.
Do vậy, để khuyến khích và rèn luyện các thói quen đạo đức cần phát hiện kịp
thời các hành vi đạo đức đáng nêu gương, khen thưởng để duy trì các hành vi đó
khơng chỉ ở cá nhân thực hiện hành vi mà cả ở các cá nhân khác.
c. Học tập xã hội
Học tập xã hội thực chất là học một hành vi thông qua quan sát hành vi của
người khác và hình thành trong đầu óc một khn mẫu hành vi đóng vai trị điều
chỉnh hành vi của bản thân trong các tình huống tương tự. Học tập xã hội là cơ chế
giúp giải thích, tại sao một đứa trẻ chưa từng có hành vi trước đó lại có thể thực hiện
một hành vi có vẻ như là xa lạ với bản thân nó.
2. Giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay
Mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục đạo đức là hình thành những thói
quen đạo đức. Giáo dục đạo đức (đức dục) là một trong năm mặt cơ bản của giáo
dục con người tồn diện, có mục tiêu cơ bản là hình thành ý thức đạo đức cho các
đối tượng được giáo dục. Ý thức đạo đức ở đây được nhìn nhận trong sự thống nhất
giữa ba mặt cơ bản trên.
Giáo dục đạo đức về bản chất là quá trình biến các hệ thống chuẩn mực đạo
đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên
trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục.
Giáo dục đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục chính trị, tư tưởng,
giáo dục pháp luật.
Một số giá trị cần hình thành cho học sinh
6
● Các giá trị chung của lồi người: tính người, tình người, Chân, Thiện, Mỹ. Các
giá trị chung này có thể coi là cội nguồn của cội nguồn, được hình thành
và phát triển trong suốt thời kỳ phát triển và tiến hóa của lồi và xã hội. Ở cấp
độ phát triển càng cao của loài và đặc biệt của xã hội thì tính người, tình người
hay cịn gọi là tính nhân bản càng phải phát triển cao hơn. Các giá trị chung
này không phân biệt chủng tộc, giai cấp hay dân tộc. Khi các giá trị này bị xâm
phạm hoặc khơng được đề cao sẽ dẫn tới sự suy thối của loài người.
● Các giá trị dân tộc: tinh thần dân tộc, yêu nước, trách nhiệm cộng đồng. Xã hội
tồn tại được là bởi sự gắn kết của cộng đồng. Tinh thần trách nhiệm xã hội vừa
là sản phẩm, vừa là tiền đề của sự phát triển xã hội. Trách nhiệm xã hội hay
trách nhiệm cộng đồng là một trong những giá trị nổi bật của dân tộc ta.
● Các giá trị gia đình: hịa thuận, hiếu thảo, coi trọng giáo dục gia đình. Gia đình
vốn được coi là thành trì của đạo đức, ở đó nếu các giá trị bị phá hủy thì khơng
thể chờ đợi được sự phát huy tác dụng của các giá trị xã hội. Do đó, gia đình
được coi là cái nơi của nhân cách.
UNESCO nhấn mạnh 4 nhóm giá trị:
● Nhóm các giá trị cốt lõi: hịa bình, tự do, việc làm, sức khỏe, an ninh, tự trọng,
cơng lý, tình nghĩa, sống có mục đích, niềm tin, tự lập, nghề nghiệp, học vấn.
● Nhóm các giá trị cơ bản: sáng tạo, tình yêu, chân lý.
● Nhóm các giá trị có ý nghĩa: cuộc sống giàu sang, cái đẹp.
● Nhóm giá trị khơng đặc trưng: địa vị xã hội.
Việc giáo dục giá trị cho học sinh có thể được tiến hành trong các nội dung
dạy học hoặc trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Việc tổ chức cho họa sinh
hoạt động để trải nghiệm các giá trị có vai trị quyết định trong việc giáo dục giá trị
cho học sinh.
III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC HIỆN NAY
1. Thuận lợi:
- Chúng ta có đầy đủ những điều kiện sống và phát triển toàn diện về mặt
đạo đức.
- Trong thời kỳ công nghệ 4.0, việc tuyên truyền đạo đức đến giới trẻ trở
nên dễ dàng hơn với sự đa dạng và phổ biến của các phương tiện truyền
thông.
- Giáo dục đạo đức cho học sinh đang nhận đc sự quan tâm từ BGDDT.
Cụ thể, Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thí điểm tại
nhiều trường về chương trình giáo dục đạo đức sống lồng ghép trong
chương trình học chính khố của một số mơn học trong các nhà trường
phổ thông, áp dụng từ bậc tiểu học đến phổ thơng trung học. Song song
đó là các chương trình ngoại khố cũng nhằm giáo dục đạo đức cho học
sinh. Cách làm này bước đầu đạt được những hiệu quả đáng khích lệ,
7
phần nào nâng cao nhận thức và hành động của học sinh.
Giới trẻ ngày nay đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, kinh tế tri
thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Giới trẻ
đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ môi trường
kinh tế, xã hội. Trong đó, các tổ chức, đồn thể, chính trị xã hội đã có
nhiều sự quan tâm định hướng tạo mơi trường thuận lợi để giới trẻ phấn
đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, đồn
thể, nhất là Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã và đang tổ chức
nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, rèn luyện thế hệ trẻ theo
các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách
làm hay và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện
lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của thanh, thiếu niên.
2. Khó khăn:
- Có quá nhiều hình mẫu khiến học sinh, trẻ em khơng biết phải noi theo
hình mẫu nào, dẫn đến việc lựa chọn sai ảnh hưởng đến đạo đức. Đặc
biệt khi những hình mẫu sai lệch xuất hiện ngày càng nhiều khiến học
sinh có tâm lý tị mị, muốn làm theo.
- Việc tiếp cận quá nhiều với thiết bị hiện đại, mạng xã hội Internet khiến
học sinh có khả năng tiếp cận nhiều những thơng tin, hành vi sai lệch.
- Mặc dù phịng tham vấn tâm lý đã được triển khai đại trà đến các trường
nhưng hiệu quả thực sự chỉ là số ít. Việc bố trí cán bộ, giáo viên làm
nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống ở một số trường chưa bảo
đảm, cịn phân tán; chưa có hợp đồng chuyên trách cho giáo viên làm tư
vấn tâm lý tại trường. Các công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình
và xã hội chưa được cụ thể hóa về nội dung và cơ chế thực hiện ở một số
địa phương. Nguyên nhân của tồn tại trên là do một số nội dung, chương
trình giáo dục cịn nặng về kiến thức hàn lâm; kiến thức lồng ghép trong
chương trình các mơn học cịn ơm đồm, thiếu tính hệ thống; phương
pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá chưa lôi cuốn, các hoạt động của phong
trào Đoàn, Hội, Đội chưa đủ hấp dẫn…
-
B. Phần tình huống
Tình huống số 1
Tóm tắt tình huống:
A là một cậu bé học sinh lớp 7. Em ấy vốn là một học sinh vô cùng nhút nhát và khơng
có q nhiều bạn bè ở trường, thậm chí em còn bị một số bạn bắt nạt, ăn hiếp. A
thường bị cơ lập, hơn thế nữa là cịn bị một số học sinh có những tác động vật lý lên
mình như đánh chay đấm đá. Nguyên nhân của việc hành xử này là xuất phát từ học
sinh B - một học sinh cá biệt của lớp. B đã dụ dỗ đám bạn của mình cùng bắt nạt A.
Câu hỏi:
- Nguyên nhân nào dẫn tới việc bạo hành này?
- Từ đó, hệ quả của sự bạo lực học đường là gì?
8
Phân tích tình huống:
Ngun nhân:
+ Trước hết, B là một học sinh có cá tính khá mạnh, bốc đồng, ln muốn đi
trêu trọc, bắt nạt những học sinh khác đặc biệt là những bạn có tính cách hướng
nội, hiền lành hay rụt rè. Lý do chính của việc làm này của B là mong muốn thể
hiện cá nhân.
+ Tiếp đến, A là một học sinh khá ngoan, nhút nhát, ít giao tiếp với các bạn
trong lớp, đó là một tuýp người khá dễ bị bắt nạt, đặc biệt là ở trường học.
+ Hội bạn của B là những học sinh a dua theo B và bắt nạt A. Ở độ tuổi này, các
em ấy chưa nhận thức được sự sai trái của sự việc nên khi thấy bạn mình làm
như vậy liền có xu hướng ủng hộ và làm theo.
Hệ quả:
+ Đối với học sinh A:
● Gây ra tâm lý sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức và bị ám ảnh.
● Có những biểu hiện rối nhiễu hành vi, mất tự tin, lo sợ khi đến
trường dẫn đến lầm lì, ít nói, ln ở trong trạng thái lo lắng, ngại
tiếp xúc với mọi người dẫn đến sức học giảm sút, ngại đến
trường, kết quả học tập giảm sút, thậm chí phát sinh các vấn đề về
thần kinh, có thể cịn tìm đến cái chết để giải thốt chính mình.
● Sức khỏe tinh thần khơng được duy trì trong trạng thái tốt nhất lâu
dần cũng kéo theo việc cơ thể bị ảnh hưởng. Khi bị căng thẳng
quá lâu cơ thể có khả năng cao sẽ mắc các bệnh về tim mạch hay
suy giảm trí nhớ.
+ Đối với B và các bạn của B:
● Phải đối mặt với việc chịu kỷ luật của nhà trường có thể là đình
chỉ học tập tạm thời hoặc bị đuổi học, ở mức độ nghiêm trọng hơn
là phải chịu sự truy tố của pháp luật.
● Không định hướng cho sự phát triển nhân cách của mình,làm ảnh
hưởng xấu tới học tập ,gây nguy hại cho xã hội.
● Từ đó, trở lên lẻ loi bị cơ lập mọi người xa lánh căm ghét. Đó có
lẽ khơng phải điều mà các học sinh ấy mong muốn.
+ Đối với xã hội:
● Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn
mực đạo đức quý giá.
● Tạo ra trào lưu “bạo hành” đối với lứa tuổi vị thành niên.
Biện pháp giáo dục đạo đức:
+ Đối với học sinh:
● Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, tìm hiểu, nâng cao ý thức về
hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.
● Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
● Cần biết kiềm chế cảm xúc của bản thân.
+ Đối với Nhà trường
9
● Chủ động nắm chắc tình hình để có biện pháp giải quyết ngay khi
học sinh có biểu hiện của những hành vi tiêu cực và bạo lực.
● Chú trọng trong việc giảng dạy một số môn học như kỹ năng
sống, giáo dục công dân, trang bị nhận thức đúng đắn cho học
sinh về hành động đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng
như ý thức đấu tranh đẩy lùi bạo lực học đường.
● Cần chủ động trong việc trao đổi thơng tin với gia đình học sinh
cũng như chính quyền địa phương để có thể nắm bắt tình hình
cũng như biểu hiện của học sinh.
+ Đối với gia đình:
● Cần thay đổi quan điểm giáo dục con cái.
● Cần chú trọng tới việc con em mình nghĩ gì, cư xử ra sao với bạn
bè.
● Cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành cùng con cái, tránh
tạo vỏ bọc cứng nhắc vì sẽ tạo tâm lý ỷ lại, dựa dẫm và hưởng
thụ.
Kết luận và bài học ứng dụng trong cuộc sống:
Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học
đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý
nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả
mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi
lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực. Mọi người cùng cố gắng vì một mơi
trường KHƠNG có bạo lực học đường.
Tình huống số 2: YOLO - sống một lần, sống thế nào?
10
Nhân vật Koo Young-gyu
Nhân vật Lưu Thị Phương Thảo
Tóm tắt tình huống:
YOLO - “You only live once” (tạm dịch: Bạn chỉ sống một lần) là một trào lưu đã
khơng cịn xa lạ với nhiều người. YOLO bắt đầu như một cách để khuyến khích mọi
người sống tích cực và hết mình. Tuy nhiên, theo thời gian, hiện nay lại đang có hai
cách sống đối lập đều bắt nguồn từ YOLO:
Thứ nhất: Sống buông thả, nuông chiều bản thân
Trường hợp của một bộ phận không nhỏ giới trẻ Hàn Quốc như nhân vật Koo
Young-gyu trong câu chuyện:
“Koo Young-gyu kiếm được 620.000 won (gần 12 triệu đồng) mỗi tháng nhưng nhờ
bốn chiếc thẻ tín dụng, anh có thể tiêu gấp 60 lần số đó. Mờ mắt vì hạn mức thẻ, Koo
dành 18 tháng tiêu xài, "thử những gì mình chưa từng thử". Anh đi chơi đảo Jeju và
sắm giày dép, máy quay phim.
"Tôi đã tự nhủ hãy sống thật thoải mái trong một năm", người đàn ơng ngồi 30 tuổi
nhớ lại. "Tơi khơng thoải mái khi tiêu như vậy nhưng rất khó để dừng lại".
Cuối tuổi 20, Koo nợ đến gần 87 triệu won (hơn 1,6 tỷ đồng) thẻ tín dụng và không
biết trả bằng cách nào. Suốt 11 tháng, anh liên tục bị chủ nợ đến tận nhà đòi tiền.
"Nghe tiếng gõ cửa, tơi biết đó là ai nên giả vờ khơng có nhà. Tơi tắt hết đèn, hồn
tồn khơng ra ngồi, sống như một con chuột chết vậy", Koo nói.
Nhưng Koo không phải người duy nhất như thế. Từ năm 2014 đến 2018, hơn 800
người Hàn định chấm dứt cuộc sống bằng cách nhảy cầu Mapo ở Seoul. Lý do chủ
yếu: nợ nần.” (Trích VnExpress - “Giới trẻ Hàn Quốc chìm trong nợ nần”)
Thứ hai: Sống hết mình và cống hiến
Nhân vật Lưu Thị Phương Thảo (Alex Lưu) - khách mời trong tập 3 podcast Im
nghe…, season 1: Chuyện làm phụ nữ:
11
Để nói đơi nét về Alex Lưu, cơ gái này hiện đang là giáo viên giảng dạy bộ môn
English and Language Arts - Ngữ Văn Anh tại trường Phổ thông Mỹ Liên cấp Ivy
Global School.
Một điểm nổi bật ở chị Phương Thảo là tinh thần YOLO một cách rất tích cực được
thể hiện qua tinh thần sống hết mình và ham học hỏi. Chị Thảo quan niệm rằng vì
mình chỉ có một hành trình để sống, để khám phá nên mình sẽ tranh thủ học được càng
nhiều điều có ích càng tốt.
Câu hỏi:
- Theo bạn, hiện tượng YOLO tiêu cực dẫn đến hệ quả gì?
- Ngược lại, YOLO tích cực đem lại những tác động gì?
Phân tích tình huống:
a, Trường hợp 1: Quan niệm YOLO tiêu cực: Nhân vật Koo Young-gyu
- Nguyên nhân:
+ Áp lực cuộc sống ngày một lớn của người trẻ khi sống tại các thành phố lớn.
Việc bất cân bằng trong việc kiếm tiền và mua sắm những thứ cần thiết cho
cuộc sống như nhà cửa, xe ơ tơ, cưới vợ là điều gì đó q xa xỉ đối với họ. Vì
vậy, khi đối diện với sự dư dả tài chính một cách tạm thời, họ rơi vào trạng thái
khơng cịn muốn tiết kiệm tiền nữa. Mà thay vào đó, họ cứ chơi hết mình bởi vì
cũng chỉ được sống một lần trong đời.
+ Thế hệ GenZ sống trong kỷ nguyên Internet bùng nổ, nhờ đó họ dễ dàng tiếp
xúc với những hình ảnh về cuộc sống hào nhống. Do đó, một bộ phận khơng
nhỏ người trẻ bất chấp nhiều thứ để được trải nghiệm những điều xa xỉ đó dù
chúng quá sức với họ đi chăng nữa.
- Hệ quả:
+ Đối với cá nhân:
● Trước hết, những con người sống YOLO theo lối lệch lạc sẽ chỉ biết quan tâm
đến mình mà khơng quan tâm đến người khác. Đặc biệt là những người thân
trong gia đình. Mà như đã trình bày ở phần Lý thuyết, gia đình được coi là nền
tảng giáo dục đạo đức quan trọng. Điều này có nghĩa là, nếu vì những lối sống
lệch lạc mà khơng quan tâm tới gia đình thì cũng đồng nghĩa với việc lãng quên
đi một cơ sở giáo dục đạo đức quan trọng. Điều này sẽ không thể mang lại lợi
ích cho q trình phát triển đạo đức của một cá nhân.
● Thêm vào đó, điều này vơ hình trung tạo ra lối sống bng thả, nng chiều bản
thân thái quá hay tham gia vào các cuộc vui vơ bổ của xã hội như đua xe, cờ
bạc,...Vì họ cho rằng chỉ sống có một lần nên hãy chơi cho hết mình. Đó là
những hành vi lệch chuẩn và ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức của người thực
hiện hành vi.
12
+ Đối với xã hội: Lối sống lệch chuẩn xuất phát từ sự hiểu sai về YOLO có thể
dẫn tới suy thoái đạo đức xã hội.
● Trước hết, nếu xã hội có nhiều cá nhân sống bng thả thì khả năng cao sẽ gia
tăng tỷ lệ tội phạm cũng như dẫn tới sự mất ổn định về an ninh -trật tự xã hội.
● Ngồi ra, đó cịn có thể là tấm gương xấu đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là các em
nhỏ - đối tượng dễ bắt chước các hành vi mà chúng nhìn thấy. Nếu các em nhỏ
thực sự bắt chước những hành vi xấu thì sẽ phải đối diện với những ảnh hưởng
tiêu cực trong quá trình phát triển đạo đức và gây khó khăn cho việc giáo dục
đạo đức từ phía gia đình, nhà trường.
b, Trường hợp 2: Quan niệm YOLO tích cực: Nhân vật Lưu Thị Phương Thảo
(Alex Lưu)
- Nguyên nhân:
+ Do cách tiếp cận đúng với YOLO cộng hưởng với lối suy nghĩ tích cực và nền
tảng giáo dục tốt nên chị Phương Thảo đã vận dụng ý nghĩa của YOLO một
cách đúng đắn trong cuộc sống của mình.
- Tác động:
+ Như đã đề cập phía trên, chị Lưu Thị Phương Thảo là một đại diện cho tinh
thần YOLO một cách rất tích cực, thể hiện qua tinh thần sống hết mình và ham
học hỏi. Chị Thảo quan niệm rằng vì mình chỉ có một hành trình để sống, để
khám phá nên mình sẽ tranh thủ học được càng nhiều điều có ích càng tốt. Nhờ
quan niệm và lối sống ấy, Alex Lưu liên tục gặt hái những thành công không
chỉ trong học tập như: tốt nghiệp chuyên ngành Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu
Hồ bình tại trường ĐH Châu Á Thái Bình Dương – Ritsumeikan Asia Pacific
University Nhật Bản; đồng thời, chị Thảo còn là cái tên quen thuộc của nhiều
dự án lớn: từng đảm nhiệm vị trí quản lý cho 2 dự án mang tên “Se Sẽ Chứ” và
“In Ca Dao We Trust” thuộc chuỗi dự án nổi tiếng “Ơ kìa Hà Nội”, từng góp
mặt trong dự án của We Grow Education – Vietnam Incubator for Gender
Advocates Workshop tập huấn cho các thủ lĩnh học sinh cấp ba để xây dựng các
tổ chức thúc đẩy bình đẳng giới trong trường học và dự án Teen up – Trại hè
giáo dục giới tính và phát triển tồn diện cho học sinh cấp 2.
+ Từ đó, ta có thể thấy rằng: với tinh thần YOLO đúng nghĩa và biết tận dụng
những điểm tích cực từ lối sống này, nhân vật Alex Lưu đã có một tuổi trẻ rực
rỡ và trở thành một tấm gương đạo đức tốt cho không chỉ học sinh của chị mà
còn nhiều bạn trẻ khác.
- Biện pháp giáo dục đạo đức:
+ Đối với cá nhân:
● Cần tự nhận thức, sự tự học để có cái nhìn đúng đắn nhất về lối sống YOLO, từ
đó có hành động khơng bị sai lệch.
13
+ Đối với xã hội:
● Cần lên án những hành vi, lối sống lệch lạc, chỉ nghĩ đến bản thân mà không
quan tâm đến người khác.
● Biểu dương những người có lối sống YOLO đẹp, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội.
Kết luận và bài học ứng dụng trong cuộc sống:
Từ đó, bài học được rút ra ở đây là: Một trào lưu hiện tượng dù điểm xuất phát của nó
là tốt thì vẫn có thể bị “biến chất”. Vì vậy, chúng ta cần là những người sáng suốt để
quyết định phải-trái, đúng-sai và tự đưa mình đi theo con đường đúng đắn. Chỉ khi tìm
được và đi được con đường đúng, chúng ta mới có thể làm nên một cuộc đời đáng
sống và kiến tạo những giá trị cho bản thân cũng như cho những người xung quanh.
Giáo dục đạo đức cho giới trẻ cần sự kết hợp của gia đình, nhà trường, xã hội và giáo
dục đạo đức cho giới trẻ cần gắn với giáo dục ý thức để họ có thể có cái nhìn đúng đắn
về vấn đề này.
Tình huống số 3: Hiện tượng Khá Bảnh: Báo động về "thần tượng" của giới trẻ
Tóm tắt tình huống:
14
Khá Bảnh được học sinh tiếp đón như thần tượng!
Khoảng năm 2019, trên mạng xã hội xuất hiện những video văng tục, chửi bới, diễn
cách hành xử kiểu giang hồ của Khá Bảnh - được biết đến với những tai tiếng: phát
ngơn sốc, coi thường pháp luật, nói tục chửi thề, hướng dẫn cách "quẩy" trong bar... và
vụ việc thanh niên này cùng nhóm bạn thản nhiên tạo dáng chụp ảnh trên đường cao
tốc Hà Nội - Hải Phòng khiến cơ quan chức năng phải vào cuộc xử lý; thu hút sự chú ý
của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ với hàng triệu lượt xem và bình luận. Điều đáng
nói là khơng chỉ dừng lại ở việc xem và bình luận các video, nhiều bạn trẻ cịn coi các
“giang hồ “ trên mạng như Khá Bảnh là thần tượng, tung hô ca ngợi các đối tượng này.
Rất nhiều người bày tỏ sự quan ngại khi thấy quá nhiều học sinh đang mê mệt một
nhân vật có quá khứ bất hảo như Khá Bảnh.
Câu hỏi:
- Vậy nguyên nhân do đâu mà một "dân chơi" tai tiếng từng khiến nhiều người
bức xúc vì sự coi thường pháp luật vẫn được học sinh tiếp đón như một thần
tượng?
- Vậy, hệ của của việc làm này là gì?
Phân tích tình huống:
- Ngun nhân:
+ Quy định pháp luật: Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, hiện
các hoạt động, diễn biến trên mạng xã hội rất phức tạp, chủ yếu những nội dung
phản cảm, khó kiểm sốt xuất hiện trên các mạng xã hội do nước ngoài cung
cấp dịch vụ xuyên biên giới. Người trẻ có cơ chế học theo và bắt chước, lây
nhiễm hành vi. Khi khơng có những chỉ dẫn, cảnh báo, họ bị lơi cuốn bởi sự tị
mị, tính hấp dẫn của thông tin và dễ bị lệ thuộc theo định hướng của thông tin
hoặc tập nhiễm về hành vi.
VD: Tiktok, Facebook,... mạng xã hội không kiểm duyệt nội dung, bố mẹ cũng
khó kiểm sốt con cái xem gì trên mạng.
+ Việc quản lý, chế tài xử phạt: những quy định như: người dưới 18 tuổi không
được vào vũ trường; quán karaoke không hoạt động sau 0 giờ; tại cổng các
trường học không bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi... nhưng trên thực tế, rất
ít người bị kiểm sốt và xử phạt bởi những quy định này. Khi những quy định
pháp luật, chuẩn mực xã hội không được thực hiện, nghĩa là các chế ước xã hội
điều chỉnh hành vi của con người bị suy giảm thì điều nguy hiểm là con người
không biết sợ, không cảm thấy phải điều chỉnh hành vi, dẫn tới việc vi phạm lại
phổ biến hơn.
15
+ Về phía bản thân học sinh: Thứ nhất, giới trẻ không nhận thức được thông tin
đúng - sai, không tiếp nhận được thơng tin chính thống và chuẩn mực để điều
chỉnh hành vi. Do đó, dễ có những suy nghĩ và hành động sai lệch. Thứ hai,
những thông tin trên mạng xã hội và Internet có thể dẫn tới hành vi tập nhiễm,
bắt chước. Như vậy có thể thấy, giới trẻ vừa là chủ thể nhưng đồng thời cũng là
“nạn nhân” của những công cụ này.
+ Thiếu sự quan tâm đúng mực từ bố mẹ: Trong một nghiên cứu so sánh gần
đây của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ về mối quan hệ giữa
cha mẹ, con cái và Internet cho thấy, khi con cái truy cập vào Internet, cha mẹ
cùng hoạt động, hướng dẫn cho trẻ kỹ năng khai thác thông tin, nhận biết thông
tin “đúng - sai” thì những tác động tiêu cực đối với giới trẻ khi sử dụng Internet
và mạng xã hội thấp hơn so với những trường hợp gia đình khơng hỗ trợ, hướng
dẫn cho con cái.
- Hệ quả đối với học sinh
+ Cổ động học sinh làm việc xấu: Tiến sĩ Vũ Thu Hương chuyên gia Tâm lý
giáo dục cho rằng, những đoạn clip khoe hình xăm trổ, địi nợ thuê, hù dọa
thanh trừng lẫn nhau, văng tục, chửi thề... của các giang hồ mạng có thể cổ
động trẻ con làm việc xấu nếu bản thân những đứa trẻ có sẵn tư tưởng làm việc
xấu trong đầu. Đứa trẻ đã muốn làm việc xấu nhưng mà chưa dám làm vì sợ cái
này cái kia. Khi nó xem những clip của các đối tượng trên thì nó nghĩ có thể
làm được và dám làm.
+ Khiến bạo lực học đường gia tăng: “Khơng chỉ có bạo lực, những hành vi vi
phạm pháp luật sẽ được cổ vũ và coi trọng như hành vi anh hùng. Từ đó sẽ
khiến tăng cường các vụ án nghiêm trọng về cả mức độ lẫn số lượng”- TS Vũ
Thu Hương
+ Định hướng giá trị sống lệch lạc của học sinh bây giờ: Trên cộng đồng mạng
xã hội, Khá "Bảnh" hiện ra như một đối tượng giang hồ có những hành vi lệch
lạc, lệch chuẩn, hơ hào, ứng xử theo kiểu xã hội đen. Những hành vi đó không
theo đúng chuẩn mực đạo đức của xã hội được thể hiện qua thế giới mạng ảo từ
quần áo, trạng phục và những hành động coi thường pháp luật như dựng xe ở
trên cao tốc, đốt xe máy… Nếu bản thân học sinh khơng có kiến thức vững,
chưa thể phân biệt đúng sai, các em có thể sa đà vào lối sống lệch lạc.
- Biện pháp hiện nay
+ Về phía gia đình và nhà trường, bố mẹ và thầy, cơ giáo: Phải thực sự gương
mẫu, chuẩn mực trong lối sống, quan tâm, lắng nghe những chia sẻ của các em,
16
phát hiện những lệch lạc, sai trái để kịp thời uốn nắn. Chế ước trong gia đình,
chế ước trong mơi trường xã hội, quy định pháp luật để điều chỉnh các hành vi
rất quan trọng. Chúng ta không thể buông lỏng, hay mâu thuẫn với những quy
định, chế ước đó. Nếu như thanh niên sống trong môi trường mà mọi người
xung quanh khơng gương mẫu, vơ tổ chức, ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Nếu trong
môi trường mà mọi người đều thực hiện nghiêm quy định, chuẩn mực, có chế
tài xử phạt những ai vi phạm thì hành vi của thanh niên cũng vì thế mà điều
chỉnh.
+ Về phía Nhà nước: Bộ TT&TT đang tích cực làm việc với các mạng xã hội
nước ngoài để giảm thiểu các nội dung phản cảm, tiêu cực, tục tĩu…trong
nghiên cứu sửa đổi Luật Thanh niên năm 2005, giải pháp đã được đề xuất:
“Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thông tin trên Internet, mạng xã
hội”. Ở các nước, trong luật thanh thiếu niên có quy định rõ ràng, những thơng
tin ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em, thanh thiếu
niên, đều được kiểm soát và có chế tài xử lý.
+ Thay vì ngăn cấm học sinh xem video, điều cần làm là giáo dục đạo đức và ý
thức công dân cho trẻ. Đồng thời tạo ra các sân chơi lành mạnh, các hoạt động
cộng đồng có ích để thu hút giới trẻ.
VD: Tạo ra các diễn đàn để trẻ được phép phát biểu, nói thẳng quan điểm của
mình về các vấn đề xã hội, kể cả những hiện tượng mạng này. Những trao đổi
thẳng thắn sẽ giúp trẻ điều chỉnh nhận thức và hành vi về mọi vấn đề xung
quanh. Khi tham gia các hoạt động lành mạnh rồi sẽ hạn chế việc bị ảnh hưởng
của những hoạt động, trào lưu khơng lành mạnh.
+ Ngồi ra, bản thân mỗi học sinh cũng phải tự trau dồi, nâng cao nhận thức,
trang bị kỹ năng cho mình để phịng vệ trước thơng tin xấu, độc; phân loại,
chọn lọc thơng tin đúng - sai; có kỹ năng phản bác lại những thông tin sai lệch.
Kết luận và bài học ứng dụng trong cuộc sống:
Tôi cho rằng, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên hiện nay không thể
là trách nhiệm của riêng ai. Các hiện tượng trên, trong xã hội hiện nay không phải là
hiếm. Bởi không chỉ riêng trên mạng xã hội và Internet, ngay cả trên một số báo chí
chính thống hiện nay cũng phản ánh một số hành vi sai lệch trong xã hội. Điều này
phản ánh thực tế, hiện tượng sai lệch xã hội trong một bộ phận học sinh với những
biểu hiện khá đa dạng về hình thức, mức độ ảnh hưởng đối với con người và xã hội
như hiện nay là vấn đề chúng ta phải quan tâm cả trên phương diện quản lý xã hội,
quản lý thông tin… và giáo dục học sinh. Với đặc điểm là dễ bị bị a dua, lôi cuốn bởi
những điều mới lạ, người trẻ dễ bị dẫn dắt, cuốn theo những trào lưu, xu hướng không
17
lành mạnh và đôi khi không ý thức được hệ quả xã hội của những hành vi do chính
mình gây ra. Chúng ta không thể đổ lỗi cho mỗi gia đình, nhà trường, các tổ chức xã
hội, cho quản lý nhà nước và truyền thông. Vấn đề quan trọng là các giải pháp xã hội
cùng làm thế nào để mỗi học sinh có được sự hiểu biết, văn hố thực hành quy tắc,
chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Bởi khi thanh thiếu niên đã tự mình xây dựng được
“màn chắn” tự bảo vệ, thì tác động của những thơng tin sai lệch hay các trường hợp
như Khá “bảnh” chỉ như một hiện tượng, nổi lên rồi chìm đi. Kiến thức, kỹ năng giúp
thanh thiếu niên biết nhận biết đúng - sai và không bị dẫn dắt bởi những thông tin sai
lệch chuẩn mực.
Tình huống số 4
Tóm tắt tình huống:
Mới đây một trang báo đã đưa tin về một vụ việc đau lịng về cụ bà họ Lưu, 88 tuổi, tại
Hồnh Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Câu chuyện về sự bất hiếu của những đứa
con, cũng đã ở tuổi làm ông làm bà khiến cư dân mạng phải rùng mình và lên án.
Cụ bà chọn cách uống thuốc sâu trữ sẵn sau khi các con của bà tranh cãi về việc cấp
dưỡng. Suốt 3 tiếng đồng hồ mẹ già trong tình trạng cận kề sinh tử, 3 người con trai
khơng ai bước ra ngồi hỏi han, cũng khơng có ý định đưa mẹ già đi bệnh viện cấp
cứu. Dường như mong muốn về chầu ông bà của cụ bà 88 tuổi cũng là mong muốn của
những đứa con. Họ chỉ muốn mẹ mình khuất núi càng sớm càng tốt, với lý do là không
phải chu cấp cho bà nữa. Và khi biết chắc cụ bà 88 tuổi ra đi thật sự, họ mới xuất hiện
và lạnh lùng đưa mẹ đến chỗ hỏa táng.
Bên cạnh câu chuyện này, cịn có vơ số những trường hợp tương tự khi cha mẹ già bị
con ruồng bỏ, đuổi khỏi nhà hay thậm chí là bạo hành cần phải lên án.
Câu hỏi:
-
Chúng ta đặt câu hỏi rằng đạo hiếu làm con - một đạo đức cơ bản của con người
ở đâu trong những trường hợp này?
-
Nguyên nhân nào dẫn đến hành vi này và hệ quả của nó là gì?
Phân tích tình huống:
- Ngun nhân:
+ Giá trị đạo đức, nhất là chữ Hiếu, đang bị xói mịn bởi chủ nghĩa thực
dụng, duy vật chất. Đặc biệt là giới trẻ, không thiếu những kẻ thờ ơ, lãnh
đạm, ích kỷ, sống chỉ biết mình, khơng nghĩ đến cha mẹ, sống bất hiếu
với cha mẹ. Họ coi của cải vật chất và tiền bạc là “số một”.
+ Cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục nhân
bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và ngồi xã hội cịn q thờ ơ,
hời hợt.
18
-
-
+ Đồng thời, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền
thống, một mặt, nó làm cho những giá trị truyền thống được phát huy,
những giá trị đạo đức mới được hình thành; bên cạnh đó, nó làm nảy
sinh tư tưởng ích kỷ, lãng qn trách nhiệm với cha mẹ, đề cao cái tôi cá
nhân lên trên cộng đồng, lấy giá trị vật chất làm thước đo cho tất cả.
+ Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Triệu Hồng Như thuộc Trung tâm Tư vấn
Tâm lý Hà Nội: “Cách phản ứng, hành vi của giới trẻ một phần là do
học hỏi ngoài xã hội và một phần là do ảnh hưởng từ trong gia đình,
cũng có khi là do lối sống mà giới trẻ tự tạo nên… Thói quen bó hẹp
giao tiếp, chỉ giao lưu với những người ảo trên mạng game online,
những thú vui giải trí được giới trẻ yêu thích sẽ dẫn tới thờ ơ với cha mẹ
và những người xung quanh, đó là một hệ quả không tránh khỏi”. Họ
sống bằng thứ lý trí sắt đá, tình cảm khơ cằn của mình.
Hệ quả:
+ Hành vi này phá vỡ tình cảm gia đình cũng như bơi nhọ hình ảnh của
chính gia đình mình.
+ Bản thân người con khi đối xử tệ bạc với cha mẹ mình thì sau này sẽ trở
thành tấm gương xấu cho con cái của chính họ, thậm chí là sẽ bị đối xử
tương tự khi về già.
+ Người không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ sẽ phải
đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật theo Khoản 2 Điều 70 và Điều
71 quy định nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ.
Biện pháp giáo dục đạo đức:
+ Đối với bản thân giới trẻ:
● Nhìn nhận lại bản thân và tự trau dồi, nâng cao nhận thức của bản
thân về đạo hiếu đối với cha mẹ, ông bà trong gia đình.
+ Đối với gia đình:
● Dành thời gian thích đáng chăm lo đến mái ấm gia đình của mình,
giữ cho gia đình thuận hịa.
● Việc giáo dục đạo đức cho con cái phải được quan tâm thường
xuyên, tạo điều kiện để con em của mình học hành đến nơi đến
chốn, không để chúng mải mê với các trò chơi bạo lực.
● Cha mẹ phải làm gương cho con cái trong cuộc sống, thực thi giữ
tròn chữ Hiếu đối với cha mẹ, ơng bà mình.
+ Đối với nhà trường:
● Môi trường giáo dục ở nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến
thức mà còn phải quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức
và biết kính trên nhường dưới.
● Một khi nhà trường biết quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức
cho giới trẻ thì kết quả sẽ khả quan hơn. Vấn đề này, chúng ta
thấy rõ trong các trường mầm non tư thục Phật giáo và các chùa
thường tổ chức khóa tu mùa hè cho các học sinh, sinh viên khi
19
được giáo dục ở đó, họ khơng chỉ biết sống lễ phép với mọi người
mà còn sống gương mẫu, ngoan ngoãn, biết quan tâm yêu thương
mọi người và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
● Để giáo dục học sinh có hiệu quả, mỗi thầy cơ giáo cần rèn luyện
để trở thành những tấm gương sáng về đạo đức.
+ Đối với xã hội:
● Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa bàn,
phát động các cuộc vận động về việc chăm sóc, giáo dục thanh
thiếu niên đến việc thực hành đạo Hiếu trong mỗi gia đình.
● Nêu gương sáng của những người con hiếu thảo nhưng cũng đồng
thời rất cần lên án thái độ, hành vi sai trái, ngược đãi cha mẹ của
con cái.
● Thực thi nghiêm minh các kỷ cương luật pháp đối với những
trường hợp con cái khơng phụng dưỡng cha mẹ mình.
Kết luận và bài học ứng dụng trong cuộc sống:
Văn hóa Việt Nam truyền thống cũng như các tôn giáo đều rất đề cao đạo Hiếu, coi
việc hiếu thuận với cha mẹ là bổn phận, trách nhiệm cũng như hạnh phúc của con cái.
Chính vì vậy mà hành vi con cái đùn đẩy trách nhiệm chăm sóc cha mẹ, coi việc
phụng dưỡng cha mẹ là gánh nặng hay thậm chí bạo hành, ruồng bỏ cha mẹ thể hiện
sự suy đồi về đạo đức làm con và cần phải lên án mạnh mẽ. Trước bối cảnh này, chúng
ta cần phải giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ từ sớm để bảo tồn cũng như giữ gìn truyền
thống về đạo Hiếu trong mỗi gia đình Việt Nam.
Tình huống số 5:
Tóm tắt tình huống:
Ngày 29/5, 1 đoạn video clip được đăng tải trên mạng xã hội với nội dung: em Phan
Thị Hạnh (SN 1999, học sinh lớp 11A4) - chủ mưu cùng 4 nữ sinh khác đã tổ chức
đánh hội đồng em Trần Thị Nga (SN 1998, học sinh lớp 12A5). Điều đáng nói là nhóm
nữ sinh này cịn lấy mũ bảo hiểm đập vào bạn rồi cười hả hê, lời lẽ trong clip rất thô
tục.
Câu hỏi:
- Nguyên nhân chủ quan và khách quan nào dẫn đến hành động chủ mưu đánh
hội đồng của bạn Hạnh?
- Vậy hệ quả của việc tổ chức đánh hội đồng là gì? Nó có tác động tiêu cực như
thế nào đến đạo đức của học sinh?
Phân tích tình huống:
- Ngun nhân dẫn đến sự việc:
● Từ phía học sinh:
20
-
-
-
-
-
-
Nguyên nhân chủ quan: Nhóm Nga và nhóm Hạnh có xích mích đánh nhau do
mâu thuẫn giữa những nhóm bạn do những status trên Facebook sau đó nhóm
Hạnh đã kéo đến để đánh Nga.
Nguyên nhân khách quan:
+ Muốn được khẳng định bản thân mình trong con mắt người khác do
những ngun nhân tiêu cực từ phía gia đình, nhà trường, để tự khẳng
định vị trí của mình trong con mắt người cùng hội, cùng thuyền.
+ Chưa được giáo dục đầy đủ, kém phát triển về phẩm chất đạo đức, nhân
cách, tâm lí cịn non nớt, khơng đủ sức phân biệt được điều hay, lẽ phải
và đó là nguyên cớ dẫn đến những hành vi lệch lạc.
● Từ phía gia đình:
Thiếu quan tâm đến con cái, thả lỏng, buông trôi việc giáo dục đạo đức con cái
mình, phó mặc cho nhà trường
Khi con mắc khuyết điểm về đạo đức, nhân cách đã chỉ biết xử phạt mà không
biết chỉ bảo một cách tâm tình để con nhận ra điều hay, lẽ phải và tự sửa
Mơi trường gia đình khơng vui vẻ, hòa đồng,hay xảy ra tranh cãi bất đồng quan
điểm giữa bố mẹ
● Từ phía nhà trường:
Chưa là 1 tấm gương tốt, các quy tắc chưa đủ để răn đe học sinh
Giáo viên thiếu minh bạch, chưa gương mẫu, khơng khí lớp học thiếu lành
mạnh, đơi lúc cịn dùng nể nang đối với những học sinh có biểu hiện đạo đức
yếu kém
Do bạn bè xúi giục, thầy cô chưa kịp thời phát hiện và ngăn chặn
● Từ phía xã hội: Sự phổ biến của các phim ảnh mang tính chất bạo lực,
đồ chơi bạo lực được bày bán công khai ở nhiều nơi. Mặt đạo đức sai trái
đã tiêm nhiễm vào đứa trẻ, vơ tình khuyến khích các hành vi bạo lực của
chúng
Hệ quả:
+ Đối với người chủ mưu và tham gia đánh hội đồng (Hạnh và 4 bạn
cùng nhóm):
● Chịu kỷ luật từ Nhà trường và gia đình
● Thiếu hụt nhân cách về mặt đạo đức, là mầm mống của tội phạm,
căn nguyên tạo ra sự biến đổi của lương tri con người
● Không thể phát triển cả mặt đạo đức và nhân cách, là tấm gương
xấu cho toàn xã hội
● Bị cô lập, bị xa lánh, không nhận được sự tôn trọng từ người khác
● Nỗi sợ phải hứng chịu sự trả thù từ phía nạn nhân, gia đình và bạn
bè nạn nhân
+ Đối với nạn nhân của việc đánh hội đồng:
● Có một sự thương tổn lớn cả về tâm lý và thể xác
● Bị ảnh hưởng về danh dự và nhân phẩm của bản thân
21
● Luôn sống trong lo sợ, bất ổn, hoang mang, sợ sự việc sẽ lặp lại
bất cứ lúc nào
● Khi cảm thấy quá áp lực và ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp
xúc với người khác, các em có thể tìm đến cái chết để giải thốt
chính mình
● Ảnh hưởng đến kết quả học tập: sa sút, chểnh mảng, thường có xu
hướng khơng thể tập trung học tập
+ Đối với nhà trường:
● Suy giảm danh tiếng của trường, mang tiếng tăm xấu do có những
học sinh gây ra bạo lực
● Giảm thành tích thi đua của nhà trường do học sinh không chú
tâm học tập
-
Biện pháp giáo dục đạo đức:
+ Trách nhiệm của nhà trường:
● Tăng cường chăm lo giáo dục đạo đức cho các em thông qua các
nội dung học tập và sinh hoạt hàng ngày, hướng suy nghĩ và hành
động của các em vào các hành vi mẫu mực lành mạnh, tốt đẹp, có
đạo đức, có văn hóa. Thầy, cơ và nhà trường phải biết lồng vào
các nội dung học tập ngay trên lớp một cách tự nhiên nhằm trang
bị cho các em những hành vi đạo đức cần có, giúp các em có các
kỹ năng kiểm soát hành vi, đặc biệt là kỹ năng kiểm soát giận dữ
(nếu có) và giải quyết xung đột nếu gặp phải.
● Kịp thời lên án mạnh mẽ các hành vi vơ kỷ luật, phi đạo đức cả
bằng lời nói và hành động cụ thể chứ khơng phải chỉ biết đứng
ngồi chứng kiến các hành vi vô đạo đức tự do diễn ra mà mình
thì vơ can, đứng ngồi cuộc.
● Nắm chắc tâm tư nguyện vọng của học sinh, những mâu thuẫn
nảy sinh trong quan hệ nội bộ học sinh và chủ động lường trước
các phương án khác nhau giải quyết các mâu thuẫn này.
+ Trách nhiệm của gia đình:
● Trở thành những người bạn con thoải mái bộc bạch các tâm tư
nguyện vọng của mình, qua đó bố mẹ tìm cách lựa lời đưa đến
cho con các suy nghĩ và hành động đúng.
● Giáo dục con những bài học đạo đức, có trách nhiệm với bản thân
và cộng đồng, khơng tham gia các tệ nạn xã hội.
+ Trách nhiệm của học sinh:
● Đồn kết, u thương bạn bè, kính trọng thầy cơ
● Tích cực học tập xây dựng mơi trường sư phạm trong sạch, lành
mạnh
+ Trách nhiệm xã hội:
22
● Thực thi nghiêm minh các kỷ cương, luật pháp, lên án mạnh mẽ
cái xấu
● Kiên quyết mạnh tay với mức độ xử phạt cao nhất không châm
trước với các hành vi tham nhũng, lừa gạt, dối trá, vô kỷ luật, vơ
nhân tính giữa các con người
Kết luận và bài học ứng dụng trong cuộc sống:
Hành vi đánh hội đồng là một hành vi không thể chấp nhận được trong xã hội hiện nay
vì nó thể hiện sự suy đồi về mặt đạo đức và nhân cách của học sinh. Vì vậy, là những
thế hệ trẻ, tương lai sẽ có những đóng góp to lớn cho đất nước, chúng ta cần chung tay
giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ và làm cho môi trường sư phạm luôn trong sạch, lành
mạnh, xứng đáng là nơi đầu nguồn ươm mầm tri thức.
23
C. Tài liệu tham khảo:
1. Đình Trung (2019). Thần tượng những nhân vật bất hảo vì tâm lý đám đơng.
Truy hồi ngày 15/04/2022, từ
/>ong-54377.html
2. Hoa Đức Hạnh (2019). “Hiếu” là nền tảng đạo đức của cuộc sống, Tạp chí
Nghiên cứu Phật học, số tháng 7/2019. Truy hồi ngày 16/04/2022, từ
/>3. Lê Minh Nguyệt, Trần Quốc Thành, Khúc Năng Toàn (Đồng cb), Hướng dẫn
học Tâm lý học giáo dục, NXB ĐHSPHN, 2021
4. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành (2001). Tâm lý học lứa tuổi
và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHQGHN.
5. Nguyễn Đức Sơn và các tác giả khác, Giáo trình Tâm lí học Giáo dục,
chương 7, mục 7.3., trang 235-256, NXB ĐHSPHN, 2015
4. Thu Hằng (2019). Ngăn chặn lệch chuẩn đạo đức của giới trẻ. Truy hồi ngày
15/04/2022, từ
/>-tre-124826
6. Hoa Đức Hạnh (2019). “Hiếu” là nền tảng đạo đức của cuộc sống, Tạp chí
Nghiên cứu Phật học, số tháng 7/2019. Truy hồi ngày 17/04/2022, từ
/>
24