BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
MƠN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề tài: KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG BỊ QUẤY RỐI TÌNH DỤC TRÊN CÁC
PHƯƠNG TIỆN CƠNG CỘNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lớp học phần: DHLKT18A
Nhóm: 10
GVHD: TS.Nguyễn Thị Thu Hà
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
MƠN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề tài: KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG BỊ QUẤY RỐI TÌNH DỤC TRÊN CÁC
PHƯƠNG TIỆN CƠNG CỘNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lớp học phần: DHLKT18A - 420300319825
Nhóm: 10
STT
HỌ VÀ TÊN
MSSV
1
Bùi Văn Kỳ
21135181
2
Lê Phước Minh Trí
20052211
3
Trần Lương Tuấn
20008601
4
Nguyễn Thị Lan Anh
20026801
5
Nguyễn Huỳnh Lan Anh
20019931
6
Lê Trọng Quý
21131131
CHỮ KÝ
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 4
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 5
2.1. Mục tiêu chính................................................................................................. 5
2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................. 5
3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 5
5. Ý nghĩa đề tài....................................................................................................... 5
5.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................. 5
5.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................. 6
II. TỔNG QUAN DỮ LIỆU................................................................................... 6
1. Các khái niệm...................................................................................................... 6
2. Tình hình nghiên cứu trong nước......................................................................... 8
3. Tình hình ngồi nước......................................................................................... 10
4. Những khía cạnh chưa được đề cập trong những nghiên cứu trước đó..............15
III. NƠỊ DUNG - PHƯƠNG PHÁP...................................................................... 15
1. Thiết kế nghiên cứu: Định lượng và cắt ngang, chọn mẫu xác xuất..................16
2.Chọn mẫu........................................................................................................... 16
3.Thiết kế bảng câu hỏi......................................................................................... 17
4.Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 17
4.1. Quy trình thu thập dữ liệu.............................................................................. 18
4.2. Xử lí dữ liệu................................................................................................... 18
IV. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN.................................................... 19
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN............................................................................... 20
VI.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 21
PHỤ LỤC A......................................................................................................... 23
PHỤ LỤC B.......................................................................................................... 27
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHĨM........................................... 27
1. Phân cơng nhiệm vụ.......................................................................................... 27
2. Đánh giá kết quả............................................................................................... 28
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1.Lý do chọn đề tài.
Hiện nay phương tiện công cộng đang dần phổ biến, việc sử dụng phương
tiện công cộng để phục vụ cho việc di chuyển là một trong những sự lựa chọn
không thể thiếu của người dân. Theo thống kê tại Thành phố Hồ Chí Minh, có
khoảng 12,250 chuyến xe buýt hoạt động mỗi ngày nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại
ngày một tăng cao (Theo Gia Minh- báo VNEXPRESS, 2022). Bên cạnh những
lợi ích nhất định mà chúng đem lại: hạn chế ùn tắc giao thơng tiết kiệm chi phí,
tiết kiệm nhiên liệu và giảm ơ nhiễm mơi trường thì vẫn cịn nhiều vấn đề bất cập
chưa được giải quyết: móc túi, lấn làn, vượt ẩu, nhất là vấn đề xâm hại tình dục,
đặc biệt đối với phụ nữ.
Về vấn đề trên, những phụ nữ là nạn nhân của quấy rối tình dục trên xe
buýt, họ bị ảnh hưởng tiêu cực cả về thể chất lẫn tinh thần. Họ có xu hướng làm
những việc gây hại đến bản thân họ, mắc các bệnh rối loạn về thần kinh, tự kỉ,…
thậm chí là tự sát. Theo kết quả của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố
kết quả khảo sát về thực trạng bị xâm hại tình dục thì có 11% học sinh trung học
phổ thơng bị xâm hại ít nhất một lần, có đến 31,2% nữ sinh bị quấy rối tình dục
trên phương tiện cơng cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (Theo Văn
Phúc- Sài Gịn Giải Phóng Online,2022).
Tại Việt Nam, vấn đề quấy rối tình dục trên phương tiện cơng cộng vẫn
chưa có hình thức xử phạt được pháp luật quy định cụ thể, vì thế, nó đang ngày
một trở nên phổ biến, có rất nhiều người đã, đang và có thể sẽ là nạn nhân của vấn
nạn này, đặc biệt là sinh viên. Là một vấn đề có phần mang tính nhạy cảm, hầu hết
những nạn nhân của quấy rối tình dục trên phương tiện cơng cộng sẽ chọn cách im
lặng hoặc chấp nhận lời xin lỗi nếu hành vi đó bị phát hiện thay vì trình báo với cơ
quan chức năng. Theo thống kê trên biểu đồ về mức độ phản ứng của nạn nhân khi
bị thực hiện các hành vi quấy rối tình dục, có đến 66,5% người được chọn khảo
sát chọn cách khơng làm gì, trong khi đó chỉ có 2,3% chọn cách trình báo sự việc
qua đường dây nóng và 1,9% người khảo sát trình báo với cơng an (Theo Đỗ Thị
Thảo- Tin mới, 2014).
Nhận thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề, chính vì thế
chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Khảo sát tình trạng bị quấy rối tình dục trên các
phương tiện công cộng của sinh viên Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh” làm đề tài nghiên cứu của nhóm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chính
Khảo sát tình trạng bị quấy rối tình dục trên các phương tiện cơng cộng của sinh
viên Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-Khảo sát thực trạng bị quấy rối trên phương tiện công cộng của sinh viên IUH.
-Tìm hiểu hậu quả của tình trạng bị quấy rối tình dục trên các phương tiện cơng
cộng của sinh viên Đại học Cơng Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
-Đề xuất một số giải pháp để sinh viên không bị quấy rối tình dục trên các phương
tiện cơng cộng của sinh viên Đại học Cơng Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
-Thực trạng bị quấy rối tình dục trên phương tiện công cộng của sinh viên Đại học
Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
-Hậu quả của việc bị quấy rối tình dục trên phương tiện công cộng đối với sinh
viên Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
-Những giải pháp nào giúp khắc phục tình trạng bị quấy rối tình dục trên các phương
tiện cơng cộng của sinh viên Đại học Cơng Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình trạng bị quấy rối tình dục trên các phương tiện công cộng của sinh viên Đại
học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh.
Khía cạnh: tập trung phân tích mức độ của từng giải pháp hạn chế bị quấy rối tình
dục trên các phương tiện công cộng của Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh.
5. Ý nghĩa đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này giúp tìm hiểu những biện pháp để hạn chế tình trạng bị quấy rối
tình dục trên các phương tiện công cộng của sinh viên Đại học Công Nghiệp thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng và sinh viên tồn quốc nói chung. Qua đó giúp sinh
viên trang bị kiến thức, lý luận khoa học về tình trạng bị quấy rối tình dục đang
diễn ra một cách phổ biến trên các phương tiện công cộng cũng như trong cuộc
sống xung quanh của chúng ta. Từ đó, nghiên cứu đóng góp vào hệ thống tri thức
của sinh viên về các biện pháp, phương pháp giải quyết khi gặp phải tình trạng bị
quấy rối tình dục. Nghiên cứu giúp làm sáng tỏ cơ sở lý luận, pháp lý và đánh giá
thực trạng bị quấy rối tình dục, đặc biệt là trên các phương tiện công cộng của
sinh viên Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này giúp các bạn sinh viên Đại học Công Nghiệp TP.HCM vượt qua
những trở ngại trong xã hội, ứng phó kịp thời với vấn nạn quấy rối tình dục trên
phương tiện cơng cộng đang có xu hướng tăng nhanh. Đồng thời giúp Nhà trường
và gia đình có định hướng tốt hơn trong việc định hướng, giáo dục sinh viên trong
việc phịng tránh và ứng phó với việc quấy rối tình dục khi tham gia phương tiện
cơng cộng.
Ngồi ra, nghiên cứu cịn góp phần mơ tả thực trạng chung của nạn quấy rối tình
dục để đưa ra những điều chỉnh về chế độ pháp lí, cơ chế bảo vệ. Từ đó, thu hút sự
chú ý, quan tâm của các cơ quan tổ chức có liên quan nhằm nâng cao cơng tác
quản lí và áp dụng các biện pháp pháp lí liên quan đến thực trạng trên.
II. TỔNG QUAN DỮ LIỆU.
1.Các khái niệm.
1.1. Khái niệm “quấy rối”.
Quấy rối là dạng hành vi gây khó chịu, mà đối với một người quan sát biết
suy xét, dường như nó mang mục đích gây ảnh hưởng bất lợi đối với một người
hoặc nhóm người, thường (nhưng không luôn luôn) nhằm đe dọa, gây phiền toái.
Hậu quả của hành vi khiến người bị quấy rối trở nên khó chịu, làm cho họ
mệt mỏi hoặc cảm thấy sợ hãi, hoặc làm họ ngừng hẳn công việc.
Quấy rối có thể bao gồm các hành vi được tính toán khiến mục tiêu bị quấy
rối chú ý, hoặc nhắm rõ ràng vào (nhóm) người mục tiêu, dù có thể khơng có
những liên lạc trực tiếp. (Wikipedia, 3/11/2022)
1.2. Khái niệm “Quấy rối tình dục”
Quấy rối tình dục là một hình thức quấy nhiễu mà đặc biệt là hướng về giới
tính của người có liên can. Quấy rối tình dục là những hành động và nhận xét làm
hổ thẹn hay làm nhục về tình dục và có liên quan đến giới tính, tiếp cận cơ thể
khơng được sự mong muốn, tiếp cận trong quan hệ hứa hẹn ban thưởng hay trấn
áp (Wikipedia,3/11/2022).
1.3. Khái niệm “sinh viên”
Sinh viên chủ yếu là những người đăng ký vào trường hoặc cơ sở giáo dục
khác tham gia các lớp học trong khóa học để đạt được mức độ thành thạo môn học
theo hướng dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực
hiện bất kỳ hoạt động nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị
lớp học hoặc để gửi bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó. Theo
nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình để được tham gia các
khóa học trí tuệ chun sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như là một
phần của một số vấn đề ngồi thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy
đóng vai trị cơ bản hoặc quyết định. (Wikipedia, 04/11/2022)
1.4. Khái niệm “phương tiện công cộng”
Phương tiện giao thơng cơng cộng là phương tiện giao thơng trong đó
người tham gia không sử dụng các phương tiện giao thông thuộc sở hữu cá nhân.
Phương tiện giao thông công cộng bao gồm xe buýt, taxi, xe chạy đường dài, tàu
hỏa, tàu thủy, tàu điện và các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng
khác. (Wikipedia, 04/11/2022)
1.5. Giới thiệu về trường Đại học Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH).
Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH) là một trường
đại học định hướng ứng dụng và thực hành, trực thuộc Bộ Cơng Thương, chun
đào tạo nhóm ngành kinh tế công nghiệp và kỹ thuật công nghiệp, được thành lập
từ ngày 24 tháng 12 năm 2004. Tiền thân của Trường Đại học Cơng nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh là Trường Huấn nghiệp Gò Vấp, một trường dạy nghề tư thục
do các tu sĩ Dòng Salêdiêng Don Bosco (Việt Nam) thành lập ngày 11 tháng 11
năm 1956. Hiệu trưởng: TS. Phan Hồng Hải. Cơ sở chính của trường tọa lạc tại số
12 Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra
trường cịn có 1 phân hiệu ở Quảng Ngãi và 1 cơ sở khác ở Thanh Hóa. Trường
Đại
học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có 17 khoa và 2 viện với tổng số hơn
30.000 sinh viên đang theo học tại đây.
(Wikipedia, 4/11/2022).
2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Ở Việt Nam, tình trạng quấy rối tình dục trên phương tiện công cộng vẫn
đang diễn ra, với mức độ ngày càng phổ biến. Theo bài viết “11% học sinh bị
xâm hại ít nhất 1 lần, 31,2% nữ sinh bị quấy rối tình dục trên xe buýt” của tác
giả Văn Phúc (2018) thì tình trạng nữ sinh bị quấy rối tình dục trên xe bt tại
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lên đến 31.2%, số liệu trên được Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội công bố dựa trên kết quả khảo sát về thực trạng bị
xâm hại tình dục của Qũy Dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam.
Tác giả Nhung Trần có bài viết “Nữ sinh ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM bị
quấy rối tình dục trên xe buýt” (2022) đăng trên báo Sức khỏe 24h. Nữ sinh với
tên viết tắt là M.P- sinh viên Đại học Kinh tế-Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã có
bài đăng trên mạng xã hội vào đầu tháng 3 nhắc các bạn sinh viên nữ cẩn thận khi
đi xe buýt số 53 khi trước đó, khoảng 16h ngày 28 tháng 2, nữ sinh M.P đi trên
chuyến xe buýt này lượt về thì đã chạm mặt tên biến thái. Cũng trong bài báo trên,
tác giả cho biết thêm, trên chuyến xe buýt số 33 di chuyển từ kí túc xá khu A về kí
túc xá khu B của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, một nữ sinh có tên
viết tắt là T.C cũng gặp tình trạng tương tự. Theo đó, vào chiều ngày 9 tháng 3, xe
buýt vắng khách, một nam thanh niên đeo balo đằng trước, trên tay có mang theo
túi đồ, đến và ngồi cạnh nữ sinh T.C. Đến khi cảm giác ấm ở đùi, nữ sinh này
không chần chừ, phản ứng đánh lại khiến nam thanh niên giật mình. Khơng dừng
lại ở đó,
T.C tiếp tục chụp lấy thẻ sinh viên của nam thanh niên vì có chứa thơng tin cá
nhân và tên trường, sợ bị tố cáo và đuổi học, nam thanh niên đã van xin T.C bỏ
qua.
Một bài viết có tiêu đề “Bất an với nạn bạo hành, quấy rối tình dục trên
xe buýt” (2017) của Huy Thịnh. Chi hội trưởng phụ nữ khu phố 2 thuộc phường
7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Ngọc Long đã có chia sẽ rằng chi
phí khi di chuyển bằng xe buýt hiện nay ở Việt Nam rất rẻ, vì bất tiện và tiềm ẩn
nhiều nguy cơ quấy rối và sàm sỡ nên phụ nữ rất e ngại khi sử dụng phương tiện
này.
Trên trang tin tức-sự kiện của báo Một thế giới, bài báo “Sở GTVT
TP.HCM nói gì về tình trạng quấy rối tình dục trên xe buýt?” (2022) của tác
giả Hồ Quang. Ông Đỗ Ngọc Hải hiện là Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ
của sở GTVT TP.HCM cho biết, trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách
công cộng gần đây nhận được nhiều phản ánh về tình trạng quấy rối tình dục của
hành khách trên các tuyến xe buýt. Cũng theo ông Hải, hiện nay, cơng tác phịng
chống quấy rối tình dục trên phương tiện công cộng đã được triển khai tổ chức
thường xuyên dưới nhiều hình thức khác nhau: tuyên truyền, lắp đặt camera giám
sát, và tài xế phối hợp cùng với cơ quan chức năng. Trong trường hợp bị quấy rối
tình dục trên xe buýt, ông Đỗ Ngọc Hải cũng đưa ra khuyến cáo là hành khách có
thể chủ động phản ánh trực tiếp với tổng đài 1022 của Thành phố Hồ Chí Minh,
liên lạc thơng qua số điện thoại 0981.960.202 hoặc cũng có thể phản ánh ngay với
tài xế xe buýt và nhân viên soát vé.
Trong bài viết “Cần sự lên tiếng của cộng đồng” (2019) của tác giả Lê
Thắm được đăng trên báo Lao động thủ đô. Tổ chức Plan International đã khảo sát
với 1.128 người cho thấy 31% các em gái đã từng bị quấy rối tình dục trên xe bus
và một khảo sát khác cũng cho thấy 11,7% nam giới thừa nhận đã có hành vi quấy
rối tình dục đối với phụ nữ ở nơi công cộng. Thế nhưng, hầu hết họ đều không
dám lên tiếng. Theo TS Tâm lý học Trần Thành Nam, có rất nhiều vụ việc quấy
rối tình dục xảy ra nhưng rất ít người dám lên tiếng, vì sợ hãi, lo lắng, Sợ bị trả
thù, sợ không được thông cảm, rất nhiều nỗi sợ làm cho nạn nhân không dám lên
tiếng khiến cho kẻ xấu có cơ hội làm bậy trên phương tiện cơng cộng, bởi quấy rối
tình dục là rất nhạy cảm, ít được chia sẻ. TS Nam cũng cho rằng, tại Việt Nam vẫn
chưa có quy định cụ thể dành cho hành vi quấy rối tình dục. Cụ thể, Bộ luật Hình
sự 2015 đã coi hiếp dâm, cưỡng dâm, … là những tội phạm có tính chất rất
nghiêm trọng và phải xử phạt nghiêm khắc, nhưng với hành vi quấy rối tình dục
thì chưa có quy định cụ thể nào, vì quấy rối tình dục rất khó chứng minh do hầu
hết quấy rối tình dục đều khơng gây tổn hại về mặt sức khỏe, cho dù nạn nhân
phải chịu những khủng hoảng về mặt tâm lý. Đây có lẽ là lý do khiến quấy rối tình
dục chưa được đưa vào Bộ luật Hình sự như một tội danh.
Theo tác giả Lê Thanh Phong, bài viết có tiêu đề “Bị quấy rối tình dục,
nạn nhân ít nhất phải la lên một tiếng” (2022) được đăng trên báo Lao Động,
Nghị định 144/2021/ NĐ-CP tại khoản 5 điều 7 có quy định phạt tiền từ
5.000.000 đến
8.000.000 đồng với các hành vi sàm sở và quấy rối tình dục. Tuy nhiên, đối với
những kẻ có tâm lý và hành vi biến thái, mức phạt này khơng thật sự mang tính
rang đe. Ngồi ra, cũng có một số ý kiến, hành vi quấy rối tình dục trên phương
tiện cơng cộng được xem là “dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi” nếu có đủ căm cứ.
Cũng trong bài viết trên, theo võ sư Nguyễn Văn Dũng, khi bị quấy rối thì nạn
nhân ít nhất phải la lên một tiếng để mọi người giúp đỡ.
Tác giả Hồng Minh có bài viết “Cha mẹ cịn thờ ơ khi con bị quấy rối
trên xe buýt” (2018) được đăng trên báo Pháp Luật, N.T.A là sinh viên Đại học
Hoa Sen, chia sẻ câu chuyện về cô bạn thân đang hoảng loạn vì bị quấy rối tình
dục ở bến xe. Trước đó, trong lúc đứng chờ xe buýt vào buổi tối, cô bất ngờ bị
một người đàn ông giữ chân, cởi đồ khoe thân. Sợ hãi và hoảng loạn, cô đã kể với
cha mẹ về sự việc trên, tuy nhiên, sau đó cơ vẫn phải đi xe bt đến trường vì bố
mẹ cơ khơng xem đó là vấn đề nghiêm trọng.Cũng trong bài viết trên, một nhóm
sinh viên đã đề xuất một số biện pháp chống quấy rối tình dục trên xe bt,
theo đó, họ kiến nghị các xe khách giường nằm nên phân chia khu vực nam và nữ
để tránh tình trạng nam giới lợi dụng các bạn nữ lúc ngủ say để thực hiện hành vi
quấy rối. Một nhóm sinh viên khác cũng đưa ra đề xuất rằng nam giới phải được
tham gia các chương trình học về quyền lợi của phụ nữ, trong trường hợp bị
quấy rối thì nạn nhân phải lên tiếng và chúng ta cũng phải lên tiếng.
Trong bài viết “Xử lý nạn quấy rối tình dục trên phương tiện cơng
cộng” (2014) trên báo VOH Radio của Tuổi trẻ, Ủy ban An toàn giao thông quốc
gia đã đề nghị Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
chỉ đạo các cơ quan thực hiện các chủ trương để giải quyết, hạn chế tình trạng
quấy rối tình dục trên xe buýt. Cụ thể đó là điều tra, khảo sát các tuyến giao thông
công cộng và các tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng quấy rối. Niêm yết
các số điện thoại nóng và các thơng điệp hướng dẫn các biện pháp xử lý, các kỹ
năng phòng vệ khi gặp phải quấy rối cho nữ giới. Ngoài ra, chú trọng tuần tra tại
các địa điểm có nguy cơ xảy ra quấy rối tình dục cao để dễ dàng xử lý nếu xảy ra
các tình trạng quấy rối.
3. Tình hình ngồi nước.
Theo Nirmal, Nirmal Sapakota, Saraja Shrestha và Dipika Regmi (2019) đề
tài “Sexual harassment in public transportation among female student in
Kathmandu valley” (Quấy rối tình dục trên phương tiện cơng cộng của các nữ sinh
ở thung lũng Kathmandu) được đăng trên tạp chí “Risk Manag Healthc Policy”.
Nghiên cứu này được thực hiện tại 5 trong số 9 cơ sở khoa học sức khỏe ở thung
lũng Kathmandu từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 8 năm 2018. Đối tượng nghiên
cứu là các nữ sinh viên khoa học sức khỏe. Kết quả nghiên cứu từ năm cơ sở khoa
học sức khỏe của thung lũng Kathmandu với khoảng 280 sinh viên nữ đã được
khảo sát, trong số này, phần lớn (82%) người được hỏi đã sử dụng phương tiện
công cộng. Trong số 280 học sinh, 219 học sinh bị quấy rối khi sử dụng phương
tiện giao thông công cộng, phổ biến vào buổi tối (41,39%), sau đó là buổi sáng
(40,46%). Bên cạnh đó, có đến (42,37%) sinh viên phải đối mặt với việc bị quấy
rối thân thể, tiếp theo là quấy rối bằng lời nói (14,40%) và khơng bằng lời (nháy
mắt, nhìn trộm) (43,22%). Kết quả này giúp cung cấp thông tin về sự mất an toàn
của nữ sinh trên phương tiện giao thơng cơng cộng, do đó có thể khuyến khích các
cơ quan chức năng đưa ra các quy tắc, quy định thích hợp, và các giải pháp để
ngăn chặn hoặc giảm bớt sự quấy rối này.
Trên tập chí Tanzania Journal of Health Research, một nghiên cứu về
“Sexual harassment in public transport among female university students in Dar es
Salaam, Tanzania” ( Quấy rối tình dục trong giao thơng cơng cộng của các nữ sinh
viên đại học ở Dar es Salaam, Tanzania) được viết bởi các tác giả I.Mosha, Grace
Mapunda, Christopher H Mbotwa và T.Nyamhaga (2022), với mục tiêu xác định
mức độ phổ biến của quấy rối tình dục và xác định các hình thức quấy rối khác
nhau cũng như các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến nữ sinh viên đại học khi sử dụng
phương tiện giao thông công cộng ở Dar es Salaam, Tanzania. Phương pháp được
sử dụng là thiết kế nghiên cứu cắt ngang sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu.
Dữ liệu được thu thập từ các nữ sinh viên đại học năm thứ nhất, sử dụng phương
tiện giao thông công cộng và từ 18 tuổi trở lên đang theo học tại Đại học Dar es
Salaam và Đại học Y tế và Khoa học đồng Minh Muhimbill. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng tỷ lệ quấy rối tình dục chung trên các phương tiện giao thơng cơng
cộng là 88%. Những người tham gia nghiên cứu báo cáo mức độ quấy rối tình dục cao
nhất (91%). Quấy rối bằng lời nói là hình thức quấy rối tình dục phổ biến nhất
(95%), và hầu hết học sinh cho biết việc bị gọi bằng những cái tên như “baby”,
“sweet”, “honey” hoặc “love” (78%). Một trong các yếu tố liên quan đến quấy
rối tình dục trên
phương tiện giao thông công cộng là do người trên phương tiện quá đông. Kết quả
nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của việc thực hiện các biện pháp can thiệp hợp
lý về vấn đề quấy rối tình dục thơng qua các chiến dịch nâng cao nhận thức và
triển khai các hệ thống giám sát hiện đại tại các không gian công cộng.
Một nghiên cứu “PREVALENCE OF SEXUAL HARASSMENT IN
PUBLIC TRANSPORTATION AMONG FEMALE STUDENTS OF A
PUBLIC COLLEGE AT BHARATPUR, NEPAL” ( TỶ LỆ XÂM PHẠM
TÌNH DỤC TRONG GIAO THƠNG CƠNG CỘNG CỦA CÁC NỮ SINH VIÊN
TẠI MỘT TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG LẬP Ở BHARATPUR, NEPAL) trên
tạp chí
của Cao đẳng Y tế Chitwan, được viết bởi các tác giả Rabina Wagle, A.Joshi,
Tanjya Thapa, Dipa Sigdel và Sarita Nepal (2022), nghiên cứu này nhằm mục đích
xác định mức độ phổ biến của quấy rối tình dục trong giao thơng cơng cộng của
các sinh viên nữ tại một trường cao đẳng công lập ở Bharatpur. Phương pháp được
dùng để nghiên cứu là nghiên cứu cắt ngang mô tả bao gồm 196 nữ sinh. Kỹ thuật
lấy mẫu ngẫu nhiên theo tỷ lệ phân tầng được sử dụng để chọn mẫu mong muốn.
Phân tích dữ liệu được thực hiện trong một chương trình máy tính miễn phí phục
vụ cơng tác phân tích thống kê SPSS phiên bản 20 (Statistical Package for the
Social Sciences) cho cửa sổ bằng thống kê mô tả. Kết quả của nghiên cứu cho
thấy rằng 82,1% số người được hỏi đã từng bị quấy rối tình dục trên các phương
tiện giao thơng cơng cộng, trong đó 85,1% bị quấy rối bằng lời nói, sau đó là quấy
rối thể chất (80,1%) và quấy rối khơng bằng lời nói (70,8%). Hành khách nam là
thủ phạm chính liên quan đến quấy rối thể chất (82,8%), quấy rối bằng lời nói
(75,2%) và khơng bằng lời nói (81,6%). Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng - cao
nhất (96,3%) trong số những người tham gia không nộp đơn khiếu nại vì sợ hãi.
Kết luận nghiên cứu quấy rối tình dục trong giao thơng cơng cộng được phát hiện
cao hơn đáng kể ở học sinh nữ. Do đó, chính phủ và các cơ quan hữu quan cần áp
dụng các quy tắc khơng khoan nhượng, quy định chính sách quảng cáo đối với
mọi hình thức quấy rối tình dục ở nơi công cộng
Theo tác giả Shahla Tabassum, Khediaja Suhail với đề tài “Sexual
harassment on public transport: a survey study of Rawalpindi, Pakistan” (Quấy rối
tình dục trên phương tiện giao thơng công cộng: nghiên cứu khảo sát ở
Rawalpindi, Pakistan) trên tạp chí Journal of Humanities, Social and
Management Sciences
(JHSMS). Một nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét mức độ phổ biến của
quấy rối tình dục, bản chất và hậu quả của nó đối với phụ nữ khi di chuyển trên
các phương tiện giao thông công cộng. Một phương pháp nghiên cứu khảo sát đã
được sử dụng để thu thập thông tin. Một mẫu gồm 105 phụ nữ, sử dụng kỹ thuật
lấy mẫu có mục đích đã được chọn từ ba bến xe buýt khác nhau ở thành phố
Rawalpindi của Pakistan. Lý thuyết hoạt động thường xuyên (Routine Activity
Theory) của Cohen và Felson (1979) được áp dụng để phân tích dữ liệu về hành
khách nữ là nạn nhân. Kết quả cho thấy phụ nữ tham gia nghiên cứu có 41% là
sinh viên, 34% là phụ nữ đi làm và 25% là nội trợ. 75% phụ nữ đi du lịch hàng
ngày trong khi số còn lại đi du lịch 1 lần/tuần hoặc thỉnh thoảng. Phụ nữ phải đối
mặt với các hình thức quấy rối khác nhau và 46% trong số họ thỉnh thoảng phải
đối mặt với điều đó trong khi 36% đối mặt với nó hầu hết thời gian khi đi du lịch.
Kết quả điều tra cho thấy các loại tội phạm và trong số đó, 64% là hành khách,
24% là phụ xe buýt và 12% là tài xế. 89% người tham gia coi đây là một vấn đề
nghiêm trọng và 52% phụ nữ đã hành động theo một cách nào đó từ trả đũa bằng
lời nói, thơng báo cho các thành viên trong gia đình, đến trả đũa bằng thể xác. Nên
xây dựng cơ chế thực hiện các luật hiện hành để giúp phụ nữ đi lại an toàn
Vào năm 2017, tờ Washington Post đã xuất bản một bài báo có tiêu đề
“Why the #MeToo Movement is a Public Transportation Issue.” (Tại sao Phong
trào #MeToo lại là một vấn đề của Giao thông Công cộng) được thực hiện bởi
Tiến sĩ Asha Weinstein Agrawal và Tiến sĩ Anastasia Loukaitou-Sideris. Bài báo
của Washington Post bày tỏ một sự thật thẳng thừng. Những người đi phương tiện
công cộng, đặc biệt là phụ nữ, thường là nạn nhân của nhiều loại hành vi phạm tội
có tính chất tình dục xảy ra trên xe buýt và xe lửa, cũng như tại các bến xe buýt và
nhà ga. Họ đã tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến đối với 891 sinh viên tại Đại
học San José State (SJSU), nằm ở trung tâm thành phố và có nhiều dịch vụ xe
buýt và xe lửa địa phương, khu vực. Cuộc khảo sát đã hỏi sinh viên về trải nghiệm
của họ với hành vi quấy rối trong khi sử dụng phương tiện công cộng. Kết quả
khảo sát cho thấy rằng quấy rối tình dục là một trải nghiệm phổ biến - thậm chí là
thường xuyên
- đối với những sinh viên SJSU đi phương tiện công cộng. Gần hai phần ba (63%)
số người được hỏi đã từng bị một số hình thức quấy rối khi sử dụng phương tiện
cơng cộng. Quấy rối bằng lời nói là hình thức quấy rối phổ biến nhất, với 41% gặp
phải “ngôn ngữ tục tĩu/quấy rối” và 26% bị nhận xét về tình dục. Trong số các
hình thức quấy rối phi ngôn ngữ, 22% đã từng bị theo dõi và 18% là nạn nhân của
hành vi khiếm nhã. Quấy rối thể xác ít phổ biến hơn nhưng vẫn có 11% học sinh
từng bị sờ soạng hoặc đụng chạm không phù hợp. Cuộc khảo sát cũng cho thấy
rằng 61% người đi xe buýt và 45% người đi tàu cho biết họ đã thực hiện ít nhất
một biện pháp phịng ngừa an tồn khi sử dụng phương tiện cơng cộng. Các biện
pháp phòng ngừa phổ biến nhất hạn chế khả năng di chuyển của học sinh bao gồm
chỉ đi lại vào ban ngày, chỉ chờ chuyển tuyến ở những nơi có ánh sáng tốt và tránh
một số điểm dừng xe buýt hoặc xe lửa. Nghiên cứu này chỉ ra rằng quấy rối tình
dục trên các phương tiện cơng cộng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều
hành khách, đặc biệt là phụ nữ trẻ, quấy rối tình dục có những tác động tiêu cực
đáng kể: nó làm giảm khả năng di chuyển cần thiết của một số người tham gia
cộng đồng, đồng thời tạo ra sự sợ hãi và khó chịu khi sử dụng phương tiện cơng
cộng cho ít nhất một nửa số hành khách.
Theo Aachol Foundation (2022), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại
Dhaka đề tài “Study: Nearly 47% of women on public transport experience sexual
harassment” đã thực hiện cuộc khảo sát kéo dài 6 tháng cho thấy trên 805 phụ nữ
trong độ tuổi 13-35 đã tiết lộ rằng gần 47% phụ nữ trên phương tiện giao thơng
cơng cộng bị quấy rối tình dục. Trong số đó khoảng 60,9% số người tham gia đã
bị các tài xế xe bt chạm vào mà khơng có sự đồng ý với lý do "giúp đỡ". Trong
số những người tham gia, 63,4% báo cáo rằng họ đã phải chịu nhiều hình thức
quấy rối khác nhau trên các phương tiện giao thông công cộng trong sáu tháng
qua. Khoảng 46,5% cho biết họ đã bị quấy rối tình dục, trong khi 15,3% cho biết
họ bị bạo lực. Hầu hết các nạn nhân điều nhận định đàn ơng trung niên là thủ
phạm có số lượng lớn nhất. Khoảng 61,7% cho biết họ đã bị quấy rối bởi những
người đàn ông trong độ tuổi từ 40 đến 59 nhiều hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác.
Trong khi đó, 36,3% cho biết bị thanh thiếu niên và thanh niên quấy rối. Khoảng
34,8% phụ nữ cho biết họ vẫn im lặng và không lên tiếng chống lại kẻ lạm dụng
họ vì sợ hãi, trong khi 20,4% cho biết họ đã ngừng sử dụng phương tiện giao
thông công cộng. Trong khi bị quấy rối, 4,2% yêu cầu sự giúp đỡ từ các hành
khách khác, trong khi chỉ 0,5% có hành động pháp lý về vụ việc. Kết quả này cho
thấy tình trạng quấy rối tình dục trên các phương tiện công cộng ngày càng xảy ra
phổ biến và cần có sự can thiệp
sâu của các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em
khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng.
Theo Thiên Nhi (2022) đề tài: “Nạn quấy rối tình dục trên xe buýt, tàu điện
ở Châu Á” thì theo cuộc khảo sát năm 2017 của Thomson Reuters Foundation, trong
top 10 thành phố nguy hiểm nhất về nguy cơ bạo lực tình dục đối với phụ nữ thì
Jakarta đứng thứ 7 trong đó. Cùng với đó là hệ thống giao thơng cơng cộng cũng
xếp hạng thứ 5 trong top những nơi phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ bị quấy rối
qua nhiều phương thức khác nhau. Trong cuộc khảo sát của Uznews ở Uzbekistan
thì có khoảng 8/10 bé gái em từng bị quấy rối ở các nơi công cộng (bao gồm quấy
rối bằng nhiều hình thức khác nhau như: trêu chọc, huýt sáo, dùng từ ngữ phân
biệt giới tính; quấy rối về thể chất như sờ soạng, theo dõi, rình rập, chặn đường,
khoe bộ phận sinh dục, thủ dâm nơi công cộng và hành hung). Tương tự với các
khảo sát trên thì cuộc khảo sát được thực hiện bởi Mạng lưới các thành phố an
toàn cho phụ nữ (SCWN) ở Thái Lan được thực hiện với 1500 phụ nữ vào tháng 9
và 10 năm 2016 thì cứ ba người sử dụng phương tiện cơng cộng thì ít nhất có một
người từng bị quấy rối tình dục dưới các hình thức khác nhau. Xe buýt được xếp
hạng đầu với tỷ lệ xảy ra nạn quấy rối tình dục cao nhất, tiếp theo là các phương
tiện khác như: xe ôm, taxi, tàu điện và xe khách, theo Chiangrai times. Cịn đối
với Nhật Bản, tình trạng quấy rối tình dục trên các phương tiện cơng cộng, đặc
biệt là tàu điện là một vấn đề vô cùng nan giải. Mặc dù chính quyền đã đưa ra
nhiều phương thức giải quyết như bố trí các toa tàu chỉ dành cho nữ nhưng vẫn
nạn này vẫn cịn đó và không thể giải quyết một cách triệt để.
4. Những khía cạnh chưa được đề cập trong những nghiên cứu trước đó.
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề quấy rối tình dục trên các
phương tiện cơng cộng, nhưng chưa có nghiên cứu nào đưa ra được các giải pháp
khả thi để khắc phục triệt để tình trạng này. Đặc biệt là tình trạng bị quấy rối tình
dục trên các phương tiện cơng cộng của sinh viên trường Đại học Cơng nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên đề tài “ tình
trạng bị quấy rối tình dục trên các phương tiện công cộng của sinh viên trường Đại
học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh” vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu
và rộng rãi.
III.
NÔỊ DUNG - PHƯƠNG PHÁP.
1. Thiết kế nghiên cứu: Định lượng và cắt ngang, chọn mẫu xác xuất
Nghiên cứu sử dụng thiết kế định lượng. Lý do sử dụng nghiên cứu định
lượng vì: tình trạng bị quấy rối tình dục trên các phương tiện công cộng của sinh
viên là một khái niệm đa hướng, có mối liên hệ với nhiều yếu tố khách quan đến
từ bên ngoài và yếu tố chủ quan đến từ bản thân của đối tượng. Do đó, nghiên
cứu định lượng sẽ là lựa chọn hợp lý và cho phép thu thập nhiều thông tin hơn về
khái niệm này so với nghiên cứu định tính. Nghiên cứu này mặc dù chỉ thực
hiện tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng nghiên
cứu định lượng có thể khái qt hóa cho các trường đại học khác ở Thành phố Hồ
Chí Minh. Nếu sử dụng phương pháp thu thập thơng tin định tính (phỏng vấn,
quan sát,
thảo luận nhóm…) thì sẽ mất rất nhiều thời gian, chi phí, kết quả nghiên cứu chỉ
mang tính chất cá nhân. Ngược lại, thu thập thông tin bằng phương pháp định
lượng (khảo sát bằng bảng câu hỏi) thì sẽ thu thập được lượng thơng tin lớn nhưng
khơng mất q nhiều thời gian và chi phí cho q trình thực hiện khảo sát, thơng
tin mang tính khái qt cho tồn bộ sinh viên. Vì vậy, nhóm quyết định chọn
phương pháp thu thập dữ liệu là khảo sát bằng bảng câu hỏi.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất, vì nó đại diện cho
tồn bộ dân số chọn mẫu, nên kết luận rút ra có thể khái qt hố cho tồn bộ dân
số chọn mẫu.
2.Chọn mẫu
Nghiên cứu sẽ được tiến hành tại Trường Đại học Cơng Nghiệp TP. Hồ Chí
Minh. Trường Đại học Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí Minh là sinh viên bao gồm các
khoa khác nhau. Trường có tổng cộng 12 phịng ban, 7 trung tâm cùng với 17
khoa và 2 viện. Với chỉ tiêu mỗi năm gần 8000 sinh viên nhập học, đạt 100% chỉ
tiêu so với kế hoạch đặt ra với điểm chuẩn các ngành từ 18,5 - 26 điểm, chất
lượng đầu vào được duy trì ổn định và nâng cao hơn qua mỗi năm học. Do số
lượng sinh viên ngày một đông đúc nên có thể sẽ cung cấp nhiều thơng tin cho
chúng ta về vấn đề nghiên cứu. Đây chính là lý do mà nhóm quyết định chọn sinh
viên trường Đại học Công nghiệp làm đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu quyết định dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm
để chọn mẫu khảo sát. Đầu tiên, sinh viên nghiên cứu sẽ được chia thành các cụm
theo các khoa: khoa Tài chính ngân hàng, khoa Cơng nghệ thơng tin, khoa
Thương
mại du lịch, khoa Quản trị kinh doanh, khoa Công nghệ hóa học… Tiếp theo từ
trong 17 khoa sẽ chọn ra 5 khoa (Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Tài chính ngân
hàng, Khoa Cơng nghệ Hóa Học, Khoa Luật,Khoa Ngoại ngữ), mỗi khoa sẽ chọn
ra 10 lớp để tham gia khảo sát.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm cho phép khái qt hóa kết
quả nghiên cứu cho tồn bộ dân số nghiên cứu. Do khơng có khung mẫu nghiên
cứu nên chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm là phương pháp chọn mẫu khả thi nhất.
Đồng thời giúp nhà nghiên cứu tiết kiệm được chi phí, thời gian và có thể dễ dàng
tiếp cận được đối tượng hơn. Kích cỡ mẫu được xác định theo công thức Cochran
(1977):
∗
∗−
∗(1 −)
Công thức: n = � 2
�2
Trong đó: z = 1.96, p = 0.5, e = 0.05, n = 400.
Dựa trên nguyên tắc chọn mẫu, kích cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên
cứu càng chính xác và có độ tin cậy hơn. Đồng thời cũng dựa trên điều kiện thời
gian và kinh phí nhóm nghiên cứu quyết định chọn 400 sinh viên ở Trường Đại
học Cơng Nghiệp TP. Hồ Chí Minh để tham gia khảo sát. Với số lượng mẫu cần
khảo sát, nhà nghiên cứu sẽ chọn ngẫu nhiên 10 lớp. Quy trình chọn lựa sẽ kết
thúc khi nhà nghiên cứu có đủ số lượng mẫu.
3.Thiết kế bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi có 20 câu hỏi, bao gồm 81 mục hỏi. Ngoài các mục hỏi về
thông tin cá nhân, bảng hỏi chủ yếu hỏi về ý thức tham gia giao thông của người
dân và hệ thống giao thông hiện nay của TP.HCM. Các câu hỏi ở dạng câu hỏi
đóng. Bảng câu hỏi do tự nhóm thiết kế dựa trên các mục tiêu đề ra và các thành
viên trong nhóm đã kiểm tra thử 1 lần.
4.Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu có 3 mục tiêu cụ thể. Để đạt được các mục tiêu này, nhà nghiên
cứu sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác nhau. Phương pháp sử dụng
cho từng mục tiêu sẽ được trình bày cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 1: Phương pháp nghiên cứu theo mục tiêu
Mục tiêu
Phương pháp thu thập
Phương pháp xử lý dữ
dữ liệu
liệu
Khảo sát thực trạng bị quấy rốiKhảo sát bằng bảng câu hỏi sinhSử dụng thống kê mô tả, sử
trên phương tiện công cộng củaviên tại Trường Đại học Côngdụng t-test
sinh viên IUH.
Nghiệp TP. HCM
Tìm hiểu hậu quả của tình trạngKhảo sát bằng bảng câu hỏi sinhSử dụng thống kê mô tả
bị quấy rối tình dục trên cácviên tại Trường Đại học Công
phương tiện công cộng của sinhNghiệp TP. HCM
viên Đại học Cơng Nghiệp
thành
phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất một số giải pháp đểNghiên cứu lý thuyết và kết quả Suy luận logic
sinh viên khơng bị quấy rối tìnhkhảo sát
dục trên các phương tiện công
cộng của sinh viên Đại học
Công Nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh.
4.1. Quy trình thu thập dữ liệu.
Khảo sát bằng phiếu câu hỏi vì đây là phương pháp ít tốn kém, dễ thực hiện, có
thể thu được một lượng lớn thông tin trong một khoảng thời gian ngắn.
- Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu từ tháng 1/2023 đến tháng 2/2022.
- Người khảo sát đến các sinh viên trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh, xin phép họ cho 1 ít thời gian rồi phát phiếu cho họ.
- Một người mất khoảng 10 phút để điền phiếu và nộp lại cho người khảo sát.
- Sau đó, người khảo sát thu thập lại phiếu. Quy trình được lặp lại cho đến khi
người khảo sát thu thập đủ số lượng đặt ra.
4.2. Xử lí dữ liệu.
Mục tiêu 1 :
Sử dụng các phép tính thống kê mơ tả: tính trung bình tuổi của mẫu nghiên cứu,
tính phần trăm, tính số lượng trong số những người được chọn làm mẫu có bao
nhiêu nam, bao nhiêu nữ.
Sử dụng phép tính so sánh trung bình 2 đám đơng t – test để so sánh các nhóm
trong mẫu (nam/nữ; khoa/viện; năm học).
Mục tiêu 2:
Sử dụng thống kê mơ tả để tìm hiểu hậu quả của tình trạng bị quấy rối tình dục
trên phương tiện công cộng của sinh viên Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh.
Mục tiêu 3:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và các phép suy luận logic rút ra
được các nguyên nhân chủ yếu gây ra nạn quấy rối tình dục trên các phương tiện
cơng cộng của sinh viên Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó
đưa ra biện pháp thích hợp nâng cao ý thức của sinh viên Đại học Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh.
IV. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Luận văn sẽ có 5 chương chính với nội dung như sau:
Chương 1: Cở sở lý luận về tình trạng bị quấy rối tình dục trên các phương tiện
cơng cộng của sinh viên Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương này sẽ tổng quan các tài liệu về tình trạng bị quấy rối trình dục trên các
phương tiện công cộng của sinh viên, thực trạng bị quấy rối tỉnh dục trên phương
tiện công cộng của sinh viên, các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bị quấy rối trình
dục trên các phương tiện cơng cộng của sinh viên.
Chương 2: Nội dung- Phương pháp
Chương này mơ tả quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, các phương pháp thu
thập và phân tích dữ liệu được sử dụng để hồn thành được các mục tiêu cụ thể
của nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương này trình bày kết quả phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Qua việc so sánh kết quả nghiên cứu với kết quả của các nghiên cứu trước đó, nhà
nghiên cứu có thể xác định được những điểm tương đồng với các nghiên cứu cũng
như điểm mới, những đóng góp của nghiên cứu của mình.
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp để sinh viên khơng bị quấy rối tình dục trên
các phương tiện công cộng của sinh viên Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh.
Chương này đề xuất các giải pháp cơ quan chứ năng tại Thành phố Hồ Chí Minh
có thể thực hiện nhằm nâng cao các biện pháp chống quấy rối tình dục trên các
phương tiện cơng cộng của sinh viên Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này nêu bật những kết quả nghuên cứu chính và đưa ra khuyến nghị nhằm
nâng cao các biện pháp chống quấy rối tình dục trên các phương tiện cơng cộng
của sinh viên Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Nghiên cứu sẽ được tiến hành vào tháng 10 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023:
STT
Công việc
Thời gian 9 tháng:
10/22 11/22
1
Tổng quan tài
liệu
2
Thiết kế bảng
câu hỏi khảo
sát
3
Tiến
hành
khảo sát
4
Xử lý phân
tích dữ liệu
5
Viết luận văn
6
Bảo vệ luận
văn trước hội
đồng
12/22 1/23
2/23 3/23 4/23
5/23 6/23
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn Phúc, 2022. “11% học sinh bị xâm hại ít nhất 1 lần, 31,2% nữ sinh bị quấy
rối tình dục trên xe buýt’’. Sài Gịn Giải Phóng Online.
< [ Ngày truy cập: 27 tháng 10 năm 2022]
2. Huy Thịnh, 2017. “ Bất an với nạn bạo hành, quấy rối tình dục trên xe buýt”.
Tiền Phong.
< [ Ngày truy cập: 27/10/2022]
3. Nhung Trần, 2022, “Nữ sinh ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM bị quấy rốitình dục
trên xe buýt”, Sức khỏe 24h.
< tphcm- biquay-roi-tinh-duc-tren-xe-buyt-a201962.html> [ Ngày truy cập: 27 tháng 10 năm
2022]
4. Hồng Minh, 2018, “Cha mẹ còn thờ ơ khi con bị quấy rối trên xe buýt”,Pháp
Luật
< [ Ngày truy cập: 27 tháng 10 năm 2022]
5. Hồ Quang, 2022, “Sở GTVT TP.HCM nói gì về tình trạng quấy rối tìnhdục trên xe
buýt?”, Một thế giới
< [ Ngày truy cập: 27 tháng 10 năm 2022]
6. Đỗ Thị Thảo, 2014 “Không dám lên tiếng khi bị quấy rối tình dục”, Tin mới.
< > [ Ngày truy cập: 27 tháng 10 năm 2022]
7. Lê Thanh Phong, 2022 “ bị quấy rối tình dục trên xe buýt nạn nhân ítnhất
phải la lên một tiếng” , báo lao động.
< > [ Ngày truy cập: ngày 27 tháng 10
năm 2022 ]
8. Gia Minh, 2022, “TP HCM tăng gần 4.600 chuyến xe buýt mỗi ngày”,báo
VNEXPRESS.
< > [ Ngày truy cập: 27 tháng 10 năm 2022]
9. Thiên Nhi, 2022, “Nạn quấy rối tình dục trên xe buýt, tàu điện ở ChâuÁ”,
ZingNews.vn.
< > [ Ngày truy cập: ngày 27 tháng 10 năm 2022 ]
10.
Nirmal, Nirmal Sapakota, Saraja Shrestha và Dipika Regmi (2019) đề tài
“Sexual harassment in public transportation among female student in Kathmandu
valley”.
< >[ Ngày
truy cập: ngày 27 tháng 10 năm 2022 ]
11.
Tuổi Trẻ, 2014 “ xử lý nạn quấy rối tình dục trên phương tiện cơng cộng”,
VOH radio.
< > [ Ngày truy cập: ngày 27 tháng 10 năm 2022 ]
Lê Thắm, 2019” cần sự lên tiếng của cộng đồng”, Lao động thủ đô.
< 92954.html > [ Ngày truy
12.
cập: ngày 27 tháng 10 năm 2022]
I.Mosha, Grace Mapunda, Christopher H Mbotwa, T.Nyamhaga (2022)
“Sexual harassment in public transport among female university students in Dar es
Salaam, Tanzania”.
< > [
13.
Ngày truy cập: ngày 27 tháng 10 năm 2022]
Rabina Wagle, A.Joshi, Tanjya Thapa, Dipa Sigdel, Sarita Nepal (2022),
“PREVALENCE OF SEXUAL HARASSMENT IN PUBLIC TRANSPORTATION
14.
AMONG FEMALE STUDENTS OF A PUBLIC COLLEGE AT BHARATPUR,
NEPAL”.
< />>. [ Ngày truy cập: ngày 27 tháng 10 năm 2022]
Shahla Tabassum, Khediaja Suhail , 2022, “Sexual harassment on public
transport: a survey study of Rawalpindi, Pakistan”
15.
< transport
%3A-a-survey-of-TabassumSuhail/dd6bb5c54319607a5965516d4ea6c10b70484481?
sort=relevance&citedPa
persSort=relevance&citedPapersLimit=10&citedPapersOffset=20 >. [ Ngày truy
cập: ngày 27 tháng 10 năm 2022]
Asha Weinstein Agrawal, Anastasia Loukaitou-Sideris, 2020 “Sexual crime and
harassment on public transportation: A study”.
< > [ Ngày truy cập: ngày 27 tháng 10 năm 2022]
16.
Aachol Foundation (2022),“Study: Nearly 47% of women on public transport
experience sexual harassment”,dhakatribune.com
17.
< >. [ Ngày truy cập: 3 tháng 6 năm
2022 ]
PHỤ LỤC A
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG BỊ QUẤY RỐI TÌNH
DỤC TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN CƠNG CỘNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Xin cảm ơn Anh/Chị đã tham gia vào cuộc khảo sát.
Chúng tôi rất vui khi bạn đã dành thời gian trả lời các câu hỏi. Ý kiến đóng góp
của bạn rất có giá trị và quan trọng đối với chúng tôi. Những thông tin bạn đã
cung cấp sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về thực trạng bị quấy rối tình dục trên các
phương tiện cơng cộng của sinh viên Đại học Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh.
Phần 1: Thơng tin cá nhân của Anh/Chị.
1. Họ và tên:
2. Giới tính của Anh/Chị là gì? □Nam
□Nữ
3. Năm sinh:
4. Khóa:
5. Anh/Chị là sinh viên của khoa nào?
□Khoa Luật
□Khoa Cơng nghệ Hóa Học
□Khoa Tài Chính-Ngân Hàng.
□Khoa Quản Trị Kinh Doanh
□Khoa Ngoại Ngữ
Phần 2: Nội dung khảo sát.
I. Khảo sát thực trạng bị quấy rối tình dục trên các phương tiện cơng cộng của sinh
viên IUH
1. Theo Anh/Chị, quấy rối tình dục trên phương tiện cơng cộng có thể xảy ra với ?
□Nam
□Nữ
□Cả hai
2. Anh/Chị đã từng bị quấy rối tình dục trên các phương tiện cơng cộng chưa?
□ Có
□Chưa
□Có nguy cơ
3. Anh/Chị có thường xuyên bị quấy rối hay không?
□Chưa từng
□Thỉnh thoảng
□Thường Xuyên
4. Theo Anh/Chị đâu là thời gian thường xảy ra tình trạng bị quấy rối tình dục trên các
phương tiện công cộng
□Sáng
□Trưa
□Chiều
□Tối
□Bất cứ lúc nào
5. Thời điểm dễ xảy ra tình trạng bị quấy rối tình dục trên phương tiện công cộng?
□Lúc xe đông, nhiều người
□Bất cứ khi nào
□Chưa bị nên chưa biết
6. Anh/Chị cảm thấy như thế nào khi bị quấy rối? (Có thể chọn nhiều phương án khác)
□Bình thường
□Hoảng sợ
□Nổi nóng
□Tức giận
□Bất lực
□Xấu hổ
□Lo lắng
□Chưa bị nên chưa biết
7. Khi bị quấy rối, Anh/Chị sẽ phản ứng như thế nào?
□Im lặng
□Hét thật to, cầu cứu mọi người xung quanh □Cáu gắt với kẻ quấy rối
□Đi ra chỗ khác □Tìm và đánh kẻ quấy rối
□Chưa bị nên chưa biết
8. Suy nghĩ của Anh/Chị như thế nào về hành vi quấy rối tình dục trên phương tiện cơng
cộng? (Có thể chọn nhiều phương án).
□Biến thái, đồi bại.
□Khơng có văn hóa, hành vi cần phải bị pháp luật trừng trị.
□Hành vi bệnh hoạn, gây bức xúc và khó khăn với người sử dụng phương tiện công cộng.
□Hành vi ảnh hưởng tới trật tự xã hội
□Vơ đạo đức, vơ liêm sĩ.
II.
Tìm hiểu hậu quả của tình trạng bị quấy rối tình dục trên các phương tiện công
cộng của sinh viên Đại học Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Theo Anh/Chị đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị quấy rối tình dục trên các
phương tiện cơng cộng ( có thể chọn nhiều đáp án)
□ Ăn mặc hở hang
□ Nhận thức sai lệch
□ Pháp luật và chế tài chưa hiệu quả
10.
□ Q đơng người
□ Ý kiến khác
Anh/Chị có cảm thấy hậu quả của quấy rối tình dục trên phương tiện cơng cộng là vơ
cùng nguy hiểm hay khơng ?
□ Có
11.
□ Khơng
□ Ý kiến khác
Khi bị quấy rối tình dục trên phương tiện cơng cộng thì Anh/Chị có:
□Mất ăn, mất ngủ