BỘ GIÁO DỤC ĐÀO ĐẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
----------
NHÓM 12
TÊN ĐỀ TÀI:KHẢO SÁT VỀ VIỆC
SỬ DỤNG THUỐC BỔ CHO TRẺ
TỪ 2-9 TUỔI TẠI XÃ QUẾ CHÂU,
HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG
NAM GIAI ĐOẠN THÁNG 1-3
NĂM 2016
KHÓA LUẬN PBL 496 DƯỢC SĨ
ĐÀ NẴNG – 2016BỘ GIÁO DỤC ĐÀO ĐẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
----------
NHÓM 12
TÊN ĐỀ TÀI:KHẢO SÁT VỀ VIỆC
SỬ DỤNG THUỐC BỔ CHO TRẺ
TỪ 2-9 TUỔI TẠI XÃ QUẾ CHÂU,
HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG
NAM GIAI ĐOẠN THÁNG 1-3
NĂM 2016
Người hướng dẫn : GV. Nguyễn Thị Thùy
Trang
Nơi thực hiện: Xã Quế Châu – huyện
Quế Sơn – tỉnh
Quảng Nam.
ĐÀ NẴNG - 2016
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Giảng viên Nguyễn Thị Thùy Trang người đã truyền cho
chúng tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Tranh tài giải pháp
PBL Trường Đại học Duy Tân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
chúng tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ủy Ban Nhân
Dân, các chủ nhà thuốc, các bà mẹ và các em nhỏ từ 2-9 tuổi của
xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện và
nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình khảo sát và thu thập
số liệu.
Đà Nẵng, ngày 22, tháng 06, năm
2016.
Nhóm thực hiện đề tài:
1. Nguyễn Anh Thư;
2. Nguyễn Thị Minh Khuê;
3. Vũ Thị Thu Hiền;
4. Lê Thị Thùy Linh;
5. Phạm Thị Minh Yến;
6. Nguyễn Thị Hà Xuyên.
MỤC LỤC
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
H: Chiều cao (Height)
SDD: Suy dinh dưỡng.
SD: Độ lệch chuẩn (Standard Deviation).
W: Cân nặng (Weight).
WHO: Tổ chức Y tế Thế giới. (World Health Orgazination).
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bả
ng
1.
1
3.
1
3.
2
3.
3
3.
4
3.
5
3.
6
3.
7
Tên bảng
Nhu cầu vitamin /ngày cho trẻ em.
Tra
ng
7
Thông tin về trẻ trong độ tuổi từ 2-9.
20
Tỉ lệ suy dinh dưỡng.
21
Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo từng độ tuổi.
22
Tình hình tiêu thụ thuốc trong một quý
24(01-03 năm 2016) của trẻ em từ 2 đến
25
9 tuổi.
Khảo sát tỉ lệ trẻ em đã dùng thuốc bổ
29
trong một quý ở trẻ em tử độ tuổi 2-9.
Khảo sát số lượng thuốc sử dụng cho
32
trẻ từ 2-9 tuổi theo từng nhóm thuốc.
Sự tiêu thụ thuốc bổ theo giá tiền.
34
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hì
nh
3.
1
3.
2
3.
3
3.
4
3.
5
3.
6
3.
7
3.
8
3.
9
Tên hình
Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ trong độ tuổi
từ 2-9.
Tình trạng SDD của trẻ từ 2-9 tuổi trên
địa bàn xã Quế Châu
Tỉ lệ sử dụng giữa hai nhóm thuốc Bổ
sung vitamin và khoáng chất và nhóm
Kích thích tiêu hóa cho trẻ từ 2-9 tuổi
trên địa bàn xã Quế Châu, huyện Quế
Sơn, tỉnh Quảng Nam từ tháng 01-03
năm 2016.
Thực trạng sử dụng các thuốc cụ thể
trong nhóm Bổ sung
vitamin
và
khoáng chất.
Thực trạng sử dụng một số thuốc cụ thể
trong nhóm thuốc Kích thích tiêu hóa-sự
thèm ăn.
So sánh tỉ lệ trẻ chưa sử dụng thuốc và
nhưng trẻ đã được sử dụng thuốc tính
đến thời điểm khảo sát (giai đoạn từ
tháng 01-03/2016).
Tình hình sử dụng thuốc bổ theo độ tuổi
trên địa bàn xã Quế Châu, tỉnh Quảng
Nam.
So sánh tỉ lệ sử dụng nhóm thuốc bổ
sung vitamin và khoáng chất với nhóm
khích thích sự thèm ăn theo độ tuổi.
So sánh sự tiêu thụ thuốc bổ theo giá
tiền.
Tra
ng
21
22
25
26
28
30
31
33
34
10
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước sang ngưỡng cửa của thế kỷ 21 không chỉ Việt Nam mà
nhiều nước trên thế giới phải đương đầu với thách thức của tình
trạng nghèo và suy dinh dưỡng (SDD). Theo tổ chức y tế thế giới
(WHO) ước tính có khoảng 500 triệu trẻ em bị SDD trên toàn cầu,
trong đó có 150 triệu trẻ em ở châu Á, chiếm 40% tổng số trẻ em
dưới 5 tuổi.[6]Tại Việt Nam theo kết quả điều tra của Viện Dinh
dưỡng (2007), tỉ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi chung trên toàn
quốc là 21.2%.[8]
SDD làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất, tâm
thần và vận động của trẻ. Tại xã Quế Châu, một vùng nông thôn
nhỏ thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, với mặt bằng kinh tế gia đình
không quá khó khăn, số lượng trẻ không quá nhiều nhưng tình
trạng trẻ thấp còi, suy sinh dưỡng lại chiếm tỉ lệ khá cao so với các
trẻ cùng lứa tuổi của khu vực khác trên địa bàn. Do vậy mà các
bậc phụ huynh để hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ hiện
nay đã và đang hướng đến việc sử dụng các loại thuốc bổ và thực
phẩm chức năng để cải thiện tình trạng của con trẻ. Nhiều phụ
huynh cho trẻ dùng thuốc bổ và nghĩ rằng đó có thể thay thế thức
ăn, nên không quan tâm chế độ ăn của con do đó kết quả là trẻ
dùng thừa thuốc bổ mà vẫn bị suy dinh dưỡng. Qua đó có thể thấy
việc sử dụng thuốc bổ là con dao hai lưỡi. Do đó, khảo sát sử dụng
thuốc bổ cho trẻ em đã và đang là vấn đề được quan tâm hàng
đầu hiện nay để đảm bảo cho trẻ em được phát triển toàn diện.
Để tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc bổ cho trẻ em hiện nay
nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Khảo sát tình
trạng sử dụng thuốc bổ cho trẻ em ở độ tuổi từ 2-9 tuổi tại
11
xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ
tháng 1-3 năm 2016.” với các mục tiêu như sau:
1. Khảo sát tình trạng sử dụng thuốc bổ cho trẻ em từ 2-9
tuổi.
2. Khảo sát số lượng tiêu thụ, giá thuốc của hai nhóm thuốc:
Bổ sung Vitamin-khoáng chất và Kích thích tiêu hóa-thèm
ăn cho trẻ từ 2-9 tuổi.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.
Định nghĩa thuốc bổ
Thuốc bổ (Thực phẩm chức năng): Theo Bộ Y tế Việt Nam:
“Thực phẩm chức năng thực phẩm (hay sản phẩm) dùng hỗ trợ (
phục hồi, dùy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận
trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng
thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.[2]
1.2.
Phân loại.
Phân loại có nhiều cách phân loại, dựa vào đối tượng sử dụng và
tác dụng.
1.2.1.
−
−
−
−
−
−
−
−
−
Dựa vào đối tượng sử dụng.
Người mới khỏi bệnh.
Người bị suy nhược (làm việc quá mức).
Người ăn kiêng.
Trẻ con đang lớn, phát triển chậm.
Phụ nữ có thai, đang cho con bú.
Người khỏe mạnh.
Vận động viên, phi hành gia.
Người đái đường.
Người cao huyết áp.[4]
12
1.2.2.
Tác dụng.
Dựa vào tác dụng có thể phân chia thuốc bổ thành các
nhóm chính sau:[3]
1.1.1.1. Nhóm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin
và khoáng chất.
−
Vitamin: là hợp chất hữu cơ, nhu cầu cơ thể cần rất ít và được cung
cấp đầy đủ hàng ngày qua thức ăn. Có vai trò rất cần thiết, nếu cơ
thể thiếu vitamin thì nhiều hoạt động không thể thực hiện được,
một số chức năng không duy trì được.
4 vitamin tan trong dầu: A, D, E, K.
9 vitamin tan trong nước: vitamin C và các vitamin nhóm B gồm
B1, B2, B5, B6, B12, acid folic (B9), biotin (B8), PP (B3).
− Chất khoáng (minerals, vi chất dinh dưỡng - micronutrients) là các
chất vô cơ, cần được bổ sung trong thực phẩm hằng ngày.
Lượng tương đối lớn: Ca (Calci), P (Phosphor), Na (Natri), K (Kali).
Lượng nhỏ: nguyên tố vi lượng (oligo – éléments, trace elements)
với tác dụng giúp cho các enzym hoạt động: Zn, Cu, Se, Mn, I, Mo,
Co, F.
1.1.1.2. Bổ sung thuốc kết hợp vitamin, chất khoáng
với hoạt chất khác:
−
−
−
Các acid amin (lysin…).
Tinh chất nhân sâm.
Chất hướng gan (chất có tác động chủ yếu tại gan): lecithin,
methionin, cholin, betain, inositol, flavonoid…có tác dụng bảo vệ
nhu mô gan, giúp gan hoạt động tốt hơn, giúp chuyển hóa lipid.
− Các tinh chất chiết từ các cơ quan nội tạng: tinh chất vỏ nang
−
thượng thận, cao gan, Filatov… (bệnh bò điên), không còn sử dụng.
Tế bào men, mầm lúa mạch.
1.1.1.3. Thuốc trị suy nhược chức năng, bồi dưỡng trí
não:
13
Deanol (Pharamton): bồi bổ trí não, dành cho người lớn
−
tuổi.
− Glutaminol B6, Magné – B6, Pho – L: tạo ra trí thông minh, tăng trí
−
nhớ.
Arphos, Activarol, Arcalion, Polytonyl, Sargenor, Dynamisan…
1.1.1.4. Chất có tác dụng chống oxy hóa:
Gồm: bêta – caroten, vitamin C, vitamin E, Selenium (Zn),
−
flavonoid (Ginko biloba…) (gốc tự do gây rối loạn, lão hóa).
1.1.1.5. Bổ sung các hormon:
−
Steroid đồng hóa (anabolic steroid): Durabolin, tác dụng đồng hóa
protein.
−
−
−
Melatonin (hormon tuyến tùng): bổ.
DHEA (dehydro epiandrosteron): chống lão hóa, bổ.
hGH (human growth hormone): cải lão hoàn đồng.
1.1.1.6. Thuốc kích thích sự thèm ăn:
−
Cyproheptadin (Periactin, Peritol…): là thuốc kháng H1, có tác
dụng phụ gây buồn ngủ.
− Lysin, Carnitin (acid amin…):Là acid amin cần thiết, con người
không thể tổng hợp được mà lấy từ thức ăn, lysin có trong thịt, đặc
biệt là thịt đỏ(bò, lợn, cừu, gia cầm), trong phô mai, trong một số
loài cá như: cá tuyết cá mòi và trong một số hạt.
− Dibencozid (coenzyn, vitamin B12): đặc biệt dùng cho người lớn
tuổi và cả trẻ em.
− Các chất tăng cường chức năng đường ruột.
Bao gồm Probiotics và Prebiotics:[9]
Probiotics (chất tạo sinh): Là những thực phẩm chức năng bổ sung
những vi khuẩn sống có lợi và đường ruột, tạo sự sinh sôi phát
14
triển, chiếm chỗ và ức chế các chất gây bệnh, kích thích hệ
thống tiêu hóa hoạt động tốt lên, kích thích sản xuất enzym,
tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn, tăng bài tiết
các chất độc trong ruột, chống táo bón giảm thiểu dị ứng, chống
ỉa chảy, huyết áp cao, mệt mỏi, rối loạn đại tràng, giảm nguy cơ
ung thư ruột.
Các sản phẩm Probiotics là các sản phẩm từ sữa có chứa
hai loại vi khuẩn: Lactobacilli và Bifidobacteria.
Các Prebiotics (chất tiền sinh): Là những thực phẩm chức năng
bổ sung các thành phẩn có tác dụng tăng cường khả năng sống,
kích thích sự phát triển và tăng hoạt tính cảu các vi khuẩn
Probiotics
Các sản phẩm Prebiotics ví dụ như: đường có trong hoa
quả, mật ong, thực phẩm có các đường Galactooligosaccharid
như sữa dê...
Synbiotics: Là do sự kết hợp Probiotics và Prebiotics. Synbiotics
kết hợp tác dụng của vi khuẩn mới và kích thích vi khuẩn của
chính cơ thể.
1.1.1.7. Nhóm thực phẩm chức năng :“không béo”,
“không đường”, “giảm năng lượng”.
Thường gặp là: Nhóm trà thảo dược, nhóm này được sản
xuất/ chế biến nhằm hỗ trợ giảm cân, phòng chống rối loạn một
số chức năng: sinh lý, thần kinh, tiêu hóa,… để tăng cường sức
khỏe, sức đề kháng…
15
1.1.1.8. Nhóm thực phẩm chức năng các loại nước tăng
lực, giải khát.
Được nhà sản xuất bào chế, chế biến nhằm bổ sung năng
lượng, các vitamin và khoáng chất cho cơ thể khi vận động thể
lực, thể dục thể thao, lao động nặng nhọc…
1.1.1.9. Nhóm thực phẩm chức năng giàu chất xơ.
−
Là các polysaccharid không phải là tinh bột, nó là bộ khung; giá
đỡ của các mô/ tế bào thực vật và có sức chống đỡ với các men tiêu
−
hóa.
Chất xơ có tác dụng: nhuận tràng, chống được táo bón, ngừa được
ung thư đại tràng. Bên cạnh đó chất xơ còn có vai trò đối với
chuyển hóa cholesterol cũng như phòng ngừa nguy cơ suy vành,
sỏi mật, làm tăng cảm giác no và giảm bớt cảm giác đói do đó
góp phần trong việc giảm cân, giảm béo, giảm đái đường.
1.1.1.10.
Nhóm thực phẩm chức năng đặc biệt.
−
Nhóm này dành cho các “đối tượng đặc biệt”, các nhóm đặc biệt
này phải kể đến như:
Thức ăn cho phụ nữ có thai;
Thức ăn cho người cao tuổi;
Thức ăn cho trẻ ăn dặm;
Thức ăn cho vận động viên, phi hành gia;
Thức ăn qua ống thông dạ dày;
Thức ăn cho người cao huyết áp;
Thức ăn cho người có rối loạn chuyển hóa bẩm sinh: người bị
Phenylketonuri, Galactosemie…;
Thức ăn cho người đái đường; Thức ăn thiên nhiên: tỏi, trà xanh,
các chất sinh học thực vật…
1.3.
Nhu cầu sử dụng thuốc bổ cho trẻ em.
16
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một
lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến
những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Vi chất dinh dưỡng gồm nhóm vitamin (A, B, C, D, E...) và
nhóm các nguyên tố khoáng (canxi, photpho, sắt, kẽm, iod, selen,
đồng...). Những chất này có nhiều trong các thức ăn nguồn gốc
động vật, thực vật rất phong phú và đa dạng của Việt Nam. Tuy
nhiên, rất nhiều bà mẹ do chưa hiểu biết đúng về vai trò cũng như
là nhu cầu của vi chất dinh dưỡng nên đã cho trẻ uống bổ không
đúng, nếu thừa cũng có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong một báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (năm 2013)
cho thấy, trẻ em Việt Nam từ 6 tháng đến 12 tuổi thiếu vi chất
nghiêm trọng. Có hơn 50% trẻ em thiếu hụt các vi chất như
vitamin A, B1, C, D và sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày, điều đó
cho thấy bữa ăn truyền thống chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ
em trong giai đoạn phát triển rất nhanh. Có 3 bệnh do thiếu vi
chất dinh dưỡng quan trọng đang tác động đến sức khỏe cộng
đồng là bướu cổ do thiếu iod, thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt
và khô mắt do thiếu vitamin A. Ngoài ra, hiện nay một vấn đề cũng
cần quan tâm đó là bệnh còi xương do thiếu vitamin D, vì hậu quả
của thiếu vi chất này sẽ ảnh hưởng đến tầm vóc của con người.[1]
Bảng 1.1 : Nhu cầu vitamin /ngày cho trẻ em. [2]
17
Nhóm
A(mcg
D(mc
tuổi
<6
)
g)
)
375
5
400
tháng
6-11
tháng
1-3
tuổi
4-6
tuổi
7-9
tuổi
C(mc
Ca
Iod(µg
)
g)
(mg)
)
3
6
25
300
0,93
5
4
9
30
400
18,6
400
5
5
13
30
500
11,6
450
5
6
19
30
600
12,6
500
5
7
24
35
700
17,8
1.3.1.
E(mcg K(mcg
Tầm quan trọng của các loại vitamin và
khoáng chất đối với trẻ.
Vitamin, chất khoáng có nhiều vai trò sinh học, tham gia các
quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Chất khoáng là thành phần
quan trọng cấu tạo nên cơ thể, canxi, photpho là thành phần chính
của xương và răng. Chất khoáng có nhiều tác dụng trong các chức
phận sinh lý và chuyển hóa của cơ thể, duy trì áp lực thẩm thấu.
Ăn thiếu chất khoáng sẽ sinh ra nhiều bệnh.
Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt.
Sắt là thành phần của huyết sắc tố, tham gia quá trình vận chuyển
−
oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào. Thiếu sắt gây
thiếu máu. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Khi bị thiếu
máu, trẻ thường có biểu hiện da xanh, niêm mạc môi, lưỡi, mắt
nhợt nhạt. Trẻ kém hoạt bát, học kém, thiếu tập trung hay buồn
ngủ. Khi bị thiếu máu nặng, trẻ hay bị viêm nhiễm đường hô hấp
và các bệnh nhiễm khuẩn.
Nhu cầu sắt ở trẻ độ tuổi 6 - 11 tháng: 12,4 mg/ngày, trẻ 1 - 3 tuổi
7,7mg/ngày, 7 - 9 tuổi: 11,9 mg/ngày, 10 - 14 tuổi: 19,5mg/ngày.
18
Sắt được cung cấp cho cơ thể từ hai nguồn thức ăn: thức ăn động
vật (thịt bò, lòng đỏ trứng gà, tim, gan, cá...) và thức ăn thực vật
(đậu, đỗ, rau lá xanh, mộc nhĩ, nấm hương...). Để tăng hấp thu sắt,
nên ăn hoa quả chín để cung cấp nhiều vitamin C.
− Còi xương do thiếu canxi và vitamin D:
Trong cơ thể canxi có vị trí đặc biệt, 98% canxi nằm ở xương và
răng, vì vậy canxi rất cần thiết đối với trẻ em có bộ xương đang
phát triển. Bệnh còi xương ở trẻ em chủ yếu là do thiếu vitamin D.
Khi thiếu vitamin D sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, cơ thể sẽ
huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng
hóa xương. Biểu hiện sớm của còi xương là trẻ hay quấy khóc, nôn
trớ, ngủ không yên giấc, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc, thóp rộng
chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to, răng mọc chậm, lồng ngực dô,
chậm biết ngồi, biết đi, biến dạng xương (chân vòng kiềng, chữ
bát). Các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của trẻ.
Nhu cầu canxi cho 1 ngày của trẻ 6 - 11 tháng: 400mg, 1 - 3 tuổi
500mg, 4 - 6 tuổi 600mg, 7 - 9 tuổi: 700mg, 10 tuổi: 1.000mg. Nhu
cầu vitamin D của trẻ em 5mcg/ngày (tương đương 200 đơn vị
quốc tế - UI).
Các thực phẩm có nhiều canxi: tôm, tép, cua, cá, sữa, phomai, rau
dền, rau mồng tơi... Vitamin D có nhiều trong dầu gan cá, cá biển,
gan, trứng gà...
− Bướu cổ do thiếu iốt:
Iốt là vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể,
cần cho tổng hợp hormon tuyến giáp, duy trì thân nhiệt, phát triển
xương, quá trình biệt hóa và phát triển của não và hệ thần kinh
trong thời kỳ bào thai. Khi cơ thể bị thiếu iốt, tuyến giáp làm việc
nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố giáp trạng nên tuyến giáp
to lên, gây ra bướu cổ. Trẻ bị thiếu iốt chậm phát triển trí tuệ,
chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng, học kém, thiếu nặng trẻ có
thể bị đần độn.
19
Nhu cầu iốt ở trẻ em khoảng 90 - 120mcg/ngày.
Các thực phẩm có nhiều iốt là các loại cá biển, rong biển, rau cải
xoong, tảo...
− Suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu kẽm:
Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, miễn dịch,
giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng, hình thành các tổ chức. Thiếu
kẽm làm trẻ chậm lớn, biếng ăn, giảm sức đề kháng hay mắc bệnh
nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao.
Nhu cầu kẽm của trẻ nhỏ 5 - 6mg/ngày.
Thực phẩm có nhiều kẽm gồm: lòng đỏ trứng gà, so, trai, hến,
lươn, ốc, củ cải, đậu tương (đậu nành)...
− Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt:
Vitamin A có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trẻ nhỏ, giúp trẻ
lớn và phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo
vệ các biểu mô giác mạc, da, niêm mạc. Khi thiếu, trẻ chậm lớn,
còi cọc, hay bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm
đường hô hấp, thiếu nặng sẽ bị khô loét giác mạc, dẫn đến mù lòa.
Nhu cầu vitamin A ở trẻ em 400 - 500mcg/ngày.
Các thực phẩm có nhiều vitamin A như: thịt, gan, trứng gà, sữa,
lươn... Rau xanh, quả có màu vàng, đỏ (gấc, cà rốt, bí đỏ, xoài, đu
đủ) có nhiều beta caroten (tiền vitamin A).
− Thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim.
− Thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc, làm giảm
sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm
khuẩn.
− Thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não,
màng não.
− Thiếu fluor dễ mắc bệnh răng miệng, thiếu sắt dẫn đến thiếu
máu…[1]
1.3.2.
Trường hợp nên bổ sung Vitamin và khoáng
chất cho trẻ.
20
Chỉ sử dụng khi chế độ ăn thường xuyên không đầy đủ, ăn
uống thiên lệch (không ăn rau hoặc ăn quá ít, thường ăn thức ăn
công nghiệp như mì gói, bánh kẹo, khoai tây chiên...). Trẻ nhỏ
biếng ăn (ví dụ một ngày cần phải ăn 100g thịt, 100g gạo, 200g
trái cây, 500ml sữa... nhưng trẻ ăn quá ít nên lượng vitamin và
khoáng chất bị thiếu).
Do cung cấp thiếu:
Gặp ở các trẻ sống trong những gia đình kinh tế khó khăn nên bữa
−
ăn cho trẻ không bảo đảm chất lượng.
Do ăn phải gạo bị mốc hoặc để lâu ngày thiếu Vitamin B1.
Rau quả để bị héo hoặc bảo quản lạnh quá lâu.
Do chế biến thức ăn không đúng như đun điđun lại nhiều lần.
Do các tục lệ ăn uống kiêng khem quá mức hoặc trẻ không được
bú sữa mẹ...
− Do mắc một số bệnh lý:
Những trẻ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp
thu, các bệnh về gan, mật... là những trẻ hay bị thiếu Vitamin và
chất khoáng. Trẻ bị bệnh sốt rét có thể gây thiếu Vitamin B1 và
tình trạng thiếu Vitamin B1 có thể làm phức tạp thêm bệnh sốt rét.
−
Các nguyên nhân khác:
Gặp ở những trẻ sinh non, sinh đôi, các trẻ lớn quá nhanh do
nhu cầu Vitamin quá cao so với sự cung cấp của chúng ta hàng
ngày.[1]
1.3.3.
Cách bổ sung vitamin một cách hiệu quả cho
trẻ.
Việc quảng cáo quá mức về thuốc bổ, Vitamin và khoáng
chất đang làm tình trạng lạm dụng thuốc lan tràn, phổ biến hơn,
gây những tai biến khó lường do... thừa Vitamin và khoáng chất.
21
Do vậy khi bổ sung Vitamin và khoáng chất bao giờ cũng phải thấp
hơn nhu cầu hàng ngày, trừ trường hợp trẻ đang bị mắc bệnh do
thiếu các vitamin và khoáng chất đó thì có thể phải dùng liều cao
hơn, trường hợp này phải uống theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ nhi
khoa.
−
Sử dụng thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất:
Các chế phẩm Vitamin và vi chất dinh dưỡng đơn lẻ thường có
hàm lượng rất cao, như Vitamin B12 loại 5.000-10.000mcg (cao
gấp 800-1.600% nhucầu hằng ngày), Vitamin C 1.000mg, nguyên
tố kẽm 100mg (cao gấp 330-660% nhu cầu hằng ngày)... khi sử
dụng cần tham khảo và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của thầy thuốc.
Trường hợp trẻ được Bác sĩ chẩn đoán thiếu máu, có thể bổ sung
chất sắt theo một hàm lượng nhất định. Với những bé dưới 4 tuổi,
mẹ nên cho bé uống vitamin dạng lỏng để tránh tình trạng mắc
nghẹn.
Khi sử dụng Vitamin và khoáng chất dưới dạng phối hợp (đa
Vitamin, đa khoáng chất...) phải phân biệt rõ ràng công thức cho
−
trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 4 tuổi.
Bổ sung Vitamin và khoáng chất qua khẩu phần ăn:
Vitamin là những yếu tố luôn có sẵn trong thực phẩm (rau, quả,
ngũ cốc, thịt, cá...), nên nếu sử dụng thực phẩm đảm bảo chất
lượng, không ăn kiêng, không rối loạn hấp thụ ở đường tiêu hóa thì
không thiếu, không cần bổ sung.
Trường hợp trẻ chỉ thích ăn rau củ, có thể bổ sung vitamin B12, D,
riboflavin và canxi bị thiếu trong chế độ ăn uống.[1]
1.4.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bổ
1.4.1.
Vitamin và chất khoáng:
1.4.1.1. Quá liều Vitamin và khoáng chất.
22
Vitamin và khoáng chất không phải vô hại, dùng nhiều hay
quá lạm dụng đều gây tác dụng không mong muốn, thậm chí gây
nên hậu quả đáng tiếc ở trẻ khi sử dụng quá nhiều.
−
Thừa Vitamin A có thể gây ngộ độc:
Làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh
hưởng đến sự phát triển xương có thể làm trẻ chậm lớn, rối loạn
thần kinh.
Gây quái thai, vì vậy không nên dùng cho mẹ ngay trước thời kỳ
mang thai và đặc biệt không nên dùng cho phụ nữ có thai trong 3
tháng đầu.
− Thừa Vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí
nhớ, giảm tiết prolactin.
− Vitamin C do không có hiện tượng tích lũy nên hầu như không gặp
tình trạng thừa,nhưng nếu dùng liều cao sẽ dẫn đến nguy cơ:
Theo đường uống: gây viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy.
Dùng đường tiêm với liều cao gây tan máu, đặc biệt ở những người
thiếu men G6PD.
− Thừa Vitamin D gây ra tình trạng:
Trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp có thể
bị thiểu năng, kém trí tuệ.
Quá liều Vitamin D nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất
nhanh.
− Thừa Vitamin K thường chỉ gặp khi dùng đường tiêm kéo dài có thể
gây tan máu và vàng da.
− Thừa canxi dẫn đến gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, tăng huyết
−
−
áp...xương cốt hoá sớm có thể bị thấp chiều cao.
Thừa sắt dẫn đến gan nhiễm săt, tim nhiễm sắt dẫn đến suy tim.
Thừa kẽm dẫn đến biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hoá…
1.4.1.2. Tương tác thuốc – thuốc:
Tương tác thuốc – thuốc có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sự
chuyển hóa thuốc khác, gây mất tác dụng hoặc tăng độc tính :
23
−
−
Vitamin C liều cao:
Làm mất tác dụng warfarin.
Ảnh hưởng hiệu quả của disulfiram.
Giảm nồng độ cyclosporin trong máu.
Vitamin B6 tương tác levodopa, giảm hiệu quả kháng hội chứng
−
parkinson của thuốc.
Vitamin B12 tương tác cloramphenicol làm giảm, chậm phản ứng
hồng cầu lưới với vitamin B12.
− Canxi và thuốc lợi tiểu thiazid: thiazid làm giảm bài tiết canxi, do
−
đó làm tăng canxi huyết.
Canxi với nhóm kháng sinh quinolone, tetracyline: tạo phức hợp
làm giảm hấp thu thuốc và cả canxi.
1.4.2.
−
−
Chất chống oxy hóa:
Vô hiệu hóa các gốc tự do, giảm quá trình lão hóa, bảo vệ tế bào…
Làm giảm nguy cơ bị một số bệnh (ung thư, tim mạch…) lưu ý
dùng thuốc chỉ có tác dụng phụ trợ, vì còn ảnh hưởng nhiều yếu tố
khác.
− Không có sự hiểu lầm: đây là thần dược chữa bách bệnh.
1.4.3.
−
Thuốc kích thích sự thèm ăn:
Cyproheptadin: ức chế sự tiết sữa,tác dụng kháng Histamin/
Dopamin, có tác dụng phụ lên thần kinh ngoại tháp, thần kinh
−
−
−
trung ương.
Chống chỉ định: phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ < 2 tuổi.
Tác dụng phụ: chóng mặt, chán nản, dễ kích động.
Nhiều quốc gia không còn ghi chỉ định đối với thuốc này.
1.4.4.
−
Các hormon
Tự ý sử dụng bừa bãi anabolic steroid (doping) cố tìm mua để sử
dụng: DHEA, melatonin, hGH.
1.4.5.
Thuốc bổ đông y
24
−
−
Phải có sự chẩn trị: bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết…
Tự ý sử dụng có thể gây ra các tai biến: ngộ độc lá ngón, thuốc giả
mạo trộn tân dược (corticoid).
1.5.
Khái niệm chung về dinh dưỡng.
1.5.1.
Dinh dưỡng.
Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân
đối các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn
vẹn tăng trưởng của cơ thể để đảm bảo chức năng sinh lý và tham
gia tích cực vào các hoạt động xã hội.[7]
1.5.2.
Tình trạng SDD.
1.1.1.1.
Định nghĩa SDD.
SDD là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi
chất dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ 5 tuổi, bệnh biểu hiện ở các
mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến thể chất,
tinh thần và vận động của trẻ.[10]
1.1.1.2.
Phân loại suy dinh dưỡng trên cộng
đồng.
Để xác định tình trạng suy dinh dưỡng, chủ yếu người ta
dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc (cân nặng theo tuổi, chiều cao
theo tuổi và cân nặng theo chiều cao).
Từ năm 2006 Chuẩn tham khảo của WHO (WHO 2006) được
khuyến cáo sử dụng và cho tới nay, đây là thang phân loại được
chấp nhận rộng rãi trên thế giới.
Dựa trên cân nặng, chiều cao của trẻ và so sánh với quần thể
chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006, người ta chia SDD
thành 3 thể:[12]
25
+
SDD thể nhẹ cân: Cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của
trẻ cùng tuổi và giới (sử dụng điểm ngưỡng cân nặng theo tuổi
+
dưới -2SD)
SDD thể thấp còi: Là giảm mức độ tăng trưởng của cơ thể, biểu
hiện của SDD mạn tính, có thể bắt đầu sớm từ SDD bào thai do mẹ
bị thiếu dinh dưỡng. Được xác định khi chiều cao thấp hơn với mức
+
tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD).
SDD thể gầy còm: Là hiện tượng cơ và mỡ cơ thể bị teo đi, được
coi là SDD cấp tính vì thường biểu hiện trong thời gian ngắn. Được
xác định khi cân nặng theo chiều cao (dưới -2SD).
1.1.1.3.
−
Hậu quả của SDD
Trẻ bị suy dinh dưỡng có biểu hiện chậm phát triển thể lực và trí
tuệ: trẻ quá thấp, quá gầy so với tuổi, thể lực yếu, học kém. Hậu
quả của suy dinh dưỡng thường không thể khắc phục được, với trẻ
nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng, khi lớn lên sẽ ảnh
hưởng đến khả năng học tập và lao động thể lực, trí lực cũng như
một số bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành. Trẻ em là thế hệ tương
lai của đất nước, vì vậy sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển
kinh tế xã hội.
− Trẻ có cân nặng theo tuổi thấp thường hay bị bệnh như tiêu chảy
và viêm phổi. Suy dinh dưỡng làm tăng tỷ lệ tử vong. Ước tính
riêng trong năm 1995, có 11,6 triệu ca trẻ em dưới 5 tuổi ở các
nước đang phát triển bị tử vong vì tất cả các nguyên nhân khác
nhau thì có 6,3 triệu ca (chiếm 54%) bị suy dinh dưỡng. Suy dinh
dưỡng ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển trí tuệ, hành vi và khả năng
học hành của trẻ, khả năng lao động đến tuổi trưởng thành.
− Suy dinh dưỡng trẻ em thường để lại những hậu quả nặng nề. Gần
đây, nhiều bằng chứng cho thấy suy dinh dưỡng ở giai đoạn sớm,
nhất là trong thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi thời kỳ của đời
người. Hậu quả của thiếu dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế