Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ cho học sinh trong dạy học và giáo dục ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.83 KB, 49 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LĨNH VỰC: QUẢN LÝ

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GĨP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CƠNG TÁC TƯ VẤN, HỖ TRỢ CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT

1


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GĨP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CƠNG TÁC TƯ VẤN, HỖ TRỢ CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT
LĨNH VỰC: QUẢN LÝ

Nhóm tác giả: Trường THPT Nghi Lộc 4
1. Phùng Quốc Hưng - Phó hiệu trưởng
2. Nguyễn Thị Hiền - Giáo viên - Tổ Văn - Anh
3. Phùng Thị Tú
- Giáo viên - Tổ KHXH
Năm học
: 2021 - 2022
Điện thoại
: 0943.506.888



2


DANH MỤC VIẾT TẮT
THPT
GD&ĐT
BGH
GV
GVBM
GVCN
HS
KHHGĐ
HĐNGLL
KN

: Trung học phổ thông
: Giáo dục và đào tạo
: Ban giám hiệu
: Giáo viên
: Giáo viên bộ môn
: Giáo viên chủ nhiệm
: Học sinh
: Kế hoạch hóa gia đình
: Hoạt động ngồi giờ lên lớp
: Kỹ năng

3



MỤC LỤC
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 3
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
6. Tính mới của đề tài ........................................................................................... 4
Phần II. NỘI DUNG ........................................................................................... 5
1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 5
1.1. Các khái niệm trong đề tài: ............................................................................ 5
1.2. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT ....................................................... 6
1.3. Những khó khăn của học sinh trung học phổ thơng ....................................... 7
1.4. Vai trị của cơng tác tư vấn, hỗ trợ học sinh. .................................................. 8
1.5. Nhiệm vụ của công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh. ............................................. 9
2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 10
2.1. Thực trạng về công tác tư vấn, hỗ trợ cho học sinh trong dạy học và giáo
dục ở trường THPT ............................................................................................ 10
2.2. Thực trạng về công tác tư vấn, hỗ trợ cho học sinh trong dạy học và giáo
dục ở đơn vị công tác ......................................................................................... 11
2.2.1. Về phía Ban giám hiệu: ............................................................................ 11
2.2.2. Về phía giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm: ................................... 11
2.2.3. Về phía học sinh: ...................................................................................... 12
3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác tư vấn, hỗ trợ cho học
sinh trong dạy học và giáo dục ở trường THPT .................................................. 12
3.1. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cho học sinh trong công tác dạy học và
giáo dục. ............................................................................................................. 12
3.2. Lựa chọn nội dung, phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh phù hợp............... 18
3.2.1. Nội dung tư vấn: ....................................................................................... 18
3.2.2. Phương pháp tư vấn .................................................................................. 18

3.3. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn, hỗ trợ ..................................................... 24
3.3.1. Tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho học sinh ........................................................ 24
3.3.2. Tư vấn, hỗ trợ trực tuyến qua mạng nội bộ, email, mạng xã hội, điện
thoại và các phương tiên thông tin truyền thông khác ......................................... 25

1


3.3.3. Tư vấn, hỗ trợ gián tiếp thông qua các chuyên đề, sinh hoạt ngoài giờ lên
lớp, hoạt động ngoại khóa và lồng ghép trong các tiết sinh hoạt tập thể như
chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn,... ........................................................... 27
3.4. Sử dụng linh hoạt các kỹ năng tư vấn, hỗ trợ học sinh ................................. 29
3.4.1. Kĩ năng lắng nghe ..................................................................................... 29
3.4.2. Kĩ năng đặt câu hỏi ................................................................................... 30
3.4.3. Kĩ năng phản hồi ...................................................................................... 31
3.4.4. Kĩ năng thấu hiểu ..................................................................................... 31
3.4.5. Kĩ năng hướng dẫn ................................................................................... 32
3.5. Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và ngoài nhà trường .... 35
3.5.1. Phối hợp trong nhà trường ........................................................................ 35
3.5.2. Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngồi ............................. 36
4. Kết quả và đóng góp của đề tài ....................................................................... 36
4.1. Kết quả đạt được ......................................................................................... 36
4.2. Đóng góp của đề tài: .................................................................................... 37
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 38
1. Kết luận .......................................................................................................... 38
2. Kiến nghị, đề xuất .......................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 40
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 41

2



Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức
tạp thì đời sống tâm lý của học sinh nói chung, học sinh cấp THPT nói riêng
đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Các em
thường gặp những khó khăn về tâm lí trong q trình học tập, định hướng nghề,
các mối quan hệ giao tiếp, sự phát triển bản thân … nếu không được điều chỉnh,
giải tỏa kịp thời thì rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc; nhẹ thì chán học,
nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường… thậm chí tự tử, gây án mạng. Thực
trạng này cho thấy các em thật sự cần người đáng tin cậy và có chun mơn để
chia sẻ, tâm sự hoặc trợ giúp các em tìm cách thức giải quyết vấn đề một cách
tốt nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tư vấn hỗ, trợ học sinh trong
dạy học và giáo dục, trong vài năm gần đây, các cấp quản lý giáo dục đã bước
đầu quan tâm đến hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh để giúp cho các em khắc
phục những khó khăn về tâm lý, lệch chuẩn về hành vi. Đồng thời, công tác tư
vấn, hỗ trợ cũng giúp học sinh xác định được mục tiêu, lựa chọn phương pháp
học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân và
nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội.
Trong điều lệ trường trung học nói chung và trường phổ thông nói riêng có
nêu rõ: Giáo viên làm cơng tác tư vấn có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh
và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và
sinh hoạt. Xuất phát từ nhiệm vụ đó, một số trường phổ thơng đã rất quan tâm
tới công tác tư vấn, hỗ trợ cho học sinh trong dạy học và giáo dục bằng cách tổ
chức các buổi tham vấn học đường hoặc có hẳn một phòng tư vấn trong nhà
trường với những giải pháp cụ thể để có thể kịp thời giúp đỡ các em học sinh khi
cần thiết. Tuy mơ hình này rất tốt nhưng khơng phải trường nào cũng có được và
nếu có tổ chức các buổi tư vấn thì cũng khơng thể thường xun được. Vì vậy

theo chúng tơi, cần phải có giải pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh phù hợp để góp
phần giúp đỡ các em những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập.Với
những lý do đó, chúng tơi chọn đề tài: “ Một số giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả cơng tác tư vấn, hỗ trợ cho học sinh trong dạy học và giáo dục ở
trường THPT” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm ra cách thức tư vấn, hỗ trợ, tháo gỡ những vướng mắc cho học sinh
THPT trong cuộc sống và học tập. Từ đó giúp học sinh học tập hiệu quả, phát
triển tâm lí lành mạnh và góp phần xây dựng mơi trường học đường thân thiện,

3


tích cực, để học sinh có thể hoàn thiê ̣n bản thân miǹ h, có mô ̣t sức khỏe tinh thầ n
tố t, tự tin hơn trong cuô ̣c số ng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Giáo viên đưa ra giải pháp để tư vấn hỗ trợ học sinh, giúp các em vượt qua
những khó khăn, vướng mắc trong học tập và cuộc sống.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh THPT có nhu cầu cần tư vấn, hỗ trợ trong học tập,
hướng nghiệp và trong cuộc sống.
- Không gian: thực nghiệm tại trường THPT Nghi lộc 4.
- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2017- 2018 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, nghiên
cứu các văn bản, quy định, hướng dẫn… về công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh
trong dạy học và giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê,
thu thập và xử lí thơng tin, đánh giá, khảo nghiệm, thống kê những hiê ̣n tươṇ g
mang tiń h điể n hiǹ h.

6. Tính mới của đề tài
Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của
công tác tư vấn, hỗ trợ cho học sinh trong dạy học và giáo dục. Chúng tơi rất
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hoàn
thiện hơn

4


Phần II. NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận
1.1. Các khái niệm trong đề tài:
- Tư vấn:
Tư vấn là một quá trình mà một cá nhân dựa trên sự hiểu biết của mình về
một lĩnh vực nào đó đưa ra những hướng dẫn, chỉ bảo, lời khuyên (Theo Từ điển
Bách khoa Việt Nam) và Tư vấn là “Góp ý kiến về những vấn đề hỏi đến nhưng
khơng có quyền quyết định” (Theo Từ điển Hán Việt, NXB Khoa học xã hội,
2007, trang 507).
Trong lĩnh vực tư vấn tâm lí, khái niệm tư vấn cịn được hiểu ở nghĩa rộng
hơn khơng đơn thuần là việc “cho lời khuyên” (như công việc của một chun
gia, hay cố vấn) mà cịn là q trình nhà tư vấn vận dụng những tri thức, phương
pháp và kĩ năng nghề nghiệp nhằm trợ giúp đối tượng được tư vấn nhận ra chính
mình, từ đó tự thay đổi hành vi, thái độ, tái lập lại thế cân bằng tâm lí cho bản
thân ở mức độ cao hơn.
- “Hỗ trợ” theo nghĩa phổ biến nhất, được hiểu là “sự giúp đỡ” nói chung
dành cho người khác khi họ gặp vướng mắc hoặc khó khăn trong cuộc sống,
cơng việc về vật chất và tinh thần.
- Tư vấn hỗ trợ học sinh:
Là một hoạt động chuyên môn của các giáo viên tư vấn trường học và các

lực lượng khác hướng đến tất cả học sinh trong nhà trường nhằm mục đích hỗ
trợ và can thiệp đối với những học sinh đang gặp phải những khó khăn trong đời
sống tâm lý, bao gồm những khó khăn về xúc cảm, tình cảm, tâm lý, tinh thần
trong đời sống hàng ngày, trong hành vi ứng xử, quan hệ bạn bè, thầy cơ, gia
đình, trong học tập, định hướng nghề nghiệp…Qua đó, giúp học sinh tìm được
hướng giải quyết phù hợp và giúp ổn định đời sống tâm lý để có thể đạt được sự
phát triển cao nhất và hiệu quả nhất trong suốt quá trình học tập tại trường học.
Như vậy, tư vấn và hỗ trợ đều có điểm chung là sự giúp đỡ, mang đến
những điều tích cực, thuận lợi cho người khác khi họ đang gặp khó khăn, vướng
mắc trong cuộc sống hay công việc. Tuy nhiên, sự giúp đỡ trong tư vấn mang
tính nghề nghiệp cao hơn cịn sự giúp đỡ trong hỗ trợ mang ý nghĩa rộng hơn,
phổ quát hơn.
- Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học
Hoạt động học tập và rèn luyện trong nhà trường là dạng hoạt động chủ
đạo, quyết định trực tiếp sự phát triển tâm lí, nhân cách của học sinh. Dạng hoạt
động này đặt ra nhiều yêu cầu về nội dung, phương pháp, hình thức lĩnh hội tri
thức, kĩ năng, rèn luyện đạo đức, nhân cách…nên học sinh sẽ phải đối mặt với
những khó khăn nhất định nhằm thực hiện được những yêu cầu đó. Vượt qua
được những u cầu, khó khăn này thì học sinh sẽ phát triển hài hịa về thể chất,
tâm lí, trí tuệ và nhân cách.
5


Để làm được điều này giáo viên - với tư cách là chủ thể của hoạt động giáo
dục và dạy học bên cạnh việc tổ chức và điều khiển hoạt động dạy học, định
hướng hoạt động tự học và tự rèn luyện của học sinh, giáo viên cần đồng hành,
theo sát và kịp thời phát hiện những khó khăn riêng của những học sinh khác
nhau. Từ đó tìm ra biện pháp, cách thức hỗ trợ phù hợp, giúp học sinh thực hiện
được hoạt động học tập và rèn luyện một cách hiệu quả. Nói cách khác, ngồi
hai cơng việc chính là giáo dục và dạy học, hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh

cũng là một trong những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo
viên. Theo Thông tư 20/2018/TT - BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở
giáo dục phổ thông, yêu cầu về năng lực tư vấn, hỗ trợ học sinh được coi là một
trong những tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên phổ
thông nói chung và giáo viên trung học phổ thơng nói riêng (tiêu chuẩn 2, tiêu
chí 7). Ở một góc độ nhất định, giáo viên thực hiện công việc tư vấn, hỗ trợ học
sinh hiệu quả sẽ góp phần hỗ trợ tích cực đến việc giáo dục và dạy học học sinh,
mang lại kết quả tốt đẹp cho cả giáo viên và học sinh.
Theo tinh thần của Thông tư 31/2017/TT - BGDĐT ngày 18/12/2017 về
hướng dẫn công tác tư vấn tâm lí trong trường phổ thơng, hoạt động tư vấn tâm
lí trong nhà trường được hiểu là “sự hỗ trợ tâm lí, giúp học sinh nâng cao hiểu
biết về bản thân, hồn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc
tích cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi
đang học tại nhà trường”.
Hiểu một cách khái quát tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học
là hoạt động trợ giúp của giáo viên và các lực lượng khác hướng đến tất cả học
sinh trong nhà trường nhằm đảm bảo sức khỏe thể chất và tâm lí ổn định, tạo
điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập, rèn luyện và phát triển bản thân.
Như vậy quá trình tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học không
chỉ dừng lại ở việc tư vấn, hỗ trợ cho từng học sinh cụ thể khi các em gặp khó
khăn trong cuộc sống mà cịn bao gồm các hoạt động mang tính phịng ngừa
hướng tới mọi học sinh trong nhà trường, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về
bản thân, gia đình, mối quan hệ xã hội. Từ đó giúp học sinh tăng cảm xúc tích
cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn mà học sinh gặp phải khi
đang học tại nhà trường, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển về phẩm chất
và năng lực theo mục đích giáo dục đã đề ra.
1.2. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT
Học sinh trung học phổ thơng cịn gọi là lứa tuổi thanh niên, là giai đoạn
phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi

thanh niên được tính thừ 15 đên 25 tuổi. Đây là lứa tuổi có đời sống tâm lý
phong phú nhưng cũng rất phức tạp.
6


Các em ở tuổi thanh niên học sinh đã đạt đến mức trưởng thành phát dục để
chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn xét trên diện hoạt động hưng
phấn và ức chế của cơ quan thần kinh cũng như các mặt khác về phát triển thể
chất ... Các em có sức lực dồi dào, bắp thịt nở nang, thân hình cân đối rất khoẻ
mạnh và đẹp. Sự hồn thiện về mặt cơ thể như vậy có ảnh huởng đến sự phát
triển tâm lý ở lứa tuổi này.
Các em ở lứa tuổi này bắt đầu nảy sinh cảm nhận về tính chất nguời lớn của
bản thân. Đây là một trong những nét tâm lý đặc trưng xuất hiện trong giai đoạn
chuyển từ lứa tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên, là một trong những yếu tố
tâm lý góp phần tạo nên những mối quan hệ bất bình ổn giữa cha mẹ và con cái,
làm cho tần số giao tiếp của cha mẹ với con cái giảm xuống và thay vào đó là
nhu cầu giao tiếp của thanh niên với bạn đồng lứa tăng lên.
Các em đã cảm nhận rõ rệt rằng mình đã lớn hay mình cũng gần giống
người lớn. Các em có xu hướng cố gắng thể hiện mình, mong muốn được tự lập,
tự chủ trong việc giải quyết các vấn đề của riêng mình .Ở lứa tuổi này xuất hiện
một mâu thuẫn giữa ý muốn chủ quan và hiện thực khách quan: muốn trở thành
người lớn song ý thức được rằng mình chưa đủ khả năng...
Ở lứa tuổi này, các biểu hiện rối loạn nhân cách tăng lên rõ rệt và trong
phần lớn các trường hợp, chúng có nguồn gốc sâu xa trong các quan hệ cha mẹ con cái, quan hệ thầy – trị khơng thuận lợi. Trên cơ sở phát triển sinh lý, mức
độ chín muồi của q trình phát triển các đặc điểm sinh lý của giới, sự cảm nhận
về tính chất người lớn của bản thân mình ở thanh niên khơng phải là một cảm
nhận chung chung mà liên quan chặt chẽ đến việc gắn kết mình vào một giới
nhất định. Từ nhận thức đó ở thanh niên dần dần hình thành những nhu cầu,
động cơ, định hướng giá trị các quan hệ và các kiểu hành vi đặc trưng cho mỗi
gia đình.

Sự phát triển tự ý thức, vị thế xã hội của lứa tuổi đầu thanh niên có nhiều
thay đổi so với lứa tuổi truớc đó. Những thay đổi trong vị thế xã hội dẫn đến
những nhu cầu về hiểu biết thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ
nguời - người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội. Bước sang tuổi
thanh niên các chức năng tâm lý của con người cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt
là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ hay khả năng tư duy.
Đời sống tình cảm của tuổi đầu thanh niên cũng có nhiều thay đổi, bị chi
phối bởi các yếu tố như: bộ não phát triển và hồn thiện, đời sống tình cảm có lý
trí soi rọi; Sự phát triển cơ thể cân đối và thanh niên học sinh ý thức được điều
đó; Quan hệ xã hội của các em phong phú. Ba đặc điểm trên chi phối đời sống
tình cảm của thanh niên, làm cho đời sống tình cảm của thanh niên phong phú
đa dạng, sâu sắc.
1.3. Những khó khăn của học sinh trung học phổ thơng
- Khó khăn trong học tập, hướng nghiệp
Trong học tập, học sinh trung học phổ thông thường phải đối mặt với
những khó khăn sau: Nội dung học tập vừa có tính lí luận cao, trừu tượng, vừa
7


phân hoá mạnh theo định hướng phục vụ cho việc học tập nghề nghiệp trong
giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, địi hỏi sự nỗ lực trí tuệ và ý chí rất cao ở học sinh,
nhất là những năm cuối cấp trung học phổ thông.
Trong xác định kế hoạch đường đời và hướng nghiệp, chọn nghề, học sinh
trung học phổ thông thường gặp những khó khăn tâm lí sau: Nhiều học sinh
chưa có tâm thế, chưa có nhận thức, ý thức về tầm quan trọng của việc chọn
nghề, chọn trường học nghề sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông và lựa chọn
những môn học phù hợp với việc chọn nghề. Nhiều học sinh chưa ý thức rõ ràng
về tương lai của mình sau khi tốt nghiệp. Nhiều em cịn lúng túng, loay hoay
trong việc định hướng nghề và chọn nghề, chọn trường học nghề sau khi tốt
nghiệp. Đây là hạn chế của khơng ít học sinh trung học phổ thơng hiện nay.

Hiểu biết về nghề và hệ thống nghề của nước ta và của địa phương ở nhiều
học sinh còn mơ hồ, chưa sâu sắc và cụ thể. Nhiều em chưa phân biệt được yêu
cầu và sự khác biệt giữa chọn nghề và chọn trường học nghề; chưa xác định
được việc chọn nghề phù hợp với xu hướng, phẩm chất và năng lực cá nhân là
điều quan trọng; còn việc chọn trường cần lưu ý đến những điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể để đảm bảo tính khả thi trong thời điểm hiện tại.
- Khó khăn trong các mối quan hệ, giao tiếp
Trong lĩnh vực quan hệ xã hội, quan hệ của thanh niên học sinh với cha mẹ
và thầy cô giáo dần dần ít sóng gió hơn, ổn định hơn và ngày càng có ý nghĩa
hơn. Tuy nhiên, các quan hệ xã hội rộng lớn hơn như sự giao tiếp, tương tác và
kết giao xã hội; quan hệ với bạn, đặc biệt với bạn khác giới là những vấn đề
thanh niên học sinh trung học phổ thơng gặp nhiều khó khăn tâm lí.
- Khó khăn trong việc phát triển bản thân
Đối với học sinh trung học phổ thông, phát triển bản thân là vấn đề quan
trọng hơn nhiều so với tuổi học sinh trung học cơ sở và việc phát triển bản thân
cũng khơng kém phần khó khăn và phức tạp. Bởi vậy cần có sự tư vấn và hỗ trợ
của các lực lượng giáo dục.
1.4. Vai trị của cơng tác tư vấn, hỗ trợ học sinh.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí và những khó khăn và vướng mắc của
lứa tuổi học sinh THPT, chúng ta thấy việc tư vấn, hỗ trợ học sinh là cần thiết và
giữ một vai trị to lớn, góp phần nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy
và giáo dục học sinh.
Trước hết, tư vấn, hỗ trợ học sinh tạo ra những tác động mang tính định
hướng giáo dục tới học sinh. Qua tư vấn giúp các em tự nhận thức, tự giải quyết
vấn đề, qua đó hình thành tính tự lập, độc lập, biết tự chịu trách nhiệm. Lứa tuổi
học sinh trung học đang phát triển, tâm sinh lý chưa ổn định, nên tư vấn tâm lí
học đường còn hỗ trợ cho những học sinh có vướng mắc, khó khăn, chưa giải
quyết được tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi… Hơn nữa, xã hội phát
triển, q trình tồn cầu hóa đang tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực đến
8



sự phát triển tâm lí của trẻ. Nhiều hiện tượng phát triển lệch lạc, mất phương
hướng của thanh thiếu niên hiện nay có nguyên nhân từ sự phát triển nhanh của
xã hội, của cơng nghệ, trong khi văn hóa nếp sống của xã hội chưa biến đổi kịp.
Đó là căn nguyên gây ra những khó khăn trong sự phát triển của trẻ. Tư vấn, hỗ
trợ sẽ giúp cho học sinh đớ i mặt và tăng khả năng ứng phó trước những khó
khăn của các em.
Trong q trình học tập, rèn luyện, học sinh có nhiều vướng mắc trong học
tập, sinh hoạt và hướng nghiệp… Tư vấn, hỗ trợ sẽ trợ giúp và là bạn đồng hành
của các em trong việc giải quyết những vướng mắc ấy.
Tư vấn, hỗ trợ học sinh còn giúp các em lựa chọn được cách xử lý đúng
đắn trong mối quan hệ hàng ngày với thầy cô, bạn bè, người thân… để ổn định
được đời sống tâm hồn, tình cảm cho các em.
Tư vấn, hỗ trợ giúp cho các em có định hướng đúng đắn trong sự phát triển
hồn thiện nhân cách theo hướng tích cực để trở thành người cơng dân tốt.
Q trình tư vấn, hỗ trợ cho học sinh không chỉ giúp các em giải quyết
được những vấn đề đang gặp phải mà còn hỗ trợ cải thiện tốt các mối quan hệ
giữa con cái với cha mẹ, học trị với thầy cơ, giữa bạn bè với nhau,… Phương
pháp này sẽ giúp cho các em học sinh tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình học tập cũng như cuộc sống. Các em sẽ cảm thấy thoải mái, dễ
chịu, giảm bớt các căng thẳng, mệt mỏi, áp lực để giúp cho việc học tập hiệu quả
hơn, cuộc sống cũng được cân bằng và vui vẻ.
Tư vấn, hỗ trợ sẽ giúp cho học sinh có đủ khả năng để tự giải quyết các vấn
đề của bản thân.Việc có thể áp dụng tư vấn từ sớm sẽ giúp xử lý được các nguy
cơ tiềm ẩn có thể khởi phát ở học sinh như chán học, bỏ học, đánh nhau, các
hành vi vi phạm pháp luật, tự hủy hoại bản thân, sa ngã vào các tệ nạn xã
hội,…Do đó có thể khẳng định rằng cơng tác tư vấn tâm lý học đường đóng vai
trị rất quan trọng đối với việc giáo dục học sinh trong ghế nhà trường.
1.5. Nhiệm vụ của công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh.

- Phòng ngừa:
+ Tư vấn các phương pháp, hình thức giáo dục cho các đối tượng tham gia
giáo dục và chính học sinh nhằm phịng ngừa các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát
triển nhân cách của trẻ.
+ Tư vấn cho những người có tác động tiêu cực đến học sinh hoặc có khó
khăn trong giáo dục học sinh.
+ Tư vấn cho học sinh có khó khăn tâm lý nhằm làm giảm nguy cơ mắc
bệnh.
- Phát hiện:
Quan sát, phát hiện hàng ngày và chuẩn đoán học sinh có nguy cơ rối nhiễu tâm
lý hoặc những hiện tượng tâm lý bất thường, những hành vi lệch chuẩn của trẻ.
- Trị liệu:
9


Trị liệu, can thiệp bước đầu cho học sinh có những biểu hiện rối nhiễu tâm lý
hành vi, bệnh lý học đường.
- Hỗ trợ nguồn lực:
Tìm kiếm các nguồn lực (kinh tế, y tế, pháp lý…) nhằm hỗ trợ, bảo vệ, chăm
sóc cho học sinh như các tổ chức xã hội, chuyên môn, nghề nghiệp.
Như vậy, tư vấn học đường có nhiệm vụ chăm sóc, hỗ trợ cho tất cả các học
sinh trong trường học, can thiệp và đan xen vào các hoạt động giáo dục trong
trường học.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng về công tác tư vấn, hỗ trợ cho học sinh trong dạy học
và giáo dục ở trường THPT
Học sinh THPT, là lứa tuổi tâm sinh lý đang phát triển, nhận thức các vấn
đề trong cuộc sống chưa đầy đủ. Vì vậy, khi đối mặt với các sang chấn tâm lý,
căng thẳng trong học tập, trong quan hệ gia đình và xã hội, các em dễ có hành vi
tiêu cực. Cá biệt có em rơi vào sự trầm cảm, tự kỷ, ảnh hưởng rất lớn đến việc

học tập, rèn luyện và hòa nhập cuộc sống của các em.
Cơng tác tư vấn, hỗ trợ có vai trị vơ cùng quan trọng, hỗ trợ học sinh rèn
luyện kỹ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, có thái độ ứng xử phù
hợp trong các mối quan hệ xã hội và hoàn thiện nhân cách; đồng thời phát hiện,
tư vấn, hỗ trợ giúp học sinh có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu bạo lực
học đường và các tác động tiêu cực có thể xảy ra.
Với tầm quan trọng của công tác tư vấn, hỗ trợ, trong những năm qua, dưới sự
chỉ đạo của Bộ Giáo dục, Sở GD&ĐT nhiều cấp học, nhiều trường học đã quan
tâm đến việc tư vấn, hỗ trợ học sinh, xem đó là hoạt động giáo dục độc lập, được
tiến hành song song với các hoạt động khác của nhà trường, góp phần nâng cao
chất lượng dạy học và giáo dục. Việc tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh đã
được tổ chức thực hiện và đem lại những hiệu quả nhất định cho các em học sinh.
Lực lượng tổ chức trực tiếp những hoạt động động tư vấn, hỗ trợ học sinh ở các
trường hiện nay là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn và cán bộ đồn. Cách
thức được giáo viên lựa chọn sử dụng nhiều nhất là đưa ra lời khuyên, giải pháp
cho các em và có ý kiến đóng góp cho giải pháp của các em. Nhiều em đã được
tháo gỡ những vướng mắc trong học tập, hướng nghiệp cũng như cuộc sống.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cịn gặp phải một số khó khăn và tồn
tại sau:
- Việc tổ chức các hoạt động này chưa được đồng bộ nhất quán do chưa có
kế hoạch tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ chung cho toàn trường.
- Hiệu quả tổ chức các hoạt động tham vấn học đường chưa được giáo viên
và học sinh đánh giá cao do hiện nay việc tổ chức hoạt động này vẫn cịn gặp rất
nhiều khó khăn, một số trường chưa có phịng tư vấn, hỗ trợ và nhân viên
chun trách; giáo viên thiếu kiến thức và kỹ năng tư vấn, hỗ trợ học đường;
10


một số giáo viên cho rằng giáo viên và học sinh khơng có thời gian giành cho
hoạt động tư vấn; chưa có sự phối hợp của các lực lượng giáo dục.

- Sự thiếu vắng các điều kiện cần thiết để chính thức hố đội ngũ làm cơng
tác tư vấn, hỗ trợ học sinh trong nhà trường cả về số lượng và chất lượng. Tất cả
các tư vấn viên trong trường đều là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm, chưa được
đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ tư vấn một cách chính quy.
- Những vấn đề tâm lý ở học sinh ngày càng gia tăng: rất nhiều em cảm
thấy căng thẳng trong việc học, bất ổn về tâm lý, thiếu kỹ năng sống.
2.2. Thực trạng về công tác tư vấn, hỗ trợ cho học sinh trong dạy học
và giáo dục ở đơn vị cơng tác
2.2.1. Về phía Ban giám hiệu:
Qua khảo sát về mức độ quan tâm đến công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh của
Ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Số lượng
04

Rất
quan tâm
02

Tỷ lệ
%
50,0

Mức độ
Tỷ lệ
Quan tâm
%
02
50,0

Bình

thường
0

Tỷ lệ
0,0

Dựa vào kết quả khảo sát chúng tôi thấy hầu hết BGH đều quan tâm đến
công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh và xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng
của nhà trường. Tuy nhiên việc triển khai về công tác tư vấn, hỗ trợ cho học sinh
tại cơ sở hàng năm cịn gặp nhiều khó khăn. Ban giám hiệu chưa thường xun
có kế hoạch, tổ chức chun đề về cơng tác tư vấn, hỗ trợ cho học sinh để giúp
đỡ giáo viên làm cơng tác tư vấn, hỗ trợ có thêm kinh nghiệm.
2.2.2. Về phía giáo viên bộ mơn và giáo viên chủ nhiệm:
Chúng tôi tiến hành khảo sát 52 GV đã đang dạy trên lớp và 30 GV làm
công tác chủ nhiệm và thu được kết quả sau:
+ Về mức độ quan tâm đến công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh:
Mức độ
Rất quan tâm
Quan tâm
Không quan tâm

GVBM
28
19
5

Tỷ lệ %
53,8
36,5
9,6


GVCN
16
13
1

Tỷ lệ %
53,3
43,3
3,3

+ Về mức độ thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh:
Mức độ
Thường xuyên
Ít khi
Chưa bao giờ

GVBM
19
26
7

Tỷ lệ %
36,5
50,0
13,5

GVCN
18
11

1

Tỷ lệ %
60,0
36,7
3,3
11


Từ kết quả khảo sát trên chúng tôi nhận thấy rằng đa số giáo viên đã quan
tâm đến công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học. Tuy nhiên
trong quá trình thực hiện chưa được tiến hành thường xuyên. Mặc dù họ nhận
thức được rằng việc tư vấn, hỗ trợ cho học sinh là rất cần thiết. Mặt khác họ thừa
nhận trong quá trình thực hiện đều đang lúng túng, nhiều tình huống rất khó giải
quyết.
2.2.3. Về phía học sinh:
Để có minh chứng cụ thể, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với 420 em
về nhu cầu cần được tư vấn, hỗ trợ, thu được kết quả như sau:
Mức độ
Nhu cầu tư vấn, hỗ trợ

Rất cần
thiết

Tỷ lệ

Tỷ lệ

%


Cần
thiết

Tỷ lệ

%

Ít cần
thiết

Trong hoạt động học
tập, hướng nghiệp

98

23,3

177

42,2

145

34,5

Trong các mối quan hệ
giao tiếp

178


42,4

134

31,9

108

25,7

Trong phát triển bản
thân

74

17,6

192

45,7

154

36,7

%

Qua điều tra và khảo sát mức độ cần thiết của các em đối với nhu cầu cần
được tư vấn, hỗ trợ thì chúng tơi thấy rằng hầu hết các em đều muốn được tư
vấn. Nhưng trên thực tế để các em tìm gặp giáo viên, tổ tư vấn thì con số đó lại

khơng nhiều. Điều đó cũng dễ hiểu vì tâm lý các em nhìn chung là ngại chia sẻ,
khơng muốn ai biết đến những vấn đề riêng tư, và khó khăn của mình.
3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ
cho học sinh trong dạy học và giáo dục ở trường THPT
3.1. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cho học sinh trong công tác dạy
học và giáo dục.
Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cho học sinh là khâu giữ vị trí quan
trọng hàng đầu trong cơng tác tư vấn, hỗ trợ. Nó là q trình xác định mục
tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và cách thức thực hiện. Kế hoạch được
xây dựng đáp ứng được các yêu cầu, mục tiêu của từng năm học, được thảo
luận, thông qua và tổ chức triển khai theo đúng quy chế tập trung dân chủ,
thống nhất các nội dung từ Ban giám hiệu, cấp ủy chi bộ, Hội đồng sư phạm
và Ban đại diện Cha mẹ học sinh.
Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu cùng các thành viên tổ tư vấn họp bàn
và xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.Việc xây dựng kế hoạch cần:
12


- Dựa trên các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục, ngành giáo dục về công
tác tư vấn, hỗ trợ học sinh và mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Cụ thể
hóa các chủ trương của Bộ, ngành để phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
- Dựa trên nhu cầu, nguyện vọng cần được tư vấn, hỗ trợ của các em học
sinh.
- Kế hoạch xây dựng phải rõ ràng, chi tiết, khoa học, phù hợp với tình hình
thực tế của nhà trường.
- Trong kế hoạch phải chỉ rõ nội dung cơng việc phải làm, hình thức, thời
gian thực hiện và người phụ trách.
Kế hoạch sau khi xây dựng xong sẽ triển khai thực hiện. Trong quá trình
thực hiện có thể điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với thực tế, với nhu cầu cần tư
vấn, hỗ trợ của học sinh.

Nhờ việc thực hiện từng bước một cách khoa học, có sự đóng góp ý kiến
của tập thể nên công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong
trường học của chúng tôi tương đối hiệu quả. Kế hoạch năm, kế hoạch tháng
được xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc.
Trong năm học 2020- 2021, với việc xây dựng kế hoạch, chuyên đề tư vấn
phù hợp nên chúng tôi đã thu hút được rất nhiều đối tượng học sinh tham gia tư
vấn, nhiều em có những thay đổi tích cực.
Sau đây là kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh năm học 2020- 2021 của đợn vị
chúng tôi:
KẾ HOẠCH
Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong dạy học và giáo dục năm học 2020- 2021
- Thực hiện Thông tư số 31/2017/TT-BGDDT ngày 18/12/2017 của Bộ
Giáo dục – Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học
sinh trong trường phổ thông;
- Thực hiện Công văn số 77/SGDĐT-CTTT ngày 15 tháng 01 năm 2018 về
việc hướng dẫn thực hiện thông tư 31 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
công tác tư vấn cho học sinh.
- Căn cứ Công văn số 769/ /SGD&ĐT- GDTrH ngày 04/ 9/ 2020 của Sở Giáo
dục và Đào Nghệ An về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2020- 2021.
- Căn cứ đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường năm học 2020- 2021
I- Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích
- Định hướng giáo dục cho học sinh có khó khăn về tâm lý, tình cảm,
những bức xúc của lứa tuổi, những vướng mắc trong học tập, trong định hướng
nghề nghiệp, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực
hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình.
13



- Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp kịp thời, có hướng giải quyết phù hợp,
giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra, góp phần xây dựng mơi trường giáo
dục an tồn, lành mạnh, thân thiện và phịng, chống bạo lực học đường.
- Hỗ trợ học sinh giải quyết những khó khăn trong việc phát triển bản thân,
rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù
hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp
phần xây dựng và hồn thiện nhân cách.
2. Yêu cầu
- Các thành viên của tổ tư vấn phải am hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
học sinh và phương pháp tư vấn để việc tư vấn có hiệu quả. Trong q trình tư
vấn, giáo viên tư vấn cần giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học
sinh, cha mẹ học sinh để tránh sự mặc cảm của các đối tượng được tư vấn.
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường, cha
mẹ học sinh và các lực lượng ngồi nhà trường có liên quan trong các hoạt động
tư vấn, hỗ trợ học sinh.
- Đảm bảo quyền được tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học
sinh và bảo mật thông tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý theo quy định của
pháp luật.
II. Nội dung
Nội dung tư vấn, hỗ trợ tập trung vào các vấn đề:
- Tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên; tâm lý lứa
tuổi, giới tính hơn nhân gia đình phù hợp với lứa tuổi;
- Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh
trong mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, giáo viên và bạn bè và mối
quan hệ xã hội khác;
- Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề
nghiệp cho học sinh, đặc biệt là học sinh khối 12;
- Tư vấn về các giá trị sống, kỹ năng sống; biện pháp ứng xử văn hóa,
phịng chống bạo lực, xâm hại và xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành
mạnh, thân thiện;

- Tư vấn các vấn đề khác theo mong muốn của học sinh. Hỗ trợ giới thiệu cho
các em học sinh đến các cơ sở, chuyên gia khám và điều trị tâm lý đối với các trường
hợp học sinh bị rối loạn tâm sinh lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường.
III. Giải pháp và hình thức
- Bố trí giáo viên có khả năng giải đáp, hợp tác tư vấn theo các nội dung
trên. Chủ yếu đưa ra những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các em giải tỏa
được về mặt tinh thần, làm cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin và trên cơ sở
đó có thể tự giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực.
- Các thành viên của Tổ tư vấn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, với các
thành viên khác của tổ tư vấn để thực hiện công tác tư vấn học sinh
14


- Nhà trường bố trí một phịng riêng để phục vụ cho công tác tư vấn:
- Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh lồng ghép trong
các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ .
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc
bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh.
- Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn
trực tiếp qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng
xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác.
IV. Kế hoạch cụ thể:
Thời gian

Nội dung

Hình thức

Người thực hiện


- Ổn định cơng tác tổ chức,
xây dựng kế hoạch tư vấn
- Kiểm tra cơ sở vật chất,
các điều kiện phục vụ công
tác tư vấn, hỗ trợ.
- Khảo sát nhu cầu cần tư
vấn, hỗ trợ của học sinh
- Tư vấn về an tồn giao thơng
- Tiếp nhận và tư vấn, hỗ
trợ cho đối tượng học sinh
có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ.
- Lập hồ sơ theo dõi

- Tư vấn trực
tiếp
- Tư vấn qua
HĐNGLL,
ngoại khóa…
- Tư vấn qua các
phương tiện
thơng tin
- Phối hợp với
các tổ chức đồn
thể.

- BGH
- GV làm cơng tác
tư vấn phối hợp
với GVCN, Đồn
thanh niên, Ban

HĐNGLL, Ban
Hướng nghiệp…
- Có thể mời Ban
an tồn giao
thơng của Huyện
về nói chuyện

- Tư vấn về kỹ năng ứng xử
phù hợp trong tình bạn,
tình yêu và gia đình. Biết
vận dụng những hiểu biết
về Luật Hơn nhân và gia
đình vào cuộc sống (sinh
Tháng 10 hoạt dưới cờ cùng với học
sinh toàn trường)
- Tư vấn về phương pháp
học tập các bộ môn
- Tiếp nhận và tư vấn, hỗ
trợ cho đối tượng học sinh
có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ.

- Tư vấn trực
tiếp
- Tư vấn qua
HĐNGLL, sinh
hoạt cuối tuần
- Tư vấn qua các
phương tiện
thơng tin
- Phối hợp với

các tổ chức đồn
thể.

- BGH
- GV làm cơng
tác tư vấn phối
hợp với GVCN,
GVBM, Đồn
thanh niên, Ban
HĐNGLL, Ban
Hướng nghiệp…
Giáo viên bộ
môn

Tháng
8, 9

15


- Tư vấn thái độ tích cực và
đúng đắn trong học tập
- Tư vấn các vấn đề về
quan hệ, giao tiếp, ứng xử
với gia đình, thầy cơ và bạn
bè.
Tháng 11 - Tiếp nhận và tư vấn, hỗ
trợ cho đối
tượng học sinh có nhu cầu
tư vấn, hỗ trợ.

- Rút kinh nghiệm cho quá
trình tổ chức và tư vấn
trong thời gian qua.

- Tư vấn trực
tiếp
- Tư vấn qua
HĐNGLL,
ngoại khóa, sinh
hoạt cuối tuần
- Tư vấn qua các
phương tiện
thông tin
- Phối hợp với
các tổ chức đồn
thể.

- BGH
- GV làm cơng
tác tư vấn phối
hợp với
GVCN, GVBM,
Đoàn thanh
niên, Ban
HĐNGLL, Ban
Hướng nghiệp…

- Tư vấn sức khỏe sinh sản
vị thành niên; phòng
chống Ma túy, HIV-AIDS.

- Tiếp nhận và tư vấn, hỗ
trợ cho đối tượng học sinh
Tháng 12 có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ.
- Lập hồ sơ theo dõi.

- Tư vấn trực
tiếp
- Tư vấn qua
HĐNGLL,
ngoại khóa
- Tư vấn qua các
phương tiện
thơng tin
- Phối hợp với
các tổ chức đồn
thể.

- BGH
- GV làm cơng
tác tư vấn phối
hợp với GVCN,
Đồn thanh niên
- Nhân viên y tế
học đường
- Có thể mời cán
bộ Dân số KHHGĐ
hoặc trung tâm y
tế huyện.

- Tư vấn về vệ sinh, an tồn

thực phẩm, phịng tránh
các dịch bệnh
- Tư vấn khả năng ứng
phó, giải quyết các vấn đề
phát sinh trong mối quan
hệ, giao tiếp, ứng xử với
gia đình, giáo viên và bạn
bè và quan hệ xã hội khác
- Rút kinh nghiệm cho quá
trình tổ chức và tư vấn
trong thời gian qua.

- Tư vấn trực
tiếp
- Tư vấn qua
HĐNGLL, sinh
hoạt đầu tuần…
- Tư vấn qua các
phương tiện
thông tin
- Phối hợp với
các tổ chức đồn
thể.

- BGH
- GV làm cơng
tác tư vấn phối
hợp với GVCN,
Đoàn thanh
niên, Ban

HĐNGLL
- Nhân viên y tế
học đường

Tháng 1

16


Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

- Tư vấn về chủ động trong
học tập và rèn luyện,
phát triển năng lực cá nhân,
biết tự khẳng định, tự
hoàn thiện bản thân.
- Tư vấn kĩ năng tham gia
các hoạt động xã hội; phòng,
tránh bạo lực học đường
- Tiếp nhận và tư vấn, hỗ
trợ cho đối
tượng học sinh có nhu cầu
tư vấn, hỗ trợ.
- Tư vấn đánh giá và lựa

chọn ngành nghề phù hợp
với năng lực, sở trường
- Tiếp nhận và tư vấn, hỗ
trợ cho đối tượng học sinh
có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ.
- Rút kinh nghiệm cho quá
trình tổ chức và tư vấn
trong thời gian qua.

- Tư vấn trực
tiếp
- Tư vấn qua
HĐNGLL, sinh
hoạt cuối tuần..
- Tư vấn qua các
phương tiện
thông tin
- Phối hợp với
các tổ chức đoàn
thể.

- Tư vấn trực
tiếp
- Tư vấn qua
HĐNGLL,
hướng nghiệp
- Tư vấn qua các
phương tiện
thông tin
- Phối hợp với các

tổ chức đồn thể.
- Tư vấn thái độ tích cực và - Tư vấn trực
đúng đắn trong cuộc
tiếp
sống hàng ngày.
- Tư vấn qua
- Tiếp nhận và tư vấn, hỗ
HĐNGLL, sinh
trợ cho đối
hoạt cuối tuần
tượng học sinh có nhu cầu
- Tư vấn qua các
tư vấn, hỗ trợ.
phương tiện
thông tin
- Phối hợp với các
tổ chức đồn thể.
- Tư vấn Phịng chống đuối - Tư vấn trực tiếp
nước
- Tư vấn qua
- Tiếp nhận và tư vấn, hỗ
HĐNGLL, giờ
trợ cho đối
chào cờ tập trung
tượng học sinh có nhu cầu
- Tư vấn qua các
tư vấn, hỗ trợ.
phương tiện
- Tổng kết, đánh giá công
thông tin

tác tư vấn, hỗ trợ.
- Phối hợp với các
tổ chức đoàn thể.

GV làm cơng tác
tư vấn phối hợp
với GVCN,
GVBM, Đồn
thanh niên.

- BGH
- GV làm cơng
tác tư vấn phối
hợp với Ban
giám hiệu, GVCN,
Đồn thanh niên,
Ban HĐNGLL,
ban hướng nghiệp
(Có thể mời
chuyên gia)
- BGH
- GV làm cơng
tác tư
vấn phối hợp với
GVCN, Đồn
thanh
niên, Ban
HĐNGLL

- BGH

- GV làm cơng
tác tư
vấn phối hợp với
GVCN, Đồn
thanh
niên, giáo viên bộ
mơn.
17


Trong năm học 2020- 2021, với việc xây dựng kế hoạch, chuyên đề tư vấn
phù hợp nên chúng tôi đã thu hút được rất nhiều đối tượng học sinh tham gia tư
vấn, nhiều em có những thay đổi tích cực.
3.2. Lựa chọn nội dung, phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh phù hợp.
3.2.1. Nội dung tư vấn:
Hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường đặt ra yêu cầu nhất định
trong việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nên học sinh cần
được tư vấn, hỗ trợ nhiều nội dung khác nhau trong q trình thực hiện hoạt
động này. Nhìn chung, có thể chia thành 3 nhóm nội dung tư vấn, hỗ trợ, gồm:
- Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động học tập, hướng nghiệp: Giáo
viên hỗ trợ học sinh tự đánh giá khả năng học tập của bản thân; tư vấn cho học
sinh về kĩ năng, phương pháp học tập, phát triển hứng thú học tập, định hướng
nghề nghiệp; tư vấn riêng cho học sinh về kế hoạch học tập cá nhân và xây dựng
kế hoạch, mục tiêu lâu dài; khích lệ học sinh tìm kiếm thơng tin, nâng cao hiểu
biết về các lĩnh vực khác.
- Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong các mối quan hệ giao tiếp: Giáo viên tư
vấn, hỗ trợ học sinh hình thành kĩ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè;
hành vi ứng xử có văn hóa, lối sống tích cực; khả năng tự chủ cảm xúc, hành vi
trong những tình huống khác nhau của cuộc sống.
- Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong phát triển bản thân: Giáo viên tư vấn, hỗ

trợ học sinh hình thành, rèn luyện kĩ năng tự phục vụ, chăm sóc, bảo vệ bản
thân; tự đánh giá khách quan điểm mạnh và hạn chế; phát triển tính tự tin trong
giao tiếp; nâng cao tính tự chủ, trách nhiệm đối với bản thân và người khác.
3.2.2. Phương pháp tư vấn
Trong cơng tác tư vấn, phương pháp đóng vai trị rất quan trọng. Có nhiều
phương pháp tư vấn, nhưng việc lựa chọn phương pháp đúng và phù hợp sẽ đem
lại hiệu quả cao. Sau đây là một số phương pháp mà chúng tơi đã sử dụng trong
q trình tư vấn.
* Phương pháp quan sát
- Khái niệm: Là phương pháp giáo viên dựa trên sự tri giác có chủ định, có
mục đích nhằm xác định các đặc điểm tâm lí và mức độ khó khăn của học sinh
qua hành vi, cử chỉ, lời nói, biểu cảm...trong các hồn cảnh tự nhiên để giúp giáo
viên xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh có hiệu quả.
- Ý nghĩa: Phương pháp này cho phép giáo viên thu thập thêm thông tin về
những biểu hiện về hành vi, thái độ, diễn biến tâm lí của học sinh ở các mơi
trường khác nhau (như trên lớp, trong trường, ngoài trường, khi giao tiếp trực
tiếp hay trên không gian mạng), với các đối tượng khác nhau (như với bạn bè,
thầy cô giáo, cha mẹ, người thân); Giúp giáo viên nhìn nhận vấn đề trực tiếp
trong bối cảnh tự nhiên; Giúp giáo viên hiểu học sinh hơn, góp phần lí giải
ngun nhân, mức độ khó khăn hay vấn đề vướng mắc học sinh đang gặp phải
18


và lên kế hoạch hỗ trợ học sinh hoặc có sự điều chỉnh cách thức tác động đến
học sinh cho phù hợp.
- Lưu ý khi sử dụng: Giáo viên có kế hoạch quan sát cụ thể và ghi chép
thông tin đầy đủ (mục đích, thời gian, địa điểm, tình huống quan sát, kết quả);
Tập trung quan sát nhưng không để học sinh cảm thấy các em đang bị giám sát;
Kết hợp quan sát sự kiện và mức độ thường xuyên của hành vi; Giữ thái độ
khách quan khi quan sát, không đánh giá hành vi, thái độ hay sự kiện xảy ra với

học sinh; Nên thiết kế bảng ghi chép và cách thức ghi chép dễ dàng, thuận tiện;
Nếu sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác (camera, máy ảnh), cần sử dụng khéo
léo, tránh phá vỡ bối cảnh tự nhiên của hành vi và sự kiện.
* Phương pháp trắc nghiệm
- Khái niệm: Trắ c nghiê ̣m tâm lí (test) là một cơng cụ đã được chuẩn hóa
dùng để đo lường một cách khách quan một hay một số đặc tính cá nhân như
tính cách, sở thích, hành vi, thái độ…
- Ý nghĩa: Phương pháp này giúp giáo viên có thêm thông tin về học sinh
để đánh giá mức độ của những khó khăn học sinh đang gặp phải, làm cơ sở để
đưa ra kế hoạch tư vấn, hỗ trợ phù hợp.
- Lưu ý khi sử dụng: Khi sử du ̣ng trắ c nghiê ̣m, nếu cầ n thiết, nên có ý kiế n
chun mơn của các nhà tâm lí hay chuyên gia trắ c nghiê ̣m; Trong trường hợp
cần sử dụng, giáo viên cần nắm rõ mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng các trắc
nghiệm và được tập huấn, hướng dẫn sử dụng và phân tích kết quả những trắc
nghiệm được chuẩn hóa; Một số trắc nghiệm chuyên sâu khi cho học sinh trả lời
cần có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người bảo trợ của các em
* Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
- Khái niệm: Là phương pháp trong đó giáo viên căn cứ vào những kết quả,
sản phẩm của học sinh (tranh vẽ, bài thuyết trình…) thực hiện trong quá trình
học tập, giáo dục để tìm hiểu, đánh giá những khía cạnh liên quan đến nhận
thức, trí tuệ, tình cảm, sở thích, hứng thú, tính cách…cũng như biểu hiện khó
khăn của học sinh trong học tập và cuộc sống.
- Ý nghĩa: Giúp giáo viên có thêm thơng tin về học sinh và có cơ sở để
đánh giá học sinh một cách khách quan và toàn diện. Bởi lẽ những sản phẩm do
học sinh thực hiện trong học tập, lao động và rèn luyện sẽ phần nào nói lên đặc
điểm riêng về phẩm chất, năng lực, sở thích, hứng thú… cũng như những khó
khăn các em gặp phải. Từ đó, giáo viên có thể tập hợp thông tin để hiểu học sinh
cũng như những khó khăn các em gặp phải và có kế hoạch tư vấn, hỗ trợ phù
hợp.
- Lưu ý khi sử dụng: Chú ý xem xét sản phẩm hoạt động trong mối liên hệ

với thời gian, không gian của hoạt động và điều kiện tiến hành hoạt động; Quan
tâm đến những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quá trình hoạt
động để tạo ra sản phẩm như những tác động của ngoại cảnh, hứng thú, tâm
19


trạng…của học sinh; Giáo viên nên kết hợp với các phương pháp khác như
quan sát và trò chuyện để phân tích khách quan, chính xác những biểu hiện khó
khăn, đặc điểm tâm lí của học sinh qua sản phẩm hoạt động (không suy diễn hay
áp đặt theo ý chủ quan của giáo viên).
* Phương pháp trò chuyện
- Khái niệm: Là phương pháp tư vấn, hỗ trợ, trong đó giáo viên trao đổi,
tương tác trực tiếp với học sinh về vấn đề có liên quan đến những khó khăn mà
học sinh đang gặp phải bằng hệ thống câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước.
- Ý nghĩa: Giúp giáo viên thiết lập được mối quan hệ với học sinh và thu
thập thông tin để hiểu học sinh hơn; Giúp học sinh bày tỏ tình cảm, bộc lộ được
vấn đề đang gặp phải và khám phá được tiềm năng của bản thân để giải quyết
vấn đề.
- Lưu ý khi sử dụng: Xác định rõ mục đích của buổi trị chuyện; Thể hiện
thái độ cởi mở, vui vẻ và thân thiện với học sinh để tạo mơi trường giao tiếp tích
cực khuyến khích học sinh chia sẻ thông tin; Đặt câu hỏi phù hợp, linh hoạt hoặc
nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, bộc lộ sự hiểu biết, kinh nghiệm, từ đó phát hiện
ra các khía cạnh có liên quan đến vấn đề cần giải quyết; Lắng nghe ý kiến của học
sinh, phản hồi nội dung và xúc cảm một cách phù hợp; Khích lệ học sinh suy nghĩ
và trao đổi để đạt được mục đích của q trình trị chuyện; Ghi chép những thơng
tin chính (có thể trong khi trị chuyện hoặc sau khi trò chuyện).
* Phương pháp trực quan
- Khái niệm: Là phương pháp giáo viên sử dụng những phương tiện trực
quan (như tranh ảnh, video, mẫu vật thật...) hay phương tiện kĩ thuật trong quá
trình tư vấn, hỗ trợ giúp học sinh nhận diện vấn đề, khám phá bản thân để từ đó

đưa ra các biện pháp giải quyết khó khăn mà bản thân đang gặp phải.
- Ý nghĩa: Hình thức minh họa hoặc trình bày trực quan giúp học sinh hiểu
rõ vấn đề của mình hơn và dễ dàng thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của
mình; Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với học sinh tiểu học, hay với
những trường hợp học sinh khó hoặc không muốn bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc
của mình một cách trực tiếp (Chẳng hạn, giáo viên cùng học sinh chơi với các
đồ vật, con thú nhỏ để nói về những vấn đề trong mối quan hệ của các em với
bạn bè, thầy cô, cha mẹ...).
- Lưu ý khi sử dụng: Lựa chọn phương tiện (tranh, ảnh, video) phù hợp với
mục đích, nội dung tư vấn, hỗ trợ; Lựa chọn không gian, đặt câu hỏi phù hợp để
học sinh thể hiện suy nghĩ của bản thân qua phương tiện trực quan.
* Phương pháp kể chuyện
- Khái niệm: Là phương pháp giáo viên dùng lời nói, điệu bộ, nét mặt để
thuật lại một cách sinh động một câu chuyện có liên quan đến vấn đề của học
sinh để giúp học sinh nhìn nhận vấn đề của bản thân trên cơ sở sự phân tích,
đánh giá về các cách giải quyết vấn đề trong trong câu chuyện.
20


- Ý nghĩa: Thông qua nội dung câu chuyện và cách thức kể chuyện của
giáo viên sẽ hình thành và phát triển được những cảm xúc tích cực và niềm tin
đúng đắn ở học sinh; Giúp học sinh học được cách thức giải quyết tích cực dựa
trên sự phân tích và đánh giá vấn đề; Giúp học sinh phân tích, đánh giá, liên hệ
và rút ra bài học bổ ích cho bản thân từ nội dung câu chuyện.
- Lưu ý khi sử dụng: Câu chuyện phù hợp với mục đích tư vấn, hỗ trợ và
đặc điểm tâm lí của học sinh; Nội dung câu chuyện gần gũi với đời sống thực
tiễn của học sinh (có thể sáng tác hoặc được viết theo các sách/báo, hoặc được
sưu tầm từ đời sống thực tiễn); Giáo viên có thể nêu một số câu hỏi hoặc vấn đề
để định hướng chú ý, dẫn dắt tư duy có chủ định ở học sinh; yêu cầu học sinh dự
đoán về diễn biến của câu chuyện, cách xử lí tình huống của nhân vật trong câu

chuyện…
* Phương pháp thuyết phục
- Khái niệm: Là phương pháp mà ở đó, giáo viên dùng lí lẽ, minh chứng cụ
thể để tác động đến học sinh, giúp học sinh thay đổi nhận thức, thái độ và có
hành vi tích cực để tự điều chỉnh bản thân.
- Ý nghĩa: Phương pháp này giúp học sinh nhìn nhận rõ về vấn đề mà mình
đang gặp khó khăn, vướng mắc cũng như hiểu bản thân mình hơn; Hình thành
và phát triển được những cảm xúc tích cực và niềm tin đúng đắn ở học sinh, từ
đó điều chỉnh hành vi theo hướng mong đợi.
- Lưu ý khi sử dụng: Giáo viên nên sử dụng ngôn ngữ phù hợp; Đưa ra
minh chứng cụ thể, rõ ràng; Khi thuyết phục, cần tác động đến cả nhận thức, thái
độ và hành vi của học sinh; Giáo viên thể hiện sự quan tâm, thuyết phục bằng
tình cảm nhiều hơn để học sinh hiểu và làm theo.
Thời gian qua, chúng tôi đã lựa chọn các phương pháp tư vấn phù hợp với
từng đối tượng học sinh nên đã góp phần giải quyết được những khó khăn,
vướng mắc mà ác em vấp phải.. Dưới đây là một hoạt động tư vấn, hỗ trợ, trong
đó có sử dụng phối hợp các phương pháp.
- Học sinh cần tư vấn: NGUYỄN VĂN AN
- Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Cô Nguyễn Thị Hiền- GV Ngữ vănThành viên Tổ tư vấn của nhà trường.
* Lý do tư vấn, hỗ trợ:
An là con trai cả trong gia đình có hai anh em. Năm học lớp 9, An được đánh giá
là một học sinh ngoan, chăm chỉ, hịa đồng với bạn bè; thơng minh và có ý thức
trong học tập. Điểm thi vào lớp 10 thuộc tốp khá. Tuy nhiên, thời gian hè sau
khi thi vào lớp 10, do bố mẹ làm nhà và gia đình q bận rộn, khơng để ý đến
em. Dần dần, An đi với một số bạn chơi điện tử và rất ham chơi, có hơm bỏ nhà
đi khơng về, bố phải đi tìm. Lên lớp 10, em vẫn rất mải chơi điện tử. An thường
xuyên đi học trễ, hay ngủ gật trong lớp, khơng ghi chép bài, lầm lì, ít nói chuyện
21



với bạn bè, mất tập trung thụ động trong học tập và khơng hồn thành những
nhiệm vụ cơ giao. Khi thầy cơ nhắc nhở em thì em bỏ ra khỏi lớp và đi về hoặc
tiếp tục nằm ngủ.
1. Thu thập thông tin của học sinh về:
- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: Không nghe lời thầy cô, dễ xúc động, dễ nổi nóng.
(quan sát)
- Khả năng học tập: Lớp 9 thì hồn thành được các nhiệm vụ học tập, điểm thi
vào 10 thuộc tốp khá, nhưng hiện tại chưa tích cực tham gia vào các hoạt động
học tập của lớp, của nhóm; không ghi chép bài, tiếp thu bài chậm, ngủ gật hoặc
ngồi vẽ; thường xun khơng hồn thành nhiệm vụ học tập được giao.(trò
chuyện, quan sát)
- Sức khỏe thể chất: thường xuyên mệt mỏi, ngủ gật trong lớp.(quan sát)
- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cơ: Trước đây hịa đồng, vui vẻ, hiện tại ít nói.
Khi giáo viên nhắc nhở thì có thái độ nổi nóng bỏ về hoặc phớt lờ để ngủ tiếp.
(quan sát)
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Bố rất nóng tính nên hay đánh An
và mẹ ít có thời gian quan tâm, chăm sóc. (trị chuyện)
- Điểm mạnh, hạn chế: Vẽ rất đẹp; chữ viết rất đẹp; nhưng khi vẽ thì tồn vẽ các
hình dao, kiếm hoặc tranh kiếm hiệp. (trị chuyện, quan sát)
- Sở thích: thích chơi điện tử, thích vẽ (trị chuyện, quan sát)
- Đặc điểm tính cách: Nóng nảy, lầm lì, ít nói nhưng thích được khen.(quan sát)
- Mong đợi: được vẽ trong giờ học, hết giờ về chơi điện tử.
2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh:
- Ham chơi điện tử.
- Đi học trễ, hay ngủ gật
- Khơng ghi chép bài, tiếp thu bài chậm, khơng hồn thành nhiệm vụ, mất tập
trung.
- Ít tương tác với thầy cô, bạn bè.
- Thể trạng yếu.
- Khi bị nhắc nhở thì nổi nóng với thầy cơ hoặc phớt lờ.

3. Xác định vấn đề của học sinh
- Khó khăn trong học tập: không ghi chép bài, tiếp thu bài chậm, không hồn thành
nhiệm vụ, mất tập trung do khơng có thái độ đúng đắn với học tập và ham chơi.
- Đi học trễ, hay ngủ gật do mải chơi điện tử và khơng ngủ đủ giấc.
- Ít tương tác với thầy cơ, bạn bè vì mệt mỏi, buồn chán, khơng nắm vững nội
dung học tập.
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ:
* Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:
22


×