Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

(TIỂU LUẬN) hoạch định chiến lược phát triển cho công ty nghiên cứu trong giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP NHĨM
BỘ MƠN “QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC”

Lớp học phần: 22D1BUS50312102
Giảng viên: Đoàn Thị Hồng Vân
Nhóm 6:
Huỳnh Thị Trúc Mai (Nhóm trưởng)
Trần Quỳnh Trân
La Quốc Đạt
Nguyễn Thị Liên
Đặng Đinh Gia Thảo
Phạm Quốc
Đào Duy Nhất
Nguyễn Viết Vân Anh
Nguyễn Minh Huyền Ngân


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................15
1. Tóm tắt.................................................................................................................................15
2. Từ khóa................................................................................................................................15
3. Lý do chọn đề tài và công ty nghiên cứu.........................................................................15
4. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................16
5. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................................16
6. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................16
7. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................16
8. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................16



B. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG
TY NGHIÊN CỨU TRONG GIAI ĐOẠN 2020 – 2025, TẦM
NHÌN ĐẾN 2030................................................................................17
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CƠNG TY, TẦM NHÌN SỨ MẠNG..............17
1.1 Giới thiệu về cơng ty Neslté........................................................................................17
1.1.1 Lịch sử hình thành................................................................................................17
1.1.2 Sản phẩm/ dịch vụ.................................................................................................17
1.1.3 Thị trường..............................................................................................................17
1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh..................................................................................................18
1.2.1 Triết lý kinh doanh................................................................................................18
1.2.1.1 Liều lĩnh táo bạo để phát triển.....................................................................18
1.2.1.2 Không thay đổi để thay đổi tất cả................................................................18
1.2.1.3 Chất lượng.......................................................................................................18
1.2.1.4 Môi trường......................................................................................................18
1.2.2 Tuyên bố tầm nhìn, sứ mệnh của Nestle 2022...................................................18

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI CỦA NESTLÉ........21
2.1 Phân tích mơi trường bên ngồi của NESTLÉ........................................................21
2.1.1 Mơi trường vĩ mơ...................................................................................................21
2.1.1.1 Dân số...............................................................................................................21
2.1.1.2 Kinh tế..............................................................................................................21
2.1.1.3 Tự nhiên...........................................................................................................22
2.1.1.4 Cơng nghệ........................................................................................................22
2.1.1.5 Chính trị - pháp luật......................................................................................22


2.1.1.6 Văn hóa............................................................................................................22
2.1.2 Mơi trường vi mơ...................................................................................................22
2.1.2.1 Nhà cung ứng..................................................................................................22

2.1.2.2 Khách hàng.....................................................................................................23
2.1.2.3 Đối thủ cạnh tranh.........................................................................................23
2.2 Những cơ hội, thách thức của NESTLÉ...................................................................23
2.2.1 Cơ hội......................................................................................................................23
2.2.2 Thách thức..............................................................................................................24
2.3 Xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài cho Nestlé (Ma trận EFE).....................25

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA NESTLÉ
28
3.1 Phân tích mơi trường trong của NESTLÉ................................................................28
3.1.1 Nguồn nhân lực......................................................................................................28
3.1.2 Nguồn lực vật chất................................................................................................28
3.1.3 Nguồn lực vơ hình.................................................................................................28
3.1.4 Hoạt động kinh doanh nội bộ..............................................................................28
3.1.4.1 Tài chính - Kế tốn.........................................................................................28
3.1.4.2 Kiểm tra chất lượng sản phẩm.....................................................................28
3.1.4.3 R&D..................................................................................................................28
3.1.4.4 Sản xuất/ vận hành.........................................................................................28
3.1.4.5 Marketing........................................................................................................29
3.2 Những điểm mạnh, điểm yếu của NESTLÉ.............................................................29
3.2.1 Điểm mạnh.............................................................................................................29
3.2.2 Điểm yếu.................................................................................................................30
3.3 Xây dựng ma trận các yếu tố bên trong cho Nestlé (Ma trận IFE)......................31

CHƯƠNG 4. KẾT HỢP VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC (SWOT, SPACE,
QSPM)................................................................................................................33
4.1 Ma trận SWOT.............................................................................................................33
4.2 Ma trận SPACE............................................................................................................35
4.3 Kết hợp ma trân SWOT và SPACE và đưa ra chiến lược cho NESTLÉ.............36
4.4. Ma trận QSPM............................................................................................................37


CHƯƠNG 5. THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC (BSC)..........46
5.1 Khái niệm......................................................................................................................46
5.2 Bốn viễn cảnh của BSC...............................................................................................47
5.2.1 Tài chính.................................................................................................................47


5.2.2 Phương diện khách hàng......................................................................................48
5.2.3 Quy trình nội bộ....................................................................................................49
5.2.4 Học tập và phát triển............................................................................................49

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN.............................................................................. 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tóm tắt
Thế giới ngày càng phát triển, thời kỳ hội nhập kinh tế nhiều chuyển biến tích cực, tốc
độ phát triển kinh tế trên tồn cầu đều tăng chóng mặt, nhu cầu dinh dưỡng của con
người càng tăng cao. Trong khi đó, thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại, không tốt cho
sức khỏe xuất hiện tràn lan trên thị trường đem đến nhiều lo lắng và niềm tin lung lay
cho người tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín của thương hiệu
Nestle - Thực phẩm dinh dưỡng, Sống Vui Khỏe khi liên tục bị tố cáo với những tin
đồn vô căn cứ về chất lượng sản phẩm. Để có thể xây dựng lại lịng tin cho khách
hàng và phát triển cơng ty bền vững thì Nestle cần có hoạch định chiến lược kinh
doanh đúng đắn, phát huy điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của mình, tận dụng
cơ hội và hạn chế những rủi ro trong thời đại mới là điều vô cùng quan trọng.
2. Từ khóa: quản trị chiến lược, chiến lược kinh doanh, thực phẩm dinh dưỡng,
Nestle
3. Lý do chọn đề tài và công ty nghiên cứu

Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng ngày càng tăng cao, vì thế ngành
thực phẩm và đồ uống trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng phát triển
mạnh mẽ. Theo Business Monitor International Ltd, Thị trường thực phẩm và thức
uống không cồn được dự báo sẽ tăng trưởng 11,6% trong giai đoạn 2018-2021 và đạt
giá trị 40 tỷ USD vào năm 2021. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý
III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm sâu nhất kể
từ khi Việt Nam tính và cơng bố GDP q đến nay. Là một trong những ngành kinh tế
quan trọng, Thực phẩm – Đồ uống cũng chịu những tác động không nhỏ. Khảo sát
của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2021 cho thấy bức tranh kinh tế ngành
Thực phẩm – Đồ uống (F&B) đã “nhuốm màu” COVID-19.
Chính vì thế tập đồn Nestle đã nỗ lực khơng ngừng để đa dạng hóa sản phẩm của
mình, xây dựng các chiến lược nhằm khắc phục hậu quả do COVID để có thể đáp ứng
tốt nhu cầu thực phẩm và đồ uống dinh dưỡng tốt nhất có thể. Ở thị trường Việt Nam,
Nestle là một trong những đối thủ mạnh của các thương hiệu lớn trên nhiều lĩnh vực:
Dutch Lady, TH True Milk, Mars, Mondelez, Pepsico, Kelloggs,...
Thông qua đề tài chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Nestle Việt Nam có thể
phân tích thị trường và nắm bắt được các lợi thế, khó khăn của Nestle. Từ đó đưa ra
những đề xuất chiến lược để giúp doanh nghiệp cải thiện hơn, đem lại nhiều lợi nhuận
và giá trị đến cho cộng đồng hơn trên thị trường thực phẩm và đồ uống Việt Nam.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu doanh nghiệp Nestle để xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh
nghiệp trong tương lai, đồng thời đề xuất các giải pháp thiết thực và khả thi giúp cho
doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Mục tiêu cụ thể: Phân tích thực trạng mơi trường, các hoạt động của Nestle từ đó xây
dựng được các ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) và ma trận đánh giá các


yếu tố bên trong (IFE). Vận dụng ma trận SWOT, SPACE, QSPM, để đề xuất và lựa
chọn các chiến lược kinh doanh phù hợp của Nestlé trong giai đoạn 2020 - 2025, tầm
nhìn đến năm 2030.

5. Mục đích nghiên cứu
Từ những phân tích mơi trường, xây dựng các chiến lược, triển khai chiến lược nhằm
duy trì sự tồn tại của Nestle và phát triển tổ chức kinh doanh phù hợp với sự phát
triển, vận động của xu thế kinh tế thời kỳ hội nhập.
6. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào các hoạch định chiến lược kinh doanh của Tập đồn đa
quốc gia Nestle thơng qua các đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro ở môi
trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp từ năm 2020 đến năm 2022. Nghiên cứu
cũng quan tâm đến thông tin chung của ngành thực phẩm dinh dưỡng.
Nestle là công ty có lịch sử lâu đời về hợp tác đa văn hóa. Ngày nay, Nestle được
đánh giá là một tập đồn đa quốc gia khi các chi nhánh có mặt hầu hết ở các thị
trường trên thế giới. Nestle hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng, sức khỏe lớn nhất
thế giới với các sản phẩm đa dạng, tiện lợi.
Nguồn lực đa văn hóa với chun mơn cao và các chiến lược tồn cầu hóa đã tạo nên
lợi thế cạnh tranh cho Nestle trên thị trường quốc tế. Những nguyên tắc kinh doanh
của Nestle được phát triển trong hơn 140 năm.
Nestle nỗ lực tìm hiểu để nắm bắt được xu hướng người tiêu dùng bằng cách tiếp cận
trực diện thông qua văn hóa địa phương. Mỗi một nhân viên trong Nestle đều đặt mục
tiêu làm hài lòng khách hàng lên hàng đầu cùng với tinh thần trách nhiệm phục vụ ở
mức độ cao nhất.
7. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Công ty Nestle Việt Nam
Thời gian: Nghiên cứu chiến lược sản phẩm Nestle từ năm 2020 đến 2022.
8. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp của chuyên gia, dữ liệu được thu thập bao gồm: thứ cấp, kết quả phỏng
vấn, đánh giá của chuyên gia
Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp để phân tích thực trạng hoạt động
kinh doanh của Nestlé trong những năm qua
Thông qua phương pháp chuyên gia chọn ra các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức trong mơi trường bên ngồi và bên trong của doanh nghiệp Nestle, từ đó

phân loại, cho điểm mức độ hấp dẫn để lập ma trận IFE, EFE, SWOT, QSPM để đưa
ra các nhóm chiến lược phù hợp.

B. Hoạch định chiến lược phát triển cho công ty
nghiên cứu trong giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn
đến 2030
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CƠNG TY, TẦM NHÌN SỨ MẠNG
1.1 Giới thiệu về cơng ty Neslté
1.1.1 Lịch sử hình thành
Nhắc đến những ơng hồng trong làng thực phẩm, đồ uống cùng với Coca cola, Pepsi
hay KFC, Nestlé là một trong những thương hiệu mà người dùng thế giới không thể
bỏ lỡ. Ra đời từ những năm 1966 bởi bàn tay của một dược sĩ, sau 140 năm, Nestle từ
một cơ sở sản xuất sữa bột cho trẻ sơ sinh không tên tuổi đã vươn lên và thống trị vị
trí top 1 tập đồn dinh dưỡng lớn nhất toàn cầu.


Hiện nay, Tập đồn Nestlé là cơng ty hàng đầu trên thế giới về Thực phẩm và Đồ
uống, với mạng lưới sản xuất và kinh doanh rộng khắp trên toàn cầu. Nestlé điều hành
gần 500 nhà máy tại 86 nước trên toàn thế giới, tuyển dụng hơn 280.000 nhân viên,
tiếp thị 8.500 thương hiệu với 30.000 sản phẩm
1.1.2 Sản phẩm/ dịch vụ
Nestle có hơn 8000 thương hiệu các sản phẩm khác nhau. Chắc chắn trong mỗi hộ gia
đình đều có chứa ít nhất một sản phẩm đến từ Nestle. Với hệ sinh thái đa dạng, Nestle
tin rằng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm có thể đem đến trải nghiệm thú vị cho
người tiêu dùng. Tập đoàn Nestlé chuyên cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng nhất, bổ
dưỡng nhất, tốt cho sức khỏe:
Các sản phẩm từ sữa: Nestle có rất nhiều sản phẩm được ni dưỡng từ sữa có
thể kể tới như Nestle Slim, Nestle mỗi ngày,…
Sô-cô-la: Đây được xem là loại sản phẩm mang lại thành công cho Nestle. Một số
sản phẩm nổi bật có thể kể tới như Kitkat, Munch, Eclairs, Polo, Milky Bar.

Đồ uống: Nescafe là một trong những thương hiệu cafe lớn nhất thế giới và tất
nhiên nó là một trong những sản phẩm của Nestle.
Thực phẩm ăn liền: Hiểu được khó khăn trong việc nội trợ của các chị, các mẹ.
Nestle đã nghiên cứu ra các dòng ản phẩm phụ giúp nấu ăn như Maggi. Maggi là
sản phẩm giúp các món ăn gia đình ngon hơn. Ở Việt Nam thì các sản phẩm
Maggi cũng được tin tưởng và sử dụng.
1.1.3 Thị trường
Cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng đến trên toàn thế giới
Người tiêu dùng từ mọi độ tuổi đặc biệt đến từ các hộ gia đình
Nestle tự khẳng định mình là Cơng ty Dinh dưỡng, Sức khỏe và Sống vui khỏe hàng
đầu thế giới với các loại thực phẩm và đồ uống ngon miệng nhất, bổ dưỡng nhất.
Hình ảnh trước cơng chúng: Nestle xây dựng hình ảnh tthân thiện, hướng đến cộng
đồng trước cơng chúng cho mình bằng các sản phẩm đem đến cuộc sống tốt hơn cho
người tiêu dùng.
1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh
1.2.1 Triết lý kinh doanh
1.2.1.1 Liều lĩnh táo bạo để phát triển
“Khi bạn ngừng tăng trưởng có nghĩa là bạn bắt đầu hấp hối”, Peter Brabeck, giám
đốc kinh doanh của Nestlé khẳng định. Hơn 20 năm qua, Nestlé đã không ngừng lớn
mạnh và vươn ra toàn thế giới, đè bẹp nhiều đối thủ và có doanh thu 98 tỉ USD, lợi
nhuận trước thuế đạt 11 tỉ franc Thuỵ Sỹ vào năm 2003. Brabeck, trở thành giám đốc
điều hành của Nestlé vào năm 1997 vẫn muốn tập đoàn tiếp tục mở rộng hơn nữa.
Mục tiêu của ông là tăng doanh số bán hàng năm lên thêm 90 tỉ franc Thụy Sỹ.
1.2.1.2 Không thay đổi để thay đổi tất cả
Điều đầu tiên nhắm tới là sự phân quyền. Nestlé bắt đầu củng cố ban lãnh đạo của các
nhà máy tại từng quốc gia trong vùng, kết hợp giám sát những sản phẩm tương tự
trong “khối thống nhất kinh doanh chiến lược”. Điều hành Nestlé phải có sự thống
nhất tồn cầu mà khơng làm mất đi khả năng thích ứng sản phẩm với từng thị trường.
Hiện tại, hãng sản xuất hơn 200 loại café Nestlé khác nhau để phù hợp với khẩu vị
của khách hàng toàn cầu. Nestlé hiện là một trong những cơng ty lớn nhất thế giới,

biến thành một tập đồn toàn cầu hiệu quả với sự quản lý mạnh mẽ, Nestlé sẽ tiếp tục
còn tiến xa.
1.2.1.3 Chất lượng
Chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu của Nestlé. Là một công ty dinh dưỡng, sức
khoẻ và sống khoẻ, Nestlé cam kết mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm


chất lượng cao thích hợp với từng lứa tuổi. Nestlé khơng những quan tâm đến khẩu vị
mà cịn chú trọng đến khía cạnh dinh dưỡng của sản phẩm nhằm mang đến sức khoẻ
cho người tiêu dùng.
Hiện nay, Nestlé là tập đồn thực phẩm có ngân sách và trung tâm nghiên cứu dinh
dưỡng lớn nhất thế giới. Những bí quyết khoa học kết hợp với kinh nghiệm trong suốt
140 năm qua trong lĩnh vực sản xuất các loại thực phẩm đa dạng dưới các nhãn hiệu
uy tín đã mang lại cho Nestlé một vị trí đặc biệt trong trong lĩnh vực dinh dưỡng toàn
cầu. Thương hiệu Nestlé trên mỗi sản phẩm là một lời cam kết về an toàn thực phẩm,
tuân thủ tất cả các qui định hiện hành và đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
1.2.1.4 Môi trường
Nestlé cam kết thực hiện việc kinh doanh với ý thức bảo vệ môi trường và đóng góp
vào những sáng kiến nơng nghiệp bền vững. Nestlé rất chú trọng đến việc bảo vệ môi
trường, coi đó như một trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng. Các nhà máy sản
xuất của Nestlé luôn nhắm đến việc giảm thiểu lượng nước và điện năng sử dụng
trong sản xuất.
1.2.2 Tuyên bố tầm nhìn, sứ mệnh của Nestle 2022
Tầm nhìn: “To be a leading, competitive, Nutrition, Health and Wellness
Company delivering improved shareholder value by being a preferred corporate
citizen, preferred employer, preferred supplier selling preferred products.”
Tạm dịch: Trở thành Công ty Dinh dưỡng, Sức khỏe và Sống vui khỏe hàng đầu, có
tính cạnh tranh và mang lại giá trị cải thiện cho cổ đông bằng cách trở thành công dân
doanh nghiệp được ưu tiên, nhà tuyển dụng ưu tiên, nhà cung cấp ưu tiên bán các sản
phẩm ưu tiên.

Với tầm nhìn này, Nestle hướng đến mục tiêu cung cấp các sản phẩm cần ưu tiên ví
dụ như: thức uống hòa tan, đồ ăn liền, bánh kẹo, kem lạnh, thực phẩm chức năng, sữa
dinh dưỡng,… cần thiết cho mọi người, xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp để
phát triển thân thiện với đội ngũ nhân viên như: tạo không gian làm việc thoải mái, cơ
sở vật chất tiện nghi góp phần hiệu quả cơng việc và thời gian nghỉ ngơi cho nhân
viên. Khi tham gia vào đại gia đình Nestlé, nhân viên sẽ tự hào với bề dày lịch sử 150
năm Tập đoàn Dinh dưỡng, Sức khỏe, Sống vui, khỏe.
Sứ mệnh: “the world’s leading nutrition, health, and wellness company. Our
mission of “Good Food, Good Life” is to provide consumers with the best tasting,
most nutritious choices in a wide range of food and beverage categories and
eating occasions, from morning to night.”
Tạm dịch: “Công ty Dinh dưỡng, Sức khỏe và Sống vui khỏe hàng đầu thế giới. Sứ
mệnh “Good Food, Good Life” của chúng tôi là cung cấp cho người tiêu dùng những
lựa chọn ngon miệng nhất, bổ dưỡng nhất trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống và
các dịp ăn uống, từ sáng đến tối. ”
Nestle muốn phát triển nhanh, nhưng sự phát triển đó phải bền vững và có trách
nhiệm. Tối đa hóa lợi nhuận trong thời gian ngắn khơng phải là mục tiêu chính của
doanh nghiệp. Nestlé khơng chỉ mang lại lợi ích cho các cổ đơng, hay lợi ích nội bộ
của Tập đồn, mà cịn chăm lo cho lợi ích của cộng đồng dân cư hay môi trường nơi
chúng tôi đang hoạt động sản xuất - kinh doanh. Thể hiện 3 nội dung cơ bản:
Gắn bó và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tạo mối quan hệ không thể tách rời giữa cuộc sống con người và sản phẩm
Nestle
Sản phẩm Nestle có chất lượng và tầm vóc vượt trội
9 thành phần của bản tuyên bố sứ mạng:
Khách hàng: đối tượng nào là khách hàng của doanh nghiệp?


Sản phẩm/ dịch vụ: doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/ dịch vụ gì?
Thị trường: đâu là nơi cạnh tranh của doanh nghiệp?

Công nghệ: công nghệ hiện tại của doanh nghiệp
Tồn tại, phát triển, lợi nhuận: doanh nghiệp cam kết tăng trưởng tài chính lâu
dài
Triết lý: những niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và đạo đức ưu tiên của
doanh nghiệp?
Tự khẳng định: khẳng định năng lực đặc biệt hoặc lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp
Quan tâm hình ảnh trước cơng chúng: hình tượng của doanh nghiệp trong
cộng đồng
Quan tâm nhân viên: nhân viên có phải tài sản quý giá của doanh nghiệp
không?
Dựa vào 9 thành phần trên xác định xem bản tuyên bố của Nestle đã có mấy
thành phần, thiếu thành phần nà
Có thành phần: thị trường, khách hàng, sản phẩm/ dịch vụ, triết lý, tự khẳng
định, quan tâm đến hình ảnh trước cơng chúng
Thị trường: thực phẩm dinh dưỡng trên toàn cầu.
Khách hàng: Tất cả mọi người ở mọi độ tuổi, mọi giới tính
Sản phẩm/ dịch vụ: các sản phẩm cần ưu tiên ví dụ như: thức uống hòa
tan, đồ ăn liền, bánh kẹo, kem lạnh, thực phẩm chức năng, sữa dinh dưỡng,
… cần thiết cho mọi người
Triết lý: cung cấp cho người tiêu dùng những lựa chọn ngon miệng nhất,
bổ dưỡng nhất trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống và các dịp ăn uống,
từ sáng đến tối.
Tự khẳng định: Công ty Dinh dưỡng, Sức khỏe và Sống vui khỏe hàng đầu
thế giới
Quan tâm đến hình ảnh trước cơng chúng: Xây dựng và hướng đến hình
ảnh cơng dân doanh nghiệp được ưu tiên, nhà tuyển dụng ưu tiên, nhà
cung cấp ưu tiên bán các sản phẩm ưu tiên.
Tuy tuyên bố sứ mệnh của Nestle đã thể hiện khá đầy đủ mục tiêu, giá trị cốt
lõi của doanh nghiệp, nhưng trong tuyên bố sứ mệnh Nestle vẫn còn chưa đề

cập đến các thành phần: công nghệ, quan tâm đến sự tồn tại/ tăng trưởng/ khả
năng sinh lợi, quan tâm đến nhân viên.
Họ cần nói đến sử dụng cơng nghệ tiên tiến gì để sản xuất các sản phẩm, bên
cạnh đó từ cơng nghệ đó họ có thể đưa đến mục tiêu phát triển bền vững của
doanh nghiệp: sản xuất sản phẩm nói khơng với ơ nhiễm mơi trường, hoặc an
tồn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe,...
Bên cạnh đó, trong tuyên bố sứ mệnh doanh nghiệp cần quan tâm đến sự tồn
tại hoặc tăng trưởng sinh lợi của doanh nghiệp, một phần để khẳng định vị thế
của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh, phần tạo niềm tin cho khách
hàng tin dùng sản phẩm.
Ngoài ra trong tuyên bố sứ mệnh họ cần đề cập đến nhân viên. Đây là nguồn
lực chủ yếu để duy trì doanh nghiệp.
9 tiêu chuẩn để đánh giá một bản tuyên bố sứ mạng:
Tầm bao quát rộng
Độ dài nhỏ hơn 250 từ
Truyền cảm
Xác định được sự tiện ích của sản phẩm của doanh nghiệp
Thể hiện rằng cơng ty có trách nhiệm với xã hội


Thể hiện rằng cơng ty có trách nhiệm với mơi trường
Bao gồm 9 thành phần: khách hàng, sản phẩm/ dịch vụ, thị trường, công nghệ,
quản tâm đến sự tồn tại/ tăng trưởng/ khả năng sinh lợi, triết lý, tự khẳng định,
quan tâm đến hình ảnh trước cơng chúng, quan tâm đế nhân viên
Hài hòa
Lâu dài
Dựa vào 9 tiêu chuẩn trên để đánh giá bản tuyên bố sứ mạng của Nestle có và
thiếu thành phần nào
Có thành phần:


Tầm bao quát rộng

Độ dài < 250 từ

Truyền cảm

Xác định được sự tiện ích của sản phẩm của doanh nghiệp

Thể hiện rằng công ty có trách nhiệm với xã hội

Hài hịa

Lâu dài
Thiếu thành phần:

Thể hiện rằng cơng ty có trách nhiệm với mơi trường: các vấn
đề về mơi trường, về an tồn thực phẩm, vệ sinh,...

Bao gồm 9 thành phần: khách hàng, sản phẩm/ dịch vụ, thị
trường, công nghệ, quản tâm đến sự tồn tại/ tăng trưởng/ khả năng sinh
lợi,
triết lý, tự khẳng định, quan tâm đến hình ảnh trước cơng chúng, quan
tâm đến nhân viên (thiếu thành phần công nghệ, quan tâm đến sự tồn
tại/ tăng trưởng/ khả năng sinh lợi, quan tâm đế nhân viên)
Xây dựng lại một bản tuyên bố sứ mạng mới:
Để xây dựng một tuyên bố sứ mạng cần trả lời cho các câu hỏi:
Chúng ta là ai?
Chúng ta đang làm gì?
Chúng ta làm điều đó cho ai?
Lợi ích là gì?

Nói cách khác, Tại sao chúng ta làm những gì chúng ta làm?
Cái gì? Vì ai? Tại sao?
Sứ mệnh: “Công ty dinh dưỡng, Sức khỏe và Sống vui khỏe hàng đầu thế giới.
Sứ mệnh "Good Food, Good Life" của chúng tôi là cung cấp cho người tiêu
dùng những lựa chọn ngon nhất, bổ dưỡng nhất từ đội ngũ nhân viên tận tâm,
cơng nghệ tiên tiến, đồng thời tích cực nâng cao giá trị thương hiệu trong từng
loại thực phẩm, đồ uống và các dịp ăn uống, từ sáng đến tối đảm bảo chất lượng
an toàn thực phẩm đem đến cho bạn cuộc sống tốt nhất.”

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI CỦA NESTLÉ
2.1 Phân tích mơi trường bên ngồi của NESTLÉ
2.1.1 Mơi trường vĩ mơ
2.1.1.1 Dân số
Dân số là một yếu tố biến đổi khôn lường, đặc biệt ở Việt Nam dân số tăng chóng mặt qua
các năm. Đây chính là dấu hiệu của thị trường tiềm năng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu
tư đến từ các doanh nghiệp với con số đáng kể hơn 85 triệu dân . Đi kèm theo với dân số
đông thì nhu cầu cũng đa dạng, ngồi quan tâm đến sản phẩm có đáp ứng nhu cầu hay khơng
thì họ còn dành sự quan tâm đến thành phần, giá cả, chất lượng sản phẩm.
Đặc điểm

Tỷ lệ %


Dân cư sống ở thành thị
Dân cư sống ở nông thôn
Tỷ lệ gia tăng dân số hằng năm
Tỷ lệ nam
Tỷ lệ nữ
Nắm bắt được các xu hướng của thị trường, Nestle đã dày công nghiên cứu và cho ra đời
các sản phẩm mẫu mã đa dạng phục vụ nhu cầu của từng đối tượng thành phần.

2.1.1.2 Kinh tế
Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam biến động qua từng năm. Đáng nói đến là
GDP tăng qua các năm, tỷ lệ thất nghiệp giảm, đời sống nhân dân được cải thiện. Kinh tế
được cải thiện, người dân có khả năng chi trả cho những vật chất trong cuộc sống của mình,
họ sẽ có xu hướng chú trọng đến các sản phẩm bổ trợ sức khỏe, dinh dưỡng lành mạnh.

Dựa trên những nguyên tắc đó, Nestle đưa ra triết lý kinh doanh của mình là Cơng ty Dinh
dưỡng, Sức khỏe, Sống vui khỏe với những sản phẩm bổ dưỡng nhất, tốt nhất cho người
dân. Các sản phẩm như: sữa uống, thực phẩm dinh dưỡng, gia vị, ... chứa các thành phần
dinh dưỡng với hàm lượng phù hợp (đạm, carbohydrate, vitamin A, vitamin B, vitamin C,...,
các khoáng chất, sắt, kẽm, canxi, photpho và nhiều thành phần dinh dưỡng khác).
Trong tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế sau năm 2020, khu vực công nghiệp và xây
dựng đạt tốc độ tăng cao nhất với 3,98%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm vào mức tăng
chung. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đong vai tro chu chôt dân dăt tăng
trương của nên kinh tê với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm. Điều này là
nguồn động lực khích lệ các doanh nghiệp, cuối năm 2021 doanh nghiệp thành lập mới tăng
mạnh về số doanh nghiệp, số vốn đăng ký và số lao động với tốc độ tăng lần lượt là tăng
70,4% về số doanh nghiệp, tăng 64,1% về số vốn đăng ký và tăng 24,7% về số lao động.
2.1.1.3 Tự nhiên
Môi trường tự nhiên là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chiến lược của một doanh
nghiệp. Về địa hình, khí hậu ảnh hưởng đến văn hóa tiêu dùng của người dân địa phương,
dựa vào việc nghiên cứu nhu cầu đó doanh nghiệp có thể cung cấp các mặt hàng phù hợp.
Ngoài ra, sự khan hiếm của nguồn nguyên liệu cũng có thể làm ảnh hưởng đến quyết định
sản xuất của công ty đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, ơ nhiễm mơi trường,…
2.1.1.4 Cơng nghệ
Ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển, việc truyền bá thông tin của các cơng ty cũng thay
đổi qua nhiều hình thức. Tiến bộ này giúp cho Nestle có thể tiến gần hơn với khách hàng
thông qua công tác marketing. Bằng chứng cho thấy, chúng ta ai cũng có thể dễ dàng bắt gặp
các quảng cáo của Nestle dù ở bất cứ đâu từ TV ở nhà hay các biển quảng cáo trên đường.
Nhà nhà người người đều có thể tiếp cận Nestle từ đó làm tăng hơn sự uy tín cũng như dành

được sự quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu này.
2.1.1.5 Chính trị - pháp luật
Việt Nam phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
cùng với môi trường chính trị ổn định và hệ thống pháp luật ngày càng hồn thiện và có
nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư, thành lập và phát triển kinh doanh. Đây là tiềm
năng rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đẩy
mạnh vào thị trường Việt Nam, Nestle là một ví dụ điển hình.
2.1.1.6 Văn hóa


Việt Nam là quốc gia trải qua nhiều gian khó trong việc dựng nước và giữ nước, hệ lụy từ
chiến tranh, nạn đói đã khiến cho con người của quốc gia này chỉ có thể nghĩ đến làm sao để
ăn no, vấn đề về dinh dưỡng hầu như đã bị lãng quên, đặc biệt là đối với các thế hệ ông bà,
cha mẹ. Nhưng ngày nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông nên
mọi người được nâng cao ý thức hơn về tầm quan trọng của nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày
và làm thay đổi văn hóa ăn uống của người Việt. Các kênh truyền hình quốc gia như VTV
cũng thường xuyên bổ sung các chương trình dinh dưỡng gia đình trong các khung giờ vàng
phát sóng để phổ cập cho người dân. Đáng mừng là điều này đã mang lại hiệu quả to lớn khi
mức ăn rau quả của người dân tăng bình quân đầu người từ 190g rau/người/ngày; 61g quả
chín/người trong năm 2010 tăng lên thành 230g rau/người/ngày; 141g quả chín/người/ngày
trong năm 2020. Thay đổi tích cực này đã mở ra cho Nestle những kỳ vọng lý tưởng về một
tương lai tốt đẹp. Thị trường đồ uống cũng rất màu mỡ khi tổng lượng đồ uống bán lẻ được
tiêu thụ tại Việt Nam tăng hơn 60% trong năm 2020 so với năm 2010. Điều này địi hỏi các
cơng ty nắm bắt thời cơ và cho ra thị trường những sản phẩm đồ uống và dinh dưỡng đa
dạng, đáp ứng được nhu cầu càng cao của người tiêu dùng. Nestle đã và đang làm khá tốt
điều này khi liên tục cho ra thị trường các loại đồ uống đa dạng từ dạng đóng hộp, đóng gói
đến đóng lon, đóng chai; từ dạng lỏng, dạng bột đến dạng viên nén.
2.1.2 Môi trường vi mô
2.1.2.1 Nhà cung ứng
Nestle Tuyên bố sứ mệnh là một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thực phẩm dinh

dưỡng, Nestle đã vô cùng khắt khe trong việc chọn nhà cung cấp. Nestle đã đặt ra vô số các
nguyên tắc kinh doanh để xây dựng nên một hệ thống các nhà cung cấp đáng tin cậy và đảo
bảo duy trì chất lượng sản phẩm. Bao gồm 5 nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: Tình liêm chính, chính trực trong kinh doanh
Ngun tắc 2: Tình bền vững
Nguyên tắc 3: Tiêu chuẩn lao động
Nguyên tắc 4: An tồn và sức khỏe
Ngun tắc 5: Mơi trường
Ở mỗi nguyên tắc, Nestle nghiêm túc đưa ra các điều khoản về nghĩa vụ và trách nhiệm của
các nhà cung cấp, đồng thời để đảm bảo các nhà cung cấp thực hiện hiệu quả Nestle thường
xuyên đánh giá sự tn thủ của các nhà cung cấp. Trong đó cơng ty Thành Đạt cung cấp dịch
vụ lưu thông sản phẩm của Nestle là nhà cung cấp dịch vụ vận tải có tên tuổi, uy tín và chất
lượng là một trong các nhà cung cấp của Nestle. Công ty này cũng được nhiều công ty
chuyên nghiệp thế giới lựa chọn như Yamaha, VNPT,...
Nguồn ngun liệu: Nestle có hai nguồn chính:
Nguồn ngun liệu trong nước: chiếm 50% tổng nguyên liệu. Các nguyên liệu
sử dụng nhiều như: cà phê, trà xanh, đường, mạch nha và bao bì đóng gói.
Nguồn ngun liệu nhập khẩu: 30% nguyên liệu có nguồn gốc từ các
Nestle khác trên thế giới như bột sữa, bột ngũ cốc, tinh trà,...
Phần còn lại nhập từ rất nhiều nước khác nhau theo hợp đồng nhà cung cấp của Nestle như
siêu bột ngọt, bột ca cao, hương liệu,... các sản phẩm này chịu mức đóng thuế thu nhập
cao một phần gây ảnh hưởng đến chi phí sản phẩm của Nestle.
2.1.2.2 Khách hàng
Khách hàng là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, đây là yếu tố quyết định các hành
vi kinh doanh của một doanh nghiệp. Bằng cách nghiên cứu thay đổi hành vi mua sắm của
khách hàng, Nestle nhắm đến mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống hằng ngày của người
tiêu dùng. Công ty cũng thể hiện điều này thông qua bản tuyên bố sứ mệnh “Good Food,
Good Life”.
2.1.2.3 Đối thủ cạnh tranh



Nestlé là công ty cung cấp sản phẩm đa dạng nên việc có nhiều đối thủ là một điều khơng thể
tránh. Ngồi những cơng ty cạnh tranh lành mạnh thì Nestle cịn phải đối mặt với hàng loạt
cơng ty cạnh tranh không lành mạnh: làm nhái sản phẩm,.... Vào năm 2004, trên phố Hàng
Buồm, Hà Nội xuất hiện hàng loạt trà hịa tan với bao bì rất giống với Nestle mang tên
Freshtea được thực hiện bởi công ty Thúy Hương. Vụ việc đã được khởi kiện bởi chính chủ
Nestle như cho đến nay vẫn chưa xử lý được dứt điểm.
2.2 Những cơ hội, thách thức của NESTLÉ
Sau khi phân tích những yếu tố bên ngồi của cơng ty Nestlé, nhóm nghiêm cứu đã đưa
ra những cơ hội và thách thức mà Nestlé gặp phải
2.2.1 Cơ hội
Gia tăng số lượng đầu tư từ nhiều công ty khỏi nghiệp thực phẩm nhỏ: Theo thời gian,
ngày càng có nhiều cơng ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm. Theo CB Insights, chỉ
riêng trong năm 2015, các công ty này đã huy động được 5,5 tỷ USD. Con số này cho thấy sự
hỗ trợ đáng kể cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm. Các công ty khởi
nghiệp này đang phát triển các loại thực phẩm và đồ uống thế hệ mới, cung cấp các giải pháp
khác nhau về phân phối thực phẩm, giới thiệu các mới để phát triển và bán thực phẩm.
Trong tình hình hiện tại, các thương hiệu trên cịn rất trẻ, vốn nhỏ và chưa có nhiều doanh
thu, Nestlé có thể tăng cường đầu tư vào các công ty khởi nghiệp này để giúp công ty đối mặt
với những thách thức trong tương lai.
Sự phát triển của thị trường trà và cà phê pha sẵn: Theo Báo cáo của Tập đoàn Tiếp thị
Đồ uống, cà phê pha sẵn là ngành đồ uống dạng lỏng phát triển nhanh nhất ở Mỹ trong 3 năm
qua. Trong khi toàn ngành đồ uống chỉ tăng nhẹ, cà phê pha sẵn đã tăng đáng kinh ngạc 37%.
Đồ uống lành mạnh, chẳng hạn như trà pha sẵn cũng tăng hơn 4% hàng năm.
Mặc dù Nestlé là một trong những nhà bán cà phê lớn nhất trên thế giới nhưng cơng ty khơng
có bất kỳ thương hiệu đáng kể nào trên thị trường cà phê hoặc trà pha sẵn. Có rất nhiều
thương hiệu nhỏ hơn có thể được mua lại trong ngành hoặc cơng ty có thể đẩy các thương
hiệu pha sẵn của riêng mình sang thị trường Mỹ để tận dụng lợi thế của các lĩnh vực đồ uống
đang phát triển này.
Sự quan tâm đến sức khỏe dinh dưỡng ngày càng tăng: thu nhập của người dân Việt Nam

ngày càng tăng, và khi thu nhập tăng, người ta dư dả, thì họ sẽ quan tâm hơn về chất lượng
Nhu cầu sử dụng thực phẩm thức uống chế biến sẵn ngày càng tăng: với nhu cầu xã hội
ngày càng phát triển, nhu cầu về sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian ngày càng được mọi người ưu
tiên.
Tốc độ đơ thị hóa, ngoại thành ngày càng tăng: Việt Nam là nước đang phát triển, nên tốc
độ đơ thị hóa về nơng thơn cũng như ngoại thành ngày càng tăng. Khi đó chất lượng cuộc
sống con người được nâng lên, nhu cầu về ăn uống cũng nhiều hơn từ đó làm tăng khả năng
biết đến cũng như chi trả cho các thực phẩm của Nestlé
Nguồn nguyên liệu (cà phê, trà, mía,..) dồi dào: Bên cạnh đó Việt Nam là một nước có nền
nơng nghiệp lớn, nên có được nguồn ngun liệu (cafe, trà, mía,...) dồi dào và giá thành rẻ, từ
đó giúp giảm chi phí sản xuất của Nestle
Sự phát triển của Internet, giúp cho sự nhận biết thương hiệu, quảng cáo sản phẩm dễ
hơn: Internet ngày càng phát triển, truyền thông; mạng xã hội ngày càng phổ biến và trở
thành một phần tất yếu của đời sống con người. Khi mà ngày xưa, những nhãn hàng chỉ có
thể quảng cáo sản phẩm qua một vài phương thức( quảng cáo trên tivi, báo giấy, tạp chí) thì
giờ đây phương thức quảng bá sản phẩm đã được đa dạng hóa hơn rất nhiều ( quảng cáo trên
các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, bạn có thể vơ tình bắt gặp bất cứ hình
ảnh, video ngắn của các thương hiệu nào khi đang lướt web; nâng cao nhận thức thương hiệu,
review sản phẩm nhờ các KOL; influencer thay vì chỉ là những diễn viên, hay ca sĩ nổi tiếng
như ngày xưa)


Tiềm năng thị trường lớn: Việt Nam là nước dân số đơng chính vì vậy nên tiềm năng tiêu
thụ rất lớn, nên cơ hội yếu tố “tiềm năng thị trường lớn” của Nestlé đối với Việt Nam là rất
lớn.
Nguồn lao dộng dồi dào:Vì là nước đơng dân và dân số trẻ, nên thị trường Việt Nam có một
nguồn năng lực dồi dào. Một yếu tố vô cùng quan trong khi mà Nestle sản xuất tại Việt Nam,
vì nó sẽ làm cho chi phí sản xuất giảm khá nhiều
2.2.2 Thách thức
Khi mà công nghệ ngày càng phát triển tân tiến, xã hội ngày càng hiện đại thì tạo ra những cơ

hội lớn cho các doanh nghiệp nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra những thách thức rất đáng kể:
Sự khan hiếm nước sạch: đồ uống chiếm hơn 25% tổng doanh thu của Nestle và chỉ riêng
sản phẩm nước đóng chai đã tạo ra 8% tổng doanh thu của công ty.
Nước đã trở nên khan hiếm và ngày càng trở nên khan hiếm hơn do các yếu tố như biến đổi
khí hậu, dân số gia tăng, khai thác quá mức nền tài nguyên, việc quản lý nước thải kém. Khi
nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, Nestle sẽ khó tiếp cận nguồn cung cấp nước uống sạch
và rẻ hơn, dẫn đến chi phí sản xuất tăng và lợi nhuận thấp.
Nestlé cũng đang nhận nhiều lời chỉ trích dư luận về việc sử dụng nước uống gần các khu vực
bị hạn hán. Trong tương lai gần, khan hiếm nước sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng và tác
động tới tình hình kinh doanh của công ty.
Gia tăng cạnh tranh trong ngành đồ uống và thực phẩm: ở Việt Nam, ngày càng có nhiều
doanh nghiệp tham gia vào q trình sản xuất hơn, công nghệ của họ cũng rất là tiên tiến,
đồng thời triết lí của họ là “customer-driven" tức là thay đổi theo nhu cầu của khách hàng,
sản phẩm ngày càng cải tiến khơng chỉ về sản phẩm đó có mùi vị ngon hay khơng mà nó cịn
có thể đáp ứng được yếu tố sức khỏe hay khơng, nên từ đó sự cạnh tranh trên thị trường về
thực phẩm khá là gay gắt.
Giá cà phê bị đẩy lên trong tương lai gần: Cà phê tạo ra hơn 10% tổng doanh thu của cơng
ty và hạt cà phê là ngun liệu chính được sử dụng trong sản xuất của Nestlé. Do đó, tỷ suất
lợi nhuận của Nestlé đang theo chiều hướng khá phụ thuộc vào giá hạt cà phê, vốn đã rất biến
động trong nhiều năm qua.
Những lý do cho biến động về giá là do hạn hán, nhiệt độ cao thấp bất thường, biến đổi khí
hậu khiến nhiều thảm họa thời tiết xảy ra ở Brazil và các nước khác. Bên cạnh đó, nhu cầu
ngày càng tăng của hạt cà phê cũng khiến giá bị đẩy lên đáng kể.
Quy định của chính phủ và giá cả: các quy định của chính phủ có thể ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của Nestle. Ngồi ra, giá cả hàng hóa ngày càng tăng buộc cơng ty phải tăng
giá sản phẩm. Nó sẽ dẫn đến giảm doanh số vì người tiêu dùng có thể chuyển sang các nhãn
hiệu khác có sẵn với chi phí thấp
Sự nghi ngờ từ người tiêu dùng: sự nghi ngờ ngày càng tăng về thực phẩm đóng gói sẵn là
khơng tự nhiên và không tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng ở Châu Âu và Bắc Mỹ đang
trở nên phổ biến. Điều này làm tăng nhu cầu về thực phẩm tươi sống và tự nhiên cũng như

tăng nhu cầu về các sản phẩm hữu cơ và các chất thay thế khác.
Nhu cầu ăn kiêng của càng người ngày càng tăng: Dựa trên tỷ lệ về người béo phì cũng
như tiểu đường ngày càng cao, thì các sản phẩm ăn kiêng ngày càng được ưa tiên. Từ đó đặt
ra một thách thức cho Nestle, họ có thể hướng tới việc sản xuất các sản phẩm ít đường, ít calo
nhưng vẫn phải đảm bảo được hương vị thơm ngon
2.3 Xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài cho Nestlé (Ma trận EFE)
Mức độ quan trọng được đánh giá theo phương pháp chuyên gia ngành. Số điểm của mức độ
quan trọng của mỗi yếu tố được cho từ 0,00 (không quan trọng) đến 1,00 (rất quan trọng).
Tổng số điểm tầm quan trọng tất cả các yếu tố bằng 1,00.
Phân loại phản ứng các yếu tố của doanh nghiệp với môi trường từ 1 đến 4. Phản ứng tốt là 4,
khá là 3, trung bình là 2, phản ứng ít là 1.


Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5. Nếu tổng điểm quan trọng cao hơn 2,5 nghĩa là
doanh nghiệp phản ứng tốt với cơ hội và những nguy cơ của môi trường.
Những yếu tố cơ hội, thách thức trong bảng dưới đây chính là những cơ hội, thách thức mà
nhóm nghiên cứu đã đưa ra trong phần 2.2 (Những cơ hội, thách thức của NESTLÉ)
Bảng 2 – Ma trận EFE của Nestlé

STT

1

2

sẵn

3

4


5

6

7

8
9.

dào


10


11

thực phẩm

12
13
14

15

tăng

Tổng
số

Nhận xét
Theo ma trận các yếu tố bên ngoài, số điểm quan trọng là 2.94 lớn hơn 2.5 cho thấy
khả năng phản ứng của Nestle VN với những yếu tố cơ hội bên ngoài ở mức khá tốt.
Chiến lược và kế hoạch hiện tại của Nestle VN đã giúp cơng ty phản ứng tích cực với
nhiều cơ hội và thể hiện rõ nét những phương hướng giảm thiểu các nguy cơ từ mơi
trường bên ngồi như : mơi trường kinh doanh khốc liệt, tình hình khủng hoảng kinh
tế cũng như sự tăng giá của nhiên liệu.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM
 Ma trận CPM về nhóm hàng sữa cho Nestle


 Dựa vào tổng điểm quan trọng chúng ta có xếp hạng cạnh tranh như sau: Dutch Lady với
3.23 điểm đứng vị trí thứ nhất, Vinamilk với 3.19 điểm đứng vị trí thứ 2, cuối cùng là Nestle
với 3.14 điểm. Trong đó, Nestle Việt Nam cần phát huy thị phần, uy tín thương hiệu, chất
lượng sản phẩm, hiệu quả quảng cáo khuyến mãi, mạng lưới phân phối, năng lực đội ngũ tiếp
thị, dịch vụ hậu mãi, tính đa dạng sản phẩm và khả năng tài chính. Đồng thời khắc phục
những điểm yếu như khả năng cạnh tranh về giá, tỷ suất lợi nhuận của đại lý và tính linh hoạt
của tổ chức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ.

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA NESTLÉ
3.1 Phân tích mơi trường trong của NESTLÉ
3.1.1 Nguồn nhân lực
Nestle tại Việt Nam có gần 1000 lao động chính thức trong đó hơn 70% nam giới ở tuổi cịn
trẻ với trình độ học vấn cao và thâm niên trong nghề trên 2 năm.
Nhân viên trước khi vào làm đều được Nestle đào tạo kiến thức chuyên môn kỹ càng phù hợp
với cơng việc đảm nhân và duy trì việc huấn luyện định kỳ để nâng cao tay nghề cho nhân
viên.
Để giảm chi phí tiền lương cho nhân viên thì Nestle tận dụng nguồn lực lượng lao động
thuê mướn ngắn hạn bên ngoài bên cạnh lực lượng lao động chính thức của doanh nghiệp.

3.1.2 Nguồn lực vật chất
Vốn đầu tư của Nestle khơng lớn nhưng dựa vào uy tín và sự bảo đảm của Nestle tồn cầu thì
Nestle Việt Nam dễ dàng huy động các nguồn vốn ngoài như từ ngân hàng để duy trì hoạt


động kinh doanh. Bên cạnh đó thì Nestle tồn cầu cũng cam kết tài trợ vốn cho các dự án lớn
có tính chiến lược và phát triển lâu dài tại Việt Nam. Đây là lợi thế cạnh tranh cao của
Nestle.
3.1.3 Nguồn lực vơ hình
Nguồn lực vơ hình lớn nhất của Nestle Việt Nam chắc hẳn là “ơng lớn” Nestle tồn cầu. Hơn
150 năm xây dựng và phát triển thương hiệu, ngày nay Nestle trên thế giới sở hữu những
danh hiệu uy tín thế giới như: Nescafe, sữa Carnation, Guigoz, Lactogen,.. đây là thế mạnh
rất lớn của Nestle Việt Nam. Ngoài ra thì danh tiếng và nguyên tắc kinh doanh đúng mực của
Nestle cũng đã tạo nên hình ảnh đẹp cho Nestle Việt Nam. Khi nói đến cơng ty Nestle thì mọi
đối tác, ngân hàng, nhà cung cấp hay thậm chí nhà tiêu dùng đều an tâm và sẵn sàng cộng
tác.
3.1.4 Hoạt động kinh doanh nội bộ
3.1.4.1 Tài chính - Kế tốn
Bên cạnh những hoạt động tài chính thường nhật như ghi chép, báo cáo cho các cấp chức
năng thì Nestle Việt Nam tổ chức phịng tài chính gồm nhiều chức năng đặc thù phục vụ cho
hoạt động quản lý công ty:
Bộ phận kế toán quản trị: lập ra những kế hoạch trong tương lai và điều chỉnh liên tục
theo những thay đổi của mục tiêu, thị trường là công cụ hỗ trợ rất tốt cho việc quyết
định.
Bộ phận kế toán tài chính: Ngồi những chức năng phải thu trả, cơng ty cịn quan tâm
đến việc phân tích chi tiết chi phí giá thành sản phẩm để tìm ra những ngun nhân
thực tế, cụ thể để cải thiện giá thành đồng thời kiểm sốt tốt những chỉ số tài chính
theo quy định quản lý của công ty.
Hoạt động huy động vốn: để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn thì Nestle Việt
Nam hồn tồn có thể vay bằng tín chấp từ các ngân hàng lớn như CItiBank,... để đáp

ứng vốn cho các dự án đầu tư công ty thực hiện những hợp đồng vay thông qua giới
thiệu, bảo lãnh công ty mẹ. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh đáng kể trong
môi trường kinh tế hiện nay.
3.1.4.2 Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Không giống những công ty khác, Nestle Việt Nam kiểm soát chất lượng ngay từ đầu vào
nguyên vật liệu. Hằng năm Nestle tiến hành đánh giá định kỳ các nhà cung cấp có uy tín để
lựa chọn nhà cung cấp chính của cơng ty và duy trì kiểm tra 2 lần/năm. Các nguyên vật liệu
khi đưa vào khâu sản xuất phải được phòng quản lý chất lượng thơng qua với những tiêu
chuẩn phân tích đặc trưng của ngành thực phẩm và phù hợp với tiêu chuẩn của Nestle. Vì vậy
mà doanh nghiệp ln đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đến với tay người tiêu dùng.
3.1.4.3 R&D
Dựa trên kết quả nghiên cứu và phát triển của 21 trung tâm nghiên cứu và phát triển phục vụ
cho tồn bộ thành viên Nestle, phịng R&D Việt Nam hóa lại những công thức này phù hợp
với người Việt Nam. Phòng R&D sản phẩm còn bao gồm cả các chức năng nghiên cứu các
công thức, khẩu vị của đối thủ cạnh tranh và so sánh với sản phẩm của công ty. So với các
cơng ty khác, Nestle Việt Nam có thế mạnh rất lớn trong việc sử dụng kết quả nghiên cứu có
sẵn cũng như những phương pháp phát triển từ cơng ty mẹ.
3.1.4.4 Sản xuất/ vận hành
Tồn bộ sản phẩm của Nestle Việt Nam được sản xuất ở hai nhà máy Ba Vì và Đồng Nai.
Nhà máy sản xuất chính Đồng Nai có 5 dây chuyền sản xuất và 12 dây chuyền đóng gói
những sản phẩm sản xuất ra và những sản phẩm sản xuất Nestle nước ngoài.
Điểm mạnh
Cũng giống như những Nestle khác, Nestle Việt Nam sử dụng cơng nghệ hiện đại của Nestle
tồn cầu. Các máy móc thiết bị lắp đặt tại nhà phải thông qua phần kiểm định kỹ thuật của


trung tâm chuyên hỗ trợ về mặt công nghệ của Nestle toàn cầu tại Thụy Sỹ. Về mặt quản lý
sản xuất Nestle Việt Nam tuân theo tiêu chuẩn Nestle Quality System và đạt được chứng
nhận HACCP, GMP.
Hạn chế

Hiện nay một số dây chuyền sản xuất vận hành của Nestle với công suất cao như cà phê,
nước tương, bột nêm,.. không đáp ứng được nhu cầu tăng thêm trong thời gian tới. Ngồi
ra hiện tại có những dây chuyền sản xuất nhiều loại sản phẩm dẫn đến phải liên tục điều
chỉnh thông số kỹ thuật làm cho thời gian gián đoạn sản xuất và chi phí nguyên vật liệu cho
điều chỉnh máy tăng cao.
3.1.4.5 Marketing
Điểm mạnh:
Công tác Marketing được tổ chức khá tốt. Các chức năng của Marketing được phân
chia cụ thể theo hệ thống trong từng phòng ban rõ ràng. Dưới giám đốc Marketing là
những trưởng phòng chịu trách nhiệm từng phịng theo từng nhóm mặt hàng đã cung
cấp những thông tin hỗ trợ cho việc phát triển sản phẩm mới, lên kế hoạch, sản xuất
kinh doanh phù hợp.
Bên cạnh công việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu chiến lược của đối thủ cạnh
tranh, phòng Marketing còn thực hiện nhiều chương trình quảng cáo, tiếp thị,
khuyến mãi khách hàng khi dùng sản phẩm mẫu tạo điều kiện mở rộng thị phần và
thúc đẩy việc đưa sản phẩm mới vào thị trường.
Sản phẩm: công ty chủ trương sản xuất những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu
càng nhiều của người tiêu dùng. Nestle ln đa dạng hóa sản phẩm khi liên tục tung
ra thị trường các sản phẩm mới.
Khuyến mãi, quảng cáo: Nestle thực hiện khuyến mãi đa dạng, nhiều hình thức khác
nhau như là tài trợ các chương trình truyền hình, thể thao, ca nhạc, quảng cáo, giảm
giá, quà tặng hay khuyến mãi trúng thưởng,... Các hình thức khuyến mãi luôn kết hợp
cho những sản phẩm một cách phù hợp.
Hạn chế:
Giá: Giá của hầu hết các sản phẩm Nestle Việt Nam thường ở mức tương đối cao. Cơ
sở xác định giá bán là giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm và thu nhập của thị
trường mục tiêu.
Nestle Việt Nam phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt về quy định quảng cáo của Nestle
toàn cầu. Theo những quy định của tổ chức mẹ và trẻ em, Nestle toàn cầu xây dựng
những quy định quảng cáo mà tất cả Nestle thành viên phải tuân theo như là:

– Không quảng cáo bất ký hình thức nào đối với những sản phẩm cho trẻ
dưới 12 tháng tuổi
– Cấm nhân viên công ty tiếp thị trực tiếp hoặc phát miễn phí mẫu thử
sản phẩm đến các bà mẹ
– Cấm tưởng thưởng nhân viên bán hàng theo doanh số những nhóm mặt
hàng này
Chi phí quảng cáo quá cao: Việc theo đuổi chiến lược quảng cáo liên tục với nhiều
chiến dịch quảng cáo đầu tư kỹ lưỡng và các chương trình tài trợ đã đẩy chi phí
quảng cáo của cơng ty lên rất cao.
3.2 Những điểm mạnh, điểm yếu của NESTLÉ
Từ những phân tích về các yếu tố bên trong của Nestlé, nhóm nghiêm cứu đã đưa ra những
điểm mạnh, điểm yếu tiêu biểu của Nestlé
3.2.1 Điểm mạnh
Thương hiệu được cơng nhận tồn cầu: Thơng qua các chiến lược quảng cáo và thương
hiệu hiệu quả, nó đã tạo ra nhận thức đáng kể và phát triển hình ảnh thương hiệu thành cơng


trên toàn thế giới. Theo Fortune Global 500, Nestle nằm trong số các tập đoàn lớn nhất thế
giới và được xếp ở vị trí 69 trong danh sách năm 2018.
Cơng ty đa dạng hóa cao: Nestle bán sản phẩm của mình tại 189 quốc gia Thay vì dựa vào
một vài thị trường, công ty đã chiếm được thị trường lớn ở nhiều nước phát triển và đang
phát triển để kiếm phần lớn doanh thu. Các thị trường hàng đầu của nó bao gồm Mỹ, Trung
Quốc, Pháp và Brazil. Năm 2017, nó đã tạo ra 26,7 tỷ CHF từ riêng thị trường Mỹ.
Hệ thống sản phẩm đa dạng: Nestlé có danh mục thương hiệu và sản phẩm rộng hơn bất kỳ
đối thủ nào trong ngành, sở hữu hơn 2000 thương hiệu trên toàn cầu và đổi mới hơn 8000 sản
phẩm để cân nhắc về dinh dưỡng và sức khỏe. Hãy để ý xem, trong nhà bạn chắc chắn phải
có ít nhất một món đồ đến từ thương hiệu của Thuỵ Sỹ này!
Uy tính thương hiệu bền vững: Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam
(VBCSD), thuộc Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa bình chọn Nestlé
Việt Nam là doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam năm 2021 trong linh vưc san xuât

Dẫn đầu về khả năng nghiên cứu và phát triển: Nestle có tổ chức nghiên cứu dinh dưỡng
và thực phẩm lớn nhất thế giới với 21 trung tâm R&D. Khả năng nghiên cứu và phát triển là
một trong những lợi thế cạnh tranh chính của nó. Có hơn 5000 nhân viên tham gia vào các
hoạt động R & D. Nó đã chi gần 1,72 tỷ Franc Thụy Sĩ cho R&D trong năm 2017. Trong khi
đó, cơng ty Coca-cola chi 0% doanh thu cho R&D và Pepsi, đối thủ chính của Nestlé chỉ chi
1,2% hay 754 triệu cho R&D.
Hệ thống phân phối lớn : sở hữu một hệ thống phân phối rộng lớn và đa dạng, không chỉ
thâm nhập vào khu vực thành thị mà cả khu vực nơng thơn. Nó đã điều chỉnh các phương
pháp phân phối địa phương và cách tiếp cận phi tập trung để điều hành doanh nghiệp hiệu
quả ở các quốc gia tương ứng. Nestle có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp, nhà bán
lẻ, nhà cung cấp và nhà phân phối.
Nỗ lực cho nền công nghiệp xanh: Trong năm 2017, 253 của nhà máy Nestle tới giai đoạn
chế chất thải bằng không. Nestlé là công ty đầu tiên tại Việt Nam sử dụng ống hút giấy có
chứng nhận bảo vệ rừng bền vững FSC trong các sản phẩm uống liền như Milo,Nesvita và
sữa Nestlé. Dự kiến đến giữa năm 2022, toàn bộ 100% sản phẩm uống liền của Nestlé sẽ
chuyển sang sử dụng ống hút thân thiện với môi trường. Sáng kiến này của Công ty góp phần
giảm thiểu gần 700 tấn rác thải nhựa dùng trong sản xuất mỗi năm. Công ty đã thay đổi bao
bì chứa nguyên liệu từ loại 25kg sang 250kg góp phần giảm 34 tấn nhựa/năm; dùng túi chứa
đường bao bì lớn loại 1 tấn giúp giảm 31 tấn nhựa/năm hay thay màn quấn hàng hóa từ chất
liệu nhựa bằng chất liệu canvas.
Mối quan hệ vững chắc với các thương hiệu nổi tiếng – Nestle có một số thương hiệu
được cơng nhận nhất trên thế giới dưới tên của nó như Nescafe, Kitkat , Gerber , Milo và
Maggi . Bên cạnh đó, nó có mối quan hệ vững chắc với các thương hiệu đáng tin cậy và
mạnh mẽ khác như Colgate Palmolive, Coca Cola , General Mills và L’Oréal
Nguồn nhân lực dồi dào với đội ngũ nhân viên trẻ và năng động: Nestle là 1 tập đoàn đa
quốc gia với hơn 280.000 nhân viên có trình độ làm việc trên hơn 100 quốc gia. Trong suốt
thời gian diễn ra khủng hoảng tài chính tồn cầu, Nestle vẫn nỗ lực tập trung vào sự phát
triển bền vững và ổn định, đồng thời đảm bảo cung ứng đủ nguồn nhân lực cho nhu cầu hiện
tại lẫn tương lai
Chất lượng sản phẩm tốt, dễ sử dụng: Với những sản phẩm dành cho lứa tuổi từ 5 đến 12,

chỉ truyền thông tới trẻ nếu sản phẩm thỏa mãn những tiêu chuẩn dinh dưỡng nghiêm ngặt
nhất và phải có danh mục dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi này. Nestlé đẩy mạnh việc giảm
lượng đường, muối và những chất béo khơng có lợi cho sức khỏe trong các sản phẩm đồng
thời đề cao chế độ ăn uống cân bằng cùng phong cách sống khỏe mạnh
3.2.2 Điểm yếu
Quảng cáo gây hiểu lầm và mâu thuẫn: Nestlé đã bị cáo buộc thao túng người tiêu dùng
trong một loạt các quảng cáo gây hiểu lầm. Ví dụ, cơng ty bị cáo buộc sử dụng đường sucrose


trong sữa công thức trẻ em ở Nam Phi trong khi quảng cáo sản phẩm tương tự ở Hồng Kông
là không chứa đường sucrose và rất tốt cho sức khỏe trẻ sơ sinh.
Dựa quá nhiều vào truyền thông: Với tư cách là một nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất thế
giới, Nestlé vẫn đang phụ thuộc nhiều vào quảng cáo để định hình quan điểm của người tiêu
dùng và thúc đẩy doanh số bán hàng truyền thống. Điều này dễ dẫn tới chi phí tiếp thị cho
quảng cáo gia tăng, gây thâm hụt lợi nhuận cho công ty về lâu dài.
Khoảng cách kiểm soát và cấu trúc tổ chức: Một số lượng lớn các thương hiệu thuộc cùng
một nhóm ơ, điều này gây khó khăn cho việc quản lý Quản trị lớn, một số lượng lớn các
thương hiệu riêng lẻ thường có thể dẫn đến bất hịa và xung đột lợi ích.
Những lời chỉ trích trên mạng xã hội đã trở thành mục tiêu được truyền thông chú ý
nhiều lần: Yêu cầu tư nhân hóa nước, dán nhãn sai lệch và một vụ kiện về sản xuất sôcôla sử
dụng lao động trẻ em và nơ lệ là một số ví dụ làm suy yếu danh tiếng thị trường của nó, bị
buộc tội bơm trái phép hàng triệu lít nước tại 6 quốc gia nơi cư dân bị thiếu nước uống.
Thu hồi sản phẩm bị ô nhiễm: Nestlé là công ty sản xuất thực phẩm lớn nhất trên thế giới
với hàng chục nghìn sản phẩm thực phẩm khác nhau hàng ngày được tung ra thị trường.
Ngay cả với những biện pháp kiểm sốt chặt chẽ thì Nestlé vẫn phải thu hồi sản phẩm của
mình ở nhiều thị trường khác nhau. Năm 2014, Nestlé đã thu hồi và tiêu hủy 37.000 tấn mì
Maggi bị ơ nhiễm ở Ấn Độ. Điều này dẫn tới hàng trăm triệu doanh thu bị mất, uy tín của
Nestlé cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp, Nestlé phải mất hàng tháng
mới có thể thu hồi được sản phẩm của mình.
3.3 Xây dựng ma trận các yếu tố bên trong cho Nestlé (Ma trận IFE)

Mức độ quan trọng được đánh giá theo phương pháp chuyên gia ngành. Số điểm của mức độ
quan trọng của mỗi yếu tố được cho từ 0,00 (không quan trọng) đến 1,00 (rất quan trọng).
Tổng số điểm mức độ quan trọng tất cả các yếu tố bằng 1,00.
Phân loại phản ứng các yếu tố của doanh nghiệp với môi trường từ 1 đến 4. Phản ứng tốt là 4,
khá là 3, trung bình là 2, phản ứng ít là 1.
Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5. Nếu tổng điểm quan trọng cao hơn 2,5 nghĩa là
doanh nghiệp phản ứng tốt với cơ hội và những nguy cơ của môi trường.
Những yếu tố điểm mạnh, điểm yếu của bảng bên dưới chính là những điểm mạnh, điểm yếu
ma nhóm nghiên cứu đã đưa ra trong phần 3.2 (Những điểm mạnh, điểm yếu của NESTLÉ)
Bảng 3 – Ma trận IFE của Nestlé
STT

Các yếu tố bên trong

Điểm mạnh
1

Thương hiệu nổi tiếng được nhận diện tồn c

2

Cơng ty đa dạng hóa cao

3

Uy tín thương hiệu bền vững


4


5

6

7

8

9

10

Hệ thống sản phẩm đa dạng (thiết yếu, phổ biến,
hầu như có mọi sản phẩm cho mọi lứa tuổi)

Dẫn đầu về khả năng nghiên cứu và phát triể

Hệ thống phân phối lớn, rộng rãi và phát triể
cầu

Nỗ lực cho nền công nghiệp xanh

Mối quan hệ vững chắc với các thương hiệu
tiếng

Nguồn nhân lực dồi dào với đội ngũ nhân vi
năng động

Chất lượng sản phẩm tốt, dễ sử dụng
Điểm yếu


11

Quảng cáo gây hiểu lầm và mâu thuẫn

12

Dựa quá nhiều vào truyền thơng

13

Khoảng cách kiểm sốt và cấu trúc tổ chức


Những lời chỉ trích trên mạng xã hội (khai thác
14 nước ở các vùng thiếu nước sạch, sử dụng lao động
trẻ em, dán nhãn sai lệch)

15
Tổng
số
Nhận xét :
Điểm theo trọng số của Nestle là 3.04 >2.5 - mức cao. Đây là một cơng ty có tiềm lực
mơi trường bên trong mạnh, khả năng phản ứng của công ty với thay đổi môi trường tốt..
Cho thấy Nestlé đã làm tốt trong việc tận dụng những điểm mạnh cũng như khắc phục
những điểm yếu của cơng ty trong q trình đưa ra chiến lược phù hợp để phát triển. Nhờ
đó mà Nestle đã trở thành thương hiệu có sản phẩm và uy tín thương hiệu cao.

CHƯƠNG 4. KẾT HỢP VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC (SWOT, SPACE,
QSPM)

4.1 Ma trận SWOT
Từ những phân tích mơi trường bên ngồi, mơi trường bên trong cùng những yếu tố cơ
hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu được lấy từ hai ma trận EFE và IFE của Nestle,
nhóm nghiêm cứu đã lập ra ma trận SWOT cho Nestlé
Bảng 4.1 – Ma trận SWOT của Nestlé


O (OPPORTUNITIES)
1.
từ nhiều công ty khởi nghiệp
thực phẩm nhỏ
2.
trường trà và cà phê pha sẵn
3. Sự quan tâm đến sức khỏe
và dinh dưỡng ngày càng
tăng
4.
phẩm thức uống chế biến
sẵn ngày càng tăng
5.
nơng thơn, ngoại thành ngày
càng tăng
6.
phê, trà, mía,..) dồi dào
7.
giúp cho sự nhận biết
thương hiệu, quảng cáo sản
phẩm dễ hơn
8.
Tiềm năng thị trường lớn

9.
Nguồn lao động dồi dào
T (THREATS)
1.
sạch
2. Gia tăng cạnh tranh trong
ngành đồ uống và thực
phẩm
3. Giá cà phê có thể bị đẩy
lên trong tương lai gần
4. Quy định của chính phủ
và giá cả
5. Sự nghi ngờ từ người tiêu
dùng
6. Nhu cầu ăn kiêng của
người dân ngày càng tăng
4.2 Ma trận SPACE


Ma trận Space là một ma trận xác định môi trường kinh doanh và phân tích tính cạnh tranh
của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được những chiến lược tấn cơng, sự thận
trọng hay các biện pháp phịng thủ cạnh tranh.
Về cấu trúc, ma trận space sẽ đại diện cho 4 yếu tố đóng vai trị quan trọng và tác động tới
chiến lược trung của doanh nghiệp. Các yếu tố được thể hiện trên trục SPACE đó là:
FS – Financials Strengths – Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp.
CA – Competitive Advantage – Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
ES – Environment Stability – Sự ổn định của môi trường.
IS – Internal Strengths – Sức mạnh của ngành.
Bảng 4.2 – Ma trận SPACE của Nestle
PHÂN TÍCH BÊN NGỒI

Vị thế tài chính (FS)
Tổng doanh số bán hàng đạt 69 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận ròng của Nestle đạt 13,5 tỷ USD trong năm 2020
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tính đến 30 tháng 6 năm 2021 là 0,68 .
Tính đến cuối năm 2019, quy mô tổng tài sản của Nestlé Việt Nam đạt 8.281 tỷ
đồng
Trung bình vi thê tai chinh (FP)
Vi thê canh tranh (CA)
Thi phân của Nestle khá lớn so với các đối thủ cạnh tranh
Nestle có được lịng trung thành của khách hàng mạnh mẽ
Mạng lưới phân phối sản phẩm chất lượng trong nước rộng lớn
Vòng đời sản phẩm mở rộng của Nestle đang được đảm bảo do khả năng mở rộng
thương hiệu chất lượng
Sản phẩm Nestle dẫn đầu thị trường trong nhiều loại sản phẩm
Trung bình vi thê canh tranh (CP)
PHÂN TÍCH BÊN TRONG
Vi thê bên vưng (ES)


×