Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

(TIỂU LUẬN) hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm liên quan đến xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm mà theo quan điểm của nhóm các phán quyết đưa ra trong bản án là chưa phù hợp và giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.81 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: LUẬT DÂN SỰ 2
Đề 18: Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm liên quan

đến xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm mà
theo quan điểm của nhóm các phán quyết đưa ra
trong bản án là chưa phù hợp và giải quyết các yêu
cầu.
NHÓM

:

01

LỚP

:

N10 – TL3

1


2


BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA
VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHĨM


Ngày: 01/11/2021
Nhóm: 01
Tổng số sinh viên của nhóm: 8
+ Có mặt: 8
Tên mơn học: Luật Dân sự 2.
Tên bài tập số 18: Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm liên quan đến xác định thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm mà theo quan điểm của nhóm các phán quyết đưa ra trong bản án là chưa phù
hợp và giải quyết các yêu cầu.
- Xác định mục tiêu cần đạt được;
- Tóm tắt bản án;
- Chỉ ra phán quyết chưa hợp lý của Tòa án;
- Hướng giải quyết điểm chưa hợp lý;
- Kiến nghị hoàn thiện quy định của hệ thống pháp luật hiện hành.
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài
tập nhóm số 1. Cụ thể như sau:
S
T

Họ và tê

Mã SV

T
1
2
3
4
5
6
7

8

452001
452002
452003
452004
452005
452006
452007
452008

Phạm Hương L
Mã Trung Thế
Trần Thị Diệu
Lê Văn Hiếu
Hoàng Nhật D
Phan Thị Than
Lò Nhật Cườn
Hà Thị Mai

- Kết quả bài viết:
+ Giáo viên chấm 1:……………
+ Giáo viên chấm 2:……………
- Kết quả thuyết trình:
+ Giáo viên chấm TT:………….
- Điểm kết luận cuối cùng:……

3



Đề 18: Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm liên quan đến xác định thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm mà theo quan điểm của nhóm các phán quyết đưa ra trong
bản án là chưa phù hợp và giải quyết các yêu cầu:
1.

Từ bản án đã sưu tầm, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng tình huống.

2.

Hãy chỉ ra phán quyết mà Tòa án đưa ra chưa phù hợp ở những nội dung

nào và giải thích tại sao.
3.

Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết tranh chấp phù hợp với

quy định của pháp luật hiện hành.
4.

Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định

pháp luật hiện hành.
CÁC TỪ VIẾT TẮT: BLDS: Bộ luật dân sự; BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Tóm tắt bản án
2. Phán quyết chưa hợp lý của Tòa án và giải thích
2.1.


Bất cập trong xác định thiệt hại

2.2.

Chưa xác định thu nhập bị mất c

2.3.

Chi phí bị đơn phải trả cho ngườ

2.4.

Chưa xem xét đến giảm mức bồi

3. Hướng giải quyết tranh chấp phù hợp với pháp luật hiện hà
4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
4


BÀI LÀM
MỞ ĐẦU
Sức khỏe là tài sản gắn liền với nhân thân của mỗi cá nhân trong xã hội, việc
bảo vệ sức khỏe có ý nghĩa rất quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với các quan
hệ xã hội khác. Quyền đối với sức khỏe được Hiến pháp nước ta ghi nhận, bảo vệ và
coi đó là quyền bất khả xâm phạm của cơng dân nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam. Việc bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung hay bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng do xâm phạm sức khỏe nói riêng là những chế định pháp luật ra

đời từ rất sớm trong lịch sử lập pháp của nước ta. Trong Bộ luật Dân sự năm 2015
của Việt Nam, chế định về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy
định tại Chương XX, cụ thể tại Điều 590 và Điều 593. Các vụ việc liên quan tới bồi
thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm xảy ra rất thường xuyên và phổ biến, bởi
vậy có thể thấy đây là một chế tài vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống.
Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 ra đời vẫn còn nhiều vướng mắc và gây tranh
cãi trong việc áp dụng quy định trong bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe.
Đặc biệt, khi giải quyết các vụ án liên quan tới bồi thường thiệt hại do xâm phạm
sức khỏe vẫn còn nhiều hạn chế và chưa giải quyết hợp lý, dẫn đến tranh cãi giữa hai
bên khơng sau khi quyết định của Tịa án được đưa ra. Bản án số 49/2019/DSST
ngày 30/09/2019 của Tòa án Nhân dân huyện Đông Anh, Hà Nội là một ví dụ điển
hình.
NỘI DUNG
1. Tóm tắt bản án.
Các đương sự trong vụ án: Nguyên đơn: Bà Dương Thị N, sinh năm 1960 và
người đại diện: Chị Đào Thị L. Bị đơn: Cháu Dương Bá S, sinh năm 2002 và người
đại diện: Ông Dương Bá T và bà Đào Thị T là cha mẹ ruột của S.

1


Nội dung vụ án: Ngày 01/01/2019, cháu S điều khiển xe máy đâm vào bà N,
khiến bà phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pơn. Q trình cấp cứu gia đình cháu S
đã hỗ trợ bà N 6.000.000 đồng. Trong q trình chữa trị, hai bên khơng thống nhất
được số tiền chữa trị cho bà N, vì vậy bà đã khởi kiện yêu cầu bồi thường số tiền là
60.000.000 đồng, bao gồm tiền: Tiền viện phí: 40.000.000 đồng; Tiền cho người
chăm sóc: 1.000.000 đồng; Tiền bồi thường tinh thần, sức khỏe: 10.000.000 đồng;
Tiền những ngày không đi làm được: 9.000.000 đồng. Gia đình cháu S đã bồi
thường số tiền là 6.000.000 đồng nên bà N yêu cầu bồi thường số tiền còn lại là
54.000.000 đồng.

Lời khai và quan điểm của các bên trong vụ án: Bà T đồng ý với lời khai của
chị L về việc cháu S đã gây tai nạn cho bà N. Hiện nay gia đình bà T đang gặp khó
khăn về kinh tế, số tiền bà N yêu cầu bồi thường 54.000.000 đồng là quá lớn. Nay
gia đình cháu S đồng ý bồi thường tiếp cho gia đình bà N số tiền là 19.000.000
đồng, tính cả số tiền đã đưa trước 6.000.000 đồng tổng cộng = 25.000.000 đồng.
Nhận định của tòa án: Về quan hệ pháp luật: Tòa án thụ lý đơn khởi kiện theo
quy định tại Khoản 1 Điều 28 BLTTDS; Về nội dung: Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ
án được thẩm tra tại phiên toà, kết quả giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan
Công an và kết quả tranh luận tại phiên toà; Chấp nhận các yêu cầu của nguyên đơn
với số tiền cháu S phải bồi thường cho bà N là 60.000.000 đồng, bao gồm các khoản
chi phí đã nêu trên; Áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 586 BLDS về năng lực chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì: ơng T và bà T là cha mẹ của cháu S có trách
nhiệm bồi thường số tiền cịn lại cho bà N.
Quyết định của Tòa án: Căn cứ Khoản 1 Điều 28, Điều 48, Điều 147, Điều
271 BLTTDS; Điều 584, 585, 586, 588, 590 Bộ luật Dân sự năm 2015; Nghị Quyết
số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy
định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tịa án.
Chấp nhận đơn khởi kiện về việc “Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm”
của bà N đối với cháu S; Buộc cháu S và bố mẹ cháu bồi thường cho bà N tổng số
2


tiền là 60.000.000 đồng; Xác nhận cháu S và gia đình đã bồi thường cho bà N
6.000.000 đồng; số tiền còn lại phải bồi thường tiếp cho bà N là 54.000.000 đồng;
Về án phí: Buộc cháu S, ơng T và bà T phải nộp 2.540.000đ tiền án phí dân sự sơ
thẩm để sung ngân sách Nhà nước; Án xử sơ thẩm cơng khai, các đương sự đều có
quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
2. Phán quyết chưa hợp lý của Tòa án và giải thích.
2.1. Bất cập trong xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
Theo nhận định của Tòa án, ngày 01/01/2019 cháu Dương Bá S điều khiển xe

moto BKS 29X1-1152 lưu thông trên đường liên xã chiều LH - TL khi đến địa phận
BK, TL xe của cháu S va chạm với xe đạp do bà Dương Thị N điều khiển đi phía
trước cùng chiều. Hậu quả bà N bị thương, bà N đã phải điều trị tại Bệnh viện Xanh
Pôn từ ngày 07/01/2019 đến ngày 10/01/2019. Tỷ lệ tổn hại sức khỏe của bà N là
25% (theo bản kết luận giám định pháp y thương tích số 1310/C09-TT1 ngày
01/04/2019 của Viện khoa học Hình sự - Bộ cơng an). Dựa vào các tài liệu có trong
hồ sơ vụ án và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tồ thì bà Dương Thị N khơng
có lỗi trong vụ tai nạn. Căn cứ theo điều 590 BLDS năm 2015, bà N yêu cầu cháu S
bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là có căn cứ. Sau khi xảy ra tai nạn
gia đình cháu S đã bồi thường cho bà N số tiền là 6.000.000 đồng, bà N không đồng
ý

nên đã làm đơn khởi kiện yêu cầu gia đình cháu S bồi thường tổng số tiền

60.000.000 đồng, trong đó có tiền bồi thường tổn hại về tinh thần, sức khỏe là
10.000.000 đồng. Căn cứ vào kết quả giám định, xác định bà N bị ảnh hưởng đến
tinh thần và sức khỏe, Tòa án chấp nhận có xảy ra thiệt hại do tổn thất về tinh thần
đối với bà Dương Thị N.
Việc cháu S phải bồi thường do tổn thất về tinh thần đối với bà N là có căn cứ
nhưng chưa thuyết phục vì: theo Nghị quyết số 03/2006/ NQ-HĐTP “Thiệt hại do
tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người
thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về
3


tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.. và cần
phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu”. Vụ án chỉ
nêu ra được tổn thương về mặt sức khỏe của bà N, không hề có thêm chi tiết, yếu tố
dẫn đến tổn thất về tinh thần như danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà bà N

hoặc người thân thích gần gũi nhất của bà N phải chịu đau thương, buồn phiền, mất
mát về tình cảm.
Khoản tiền “bù đắp tổn thất về tinh thần” không phải là đại lượng để xác định
những thiệt hại về tinh thần mà người bị thiệt hại hoặc người thân thích của họ bị tổn
thất. Bởi lẽ, những tổn thất về tinh thần không thể xác định được một cách chính xác
hoặc tương đối chính xác như thiệt hại về vật chất; mức độ tổn thất về tinh thần
nhiều hay ít khơng phụ thuộc vào tính chất nguy hiểm của hành vi xâm phạm và
cũng không phụ thuộc vào hình thức lỗi của người xâm phạm (cố ý hay vơ ý), mà nó
hồn tồn phụ thuộc vào mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, con
người của người bị thiệt hại hoặc người thân thích của nạn nhân. Mức độ đau
thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm cũng là vấn đề khó xác định, ta khơng thể
đưa ra các tiêu chí chung, đối tượng bị thiệt hại hoặc loại bị thiệt hại cho mọi trường
hợp, mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định. Do đó, khi xác định mức độ tổn
thất tinh thần, trên thực tế đánh giá một khác nên dẫn đến áp dụng mức bồi thường
tổn thất tinh thần cũng sẽ có phần khác.
2.2. Chưa xác định thu nhập bị mất của nguyên đơn.
Căn cứ Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP về quy định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại, cháu S mặc dù chưa đủ tuổi để điều khiển phương tiện có dung tích xi lanh
50m3 trở lên và khơng có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới nhưng vẫn cố tình điều khiển phương tiện dẫn đến việc gây tai nạn cho bà N,
gây tỷ lệ tổn hại sức khỏe cho bà N là 25%, bà N khơng có lỗi trong vụ tai nạn. Cơ
quan Công an huyện Đông Anh đã xử phạt hành chính đối với cháu S, do vậy bà N
yêu cầu cháu S bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là đúng, căn cứ theo
Điều 590 BLDS năm 2015. Trong quá trình chữa trị cho bà N thì phát sinh thêm chi
4


phí nhưng gia đình cháu S khơng thống nhất được về số tiền chữa trị cho bà N, vì
vậy bà đã khởi kiện yêu cầu cháu S và gia đình bồi thường tổng số tiền là
60.000.000 đồng. Trong đó, bồi thường về khoản chi phí những ngày khơng đi làm

được là: 9.000.000 đồng. Tại bản án số 49/2019/DSST ngày 30/09/2019, Tịa án đã
quyết định: Chấp nhận khoản chi phí mất thu nhập của bà N đưa ra là 9.000.000
đồng và bên bị đơn phải bồi thường cho bà N về khoản này.
Việc cháu S phải bồi thường khoản chi phí mất thu nhập cho bà N là khơng có
cơ sở. Bởi trong bản án chưa đề cập rõ ràng về khoản chi chí này cụ thể như về mức
lương, mức thu nhập, số ngày mất thu nhập của người bị thiệt hại hay mức thu nhập
của người đó có ở mức ổn định hay không, hay mức thu nhập thực tế khơng ổn định,
mỗi tháng có thu nhập khác nhau,…Căn cứ Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP về
xác định thiệt hại, các cơ quan có thẩm quyền phải xác định rõ ràng về mức thu nhập
thực tế và số ngày bị mất thu nhập của người bị thiệt hại.
2.3. Chi phí bị đơn phải trả cho người chăm sóc chưa hợp lý.
Bên nguyên đơn trình bày: những ngày nằm viện, bà N có thuê người chăm
sóc, bởi vậy bà đã yêu cầu tòa xét tới số tiền mà bên bị đơn cần phải thanh tốn cho
người chăm sóc là 1.000.000 đồng. Trên thực tế, số tiền mà bà N đưa ra là khơng có
căn cứ, khơng xác định được người này chăm sóc trong khoảng thời gian bao lâu,
khơng chứng minh được tiền công mà bà N đã trả cho người chăm sóc, hay mức thu
nhập bị mất của người chăm sóc trong khoảng thời gian chăm lo cho bà N. Căn cứ
theo Điều 590 BLDS năm 2015 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP về chi phí hợp
lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại. Theo đó
Tịa án có nhiệm vụ tính tốn chi phí hợp lý để bên bị đơn thanh cho người chăm
sóc.
Sau khi phân tích, nghiên cứu và xem xét bản án để đưa ra phán quyết cuối
cùng Tòa án đã đồng ý yêu cầu của bà N, vì vậy đây là hướng giải quyết chưa thỏa
đáng. Tòa chỉ đơn phương chấp nhận yêu cầu của bà N mà không xem xét để tính
5


tốn đúng số tiền mà người chăm sóc bị mất trong khoảng thời gian này là bao
nhiêu. Dẫn tới quyết định khơng hợp lý về khoản chi phí hợp lí mà bên bị đơn cần
phải trả cho người chăm sóc. Phán quyết này có thể đem lại lợi ích cho bên nguyên

đơn (số tiền này có thể lớn hơn mức thu nhập trong cùng khoảng thời gian mà người
chăm sóc có được). Việc khơng xác định mức thu nhập của người chăm sóc cũng
gây bớt lợi cho bên bị đơn, hồn cảnh gia đình bị đơn đang khó khăn về kinh tế lại
phải chịu nhiều hơn số tiền mà mình phải trả.
2.4. Chưa xem xét đến giảm mức bồi thường thiệt hại.
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 585 quy định: “Người chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt
hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình”. Theo đó, tại bản án số
49/2019/DSST của Tồ án nhân huyện Đơng Anh thì trường hợp của bị đơn Dương
Bá S đáp ứng đủ hai điều kiện để Toà án xem xét giảm mức bồi thường thiệt hại.
Thứ nhất, bị đơn Dương Bá S điều khiển máy có biển kiểm sốt 29X1-1152 đâm
vào bà Dương Thị N, khiến bà N phải đi cấp cứu. Xét thấy đây là lỗi vô ý, khi S
không lường trước và khơng có mục đích khiến hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại
cho chủ thể khác. Thứ hai, chị Đào thị T, là mẹ S, người đại diện theo pháp luật trình
bày: Hiện gia đình bà T đang gặp khó khăn về kinh tế: ơng T là bố cháu S hiện đang
lao động tự do, khơng có thu nhập ổn định; bà T hiện nay đang làm tại cơng ty khố
Việt Tiệp, thu nhập khoảng 5.000.000 đồng một tháng, con trai lớn của bà cũng vừa
tai nạn phải phẫu thuật khớp gối; cháu S hiện vẫn đang đi học, kinh tế vẫn phụ thuộc
vào gia đình. Như vậy, xét tại thời điểm bồi thường thiệt hại thì S và gia đình khơng
có khả năng đề bồi thường tồn bộ thiệt hại đã gây ra. Gia đình đã có nguyện vọng
xin giảm mức bồi thường thiệt hại và đại diện viện sát cũng đã đề nghị giảm S 1/3 số
tiền phải bồi thường trên nhưng toà án chưa điều tra, xác minh hoàn cảnh cụ thể của
S đã buộc phải bồi thường thiệt hại toàn bộ là chưa đủ căn cứ, gây ảnh hưởng đến
quyền lợi bên phía bị đơn.
6


3. Hướng giải quyết tranh chấp phù hợp với pháp luật hiện hành.
Thứ nhất, Về xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần gây ra: Theo nhận định
của Tịa án, số tiền mà gia đình cháu S phải bồi thường cho bà Dương Thị N tổng

cộng là 60.000.000 đồng, trong đó số tiền bồi thường tổn hại về tinh thần, sức khỏe
10.000.000 đồng chưa được hợp lý. Dựa vào vấn đề nêu ra ở trên, ta thấy không thể
xác định được mức độ tổn thất tinh thần của bà N. Bà N cần phải làm rõ tổn thất về
tinh thần ở đây là những gì, mức độ tổn hại và ảnh hưởng ra sao rồi dựa vào đó để
đánh giá một cách khách quan và yêu cầu số tiền bồi thường phù hợp. Ngồi ra, cần
có sự nhìn nhận toàn diện hơn về thể trạng, tinh thần, sức khỏe của bà N trong quá
trình điều trị phục hồi ở bệnh viện và sau khi xuất viện, cũng như tinh thần của
những người thân tích gần gũi với bà N để xác định khoản bồi thường thiệt hại về
tổn thất về tinh thần, chứ không thể chỉ dựa vào mức giám định thương tật 25%. Vì
thế theo quan điểm của nhóm tơi, quyết định khơng chấp nhận mức u cầu bồi
thường thiệt hại sức khỏe bà N với số tiền là 10.000.000 đồng, toà án cần xem xét
mức bồi thường thiệt hại sao cho phù hợp.
Thứ hai, Chưa xác định cụ thể mức lương, mức thu nhập, số ngày mất thu
nhập của người bị hại: Đối với khoản chi phí này, Tịa án phải xác định rõ ràng chi
phí thu nhập, số ngày bị mất thu nhập của bà N cũng như xác định mức ổn định về
thu nhập của bà N. Tòa án phải thực hiện các thủ tục về việc xác định thiệt hại, xác
định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại theo Nghị quyết
số 03/2006/NQ- HĐTP, dựa trên các tiêu chí và các bước cụ thể như: thời gian điều
trị, tiền lương, tiền công, mức thu nhập trung bình bị giảm sút của người bị thiệt hại
hay người thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế,…
Thứ ba, khơng hợp lý trong khoản chi phí mà bị đơn phải trả cho người
chăm sóc: Để xác định chi phí hợp lý cho người chăm sóc, Tịa án cần áp dụng đúng
nội dung của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP để xác định mức phí hợp lý. Xác
định thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại phải căn cứ theo
7


từng đối tượng cụ thể: người chăm sóc có thu nhập thực tế ổn định; người chăm sóc
có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau;
người chăm sóc khơng có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng khơng và do đó

khơng có thu nhập ổn định; thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc
vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền cơng lao động thì họ
khơng bị mất thu nhập thực tế và do đó khơng được bồi thường. Việc xác định đúng
sẽ đem lại công bằng cho cả nguyên đơn và bị đơn, từ đó uy tín của tịa án cũng
được nâng cao.
Thứ tư, Toà án chưa xem xét đến việc giảm mức bồi thường thiệt hại: Theo
nguyên tắc việc bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng thì thiệt hại bao nhiêu phải bồi
thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp áp dụng nguyên tắc
trên sẽ không mang lại hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật, vì người chịu bồi
thường thiệt hại khơng thể bồi thường toàn bộ thiệt hại. Cho nên, pháp luật dự liệu
các trường hợp giảm mức bồi thường thiệt hại cho người chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Đây là một quy định mang tính nhân văn cũng như mang tính hỗ
trợ cao cho việc thực thi pháp luật. Vì thế theo quan điểm của nhóm, Bị đơn S đã
đáp ứng đủ hai điều kiện theo Khoản 2 Điều 585 BLDS năm 2015 nên Tồ án cần
xác minh lời trình bày phía bị đơn và xem xét giảm mức bồi thường thiệt hại phù
hợp với hồn cảnh của gia đình S, để họ có thể thuận lợi trong việc thi hành bản án.
4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội nước ta có nhiều bước phát
triển vượt bậc, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, một số quy
định của pháp luật vẫn chưa theo kịp thực tiễn. Chính vì vậy, cần phải điều chỉnh các
quy định này kịp thời và nhanh chóng, để khi thực thi pháp luật đảm bảo được
quyền lợi hợp pháp của người dân không bị xâm phạm. Dưới đây là một số đề xuất
nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm
phạm:
8


Thứ nhất, đối với nguyên tắc bên có quyền, lợi ích xâm phạm không được bồi
thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lí để ngăn
chặn, hạn chế thiệt hại của mình. Nguyên tắc này gặp phải bất cập trong trường hợp

nếu thiệt hại đã xảy ra ngay khi có hành vi xâm phạm mà việc ngăn chặn, hạn chế
cũng không thể làm cho những thiệt hại đã xảy ra trở thành chưa xảy ra thì việc
khơng ngăn chặn, hạn chế chỉ nên được coi là một trong những yếu tố giảm mức bồi
thường.
Thứ hai, nâng cao mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần khi
các đương sự không thỏa thuận được đối với thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm tối
đa không quá 50 lần mức lương cơ sở. Loại trừ trường hợp người gây thiệt hại
khơng có khả năng bồi thường và các trường hợp bồi thường thuộc các vùng kinh tế
đặc biệt khó khăn, thì chúng ta nhận thấy mức bồi thường trên là thấp, có thể chưa
bù đắp được một phần tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm. Bởi vậy, cần
căn cứ vào tình hình kinh tế của từng địa phương, hoàn cảnh của cả nguyên đơn và
bị đơn để đưa ra mực bồi thường thiệt hại phù hợp.
Thứ ba, hướng dẫn xác định tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị
thiệt hại. Khoản tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo quy
định của Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 chưa được cụ thể, do đó kiến
nghị cơ quan có thẩm quyền tiếp tục hướng dẫn nội dung này theo hướng quy định
mức tối đa, tối thiểu và cách tính mức bồi thường cho phù hợp với tình trạng sức
khỏe của người bị thiệt hại; từng loại thương tích và thời gian bồi dưỡng phục hồi
sức khỏe. Ngoài ra, đối với trường hợp sức khỏe bị xâm phạm, đề nghị cơ quan có
thẩm quyền hướng dẫn trong trường hợp nào thì bị hại phải có người chăm sóc khi
điều trị, trường hợp nào khơng cần người chăm sóc; thời gian chăm sóc tối thiểu là
bao nhiêu; chi phí cho người chăm sóc và số lần chi phí tàu xe đi lại cho người chăm
sóc bị hại.
Thứ tư, BLDS năm 2015 xác định đối tượng trong trách nhiệm bồi thường ngoài
hợp đồng theo hướng liệt kê chung không chia tách cho cá nhân và pháp nhân:
9


Theo Khoản 1 Điều 584, đối tượng bị xâm phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường cụ thể là: tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và

lợi ích hợp pháp khác và được xác định chung cho chủ thể xâm phạm là “người
khác”. Như vậy, phạm vi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái
pháp luật gây ra với cá nhân và cá nhân thuộc pháp nhân là như nhau. Cá nhân và
pháp nhân là hai đối tượng khác biệt rất lớn, vì vậy cần quy định riêng biệt trong bồi
thường thiệt hai cho hai loại đối tượng này
Cuối cùng, quy định cụ thể về số tiền tối đa được giảm bồi thường. Theo Điều
585 BLDS năm 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại có quy định về mức bồi
thường khi do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người
gây thiệt hại. Tuy nhiên, quy định này chưa quy định số tiền cụ thể là bao nhiêu,
điều này dẫn đến việc áp dụng luật ở các nơi không thống nhất. Do đó, cần hồn
thiện ngun tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bằng cách quy định số tiền
được giảm bồi thường tối đa một cách cụ thể. Tuy nhiên, cũng cần tính đến sự khác
biệt về mức thu nhập của mỗi địa phương để đưa ra mức quy định phù hợp có thể
đồng bộ và thống nhất trên thực tiễn trong phạm vi cả nước.
KẾT LUẬN
Pháp luật dân sự là công cụ pháp lý để giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật
trong đó có các hành vi xâm phạm sức khỏe con người. Thông qua việc nghiên cứu
các quy định của pháp luật, phân tích bản án việc áp dụng pháp luật vào bản án.
Bằng việc so sánh phân tích đối chiếu để làm rõ vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm
phạm sức khỏe con người, đồng thời tìm ra một số điểm bất hợp lý trong việc áp
dụng pháp luật vào bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe và đưa ra một số giải
pháp hoàn thiện hệ thồng pháp luật dân sự.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.


Bộ luật Dân sự năm 2015.

2.

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP.

3.

Lê Văn Cường, Một số vướng mắc về giải quyết bồi thường thiệt hại do tính

mạng, sức khỏe bị xâm phạm, Tạp chí Tịa án Nhân dân, 2021.
4.

Nguyễn Minh Tuấn, Bình luận khoa học bộ luật dân sự 2015, Nxb Tư pháp,

2016.
5.

PGS.TS Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam

bản án và bình luận bản án, nxb. Hồng Đức- Hội luật gia Việt Nam.
6.

Lê Thị Mai Lan, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

theo Bộ luật Dân sự 2015 : luận văn thạc sĩ Luật học.
7.

Lư Ngọc Lan, Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp


đồng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn : luận văn thạc sĩ luật học ; PGS. TS.
Phùng Trung Tập hướng dẫn
8.

Phan Thị Thanh Huyền, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Thực tiễn tại

Tòa án nhân dân huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn : luận văn thạc sĩ Luật học; TS.
Vương Thanh Thúy hướng dẫn

11



×